Powered By Blogger

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Cấu trúc luận Levi-Strauss trong nghiên cứu Nhân học và Khảo cổ học*


Hà Hữu Nga


Claude Lévi-Strauss, 1908 2009, là nhà nhân học Pháp có ảnh hưởng quyết định đến khoa học nhân văn nửa sau của thế kỷ XX; một người sáng lập cấu trúc luận; “cha đẻ của Nhân học thế giới nửa sau TK XX”. GS. xã hội học tại Đại học São Paulo, Brazil (1934-1937), nghiên cứu về người Indians Brazil; Gs. thỉnh giảng tại New School for Social Research, New York City (1941–45); Giám đốc nghiên cứu của Ecole Pratique des Hautes Etudes tại Đại học Paris (1950-1974); Trưởng khoa nhân học xã hội tại Collège de France từ 1959. Ông công bố Les Structures élémentaires de la parenté (1949); Tristes Tropiques (1955); Anthropologie structurale (rev. ed., 1961; La Pensée sauvage (1962; Le Totémisme aujourd’hui (1962); Mythologiques: Le Cru et le cuit (1964); Du miel aux cendres [Mật ong trong đám tro tàn]  (1966); L’Origine des manières de table [Cội nguồn phong cách văn bản huyền thoại] (1968); L’Homme nu (1971). Tập II của Anthropologie structurale năm 1973; La Voie des masques, 2 vol. (1975); Le Regard éloigné (Nhìn từ xa) năm 1983.

Khái niệm cấu trúc luận

Cấu trúc luận là một trường phái tư tưởng có liên quan đến cấu trúc dựa trên cơ sở của các sự kiện ngôn ngữ của Ferdinand Saussure. Một cấu trúc được tạo bởi sự sắp xếp của các yếu tố với nhau, theo nguyên tắc đối lập sao cho toàn bộ các yếu tố và các kết nối của chúng tạo thành một hệ thống độc lập. Theo Lévi-Strauss, đặc tính độc đáo của cấu trúc luận các yếu tố không tồn tại trước khi hệ thống; những yếu tố này xuất hiện với các mối quan hệ của chúng. Thậm chí chúng ta có thể nhận thấy rằng đây là mối quan hệ làm bộc lộ các yếu tố. Trước hết, Lévi-Strauss lấy cảm hứng từ các cấu trúc âm vị học của Troubetzkoï, và cấu trúc này thể hiện rất rõ ràng nguyên lý ngôn ngữ học của Saussure: "Trong ngôn ngữ chỉ có các khác biệt.»

Cấu trúc nhị phân: Một cấu trúc nhị phân hình cây được làm bằng các nút, trong đó mỗi nút chứa một tham chiếu "bên trái", một tham chiếu “bên phải”, và một yếu tố dữ liệu. Nút trên cùng của cây được gọi là gốc [root]. Mỗi nút (trừ một gốc) trong một cây được kết nối bởi một cạnh định hướng chính xác từ một nút khác. Nút này được gọi là cha/mẹ. Mỗi nút có thể được kết nối với số lượng tùy ý của các nút, được gọi là con. Các nút không có con được gọi là lá, hoặc các nút bên ngoài. Các nút không phải là lá thì được gọi là các nút nội bộ. Các nút có cùng cha/mẹ thì được gọi là anh chị em ruột. Gốc: là nút đặc biệt không có cha; cấp: là số con của một nút; Lá: là nút có cấp bằng 0, hay nút tận cùng; Nút nhánh: là nút không phải lá; Mức: Gốc cây có mức là 1. Nếu nút cha có mức là i thì nút con là i+1; Chiều cao hay chiều sâu: Là số mức lớn nhất của của nút có trên cây; Đường đi: Nếu n1, n2, ..., nk là các dãy nút mà ni là là cha của ni+1 (1≤i<k) thì dãy đó gọi là đường đi từ n1 đến nk;  Độ dài của đường đi bằng số nút trừ đi 1.

Tab. 1: Cấu trúc ký hiệu học ngôn ngữ kinh điển của Saussure

Nhân tố
Chức năng
Sign:                Dấu hiệu
Chuyển tải nghĩa
Signifier:         Cái biểu đạt
Biểu đạt nghĩa
Signìfied:        Cái được biểu đạt
Khái niệm được gợi lên

Roman Jakobson: Roman Jakobson Osipovich: 1896 - 1982, là một nhà ngôn ngữ học và nhà lý luận văn học người Mỹ, gốc Nga. Chịu ảnh hưởng bởi các công trình của Ferdinand de Saussure, Jakobson cùng Nikolai Trubetzkoy, đã phát triển kỹ thuật phân tích các hệ thống âm thanh trong ngôn ngữ, áp dụng các kỹ thuật phân tích tương tự với cú pháp và hình thái, ý nghĩa trong ngôn ngữ). Thông qua ảnh hưởng quyết định của ông đối với Claude Lévi-Strauss và Roland Barthes, những người khác, Jakobson đã trở thành một nhân vật quan trọng trong việc sử dụng các phân tích cấu trúc với các môn học ngoài ngôn ngữ học, bao gồm cả nhân học và lý thuyết văn học.

Ngôn ngữ học cấu trúc của N. Troubetzkoy: Hoàng thân Nikolai Sergeyevich Trubetzkoy 1890 – 1938, là một nhà ngôn ngữ học và lịch sử Nga, người đặt nền móng cho Trường phái ngôn ngữ học cấu trúc Prague. Ông được coi là người sáng lập bộ môn Ngữ âm học hình thái; là giáo sư Ngữ văn Slavic tại Đại học Vienna (1922-1938). Ông chết vì một cơn đau tim do sự đàn áp của Đức Quốc xã sau khi xuất bản một bài viết phê phán các lý thuyết của Hitler. Đóng góp chủ yếu của Trubetzkoy cho ngôn ngữ học thuộc về lĩnh vực âm vị học, đặc biệt là việc phân tích các hệ thống âm vị của các ngôn ngữ riêng và tìm kiếm các quy luật phổ biến về ngữ âm. Kiệt tác Grundzüge der Phonologie (Nguyên tắc của Âm vị học), được công bố sau khi ông mất. Cuốn sách nổi tiếng với định nghĩa âm vị là đơn vị đặc biệt nhỏ nhất trong cấu trúc của một ngôn ngữ nhất định.

Tab.2: So sánh định nghĩa cấu trúc của Trubetzkoi và Levi-Strauss

Trubetzkoy, Nikolai (1969). Principles of phonology. Berkeley: University of California Press.
Claude Lévi-Strauss, Anthropologie structurale. Paris, Plon, Agora, 1958 et 1974.

1. Ngôn ngữ học cấu trúc chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ các hiện tượng ngôn ngữ có ý thức sang cơ tầng vô thức của chúng;

1. Một cấu trúc phải thể hiện đặc trưng hệ thống. Nó bao gồm các yếu tố sao cho bất kỳ biến đổi nào của chúng cũng tạo ra sự biến đổi của tất cả các yếu tố khác;
2. Nó không xử lý các từ như những thực thể độc lập, mà được dùng làm cơ sở cho việc phân tích các mối quan hệ giữa các từ;

2. Bất kỳ mô hình nào thuộc một nhóm các biến đổi mỗi biến đổi đều tương ứng với một mô hình của cùng một dòng, vì vậy toàn bộ các biến đổi này tạo thành một nhóm mô hình;  
3. Ngôn ngữ học cấu trúc là ngôn ngữ học hệ thống - “…các âm vị luôn là một phần của một hệ thống; các hệ thống âm vị cụ thể làm sáng tỏ cấu trúc của chúng" 
3. Các thuộc tính được đề cập ở trên có thể tiên đoán mô hình sẽ phản ứng ra sao trong trường hợp biến đổi của một trong các yếu tố của nó;  
4. Ngôn ngữ học cấu trúc nhằm phát hiện các quy luật phổ quát, bằng phương pháp quy nạp [từ cụ thể đến phổ biến] hoặc bằng suy luận logic, đem đến cho chúng một đặc trưng tuyệt đối.

4. Mô hình phải được tạo dựng sao cho sự vận hành của nó có thể giải thích cho tất cả các sự kiện được quan sát. ....)” (...)

Jacques Derrida và Giải cấu trúc: Jacques Derrida [1930-2004], là nhà triết học Pháp sinh tại Algeria, trong một gia đình Do Thái. Từ 1960-1964, ông dạy triết tại Sorbonne, và là trợ giảng cho Suzanne Bachelard [con gái của Gaston Bachelard], Canguilhem, Paul Ricœur và Jean Wahl. Năm 1964 ông trở thành giảng viên chính thức tại École Normale Supérieure, cho đến 1984. Năm 1967, ông công bố ba cuốn sách đầu tay Écriture et Difference [Viết và Khác biệt], La Voix et Phenomene [Tiếng nói và Hiện tượng], và De la Grammatologie [Về Văn phạm học], trở thành tuyên ngôn cho một trào lưu tư tưởng, triết học và xã hội mới, trào lưu giải cấu trúc. Năm 1986, ông trở thành giáo sư về các ngành nhân văn tại Đại học California, Irvine và giảng dạy ở đó cho đến khi chết vào năm 2004.

Vấn đề đặt ra cho Derrida trên con đường giải cấu trúc luận: Đối với Levi-Strauss, cấu trúc là sự liên kết giữa các yếu tố khác biệt; cấu trúc luận là sự liên kết giữa các yếu tố khác biệt theo nguyên tắc đối lập hay còn gọi là nguyên tắc nhị phân. Sự sống còn của cấu trúc luận là duy trì được sự khác biệt bằng phương thức liên kết nhị phân giữa các khác biệt với nhau. Vì vậy xóa bỏ được sự khác biệt nhị phân có nghĩa là giải gỡ được liên kết, và ngược lại, giải gỡ được mối liên kết nhị phân có nghĩa là xóa bỏ được sự khác biệt cũng đồng nghĩa với việc giải bỏ được cấu trúc. Bí quyết để xóa bỏ sự khác biệt là phát hiện ra được nhân tố trung tâm chi phối cấu trúc và duy trì cấu trúc, trong khi đặc tính của nhân tố trung tâm là nằm ngoài cấu trúc và không chịu sự chi phối của cấu trúc. Vậy thì Derrida đã làm cách nào để phát hiện được cái nhân tố bí ẩn đó, để xóa bỏ được một truyền thống tư duy đã thống trị tri thức nhân loại suốt vài nghìn năm, tối thiểu là từ thời Hy Lạp cổ đại?.

Difference thành differ[a]nce: Cuộc cách mạng “không tiền khoáng hậu” của Derrida: Cái tên cuộc cách mạng “không tiền khoáng hậu” về ngôn ngữ được dành để vinh danh công lao của Ferdinand de Saussure khi ông phân lập được cặp khác biệt giữa ngôn ngữ (langue) và tiếng nói (parole) được kết hợp thành một hệ thống nhị phân, làm nền tảng cho toàn bộ tòa lâu đài ngành ngôn ngữ học hiện đại. Tiếng nói (parole) thuộc về lĩnh vực cá nhân và tự nhiên nên nó không phải là đối tượng của ngôn ngữ học; trong khi đó ngôn ngữ (langue) là một loại thể chế xã hội, nên nó mới là đối tượng của ngôn ngữ học. Derrira đã bác bỏ học thuyết này một cách rất đơn giản và thực nghiệm bằng cách sử dụng chính từ difference [khác biệt] làm một thực nghiệm: thay âm [e] trong từ đó bằng âm [a] thành [differance]. Trong mọi cấu trúc, nguyên tắc của sự khác biệt là nhị phân, nhưng trung tâm của sự khác biệt giữa difference thành differ[a]nce lại chính là việc viết; trong khi đó nếu đọc [bằng tiếng Pháp] thì hai từ trên không hề khác biệt. Phản cấu trúc luận Levi-Strauss: Trong mọi cấu trúc nhị phân thì nhân tố đứng trước, luôn giá trị hơn, quan trọng hơn, có ý nghĩa hơn, có ích hơn nhân tố đứng sau, ví dụ: Tốt/xấu, Thiện/ác, Sáng/tối, Nam/nữ, Phải/trái, các nhân tố đứng trước bao giờ cũng có giá trị áp đảo so với phần đứng sau. Derrida bác bỏ toàn bộ nguyên lý nhị phân, các cặp đối lập; phủ định tính cân bằng trong cấu trúc luận Levi-Strauss. Derrida đã bác bỏ quan điểm nền tảng Cấu trúc luận của Claude Lévi- Strauss cho rằng tính cấu trúc là một thuộc tính “cố hữu / bản thể” của mọi cấu trúc. Các đối lập được dựng nên một cách giả tạo như: tự nhiên/văn hóa, phổ quát/ chuẩn mực đã bị triệt tiêu. “Sự cấm kỵ của loạn luân vừa mang tính phổ quát (tự nhiên) vừa là một sự cấm kỵ, một hệ thống chuẩn mực (văn hóa)”.

Nhân tố trung tâm trong cấu trúc và giải cấu trúc: Mọi hệ thống cấu trúc đều được tạo bởi các cặp đối lập nhị phân, và phải có một trung tâm, nơi phát xuất của toàn bộ hệ thống và xác quyết ý nghĩa của hệ thống, ít nhất là tính chất hiện hữu của nó. Derrida chỉ ra rằng, khái niệm trung tâm có hai đặc điểm: i) là nơi phát xuất của hệ thống và bảo đảm cho mọi thành phần trong hệ thống đó có được tính chất tương liên; ii) chính trung tâm cũng là yếu tố VƯỢT RA NGOÀI HỆ THỐNG, không được điều phối bởi các quy luật của hệ thống. Trung tâm là phần cốt lõi của mọi hệ thống, không gì trong hệ thống có thể thay thế được nó, vì vậy trung tâm bao giờ cũng mang tính tuyệt đối. Trung tâm là nơi phát xuất sự mâu thuẫn, vì nó là phần cốt yếu kiến tạo nên hệ thống mà không thuộc vào hệ thống, nó không phải là một thành phần của tính toàn thể; cấu trúc trung tâm, đóng phần quan trọng nhất của một hệ thống, trở thành mâu thuẫn trong tính chặt chẽ của nó.

Giải cấu trúc và yếu tố trò chơi [le jeu]: Theo Derrida chức năng của các cặp đối lập là bất cân xứng ngay trong hai yếu tố của cặp đối lập: A không bằng b, nhưng A sẽ không có nghĩa nếu không có b và ngược lại. Khi phá vỡ ranh giới đối lập giữa hai yếu tố, tính chất đối lập bị khủng hoảng, sự gắn kết sẽ trở nên lỏng lẻo và một trong hai yếu tố sẽ bị trượt ra ngoài nguyên tắc của hệ thống, trở thành yếu tố tự do. Một trong hai thành tố của cặp đối lập trở thành yếu tố trò chơi [le jeu] và phá vỡ sự gắn kết hai yếu tố trong cặp đối lập - tính ổn định và tính gắn kết - để hiện hữu. Giải cấu trúc là mâu thuẫn nội tại tự thân phá vỡ tính chất hiện hữu (le jeu est le discruption de la présence). 

Các cấu trúc cơ bản của quan hệ thân tộc: Levi-Strauss sử dụng cấu trúc để diễn giải các mối quan hệ thân tộc: khái niệm người cha không tồn tại bởi chính nó; có cha chỉ vì ông ta có con trai và ngược lại (tương tự như vậy, đối với cả người mẹ và con gái, cậu và cháu, vv). Quan hệ thân tộc thể hiện các chức năng gia đình; đây không phải là những cá nhân chịu trách nhiệm về các chức năng này, mà chính cấu trúc gia đình làm cho các chức năng đó xuất hiện. Các cấu trúc thân tộc có được là từ các quy ước xã hội áp đặt cho các cá nhân. Quy luật phổ quát của cấu trúc quan hệ thân tộc là: "mối quan hệ giữa người cậu và cháu trai, mối quan hệ giữa anh em trai và chị em gái, như mối quan hệ giữa cha và con trai là mối quan hệ giữa chồng và vợ. (Claude Lévi-Strauss, Anthropologie structurale. Paris, Plon, Agora, 1958 et 1974].

Cấu trúc nhị phân theo hai nửa ngoại hôn: Lévi-Strauss cho rằng xã hội được chia thành hai nửa ngoại hôn [exogamous], thì tương đồng về phương diện cấu trúc, và (thường) "cưới nhau". Ông phân định thành ba hình thức cơ bản của việc phân chia tiêu biểu của các xã hội ngoại hôn "nhị phân như sau: Nhị phân xuyên tâm (dualité diametric) tồn tại khi một nhóm được chia thành hai nửa với vị thế bình đẳng. Nhị phân đồng tâm (dualité concentric) xuất hiện khi xã hội được phân chia thành một phần "trung tâm" và một phần "ngoại vi" một phần, trong đó trung tâm có vị thế cao hơn ngoại vi (ví dụ như nhà của một người đàn ông trung tâm với những ngôi nhà của phụ nữ làm thành một vòng tròn xung quanh nó). Các nhóm bộ Ba (Triads), đó là các bộ phận được chia thành nhiều hơn hai phần, bằng cách cho rằng chúng hoặc có thể được chia thành hai nửa bằng nhau (8 = 4 + 4) - hoặc có thể biệt lập một bộ phận đơn lẻ và phân chia các phần còn lại thành hai, thì được một bộ ba (17 = 1 + 8 + 8).

Chuyển đổi cấu trúc nhị phân và bộ ba: Ba loại ấy là các giai đoạn liên tiếp trong một quá trình: nhị phân xuyên tâm được chuyển đổi thành nhị phân đồng tâm khi đường tách biệt giữa hai nửa ("đường kính") được "trừu tượng hóa", "nâng lên một cấp độ cao hơn ", và nó không còn một đường phân chia nữa, là một điểm định hướng (một "trung tâm"). Các bộ ba (triads) phát sinh khi cả trung tâm và hai nửa được "khách thể hóa" - được coi là các thực thể ổn định, riêng biệt với một "cuộc sống của riêng mình". Các nhị phân xuyên tâm thực nghiệm (chẳng hạn như các nửa) có chức năng làm ra một khác biệt - một đối lập với một "tên gọi" - nghĩa - có thể được đính kèm. Nghĩa, như Bateson đã nói, là một "khác biệt làm ra một khác biệt" (1970: 453).

Tư duy nhị phân trong phân loại hoang dã: Người Da đỏ Navaho, là những “nhà phân loại vĩ đại”, chia sinh vật thành hai loại, theo tiêu chí có/ không có giọng nói. Những sinh vật không có giọng nói bao gồm các loài động vật và thực vật. Các loài động vật được chia thành ba nhóm: "đi", "bay", hay "bò"; mỗi nhóm lại chia thành phụ nhóm kép: "đi trên cạn" và "đi dưới nước", hoặc "đi ngày" và "đi đêm". Loài chim được chia đối lập: đực/ cái, theo tiêu chí giới, theo kích cỡ, màu sắc, các chức năng ma thuật, bất kể có cùng loại hay không. (Reichard, j, 2).  Nguyên tắc nhị phân, theo các tiêu chí khái quát như: hình dáng (phẳng, dày, xoắn ốc, hình lá xương rồng, hình bầu, hình trứng, hình lưỡi bò, vv), theo thuộc tính kết cấu (bở, đàn hồi, nhớt, vv); theo giới tính (gái hay trai). (La Barre.) [Chapitre II, La Logique des classifications totémiques, La Pensée Sauvage, 1962, Plon].

Huyền thoại và cấu trúc nhị phân: Huyền thoại giải thích thế giới bằng thể loại cấu trúc nhị phân: Giai đoạn đầu là: Sáng/ tối, Trời/đất, Nam/nữ, Đất/nước; Nước được chia thành nước biển/ nước mưa; Nước có lợi / nước có hại. Đây là thời điểm tiết lộ cách cấu tạo nghĩa. giai đoạn thứ hai, các loại hiện tượng tự nhiên này cung cấp cơ sở cho việc giải thích các thể loại văn hóa khái quát và trừu tượng hơn. Những phân loại dị thường, có chứa các yếu tố từ cả hai cực ví dụ: cặp đối lập thần/người là phân loại bất thường, phẩm chất của cả con người lẫn thần linh. c thể loại dị thường được gia thêm ý nghĩa; chúng rắc rối, phức tạp hơn và năng lực ký hiệu học cao hơn; gây nguy hiểm cho cơ sở nhị phân cấu thành ý nghĩa của một nền văn hóa nhất định. Các nền văn hóa kiểm soát các kiểu loại này bằng phân loại “cấm kỵhoặc “ linh thiêng”, có chức năng liên kết giữa hai cực vốn được coi là đáng sợ và đầy hiểm họa: Chúa Kitô liên kết trần gian và thiên đường; ma cà rồng liên kết người sống với người chết.

Cấu trúc nhị phân ba yếu tố: Truyền thống bảo thủ đặc trưng cho các xã hội lạnh, nhưng cần có sáng tạo để xác lập các biến đổi chính cái cấu trúc họ tìm cách bảo lưu. Trong "Logic phân loại vật tổ", Levi-Strauss đã nói rõ tính chất mong manh của phân loại "totem" trước những thay đổi nhân khẩu học của các thị tộc: gấu, đại bàng và rùa, tượng trưng cho ba yếu tố đất, nước và không khí. Biến đổi nhân khẩu học gây ra sự tuyệt chủng của thị tộc Gấusự sinh sôi nảy nở của thị tộc Rùa; vấn đề được đặt ra là bảo tồn cấu trúc tổ chức thị tộc của mình trong biến đổi đó. Từ cấu trúc nhị phân hai yếu tố, chuyển hóa thành cấu trúc nhị phân ba yếu tố bởi quá trình phân chia của thị tộc Rùa thành hai tiểu thị tộc, Rùa xám và Rùa vàng, sau đó được phát triển thành các thị tộc đầy đủ (Tab 3).

Tab. 3: Biến đổi dẫn đến thay thế tổ chức thị tộc

Cấu trúc ban đầu

Cấu trúc đã chuyển đổi

Gấu
Đại bàng
Rùa
Đại bàng


(Đất)
(Không khí)
(Nước)
(Không khí)
Rùa vàng
Rùa xám




Nước (Ngày)
Nước (Đêm)

Tab.4: Cấu trúc 4 bên của hệ thống các thị tộc mới:


Không khí
Nước
Ngày
Đại bàng
Rùa vàng
Đêm

Rùa xám

Cấu trúc nhị phân trong mối tương quan bốn yếu tố: Yếu tố hoàn toàn mới ở đây là ba tên gọi của hệ thống hiện được sản sinh bởi vai trò của hai cặp nhị phân liên tiếp, và bởi mô thức “bộ ba tối giản". Thực ra đó sự phân đôi đầu tiên giữa thị tộc Đại bàng và thị tộc Rùa, tương ứng với sự đối lập giữa Không khí và Nước, được lưu giữ như là phần còn lại từ cấu trúc trước đó, và một sự phân đôi mới giữa hai giống rùa, Rùa vàng và Rùa xám, chức năng tượng trưng cho sự đối lập của Ngày và Đêm. Bằng việc quay trở lại với một cấu trúc nhị phân bộ ba, ông đã xây dựng được một cấu trúc bốn mối tương liên giữa: i) ngày và ii) đêm; iii) không khí và iv) nước trong hệ thống bộ ba: i) đại bàng; ii) rùa vàng; và iii) rùa xám, trong đó thị tộc Đại bàng đã chuyển hóa bởi nhân tố trung gian “nhân khẩu học”.

Lớp nghĩa sâu của huyền thoại bên dưới phép đối lập cấu trúc: Một cặp nhị phân cơ bản được Lévi-Strauss khảo sát Tự nhiên /Văn hóa. Tự nhiên được coi là tình cảm-bản năng, còn Văn hóa được coi là trí tuệ. Tự nhiên cũng có những quy tắc và luật lệ ấn định những gì là đúng đắn và những gì là sai trái. Vì vậy mà chúng cũng tham gia vào quá trình sáng tạo ra trật tự xã hội. Vấn đề còn lại : đâu là nơi Tự nhiên kết thúc và văn hóa bắt đầu; huyền thoại xuất hiện như một phương tiện để giải thích và hòa giải. Trong cuốn Món sống và Món chín năm [1964], Lévi-Strauss khám phá mối quan hệ tự nhiên / văn hóa dựa trên cấp độ nấu nướng - việc chuyển đổi nấu ăn thành một tiến trình văn hóa. Hành động nấu ăn được Lévi-Strauss coi là một thể loại bất thường thực phẩm vốn hằng xuyên cắt qua các ranh giới của các thể loại Tự nhiên Văn hóa. Vì vậy, người nấu bếp là một loại tác nhân văn hóa, liên kết các sản phẩm sống với người tiêu thụ.

Chuyển hóa Tự nhiên – Văn hóa thông qua ẩm thực: Vai trò của người nấu phải đảm bảo rằng cái tự nhiên phải được nấu chín và trải qua một quá trình xã hội hoá. Việc phân tích huyền thoại liên quan đến thực phẩm và nấu ăn dựa trên ba tiền đề bản: Nấu ăn là một ngôn ngữ, và giống như bất kỳ ngôn ngữ nào, nó có một cấu trúc vô thức được tạo thành bởi những đối lập nhị phân; Nấu ăn được cấu trúc bởi loại tam giác ẩm thực: sống / chín / lên men - một bộ ba [triad] trong đó bao gồm một cặp đối lập giữa Tự nhiên / Văn hóa và Chuẩn bị công phu [nấu chín]/ Không được chuẩn bị gì [ăn sống]; Thực tế, cái tam giác trừu tượng này bắt đầu được lấp đầy bằng một số cặp đối lập, chẳng hạn như nướng / luộc, tương ứng với các cặp sống sít / chín [bằng lên men].

Cấu trúc nhị phân Tự nhiên – Văn hóa Nam – Nữ trong ẩm thực: Có hai cấp độ ẩm thực cơ bản: i) loại chín, chuyển đổi VĂN HÓA của thực phẩm sống; và ii) loại lên men là chuyển đổi TỰ NHIÊN. Nếu thịt sống/tái thì vẫn còn gần gũi với TỰ NHIÊN, còn nấu, ninh, hầm kỹ thì gần với VĂN HÓA. Mỗi thể loại được gán cho một mức độ uy tín xã hội khác nhau, và giá trị xã hội được gán cho nhiều cách thức nấu ăn khác nhau. thực phẩm nấu bằng nước đại diện cho trạng thái phát triển hơn, tinh tế và giá trị hơn so với thực phẩm nấu bằng không khí (quay nướng). Nội ẩm thực [endo-cuisine] thực hiện trong gia đình (với các món hầm, ninh, nấu chín kỹ), thộc NỮ TÍNH. Ngoại ẩm thực [exo-cuisine] gồm các món quay chín tái, với các lễ kỷ niệm công cộng, ngoài trời, thuộc NAM TÍNH.

Cấu trúc nhị phân đồng tâm và xuyên tâm ba cấp độ: Trong ngôi làng người Bororo, Levi-Strauss đã chỉ ra một cấu trúc đồng tâm [concentric structure] và hai cấu trúc xuyên tâm [diametric structure], tồn tại bên cạnh nhau với ba cấp độ. Trong làng này có tám thị tộc, mỗi thị tộc được chia thành ba: tầng lớp Trên, tầng lớp Giữa,tầng lớp Dưới; và có một quy tắc đòi hỏi một người ở tầng lớp Trên thuộc nửa này cưới một người ở tầng lớp trên thuộc nửa khác, tương tự như vậy đối với một người ở tầng lớp Giữa, và một người ở tầng lớp Dưới. Quy tắc hôn nhân ấy rõ ràng đã chuyển đổi hệ thống ngoại hôn của xã hội Bororo thành một hệ thống ngoại hôn ba cấp độ, vì xã hội Bororo ở đây được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm gồm những cá nhân không có mối quan hệ thân tộc với các thành viên của hai nhóm kia [Claude Lévi-Strauss, Anthropologie structurale. Paris, Plon, Agora, 1958].

Phép loại suy và sự biến đổi cấu trúc: Việc phân biệt giữa hai loài rùa được hiểu như là một sự đối lập giữa ngày và đêm, và nó đem đến một mô hình loại suy để có sự phân biệt mới giữa hai thị tộc. Cấu trúc đó luôn là kết quả của việc tái tổ chức một tình trạng trước đây: Levi-Strauss đã so sánh tư duy biểu tượng với hành động gắn chắp [bricolage] luôn luôn vận hành nhờ vào những thừa của các trạng thái trước đó của hệ thống. Sự hình thành biến đổi của cấu trúc là hai hiện tượng đồng thời và tương liên với nhau, bởi vì cấu trúc này là một cỗ máy khổng lồ có khả năng tạo ra một tổ chức hợp lý từ những sự kiện ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nó. Phép loại suy ấy sẽ được minh họa bằng phân tích cấu trúc từ các huyền thoại cụ thể được đặc trưng bởi quá trình phức tạp hơn, và có thể thấy rõ dựa trên các phát triển của Levi-Strauss trong công trình L’Origine  des  manières [Nguồn gốc của các kiểu loại] với hai huyền thoại ArapahoOjibwa sẽ được tóm lược dưới đây.

M447 Ojibwa: Cưới các ngôi sao (tóm tắt): Có một thời hai chị em, một khôn ngoan và một ngu ngốc, sống cùng nhau họ nuôi một con chó để săn bắt thú. Một ngày nọ, trong một mùa đông khắc nghiệt, con chó của họ đã bị sói giết chết. Hai chị em không có gì để ăn mặc. Sau đó, họ nhìn thấy một con nhím ẩn mình dưới một gốc cây. Quá thèm muốn những chiếc lông con vật [được coi là rất giá trị có thể dùng để làm kim đan thêu đồ trang sức], người chị gái ngu chấp nhận ngồi lên gốc cây vì con nhím hứa sẽ cho những chiếc lông đẹp nhất. Con nhím dùng chiếc đuôi đánh mạnh phóng những chiếc lông nhọn hoắt về phía người chị ngu, làm cho mông cô ta sưng tấy, khiến cô không thể đi nổi, và em gái đã phải kéo cô vào chiếc xe trượt của mình. Họ đến gần một cái hồ, và người chị leo lên cây để với lấy một tổ chim. Bị mắc kẹt trên ngọn cây cao, sau đó hai chị em đã được một con Lửng [carcajou] giải cứu họ đã hứa cưới con Lửng đó. Nhưng con Lửng suýt giết chết người chị ngu khi làm tình với cô, và người em đã phải dùng cây rìu để giải cứu chị mình. Sau khi hồi tỉnh vì thoát khỏi rủi ro, hai chị em đã được Nänabushu, trùm lường gạt giúp đỡ, hắn giả vờ bị bệnh để được hai chị em chăm sóc. Được một con chuột ham muốn tội lỗi với chủ của họ mách cho, hai chị em đã chạy lên trời để thoát thân. Ở đó, họ đã bàn cãi về các ngôi sao để xem ngôi sao nào sẽ là người chồng tốt hơn. Người chị ngu chọn một ngôi sao nhợt nhạt, còn người em khôn ngoan đã chọn ngôi sao sáng rực. Vào buổi sáng, người chị thức dậy bên cạnh một người đàn ông già nua, còn người em thì được hạnh phúc bên người chồng trẻ tuổi đẹp trai.

M428 Arapaho: Cưới các ngôi sao (tóm tắt): Trước đây, Mặt trời và Mặt trăng sống ở trên trời cùng cha mẹ mình. Một ngày, hai anh em đã tranh cãi nhau về việc chọn vợ: Mặt trăng thì muốn vợ người, còn Mặt trời lại ưa thích một con cóc vì các động vật lưỡng cư có thể nhìn vào Mặt trời mà không cần nheo mắt và nhăn nhó. Vì vậy ai ai cũng đã đi theo tán tỉnh vợ Mặt trời. Mặt trăng đến một căn lều và thấy hai cô gái trẻ. Chàng bắt một cô lên bầu trời thay đổi mình thành một con nhím: thèm muốn những chiếc lông quý giành tặng mẹ mình, người phụ nữ trẻ đuổi theo con vật lên đến ngọn cây. Khi Mặt trăng làm hiện hình lại dáng vẻ con người, bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của người theo đuổi mình, đã đồng ý kết hôn với chàng. Hai anh em mang vợ về ở với cha mẹ. Thấy người vợ Mặt trăng quá đẹp, Mặt trời hối hận vì người vợ cóc xấu xí và hoang dâm. Đó cũng là lúc tổ chức lại cuộc sống của con người: vạn vật đều có được tên gọi và chức năng của mình, tất cả đàn ông và đàn bà đều bắt đầu biết về các khuôn mẫu phẩm hạnh của họ. Nhưng khi người vợ của Mặt trăng học được cách thức thực hiện công việc nội trợnuôi trồng cùng mẹ chồng, thì vợ cóc của Mặt trời vẫn giữ thói lười nhác. Đúng lúc đó thì vợ Mặt trăng đột nhiên sinh được một đứa con vốn được thụ thai vào đúng cái ngày nàng bị bắt lên trời. Cả vũ trụ đều mê mẩn về vẻ đẹp của trẻ sơ sinh, trừ người vợ cóc của Mặt trời. Bực tức không ngừng trêu chọc Mặt trăng, người vợ cóc nhảy lên ngực Mặt trăng sinh sống luôn ở đó [đó chính cách giải thích về các đốm đen trên Mặt trăng]. Sau khi có cháu, người cha của hai anh em kết thúc công việc khai hóa của ông bằng cách ấn định khoảng thời gian mang thai cho phụ nữ mười tháng, để tránh lộn xộn khi sinh nở không mong muốn.

Thao tác phân tích huyền thoại của Levi-Strauss: Ở đây chúng ta có hai huyền thoại khác nhau, điểm chung dường như chỉ nằm trong sự can thiệp của con nhím và của thức phụ nữ trần gian lấy các ngôi sao làm chồng. Levi-Strauss cho rằng huyền thoại thứ hai được hình thành bởi sự biến đổi của huyền thoại đầu tiên, và chính quá trình này sẽ thu hút sự quan tâm của chúng ta. Để hiểu được những phân tích về sự biến đổi này, cần phải nhớ lại một số nguyên tắc của phương pháp phân tích cấu trúc huyền thoại của Levi-Strauss dựa trên những thành tựu của âm vị học, cho thấy các âm thanh của một ngôn ngữ thiết lập một hệ thống có cấu trúc với một số lượng nhỏ những đối lập nhị phân. Jakobson nhấn mạnh rằng cách duy nhất để xác định các giá trị của mỗi âm vị là để làm nổi bật hệ thống các mối quan hệ đối lập giữa các âm vị của hệ thống đó.

Ứng dụng phân tích của Levi-Strauss: Có bốn nhân vật được kết nối bởi hai mối quan hệ đối lập: đối lập giới tính giữa nam và nữ, đối lập giữa vị thế xã hội cao và thấp, được gộp vào sự đối lập giữa t nhiên và văn hóa: sự khác biệt giới tính là một sự khác biệt tự nhiên, trong khi đó trật tự xã hội lại thuộc về văn hóa. Một hệ thống âm vị học giúp cho người nói phân tích các âm thanh của ngôn ngữ, còn huyền thoại đối với Lévi-Strauss lại là một mạng khái niệm giúp một nền văn hóa phân tích thế giới xung quanh mình. Bản chất của mối quan hệ chuyển đổi hợp nhất Huyền thoại số 447 và Huyền thoại số 428, thể hiện trong đoạn kể về con nhím. Tab. 5 & 6 thể hiện cô đọng các phân tích của Levi-Strauss về các biến đổi ảnh hưởng đến đoạn này từ các phiên bản khác nhau.

Tab. 5: Các mối quan hệ biến đổi giữa M447 và M428


Huyền thoại số 447

Huyền thoại số 428

Các biến đổi


Hai chị em nhìn thấy con nhím

1
Dưới thấp
Trên cao
Đảo ngược theo trục dọc: cao/thấp
2
Một cái cây đổ
Một cây đứng thẳng
Xoay / trục không gian dọc/ngang
3
Con nhím là nhân tố bên trong
Con nhím là nhân tố bên ngoài
Đảo ngược mối quan hệ: bên trong/bên ngoài
4
Cô gái ngu thèm muốn lông nhím
Cô gái khôn thèm muốn lông nhím
Đảo ngược trên trục đạo đức: khôn ngoan/ngu tối
5
Đối với bản thân
Đối với mẹ mình
Đảo ngược trên trục đạo đức: vị kỷ / vị tha

Tab. 6: Các mối quan hệ biến đổi giữa M447 và M428


Huyền thoại số 447 Ojibwa 
Huyền thoại số 428 Arapaho 
Biến đổi

Hai chị em nhìn thấy một con nhím

1
Dưới thấp
Trên cao
Đảo ngược theo trục dọc: cao/thấp
2
Một cái cây đổ
Một cây đứng thẳng
Xoay / trục không gian dọc/ngang
3
Nhím - nhân tố bên trong
Nhím - nhân tố bên ngoài
Đảo ngược mối quan hệ: bên trong/bên ngoài
4
ngu muốn lông nhím
khôn muốn lông nhím
Đảo ngược trên trục đạo đức: khôn/ngu
5
Đối với bản thân
Đối với mẹ mình
Đảo ngược trên trục đạo đức: vị kỷ / vị tha
6
ta cúi xuống con nhím
Cô trèo lên theo con nhím
Đảo chiều dọc: trên xuống / dưới lên
7
Nhím - động vật hung dữ
Nhím - động vật quyến rũ
Đảo ngược trục đạo đức: xung đột / kết hôn
8
Phá cuộc chinh phục
Làm mất trinh kẻ chinh phục
Đảo ngược trục đạo đức: thâm nhập = chấn thương / thâm nhập =  quan hệ tình dục
9
Từ phía sau
Từ phía trước
Đảo ngược theo trục ngang
10
Cuộc phiêu lưu đi bộ
Cuộc phiêu lưu kiểu ma thuật
Đảo ngược khả năng di chuyển: bất động / di chuyển kiểu ma thuật
11
Dưới trái đất
Từ trái đất lên đến trời
Xoay vòng trục không gian: dọc / ngang

Phân tích cấu trúc đối lập và chuyển hóa: Chai truyện đều được xây dựng trên cùng một khuôn mẫu, nhưng sự đảo ngược có hệ thống tất cả các mối quan hệ. Theo bình đồ không gian, phía dưới thay đổi lên trên (dòng 1), ngang thay dọc (dòng số 2 và 11), phía trước thay cho phía sau (dòng 9), bên trong thay cho bên ngoài (dòng 3), lên thay cho xuống (dòng 6). Theo bình đồ đạo đức, ngu ngốc chuyển hóa thành khôn ngoan (dòng 4), lòng vị tha thay cho tính vị kỷ (dòng 5), những xung đột thay bằng liên minh (dòng 7), và ý nghĩa của sự thâm nhập được đảo ngược. Chấn thương chỉ ra một cuộc xung đột giữa nhím và các cô gái, một hành động tình dục ghi dấu ấn hợp nhất của hai nhân vật (dòng 8).

Ý nghĩa của chuyển hóa thông qua biểu tượng nhím: Nhờ phân tích các đối lập cấu trúc nên các mối quan hệ giữa hai biến thể chủ yếu được dùng để xác định một hệ thống có thể nhận thức được trong tính đồng đại của nó”. Levi-Strauss đưa ra giả thuyết: đây là sự di cư của người Arapaho từ vùng sinh thái Canada xuống miền nam -  gây ra biến đổi: người Arapaho và Ojibwa thuộc cùng một ngữ tộc Algonkin; ban đầu họ sống ở phía Bắc. Cuộc di cư này dẫn đến sự chuyển đổi trong một thần thoại vốn trước đây chung cho tất cả người Algonkins chính là do sự vắng mặt của nhân vật nhím trong môi trường mới. Sự vắng mặt của nhím ở vùng người Arapaho một nghịch lý: giờ đây con vật này vẫn thực sự giữ được tầm quan trọng then chốt, vì vai trò của ngh thêu bằng lông nhím của người Arapaho.

Đổi mới và bảo thủ để duy trì cấu trúc thông qua biểu tượng nhím: Người Arapaho không thể kiếm được lông nhím bằng thương mại nữa; vị trí của nhím trở nên bấp bênh: chính là trục chuyển đổi vị trí của con người thông qua con nhím nằm trên một trục dọc nối trời và đất - trục tưởng tượng chuyển đổi vị trí với Mặt trời và Mặt trăng. Để đáp ứng tính bấp bênh này, huyền thoại tạo ra một loạt đảo ngược có hệ thống, tác động đến các tọa độ không gian (trên/dưới, trước/sau, trong/ngoài, vv), làm đảo ngược toàn bộ các mối quan hệ đạo đức nữa. Đây là một hiện tượng sáng tạo mang tính bảo thủ: cố kết để bảo tồn cái cấu trúc bất biến giữa các mối quan hệ ấy là rất mạnh mẽ, nó có thiên hướng xuyên tạc hình ảnh môi trường, tạo ra một môi trường ảo, chứ không phải để thừa nhận rằng các mối quan hệ với môi trường thực tế đã thay đổi” [Le Regard éloigné, p.160].

Zoèmes và việc bảo lưu cấu trúc bằng phép loại suy: Cá đuối [la raie] hiện diện trong các huyền thoại của một số bộ lạc ven biển Bắc Mỹ, khi vào vùng nội địa đã được thay thế bằng loài bướm, loài thú ăn kiến [fourmilier] ​​một biến thể là con lười [paresseux] trong một số huyền thoại Nam Mỹ. Chúng là các “zoèmes” được một nền văn hóa nắm bắt, dùng để xác định các khả năng thay thế: Loài thú ăn kiến [fourmilier] ​​và con lười, đặc thù sinh lý được tư duy huyền thoại lưu giữ: có chung đặc điểm là “thân nhiệt thấp, di chuyển rất chậmvà đặc biệt là “đại tiện rất khó khăn hoặc rất thưa”. Loài cá đuối [la raie] loài bướm [papillon] thay thế cho nhau vì cả hai đều có thể đóng vai trò “kẻ thao tác nhị phân” [d’opérateur binaire]: khi mở cánh [loài bướm] thì rất to lớn, nhưng khi khép cánh thì nhìn từ phía trước hoặc phía sau, đều rất nhỏ bé”, cũng hệt như loài cá đuối, khi nhìn từ trên xuống thì rất to lớn, nhưng nếu nhìn từ bên sườn thì dường như nó lại chỉ còn là một đường kẻ.

Huyền thoại Phù Đổng Thiên vương: Chuyện kể rằng: đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng có tiếng là phúc đức, muộn con. Bà thấy một vết chân to liền ướm thử, thụ thai và mười hai tháng sau sinh một trai rất khôi ngô. Nhưng lạ thay, đứa trẻ lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.Bấy giờ có giặc Ân mạnh đến xâm phạm, vua lo sợ, truyền cho sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe bỗng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây“, bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt biết phun lửa, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nhà vua truyền làm gấp những vật chú bé dặn. Chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Nhà không đủ nuôi, bà con đều vui lòng góp gạo thóc, dưa cà nuôi chú bé, mong chú giết giặc, cứu nước.

Thử phân tích cấu trúc huyền thoại Phù Đổng Thiên vương: Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt biết phun lửa, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt; vỗ vào mông ngựa, ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa lao vào thiên binh vạn mã, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), giặc tan vỡ. Rồi tráng sỹ lên đỉnh núi Sóc Sơn cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội rất to; tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa ngả màu vàng óng, còn những vết chân ngựa nay thành vô số hồ ao; lửa thiêu cháy một làng, nên gọi làng Cháy.

Vài chi tiết nhị phân phồn thực của hội Gióng (I) GS. Nguyễn Văn Huyên và tư tưởng: Trung/Hiếu; Thuận /Nghịch [Nguyễn Văn Huyên 1937,1996. Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Nxb. KHXH, Hà Nội 1996, Tập II, tr. 1-68.]: Vai lính của thần là trai tráng  từ 18-36 tuổi, gồm 10 đội quân, mỗi đội 1 chỉ huy và 15 binh lính, ngoài ra có 12 trai tráng của làng Phủ Đổng là đội vệ binh. Giặc Ân chỉ lấy đại diện là các viên tướng, vì vậy mỗi giáp trong cả tổng phải cung cấp 2 thiếu nữ từ 10-13 tuổi để có 24 viên tướng, trong đó có 2 nữ soái, một chánh – cô đẹp nhất, một phó. Chuẩn bị từ 1/3 cho đến 5/4 tập trung ở đề để tổng diễn tập; 6/4 kéo thành đám rước đến giếng để cọ rửa binh khí; ngày 8/4 đám rước đi thanh sát đội quân giặc. Ngày 9/4 chiến trận diễn ra thành hai giai đoạn, một ở Đống Đàm, lối vào làng Đổng Viên; một ở Sòi Bia, trước cửa đình Hạ Mã, thuộc làng Phù Đổng. Bãi chiến trường rất đơn giản, ở khu Đổng Viên, giữa hai con đê là hồ sen, trên khoảng ấy trải ba chiếc chiếu trắng, giữa mỗi chiếc chiếu có chiếc bát úp trên tờ giấy trắng. Chiếu tượng trưng cho đồng bằng [?], bát là đồi núi, giấy là mây [?], cạnh đê có dựng một đền thờ. Đám rước kéo đến, các ông hiệu chiêng, hiệu trống, hiệu tiểu cổ cầm cờ lệnh tập trung xung quanh những chiếc chiếu. Khoảng 2.30 chiều thì bắt đầu trận đánh, ông hiệu cờ tiến vào chiếc chiếu ở gần ban thờ: người ta vén hai tay áo rộng của ông, buộc ra sau lưng; vị thủ chỉ làng Phù Đổng mở lá cờ được gói sẵn trong chiếc bao thêu. Những mẫu giấy màu và gỗ hương đựng trong bao đổ tung ra, và người ta tranh nhau nhặt để lấy khước. Ông hiệu bước vào chiếu, nhấc chân hất chiếc bát và tờ giấy, tức là ông đã vượt qua núi qua mây [?], sau đó nhảy tại chỗ hai lần, quỳ gối xuống chiếu, phất cờ sang phải, sang trái xoay lá cờ quanh mình ba lần. Đám đông xướng to cùng đếm theo ông, để khỏi nhầm lẫn. Sau đó ông đứng dậy đi giật lùi khỏi chiếu. Đám đông nhảy bổ vào tranh nhau chiếc chiếu ấy, vì chỉ cần một mẩu chiếu nhỏ đến mấy cũng đủ may mắn, chữa khỏi bệnh tật, đàn bà vô sinh có thể sinh con. Cho nên trong khi chiến trận xảy ra thì không có chút thiệt hại nào, nhưng khi tranh mảnh chiếu lại thường có đổ máu. Cuộc chiến đấu thần bí còn lặp lại hai lần trên hai chiếc chiếu kia. Sẩm tối các tướng giặc xin hàng; mũ áo [không thấy GS. Huyên nhắc đến quần, hì hì…] của các tướng giặc bị lột, coi như họ bị chém đầu. Khi chiếc chiếu thứ ba bị giằng xé nốt thì cũng là lúc giặc Ân tan tành; bọn tướng giặc lộn xộn rút lui; còn các nữ soái thì được ngồi trên kiệu rước về làng Phù Đổng, mở tiệc ăn mừng. Trong thời gian hội, có phường Ải Lao múa hát lễ thần; phường này có gốc Lào, hàng năm họ cống vua Việt một đội hát xướng, sau không còn triều cống, vua Việt giao cho làng Phù Đổng tổ chức đội hát xướng để dâng thần điệu hát Ải Lao. Đội hát làng Hội Xá tham gia mỗi năm 20 người, họ đến Phù Đổng từ 6 đến 13/4, trong thời gian đó tổng Phù Đổng phải lo ăn ở cho họ ở chùa Kiến Sơ; một người đóng vai hổ bị bắt trói tế thần. Nội dung các bài hát của Hội Xá gồm: i) bài hát lưỡi câu; ii) bài hát săn hổ; iii) bài hát vây hổ; iv) bài hát lúc hổ bị bắt; bài hát sau cảnh diễn của hổ. Điệp khúc bắt buộc của các bài hát là: Cây ây gạo là là cao á cao, Trèo á lên là là trèo á lên, Cây cây gạo là là cao á cao. [gạo là loại cây biểu trưng phồn thực]. Nội dung bài hát II là: dưới thời Hùng vương thứ VI có 26 viên nữ tướng hùng cường, cậy sức đưa quân đến đóng chật một vùng Vũ Ninh; Trời cử thiên thần cưỡi ngựa sắt, cầm gươm vàng xuống giúp, phá giặc trong khoảng khắc.

Tab.7: Cấu trúc đối lập trong truyện Phù Đổng

Các đối lập

Biến đổi

Chân bình thường
Chân to quá khổ [ướm]
Có chửa
Trẻ bình thường
Gióng bất bình thường: lên ba không nói, không cười, không đi, không đứng
Biết nói, biết đi, biết suy nghĩ hành động phi phàm
Thời bình
Giặc xâm lược
Được đi đánh giặc
Ngựa thường
Ngựa sắt
Hí vang, biết phun lửa
Một đứa trẻ ăn
Cả cộng đồng nuôi
Lớn nhanh như thổi
Một chiến binh
Cả đoàn quân giặc Ân
Giặc thua
Dưới trần gian
Trên trời
Bay lên trời
Đứa trẻ
Anh hùng
Thánh hóa

Không còn đối lập
Trở thành vĩnh cửu

Hình tượng Gióng - Phù Đổng – một khác biệt tạo ra những khác biệt: Nhìn từ quan điểm Phật học, Gióng là một chủng tử, Duy thức tông cho rằng “giống như các loại mễ cốc từ hạt giống mà sinh trưởng, tất cả các hiện tượng vật chất (sắc pháp) và tinh thần (tâm pháp) cũng có hạt nhân sản sinh, hạt nhân ấy gọi là chủng tử. Hạt giống của vạn vật gọi là ngoại chủng; hạt giống của A Lại Da thức gọi là nội chủng. Nội chủng có chứa công năng sinh kết quả - các hiện diện” (presences). Nếu nhìn từ quan điểm thông tin hiện đại thì Gióng là một mã văn hóa Việt, một đơn vị thông tin, một đơn vị Ký hiệu: “Trong thực tế, đơn vị cơ bản của thông tin chính là một sự khác biệt làm ra một sự khác biệt, và nó có thể làm ra một sự khác biệt bởi vì liên tục biến đổi nên tự thân được cung cấp năng lượng. Bateson, Gregory 1972. Step to an Ecology of Mind collected Essays in Anthropology, Psychiatry, Evolution, and Epistemology, Gregory Bateson, Jason AronsonInc. Northvale,  New Jersey London, p.460.]

Tiếp cận huyền thoại Phù Đổng từ ngôn ngữ học: Về mặt ngữ âm học lịch sử, hai chữ Phù Đổng rất thân thuộc đối với người Việt nói riêng và với các cộng đồng người Đông Nam Á, hoặc/và Bách Việt nói chung. Phù Đổng tuy là chữ Hán Việt, nhưng là loại chữ Hán ghi âm tiếng Việt cổ. Phù có thể biến thành, hoặc là kết quả biến đổi của pù, pò, bố, bua, vua, , bu, bú, vú, VỢ v.v… Đổng có thể biến thành, hoặc là kết quả biến đổi của đống, trọng, đùng, khổng (lồ), CHỒNG v.v…Rất có thể nguyên nghĩa của Phù - Đổng là sự kết hợp thành VỢ - CHỒNG. Tagalog, cơ sở của ngôn ngữ quốc gia Filipino có từ nguyên “taga-ilog” có nghĩa là người “đến từ sông, biển”. Hiện nay trong một số cộng đồng người vùng Cordillera, Philippines vẫn tồn tại thể chế Pudong, Podong, Bodong, hay Vochong, loại thể chế cam kết chung sống hòa bình, tạo thành liên minh giữa hai cộng đồng vốn có những xích mích, mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh với nhau.

Cái tên Phù Đổng trong ngôn ngữ Malayo-Polinesian: Với người Ifugaos thì thể chế Vochong là phép màu hòa giải chiến trận giữa Aliguyon vùng Hananga và của Pumbakhayon vùng Daligdigan. Vochong đã khiến cả hai bên tham chiến đều không có kẻ bại trận. Aliguyon thách đấu với Pumbakhayon là người có sức mạnh thần linh. Phụ nữ khuyên họ từ bỏ chém giết, để duy trì nòi giống, bảo tồn bộ lạc bằng hôn nhân giữa hai bên theo thể chế Vochong. Aliguyon làm lễ cưới Bugan, chị gái của Pumbakhayon; còn Pumbakhayon cưới Aginaya, em gái của Aliguyon theo thể chế Podong, Vochong; Hai nhóm cư dân ở đây sống hòa thuận dưới sự lãnh đạo của những người cha huyền thoại, Aliguyon và Pumbakhayon. (Santiago,  L. Quindoza 2009).

Phù Đổng – thể chế Vochong: Người thuộc các văn hóa Soi Nhụ (khoảng 25.000 – 6.000 năm trước), Cái Bèo (khoảng 6.000 – 4.000 trước), Hạ Long (khoảng 4.000-3000 năm trước) đã góp phần tạo dựng ngữ hệ Malay-Polynesian, và cơ tầng Malay trong tiếng Việt cổ. Đợt biển tiến khoảng Holocene trung và các biến động lịch sử khác gây ra di cư lớn của các cộng đồng ven biển; Podong/Bodong/ Vochong chính là thể chế liên minh cộng đồng người tiền sử. Về ngôn ngữ học lịch sử, có thể chứng minh quá trình biến đổi ngữ âm từ Podong thành Phù Đổng, từ Vochong thành Phù Đổng, và ngược lại từ Phù Đổng thành Podong / Vochong - Vợ chồng. Thuận Vợ thuận Chồng bể Đông tát cạn - câu thành ngữ này có thể để chỉ sức mạnh của thể chế Vochong/Phù Đổng/Vợ chồng gắn bó thành một cộng đồng lớn, có sức mạnh để làm những công việc phi thường như Thánh Gióng – Phù Đổng đã làm.  

Phù Đổng – thể chế Vochong và tục kết chạ: Thể chế Vochong lưu dấu ấn trong tục kết chạ [kết nước nghĩa] ở Bắc Bộ, trùng với không gian tích truyện Thánh Dóng: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc. Ví dụ: làng Cao Thượng và Liên Chung (Tân Yên); làng Phú Cốc (Hiệp Hòa) với làng Soi Cốc (Phổ Yên); làng Xuân Biều với Cẩm Hoàng, làng Nga Trại với làng Đông Lâm (Hiệp Hòa). Năm 1592, thôn Kim Thượng (Sóc Sơn, Hà Nội) mở hội tế thần, bỗng con trâu tế lồng lên, vượt sông Cầu chạy sang phủ phục trước ngôi đền Trương Hống và Trương Hát (Trâu Lỗ); hai năm sau hai làng kết chạ. Làng Hương Câu và làng Phúc Linh kết chạ từ 200 năm trước nay vẫn duy trì; năm 2001, Hương Câu tôn tạo đình, dân Phúc Linh đã góp công sức, vật liệu, tiền của.

Mô hình cấu trúc nhị phân của GS. Hà Văn Tấn (Văn hóa Bắc Sơn với một truyền thống, một bình tuyến, trong Những hiện vật tàng trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam về văn hóa Bắc Sơn, Bảo tàng Lịch sử xuất bản, Hà Nội 1969; và trong Hà Văn Tấn – Theo dấu các văn hóa cổ, Nxb. KHXH, Hà Nội 1997.)  

Nội dung mô hình thời đại đá VN của GS. Hà Văn Tấn: Định nghĩa khái niệm truyền thống: hay chiều dọc, là những đặc trưng, những phong cách văn hóa đã được ổn định trong chiều sâu của thời gian và những thế hệ sau kế thừa được ở thế hệ trước. Định nghĩa khái niệm bình tuyến: hay mức ngang đánh dấu trình độ phát triển của cộng đồng người về mọi mặt mà trước hết là sức sản xuất. Trong các cộng đồng người cư trú gần nhau cái mặt ngang đó thường thể hiện ở mặt cùng niên đại. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng như vậy. Nếu nghiên cứu truyền thống là nghiên cứu các văn hóa diễn biến trong thời gian liên tục thì nghiên cứu bình tuyến là nghiên cứu các văn hóa trong lát cắt thời gian. Văn hóa Bắc Sơn chế tác đá cuội, phát triển từ văn hóa Hòa Bình. Hòa Bình là một văn hóa cuội; Bắc Sơn bắt nguồn từ văn hóa Hòa Bình nên truyền thống chế tác cuội Bắc Sơn là từ Hòa Bình. Quỳnh Văn không có kỹ thuật mài và không có công cụ cuội như ở Bắc Sơn, mà được chế tác từ đá gốc, nên không thể tìm nguồn gốc của nó ở văn hóa Hòa Bình, mà phải là truyền thống đá gốc. Truyền thống này có từ đá cũ sơ kỳ ở Núi Đọ. Người Núi Đọ cũng chế tác công cụ băng đá Basalt, còn ở Quỳnh Văn, công cụ chủ yếu bằng keratophyre – thạch anh. Ở Quỳnh Văn cũng còn những mảnh tước clackton kiểu sơ kỳ đồ đá cũ; và đã xuất hiện mảnh tước nhỏ dài và hạch đá hình lăng trụ. Vì vậy đó là một con đường khác với con đường công cụ cuội.

Nhân tố chuyển hóa trong mô hình thời đại đá VN của GS. Hà Văn Tấn: Truyền thống đá cuội tồn tại song song với truyền thống đá gốc; kỹ thuật mài xuất hiện trong văn hóa chế tác cuội Bắc Sơn. Rìu mài là đỉnh cao của truyền thống chế tác đá cuội, nhưng cũng phá vỡ truyền thống này; do đó cuội hay đá gốc chỉ còn là nguyên liệu, không ảnh hưởng đến loại hình công cụ nữa. Đến hậu kỳ đồ đá mới, các truyền thống đó hòa lẫn với nhau. Đó là chỗ gặp của hai con đường, một ngã ba. Tuy vậy các công cụ cuội ghè đẽo vẫn tồn tại dai dẳng về sau. Trong văn hóa Phùng Nguyên, và nhiều địa điểm muộn hơn vẫn còn tìm thấy công cụ ghè đẽo kiểu Hòa Bình hay kiểu Sơn Vi. [Như vậy kỹ thuật mài với tư cách là một NHÂN TỐ CHUYỂN HÓA đã khép lại sự KHÁC BIỆT giữa hai truyền thống giống như bất cứ nhân tố chuyển hóa nào đã khép lại các huyền thoại mà Levi-Strauss đã khảo sát bằng cấu trúc luận].       

Giải cấu trúc mô hình thời đại đá VN của GS. Hà Văn Tấn: Xác định các nhân tố tạo nên cấu trúc: các văn hóa khảo cổ học  thời đại đá; các truyền thống khảo cổ học thời đại đá; Nguyên tắc và phương thức liên kết của các nhân tố tạo thành cấu trúc: nguyên tắc nhị phân; phương thức lịch đại; Nhân tố trung tâm của cấu trúc (chi phối cấu trúc): chất liệu đá; Khả năng lệch tâm của cấu trúc: các văn hóa & các truyền thống khảo cổ học không đồng nhất với chất liệu tạo ra công cụ, vì vậy cấu trúc có thể bị lệch tâm, vì yếu tố trung tâm nằm ngoài cấu trúc, không có vai trò chi phối và tạo sự gắn kết cấu trúc; Khả năng giải cấu trúc (de-structure) là có thể; Thao tác giải cấu trúc: định nghĩa văn hóa khảo cổ học; định nghĩa truyền thống khảo cổ học; xác định nhân tố trung tâm của hệ thống hoặc cấu trúc; xác định nguyên tắc và phương pháp của cấu trúc; Thay thế cấu trúc nếu có thể: có thể thay thế [HHN, Cấu trúc mạng Heterarchy 1982].

Mô hình nhị phân ba nhân tố [triad] Con người – Tự nhiên – Xã hội của cố GS. Trần Quốc Vượng (Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1998, tr. 9.) :

Diễn giải mô hình nhị phân ba nhân tố của cố GS. Trần Quốc Vượng  (Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1998, tr. 9.): Mối quan hệ giữa con người và văn hóa được bộc lộ ở ba khía cạnh quan trọng: i) Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hóa; ii) Con người là sản phẩm của văn hóa; iii) Con người cũng là đại biểu mang giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra. Như vậy, con nguời vừa là chủ thể nhưng vừa là khách thể của văn hóa. Có nhìn nhận văn hóa như một chỉnh thể thống nhất, chúng ta mới lý giải được mối quan hệ hữu cơ giữa con người với xã hội, con người với tự nhiên. Trong những mối quan hệ ấy, con người là chủ thể, là trung tâm, như mô hình.

Mô hình nhị phân ba nhân tố của cố GS. Trần Quốc Vượng (Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1998, tr. 61.):

Diễn giải mô hình nhị phân qua giao lưu và tiếp biến văn hóa của cố GS. Trần Quốc Vượng
(Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1998, tr. 53-63): Từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á: những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam mang các đặc điểm của cơ tầng văn hóa Đông Nam Á. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa: là một quá trình dài, với cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ: trên nhiều bình diện, bằng nhiều hình thức và liên tục qua ba nền văn hóa trên đất Việt Nam: Óc Eo, Chămpa, và Đại Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây: từ thời La Mã cổ đại, đến thế kỷ 19 thì vừa cưỡng bức vừa tự nguyện; thay đổi cấu trúc văn hóa với: chữ quốc ngữ, phương tiện in ấn, báo chí, xuất bản phẩm, tiểu thuyết, thơ mới, kịch nói, điện ảnh, hội họa, v.v… Giao lưu và tiếp biến kể từ sau 1945: i) tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin; ii) đổi mới mở cửa; iii) các thách thức mới trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Mô hình nhị phân bốn nhân tố [quarta] Vua – Quan – Lại - Dân của cố GS. Trần Quốc Vượng  (Trong Văn hóa học Đại cương và Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. KHXH, Hà Nội 1996, tr. 507.) Mô hình của cố GS. Trần Quốc Vượng - cấu trúc nhị phân? [Học thuyết: Lưỡng phân – Lưỡng hợp [Theo dòng Lịch sử - Những vùng đất, thần và tâm thức người Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1996; điển hình: 1. Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng, tr.17-38; 2. Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ, tr. 39-65]: Mô hình xã hội Việt Nam truyền thống [Bị chú 備註]: (bị: đầy đủ, hoàn bị): Nhiều quan lại, kể cả nhiều vị tiến sĩ, xuất thân từ giới bình dân, do giỏi văn, giỏi võ, qua các kỳ thi hay được tiến cử làm quan lại; Một số triều đại Đại Việt, người sáng nghiệp cũng xuất thân từ bình dân: i) Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng 968-979) xuất thân từ mục đồng; Chúa Trịnh Kiểm (1527-1570) cũng vậy; ii) Mạc Đăng Dung, vua đầu họ Mạc (1527-1533) xuất thân dân chài ở Nghi Dương (Kiến An, Hải Phòng); iii) Dòng họ Trần (1225-1400) cũng xuất thân từ dân chài xứ Nam (Nam Định, Thái Bình nay) và vua Trần Nhân Tông vẫn nhắc con cháu là dòng họ mình gốc “hạ bạn” [下畔] (bạn: ven nước, bờ nước). Khi bị mất ngôi, các dòng họ vua lại trở thành dân. Ở Nhị Khê – Thường Tín – Hà Tây, con cháu nhà Mạc sau 1592 thành họ Lều (ở lều tranh vách đất) [ (nôm) lễu chõng [ (hán) Liêu (liao), họ Liêu] ; 𦫼 (nôm) lều tranh [ (hán) Liễu (le)] đã, rồi, xong; 𦼔 (nôm) túp lều [ (hán) Liêu (liao), họ Liêu]. Yếu tố chuyển đổi MẤT NGÔI lại trở thành dân và hai mũi tên trái chiều bên phải đã xác nhận đây là nguyên lý cấu trúc nhị phân, còn bốn nhân tố là VUA – QUAN – LẠI – DÂN thì đã rõ.

Cấu trúc Ba vòng tròn đồng tâm của công xã nông thôn và cố GS. Nguyễn Từ Chi: Cấu trúc nhị phân, ba vòng tròn đồng tâm, bốn [quarta] giáp của cố GS. Nguyễn Từ Chi: Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb. KHXH, Hà Nội 1984; và Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb. Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật – Hà Nội 1996, tr. 280.

Diễn giải cấu trúc ba vòng tròn đồng tâm: Vòng nhỏ ở trung tâm là bộ phận lý dịch do lý trưởng cầm đầu, để từng hộ và từng người dân trong xã, thực thi mọi mệnh lệnh từ triều đình và từ bên trên áp xuống thông qua các cấp quan lại trung gian. Vòng tròn ở giữa là hội đồng kỳ mục hay kỳ dịch, thường gồm những người có điền sản, có phẩm hàm – những tước vị do triều đình ban cấp, hay do xã bán cho những người sẵn tiền. Hội đồng này có trách nhiệm góp ý cho lý trưởng và các lý dịch khác, để hoàn thành lệnh trên. Vòng lớn ở ngoài cùng là cuộc họp dân hàng xã; sau khi nghe ý kiến của hội đồng kỳ mục, lý dịch triệu tập mọi chủ hộ trong xã ra đình để phổ biến lệnh trên, và cách thi hành [Nguyễn Từ Chi, Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb. KHXH, Hà Nội 1984; và trong  Nguyễn Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb. Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật – Hà Nội 1996, tr. 280-81].

Các nhân tố xác nhận tính nhị phân của mô hình của cố GS. Từ Chi: Ba thông số cơ bản trong tổ chức làng Việt cổ truyền: i) Chế độ ruộng đất tư >< công điền công thổ; ii) Phân hóa giai cấp địa chủ >< bần nông; iii) Xã hội tiểu nông >< Nhà nước tập quyền. Các loại hình tổ chức: i) Tập hợp người theo địa vực (ngõ xóm) >< tập hợp người theo huyết thống; ii) tập hợp người theo lớp tuổi (Giáp) >< tập hợp người theo bộ máy chính quyền; iii) tập hợp người theo những tổ chức tự nguyện (Phe, Phường, Hội) >< tập hợp người theo bộ máy chính quyền. Vận hành của cơ cấu: i) vai trò hai mặt của hương ước (tính chất phi chính thức  của LỆ LÀNG >< tính chất chính thức của PHÉP NƯỚC); ii) Vai trò hai mặt của Giáp: nắm tổ chức Giáp để thông qua tổ chức Giáp nắm từng con người; iii) Quan hệ giữa hệ thống lý dịch (thu thuế, bắt phu, bắt lính thông qua Giáp) >< Giáp (thỏa hiệp, móc ngoặc với hệ thống lý dịch để giảm áp lực cho dân từng giáp cụ thể - bán đấu giá ruộng công của Giáp để đóng thuế chẳng hạn).

Cấu trúc nhị phân của GIÁP: Giáp nguyên là chiếc áo hộ thân bằng da cho người lính xưa; sách Tả truyện ghi: hoạn giáp chấp binh 擐甲執兵 mặc giáp cầm vũ khí. Chữ Giáp đầu tiên có hình vuông hoặc hình tròn, có bốn mảnh giáp, sau đó giản hóa, còn giữ lại hình chữ thập [十家置一甲 thập gia trí nhất giáp;十甲為一保 thập giáp vi nhất bảo]. (Danh): i) Can "Giáp", can đầu trong mười can (thiên can 天干).; ii) (Danh) Đời khoa cử, thi tiến sĩ lấy "nhất giáp" 一甲, "nhị giáp" 二甲, "tam giáp" 三甲 để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là "giáp bảng" 甲榜. Nhất giáp gọi là "đỉnh giáp" 鼎甲, chỉ có ba bậc: (1) "Trạng nguyên" 狀元, (2) "Bảng nhãn" 榜眼, (3) "Thám hoa" 探花.; (Danh) Cơ tầng tổ chức ngày xưa để bảo vệ xóm làng. Mười nhà là một "giáp". Như: "bảo giáp" 保甲 kê tra các hộ, nhân khẩu để phòng bị kẻ gian ẩn núp.
____________________________________________

* Hà Hữu Nga thuyết trình cho Chi đoàn Thanh niên Viện Khảo cổ học sáng 31 tháng 3 năm 2015.