Hà Hữu Nga
2.3. Lý thuyết Kinh tế nghi lễ
2.3.1. Kinh tế Nghi lễ
Càng ngày các giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc và giá trị kinh tế của các cộng đồng người trên thế giới, kể cả các cộng đồng nhỏ bé, càng cho thấy tính độc đáo và đa dạng vô tận của mình. Và chính điều đó đã làm cho tính duy lý đơn thuần của kinh tế học thể chế bị đặt thành vấn đề, thúc đẩy cố gắng tìm kiếm các cách diễn giải mới, vừa liên quan đến thực chất kinh tế lại vừa liên quan đến các bản chất khác của các cộng đồng người. Trong bối cảnh đó kinh tế nghi lễ nổi lên như một cách tiếp cận thay thế hữu hiệu có thể giúp trả lời nhiều câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ về giá trị văn hóa từ góc nhìn kinh tế nghi lễ, đặc biệt là trong các xã hội tiền sử, sơ sử với các hoạt động thu lượm, săn bắt, đánh cá, làm nông, trao đổi hàng hóa thanh thế/uy tín (prestige goods) thông qua buôn bán đường dài ven biển, với cấu trúc xã hội gia đình hoặc thân tộc như các xã hội Hạ Long – Cát Bà.
Theo các học giả Mỹ Patricia McAnany và Christian Wells kinh tế nghi lễ là một cách tiếp cận lý thuyết để thấu hiểu và giải thích các cách thức mà các mạng tác nhân (actor-networks) tri thức, kinh tế, quyền lực và con người gắn kết với nhau trong xã hội và biến đổi xã hội, là “quá trình cung cấp và tiêu thụ nhằm vật chất hóa và chứng minh thế giới quan để quản lý ý nghĩa và định hình diễn giải”. Cách tiếp cận này đi đầu trong nghiên cứu về sự gắn kết của con người với các lĩnh vực siêu nhiên, tự nhiên, xã hội, vật chất và nhận thức thông qua trải nghiệm của bản thân mình. Bằng cách kết hợp hai lĩnh vực nghiên cứu thường bị cô lập bởi tình trạng phân đôi mang tính bản chất luận là kinh tế và nghi lễ thành các lĩnh vực tri thức riêng biệt, kinh tế nghi lễ được sử dụng để phân tích các cách thức mà quá trình hiện thực hóa thế giới quan thông qua thực hành nghi lễ đã cấu trúc nên hành vi kinh tế. (Hà Hữu Nga 2023b) Hai tác giả trên cũng đề xuất ba lĩnh vực nghiên cứu chủ chốt: 1) Thực tiễn kinh tế, tức là cung cấp và tiêu dùng; 2) Các kết quả của thực hành, tức là vật chất hóa và chứng minh; và 3) Vai trò xã hội quan trọng của thực hành nghi lễ trong việc xác lập ý nghĩa và diễn giải kinh nghiệm sống. (McAnany, P.A. and Ch. Wells, E. 2008, tr.1-2)
Tuy nhiên, tình trạng phân đôi giữa nghi lễ và kinh tế luôn là nỗi ám ảnh và gây tranh cãi theo cách tiếp cận duy lý của kinh tế học thể chế. Để thực sự khắc phục sự khác biệt đó, các chuyên gia kinh tế nghi lễ của viện Max Planck, Cộng hòa Liên bang Đức đã đề xuất tính xã hội – xuất hiện qua các mối quan hệ - làm nhân tố trung tâm kết nối giữa nghi lễ và kinh tế. Họ cho rằng các nghi lễ thể hiện, nhắc lại và duy trì các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong các xã hội tiền sử, sơ sử và các xã hội dựa trên các cấu trúc trúc gia đình, thân tộc, hoặc các cộng đồng nhỏ. Nghi lễ được coi là thiết yếu để mở rộng tính xã hội, chẳng hạn như các hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng, và các tập hợp niềm tin và giá trị chung; và kinh tế nghi lễ có thể giúp hồi sinh các gắn kết nhóm trong các hình thức hoạt động cộng đồng. Đến lượt mình, nghi lễ cũng có thể che giấu các mối quan hệ xã hội và lợi ích cá nhân bằng cách trình diễn chúng như những thứ gì đó khác; và nghi lễ có thể huyền thoại hóa những mong muốn và khát vọng cũng bằng trình diễn các mong muốn và khát vọng đó trong những hình thức khác. (Gudeman S., and Chris Hann 2015, tr.7-8) Nghi lễ còn có vai trò rất cơ bản đối với các thể chế, và đối với kinh tế. Các thể chế được tạo thành từ các mạng xã hội, như là hình ảnh thu nhỏ của từng ngôi nhà, từng cộng đồng và cả quốc gia. Vì vậy các nhà kinh tế học nghi lễ của viện Max Planck đã khám phá vấn đề trọng tâm chính là tình trạng vướng víu về tính xã hội giữa các cá nhân và vai trò của các thể chế. (Gudeman S., and Chris Hann 2015, tr.8) Bằng cách tiếp cận như vậy, họ đã bác bỏ cách phân chia đơn giản các nghi lễ tôn giáo và thế tục, và sự chia tách nghi lễ với kinh tế. (Hà Hữu Nga 2023)
Nhà nhân học Mỹ J. Watanabe cho rằng có thể có hai cách hiểu về thuật ngữ kinh tế nghi lễ. Cách thứ nhất, coi kinh tế nghi lễ như là bộ môn “kinh tế học nghi lễ”, còn cách hiểu thứ hai, gián tiếp hơn, coi kinh tế nghi lễ là “phương diện nghi lễ của kinh tế”. Về cách hiểu thứ nhất, phương diện kinh tế học của việc sản xuất, nói cách khác là việc đạt được lợi nhuận từ các trình diễn nghi lễ, bao gồm trong đó cả hàm ý kinh tế lẫn chính trị. Cách thứ hai đề cập đến quá trình nghi lễ hóa các hành vi cung cấp và trao đổi các loại hàng hóa thông thường khác, chủ yếu dựa vào các thể thức văn hóa hoặc biểu tượng, trái ngược với logic công cụ nghiêm ngặt về việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các nhu cầu và mục đích khác nhau. Cho đến nay, hầu hết các học giả viết về kinh tế nghi lễ đều thiên về cách hiểu thứ nhất, đó là cách tiếp cận kinh tế nghi lễ chủ yếu như một sự bổ sung. Họ nhấn mạnh đến việc đạt được và thực thi quyền lực thực tế cũng như biểu tượng thông qua nghi lễ và chứng minh các điều kiện tiên quyết về mặt chính trị-xã hội-văn hóa và vật chất hữu hình của việc trình diễn nghi lễ. Tuy nhiên, kinh tế nghi lễ khác với kinh tế chính trị ở tính quy ước ý nghĩa của nó, và đó chính là giá trị văn hóa của các loại “hàng hóa” mà nó trao đổi, là cái tạo ra quyền lực mà nó đòi hỏi. (Watanabe, John M., 2007, tr.301) Mặc dù kinh tế nghi lễ liên quan đến hàng hóa vật chất, nhưng những loại hàng hóa này có giá trị cao hơn bất kỳ giá trị thực dụng hoặc giá trị trao đổi nào mà chúng có thể chuyên chở bởi vì việc sản xuất, giành được và sử dụng chúng vừa là hiện thân về phương diện vật chất lại vừa chứng minh - về phương diện ý nghĩa - các bằng chứng linh thiêng được mã hóa trong các nghi lễ mà chúng giúp diễn đạt rõ ràng về thế giới là như thế nào, thế giới phải như thế nào và trong cái thế giới đó con người nên hành động ra sao thông qua các thực hành văn hóa của kinh tế nghi lễ (Geertz 1973; Hà Hữu Nga 2023).
Với tư cách là những sự vật vật chất, các hàng hóa nghi lễ trở thành bằng chứng hữu hình, “vật chất hóa” của trật tự đạo đức, của “giá trị và niềm tin” mà nghi lễ và mọi hoạt động sản xuất gắn liền với nó đã giả định trước và ra sức duy trì. Với tư cách là quá trình vật chất hóa của một trật tự đạo đức, kinh tế nghi lễ liên quan đến quyền lực linh thiêng chứ không chỉ đơn thuần là sức mạnh vật chất. Sức mạnh linh thiêng trong nghi lễ sẽ thần thánh hóa việc sử dụng quyền lực bằng các phương tiện khác. Các câu hỏi về sự thần thánh hóa liên quan đến kẻ nào hoặc những gì mà nó nên áp dụng, chứ không liên quan đến những gì nó thực sự trao quyền cho các tác nhân hoặc các khách thể để làm một khi đã được thần thánh hóa. (Rappaport 1999, tr.207) Mặc dù nghi lễ trong kinh tế nghi lễ chắc chắn đã hợp thức hóa việc thực thi quyền lực kinh tế chính trị, nhưng nó còn liên quan đến các định nghĩa văn hóa về bản thân quyền lực. Do đó, kinh tế nghi lễ bắt đầu có vẻ giống như một phương tiện quy ước hóa - một tập hợp các khuôn khổ, các định đề linh thiêng, không bị đặt vấn đề nhưng cũng không thể kiểm chứng và cũng bất khả chứng ngụy, về quyền lực biểu hiện trong việc sản xuất, trình diễn nghi lễ và các ý nghĩa mà qua đó các lợi ích, các thỏa thuận chính trị và kinh tế được thể hiện rõ ràng. (Rappaport 1999, tr.208) Về phương diện ứng dụng, các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, nhân học về nghi lễ hoàn toàn có thể tham gia vào quá trình bố cục và tái dựng các sự kiện đại nghi lễ của công chúng, chẳng hạn như huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh trong bối cảnh nghi lễ Đền Hùng, huyền thoại Thánh Gióng, huyền thoại “hoàn kiếm” ở Hồ Gươm, huyền thoại đàn rồng quần tụ tại vịnh Hạ Long …v.v. (Hà Hữu Nga 2023a, tr.35)
2.3.2. Phương thức Sản xuất Gia đình trong Kinh tế Nghi lễ
Phương thức sản xuất là khái niệm do Karx Marx sáng tạo trong tác phẩm Kritik der politischen Ökonomie - Phê phán Kinh tế Chính trị. Theo Marx: “Trong sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người tham gia vào các quan hệ nhất định, cần thiết, độc lập với ý chí của họ, các quan hệ sản xuất tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ. Tổng thể của các quan hệ sản xuất này hình thành nên cấu trúc kinh tế của xã hội, cơ sở hiện thực trên đó hình thành một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị, và tương ứng với các hình thái ý thức xã hội nhất định. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình đời sống xã hội, chính trị và trí tuệ nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ (thực tiễn của họ), mà ngược lại, tồn tại xã hội (thực tiễn của họ) quyết định ý thức của họ (lý thuyết của họ).” (Marx K. 1956a, 13, 8f)
Gợi hứng từ quan niệm về phương thức sản xuất được Marx đề xuất, Rappaport cho rằng có tồn tại một phương thức sản xuất nghi lễ và đó là một cách điều tiết sản xuất thặng dư và tiêu dùng công cộng trong các xã hội có quy mô cộng đồng, phi nhà nước. (Rappaport 1979) Cũng có quan điểm cho rằng khái niệm này của Rappaport liên quan mật thiết với mô hình lý tưởng của Marshall Sahlins (1972a, 1972b) về tình trạng kém sản xuất cố hữu trong “phương thức sản xuất gia đình”, và phân tích về tiêu dùng hộ nông dân để làm nổi bật những mối quan tâm trái ngược nhau về chế độ tự túc của hộ gia đình và sự phụ thuộc lẫn nhau trong một phương thức sản xuất nghi lễ như vậy (Watanabe, John M., 2007, tr.305). Trong nhận định trên, Watanabe đã bỏ qua, hoặc không biết đến công lao của Marx về phương diện này thông qua một diễn giải rõ ràng như sau: “Hình thức sở hữu đầu tiên là sở hữu chung. Nó tương ứng với giai đoạn sản xuất chưa phát triển, trong đó người dân sống dựa vào săn bắn và đánh cá, chăn nuôi gia súc hoặc phổ biến nhất là nông nghiệp…Ở giai đoạn này phân công lao động vẫn còn rất ít phát triển và chỉ giới hạn ở việc mở rộng thêm phân công lao động diễn ra một cách tự nhiên trong gia đình. Do đó, cấu trúc xã hội chỉ giới hạn ở phạm vi mở rộng của gia đình…” (Marx K. 1956b, 3, 22). Deutsche Ideologie, MEW 3, 22.]
Trước hết, phương thức sản xuất được nhân học coi là “một tập hợp các mối quan hệ xã hội cụ thể, xuất hiện trong lịch sử, qua đó lao động được triển khai để giành lấy năng lượng từ tự nhiên bằng các công cụ, kỹ năng, tổ chức và kiến thức”. Eric Wolf (1997:75) Định nghĩa này muốn làm rõ các mối quan hệ chiến lược giữa quyền lực, lao động và các nguồn theo cách các xã hội khác nhau tổ chức và kiểm soát sản xuất. (Watanabe, John M., 2007, tr.305) Chính vì vậy, Wolf đã mô tả ba phương thức sản xuất trong đó các mối quan hệ này thể hiện tương phản nhất về mặt chiến lược: i) Phương thức tư bản chủ nghĩa, trong đó sự kiểm soát của tầng lớp tinh hoa đối với các phương tiện sản xuất đã tạo ra tình trạng tha hóa của công nhân lao động khỏi sự tồn tại của họ với tư cách là những hiện hữu xã hội; ii) Phương thức sản xuất phụ thuộc, trong đó các nhà sản xuất giữ quyền kiểm soát phương tiện sản xuất của chính họ và đòi hỏi giới tinh hoa phải bòn rút thặng dư bằng các thủ đoạn siêu-kinh tế, bằng đe dọa, cưỡng bức và vũ lực; và iii) Phương thức sản xuất theo trật tự-thân tộc, trong đó sản xuất vẫn gắn chặt với các nghĩa vụ của gia đình, hộ gia đình và cộng đồng, thường ngăn cản tích lũy, kiểm soát kinh tế chính trị tập trung hơn, hoặc ép buộc đối với hai phương thức kia (Wolf 1997: 77-87).
Đến lượt mình, các mối quan tâm của hộ gia đình thường gây khó dễ cho các nỗ lực huy động lao động và quản lý sản xuất trong các xã hội phi nhà nước ở quy mô cộng đồng. Về phương diện này, kinh tế hộ gia đình mắc kẹt giữa sản xuất tự cung tự cấp và sự phụ thuộc cần thiết lẫn nhau giữa các hộ gia đình vì chính sự tồn tại của nó. Bất kỳ hộ gia đình nào cũng đã tính đến sự phụ thuộc của mình vào các hộ gia đình khác. Chí ít thì các quy ước cấm đoán loạn luân và thực trạng phân công lao động theo giới buộc các hộ gia đình phải duy trì mối quan hệ hôn nhân với các hộ gia đình khác trong cộng đồng. Kết quả của việc trao đổi hôn nhân sẽ kích thích sản xuất và tiêu dùng vượt xa các cấp độ tự cấp của hộ gia đình, đồng thời cũng lôi kéo các hộ gia đình vào mạng lưới có đi có lại được nghi lễ hóa. Những nghi lễ này lần lượt biến lao động và hàng hóa thiết thực dư thừa, dưới dạng thặng dư, thành các quan hệ sản xuất xã hội. Đồng thời, vì bản thân việc cho đi không bao giờ đảm bảo sẽ nhận được sự đền đáp chắc chắn, nên mối quan hệ có đi có lại mãi mãi là vấn đề khó giải quyết. (Watanabe, John M., 2007, tr.304)
Đây chính là thời điểm mà sự tương thuộc cần thiết nhưng ngẫu nhiên của phương diện nghi lễ trong kinh tế bắt đầu linh thánh hóa việc sản xuất và trao đổi thặng dư ngoài-tự cung tự cấp. Trong việc thúc đẩy các hộ gia đình thiết lập các mối tương tác luôn thay đổi giữa chế độ tự cung tự cấp và sự phụ thuộc lẫn nhau này, thì phương diện nghi lễ của kinh tế lại cung cấp một nền tảng linh thánh hóa cho tính xã hội rộng lớn hơn khi vắng mặt một uy quyền tập trung có khả năng thực thi các tiêu chuẩn tích lũy, trao đổi, và tiêu dùng ở cấp độ nhà nước. Đồng thời, mặc dù không dựa trên một quyền lực tập trung, nhưng kinh tế nghi lễ và các mối liên quan của nó lại thiết lập khả tính làm xuất hiện các mối quan hệ quyền lực phân tầng hơn thông qua việc kiểm soát các mối quan hệ sản xuất ngày càng khác biệt mà nền kinh tế nghi lễ tạo ra giữa những người sản xuất, trao đổi và tiêu dùng bị ấn định bởi các nghi lễ và lễ vật. (Watanabe, John M., 2007, tr.305) Khi sự khác biệt này phát triển, thì phương diện nghi lễ của kinh tế vẫn tồn tại cùng với nền kinh tế nghi lễ ngày càng tự trị vì nó không chỉ liên quan đến việc tích lũy và thực thi quyền lực kinh tế chính trị mà còn liên quan đến cấu trúc đạo đức của bản thân xã hội (Mauss 1990). Do đó, phương diện nghi lễ của kinh tế vẫn có ý nghĩa ngay cả trong nền kinh tế nghi lễ ở các xã hội đa dạng hơn, tập trung hóa và phân tầng xã hội mạnh hơn. (Hà Hữu Nga 2023c, tr.30)
2.3.3. Nguồn lực Khan hiếm trong Kinh tế Nghi lễ
Kinh tế nghi lễ có chung một nguyên tắc với kinh tế học, đó là khoa học về các nguồn lực khan hiếm. Nói một cách đơn giản, nguồn lực khan hiếm là thứ mà mọi người thường mong muốn có được nhiều hơn mức hiện có. Vì vậy tình trạng khan hiếm biểu hiện một mối quan hệ nhất định giữa các nhu cầu và khả năng đáp ứng được các nhu cầu đó, trong khi các nhu cầu và mong muốn của con người thì vô tận, mà các nguồn lực lại luôn hữu hạn. Trong thực tế thì xã hội không thể nào có đủ các nguồn để đáp ứng được một cách đầy đủ các nhu cầu và mong muốn đó. (Mankiw 2000, tr. 3) Tình trạng khan hiếm còn thể hiện một thực tế là người ta không thể cùng một lúc theo đuổi mọi mục tiêu, vì vậy phương thức thông thường nhất để xã hội vượt qua được tình trạng khan hiếm là trao đổi các hàng hóa và dịch vụ cho nhau. Theo nghĩa đó kinh tế học đã được xác định là “khoa học nghiên cứu hành vi của con người trong mối quan hệ giữa các mục đích và các phương tiện khan hiếm thường có các giá trị thay thế” (Robbins L., 1932).
Về phương diện kinh tế học, các hàng hóa và dịch vụ thường khan hiếm vì mức độ khả dụng có hạn của các nguồn, nói cách khác là các yếu tố sản xuất, cùng với các hạn chế của con người về kỹ năng và công nghệ so với tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà con người mong muốn được thỏa mãn. Mức độ khan hiếm các nguồn quyết định vị trí đường giới hạn khả tính sản xuất (PPF Production Possibilities Frontier) của xã hội. Việc sử dụng không hiệu quả các nguồn, chẳng hạn như đất đai và vốn có thể làm hạn chế lượng hàng hóa được sản xuất ra khiến cho nền kinh tế hoạt động dưới mức đường giới hạn sản xuất. Các hàng hóa và dịch vụ khan hiếm còn được gọi là các hàng hóa kinh tế. Các loại hàng hóa khác thì được gọi là hàng hóa tự do, chẳng hạn như không khí, nước biển. Ở đâu có tình trạng khan hiếm hàng hóa và dịch vụ thì xã hội cần phải lựa chọn cách thức phân bổ và sử dụng chúng bằng mọi cách khác nhau. Có những hàng hóa thuộc loại khan hiếm cố hữu, chẳng hạn như đất đai, có các hàng hóa thể hiện vị thế của người sở hữu, chẳng hạn như các vật dụng biểu trưng của quyền uy, đẳng cấp, và đặc biệt là nghi lễ. (Hà Hữu Nga 2023b, tr.81) Tình trạng khan hiếm xuất hiện khi một loại hàng hóa nào đó có các ngoại ứng cao nhưng lại rất ít được phân bổ đến tay người tiêu dùng. Do đó có thể nói rằng khan hiếm phương tiện để thỏa mãn các mục đích nhất định là tình trạng gần như phổ biến của bản chất con người. (Robbins L., 1932).
Theo cách nhìn hiện đại thì thực chất của kinh tế nghi lễ chính là mối quan hệ giữa các yếu tố phi lý tính của nghi lễ tôn giáo và các yếu tố duy lý của kinh tế. Có thể coi nguyên lý trao đổi quà biếu dựa trên khái niệm hau của người Maori là minh chứng rõ ràng nhất cho mối quan hệ này. Đối với họ hau chính là một loại quyền năng luôn tìm cách quay trở lại với cội nguồn của nó. Hau là logic của mối quan hệ có đi có lại, là một dạng năng lượng phồn thực, một nguyên tắc xuyên suốt mọi mối quan hệ. (Mauss M., 1990) Khác với người phương Tây, người Maori nhấn mạnh đến nhất tính: “Hau là một phạm trù không tạo ra các khác biệt, bản thân nó không thuộc lĩnh vực mà chúng ta gọi là ‘tâm linh’ cũng không thuộc lĩnh vực ‘vật chất’, mà có thể áp dụng cho cả hai.” (Sahlins M.,1972a, tr. 168). Roland Hardenberg, giáo sư Đại học Tübingen, chuyên gia về kinh tế nghi lễ cho rằng hoàn toàn có thể phân tích kinh tế nghi lễ như một quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, như một sự phân bổ hợp lý các nguồn lực hoặc như một sự chuyển đổi các hình thức vốn khác nhau, và ông cũng nhìn nhận nội hàm “hau” của người Maori theo quan niệm này. Để có thể diễn giải thấu đáo thực chất hiện diện của kinh tế nghi lễ, Roland Hardenberg đã đề xuất thay thế thuật ngữ tôn giáo bằng kosmischen Beziehungen “các mối quan hệ vũ trụ”. Nghi lễ nhìn từ góc độ kinh tế chính là sự sáng tạo, tái tạo hoặc thay đổi các mối quan hệ xã hội-vũ trụ thông qua các hình thức trao đổi khác nhau, mà trao đổi có nghĩa là thực hành “mối quan hệ giữa các bên”, tức là một cái gì đó liên quan đến các tác nhân được định nghĩa là “khác”. Những cái/kẻ “khác” ấy có thể là, hoặc không phải là con người, lại chính là agencies các tác tố được một thế giới quan cụ thể công nhận. (Hardenberg R. 2014)
Đối với Hardenberg, kinh tế nghi lễ chính là sự gắn kết giữa nhân tố kinh tế và nhân tố nghi lễ với nhau thông qua các “nguồn lực” khan hiếm. Ông có một quan niệm độc đáo khi cho rằng nguồn lực không phải là một sự vật hay một bản chất, mà là một quá trình. Tại vì các nguồn lực không chỉ đơn giản là có đó, mà do con người tạo ra thông qua các hành vi định giá và hiện thực hóa giá trị bằng Wertschöpfung giá trị gia tăng. Thứ nhất, con người, vì lý do lịch sử cộng đồng của họ, mà xác định một thứ gì đó có giá trị đối với hình thức sống cụ thể của họ. Các nhân tố khác nhau có thể dẫn đến việc tiếp tục hoặc bãi bỏ các giá trị cụ thể căn cứ trên các định giá xã hội. Thứ hai, những gì được coi là có giá trị chỉ trở thành nguồn lực thông qua các hoạt động của con người. Cách tiếp cận này được minh họa rõ nhất qua định nghĩa kinh tế nghi lễ là “quá trình cung cấp và tiêu thụ nhằm vật chất hóa và chứng minh thế giới quan để quản lý ý nghĩa và định hình diễn giải”. (McAnany P. A., and E. Wells 2008, tr. 3) Mặt khác, người ta có thể xem xét việc phân bổ, hành động được quan tâm, việc tối đa hóa và các khái niệm có liên quan từ kinh tế học và đặt câu hỏi chúng đóng vai trò gì trong quá trình định giá và hiện thực hóa Wertschöpfung giá trị gia tăng. Do đó, chúng ta phải “mở rộng tính toán kinh tế cho tất cả các loại hàng hóa mang tính vật chất và biểu tượng, không phân biệt, là những gì tự thể hiện là hiếm và đáng được tìm kiếm trong một hình thái xã hội cụ thể.” (Bourdieu 1977, tr. 178). Trong phạm vi kinh tế nghi lễ, Hardenberg đã có một đóng góp đáng giá khi đưa ra phương án thay thế thuật ngữ tôn giáo bằng kosmischen Beziehungen “các mối quan hệ vũ trụ” giữa các tác tố (agencies) để tạo thành một mạng quan hệ (network) gồm các quá trình. Về phương diện logic, trong khuôn khổ “các mối quan hệ vũ trụ” ấy, khi coi các quá trình là các “nguồn lực” khan hiếm của kinh tế nghi lễ thì dường như ông nhầm lẫn giữa một ngành khoa học cụ thể, có các đối tượng và phương pháp tiếp cận cụ thể với quan niệm về hữu thể luận của trường phái triết học quá trình. Trong trường hợp này, Hardenberg đã nhầm lẫm giữa hữu thể (Sein) và hiện hữu (Dasein), ông lấy hữu thể với tư cách là cái vô hạn thay thế cho các hiện hữu với tư cách là các tác tố, các hình thức cụ thể của tồn tại. Chính vì vậy, tôi cho rằng không thể coi các quá trình là nguồn lực khan hiếm, và càng không thể sử dụng nó làm công cụ phân tích kinh tế nghi lễ được. (Hà Hữu Nga 2023b, tr.82)
Thay vào đó, chúng tôi quan niệm rằng: i) Nghi lễ là khuôn khổ của các giao tiếp chuẩn mực với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường, với thế giới khác, với kẻ khác, với cái khác; ii) Cái khan hiếm, các nguồn lực khan hiếm trong kinh tế nghi lễ là năng lực giao tiếp để thiết lập các mối quan hệ chuẩn mực thông qua hàng loạt công cụ giao tiếp nhằm gắn kết những cái khác, kẻ khác, thế giới khác; iii) Kinh tế nghi lễ là nền kinh tế được xây dựng ở quy mô gia đình và cộng đồng, sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở giao tiếp chuẩn mực với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường, thế giới khác, kẻ khác, cái khác đó với mơ ước tạo thành các trật tự, hệ thống theo lý tưởng nguyên hợp cổ sơ để vượt khỏi tình trạng hỗn mang được tạo thành từ các nhu cầu của thực tại đời sống đầy biến động đối với các tộc người, về phương diện lịch sử, vẫn còn ở quy mô và trình độ phát triển thuộc phạm vi cộng đồng; iv) Trong các nền kinh tế nghi lễ, hệ thống biểu tượng, hình tượng quy ước ý nghĩa được sử dụng làm công cụ giao tiếp chuẩn mực với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường, với thế giới khác, với kẻ khác, với cái khác. Tùy theo trường hợp, bối cảnh văn hóa-lịch sử mà: i) Bản thân (The Self) có thể được đồng nhất với cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, v.v…; ii) Môi trường với mọi tác tố (agancies), tác nhân (agents) liên quan mật thiết đến đời sống cộng đồng; iii) Thế giới khác bao gồm cõi trời, cõi đất, cõi nước, cõi rừng thiêng, cõi chết, địa ngục…v.v.; iv) Kẻ khác, cái khác bao gồm mọi hiện hữu bên trong cộng đồng, xung quanh cộng đồng, trong đó có thần linh, ma quỉ, vạn vật có linh hồn, và đặc biệt là các cộng đồng khác có thể là đồng minh, nhưng cũng có thể là thù địch. (Hà Hữu Nga 2023c, tr.33) Chúng tôi hy vọng rằng khung lý thuyết kinh tế nghi lễ này sẽ giúp lý giải thấu đáo nhiều giá trị di sản văn hóa khu vực Hạ Long – Cát Bà, đặc biệt là các giá trị di sản liên quan đến các niềm tin linh thiêng, các loại hình tín ngưỡng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng người nơi đây trong suốt chiều dài lịch sử của họ.
3. Các tiêu chí của UNESCO và gợi ý ứng dụng diễn giải di sản Hạ Long-Cát Bà
Theo quy định của UNESCO tại Hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, để trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, mỗi di sản cần đạt được một hoặc một số tiêu chí dưới đây: i) Là tuyệt tác thiên tài sáng tạo của con người; ii) Thể hiện sự giao thoa của các giá trị nhân văn quan trọng, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hoá của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, hoặc công nghệ, nghệ thuật hoành tráng, quy hoạch đô thị hay thiết kế phong cảnh; iii) Chứa đựng một minh chứng duy nhất hoặc ít nhất cũng hết sức khác biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh hiện vẫn đang tồn tại hoặc đã biến mất; iv) Là một ví dụ nổi bật về một loại công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc, công nghệ, hoặc một cảnh quan minh họa một (hoặc một số) giai đoạn trong lịch sử nhân loại; v) Là một ví dụ nổi bật về một loại hình cư trú truyền thống của con người, việc sử dụng đất đai, hay sử dụng biển, đại diện cho một (hay nhiều) nền văn hoá, hoặc sự tương tác giữa con người và môi trường, đặc biệt là khi nó đã trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến đổi không thể đảo ngược được; vi) Có liên hệ trực tiếp hoặc có thể nhận thấy được với những sự kiện hay các truyền thống sinh sống, với các ý tưởng hay các tín ngưỡng, với các công trình nghệ thuật hay văn chương có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (UNESCO 1972, para. [đoạn] 77)
Căn cứ vào các hướng dẫn trên, chúng tôi cố gắng tóm lược, chọn lọc, đối sánh với các tiêu chí của Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, để xem xét giá trị văn hóa của di sản Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà một cách chi tiết hết mức có thể ở một số lĩnh vực sau: 1) Tạo lập truyền thống cư trú, khai thác biển và hệ giá trị nhân văn trong di sản văn hóa Hạ Long – Cát Bà (Tiêu chí 2, 3, 4, 5 của UNESCO); 2) Góp phần tạo lập ngữ hệ Malayo-Polynesian ở khu vực Đông Nam Á Lục địa và Đông Nam Á Hải đảo (Tiêu chí 2, 3 của UNESCO); 3) Góp phần tạo lập truyền thống trao đổi, buôn bán đường dài trên biển với Đông Á, Đông Nam Á và Thế giới Địa Trung Hải (Tiêu chí 2, 3 của UNESCO); 4) Góp phần tạo lập truyền thống nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo của khu vực (Tiêu chí của 6 của UNESCO); 5) Kết nối các cộng đồng người để tạo dựng bản sắc văn hóa dân tộc, khu vực và quốc tế. (Tiêu chí 2, 3 của UNESCO).
________________________________________
(Còn nữa…)
Nguồn: Hà Hữu Nga (2024). Giá trị văn hóa của di sản Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Nhận diện, đánh giá những giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo trên vịnh Hạ Long. UBND Tỉnh Quảng Ninh – Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tổ chức ngày 30 tháng 10 năm 2024.
Tài liệu dẫn
Alipio A. J. Paul (2006). Natural Resource Conflicts in the Philippine Cordillera Mountains. La Trinidad, Benguet, Philippines. Cordillera Conservation Trust, Philippine.
Arnold M. (1889). Culture and anarchy an essay in political and social criticism. Edition: Popular ed View all formats and editions, Publisher: Smith, Elder, London, 1889.
Boas, Franz (1887). Museums of Ethnology and their classification. Published in Science 9: 589.
Beck L. & Cable T.T (1998). Interpretation for 21th Century. Fifteen Guiding Principles for interpreting Nature and Culture, Sagamore Publishing, Champaign, Il.
Beck, L & Cable, T.T (2011). The Gifts of Interpretation: Fifteen Guiding Principles for Interpreting Nature and Culture, Sagamore Pub.
Bellwood, P. (1984,1985). A hypothesis for Austronesian origins. In Asian Perspectives No. 26 (1: 107-117).
Bellwood P. 2004. First Farmers – The Origins of Agricultural Societies. Blackwell Publishing.
Bennett, J. (2001). Natural Heritage Valuation Methods: Applications to Cultural Heritage’ in Heritage Economics: Challenges for Heritage Conservation and Sustainable Development in the 21st Century, Australian Heritage Commission, Australia.
Bình Nguyên Lộc 1971-2007. Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Chương V: Dấu vết Mã Lai trong xã hội Việt Nam ngày nay. Bách Bộc xuất bản, Sài Gòn 1971. Bản điện tử do talawas thực hiện ngày 13/10/2007.
Blust, Robert (1984,1985). The Austronesian homeland, a linguistic perspective. In Asian Perspectives No. 26(1):4567.
Boas, Franz 1963 [1911]. The Mind
of Primitive Man New York: Collier Books. page 149.
Boas, Franz (1996). The Study of
Geography. In Volksgeist as Method
and Ethic: Essays on Boasian Anthropology and the German Anthropological
Tradition. J. George W. Stocking, ed. Pp. 9-17. History of Anthropology, Volume 8. Madison, WI and London, UK:
University of Wisconsin Press.
Bock P.K. (1969). Modern Cultural Anthropology – An Introduction. Alfred A. Kroff, New York.
Bourdieu, Pierre (1977). Outline of a Theory of Practice. Cambridge: Cambridge University Press.
Boyd, R., & Richerson, P. J. (1985). Culture and the evolutionary process. University of Chicago Press.
Bùi Vinh – Trần Trọng Hà (1999). Hòn Ngò (Quảng Ninh), trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1999, Hà Nội 2000.
Burger, J., Kirchner, M., Bramanti, B., Haak, W., & Thomas, M. G. (2007). Absence of the lactase-persistence-associated allele in early Neolithic Europeans. Proceedings of the National Academy of Science, 104, 3736–3741.
Callon, Michel (1986). Some elements of a sociology of translation: Domestication of the scallops and the fishermen of Saint Brieuc Bay. In Power, Action and Believ: A New Sociology of Knowledge, edited by J. Law, pp. 196-233. Routledge and Kegan Paul, London.
Callon, Michel and Bruno Latour (1991). Collins, Harry and Steven Yearley 1992 Epistemological Chicken. In Science as Practice and Culture, edited by Andrew Pickering, pp. 301-326. University of Chicago Press, Chicago.
Cao Huy Đỉnh 1969. Người anh hùng làng Dóng. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Cao Xuân Hạo (2004). Song Viết là gì? Vài luận cứ nhỏ cho một vấn đề vẫn tồn nghi. Tạp chí Ngôn ngữ, số1, năm 2004, tr. 53 – 60.
Cary, Max (1956). Maes, Qui et Titianus. In The Classical Quarterly, New Series, 6.3/4 (July–October 1956), pp. 130–134.
Cavalli-Sforza, L. L., & Feldman, M. W. (1981). Cultural transmission and evolution: A quantitative approach. Princeton: Princeton University Press.
Caverhill, John 1767. Some Attempts to ascertain the utmost Extent of the Knowledge of the Ancients in the East Indies. In Proceedings of the Royal Society of London; Philosophical Transactions, vol.57, 1767, pp.155-174. Publisher: Royal Society of London.
Chakravarti Adhir K. 1972. Early Sino-Indian Maritime Trade and Fu-Nan, D.C. Sircar (ed.), Early Indian Trade and Industry, Calcutta, University of Calcutta Centre of Advanced Study in Ancient Indian History and Culture,Lectures and Seminars, no.VIII-A, part I, 1972, pp.101-117.
Coedès, George (1968). The Indianized States of Southeasts Asia. Honolulu: EastWest Center Press.
De Rhodes A. (1991). Từ điển Annam – Lusitan – Latinh (Thường gọi là Từ điển Việt – Bồ - La). Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
De Sausure F. 1973. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Dumbraveanu D., Ana Craciun, and Anca Tudoricu (2016). Principles of interpretation, tourism and heritage interpretation – The experience of Romanian museums. In Human Geographies, Vol. 10, No. 1, May 2016.
Durham, W. H. (1991). Coevolution: Genes, culture, and human diversity. Stanford: Stanford University Press.
Đào Duy Anh (1938, 1998). Việt Nam Văn hóa Sử cương. Nxb. Đồng Tháp.
Đào Duy Anh (1962; 2005). Sự cần thiết chỉnh lý tài liệu trong công tác nghiên cứu và phiên dịch. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 37, tháng 4, 1962; in lại trong Đào Duy Anh – Nghiên cứu Văn hóa và Ngữ văn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 2005, tr. 211-229.
Đinh Văn Tuấn. (2011). Giải mã bí ẩn SONG VIẾT: SONG VIẾT chính là chiết tự của chữ XƯƠNG. Tạp chí Ngôn ngữ, số 3/2011. tr.58- 71.
Đoàn Ngọc Phan, (1975). Phải chăng song viết, song kiết là song cát. Tạp chí Văn học, số 2-1975, Hà Nội.
Đỗ Văn Hỷ (1967). Góp phần giải quyết những tồn nghi trong “Quốc âm Thi tập”. Tạp chí Văn học, số 6-1967, Hà Nội.
Đỗ Văn Ninh (1968). Khai quật hang Soi Nhụ, Quảng Ninh, trong Nghiên cứu Lịch sử, số 117 – 12 – 1968.
Đỗ Văn Ninh (1971). Báo cáo khai quật chùa Lấm trên đảo Thừa Cống, Cẩm Phả (Quảng Ninh). Tư liệu của Viện Khảo cổ học, Hà Nội.
Đỗ Văn Ninh (2004). Thương cảng Vân Đồn – Sách tham khảo Khảo cổ học. Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
Fribourg Group (2007). Fribourg Declaration on Cultural Rights. (Document for UNESCO) organized by The Interdisciplinary Institute of Ethnics and Human Rights at The Fribourg University.
Friedmann, JR. (1966). Regional Development Policy – A Case Study of Venezuela. MIT Press, Cambridge.
Friedmann, JR (1967). A General Theory of Polarized Development, mimeo, Santiago, Chile, August.
Friedmann, JR (1968). The Role of Cities in National Development, mimeo, Santiago, Chile, February.
Gaillard, Jean Christophe and Joel P. Mallari (2004). The peopling of the Philippines: A cartographic synthesis. Hukay 6 127.
Geertz, Clifford (1973). Religion as a Cultural System. In The Interpretation of Cultures, by C. Geertz, pp. 87-125. Basic Books, New York.
Glazer, Mark (1994). Cultural Relativism. Texas: University of Texas-Pan American.
Guangdong Science and Technology Press (1993). The collection of antiquities from silk road on South China Sea.
Gudeman, Stephen and Chris Hann (2015). Introduction: Ritual, Economy and the Institutions of the Base. In Economy and Ritual - Studies of Postsocialist Transformations, Edited by Stephen Gudeman and Chris Hann, Published by Berghahn Books.
Hà Hữu Nga (1982, 1985) Thời đại đá mới Việt Nam và một Mô hình Tổng quát. (Viết cho Hội thảo kỷ niệm năm mươi năm văn hóa Hòa Bình năm 1982, sau đó công bố trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học Việt Nam năm 1984 (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985)
Hà Hữu Nga (1996). Bản sắc Dân tộc và Phát triển. Tư liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Phát triển, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Hà Hữu Nga (1997). Có một nền văn hóa Soi Nhụ tại khu vực Vịnh Hạ Long, trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1997, Hà Nội 1998.
Ha Huu Nga (1998). Relationships between the Soi Nhu and Ha Long cultures. Paper presented in the 16th Congress of the Indo-Pacific Prehistory Association, Melaka, Malaysia 1 – 7th, July 1998.
Hà Hữu Nga – Nguyễn Văn Hảo (1998). Hạ Long thời Tiền sử, Nxb. Thế giới – Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Hà Nội.
Hà Hữu Nga (1999a). Hạ Long lịch sử. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
Hà Hữu Nga (1999b). Văn hóa Soi Nhụ - Một cội nguồn của ngữ hệ Malayo-Polynesian. Đề tài khoa học Xây dựng Bảo tàng Sinh thái Vịnh Hạ Long - Ban Quản lý Vịnh Hạ Long năm 1999. Tp Hạ Long, Quảng Ninh.
Hà Hữu Nga (2000). Soi Nhụ Nền văn hóa cổ nhất hiện biết trên vịnh Hạ Long. Kỷ yếu Hội thảo Vịnh Hạ Long – 5 năm Di sản Thế giới, do Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh – Bộ Văn hóa Thông tin và Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam tổ chức tại thành phố Hạ Long tháng 4 năm 2000.
Hà Hữu Nga (2001a). Văn hóa Bắc Sơn. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Hà Hữu Nga (2001b). Khảo cổ học Đông Bắc Việt Nam từ những hệ thống sinh thái nhân văn tới các cấu trúc xã hội tiền nhà nước. Bài tham gia Hội nghị Quốc tế “Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam". Viện Khảo cổ học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia tổ chức tại Hà Nội. Đăng lại trong: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Khảo cổ học (2004), Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam, Tập I, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 117-139.
Hà Hữu Nga (2003). Trần Nhân Tông trong viễn cảnh Nhân học Phật giáo. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia Thân thế và sự nghiệp Trần Nhân Tông (1258 - 1308), ĐHKH Huế, Tp. Huế, tháng 12-2003.
Hà Hữu Nga (2004). Văn hóa Hạ Long và Quá trình Hình thành Nhà nước Việt Cổ: Tiếp cận Khảo cổ học Nhận thức. Bài viết cho Bảo tàng Quảng Ninh - Đề tài khoa học "Nghiên cứu văn hoá Hạ Long, đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy", Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 2004.
Hà Hữu Nga (2005). Khảo cổ học cộng đồng - đề xuất nghiên cứu di chỉ Ba Vũng (Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Ninh). Tạp chí Khảo cổ học, Số 6 (138) (XI-XII), 2005
Hà Hữu Nga (2006). Văn hóa Soi Nhụ - một cội nguồn của ngữ hệ Nam Đảo. Trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học 2005. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 2006.
Hà Hữu Nga (2008). Đô thị và Vùng kinh tế. Bài viết cho Đề tài cấp Bộ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xác định các ưu tiên trong phát triển bền vững vùng kinh tế, Viện Phát triển Bền vững vùng Bắc Bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, do tác giả làm Chủ nhiệm.
Hà Hữu Nga (2010). Phân tích các bên liên quan trong các Dự án lớn và các Chương trình Trợ giúp Phát triển. Ngân hàng Thế giới, Tài liệu Hướng dẫn được chuẩn bị theo yêu cầu của World Bank - Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, và tác giả trực tiếp tham gia tập huấn điểm cho các bên liên quan tại các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hải Phòng, Quảng Nam, Gia Lai, Kiên Giang năm 2010.
Hà Hữu Nga (2011a). Kattigara – Kinh đô huyền thoại Việt. Bài viết cho Đề tài Quan điểm và giải pháp phát triển nhanh và bền vững đô thị vùng Bắc Bộ giai đoạn 2011 – 2020. Đề tài Khoa học cấp Bộ, Viện Phát triển Bền vững vùng, Viện Hàn lâm KHXHVN.
Hà Hữu Nga (2011b). Song Viết – Tiếng ngọc lụa reo trong những cốt cách thanh cao. https://dzunglam.blogspot.com/2011/11/
Hà Hữu Nga (2011c). Hải Phòng - phát triển trong viễn cảnh mạng thành phố toàn cầu. Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng và Phát triển thành phố Hải Phòng nhanh – bền vững giai đoạn 2011-2025: Vấn đề và Giải pháp. Liên hiệp các hội KH&KT Hải Phòng, tháng 10/ 2011.
Hà Hữu Nga (2012). Phù Đổng – Cội nguồn sức mạnh Việt. Tạp chí Văn hóa Nghệ An, Số 212& 213, năm 2012 và Số 214-10-2, năm 2012.
Hà Hữu Nga (2015a). Hình tượng Man Nương, hệ thống Tứ pháp và cái được biểu đạt siêu việt. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Vùng văn hóa Luy Lâu và công tác phát triển ngành Du lịch ở Bắc Ninh, Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Bắc Ninh và UBND huyện Thuận Thành, tháng 9 năm 2015.
Hà Hữu Nga (2015b). Đô thị và vùng kinh tế. Tạp chí Phát triển bền vững vùng, Số 3 (9/2015).
Hà Hữu Nga (2015c). Văn hóa như một hệ giá trị phát triển cơ bản. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Số 7 (178), 2015.
Hà Hữu Nga (2020). Tự quản cộng đồng như một loại hình hành động xã hội trong xây dựng Nông thôn mới bền vững ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 2 (107) 2020, tr. 40-51.
Hà Hữu Nga (2021). Tiếp cận lễ hội truyền thống từ lý thuyết văn bản. Tạp chí Văn hóa học, Số 6 (58)-2021.
Hà Hữu Nga (2022). Đô thị động lực và các động lực đô thị hóa. Bài tham gia Hội thảo Khoa học Đô thị Động lực và Phát triển Du lịch Sinh thái Văn hóa. Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, Hà Nội tháng 12 năm 2022.
Hà Hữu Nga (2023a). Khảo cổ học Tôn giáo: Siêu việt - Nội tại và Nghi lễ. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Khảo cổ học Tôn giáo – Nghi lễ, Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN, Hà Nội 2023.
Hà Hữu Nga (2023b). Kinh tế nghi lễ - Nội hàm Khái niệm và gợi ý Ứng dụng cho Lễ hội Đền Bảo Hà. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Thần vệ quốc Hoàng Bẩy – Bảo Hà: Công tác Quản lý và Phát huy Giá trị Di tích Lịch sử, Bảo Yên, Lào Cai ngày 26/8/2023 do UBND huyện Bảo Yên tổ chức, tr.71-86.
Hà Hữu Nga (2023c). Kinh tế Nghi lễ và Xã hội Truyền thống người Dao. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Vận dụng Lý thuyết Nhân học, Tôn giáo học Đương đại trong Nghiên cứu Nghi lễ người Dao. Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa - Du lịch và Đại học Thái Nguyên-Phân hiệu Lào Cai tổ chức, Hà Nội 29/12/2023. Tr. 25-49.
Hà Hữu Nga (2024). Bản sắc tộc người và Kinh tế sáng tạo Hộ gia đình Dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Hội thảo Khoa học Phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng núi phía Bắc”. Khoa Kinh tế - Du lịch, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, tháng Tư năm 2024.
Hà Văn Tấn (1970). Nghiên cứu thời đại các vua Hùng, hiện trạng và triển vọng. Trong Quản lý Văn vật, số 19, Hà Nội, tr.64.
Hà Văn Tấn (1974a). Từ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng. Trong Khảo cổ học, số 13, Hà Nội.
Hà Văn Tấn (1974b). Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai. Trong Khảo cổ học, số 15, Hà Nội.
Hà Văn Tấn (1982). Trống đồng cổ loa, di chỉ Đình Tràng và Văn minh sông Hồng. Trong Phát hiện Cổ Loa, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, Hà Nội.
Hamilton R. W. (ed.) (1998). From the Rainbow's Varied Hue: Textiles of the Southern Philippines. Fowler Museum of Cultural History, University of California at Los Angeles.
Hán Văn Khẩn, chủ trì (2003). Báo cáo khai quật di tích Cống Tây (Quảng Ninh). Tư liệu của Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH & NV (ĐHQG Hà Nội)
Hardenberg R. (2014). Ritual Economy and Ritual Resource - Some General Remarks. Summerschool “Ritual as Resource”, Tübingen University.
Haudricourt A.G. (1960). Note sur les dialects de la resgion de Moncay, BEFEO, tome L; fasc.1; p.172.
Hawkes, Jon (2001). The Four Pillar of Sustainability - Culture’s essential role in public planning. Common Ground Publishing Pty Ltd in association with the Cultural Development Network (Vic).
Herrmann, Albert 1938. Der Magnus Sinus und Cattigara nach Ptolemaus. Compte-rendu du Congrès international de géographie (Amsterdam).
Heshmat, S (2015). Ten Common Myths About Emotions (and Why They're Wrong), Psychology Today, Sussex Publishers LLC, United Kingdom.
Hoàng Anh Tuấn (2008a). Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại Biển Đông thời cổ trung đại, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Hà Nội, 9-10/2008, tr. 1-16.
Hoàng Anh Tuấn (2008b). Vùng duyên hải Đông Bắc trong chiến lược thương mại của người phương Tây thế kỷ XVII. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Thương cảng Vân Đồn: Lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa, Quảng Ninh, 7/2008, tr. 327-349.
Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn khắc Sử (1973). Báo cáo khai quật di chỉ Cái Bèo, đảo Cát Bà, Hải Phòng, năm 1973. Tư liệu Viện Khảo cổ học.
Hoàng Xuân Chinh (1999). Công cụ cuội ghè đẽo vùng duyên hải và hải đảo Đông Bắc, trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1999, Hà Nội 2000.
Institute on the Far East Works (1915). Note II. Extracts from the Geography of Ptolemy. Vol. I. Second Series No. XXXVII. Issued for 1915 by Society Cathay and the Way thither 1915. Liberary of Wellesley College Presented by Institute on the Far East Works, (Ptolemy K. 1915).
Keynes, John Maynard (1923). A Tract on Money In Reformation. MacMillan and Co., Limited St Martins’ Street, London 1924, pp.80-82.
Kim, Y. Y. (2007). Ideology, identity, and intercultural communication: An analysis of differing academic conceptions of cultural identity. Journal of Intercultural Communication Research, 36(3), 237–253.
Laffan, Michael 2005. Finding Java: Muslim nomenclature of insular Southeast Asia from Śrîvijaya to Snouck Hurgronje. Asia Research Institute, Working Paper Series No. 52. Princeton University.
Latour, Bruno (1993). We Have Never Been Modern. London: Harvester.
Latour, Bruno (1999a). On Recalling ANT. In Actor Network Theory and After edited by J. Law and J. Hassard, pp. 15-25. Oxford: Blackwell.
Latour, Bruno (1999b). For David Bloor . . . and Beyond: A Reply to David Bloor's Anti-Latour. Studies in the History and Philosophy of Science 30(1):81-112.
Latour, Bruno (2005). Reassembling the Social: An Introduction to Actor-Network-Theory. Oxford; New York: Oxford University Press.
Latour, Bruno (1988). The Pasteurization of France. Harvard University Press, Cambridge.
Latour, Bruno (1993). We Have Never Been Modern. London: Harvester.
Latour, Bruno (1999a). On Recalling ANT. In Actor Network Theory and After edited by J. Law and J. Hassard, pp. 15-25. Oxford: Blackwell.
Latour, Bruno (1999b). For David Bloor . . . and Beyond: A Reply to David Bloor's Anti-Latour. Studies in the History and Philosophy of Science 30(1):81-112.
Latour, Bruno (2005). Reassembling the Social: An Introduction to Actor-Network-Theory. Oxford; New York: Oxford University Press.
Law, John (1986). On the Methods of Long Distance Control: Vessels, Navigation and the Portuguese Route to India. In Power, Action and Belief: A New Sociology of Knowledge? edited by J. Law, pp x-x. Routledge and Kegan Paul, London.
Law, John and John Hassard (eds.) (1999). Actor Network Theory and After. Oxford: Blackwell.
Lê Hữu Mục (1996). Song viết là Sàng vạt. Vietnamologica, số 2-1996 – Trung Tâm Việt Nam Học Canada.
Lê Mạnh Thát (1999). Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
Lê Mạnh Thát (2003). Lịch sử Phật giáo Việt Nam, T.1, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
Lê Minh Khai (Liam Kelly Christopher) (2010). Bản Sắc and Identity. https: leminhkhai.wordpress.com/ Lê Minh Khai (Liam Kelly Christopher) (2013). Nghiên cứu từ Kẻ của Trần Kinh Hòa vào năm 1950. Bản dịch của Hà Hữu Nga, posted in https://leminhkhaiviet.wordpress.com
Lịch Đạo Nguyên (chú), Dương Thủ Kính, Hùng Hội Trinh (sớ), Đoàn Hy Trọng (điểm hiệu), Trần Kiều Dịch (phúc hiệu) 2005. Thủy Kinh chú sớ. Nxb. Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, (Bản dịch của Nguyễn Bá Mão).
Lorek, Maria (2015). Des pôles de croissance vers des systèmes d'innovation territorialises dans une « nouvelle » économie de marche : le cas de Gdansk (Pologne). Dans Marché et organisations 2015/1 (N° 22), pages 35 à 61.
Lưu Trần Tiêu, Trịnh Căn (1983). Khai quật di chỉ Cái Bèo (Hải Phòng). Thông báo khoa học, số 1/1983. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Lưu Tỳ, Nguyễn Thế Tiệp, Nguyễn Tứ Dần,...(1985). Đặc điểm địa mạo thềm lục địa Việt Nam và các vùng lân cận, trong Khảo cổ học, số 2 – 1985.
Malleret L. 1951. Les fouilles d’Oc-Eo (1944). Rapport préliminaire, BEFEO 1951.
Malleret L. 1962. L’Archéologie du delta du Mékong, Tome Troisiéme, La culture du Fu-nan, Paris, 1962, chap.XXV, “Oc-Èo et Kattigara”, pp.421-54.
Mankiw, N. G. (2000). The Savers–Spenders Theory of Fiscal Policy, American Economic Review 90(2): 120–125.
Maraña M. (2010). Culture and Development Evolution and Prospects. UNESCO Etxea. Working Papers. No. 1.
Marx, Karl (1956a). Kritik der politischen Ökonomie, In Marx-Engels-Werke, (MEW), Berlin 1956ff.
Marx, Karl (1956b). Deutsche Ideologie, In Marx-Engels-Werke, (MEW), Berlin 1956ff.
Marx, Karl (1962). Das Kapital. Kritik der politischen Ökonomie. Erster Band. Buch I: Der Produktionsprozeß des Kapitals. In: Institut für Marxismus-Leninismus beim ZK der SED (Hrsg.): Karl Marx Friedrich Engels Werke (MEW). Band 23. Dietz Verlag, Berlin 1962.
Mauss, Marcel (1990). The Gift: The Form and Reason for Exchange in Archaic Societies. Translated [1925] by W. D. Halls. W. W. Norton, New York.
McAnany, Patricia A., and E. Christian Wells (2008). Towards a Theory of Ritual Economy. In Dimensions of Ritual Economy, edited by E.C. Wells and P.A. McAnany, pp. 1–16. Emerald Group Publishing Limited, Bingley, UK.
Mourato, S. & Mazzanti, M. (2002). Economic Valuation of Cultural Heritage: Evidence and Prospects. In Assessing the Values of Cultural Heritage, The Getty Conservation Institute, Los Angeles.
Ngô Đức Thịnh (2007). Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc, đăng trên Tạp chí Cộng sản (http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2007/2441/Van-hoa-dan-gian-va-van-hoa-dan-toc.aspx, posted 26/2/2007).
Ngô Sĩ Liên (1967). Đại Việt sử ký Toàn thư, T.I, Hà Nội.
Nguyễn Công Hoan (1974). Song viết hay song kiết, song viết. Tạp chí Văn học, số 5. Hà Nội.
Nguyễn Hồng Phong (1963). Tìm hiểu tính cách dân tộc. Nxb. Khoa học.
Nguyễn Khải Hoàn 2011. Tục kết chạ ở các làng cổ ven song Cầu: Kim Thượng Trâu Lỗ sắt son một lời thề. http://cema.gov.vn/modules.php?name.
Nguyễn Khắc Sử (2005). Khảo cổ học vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội 2005.
Nguyễn Kim Dung (1996). Công xưởng và kỹ thuật chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Việt Nam. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Đình Bướng, Bùi Thu Phương, Nguyễn Trường Đông (2001). Khai quật Bãi Bến (Đảo Cát Bà, Hải Phòng). Trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2000, tr.110-111.
Nguyễn Ngọc Chất, Vũ Quốc Hiền, Lê Ngọc Hùng (2008). Nghiên cứu Hệ thống di tích thương cảng Vân Đồn thực trạng và những vấn đề. Thông báo Khoa học của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tr.129-143.
Nguyễn Ngọc Chất và các cộng sự (2009). Báo cáo kết quả Điều tra, thám sát và khai quật di tích Bảo Tháp (Vân Đồn, Quảng Ninh) năm 2009. Tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội
Nguyễn Ngọc Chất và các cộng sự (2010). Báo cáo kết quả Điều tra, thám sát và khai quật di tích Bảo Tháp (Vân Đồn, Quảng Ninh) lần thứ 2 - năm 2010. Tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Phú Trọng (2021). Bài phát biểu tại chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24 tháng 11 năm 2021. Hà Nội.
Nguyễn Tài Cẩn (1974, 1985). Thử tìm cách đọc nôm hai chữ «song viết». Tạp chí Văn học, số 2 năm 1974; Đăng lại trong Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội 1985, tr. 181-209.
Nguyễn Tài Cẩn (1975, 1985). Bàn thêm về “song viết? song biết? song kiết?. Tạp chí Văn học, số 6. 1975 ; Đăng lại trong Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội 1985, tr. 210-227.
Nguyễn Tài Cẩn (2005). Xin trở lại vấn đề Song Viết. Trong Tập biên khảo về Khoa học xã hội và nhân văn Từ Đông sang Tây do Cao Huy Thuần, Nguyễn Tùng, Trần Hải Hạc, Vĩnh Sính chủ biên. Nxb. Đà Nẵng, Tp. Đà Nẵng 2005.
Nguyễn Tài Cẩn (2011). Xin trở lại vấn đề SONG VIẾT. http://vanhoanghean.com.vn/chi-tiet-tin-tuc/2076-xin-tro-lai-van-de-song-viet
Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng. (2007). Về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý - Trần (thế kỷ XI-XIV). Nghiên cứu Lịch sử. Số 7.
Nguyễn Thị Phương Chi (2013). Chiến lược phòng thủ đất nước qua hệ thống thái ấp thời Trần (Thế kỷ XIII-XIV). Nghiên cứu Lịch sử. Số 2 (442).
Nguyễn Thị Phương Thảo (2015). Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (Qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống). Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Nguyễn Thị Tâm (2018). Quản lý di tích và lễ hội đình Giang Võng, phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa khóa 5 (2016-2018), Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Nguyễn Tiến Dũng (2010). Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư và những hoạt động ở Vân Đồn nửa cuối thế kỷ XIII. Di tích lịch sử - văn hóa thương cảng Vân Đồn. Nxb. Khoa học xã hội.
Nguyễn Trãi (1976). Nguyễn Trãi Toàn tập. Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Sử học. In lần thứ hai có sửa chữa và bổ sung. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Trường Đông (2001). Mũi khoan ở di chỉ Bãi Bến (Đảo Cát Bà, Hải Phòng). Trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2000, tr.124-127.
Nguyễn Văn Huyên 1938, 1996a. Hội Phù Đổng (Một trận đánh thần kỳ trong truyền thuyết Việt Nam-1938). Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập II, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.7-26.
Nguyễn Văn Huyên 1938, 1996b. Hát và múa Ải Lao ở hội Phù Đổng (Bắc Ninh). Trong Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập II, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.45-68.
Nguyễn Văn Kim (2010). Kinh tế công thương thời Mạc. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 12, năm 2010.
Nguyễn Văn Kim (2023). Thương cảng quốc tế Vân Đồn tiềm năng vị thế và các quan hệ vùng liên vùng. Tạp chí Khoa học xã Hội Việt Nam, Số 6 (186), 2023.
Oberai A. S. 1993. Population growth, employment and poverty in thirdworld mega-cities: analytical and policy issues. New York: St. Martin's Press, xv-224 p.
Pagiola, S. (1996). Economic Analysis of Investments in Cultural Heritage: Insights from Environmental Economics, World Bank Staff Paper, Washington DC.
Perroux, François (1955). Note sur la notion de pole de croissance? In Économie appliquée Année 1955, pp. 307-320.
Perroux, François (1967). Note sur la ville considérée comme pôle de développement et comme foyer du progress. In Revue Tiers Monde Année 1967, No. 32, pp. 1147-1158.
Peterson George E., G. Thomas Kingsley and Jeffrey P. Telgarsky 1991. Rethinking the Role of Urban Areas in National Economic Development. In Urban Economies and National Development, editedby George E. Peterson, G. Thomas Kingsley and Jeffrey P. Telgarsky, Policy Research Series, USAID Washington, D. C., 1991, Chapter 1, pp. 5-21.
Phạm Đình Hổ (1989). Vũ trung tùy bút. Dựa theo bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Quảng Tuân khảo đính và chú thích. Nxb. Trẻ - Hội Nghiên cứu Giảng dạy Văn học TP. Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh 1987. Trống Đông Sơn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Phan Huy Chú (1992). Lịch triều Hiến chương Loại chí. Tập II: Lễ nghi chí, Khoa mục chí, Quốc dụng chí, Hình luật chí. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh 1991. Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp.
Phan Ngọc (1994). Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa Thông tin.
Ptolemy K. (1885). Ancient India as described by Ptolemy. Translated by J.W. McCrindle, Publisher: Trübner.
Quốc hội (2022). Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật số: 10/2022/QH15, Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2022.
Rappaport, Roy A. (1979). Ecology, Adaptation, and the Ills of Functionalism. In Ecology, Meaning, and Religion, by R. A. Rappaport, pp. 43-95. North Atlantic Books, Richmond, California.
Rappaport, Roy A. (1984). Pigs for the Ancestors: Ritual in the Ecology of a New Guinea People. 2nd edition. Yale University Press, New Haven, Connecticut.
Rappaport, Roy A. (1999). Ritual and Religion in the Making of Humanity. Cambridge Studies in Social and Cultural Anthropology No. 110. Cambridge University Press, Cambridge, UK.
Rawlinson, H. G. 1916. Intercourse between India and the Western World from the Earliest Times to the Fall of Rome. Cambridge : University Press, 1916. - vi, [2].
Ricker, William (1982). Liberalism against Populism: A Confrontation between the Theory of Democracy and the Theory of Social Choice. San Francisco: W. H. Freeman.
Riley T. M. (1995). Ptolemy’Use of his Predecessors’ Data. Transactions of the American Philosophical Association 125 (1995) 221 – 225, California State University, Sacramento.
Robbins L. (1932) An Essay on the Nature and Significance of Economic Science, London: Macmillan.
Rodgers S., Anne Summerfield, John Summerfield (2007). Gold Cloths of Sumatra: Indonesia’s “Songkets” from Ceremony to Commodity. Leiden: KITLV Press, Holland.
Rypkema, Donovan (2009). The Economics of Heritage, http://www.unescobkk.org/.
Sahlins, Marshall (1972a). The Domestic Mode of Production: The Structure of Underproduction. In Stone Age Economics, by M. Sahlins, pp. 41-99. Aldine Publishing Company, New York.
Sahlins, Marshall (1972b). The Domestic Mode of Production: Intensification of Production. In Stone Age Economics, by M. Sahlins, pp. 101-148. Aldine Publishing Company, New York
Santiago, L. Quindoza (2009). Many Stories, One Journey: Literary translation in the Philippines. University of Hawaii at Manoa, C&E Publishing.
Sarkar H.B. (1981). A geographical introduction to South-East Asia: The Indian perspective. Bijdragen tot de Taal-, Land- en Volkenkunde (hereafter BKI) 137-2/3 (1981): 293-323.
Solheim II, Wilhelm G. (2006). Origins of the Filipinos and their Languages. Nineth Philippine Linguistics Congress (2527 January 2006). Organized by the Department of Linguistics, University of the Philippines.
Short, J.R., Y. Kim, M. Kuus and H. Wells (1996). The Dirty Little Secret of World Cities Research: Data problems in Comparative Analysis. International Journal of Urban and Regional Research, 20:4, 697-717.
Sở Văn hoá và Thể thao Quảng Ninh (2016). Hồ sơ di tích lịch sử đình Giang Võng. Tp. Hạ Long, Quảng Ninh.
Spencer-Oatey, H. (2012). What is culture? A compilation of quotations. GlobalPAD Core Concepts.
Summerfield A., Summerfield J., ed., (1999). Walk in splendor-ceremonial dress and the Minangkabau. Los Angeles, UCLA Fowler Museum of Cultural History 1999.
Super R. H. (1965). Culture and Anarchy with Friendship's Garland and Some Literary Essays, Volume V of The Complete Works of Matthew Arnold, The University of Michigan Press, 1965.
Tacoli, Cecilia (1998). Rural-urban interactions: a guide to the literature. In Environment and Urbanization, Vol. 10, No. 1, April 1998.
Thích Gia Quang (2024). Yên Tử trong sự nghiệp đoàn kết, xây dựng và phát triển đất nước. Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Số tháng 1/2024.
Throsby, T. (1997). Seven Questions in the Economics of Cultural Heritage. In Hutter, M. and Rizzo, I. (eds) Economic Perspectives on Cultural Heritage, MacMillan Press, London.
Tilden F., (1967). Interpreting Our Heritage, University of North Carolina Press.
Trần Ngọc Thêm (2009). Giá trị và sự chuyển đổi hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Báo cáo trình bày tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập”, do Khoa Văn hóa học (Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM) phối hợp với Ban chủ nhiệm Đề tài KX. 03.14/06-10 (Chương trình KX.03/06-10) tổ chức ngày 17-18/9/2009 tại Biên Hòa, Đồng Nai.
Trần Quốc Vượng (1974). Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng. Trong Khảo cổ học, số 14, Hà Nội, tr. 71-81.
Trần Quốc Vượng (1993). Mấy nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái nhìn về biển của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, 1993.
Trần Quốc Vượng (1996). Mấy ý kiến về trống đồng và Tâm thức Việt cổ. Trong Theo dòng lịch sử - Những vùng đất, thần và tâm thức người Việt. Nxb. Văn hóa, Hà Nội, tr 39-65.
Trần Quốc Vượng 2000. Việt Nam và biển Đông, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3(71), 2000.
Trần Trọng Kim (2011). Việt Nam Sử Lược, Nxb.Văn Học
Trần Văn Giàu (1980). Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.
Trần Văn Giáp, Phạm Trọng Điềm (1956). Quốc âm thi tập, trong "Ức Trai di tập" - phiên âm chú giải, Nxb. Văn Sử Địa, H., 1956.
Trình Năng Chung, Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Gia Đối, Lê Minh Tâm 1999. Phát hiện mới một số di chỉ hang động trên đảo Cát Bà (Hải Phòng), trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1999, Hà Nội 2000.
Trịnh Hoành Thái - Hoàng Thiệu Luân [鄭宏泰 - 黃紹倫] (2012)]. 身份认同:台,港,澳的比较. 香港大学亚洲研究中心 (trịnh hoành thái - hoàng thiệu luân (2012). Thân phần nhận đồng: Đài, Cảng, Áo đích bỉ giác. hương cảng đại học á châu nghiên cứu trung tâm. https://www.modernchinastudies.org/us/issues/past-issues/100-mcs-2008 issue (Trịnh Hoành Thái - Hoàng Thiệu Luân (2012). Bản sắc: So sánh Đài Loan, Hồng Kông và Macao. Trung tâm nghiên cứu châu Á của Đại học Hồng Kông).
Trịnh Sinh (1988). A comment on the bronze drums dícovered in Thailand. Comparative Thai-Vietnamese Archaeoloy: Culture in Metal Age. Bangkok.
Trịnh Sinh (1997). Nhân chiếc trống đồng Đông Sơn mới tìm được ở Triết Giang, Trung Quốc. Tạp chí Khảo cổ học, số 3 năm 1997.
Tylor E. (1871). Primitive Culture. Volumes 1, 2. London: John Murray. London 1871.
UNESCO (2002). Universal Declaration on Cultural Diversity - A document for the World
Summit on Sustainable Development, Johannesburg, 26 Aug. – 4 Sept. 2002. Series 1.
Uchino M. (2005). Socio-cultural History of Palempang “Songket”. In Indonesian and Malay World. Vol. 33, No. 96, July 2005.
United Nations Centre for Human Settlements (Habitat) (1992). Multilingual Glossary of Human Settlements Term, Nairobi 1992.
Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Sử học (1976). Nguyễn Trãi Toàn tập. In lần thứ hai - có sửa chữa và bổ sung. Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Vermeulen J. and Tony Whitten (1999). Biodiversity and Cultural Property in the Management of Limestone Resources – Lessons from East Asia, The World Bank, Washington D.C.
Viện Sử học Việt Nam (1991). Quốc triều Hình luật (Luật hình Triều Lê). Nxb. Pháp lý, Hà Nội.
Vũ Duy Mền (2002). Ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 292, tháng 9 năm 2002.
Vũ Duy Mền (2017). Phật giáo ở Giao Châu trong thiên niên kỷ đầu Công nguyên. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 – 2017.
Wade G., (2009). The Polity of Yelang (夜郎) and the Origins of the Name ‘China’. Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, Sino-Platonic Papers, 188 (May 2009).
Watanabe, John M. (2007). Ritual Economy and the Negotiation of Autarky and Interdependence in a Ritual Mode of Production. In Mesoamerican Ritual Economy - Archaeological and Ethnological Perspectives, Edited by E. Christian Wells and Karla L. Davis-Salazar, University Press of Colorado, Published by the University Press of Colorado.
White J.C. (1995). Incorporating Heterarchy into Theory on Socio-political Development: The Case from Southeast Asia. Heterarchy and the Analysis of Complex Societies. Archaeological Papers of the American Anthropological Association, No.6.
Whitten T., (1998). Limestone Karst of Ha Long Bay, Vietnam. Nottingham Trent University, UK.
Wolf, Eric R. (1966). Peasants. Prentice-Hall, Englewood Cliffs, New Jersey.
Yea-Wen Chen and Hengjun Lin (2016). Cultural Identities, Subject: Communication and Culture, Online Publication Date: Jul 2016. https://oxfordre.com/communication/view/
Yúdice G. (2002). Las industrias culturales: más allá de la lógica puramente económica, el aporte social, Pensar Iberoamérica. Number 1, June-September 2002, OEI.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét