Mary S. Erbaugh
Rất ít học giả Trung Quốc hoặc công dân Trung Quốc biết một trong những sự
thật cơ bản nhất về Đặng Tiểu Bình
鄧小平 1904-1997, Hồ Diệu Bang 胡耀邦, 1915-1989, Chu Đức 朱德, 1886-1976, Trần Nghị 陈毅, 1901-1972, Quách Mạt Nhược 郭沫若 hoặc nhiều nhà lãnh đạo
hiện đại khác: họ đều là người Khách Gia - 客家. Các bộ chính sử phổ biến nhất ở Trung Quốc và ở nước ngoài, thường bỏ qua mối ràng buộc tộc thuộc cơ bản này. Tiêu đề của bài viết này được sử dụng trớ
trêu thay, để cố ý nhại lại cái Lịch sử Bí mật chính cống của người Mông Cổ. Phụ đề
chỉ ra một nỗ lực mỉa mai nhưng nghiêm túc để thắp sáng một khía cạnh chính của
lịch sử cách mạng gần như vẫn hoàn toàn chưa được
khám phá.
Nghịch lý cội nguồn mờ mịt của người Khách Gia và địa vị trí chính trị cao của họ
Khách Gia - là một phụ nhóm nghèo khổ và phải chịu kỳ thị của người Hán Trung Quốc - có các khu định cư nằm rải rác từ Giang Tây đến Tứ Xuyên. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa hòa quyện với truyền thống Khách Gia về bất đồng chính kiến chiến đấu, đến mức là 3% dân số đại lục của họ cao hơn ba lần so với người Hán khác trong việc giữ các vị trí cao. Sáu trong số chín khu Sô Viết nằm trong lãnh thổ Khách Gia, trong khi cuộc Trường chinh chuyển từ làng Khách Gia này đến làng Khách Gia khác [1]. Năm 1984, một nửa Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc là người Khách Gia, cả Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc lẫn Singapore đều có các lãnh đạo là người Khách Gia - Đặng Tiểu Bình và Lý Quang Diệu, cùng với Tổng thống Đài Loan vào năm 1988 Lý Đăng Huy cũng là người Khách Gia.
Lịch sử chính trị của người Khách Gia gần như hoàn toàn
không bị xáo trộn, và các nguồn tư
liệu Trung
Quốc hầu như không bao giờ sử dụng từ "Khách
Gia",
nhưng một tập hợp con mang tính sống còn của các liên minh chính
trị xuất hiện ngay sau khi mạng lưới Khách Gia được giải mã. Tinh thần cố kết của người Khách Gia cũng soi sáng cái cách thức mà một phụ nhóm tộc người nhỏ có thể đạt được tầm
quan trọng to lớn khi nó đáp ứng một cơ hội lịch sử. Vào đầu thế kỷ 20, tình trạng nghèo đói của người Khách Gia đã làm nên cuộc đấu tranh giá trị của
phong trào cải
cách đất đai vào một thời điểm chính xác khi các nhà tổ chức xã hội cực
kỳ cần đến những thế mạnh Khách Gia truyền thống: tính di động, đức tính can trường trong chiến đấu, phụ nữ mạnh mẽ và ngôn
ngữ thông dụng hữu ích về mặt chiến lược. Sau năm 1949, lịch sử Khách Gia từ thời kỳ Vạn lý
Trường chinh được tái hiện như một biểu tượng của
sự bất đồng
mà phe Đặng Tiểu Bình đã thúc đẩy như một sự thay thế cho những lời kêu gọi
Maoist ở Diên An 延安. Kể từ vụ thảm sát Bắc Kinh năm 1989, các đồng minh của
họ Đặng đã tái xử lý những hình ảnh dựa trên cơ sở Khách Gia này một lần nữa để ca ngợi quân đội và thu hút đầu tư ra nước ngoài.
Tầm quan trọng của các
mối gắn kết Khách Gia: Trung Quốc truyền thống
tránh thảo luận công khai về các mối quan hệ sắc tộc. Mọi nền tảng quan trọng và các mối
quan hệ cá nhân của lãnh đạo vẫn phần lớn bị giấu kín, mặc dù vị trí chính trị danh nghĩa thường làm giảm sự bực dọc thực tế, với
các hệ thống lập pháp và hành pháp kém phát triển. Các nhà phân tích đã dành hàng thập
kỷ truy tìm các liên kết giả mạo bởi có chung các quan hệ đồng hương tỉnh, huyện, thị trấn, đồng môn, thông gia, cùng phục vụ trong quân ngũ và mọi mánh khóe bảo trợ chính trị khác. "Các sơ đồ kết nối" đã tạo ra
các áp phích phổ biến trong cuộc Cách mạng Văn hóa và phong trào dân chủ năm 1989. Nhưng thậm chí mọi phân tích này cũng đều không đề cập đến sắc tộc. Tộc người Khách Gia, trên thực tế, nắm giữa chức vụ cao đáng tin cậy hơn so với người địa phương, và cả vị thế cựu chiến binh
Vạn lý Trường chinh hoặc các phe phái quân sự dựa vào lòng trung thành của quân đội. Một danh sách 11 vị "anh
hùng dân tộc" thì có đến 27% là người Khách
Gia, gấp
chín lần tỷ lệ chung. [2] Danh sách đó bao gồm Chu Đức, Trần Nghị, và Tống Khánh Linh 宋慶齡, con gái của một gia đình Khách Gia Hải nam. [3] Trong Ủy ban Trung ương thường thì người Khách Gia chiếm tỷ lệ vượt trội. [4] Và người Khách Gia nhiều gấp ba lần tỷ lệ chung trong số 105 chính trị gia hàng đầu ở cấp bộ trưởng hoặc
cao hơn vào năm 1989. [5] Nhiều người mong ước có mối quan hệ với Đặng Tiểu Bình - Tứ Xuyên để làm phình to số lượng
người liên quan đến Tứ Xuyên, và con số này chiếm một phần ba tỷ lệ chung. Thường thi hai trong số ba người Tứ
Xuyên làm lãnh đạo có lẽ là người Khách Gia.
Tình
trạng mơ hồ của cội nguồn Khách Gia: Hầu hết người Trung Quốc đại lục không
có ý nghĩ cho rằng các nhà lãnh đạo như Đặng Tiểu Bình là người Khách Gia.
"Khách Gia là gì?" một trí thức Bắc Kinh hỏi lại khi tôi đề cập đến
Đặng Tiểu Bình. Những người khác phản đối, "Đặng Tiểu Bình không thể là
một Khách Gia! Ông ấy là ngườiTứ Xuyên!" Những phản ứng này là dễ hiểu. Chỉ
một người Khách Gia duy nhất thường được xác định theo nghĩa đen trong các
phương tiện truyền thông Trung Quốc là Diệp Kiếm Anh 葉劍英, một thổ dân Khách Gia chính cống
sinh ra tại “thủ đô” của Khách Gia tại Mai Huyện 梅縣 ở phía đông Quảng Đông, và ông được viện
dẫn như là một biểu hiệu, chẳng khác nào 班禪喇嘛, པན་ཆེན་བླ་མ་ Ban Thiền Lạt Ma được coi là biểu hiệu của
Tây Tạng. Lồng ghép hình ảnh chính thức của Khách Gia cho Diệp Kiếm Anh với tư
cách một cá nhân, và cho Mai Huyện với tư cách một địa điểm, đã che khuất tầm
quan trọng của 33 triệu người Khách Gia đại lục mà các khu định cư của họ trải
dài khắp cho đến Tứ Xuyên. Những nỗ lực chống lại chủ nghĩa chauvin Đại Hán đã
giải thích cho một phần nào đó về sự im lặng này, tương phản đáng kể với việc
thường xuyên làm nổi bật các dân tộc thiểu số toàn quốc, chẳng hạn như cựu binh
Vạn lý Trường chinh Vi Quốc Thanh 韋國清, người tự hào được dán nhãn là người
Tráng. Diệp Kiếm Anh là nhà lãnh đạo duy nhất được xác định là Khách Gia trong
từ điển các nhân vật cách mạng, và trong một tập hợp 41 tập tiểu sử của các anh
hùng của Đảng. [6] Mọi tự truyện và hồi ký đều im lặng. Phiên bản năm 1979 của bộ từ điển Từ Hải 辭海 được
chính thức phê chuẩn cũng chỉ dành chín dòng cho người Khách
Gia và tám dòng cho
ngôn ngữ của họ. Ngược lại, Tây Hồ ở Hàng Châu được dành 18 dòng, trong khi người
Tráng, người
Miêu và người Di được dành từ 17-19 dòng, với 12-14 dòng bổ sung cho
ngôn ngữ của họ. Các từ điển dân tộc học Trung Quốc bao gồm nhiều mục từ
dưới cái tên “Hán”,
nhưng không có từ "Khách Gia", "Mân" 閩
hoặc các phụ
nhóm Hán
khác. [7]
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc
có thể xuất trình nguồn gốc Khách Gia của họ với các phóng viên nước ngoài, những
người ít suy nghĩ về ý nghĩa của nguồn gốc đó. Dương Thượng Côn 杨尚昆,
quen biết Đặng Tiểu Bình trong 75 năm, đã mô tả nguồn gốc Khách Gia của Đặng Tiểu
Bình cho Harrison Salisbury.[8] Đặng sinh ra tại trấn Hiệp Hưng 協興鎮,
huyện Quảng An 廣安 thuộc miền trung
Tứ Xuyên, là hậu duệ của người Khách Gia từ Mai Huyện. [9] Chu Đức nói với
Agnes Smedley về gia đình Khách Gia nghèo của mình ở phía bắc quận Nghi Lũng 儀隴
của Tứ Xuyên. [10] Roy bàn về gia đình Khách Gia của Quách Mạt Nhược ở Nhạc Sơn
樂山, phía tây Tứ Xuyên. [11] Và Trương Quốc
Đào 张国焘, sinh tại Cát Thủy 吉水,
và lớn lên ở Bình Hương 萍鄉,
Giang Tây, dẫn lời mẹ mình nói rằng bà không biết tại sao tổ tiên Khách Gia của
họ lại chuyển đến vùng núi trên biên giới Hồ Nam - Giang Tây trong lúc giao thời
giữa hai triều đại Minh và Thanh. [12]
Một vài cảnh báo
Các
chủ đề cấm kỵ cám dỗ các nhà nghiên cứu về các lý thuyết âm mưu và quy giản luận.
Việc xem xét các mối quan hệ Khách Gia giúp làm rõ quan điểm của Trung Quốc
hiện đại, nhưng chúng không bao giờ được giải thích một cách biệt lập. Cơn triều
cường của nhóm lãnh đạo có nguồn gốc Khách Gia dường như nằm yên trong vị thế
cách mạng hệt như vấn đề sắc tộc vậy. Khách Gia chỉ là một trong hàng trăm phụ
nhóm giành thắng lợi trong cuộc cách mạng, và các liên kết tộc người cạnh tranh
với hàng chục yêu cầu khác, ngay cả đối với các chính trị gia Khách Gia. Các
cảnh báo bổ sung bao gồm khó khăn trong việc truy tầm tộc tính theo nơi sinh,
mức độ đồng hóa với văn hóa Hán thống trị, và các biến thể cá nhân trong thế
giới quan.
Khó
theo dõi tộc tính theo nơi sinh: Bằng chứng rõ ràng về cội rễ Khách Gia
là khó nắm bắt, một vấn đề mà Vincent Shih phải đối mặt khi viết về lịch sử phong
trào Thái Bình thiên quốc 太平天國運動. [13] Các sách tiểu sử Trung Quốc hầu
như không bao giờ đề cập đến mối quan hệ của các phụ nhóm sắc tộc Hán, nhưng họ
liệt kê một cách tỉ mỉ nơi sinh, vì vậy những người trong nội bộ Khách Gia có
thể giải mã một mạng lưới các phả hệ Khách Gia. Nơi sinh tại một trong 33 vùng đất
thuần túy Khách Gia năm 1933 ám chỉ rất mạnh mẽ về nền tảng Khách Gia. Đối với
nghiên cứu này, tôi coi là người Hakka, đó là những ai sinh ra ở các địa hạt
thuần Khách Gia hoặc Khách Gia một phần, khi có các bằng chứng Khách Gia bổ
sung. Chẳng hạn, Trần Nghị đã ghi lại gia phả của mình cho người con trai cả.
Tổ tiên của họ đã rời miền nam Hồ Nam (hạt 新寧 Tân Ninh vùng biên giới Hồ Nam - Quảng
Tây) để tìm kiếm đất lành lúc giao thời Minh - Thanh, cuối cùng định cư tại
làng Tứ Xuyên, tại làng Mã An 馬鞍 gần thành phố Nhạc Chí 樂至, huyện Nghi Lũng 儀隴縣, chỉ cách làng quê của Chu Đức vài km. [14]
Hầu hết Khách Gia Tứ Xuyên di cư dọc theo con đường này cùng một lúc.
Các
nhà sử học Khách Gia khẳng định Trần Nghị là Khách Gia, và in cây gia phả khả
dĩ của ông trong một bộ sưu tập các phả hệ Khách Gia của Hồng Kông. [15]
Tôi xác định Khách Gia có thể là người bản xứ thuộc các quận huyện Khách Gia thuần túy, hoặc của 150 quận huyện Khách Gia chiếm ưu thế khác, mà tôi không tìm thấy tài liệu bổ sung nào khác. [16] Tám mươi năm trước, hầu hết người Khách Gia lớn lên trong các làng dân tộc bị
cô lập. (Người Khách Gia Trung tâm Quảng Đông có nhiều khả năng sống trong các quận huyện hỗn hợp người
nói tiếng Quảng Đông 廣東話 (Quảng Đông thoại) và người nói tiếng Mân Nam 閩南語.( Mân Nam thoại) [17] Gốc gác nghèo khó, hoạt động cách mạng sớm
ở các quận huyện Khách Gia, khả năng nói tiếng Khách
Gia và liên
minh lâu dài với lãnh đạo Khách
Gia đã chắc chắn cho thấy khả năng là nguồn gốc Khách
Gia. Việc xác nhận rõ ràng đòi
hỏi phải đưa
ra các câu hỏi trực tiếp, thường là điều cấm kỵ với người thân hoặc những người cùng thời.
Việc điều tra sâu hơn giúp ghi lại một số người
có thể là Khách Gia được xác định chắc chắn là Khách
Gia. Chẳng hạn Hồ Diệu Bang 胡耀邦, là một nông dân nghèo từ
quận Khách Gia chiếm
đa số là 瀏陽 Lưu Dương thuộc Hồ Nam. Ở tuổi 14, Hồ đi 600 cây số về phía nam đến Khu Sô Viết mà người Khách Gia
chiếm đa số ở Giang Tây 江西 để làm công tác thanh thiếu niên và
tuyên truyền, những nhiệm vụ đòi hỏi phải
tinh thông
phương ngữ Khách Gia. [18] Vương Chấn 王震, một người gốc Lưu Dương khác, rời nhà lúc 13 tuổi, đã chiến đấu như một du kích ở
huyện Bình Giang 平江縣 thuộc Hồ Nam
chủ yếu là người Khách Gia, sau đó làm công tác thông
tin tuyên
truyền ở Khu Sô Viết miền Trung trước khi tham gia Vạn lý Trường
chinh. [19]
Lưu Tân Nhạn 劉賓雁, phóng viên tờ Nhân dân Nhật báo, xác nhận rằng Đặng Tiểu Bình, Trần Nghị, Hồ Diệu Bang và Vương Chấn đều là người Khách
Gia. [20]
Mức độ biến đổi của đồng hóa: Bản sắc Khách Gia rất đa dạng. Tộc tính được định nghĩa theo kiểu cổ điển bởi chủng tộc, tôn giáo, phong tục và ngôn ngữ chung. Nhưng người Khách Gia về phương diện di truyền lại hệt như những người Hán khác, và đều có chung tôn giáo và phong tục giống nhau. [21] So sánh bản sắc Khách Gia với bản sắc của người Do Thái có thể giúp làm sáng tỏ điều này. Ở Hoa Kỳ, người Do Thái bị phân tán bởi các khu Do Thái di cư và số lượng lại rất nhỏ (dưới 2% dân số). Cá nhân người Do Thái khác nhau vì nguyên nhân đồng hóa và chính trị, từ Christian cải đạo Felix Mendelssohn đến Zionist Chaim Weitzmann đến nữ quyền Gloria Steinem. Yiddish, vượt qua các ranh giới chính trị, khi được mang chính cái tên gọi cho sự cố kết của người Do Thái châu Âu, Yiddishkeit. Và ngôn ngữ là phương tiện thống nhất quan trọng nhất của người Khách Gia, mặc dù nhiều Khách Gia từ lâu đã trở thành những kẻ đa ngôn ngữ. Bản thân Diệp Kiếm Anh đã nhập học tại một trường tiểu học Quảng Đông, sau đó nói tiếng phổ thông Quan Thoại tại Học viện Quân sự Vân Nam. [22] Chu Đức sử dụng tiếng phổ thông để học hành và tham gia các kỳ thi của đế chế (ông đã đạt tới trình độ tú tài 秀才), khi ông học giáo dục thể chất ở học viện sư phạm, và trong công tác quân sự ở Vân Nam. Đặng Tiểu Bình học tiếng phổ thông và tiếng Pháp tại trường trung học Công giáo. [23] Hiện nay hầu hết người Khách Gia dưới 60 tuổi ở Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và Đài Loan đều nói tiếng phổ thông Quan Thoại; hầu như tất cả Khách Gia Hồng Kông cũng nói tiếng Quảng Đông. [24]
Các Khách Gia khác vẫn bị đồng hóa nhiều hơn.
Charlie Soong 宋嘉樹, Tống Gia Thụ, người huyện Văn Xương 文昌 thuộc Hải Nam, đổi tên và kết hôn với một phụ
nữ Thiên chúa giáo giàu có. Con cái của họ, 宋慶齡 Tống Khánh Linh, 宋美齡
Tống Mỹ Linh, 宋藹齡
Tống Ái Linh, và 宋子文 Tổng Tử Văn, hầu như không thể nói
được tiếng Khách Gia, vì họ lớn lên như những công dân thế giới, với mức độ
đồng hóa cao. Khách Gia thậm chí có thể không biết về tổ tiên của họ. Tổng
thống Đài Loan - Lý Đăng Huy 李登輝, nói tiếng Quan
thoại và Mân Nam, không hề biết về tổ tiên Khách Gia của mình cho đến khi một
phóng viên đại lục truy ra phả hệ của ông.
Các
khác biệt thế giới quan cá nhân: Gốc rễ Khách Gia không phải là vật đảm bảo cho
một thế giới quan riêng biệt. Các liên minh giáo dục, nghề nghiệp và chính trị
có khả năng vượt xa mối quan hệ tộc thuộc giữa các nhà cách mạng. Các mối quan
hệ tộc thuộc cũng không phải là vật đảm bảo cho sự cộng tác. Các Khách Gia đã
chiến đấu trong cuộc nội chiến giữa họ cũng như những người Hán khác. Nhiều nhà
quân phiệt, quân đội và chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc là Khách Gia.
Những người theo chủ nghĩa quốc gia đã biến Thiều Quan thị 韶关
của Khách Gia
thành thủ phủ Quảng Đông từ năm 1937-45; quận Liên Châu 連州gần đó đã trở thành một quận theo chủ
nghĩa dân tộc kiểu mẫu. [25] Vai trò của Khách Gia trong số những người theo
chủ nghĩa dân tộc vẫn phải nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu này, nhưng có lẽ nó
sẽ chứng tỏ là còn ẩn chứa nhiều hơn trong các diễn giải mang tính xã hội chủ
nghĩa. Chắc chắn là giới thân cận của Tưởng Trung Chính 蔣中正
(Giới Thạch) gồm
những người bản xứ Chiết Giang đã hình thành một rào cản lớn đối với các khát vọng
chính trị của Khách Gia.
Tình
trạng cội rễ mờ mịt của Khách Gia: Những nghiên cứu đầu tiên về các chủ
đề cấm kỵ chỉ có thể phác thảo các tuyến tiếp cận cho các cuộc khảo sát trong
tương lai, như lịch sử nữ quyền, quan hệ đồng tính và cội rễ người da đen trước
đây đã buộc phải làm. Bí mật xung quanh lịch sử Khách Gia có nghĩa là nhiều
phát hiện phải được đưa ra để thăm dò, trong khuôn khổ "có thể" là
Khách Gia và "các yếu tố góp phần". Không có phụ nhóm Hán nào khác
tiếp cận sự kết hợp Khách Gia của các khu kiều dân, sự kỳ thị, kiêu hãnh và cố
kết thầm lặng chống lại người ngoài. Liên đoàn Khách Gia trên toàn thế giới có
nhiều thành viên bên ngoài đại lục, nhưng các khu vực bầu cử chống cộng sản và
Kitô hữu của nó lại không muốn bàn về lịch sử Đảng. Các nguồn không phải Trung
Quốc thường công khai thảo luận về tộc tính, nhưng tất cả thường là không có thông
tin hoặc mơ hồ. Tại sao Khách Gia lại mơ hồ như vậy? Việc tiết lộ mức độ tập
trung của các nhà lãnh đạo Khách Gia chắc chắn sẽ kích động các cuộc công kích của
quan hệ thân hữu. Mặt khác, các xu hướng trung lập hơn sẽ khoác mặt nạ để che
đậy tầm quan trọng của Khách Gia: tính thống nhất Hán, kém thích hợp với các
loại lịch sử chính thức, và sự kỳ thị đối với tình trạng không cội rễ. Điều này
gây nên nạn kỳ thị phụ văn hóa di cư và tự lực đã tạo ra nhiều tiền lệ cho các cải
cách mà sau đó những người cộng sản đã quảng bá trên phạm vi toàn quốc như là hiện
đại và cách mạng.
Lý tưởng nhất thống Hán.
Sự
nhất thống văn hóa liền mạch là một lý tưởng mang đầy chất Hán mà Khách Gia chia
sẻ. Theo truyền thống, người Trung Quốc ủng hộ việc thảo luận công khai về các phân
vị phụ nhóm sắc tộc khi khuyến khích các cuộc xung đột đẫm máu và cuộc nội
chiến quá thường xuyên. Những người bình thường chia sẻ sự thận trọng này, như
khi một người già Khách Gia ở vùng lãnh thổ mới của Hồng Kông nói với một nhà
nhân học, "Tôi thực sự không thích nói về người Khách Gia và người Trung
Quốc khác. Vấn đề này đã làm xáo trộn sự thống nhất của chủng người Trung
Quốc." [26]
Khách
Gia đạt được vinh quanh thành công trên phạm vi quốc gia trong các thành tựu
của họ với tư cách là người Trung Quốc; việc dán nhãn tộc người có vẻ mang tính
bè phái và khiếm nhã. Những người cai trị từ Tần Thủy Hoàng 秦始皇 tới Mao Trạch Đông được ca ngợi vì công lao thống
nhất đế chế, bất kể cái giá phải trả. [27] 孫逸仙
Tôn Dật
Tiên, người tuyệt
vọng gọi Trung Quốc là 鬆散的沙子 tông tán đích sa tử - “phiến cát lỏng lẻo”, cho thấy một ví dụ tối
hậu về một nhà lãnh đạo quốc gia có gốc rễ Khách Gia, nếu có, không thể được cung
cấp bằng chứng một cách chắc chắn. Những người miền Nam không phải Khách Gia sẽ
kinh hoàng nếu như vậy, vì Tôn luôn được coi là một anh hùng, một 國父 quốc phụ - “cha già dân tộc”. “Mặt trời im
lặng”, như người viết tiểu sử của ông gọi ông, không gọi mình là Khách Gia,
nhưng các nhà sử học Khách Gia lại khẳng định rằng ông là của riêng họ. [28] Các
chi tiết về cuộc sống của Tôn rất gây tò mò. Gia đình ông là những người mới di
cư đến làng có nhiều người mang họ Thúy Hanh (翠亨?? HHN), trong khu vực hỗn cư Khách Gia - Việt Quảng
Đông thuộc đồng bằng sông Châu Giang. Khách Gia địa phương đã hoàn toàn đồng
hóa, nhưng bọn cướp thường xuyên tấn công các nhà thuộc ngôi làng làng giống
như pháo đài. Tôn đã vào học một ngôi trường làng nhận cả nữ sinh.
Hiệu
trưởng, một cựu binh của phong trào Thái Bình, đã gợi hứng mạnh mẽ cho Tôn với
những câu chuyện về Hồng Tú Toàn 洪秀全. Hầu hết đàn ông ở đây ra làm việc ở
nước ngoài, và lúc 13 tuổi Tôn cùng anh trai đến Hawaii, và người ta cho là ông
nói tiếng Khách Gia ở đó, và được đặt biệt danh là “Hồng Tú Toàn”. Tôn đã mô tả
việc trở về làng quê của mình như sau, "vấn đề đầu tiên mà tôi quan tâm là
phải thấy khẩu súng trường của tôi và phải chắc chắn là còn rất nhiều đạn. Tôi
phải chuẩn bị hành động trong đêm.” [29]
Bằng
chứng chính trái ngược sự thật Tôn là Khách Gia đó là việc làm lại gia phả của ông
để trở thành một người không phải là Khách Gia. [30] Vấn đề khác là mẹ Tôn
không cho chị ông thôi bó chân. Tôn trích lời bà kêu lên kinh hãi, "Mày muốn
chị mày là người Khách Gia hay thành một người Hán? Mày muốn chị mày là người
xa lạ hay là người giống như mọi người trong cái nhà này?" [31]
Linebarger, người viết tiểu sử của Tôn, đã phỏng vấn ông một cách chi tiết. Ông
dành toàn bộ một chương cho tục bó chân, và chụp nhiều bức ảnh gia đình trong
đó mẹ của Tôn và hai chị dâu đã bó chân. [32] Tuy nhiên, Lineberger không bàn
đến hai người phụ nữ khác trong cùng một bức chân dung có chân không bị bó. Việc
tranh cãi về tộc tính của Tôn có lẽ không thể được giải quyết. Có thể ông đã sinh
ra từ một gốc gác hỗn hợp, hoặc có thể là người Việt Quảng Đông.
Tính khắt
khe của các danh mục chính thức
Ở Trung Quốc, chính sử luôn được tập trung hóa, được ủy nhiệm từ các kinh đô phía bắc. Các danh mục
lịch sử cơ bản, các triều đại và các tỉnh, có thể khiến những người di cư bị đưa ra “đường biên” hoặc bị gạt ra “ngoài lề”. Lịch sử địa phương thường có nghĩa đen là “tỉnh”. Ví dụ, một nghiên cứu về các nhà cách mạng Phúc Kiến có
thể bỏ qua tất cả các chi tiết đề cập đến Giang Tây hoặc
Quảng Đông, hoàn toàn bỏ qua những chuyển động quan trọng vượt ra ngoài ranh giới của tỉnh. Việc
khẳng định rằng
Đặng Tiểu Bình không thể là Khách Gia bởi vì ông là người Tứ
Xuyên làm chứng cho sức mạnh của cách phân loại lịch sử truyền thống. Nhưng các
khu người di
cư Khách Gia rải rác những đợt di cư liên tiếp đã cắt
qua vô số
ranh giới tỉnh. Skinner phân tích tổ chức kinh tế Trung Quốc theo khuôn khổ tám phụ hệ thống khu vực được tổ chức
quanh thị trường vùng thấp và các trung tâm quá cảnh. [33] Khách Gia đứng dang chân giữa các ranh giới miền
núi ít nhất là năm trong số tám phụ hệ thống này (Bản đồ 1
và 3) . [34] Và
thậm chí lịch sử thực sự của Khách Gia che khuất các ghi
chép bằng các thuật ngữ cổ xưa, không chính xác hoặc khó hiểu, như việc đề cập đến họ là "người nói tiếng Quảng Đông" chẳng
hạn. [35]
_________________________________________
Nguồn:
Erbaugh Mary S. (1992) The Secret History of the
Hakkas: The Chinese Revolution as a Hakka Enterprise. The China
Quarterly, 1992.
Chú thích
* Tôi cảm ơn Dick Kraus vì vô số gợi ý quan trọng, và cả Cynthia Brokaw,
Ruth Dunnell, Sue Glover, Michael
Nylan và Zhan Kaidi. Tổ chức Quyên góp Quốc gia cho các Khoa học Nhân văn và Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học California,
Berkeley, đã hỗ trợ.
1. Bản đồ 1 dựa theo Li Lugeng và Zhang Luhong (biên tập), Zhongguo lishi ditu Tianchong lianxice: Zhongguo lishi: di san ce ("Điền vào chỗ trống" Tập Bản đồ lịch sử Trung Quốc: Lịch sử Trung Quốc, Workbook ba) (Renmin jiaoyu chubanshe, 2nd ed., 1987), tr. 7. Khu vực Khách Gia được bổ sung theo Zhongguo da baike quanshu: yuyan wenzi (Đại Bách khoa toàn thư của Trung Quốc: Ngôn ngữ và hệ thống chữ viết), Vol. 19 (Bắc Kinh: Zhongguo da baike quanshu chubanshe, 1988), tr. 238. Chúng được Luo Xianglin, Kejia yanjiu daolun bổ sung (Giới thiệu về Nghiên cứu Khách Gia: Dân tộc, Lịch sử và Văn hóa) (Đài Bắc: Shijie keshu di er ci keqin dahui [1933], 1973), trang 57- 58. Tên địa danh được thêm vào theo Zhonghua Renmin gongheguo fen sheng dituji (Bản đồ tỉnh theo tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) (Bắc Kinh: Ditu chubanshe, 1977). Đối với các bản đồ địa hình, xem The Times Atlas của Trung Quốc (New York: Quadrangle, 1974), trang 4-5. Ảnh chụp các Khu kháng chiến và tuyến đường Vạn lý Trường chinh có ở Anthony Lawrence, Trung Quốc: Cuộc Vạn lý Trường chinh (London: Merhurst Press, 1986). Bản đồ 2 cũng dựa trên Li Lugeng và Zhang Luhong, "Điền vào chỗ trống" Bản đồ Workbook, trang. 7, bổ sung bởi Zhongguo da baike quanshu: jun shi (Đại Bách khoa Toàn thư của Trung Quốc: Quân đội), Vol. 32 (trong 2 vols.) (Bắc Kinh: Zhongguo da baike quanshu chubanshe, 1989), Sách 2, Bản đồ 2 và 3, trang 1300-303; và bởi "Zhongguo gong-nong hong jun Chang Zheng tu" ("Bản đồ về cuộc trường chinh của công nhân, nông dân và Hồng quân Trung Quốc"), Từ Hải (Thượng Hải: Thượng Hải cishu chubanshe, 1979), endpaper to Vol. 1. Bản đồ 3 được chuyển thể từ Li Lugeng và Zhang Luhong, "Điền vào chỗ trống" Bản đồ Workbook, trang. 9, với các khu vực Khách Gia được thêm vào như trong Bản đồ 1. Bản đồ 4 cũng dựa trên cơ sở này, bản thân nó là sự đơn giản hóa của "Bản đồ cuộc trường chinh". Xem thêm Bản đồ chi tiết 3 trong Đại Bách khoa Toàn thư Trung Quốc: Quân đội, Vol. 2, đối diện tr. 1303. So sánh với các bản đồ trong James Pinckney Harrison, The March March to Power: Lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc, 1921-72 (New York: Praeger, 1972), trang 240-41; và trong Warren Kuo, Lịch sử phân tích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đài Bắc: Viện Quan hệ Quốc tế, 1970, Tập 3), cuối bài viết.
2. Xin bian dubao shouce (Cẩm nang mới cho người đọc báo) (Zhejiang jiaoyu chubanshe, 2nd ed., 1988), trang 278-281.
3. Sterling Seagrave, Triều đại Tống (New York: Harper và
Row, 1985), trang 17, 53. Một ba anh hùng khác là người bản địa Hồ Nam thuộc nhóm dân tộc thiểu số Tương huyện của người Hán: Mao Trạch Đông (湘潭縣,Tương Đàm huyện), Bành Đức
Hoài 彭德懷 (湘潭縣,Tương Đàm huyện) và Lưu Thiếu
Kỳ 劉少奇 (寧鄉市
Ning Hương thị). Các anh hùng không phải Khách Gia, không phải Hồ Nam là: Lý Đại Chiêu 李大釗 (樂亭縣 Nhạc Đình huyện, Hà Bắc), Cù Thu Bạch 瞿秋白
(常州 Thường Châu, Giang Tô), Chu Ân
Lai 周恩来
(淮阴 Hoài An (Âm), Giang Tô) và Đổng Tất Vũ 董必武 (黃安縣 HoàngAn huyện, Hồ Bắc).
4. ST Leong, "Người Khách Gia Trung Quốc vùng Lĩnh Nam: Dân tộc và biến đổi xã hội trong thời hiện đại", trong David Pong và Edmund SK Fung (eds.), Lý tưởng và thực tế: biến đổi xã hội và chính trị ở Trung Quốc hiện đại 1860-1949 (Lanham, MD: Nhà xuất bản Đại học Mỹ, 1985), tr. 314.
5. Li Gucheng, Zhonggong zui gao lingdaoceng (Các lãnh đạo cao nhất Trung Quốc) (Hồng Kông: Mingbao chubanshe, 1988).
6. Zheng Fulin (ed.), Zhongguo geming he jianshe lishi shiqi renwu cidian (Từ điển các nhân vật lịch sử cách mạng và xây dựng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc) (Trường Xuân: Cát Lâm renmin chubanshe, 1988); Fan Si và Ding Jiaqi, "Ye Jianying", ở Hu Hua (biên tập), Zhonggong dangshi renwu zhuan (Tiểu sử của những người cộng sản Trung Quốc), Vol. 40 (trong số 41), (Xian: Renmin chubanshe, 1983), tr. 1-116.
7. Zhonghua minzu fengsu cidian (Từ điển của Tập quán Dân tộc ở Trung Quốc) (Nanchang: Giang Tây jiaoyu
chubanshe, 1988).
8. Harrison Salisbury, Cuộc Trường chinh: Câu chuyện chưa kể (New York: Harper and Row, 1985), tr. 136. Các nguồn thông tin Khách Gia cũng khẳng định Dương Thượng Côn 杨尚昆là một Khách Gia.
9. Rewi Alley, "Quảng An 廣安, nơi sinh của Đặng Tiểu Bình," Eastern Horizon, Vol. 19, số 8 (1980), tr. số 8; Chi Hsin, Teng Hsiao-ping - Tiểu sử Chính trị (Hồng Kông: Sách Cosmos, 1978), tr. 4; Uli Franz, Đặng Tiểu Bình (Boston: Harcourt Brace Jovanovich, 1988), tr. 11; Li Gucheng, Các lãnh đạo cao nhất Trung Quốc, trang. 264.
10. Agnes Smedley, Con đường vĩ đại: Cuộc đời và thời đại của Chu Đức 朱德 (New York: Báo cáo đánh giá hàng tháng, 1956), tr. 14.
11. David Tod Roy, Kuo Mo-jo: Những năm đầu (Cambridge, MA: Nhà in Đại học
Harvard, 1971), tr. 19.
12. Trương Quốc Đào 張國燾, Cuộc hưng khởi của Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921-1927 (Lawrence, KS: Nhà in Đại học Kansas, 1971), Vol. 1, tr. 23.
13.
Vincent Y. C. Shih, Hệ Tư tưởng Thái Bình: Các nguồn, Giải thích và Ảnh hưởng của nó
(Seattle: Nhà in Đại học Washington, 1967), tr. 305.
14. Chen Yi, "Xuanzi geming de daolu" ("Chọn con đường cách mạng"), trong Nie Yuansu, Chen Wusu, Zhou Zuxi và Guo Guilan (biên tập), Chen Yi zao nian de huiyi he wengao (Hồi ký của Trần Nghị về tuổi Thanh niên và các tác phẩm văn học sớm của ông) (Thành Đô: Tứ Xuyên chubanshe Tứ Xuyên, [1963] 1981), tr. 27-28.
15. Han Suyin, Cây gây tê (New York: G.P. Putnam, 1965), tr. 22-23; Luo Xianglin, Kejia shiliao huibian (Các nguồn sử liệu nghiên cứu Khách Gia) (Hồng Kông: Zhongguo xueshe, 1965), trang 94-97; Luo Xianglin, Giới thiệu, trang 35-36.
16. Các quận huyện được liệt kê trong Luo Xianglin, Giới thiệu; liệt kê và thảo luận trong Mantaro J. Hashimoto, Ngôn ngữ Khách Gia: Nghiên cứu ngôn ngữ học về ngữ âm học, Cú pháp và Từ vựng (Cambridge: Nhà in Đại học Cambridge, 1973), tr. 6-13; sửa đổi trong Đại Bách khoa toàn thư Trung Quốc: Các ngôn ngữ và hệ thống chữ viết, trang 237-39; bổ sung bởi Phúc Kiến sheng shi xian cheng qu tu ce (Bản đồ của thành phố Phúc Kiến, các quận huyện thị) (Phúc Châu: Phúc Kiến sheng ditu chubanshe, 1985).
17. Jerry Norman, Trung Quốc (Cambridge: Nhà in Đại học Cambridge, 1988), tr. 188.
18. Bản sắc Khách Gia của Hồ Diệu Bang được thảo luận trong Yang Zhongmei, Hu Yaobang: Một tiểu sử Trung Quốc (trans. William A. Wycoff, biên soạn Timothy Cheek) (Armonk, NY: M.E. Sharpe, 1988), trang 160-65. Tôi tìm thấy cuốn sách này chỉ sau khi tôi đã viết về Hồ như một "Khách Gia khả thể".
19. Li Gucheng, Các lãnh đạo cao nhất Trung Quốc, trang 11-15.
20. Giao tiếp cá nhân, Portland, Oregon, ngày 22 tháng 6 năm 1991.
21. C. Fred Blake, Các nhóm sắc tộc và biến đổi xã hội tại
một thị trấn buôn bán Trung Quốc (Honolulu: Nhà in Đại học Hawaii, 1981), trang 63-66.
22. Donald W. Klein và Anne B. Clark, Từ điển tiểu sử của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc 1921-1965 (Cambridge: Nhà in Đại học Harvard, 1971), tr. 1009.
23. Franz, Đặng Tiểu Bình, trang. 14.
24. Blake, Các nhóm sắc tộc, trang 111-13.
25. Ezra F. Vogel, Một bước tiến ở Trung Quốc: Quảng Đông trong Cải cách (Cambridge: Nhà in Đại học Harvard, 1989), trang 229-230.
26. Ông cũng mô tả cách thức người Anh đã sử dụng sắc
tộc để phân chia và chinh phục. Nicole Constable, thông tin cá nhân, ngày 27
tháng 11 năm 1990. Các nhà tài phiết Nhật Bản cũng thao túng Khách Gia Quảng Đông.
27. Myron Cohen, "Là người Trung Quốc: quá trình ngoại vi hóa bản sắc truyền thống," Cây sống: Ý nghĩa thay đổi của việc là người Trung Quốc ngày nay, Daedalus, Vol. 120, số 2 (1991), trang 113-134; David Yen-ho Wu, "Việc xây dựng bản sắc Trung Quốc và phi Trung Quốc", trong Cây Sự sống, trang 159-180.
28. Luo Xianglin, Guofu jiashi yuanliu kao (Khảo cứu về tổ tiên của Quốc phụ chúng ta) (Đài Bắc: Đài Loan shangwu yinshuguan, [1943], 1954), Nguồn lịch sử, Giới thiệu, trang 263-65.
29.
Khảo cứu của Luo Xianglin, trang. 15 trích dẫn một bản sao cây gia phả một phần
do chị gái của Tôn cung cấp. Nhưng họ cũng phụ thuộc một cách kỳ lạ vào sự cách
điệu của nhà viết tiểu sử độc ngữ tiếng Anh về ngôi làng tổ tiên của Tôn (trong
Paul Linebarger, Tôn Dật Tiên và Cộng hòa Trung Quốc (New York & London:
Century, 1925), trang 37). Luo - không thể tìm thấy bất cứ điều gì tương ứng
với một "Kung Kun" trên sông Đông - cho rằng Tôn theo đuổi một cấm kỵ
truyền thống của Khách Gia về việc xác định ngôi làng tổ tiên đối với người
ngoài, và do đó gọi ngôi làng bằng biệt danh. Yang Zhongmei cũng khẳng định Tôn
là một Khách Gia trong sách về Hồ Diệu Bang, tr. 160. Cuộc di dân gần đây của Linebarger, Tôn Dật Tiên, trang. 37; ngôi làng
có các họ hỗn hợp, đàn ông đi nước ngoài, trang. 38, "cướp biển sông"
tấn công vào các ngôi nhà pháo đài, trang 57-62, "Tôn - Kẻ im lặng",
trang. 246. Các cô gái ở trường làng, từ sách của Harry Bond Restarick, Sun
Yatsen Liberator của Trung Quốc (New Haven: Yale, 1931), tr. 5. Giáo viên Thái
Bình bị giải thể gần đây từ sách của Harold Z. Schiffrin, Tôn Dật Tiên: Nhà cách
mạng miễn cưỡng (Boston: Little, Brown, 1980), tr. 22. Biệt hiệu Hồng Tú Toàn,
có thể nói Khách Gia ở Hawaii, từ Leo J. Moser, Mosaic Trung Quốc: Dân tộc và
các tỉnh của Trung Quốc, (Boulder, CO: Westview, 1985), p. 247. Tự vệ của Tôn
từ một diễn văn năm 1923 cho sinh viên Đại học Hồng Kông, được trích dẫn mà
không quy gán gì thêm, trong Alfred Schinz, Thành phố ở Trung Quốc (Berlin:
Gebruder Borntraeger, 1989), tr. 369.
30.
Tan Bian, "Tôn Trung Sơn jiashi yuanliu jiqi shangdai jingji zhuangkuang
xin zheng" ("Bằng chứng mới về tổ tiên của Tôn Trung Sơn và tình
trạng kinh tế của tổ tiên ông"), Xueshu yanjiu (Nghiên cứu văn học), Vol.
3 (1963), tr. 32-38.
31.
Linebarger, Tôn Dật Tiên, trang. 81.
32.
Ibid.pp. 25-31. Ảnh đối diện tr. 25. Một cuốn tiểu sử nhiếp ảnh đại lục năm
1981 phong phú của Tôn in lại bức chân dung, nhưng cắt hình đến đầu gối.
33.
G. William Skinner, "Các thành phố và tôn ty của các hệ thống địa
phương" và "Đô thị hóa khu vực trong thế kỷ XIX ở Trung Quốc",
trong G. William Skinner (ed.), Thành phố vào Hậu kỳ Đế chế Trung Quốc
(Stanford: Nhà in Đại học Stanford, 1977) ), trang 212, 216.
34.
Phụ hệ thống bờ biển Đông Nam của quê hương Khách Gia bao gồm Đông Bắc Quảng
Đông và tây Phúc Kiến. Phụ hệ thống núi đồi Lĩnh Nam có Khách Gia rải rác khắp
Quảng Đông. Nhưng họ đặc biệt tập trung ở vùng núi phía bắc của Dãy Lĩnh Nam và
các khu vực ven biển, bao gồm cả Hồng Kông. Phụ hệ thống Trung Dương Tử bao gồm
những Khách Gia sống ở biên giới Phúc Kiến-Giang Tây. Trong hệ thống phụ Thượng
Dương Tử, khu định cư Khách Gia ở phía đông nam của Trùng Khánh. Trong phụ hệ
thống Tây Bắc, các khu định cư Khách Gia bao quanh Thành Đô và nằm rải rác trên
những ngọn núi ở biên giới Thiểm Tây.
35.
Cho đến thế kỷ này, Mai Huyện được gọi là Gia Ứng 嘉應, và Trường Đinh 長汀 gọi là Đing Châu 汀州. Khách Gia cũng được gọi là "người
mới" (tân nhân 新人) hoặc "người [nơi khác] đến" (lai
nhân 來人). Họ thường được gọi là "Quảng
Đông", đặc biệt là ở Đài Loan, Hồ Nam và Tứ Xuyên. Phương ngữ Hakka còn
được gọi là “tiếng thổ Quảng Đông” (土广东話); "tân nhân thoại – tiếng người mới” (新人話); hoặc 麻介話 ma giới thoại - "tiếng thô biên giới" (xem
Cui Rongchang, "Tứ Xuyên fangyan de biandiao xianxiang" ("Việc
tạo ra các phương ngữ Tứ Xuyên"), Fangyan (tiếng Trung Quốc), Tập 1
(1985), trang 10 ). Các nhà tài phiết Nhật gọi Khách Gia là "kẻ nói tiếng
Quảng Đông" ngay cả khi viết về dân tộc học hoặc phát triển hệ thống chữ
Khách Gia bằng cách sử dụng hệ thống kana.
Người đọc tiếng Anh có thể bị lúng túng hơn bởi các tài liệu tham chiếu về
người Phúc Lão 福佬 Hoklos, những
người không hề là Khách Gia, mà tổ tiên của họ là người nam Phúc Kiến sống ở
Quảng Đông. (Hoklo là cách phát âm tiếng Quảng Đông của 福佬, trong đó 福
là “Phúc Kiến” và 佬 lão là “gã, thằng cha, lão”; Blake,
Blake, Ethnic Groups, p. 72.).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét