Powered By Blogger

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Vai trò của văn hóa dân gian với Hình thức luận Nga và Cấu trúc luận Czech (I)



Vai trò của văn hóa dân gian với Hình thức luận Nga
và Cấu trúc luận Czech (I)

Merrill, Jessica Evans

Người dịch: Hà Hữu Nga


Giới thiệu

Trào lưu trí thức mang tên hình thức luận Nga được coi là đã đặt nền móng cho lý thuyết văn học hiện đại thế kỷ XX. Các nhà hình thức luận này đã thành lập một bộ quy tắc lý thuyết và phương pháp tiếp cận nhằm mục đích xác định văn học là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập. [1] Họ đã tìm cách sáng tạo ra một khoa học về văn học bằng cách tiếp cận đề tài như là một lĩnh vực sản xuất ngôn ngữ đặc biệt tìm kiếm các tương đồng, các thức, và các quy luật phát triển. Theo tinh thần phát triển phương pháp luận của ngôn ngữ học và xã hội học, các nhà hình thức luận đã cố gắng xử lý văn học như một sự kiện xã hội theo cách tiếp cận ngôn ngữ của Ferdinand de Saussure, hoặc tiếp cận ý thức tập thể của Émile Durkheim. Trước hết và trên hết, điều đó có nghĩa từ bỏ cách nhận thức văn bản văn học như là một biểu hiện của thiên tài hay tâm lý học của một cá nhân và thay vào đó bằng một quan niệm về văn học như một hiện tượng duy nhất được xác định bởi các nguyên tắc chung có thể phát hiện ra.

Trong các công trình thuyết, các nhà hình thức luận đã khớp nối một loạt các định đề có ảnh hưởng lớn mà tôi lấy làm điểm xuất phát cho nghiên cứu của mình. Một luận điểm có tầm quan trọng trung tâm của Viktor Shklovsky cho rằng để nghiên cứu nghệ thuật, người ta phải tập trung vào "các cơ cấu" [приемы] của nó, chứ không phải là mối quan hệ giữa đối tượng nghệ thuật và chỉ thị đời thực của nó. Trong các phân tích của họ về những gì làm cho văn xuôi hư cấu khác với các phương thức viết khác, Shklovsky và các nhà hình thức luận đã khớp nối sự khác biệt giữa "chủ đề" [сюжет] và một chuỗi sự kiện phi nghệ thuật [фабула]. Roman Jakobson cho rằng "ngôn ngữ thơ" khác với "ngôn ngữ thực tế" bởi một thực tế là nó gọi sự chú ý của người đọc tới chính cái cấu trúc của cách nói bằng thơ.  

Ông và các nhà hình thức luận khác cũng đề xuất một số lý thuyết có ảnh hưởng về những nguyên tắc làm nền tảng cho lịch sử văn học. Trong suốt những năm 1920, việc tập trung vào các thuộc tính hình thức của văn bản văn học đã nhường chỗ cho một cái nhìn về các tác phẩm văn học và các lĩnh vực văn học như là một hệ thống tổ chức-nội tại. Chiều hướng này đã được tiếp nhận như một nguyên lý cơ bản của cấu trúc luận Czech, một trào lưu đã được kế tục bởi chủ nghĩa hình thức Nga vào cuối những năm 1920. Các nhà cấu trúc luận Czech đã áp dụng mô hình hệ thống này không chỉ vào các tác phẩm văn học, mà còn vào các môi trường nghệ thuật khác như sân khấu và điện ảnh. đã trở thành nền tảng cho việc nghiên cứu ký hiệu học của thế kỷ XX bằng cách áp dụng khái niệm hiệu ngôn ngữ vào lĩnh vực văn hóa.

Sự hưng thịnh của hình thức luận cũng như bước tiếp tục phát triển các tiền đề của nó ở Prague đã trở thành đối tượng của nhiều công trình học thuật xuất sắc. Các chuyên khảo cơ bản về trào lưu này đã xuất hiện từ năm 1955 đến năm 1989. [2] Trong những thập kỷ tiếp theo các công trình nghiên cứu về các trào lưu hình thức luận cấu trúc luận Czech đã ngày càng chuyển theo hướng lịch sử vấn đề. Một số cuốn sách và bài báo đã xem xét vai trò chính trị, lịch sử trí thức và tiểu sử trong quá trình phát triển của từng công trình của các nhà hình thức luận cấu trúc luận. [3] Tiếp tục hướng tiếp cận này, luận văn của tôi tìm cách giải thích sự xuất hiện của các khái niệm chủ chốt về lý thuyết văn học của hình thức luận và cấu trúc luận Czech, được mô tả ở trên, với tư cách là các sản phẩm của các thể chế học thuật các truyền thống trí thức cụ thể.

Người ta thường cho rằng hình thức luận Nga và cấu trúc luận Czech có liên quan chặt chẽ với ba trường phái học thuật. Hai trường phái đầu là các trường phái hình thức luận, đã được hình thành ở St. Petersburg và Moscow vào đêm trước của các cuộc cách mạng năm 1917. Nguồn gốc của hai trường phái được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, đó là Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ thơ [Общество изучения поэтического языка] (OPOIaZ), được biết là hình thành trong một cuộc họp mặt giữa Victor Shklovsky và các nhà ngữ văn học L.P Jakubinsky và E.D Polivanov vào năm 1914. [4] Năm 1915 nhóm này đã bắt đầu hội họp tại căn hộ của Osip và Lili Brik, nó còn là nơi gặp gỡ của các Nghệ sỹ Tiền phong. [5] Trường phái thứ hai, Hội Ngôn ngữ học Moscow [Московский лингвистический кружок] (MLC), bắt đầu với tư cách là một nhóm nghiên cứu thuộc Ban nghiên cứu Phương ngữ [Московская диалектологическая комиссия] tại Đại học Moscow vào tháng Ba năm 1915. Nhà lãnh đạo của nhóm này là Roman Jakobson. Thành viên cốt lõi của nó trong những năm 1915-1919 đã được hình thành bởi các nhà nghiên cứu phương ngữ và văn hóa dân gian. [6] Các liên lạc cá nhân giữa các thành viên của hai nhóm đã dẫn tới sự hợp tác trong những năm sau cách mạng. Năm 1919, nhiều học giả OPOIaZ gia nhập MLC và người ta đã soạn thảo các kế hoạch cho một ấn phẩm chung của OPOIaZ-MLC. [7]

Các công trình của cá nhân các nhà hình thức luận phản ánh thực tế trào lưu này đã được thúc đẩy bởi những cuộc luận chiến tập thể. Các thuật ngữ được sáng tạo bởi một học giả sớm xuất hiện trong các ấn phẩm của người khác. Tuy nhiên, như Peter Steiner nhấn mạnh, không có nền tảng lí thuyết hình thức luận nguyên khối. Ông kết luận rằng chủ nghĩa hình thức Nga là "một polemos [Πόλεμος] - một cuộc chiến giữa các quan điểm trái ngược nhau mà không có quan điểm nào có thể trở thành nền tảng tuyệt đối của một ngành khoa học văn học mới" (Steiner 1984: 259). "Khuynh hướng ly tâm" này của hình thức luận trái ngược với lập trường thống nhất hơn, được Trường phái Ngôn ngữ học Prague do Roman Jakobson và Vilém Mathesius thành lập năm 1926, chấp nhận (Steiner 1984: 260). Cấu trúc luận Czech, nền tảng của trường phái này, xuất hiện với một tập chương trình gồm những "Luận đ", và các nội quy của Trường phái làm cho cấu trúc luận chức năng trở thành phương pháp nghiên cứu bắt buộc đối với tất cả các thành viên của Trường phái. [8] Luận văn của tôi tìm cách đặt những ý tưởng được sản sinh ra trong các trường phái này vào một bối cảnh của một hệ mẫu rộng lớn hơn để suy nghĩ về ngôn ngữ và nghệ thuật ngôn từ được các nhà ngữ văn học có ảnh hưởng của Nga vào cuối thế kỷ XIX trao truyền cho các nhà hình thức luận.

Việc đặt xuất phát điểm sáng tạo của các nhà hình thức luận Nga và cấu trúc luận Czech vào bối cảnh này, tôi tin rằng, sẽ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình đã giúp họ sản sinh ra các khái niệm có ảnh hưởng như vậy. Trong đó, có ảnh hưởng sâu rộng nhất chính là khái niệm tái khái niệm hóa văn học như là đối tượng của một phương pháp luận khoa học với tư cách là một lĩnh vực sản xuất văn hóa độc lập được xác định bởi các thuộc tính hình thức nhất quáncác nguyên tắc tiến hóa thông thường. Động thái này được hiểu một cách đúng đắn phần lớn do các nhà hình thức luận sản sinh ra các nhà cấu trúc luận ứng dụng các khái niệm ngôn ngữ học vào việc nghiên cứu văn học. Hệ mẫu cho lý thuyết văn học mà các nhà hình thức luận khởi động vào những năm 1910, và được coi là đã bắt đầu tan rã vào đầu những năm 1990, chủ yếu được xây dựng trên cơ sở hệ mẫu ngôn ngữ học. [9] Như Fredric Jameson đã khẳng định, mô hình khái niệm hình thức luận và cấu trúc luận đề xướng không có gì khác hơn để "một lần nữa tái tư duy tất cả mọi thứ bằng các thuật ngữ ngôn ngữ học!" (vii). [10] Luận văn của tôi mong muốn đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về cách thức mà bước ngoặt ngôn ngữ học này trong lý thuyết văn học hiện đại đã diễn ra thông qua việc phân tích chi tiết về phương cách ba nhà tư tưởng hàng đầu của các trào lưu hình thức luận và cấu trúc luận - Victor Shklovsky (1893-1984), Roman Jakobson (1896-1982) và Jan Mukařovský (1891-1975) – đã biến đổi các khái niệm ngôn ngữ học thành công cụ của lý thuyết văn học qua văn hóa dân gian.

Mỗi học giả này đều đi đầu trong việc sáng tạo ra một phương pháp luận cho một tiểu lĩnh vực trong lý thuyết văn học. Shklovsky chuyên v cấu trúc tự sự, Jakobson về ngôn ngữ thơ, còn Mukařovský về ký hiệu học. Mỗi học giả đều đã sử dụng nghiên cứu văn hóa dân gian để thu hẹp khoảng cách giữa ngôn ngữ học và việc phân tích văn học hay nghệ thuật “cao cấp”. Qua phân tích của mình về xu hướng này, tôi thấy rằng nó đã bị điều kiện hóa về phương diện lịch sử bởi truyền thống nghiên cứu văn học Nga đã được các nhà hình thức luận kế thừa với tư cách là các nhà nghiên cứu. Các chương tiếp theo sẽ phân tích chi tiết các cách thức mà các học giả đã sử dụng lý thuyết văn hóa dân gian để xây dựng lý thuyết văn học hiện đại. Khoa học văn chương Nga ở ngưỡng cửa của thế kỷ XX đã nghiên cứu văn hóa dân gian truyền khẩu kết hợp với văn học viết cao cấp - theo cùng một phương pháp, và là những hiện tượng được quan niệm là thuộc về cùng một phạm trù. Kết quả là, các nhà nghiên cứu văn học đã quen thuộc với lý thuyết văn hóa dân gian và sẵn sàng mở rộng các kết luận dựa trên nghiên cứu văn hóa dân gian đối với các lĩnh vực văn học và nghệ thuật nói chung. Tôi cho rằng xu hướng này tạo điều kiện cho sự phát triển của hình thức luận Nga và cấu trúc luận Czech bằng cách cho phép các nhà lý thuyết hàng đầu hình dung nghệ thuật cao cấp như một đối tượng nghiên cứu "khoa học" tuân thủ quy luật tương tự như ngôn ngữ, nghĩa là, nghệ thuật cao cấp cũng vận hành hệt như cách hiểu về cách vận hành của văn hóa dân gian vậy.

Văn hóa dân gian cũng luôn sẵn sàng được sử dụng làm chiếc cầu nối giữa lý thuyết ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học bởi vì các thuộc tính nội tại của nó với tư cách là một hình thức sáng tạo truyền khẩu. Tính phục tùng của văn hóa dân gian đối với phân tích ngôn ngữ được minh họa một cách phong phú bằng một cái nhìn tóm lược về lịch sử của bộ môn văn hóa dân gian. Thực ra, trong thế kỷ XIX và hầu hết thế kỷ XX, rất khó tách bạch lịch sử của hai lĩnh vực này. Các nghiên cứu hiện đại của hai ngành này về cơ bản đã được biến đổi nhờ nền học thuật của chủ nghĩa lãng mạn Đức vào giữa thế kỷ XIX. Dựa trên các công trình của Johann Gottfried Herder (1744-1803) về thơ ca và ngôn ngữ dân gian, các nhà ngôn ngữ học Đức chính là các nhà sưu tầm và học giả nghiên cứu văn học dân gian công trình của Jacob Grimm (1785-1863) đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của mối bận tâm kép này. Ở Nga, xu hướng này được minh họa bằng các công trình của nhà ngữ văn lãng mạn F.I. Buslaev (1818-1898), nhà t điển học và văn học dân gian V.I. Dal '(1801-1872), và nhà ngôn ngữ học A.A. Potebnia (1835-1891).

Potebnia đã khớp nối chính xác nhận thức lãng mạn về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và ngôn ngữ trong công trình "Thi ca truyền khẩu viết " của mình, bằng cách cho rằng "язык, вероятно, навсегда останется первообразом и подобием такого гуртового характера народно-поэтического творчества "( Потебня А.А. 1905, 144) ("ngôn ngữ có lẽ mãi mãi vẫn là nguyên mẫu và tương tự cho đặc tính bầy đàn của sự sáng tạo thi ca đại chúng"). Tính tương tự ấy giữa văn hóa dân gian và ngôn ngữ được biểu lộ rõ ràng trong những đặc trưng được quy cho văn hóa dân gian trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. (1) Văn hóa dân gian, giống như ngôn ngữ, là một sản phẩm của sự sáng tạo tập thể. Văn hóa dân gian được lưu giữ trong ý thức tập thể và được truyền miệng từ người này sang người khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng chính cách trao truyền của ngôn ngữ vậy. (2) Kết quả là, văn hóa dân gian tồn tại trong trạng thái biến đổi đa dạng; nó không "cố định" trong một phiên bản của tác giả, mà tồn tại trong trạng thái thay đổi, tiến hóa chậm qua việc sử dụng lặp đi lặp lại. [11] (3) Bước tiến hóa này là bảo thủ, với các diễn viên dân gian thường tránh sự đổi mới triệt để thiên về nội dung và phong cách quy phạm được chấp nhận theo thông lệ. (4) Bằng cách thức tương tự với việc sản xuất diễn ngôn, bố cục truyền khẩu của một câu chuyện [сказка] được nhận thức để đưa đến một "quỹ" [склад] chung của tập thể gồm các yếu tố truyền khẩu (quỹ đoản ngữ, tình huống, nhân vật) tạo điều kiện sản xuất của những câu chuyện phù hợp với các nguyên tắc bố cục chung. [12]  

Áp lực để kể một câu chuyện có thể được chấp nhận bởi các chuẩn mực dân gian bảo thủ được xem là hạn chế truyền thống truyền miệng, làm cho nó tuân theo các thức thông thuộc theo cách thức là áp lực để sản xuất diễn ngôn toàn diện đòi hỏi phải gắn liền với các quy tắc hình thành cú pháp và từ trong ngôn ngữ nói. [13] (5) Việc nhận thức rằng truyền thống truyền khẩu tạo thành một thể vật liệu được tổ chức đậm đặc giống như một ngôn ngữ dẫn đến giả định rằng nó sẽ tiến hóa cùng thời gian theo các quy luật thường xuyên bằng cách là âm thanh thay đổi tuân theo các quy luật trong quá trình tiến hóa của ngôn ngữ. [14 ]

Việc tách sáng tạo dân gian khỏi các sáng tạo phi dân gian (dù được xác định là  "đô thị", "nghệ thuật" cao cấp, sáng tạo "cá nhân", hoặc văn học "viết") là một đề xuất phức tạp và rắc rối. Tôi không có ý cho rằng các nhà hình thức luận Nga đã lấy các thuộc tính thực sự thuộc về "văn hóa dân gian" và sau đó áp đặt chúng cho nghệ thuật cao cấp. Thay vào đó, cơ sở lập luận của tôi được xác lập dựa trên một quan niệm chung về văn hóa dân gian và văn học mà tự thân các nhà hình thức luận Nga đều ngầm ẩn hay công khai gắn bó. Đó là quan điểm coi văn hóa dân gian và nghệ thuật cao cấp như các hình thức của sự sáng tạo tồn tại ở cả hai đầu của một sự liên tục. Các thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi đã được sử dụng để mô tả hai điểm đầu nút này là "phi cá nhân" [безличный], trái ngược với sự sáng tạo "cá nhân" [личный]. Người ta cũng cho rằng cái phi cá nhân nói chung là "truyền khẩu" trong khi cái cá nhân thì "được viết ra." Hiện tượng ngôn ngữ "hàng ngày" được giả định nằm ở mãi phía cực phi cá nhân của ph này. Trong lĩnh vực nghệ thuật truyền khẩu thì sáng tạo "phi cá nhân" được xác định bởi sự gắn bó chặt chẽ với các hình thức và cấu trúc (cliché) đã được biết , trong khi sự sáng tạo "cá nhân" trong những biểu hiện cực đoan nhất của nó lại được hiểu là cố gắng để thể hiện một cảm giác độc đáo bằng sự bứt phá với những ước vọng quy phạm, hoặc đưa ra các công trình sáng tạo.

Tính liên tục tạo hình quan niệm về văn học (truyền khẩu và cao cấp) mà các nhà hình thức luận vận hành, còn có thể được áp dụng cho các thể loại văn học khác nhau. Các tiểu thể loại truyền khẩu như tục ngữ, câu đố, truyện dân gian bị hút về phía đầu nút "phi cá nhân" của phổ. Tiểu thuyết (kể cả truyền khẩu hoặc văn bản viết) đại chúng, mang tính công thức có thể nói là rơi hướng về phía trung điểm. Văn học viết cao cấp, đặc biệt là loại tìm cách bứt phá bằng các quy ước đã thành, sẽ được đặt về phía cực "cá nhân" của liên tục tính này. [15] Quy mô tự nghiệm về các thể loại di chuyển ra khỏi các hiện tượng của ngôn ngữ "hàng ngày" lại rất hữu ích cho việc nhận thức về vai trò của văn hóa dân gian trong các tác phẩm hình thức luận sớm của Shklovsky và Jakobson. Nó làm nổi bật vai trò của văn hóa dân gian hoặc các thể loại "hạ cấp" có thể đóng vai trò tạo ra một lý thuyết dựa vào việc mở rộng các khái niệm ngôn ngữ học thành văn học viết (cao cấp). Khi một ý tưởng ngôn ngữ học được áp dụng vào các câu chuyện dân gian, thì nó có thể, từ đó, được mở rộng thành thể loại truyện ngắn, nếu các truyện ngắn chọn lọc được diễn giải bằng cách mang chúng lại gần hơn với các thuộc tính của văn hóa dân gian mô tả ở trên. Giản đồ này cũng phản ánh một thực tế những tương đồng giữa việc nghiên cứu ngôn ngữ hàng ngày (ngôn ngữ học) và các hình thức nhất định của sự sáng tạo, ví dụ các câu đ hoặc truyện dân gian - có thể tự thể hiện một cách tự nhiên hơn các hình thức giữa ngôn ngữ học và văn học viết cao cấp.

Tôi sẽ cố gắng minh họa cho quan sát mới này trên cơ sở một ví dụ nổi tiếng. Việc so sánh các nghiên cứu hình thức luận về cấu trúc tự sự của Victor Shklovsky và Vladimir Propp (1895-1970) thực sự là bài học mang tính chỉ dẫn. Như tôi sẽ nói rõ trong Chương Một, các tác phẩm sớm nhất của Shklovsky về cấu trúc tự sự đã được lấy cảm hứng từ các công trình nghiên cứu về chuyện dân gian truyền khẩu [сказка], và đặc biệt là những gợi ý cho rằng truyện dân gian được bố cục theo cách tương tự với hành vi nói. Trong một bài viết vào năm 1919, Shklovsky phân tích cấu trúc của truyện dân gian, ông cho rằng các câu chuyện được hình thành theo "các quy luật đặc biệt của sự hình thành cốt truyện" ( "особые законы сюжетосложения") chưa được biết đến (1929: 27). Trong một nghiên cứu được công bố gần một thập kỷ sau đó, "Hình thái học truyện dân gian" [Морфология сказки] (1928), Propp, trích dẫn tiểu luận năm 1919 của Shklovsky, nói rằng hình thái học của ông cuối cùng đã "xác định được" các "quy luật" mà Shklovsky đã trực giác (116). Như vậy, Shklovsky đã bắt đầu được thuyết phục về sự tồn tại của các quy luật này bằng cách nghiên cứu lý thuyết văn hóa dân gian cũng như truyện dân gian, và Propp đắc thắng tuyên bố đã khải lộ các quy luật đó trên cơ sở của cùng loại chất liệu đó. Tuy nhiên, điều mà tôi đặc biệt quan tâm trong câu chuyện này, lại là một tiểu luận về thể loại truyện trinh thám Shklovsky công bố giữa hai sự kiện này, vào năm 1925, đã tiên đoán minh nhiên hình thái học của Propp. Phân tích của Shklovsky đã kết luận bằng một lược đồ chung cho những câu chuyện của Conan Doyle trong đó bao gồm trình tự thời gian của chín "khoảnh khắc" quan trọng mà ông đã chọn lọc từ một phân tích về những câu chuyện Sherlock Homes. Sau đó ông so sánh trình tự này với một phác thảo tương tự trong một câu chuyện của Edgar Allan Poe. Tiểu luận của Shklovsky rất sâu sắc; ông gợi ý rằng thể loại truyện trinh thám được xác định bởi một chuỗi các sự kiện chuẩn kết hợp với việc sử dụng quan điểm tự sự một cách điển hình. Tuy nhiên, công trình này đã không được chú ý đúng mức. [16] Ngược lại, "Hình thái học truyện dân gian", một tác phẩm được viết bởi một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, một người chưa bao giờ thực sự viết về "văn học",lại không phải là thành viên của các trường phái hình thức luận, đã tiên báo một trong những công trình nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của phép phân tích "hình thức luận". [17] Victor Erlich xác định nó như là một trong những "nghiên cứu Hình thức luận" "ít mong manh nhất", và nhiều thập kỷ sau đó, trong ánh sáng của ảnh hưởng Propp đối với cấu trúc luận Pháp, Jameson đã có thể gọi nó là "một trong những cuộc khảo sát Hình thức luận tráng lệ nhất" (49; 64). [18]

Tại sao một cuốn sách về những câu chuyện dân gian lại chứng tỏ sẽ thành công hơn nhiều trong việc xây dựng một lý thuyết về cấu trúc tự sự cho lĩnh vực lý thuyết văn học, khi bước chuyển đầu tiên theo hướng này đã được thực hiện bởi Shklovsky, một học giả đặc biệt quan tâm đến việc tạo ra một lý thuyết văn học? Lý do chính, theo tôi, đó là truyện dân gian, hoặc các thể loại truyền khẩu, đại chúng đều được bẩm sinh trang bị tốt hơn để mang lại các kết quả ấn tượng khi được tiếp cận thông qua một lý thuyết lấy cảm hứng từ ngôn ngữ học. Đó vì các hình thức đại chúng của tính sáng tạo truyền khẩu, như tôi đã nêu ở trên, đã được định hình bởi chính các sức mạnh tương tự đã tạo thành hình nên ngôn ngữ. Việc sử dụng rộng rãi và sự lặp lại của thể loại truyền khẩu tạo ra một tập ví dụ đồ sộ tuân thủ rõ ràng hơn với các thức (chẳng hạn như việc sử dụng ba tình huống vốn đoản ngữ) so với tập truyện cao cấp được viết có thể tạo ra. Thực tế này đã phản ánh cách tiếp cận của Shklovsky. Tiêu đề tiểu luận của ông là " "Роман Тайн" - Những câu truyện bí ẩn; nhưng để đem đến một lược đồ thuyết phục và đầy đủ chi tiết cho thể loại này, ông tập trung vào một loạt tác phẩm cụ thể của một nhà văn duy nhất (loạt truyện Sherlock Homes của Conan Doyle). Điều này cung cấp cho ông một tập diễn ngôn được mô thức hóa đủ đậm đặc để tạo ra một cái gì đó giống như một hình thái học. Tuy nhiên, bằng cách giới hạn mình theo cách này, Shklovsky buộc phải khẳng định những kết quả khiêm tốn hơn – chứ không phải khải lộ các quy luật của thể loại này, ông đã chứng minh phần lớn cáithức làm việc của chỉ một tác giả. (Ông đưa Poe vào để cố gắng mở rộng khẳng định của mình, nhưng ông lại chỉ đề cập đến một trong những câu chuyện của Poe). Vì vậy, thật nghịch lý, một kết luận dựa trên văn hóa dân gian lại có thể được coi là có sức hấp dẫn lớn hơn đối với một lý thuyết văn học định hướng ngôn ngữ học chỉ dựa vào văn học, so với một lý thuyết dựa vào văn học, và dường như đó lại là một phát hiện tổng quát hơn. [19]
________________________________

Nguồn: Merrill, Jessica Evans 2012. The Role of Folklore Study in the Rise of Russian Formalist and Czech Structuralist Literary Theory. A dissertation submitted in partial satisfaction of the requirements for the degree of Doctor of Philosophy in Slavic Languages and Literatures in the Graduate Division of the University of California, Berkeley.


Chú thích 

1. Terry Eagleton’s widely-read Literary Theory: An Introduction (University of Minnesota Press, 1983), for example, identifies the publication of Viktor Shklovsky’s essay “Art as Device” (1917) as modern literary theory’s point of departure.

2. These include: Victor Erlich’s Russian Formalism, History, Doctrine (Mouton, 1955), Peter Steiner’s Russian Formalism: A Metapoetics (Cornell University Press, 1984), František Galan’s Historic Structures: The Prague School Project, 1928-1946 (University of Texas Press, 1985), Jurij Striedter’s Literary Structure, Evolution, and Value: Russian Formalism and Czech Structuralism Reconsidered (Harvard University Press, 1989).

3. Monographs that focus on the intellectual biography of Russian formalists and Czech structuralists include: Jindřich Toman’s The Magic of a Common Language: Jakobson, Mathesius, Trubetzkoy, and the Prague Linguistic Circle, (MIT Press, 1995), and Carol Any’s Boris Eikhenbaum: Voices of a Russian Formalist (Stanford University Press, 1994). Many articles and archival sources relating to the formalist movement have been published in the Tynianovskie sborniki (Riga: 1984- ) Ed. M. Chudakova. Extensive historical documentation of the formalist movement can be found in the commentary to Iu. N. Tynianov’s Poetika, istoriia literatury, kino. Ed. V. Kaverin, A. Miasnikov (Nauka: 1977). Insightful studies have appeared on the subject of the relationship between the evolution of formalist theory and the political circumstances in the USSR. See, for example, Aleksandr Galushkin’s “Neudavshiisia dialog: Iz istorii vzaimootnoshenii formal’noi shkloly i vlasti,” Shestye Tynianovskie chteniia: Tezisydokladov i materialy dlia obsuzhdeniia (Riga: 1992), Samuel Eisen’s “Whose Lenin Is It Anyway? Viktor Shklovsky, Boris Eikhenbaum and the Formalist-Marxist Debate in Soviet Cultural Politics (A View from the Twenties),” Russian Review, 55 (1996), 65-79, Svetlana Boym’s “Poetics and Politics of Estrangement: Victor Shklovsky and Hannah Arendt,” Poetics Today 26 (2005), 581-611, Galin Tihanov’s “Marxism And Formalism Revisited: Notes on the 1927 Leningrad Dispute,” Literary Research/Recherche littéraire, 19 (2002), 69-78, Tihanov’s “The Politics of Estrangement: The Case of the Early Shklovsky,” Poetics Today, 26 (2005), 665-696, Tihanov’s “Why did Modern Literary Theory Originate in Central and Eastern Europe? (and why is it now dead?),” Common Knowledge, 10 (2004), 61-81, and Cristina Vatulescu’s “The Politics of Estrangement: Tracking Shklovsky’s Device through Literary and Policing Practices,” Poetics Today, 27 (2006), 34-66. Shklovsky’s concept of “defamiliarization” [ostranenie] and his recantation of his theories in January 1930 have been the subjects of much scholarly debate. See in particular Richard Sheldon “Viktor Shklovsky and The Device of Ostensible Surrender,” Slavic Review, 34 (1975), 86-108, Victor Erlich “On Being Fair to Viktor Shklovsky or the Act of Hedged Surrender,” Slavic Review, 35 (1976), 111-118, and Aleksandr Galushkin “V. B. Shklovskii. Pamiatnik nauchnoi oshibke (vtoraia redaktsiia),” Novoe literaturnoe obozrenie, 4 (2000), 154-158.

4. Shklovsky recalls that he was introduced to Polivanov and Jakubinsky by their teacher, the linguist Jan Baudouin de Courtenay (Shklovskii 1964: 95). OPOIaZ, unlike the MLC, was never an officially registered society. Two other well-known OPOIaZ formalists, Boris Eikhenbaum and Iury Tynianov, joined the group in 1918 and 1919. On the history of OPOIaZ see A. P. Chudakov’s commentary to Iu. N. Tynianov. Poetika, istoriia literatury, kino. (Nauka, 1977), 504-505. The commentary points out that dates given in various sources for the “foundation” of OPOIaZ range between 1914 and 1917.

5. On the Briks’ salon see Bengt Jangfeldt’s preface to Love is at the Heart of Everything: Correspondence between Vladimir Mayakovsky and Lili Brik. (Polygon, 1986).

6. Jakobson lists the founding members of the MLC as, other than himself: F. N. Afremov, P. G. Bogatyrev, A. A. Buslaev, S. I. Ragozin, P. P. Sveshnikov, N. F. Jakovlev. For an overview of the history of the Circle see M. I. Shapir’s publication of R. O. Jakobson. “Moskovskii lingvisticheskii kruzhok.” Philologica 3 (1996), 361-379.

7. The Briks moved to Moscow in March of 1919 and the MLC protocols reveal that Osip Brik played a large role in discussions beginning in April 1919. The protocol from the meeting of the MLC on September 1, 1919 (where Shklovsky presented his work and was elected a member) mentions the “affirmation of a plan for a joint [MLCOPOIaZ] publication” (Barankova: 1999, 365). Shklovsky’s personal archive contains a table of contents for a Sbornik which would include contributions from both OPOIaZ and MLK members. Sections were to include: “Материалы по фольклору, этнографии и диалектологии,” and “Работы по поэтике” under which are listed the following subheadings “Ритм и эвфоника,” “Поэтика сюжета,” “Старые ученые в области поэтики” and “Сборник работ по истории поэзии.” Of the Petersburg scholars the following were to contribute: “O. M. Брик, B. V. Томашевский, B. M. Эйхенбаум . В. Б. Шкловский, Л. П. Якубинский, Е. Д. Поливанов,” from Moscow: “Б. И. Ярхо, Б. O. Кушнер, Р. O. Якобсон П. Г. Богатырев_ÿ__#, A. A. Буслаев, Н. Ф. Яковлев, Г. О. Винокур, В. И. Нейштадт, С. М. Бoнди, С. И. Бернштейн.” Shklovskii, V. B. RGALI Fond 562, opis’ 1, ed. khr. 378.

8. These were first published as the “Theses Presented to the First Congress of Slavic Philologists in Prague, 1929.” On the group dynamics and emphasis of collective work in the PLC see (Toman 1995: 153-165).

9. Modern literary theory can be seen as a dimension of the “linguistic turn,” which occurred in philosophy at the beginning of the twentieth century, and which subsequently affected, often via structuralist literary theory, an array of academic disciplines in the 1960-1980s. Gustav Bergmann’s argument that Ludwig Wittgenstein's Tractatus (1921) initiated “a linguistic turn” in philosophy is seen as the first articulation of this idea. See Gustav Bergmann’s “Logical Positivism, Language, and the Reconstruction of Metaphysics” (1953).

10. Fredric Jameson's The Prison-House of Language: A Critical Account of Structuralism and Russian Formalism. (Princeton University Press: 1972) argues against the viability of a structuralist linguistic model for the study of literature as a temporal phenomenon.

11. A. A. Potebnia provides an excellent description of this understanding of folklore: “Слушающий замечает изапоминает только то, что создано в общем стиле, к усвоению чего он приготовлен; но этот стиль есть общий и в том смысле, что он не исчерпывается мыслью отдельного лица. Услышанное другим при повторении почти неизбежно изменяется не только по форме, но и по содержанию, ибо сам первый певец, при жизненности народной поэзии, не может повторить песни именно так, как спел первый раз. Таким образом песня на протяжении своей жизни является не одним произведением, а рядом вариантов, коего концы могут быть до неузнаваемости далеки друг от друга, а промежуточные ступени незаметно между собою сливаются. [… ] Народная поэзия, как язык, по выражению В. Гумбольдта, не произведение (Еrgon), а деятельность (Energia) (143-144 italics in original). There are many points of similarity between Potebnia’s description of folklore here and that articulated in Jakobson and Bogatyrev’s 1929 “Folklore as a Special Form of Creation.”

12. This concept is discussed in detail in Chapter One in the context of Shklovsky’s references to P. N. Rybnikov’s description of the “general fund” [obshchii sklad] of poetic devices that is available to all storytellers.

13. Roman Jakobson and Petr Bogatyrev describe this pressure as a type of “prophylactic censorship” in their “Folklore as a Special Form of Creation.”

14. This proposition was explored in great detail in the functional-structural ethnography of P. G. Bogatyrev. His best known work in this vein is his Functions of Folk Costume in Moravian Slovakia (1937).

15. In his article “Ot A. N. Veselovskogo do nashikh dnei” (1996) N. I. Tolstoi provides an excellent overview of the relationship between folklore and "high" literature as understood by Veselovsky and Propp and other Russian folklorists. He also discusses the place of "popular" literature in a three-stage scheme between folklore and written literature as proposed by Iu. M. Lotman. For reasons I discuss in Chapter Two, the experimental poetry of the Russian avant-garde, which according to the logic of this scheme should fall towards the far “personal” end of this spectrum, lent itself to interpretation in relation to “everyday” language as the common denominator for all verbal art.

16. In fact, one of the only scholarly discussions of this essay treats Shklovsky as a “precursor of Propp.” See Heda Jason’s “Precursors of Propp: Formalist Theories of Narrative in Early Russian Ethnopoetics,” PTL: A Journal for Descriptive Poetics and Theory of Literature 3 (1977), 471-516.

17. Propp’s classification as a formalist depends on one’s definition of formalism. From a theoretical perspective his work has been taken as the paradigmatic example of Russian formalism. If one approaches formalism from a historical perspective, however, I. Shaitanov is right in pointing out that “Propp could be classified as a formalist only in a very loose sense” (Shaitanov 2001: 429). Peter Steiner discusses both Propp’s Morphology along with the folklorist A. Skaftymov’s The Poetics and Genesis of the Byliny (1924) in detail in his Russian Formalism: A Metapoetics, 68-98.

18. Galin Tihanov writes, for instance: “narratology—notwithstanding the differences discernible in its later versions (those of Claude Lévi-Strauss, Algirdas J. Greimas, Claude Bremond, Gérard Genette, Eberhard Lämmert, Dorrit Cohn, Mieke Bal)—never quite severed itself from the legacy of Vladimir Propp” (2004: 64).

19. This appeal rests on the assumption that folklore is relevant for understanding literature more generally as an early, or simple instance of a modern, more complex phenomenon. This view is evident in the tendency to cite folktales as evidence of the universality of fictional narrative, a move which suggests that the principles these tales adhere to will thus be those that could be said to provide a basic foundation for understanding what is common to all fictional narrative.