Powered By Blogger

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Có phải người Khách Gia cứu Trung Quốc? Tộc tính, Bản sắc, và Vị thế Thiểu số trong giai đoạn chuyển đổi của Trung Quốc hiện đại


P. Richard Bohr

Người dịch: Hà Hữu Nga

Sự biến đổi hiện đại của Trung Quốc là thiên anh hùng ca của người Khách Gia . Mười sáu thế kỷ người Khách Gia lưu lạc khắp Trung Quốc và thế giới đã sản sinh ra những lý tưởng và thể chế độc đáo, trùng hợp với các lực lượng trong nước và toàn cầu trong suốt hai thế kỷ qua, đã tái sinh Trung Quốc bằng những nẻo đường cách mạng. Cuộc cách mạng này bắt đầu với Phong trào Thái bình Thiên quốc 太平天國運 của Hồng Tú Toàn 洪秀全 vào các năm 1851-1964, tiếp tục với cuộc Cách mạng Cộng hòa của Tôn Dật Tiên 孫逸仙 năm 1911 và Cách mạng Cộng sản Mao Trạch Đông 泽东năm 1949, và đã tiến thêm một bước nữa khi người Khách Gia, Trung Quốc và thế giới tìm kiếm số phận chung trong toàn cầu hóa thế kỷ hai mươi mốt, hay còn gọi là thế kỷ “Trung Quốc.

Người Khách Gia truyền cảm hứng cho cuộc Cách mạng Thái Bình Thiên quốc (1851–64).

Nền
tảng Khách Gia: Cuộc cách mạng Thái bình Thiên quốc khởi nguồn với Hồng Tú Toàn, người sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng Khách Gia cách Quảng Châu (Canton), tỉnh Quảng Đông, ba mươi dặm về phía bắc. Giống như tất cả người Khách Gia, hay “người khách, hồ sơ gia tộc Hồng Tú Toàn cho thấy gia đình ông có nguồn gốc ở miền bắc Trung Quốc nhưng đã bị đẩy về phương nam dọc theo hệ thống núi của Trung Quốc bởi những kẻ xâm lược Trung Á từ thế kỷ thứ tư (các nhà truyền giáo Trung Quốc còn cho rằng người Khách Gia, thực ra là một trong những bộ lạc bị thất lạc của Israel.) Vào thời điểm họ bắt đầu định cư thành những nhóm biệt lập tại các sườn núi đá trải từ đông bắc Quảng Đông đến vùng lân cận đông nam Quảng Tây vào đầu thế kỷ thứ mười tám, thì những khu vực màu mỡ nhất đã thuộc sở hữu của những người định cư ban đầu, gọi là dân bản địa. Một vài gia đình Khách Gia, trong đó có cả gia đình họ Hồng, đã được sở hữu những mảnh đất nhỏ, nhưng hầu hết họ là những người ở đợ trên những cánh đồng vùng cao cằn cỗi nhất của các chúa đất bản địa.

Trong quá trình di cư trên
vùng đồi núi, người Khách Gia đã học cách trồng những loại cây trồng của Tân Thế giới như lạc và khoai lang. Nhưng họ phải bổ sung nguồn thu nhập nông trại ít ỏi của họ bằng những việc làm thủ công và những công việc mà người bản địa xem thường như nghề khai thác mỏ, nghề rèn, xây cất bằng đá, đốt than, cắt cỏ, sản xuất chàm, và cắt tóc. Những công việc này thường khiến cho họ phải xa nhà và thậm chí ra nước ngoài.

Người bản địa đối xử với Khách Gia như những người bị ruồng bỏ và khinh bỉ cuộc sống lang bạt, nghèo đói, thích gây gổ, phương ngữ "lạ", lối cư xử bình đẳng của phụ nữ, hạ thấp giá trị đạo đức Khổng giáo. Nhưng đối với người Khách Gia, nghèo đói và khả năng di động lại được coi trọng vì nó nuôi dưỡng đức tính căn cơ, thích nghi, tháo vát, đổi mới, tinh thần kinh doanh, mạo hiểm, trọng danh dựcác cộng đồng tự chủ, bao bọc, chia sẻ, tự túc giữa một thế giới thù địch. Tình trạng nghèo đói làm cho người Khách Gia duy trì chế độ một vợ một chồng. Họ cũng không buộc giới phụ nữ, họ coi họ là những đối tác không thể thiếu trong cuộc mưu sinh, trong công việc đồng áng và các hoạt động thị trường phải theo tục bó chân như những phụ nữ người Hán khác phải làm. Khi bạo lực nổ ra giữa người Khách Giangười bản địa quyền sử dụng đất và nước, thì các chiến thuật du kích của người Khách Gia đã trở nên đặc biệt hiệu quả.

Người
Khách Gia trong thực tế người Hán có nguồn gốc từ cái nôi trên sông Hoàng Hà của nền văn minh Trung Quốc – luôn tự tin rằng mình là người kế thừa và người bảo vệ truyền thống cổ xưa của Trung Quốc. Kiên quyết chống lại các cuộc kêu gọi đồng hóa, họ từ chối gia nhập văn hóa bản địa phương nam, mà họ lên án kiêu ngạo, chuộng vật chất, và thói nghiện cờ bạc và hút thuốc phiện. [1]

Ngoài
phẩm giá lao động tay chân, Khách Gia cũng trân trọng lao động tinh thần. Với một phương ngữ thống nhất được tất cả Khách Gia trên khắp Trung Quốc sử dụng, tỷ lệ biết chữ cao, và hiếu học, một số lượng đáng kể người Khách Gia đã tự vượt lên các bậc thang kinh tế xã hội bằng cách nỗ lực đạt được các vị thế trong chính phủ nhờ những thành công trong các kỳ khảo thí dân sự. Bản thân Hồng Tú Toàn cũng sớm theo con đường học vấn và khao khát nâng cao vị thế của gia đình mình bằng cách đó. Nhưng sau nhiều lần đèn sách thất bại và việc tiếp xúc với các kinh sách của các nhà truyền giáo Tin lành thông qua một nhà truyền giáo bản địa đã truyền cảm hứng cho giấc mơ năm 1837 của Hồng, trong đó Thiên Chúa, người mà ông gọi là Thiên phụ”, lên án Khổng Tử và truyền thừa cho Hồng (người mà Thiên phụ xác nhận là em trai của Chúa Giêsu) nhằm đưa Trung Quốc về với xã hội độc thần, thái bình và bình đẳng. Ngay lập tức Hồng dựng lên một tấm biển bằng gỗ với dòng chữ 天父 Thiên phụ và tôn kính nó hệt như người Khách Gia tôn kính tổ tiên sáng lập dòng truyền thừa của họ vậy. [2]

Hình dung
Thiên quốc: Trong các tác phẩm thần học của mình, Hồng than thở tình hình xấu đi của người Khách Gia sau cuộc Chiến tranh Nha phiến (鴉片戰爭 Nha phiến chiến tranh) lần thứ nhất năm 1839–1842, mà ông cho là cạnh tranh kinh tế trong sự thức tỉnh của gia tăng toàn cầu hóa, gia tăng thất nghiệp và thuyên giảm sản lượng nông nghiệp trong suốt hai thế kỷ cai trị của người Mãn Châu (滿洲). Ông cũng lên án bọn chúa đất bản địa tịch thu đất đai của người Khách Gia nhằm củng cố quyền sở hữu đất đai cũng như tăng tỷ lệ tội phạm trong bối cảnh nghiện ma túy và tham nhũng ngày càng tăng dưới chính quyền Mãn Thanh. Ông đổ lỗi cho những vấn đề này là do Trung Quốc từ chối Thiên phụ phổ quát đã được khải lộ trong Kinh Thánh của người nước ngoài và trong các cuốn sách tiền Nho giáo của Trung Quốc.

Sau đó, ông lập luận, chứng minh rằng Thiên Chúa là người sáng tạo của Trung Quốc, tổ tiên chung, và hoàng đế nhân từ trị vì một nền thịnh vượng chung được gọi là Thái bình 太平 – có nghĩa là đại hòa bình và bình đẳng. Với tư cách là “anh em” và “chị em”, những đứa con thờ phượng Chúa Trời đã chia sẻ bình đẳng thành quả của sự sáng tạo, ông kiên định như vậy. Đáng buồn là, Hồng tiếp tục buộc tội, trong các bản san định của mình Khổng Tử đã bỏ Thiên Chúa khỏi các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc. Tồi tệ hơn, các hoàng đế Trung Quốc đã chiếm đoạt quyền cai trị của Thượng Đế, đã vứt bỏ đạo đức cho các vị thần hổ giấy địa phương của Đạo giáo và Phật giáo “suy tàn” của người bản địa, và xã hội Trung Quốc phân cực bằng cách từ bỏ “tình yêu phổ quát” của Thiên Chúa cho "tình yêu bộ phận” của Khổng Tử, làm cho Trung Quốc chống lại Trung Quốc. Hồng nhấn mạnh rằng chỉ có thể cứu được Trung Quốc bằng cách khôi phục lại sự cai trị của Thiên phụ trong Thiên quốc phổ quát được mô tả trong sự rao giảng của những người truyền giáo.

Đầu năm 1847, Hồng học Kitô giáo tại Canton với Mục sư Issachar Jacox Roberts, một nhà truyền giáo Báp-tít người Mỹ từ Tennessee,
ông đã tiên phong trong các mục vụ ở các cộng đoàn Khách Gia. Sau đó, ông đến tỉnh Quảng Tây để tổ chức những người di cư Khách Gia gần đây thiếu các kết nối truyền thống địa phương vào các hội thánh “Đức Chúa Trời” để cống hiến cho “sự phục hưng luân lý” dựa trên những lý tưởng được truyền cảm hứng từ Kinh Thánh và các lý tưởng Khách Gia và hỗ trợ lẫn nhau trong những thời kỳ khó khăn. Ông đã áp đặt Mười điều răn để cấm các tội lỗi cụ thể chống lại Thiên Chúa (thờ phượng thần tượng và phù thủy), chống lại công đồng (giết người, cướp bóc, và thù hận sắc tộc đã gây không biết bao nhiêu thiệt hại cho người Khách Gia), và bản thân (tình trạng lang chạ của người bản địa, đầu óc con buôn, cờ bạc, và nghiện rượu, thuốc lá và thuốc phiện), và ông đã tạo ra sự xao xuyến tâm linh bằng cách hứa hẹn bù đắp bằng Thiên đàng hoặc Địa ngục.

Từ năm 1848 đến năm 1850,
các cấp bậc thờ phượng Chúa Trời đã phát triển nhanh như nấm khi Hồng gắn kết các phép lạ chữa lành bệnh trong Kinh Tân ước của Chúa Giêsu với pháp sư Khách Gia (đã bảo vệ người Khách Gia qua nhiều thế kỷ di cư đầy hiểm họa) để chiến đấu với hạn hán và bệnh thương hàn. Thông qua các trung gian Khách Gia như Dương Tú Thanh 楊秀清 (một người đốt than mù chữ), Chúa Trời, Chúa Giêsu, và Đức Thánh Linh hằng ngày xuất hiện để truyền cảm hứng cho sự hăng hái phục hưng thông qua sự chữa lành đức tin cho giáo đoàn, nói tiếng lạ, và đầu cơ thiên kỷ. Và ông đã mở "Linh khố", một loại rương báu cộng đồng theo phong cách Khách Gia mà những người thờ phượng Thiên Chúa nghèo đất đai đã đóng góp tài sản của họ, cho người Khách Gia, các sắc dân thiểu số bản địa, và những người không phải người Hán. Hồng coi tất thảy mọi người đều bình đẳng như “con gái” và “con trai” của cùng một Thiên phụ - Cha trời. Vào mùa xuân năm 1850, triều đình Mãn Thanh, tin rằng lòng trung thành của những kẻ thờ phượng Thiên Chúa lớn hơn lòng trung với hoàng đế nên muốn phát động chiến dịch đạo đức của Hồng nhắm vào cuộc nổi loạn chính trị, tấn công đàn chiên của ông. Hồng chống lại bằng cách thông báo, vào ngày 11 tháng 1 năm 1851, cử hành lễ tấn phong "Thái bình Thiên quốc" (太平天國), trong đó, ông mạnh mẽ cam kết “sẽ không để cho kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu, đa số áp đảo thiểu số, kẻ khôn lừa kẻ dại, kẻ táo gan quấy nhiễu kẻ hoang mang”. Ông kêu gọi tất cả thần dân Trung Quốc hợp nhất với 20.000 người thờ phượng Thiên chúa của mình thành một đội quân "Những người Được chọn" mà chính Đức Chúa Trời sẽ trao, giống như đoàn con dân Chúa trong Xuất Ai Cập ký, thoát ra khỏi sự đàn áp của "ma quỷ Mãn Thanh, những kẻ ngoại cai trị mà người Khách Gia yêu nước đã luôn luôn khinh thường và là những kẻ chịu bại hoại trước Thiên Chúa.

Chính Chúa Trời sẽ đến với từng tín đồ thông qua một nền chính trị thần quyền tôn giáo-quân sự-dân sự do Hồng và các vì vua anh em cấp dưới của ông cai quản. Mười điều răn đã trở thành quy tắc của sự tham gia miêu tả Thiên Chúa như một chiến binh nhân danh Người mà việc thực thi tức khắc đã tạo ra những người lính có kỷ luật của cả hai giới, các nữ dân quân Khách Gia đều từng giỏi chiến đấu du kích như những người đàn ông. Trong cuộc trường chinh, những người Thái bình Thiên quốc đã phá hủy những  đền chùa “thần tượng” và miếu thờ tổ tiên, hát thánh ca, và - sẵn sàng chịu đựng bất kỳ đau khổ nào – ngợi ca: “Thiên phụ luôn trợ giúp chúng ta, và không kẻ nào có thể đấu lại với Ngài.” Trước khi chiến đấu, họ quỳ gối và đọc Lời Cầu Nguyện Chúa, tách thành lời nguyện về “Nước Cha trị đến”.

Khi những người Thái Bình quét vào thung lũng sông Dương Tử tại Vũ Hán, cách xa thành trì Khách Gia Quảng Đông và Quảng Tây, hứa hẹn về hạnh phúc trên trời và các phẩm trật sau khi chết đã truyền cảm hứng cho một chuỗi chiến thắng của những người nổi dậy. Hàng ngàn nông dân không có đất tìm kiếm phép báp têm khi các nhà thuyết giáo Thái Bình Thiên quốc khải lộ “Hệ thống Đất đai Thiên thượng” của Hồng, có lẽ là hiện thân cao nhất của tầm nhìn của người Thái bình lấy cảm hứng từ người Khách Gia. Khi tuyên bố rằng Thiên phụ sở hữu đất đai toàn thế giới, Hồng đã hứa rằng đất nông nghiệp của Trung Quốc sẽ được phân phối lại, bao gồm cả phụ nữ, là những người mà lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nhận được các giá trị tương đương với nam giới. Khi tuyên bố quyền lực nhà nước là phương tiện của tình yêu của Đức Chúa Trời, Hồng đã ra lệnh mở rộng đến "hội thánh" của địa phương gồm 25 gia đình. Tại đây, cấp quản lý chính phủ thấp nhất từng được đề xuất ở Trung Quốc, một “quân sĩ” Khách Gia kính chúa sẽ quản lý đạo đức bằng cách thuyết giảng, dạy học cho nam và nữ như nhau, xét xử các vụ án theo pháp luật, cung cấp các dịch vụ xã hội, giám sát  phân phối bình đẳng thu hoạch hàng năm và giám sát đào tạo quân sự.

Cuộc thăng trầm của một "Jerusalem mới": Vào tháng 3 năm 1853, một triệu quân sĩ Thái bình Thiên quốc đã chiếm được Nam Kinh, thủ đô nhà Minh cũ. Hồng đổi tên thành phố thành "Tân Jerusalem" - 新耶路撒冷 Tân Da lộ Tát lãnh. Khải lộ mình là Mạch cơ Tẩy đức 麥基洗德 - Melchizedek tái sinh (vị vua linh mục, người đã dự đoán David trong Cựu Ước và Đấng Christ trong Tân Ước), Hồng tìm cách biến thành phố thành một Thiên quốc Khách Gia, ngay lập tức cấm "thực hành các nghi thức bản địa” như là tục bó chân của phụ nữ, lấy làm lẽ, sắp xếp hôn nhân, mua vợ, bắt góa phụ tự tử, và mại dâm. Và ông ban bố sắc lệnh quyền bình đẳng của phụ nữ đối với giáo dục, chính phủ và quân dịch. Ông bắt buộc thực thi chế độ một vợ một chồng, quốc hữu hóa tài sản tư nhân và thương mại thành một "Linh khố" to lớn, cấm làm việc vào ngày Sabbath, và phản ánh mối quan tâm lâu dài của người Khách Gia về kỹ năng đọc viết - dân chủ hóa giáo dục và kỹ năng đọc viết thông qua việc đơn giản hóa ngôn ngữ địa phương mang phong cách Khách Gia. Các tác phẩm của Hồng và Kinh thánh Thái bình Thiên quốc (mà Hồng đã biên tập và chú thích) đã thay thế các tác phẩm kinh điển Nho giáo làm nền tảng giáo lý của người Thái bình Thiên quốc.

Vào tháng 9 năm 1856, hàng ngàn
chiến binh Thái bình Thiên quốc đã chết trong một cuộc tắm máu giữa hai phe, đối với những người đã biện hộ cho Chúa: Hồng, “Đứa con Thứ hai” của Chúa Trời, hoặc Dương, pháp sư Khách Gia. Thảm họa khủng khiếp này và sự thoái lui tiếp theo của Hồng vào chủ nghĩa thần bí đã làm tê liệt sự hợp tác quân sự vào chính cái thời điểm mà các lực lượng nhà Thanh bị dàn mỏng để chống lại các phong trào nổi loạn khác trên khắp Trung Quốc. Các chỉ huy Thái bình Thiên quốc sẽ không bao giờ còn kiểm soát được một vùng rộng hơn các tỉnh thuộc hạ lưu sông Dương Tử, một khu vực có diện tích bằng bang Texas. Không thể tập hợp đủ các nguồn lực hành chính để thực hiện Hệ thống đất đai công, người Thái bình Thiên quốc buộc phải quay trở lại với hệ thống sở hữu đất đai của quan lại cũ và thu thuế. Theo thời gian, kỷ luật đạo đức bắt đầu dần suy yếu trong quân đội ở ngoài chiến trường.

Vào năm 1859, Hồng đã chấp thuận các đề nghị của
Can Vương 干王 - người anh em họ Hng Nhân Can 洪仁玕 - một giáo sĩđốc chịu phép báp têm được nhiều nhà truyền giáo ở Hồng Kông và Thượng Hải ngưỡng mộ. Can Vương tìm cách liên kết Trung Quốc Thái bình với Cơ đốc giáo phương Tây thông qua việc áp dụng Giáo lý Cơ đốc Tin Lành; nền dân chủ kiểu phương Tây; dịch vụ xã hội, phúc lợi và các thể chế từ thiện; phát triển công nghiệp; và sự hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu. Nhưng chủ nghĩa bè phái của triều đình Thái bình Thiên quốc đã kết tội những nỗ lực này. Cũng không sự hỗ trợ tưởng luôn sẵn sàng từ những n truyền giáo “anh em” của Hồng, những người đã lên án cách tổng hợp tôn giáo của ông là “đáng kinh tởm dưới ánh sáng của Thiên chúa.” Trên thực tế, các chính phủ phương Tây - lo ngại rằng cuộc kêu gọi bình đẳng toàn cầu của Trung Quốc do Hồng khởi xướng sẽ gây nguy hiểm cho việc buôn bán thuốc phiện và các đặc quyền thương mại một phía của họ ở Trung Quốc – đã cung cấp cho các lực lượng nhà Thanh các đội quân đánh thuê châu Âu và Mỹ cùng các phương tiện, khí tài khác. Điều này đã chứng tỏ là hiểm họa chết người cho phong trào Thái bình Thiên quốc. [3]

Vào tháng 7 năm 1864, những người lính Trung Quốc được đào tạo bài bản của
bề tôi trung của triều đình là Tăng Quốc Phiên 曾國藩 đã chọc thủng tường thành Nam Kinh và san phẳngTân Da lộ Tát lãnh.” Khởi động các chiến dịch kéo dài đến năm 1866. Đối mặt với việc bị hành quyết tại gia, những người Thái bình Thiên quốc sống sót lánh tìm nơi trú ẩn ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Châu Phi, Châu Âu, vùng Caribê và châu Mỹ.

Sứ mệnh thiên niên kỷ của Hồng, đã hủy hoại sinh mạng của 20 đến 40 triệu người ở 16 trong số 18 tỉnh của Trung Quốc, là cuộc nội chiến đẫm máu nhất thế giới và là ngưỡng của Trung Quốc hiện đại. Những người Thái bình Thiên quốc được gom vào vùng đô thị đất hứa của Tân Da lộ Tát lãnh trong 11 năm. Trong cái thiên đường nổi loạn sống sót lâu đời nhất của Trung Quốc ấy, những người Thái bình Thiên quốc đã thực hiện các thí nghiệm kinh tế xã hội chưa từng thấy theo các lề lối Khách Gia.

Để chắc chắn, cuộc Cách mạng Thái bình Thiên quốc đã kế thừa rất nhiều từ loại hình hội kín và hoạt động giáo phái phong phú của Trung Quốc kể từ cuối thời nhà Minh. Trong các khu vực phức tạp về sắc tộc và vô chính phủ như Quảng Đông và vùng nội địa Quảng Tây - nơi khả năng kiểm soát của triều đình thường yếu kém và ảnh hưởng của nước ngoài lại rất mạnh - các nhà lãnh đạo có hấp lực thường phản ứng với thảm họa kinh tế và suy thoái đạo đức bằng cách lên án trật tự chính thống và tập hợp những con người bị gạt ra ngoài lề xã hội chuyển thành các hội thánh cứu độ theo các mắt xích dễ đứt gãy về sắc tộc, tôn giáo và kinh tế. Những nhóm này thường bùng phát thành các cuộc bạo loạn điển hình của thế kỷ 19 như Bạch Liên giáo (川楚白蓮教起 xuyên (Tứ Xuyên) sở (Hồ Nam, Hồ Bắc đất Sở cũ) bạch liên giáo khởi), các cuộc bạo loạn của người Miêu, người Hồi Giáo và của người Niệp (捻匪 Niệp phỉ, 捻賊 Niệp tặc, 捻亂Niệp loạn,军起义 Niệp quân khởi nghĩa). Nhưng các viễn kiến đạo, niết bàn của Đạo giáo và Phật giáo truyền cảm hứng cho họ lại không tạo dựng được những khung thời gian và kế hoạch cho một trật tự mới. Những người nổi loạn này cũng không hề chối từ Nho giáo hay vượt ra ngoài bằng cách thay thế một triều đại đã phá sản về mặt đạo đức bằng một triều đại đức hạnh mới.

Mặt khác, những người Thái bình Thiên quốc đã vượt xa truyền thống nổi loạn này. Những lý tưởng và các thực hành của người Khách Gia đã tạo thành hấp lực thu hút cái vốn bị phân tán, hợp lý hoá chủ nghĩa thuần đạo đức vốn đã rèn rũa họ, và tạo hình lối tổ chức chính trị thần quyền tạo động lực thúc đẩy họ. Hồng cũng rao giảng sự bình đẳng của Trung Quốc với các anh chị em Tây phương, thậm chí còn chèn dòng chữ “ban phước lành cho anh chị em của tất cả các quốc gia” trong cải bản Lời cầu nguyện Chúa của ông. Cuối cùng, tầng lớp thượng lưu bản địa đã lên án tính chất dị giáo của những người Thái bình Thiên quốc và vẫn trung thành với ngoại tộc Mãn Thanh và Nho giáo chính thống trong nửa thế kỷ nữa. Ngay cả những người Cơ đốc giáo Khách Gia (số lượng người Khách Gia trở thành người Cơ đốc giáo lớn hơn nhiều so với những người Trung Quốc khác) đã lên án những gì họ coi là “dị đoan tà thuyết - 異端邪 của Thái bình Thiên quốc. [4]

Tôn Dật Tiên, Khách Gia và Cách mạng 1911

Bất chấp sự tàn sát khủng khiếp những người Khách Gia vô tội của nhà Mãn Thanh - kể cả những người không có mối liên hệ nào với Thái bình Thiên quốc - sau năm 1864, cuộc Cách mạng Thái bình Thiên quốc đã truyền cảm hứng cho bác sĩ Tôn Dật Tiên, một người Cơ đốc Khách Gia, đã được một cựu chiến binh Thái bình Thiên quốc giảng dạy trong ngôi làng và gọi ông là Tú Toàn thứ hai - 洪秀全第二 Hồng Tú Toàn đệ nhị, để lật đổ nhà Mãn Thanh, hủy bỏ hệ thống triều đại, và biến Trung Quốc thành một nước cộng hòa dân chủ. Để chắc chắn, tam dân chủ nghĩa (三民主義: 民族主義,民權主義,民生主義 - Tam dân chủ nghĩa: dân tộc chủ nghĩa, dân quyền chủ nghĩa hòa dân sinh chủ nghĩa) - qua đó ông tìm cách đan kết một Trung Quốc bị phân mảnh - mà ông gọi là 鬆散的沙子 tông tán đích sa tử - “phiến cát lỏng lẻo” - lại với nhau. Đó chính là món nợ của ông với tư tưởng của Abraham Lincoln về một chính phủ của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, nguồn cảm hứng sâu sắc nhất của tư tưởng tam dân ấy lại bắt nguồn từ sự cống hiến của người Khách Gia cho cộng đồng nơi quê hương, các thể chế bình đẳng, kinh tế bình đẳng và các dịch vụ cộng đồng mà Tôn nhấn mạnh sẽ đem lại phúc lạc cho người dân. Tầm nhìn Khách Gia về một Trung Quốc mới dựa trên sự đoàn kết dân tộc đã được rất nhiều người Trung Quốc ở nước ngoài ủng hộ, và họ đã cung cấp kinh tài để giúp Tôn lật đổ chính quyền nhà Mãn Thanh vào năm 1911. Và đội quân cách mạng ưu tú nhất của Tôn chínhngười Khách Gia. [5]

Cách mạng Cộng sản và Di sản Khách Gia

Mặc dù
Tôn đã lật đổ 2500 năm cai trị hoàng đế, nhưng ông qua đời trước khi có thể thực hiện được “chủ nghĩa Tam dân” yêu quý của mình. Tưởng Trung Chính 蔣中正 (Giới Thạch), người kết hôn với em gái vợ của Tôn là Tống Mỹ Linh, 宋美齡, nói rằng ông ngưỡng mộ Thái bình Thiên quốc, và khẳng định vẻ ngoài cuốn hút của Tôn, lại thống nhất được đất nước thông qua sức mạnh quân sự, và đã khởi xướng một cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng chính Mao Trạch Đông (có lẽ bản thân ông ta cũng là người Khách Gia, mặc dù điều này vẫn còn mang tính phỏng đoán), bằng cách dựa vào cuộc cách mạng nông nghiệp và sự hỗ trợ to lớn của người Khách Gia, đã đưa được Trung Quốc vào giai đoạn cách mạng tiếp theo.

Theo Giáo sư Mary Erbaugh [6] ba trong số 12 thành viên sáng lập của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921 là Khách Gia. Và sáu trong số chín khu Sô Viết của Mao ở vùng đông nam Trung Quốc – vẫn chính là vùng đất khô cằn sỏi đá trọn dâng hiến cho những con người thờ phượng Thiên Chúa một thế kỷ trước đó – là nơi giao nhau giữa 33 quận huyện thuần Khách Gia và 150 quận huyện Khách Gia hỗn hợp. Mao dựa vào người Khách Gia và sức mạnh truyền thống của họ: tính di động, phụ nữ can đảm, sức mạnh quân sự, và một ngôn ngữ thông dụng hữu ích về mặt chiến lược. Một tuyến đường sắt ngầm do người Khách Gia vận hành – bằng cách sử dụng tiếng nói Khách Gia như một ngôn ngữ bí mật (tương tự như việc sử dụng Navajo trong Thế chiến II) - đã hỗ trợ một mạng lưới tình báo tinh vi trên khắp các khu Sô Viết ấy. Phụ nữ Khách Gia, trên chặng đường dài xuyên qua các triền đồi núi xuống chợ đã tiến hành trinh sát rộng khắp và chiến đấu du kích một cách hiệu quả. Khi cuộc Vạn lý Trường chinh - gợi nhớ hành trình di dân của Thái bình Thiên quốc - bắt đầu vào tháng 10 năm 1934, Chu Đức 朱德, vị chỉ huy Hồng quân đáng kính người Khách Gia, được sự hỗ trợ của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh 葉劍英, một Khách Gia khác, đã tịch thu và phân phối lại đất đai cho cộng đồng canh tác hệt như Thái bình Thiên quốc đã từng thực thi trên chính vùng đất đó. Bằng cách gợi nhớ đến các hội thánh của Chúa Trời, họ đã huy động nông dân vào các chương trình đọc viết, giáo dục, y tế và dân quân của phụ nữ, trong khi sử dụng những khẩu hiệu vang vọng âm hưởng Thái bình Thiên quốc như “đả đảo hủ tục bó chân”, “xóa bỏ việc lấy vợ lẽ” khuyến khích bình đẳng nam nữ, và “phản đối tảo hôn".

Vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, một
Mao Trạch Đông 泽东 chiến thắng dõng dạc tuyên bố rằng cuối cùng Trung Quốc đã "đứng dậy" chống lại sự xâm lược của ngoại bang cùng chế độ cũ hủ bại. Các cuộc cải cách của ông đã tích hợp được nhiều tiền lệ của Thái bình Thiên quốc. Trong thực tế, hành động lập pháp đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là làm cho phụ nữ bình đẳng về mặt luật pháp với nam giới và quyết định thực thi chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Và mặc dù người Khách Gia chỉ chiếm ba phần trăm dân số Trung Quốc, nhưng họ lại có khả năng nắm giữ các vị trí trong đảng chính quyền cao gấp ba lần so với những người Hán khác.

Mao rất biết ơn sự hỗ trợ của
người Khách Gia cho cuộc cách mạng của mình. cuối cùng ông cũng đã tìm cách làm giảm thiểu các khác biệt sắc tộc và các đặc điểm địa phương mà ông cho là cản trở sự gắn kết quốc gia. Vì lý do này, các nguồn thông tin chính thức của Trung Quốc không sử dụng thuật ngữ “Khách Gia” cho đến tận lúc Đặng Tiểu Bình, bản thân là một người Khách Gia tỉnh Tứ Xuyên, lên nắm quyền. Theo Erbaugh, thuật ngữ Khách Gia lần đầu tiên chính thức xuất hiện trong tờ Nhân dân Nhật báo 人民日 vào năm 1991 như là một phần của nỗ lực của Đặng Tiểu Bình nhằm thu hút đầu tư Khách Gia ở nước ngoài vào Trung Quốc. Với sáu mươi trung tâm nghiên cứu Khách Gia gần đây được tạo ra ở Trung Quốc, lịch sử của Khách Gia, theo lời của Erbaugh, không còn bí mật” nữa. Và những đóng góp vào sự nổi lên của các nhà lãnh đạo Khách Gia xuất sắc như Lý Quang Diệu 李光耀, cha đẻ của Singapore độc ​​lập, và Lý Đăng Huy 李登輝, cựu tổng thống người Khách Gia của Đài Loan, ngày càng nổi tiếng.

Năm 1984, toàn bộ một nửa Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốcngười Khách Gia. Cho dù giờ đây không người Khách Gia nào còn lại trong bộ máy đó nữa, tuy nhiên, tầm nhìn Khách Gia vẫn còn cần thiết cho quá trình phát triển của Trung Quốc. Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới để thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu. Can Vương 干王 Thái bình Thiên quốc, Hng Nhân Can, đã đề xuất một ý tưởng tương tự từ 140 năm trước đó, rất lâu trước khi nó được chính quyền Mãn Thanh chấp thuận. Tuy nhiên, một hậu quả của việc đưa Trung Quốc ra cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày nay chính sự nảy nở nhanh chóng của khoảng cách giàu nghèo trong bối cảnh thất nghiệp gia tăng giữa các nhà máy xí nghiệp quốc doanh bị phá sản, "dân số trôi nổi" gồm 125 triệu nông dân thất nghiệp và tham nhũng chính thức tiêu tốn đến khoảng 13–17% GDP.

Giống như Thái bình Thiên quốc, chính phủ Trung Quốc ngày nay đang thoái lui khỏi những lý tưởng mang tính cách mạng của nó. Tuy nhiên, khi đối mặt với mong muốn ngày càng lớn của đất nước để tạo ra một xã hội dân sự, mở rộng lĩnh vực phi lợi nhuận và tăng cường đạo đức công cộng trong bối cảnh xói mòn tầm nhìn xã hội chủ nghĩa của Mao, thì thông điệp mang tính công xã của người Khách Gia về bình đẳng và tương thuộc lẫn nhau vẫn có liên quan hơn bao giờ hết đối với tương lai của Trung Quốc và thế giới.

Mặc dù quá trình chuyển đổi từ
lao động chân tay sang lao động trí óc, bằng việc tăng trưởng mức độ thịnh vượng, và tính chất nổi trội trong chính trị, nghề nghiệp, kinh doanh và các lĩnh vực khác trên thế giới, người Khách Gia luôn vượt qua biên giới, di cư hướng đến vùng đất hứa hẹn hơn bao giờ hết. Khi Trung Quốc nhanh chóng trở thành siêu cường kinh tế tiếp theo của thế giới, thì thách thức lớn nhất của nó là sẽ phải đối phó với nhiều phức tạp của toàn cầu hóa. Vì tuột khỏi các mối ràng buộc của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hiện tại, nên Trung Quốc sẽ cần sự hướng dẫn của chủ thuyết phổ độ Khách Gia thiên về tính thống nhất và lòng trung thành với toàn thể cộng đồng vượt qua giới hạn của quê hương bản quán. Một Khách Gia đa ngôn ngữ, thích nghi, thay đổi và phổ quát thế giới chính là cầu nối của Trung Quốc với cộng đồng toàn cầu và có thể giúp tất cả chúng ta hiểu được ý nghĩa đích thực trong câu nói yêu thích của Tôn Dật Tiên: Thiên hạ vi công (天下為公) - Thiên hạ là chung của tất cả mọi người.
________________________________

Nguồn: Bohr, P. Richard (2009). Did the Hakka Save China? Ethnicity, Identity, and Minority Status in China's Modern Transformation, In Headwaters: The Faculty Journal of the College of Saint Benedict and Saint John’s University: Vol. 26, 10-18.

Tác giả: P. Richard Bohr là Giáo sư Lịch sử và Giám đốc Nghiên cứu Châu Á. Phiên bản cũ hơn của tiểu luận này được cung cấp như là một phiên bản trình bày tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Quốc tế Khách Gia năm 2008 ở Toronto, Ontario, ngày 29 tháng 6 năm 2008.

Ghi chú

Notes: 1. For an overview of the Hakka, see Nicole Constable, ed., Guest People: Hakka Identity in China and Abroad. Seattle: University of Washington Press, 1996.

2. For a biography of Hong, see Jonathan D. Spence, God’s Chinese Son: The Taiping Heavenly Kingdom of Hong Xiuquan. New York: W. W. Norton, 1996.

3. For an analysis of the Taiping vision, see P. Richard Bohr, “The Taipings in Chinese Sectarian Perspective,” in Kwang-Ching Liu and Richard Shek, eds., Heterodoxy in Late Imperial China. Honolulu, University of Hawai’i Press, 2004, pp. 393–430.

4. For a history of Hakka Christians, see Nicole Constable, Christian Souls and Chinese Spirits: A Hakka Community in Hong Kong. Berkeley: University of California Press, 1994 and Jessie G. Lutz and Rolland Ray Lutz, Hakka Chinese Confront Protestant Christianity, 1850–1900. Armonk: M. E. Sharp, 1998.

5. See C. Martin Wilbur, Sun Yat-sen: Frustrated Patriot. New York: Columbia University Press, 1976.

6. Mary S. Erbaugh, “The Secret History of the Hakkas: The Chinese Revolution as a Hakka Enterprise,” The China Quarterly, 132:937–969 (December 1992).




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét