Powered By Blogger

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2023

Làng Tepoztlán của người Mexicô (VIII)

Robert Redfield

Người dịch: Hà Hữu Nga

Chương VI: Nhật trình Cuộc sống1

[Tr.97] Ngày I Tháng Giêng. - Đây là lễ hội kỷ niệm Đức Mẹ Santa Maria làng Tepoztlan. Vào lúc nửa đêm, giờ đầu tiên trong ngày trước lễ hội, tiếng chuông vang lên trên các tháp Templo Mayor tòa Thị chính. Chốc lát chuông lại rung lên, đầu tiên là chuông lớn, sau đó là chuông nhỏ, cho đến hai giờ. Sau đó, chirimitero người thổi sáo gỗ leo lên mái nhà thờ, và trong sự thinh lặng sau hồi chuông, anh ta bắt đầu chơi bằng chiếc sáo gỗ của mình. Đây là những gì anh ấy chơi, hoặc một số biến thể của chủ đề này. Những nốt sậy của nhạc cụ này, kèm theo một tiếng trống nhỏ đánh dấu nhịp điệu dai dẳng này, vang lên lặp đi lặp lại cho đến bình minh. Bất cứ khi nào chirimia chiếc sáo gỗ im lặng, thì tiếng chuông lại ngân vang, trong khi chirimitero người thổi sáo dọc và tay trống của anh ta tự bảo vệ mình trong đêm lạnh bằng cách chăm chút chai rượu nhỏ mà họ mang theo. Lúc bình minh họ về nhà. [Tr.98] Đến trưa, họ trở lại mái nhà thờ, dưới bóng tháp chuông, và tiếng chirimia sáo gỗ lại réo rắt vang lên. Người rung chuông cũng quay trở lại, lắc lư bằng một sợi dây da ngắn. Họ chơi nhạc và rung chuông đến ba giờ chiều. Một lần nữa, trước bình minh ngày hôm sau, họ lại bắt đầu, và sự xuất hiện của lễ hội được thông báo thêm bằng tiếng rít và tiếng nổ của pháo thăng thiên.

Đây không phải là một fiesta lễ hội quan trọng, và ngoại trừ những âm thanh chirimia sáo dọc quen thuộc, nó chỉ được phân biệt bằng castillo de la noche lâu đài đêm ở sảnh của nhà thờ lớn. Ngay khi trời tối, mọi người tụ tập dọc theo các bức tường của sân nhà thờ và ngắt cầu chì. Pháo hoa ống xoắn, pháo thăng thiên và những quả cầu lửa nhiều màu sắc, nổ tung từng chiếc một, cho đến khi ánh sáng rực rỡ cuối cùng bùng lên từ đỉnh tháp. Sau đó, chirimitero, người vừa chơi sáo gỗ trên mái nhà thờ, bước xuống và đứng thổi bên đống lửa được đốt ở một bên cửa, trong khi khung của mô hình lâu đài được dỡ bỏ khỏi cột. Một đám rước bắt đầu hình thành, được thắp sáng bằng những ngọn đuốc ocote gỗ thông và dẫn đầu bởi bảy phần của lâu đài do bảy người đàn ông khiêng đi, theo sau là chirimitero người chơi sáo gỗ, tay trống và những người phụ giúp đi cùng. Đoàn rước đi đến một ngôi nhà nào đó ở barrio phân khu Santa Cruz. Các mayordomias (quản gia) của castillo lâu đài và những ngọn nến được đốt trong nhà thờ cho fiesta lễ hội này ngay tại barrio phân khu Santa Cruz, và các mayordomos quản gia luôn là đàn ông của barrio phân khu này. Đến nhà mayordomo quản gia của lâu đài, mô hình lâu đài được đặt xuống, để giữ ở đó [tr.99] cho đến năm sau. Vị quản gia trao cho mọi người một chai rượu aguardiente bên đống lửa và tiếng chirimia sáo gỗ lại trầm bổng suốt đêm. Vào sáng ngày đầu tiên của tháng Giêng, chính quyền thành phố mới được bầu và thành lập. Nhưng điều này được thực hiện một cách bán-bí mật bởi một nhóm chính trị do Cuernavaca Chính quyền bang kiểm soát.2 Một nhóm đàn ông băng qua plaza quảng trường sau cuộc bầu cử, chỉ mang tính chất hình thức trang trọng, một màn pháo thăng thiên được phóng lên để vinh danh chủ tịch mới – tất cả đều diễn ra gần như hầu hết mọi người không mấy chú ý, vì còn bận bịu với công việc của mình và nghĩ về buổi lễ castillo lâu đài tối hôm đó.

Ngày 2 và 3 tháng Giêng - Hai ngày này là nghi thức cerahpacastiyohpa cho lễ hội vừa trôi qua. Vào một trong hai ngày này, mọi người phải đến để trả tiền cam kết mua nến hoặc làm castillo mô hình lâu đài, được trả bằng cách quyên góp rộng rãi. Các khoản quyên góp mang tính lâu năm, được thực hiện hàng năm với số tiền như nhau vào cùng ngày với cùng một nghi lễ và tạo thành một lời hứa với santo thánh bảo trợ. Đây là fiesta lễ hội của toàn thị trấn, mọi người từ tất cả các phân khu đến đóng góp, và thậm chí từ cả những ngôi làng nhỏ xung quanh Tepoztlan nữa. Ngày nay có hai chirimias sáo gỗ chơi cùng lúc trong nhà của hai mayordomos quản khu ở Santa Cruz. Âm thanh của những tiếng chirimias sáo gỗ này, và thỉnh thoảng có tiếng bắn pháo hoa thăng thiên và pháo cối, nhằm nhắc nhở những người đã cam kết thực hiện nghĩa vụ đóng góp của họ. Người dân đến đóng khoản tiền này [tr.100] và cũng để thưởng thức các món ăn lễ hội. Quản gia ngồi cùng với escribiente thư ký tại một chiếc bàn trong sân nhà. Người thư ký đặt trước mặt mình một cuốn sổ tay do người thư ký năm ngoái làm, trong đó có danh sách những người đóng góp. Họ được liệt kê theo barrios phân khu, và sau tên của mỗi người là tên bằng tiếng Nahuatl ghi khối nhà của anh ta. Ở một bên sân là chirimitero tay sáo gỗ và cajero tay trống của anh ta thỉnh thoảng lại vang lên. Chức năng thứ năm, huehuechihque, người đợi những kẻ đến đóng góp. Đó thường là một người phụ nữ. Bà/cô ấy đưa tiền cho huehuechihque, và đợi trong khi anh ta nhấc mũ lên và trang trọng cảm ơn bằng tiếng Nahuatl, ý nghĩa của điều đó là mặc dù họ không thể cảm ơn thỏa đáng cho người đóng góp nhưng Chúa sẽ làm điều đó. Xong việc, bà/cô ấy đi vào nhà và được mời mole verde súp xanh, tamales bánh bột hấp và tepach rượu búng báng. Nếu là đàn ông đến, anh ta không vào nhà cùng đàn bà mà ngồi vào bàn và nhận đồ ăn trong lễ hội. Thủ tục này được tuân theo trong cả nghi thức cerahpa castiyohpa; cả hai đều diễn ra cùng một lúc. Sự kiện này có cái gì đó mang tính chất của việc thu thuế. Đôi khi người đóng góp không thể nhớ số tiền đã cam kết và có sự chậm trễ còn viên thư ký thì tra cứu trong sổ sách của mình.

Ngày 3 tháng Giêng – Nghi thức castiyohpacerahpa tiếp tục cả ngày. Những người đàn ông ở Santa Cruz tổ chức một cuộc họp để chọn ra các mayordomos quản gia mới cho fiesta lễ hội năm sau. Vào thời điểm này, những chàng trai trẻ của barrio phân khu Los Reyes đã gặp nhau để dọn dẹp nhà nguyện và dựng [tr.101] enramada rạp để chuẩn bị cho lễ hội của barrio phân khu. Cửa và sàn của nhà thờ được quét dọn, các bàn thờ được trang trí bằng hoa và vòng hoa khăn giấy. Tượng Ba Vua, thường là bộ ba santos thánh bảo trợ ở bàn thờ, được sắp đặt để mỗi người có thể đốt nến riêng. Một chiếc đèn lồng bằng giấy lụa có hình chiếc đồng hồ được treo phía trên cửa nhà nguyện.

Ngày 5 tháng Giêng.- Đây là một ngày trước lễ hội Los Reyes. Vào ban đêm, nhà nguyện mở cửa và phụ nữ thuộc barrio phân khu đến cầu nguyện. Những người đàn ông của barrio phân khu diễu hành đến nhà nguyện với pháo thăng thiên chuẩn bị cho lễ hội, sau đó đến nhà mayordomo quản gia để thưởng thức chai rượu thông thường. Vào khoảng mười giờ Los Pastores các Mục đồng - các cậu bé đến cầm chung trượng (gậy chuông) hát những bài hát truyền thống vào đêm Giáng sinh, khiêu vũ và hát trước nhà nguyện Los Reyes và trước Magi Tam Vương. Những người phụ nữ thuộc barrio phân khu thức suốt đêm xay ngô và hạt bí để làm món tamales bánh hấp ăn vào ngày hôm sau. Tiếng chirimia sáo gỗ réo rắt vang trên mái nhà nguyện.

Ngày 6 tháng Giêng - Vào ngày fiesta lễ hội, barrio phân khu Los Reyes chiêu đãi bạn bè từ các barrio phân khu khác và các làng khác tới dự. Mọi người đều mặc bộ quần áo đẹp nhất của mình. Vào buổi sáng, phụ nữ đến nhà nguyện để đốt nến trước santos các vị thánh và cầu nguyện. Sau khi màn đêm buông xuống, một castillo lâu đài nhỏ, hình con bò đực, được đốt ở sảnh nhà nguyện. Các mayordomos quản gia cho lễ hội năm sau được chọn tại một cuộc họp ngay bên ngoài nhà nguyện.

Ngày 7 tháng Giêng. Sáo gỗ lại đang chơi tại nhà [tr.102] của mayordomos các quản gia ở Los Reyes, báo hiệu nghi thức castiyohpacerahpa cho fiesta lễ hội đó. Vào buổi chiều, người ta tổ chức trò giải trí thế tục toros - một kiểu đấu bò nguyên thủy. Mọi người đến bãi quây bên cạnh nhà nguyện của Los Reyes để xem những con bò đực bị trói và quăng xuống đất, cũng như xem những người đàn ông cưỡi lên lưng lũ bò.

Ngày 8 và 9 tháng Giêng. - Vào những buổi chiều này cũng có toros đấu bò. Buổi trình diễn không đa dạng nhưng cũng có nhiều người tham dự trong cả ba ngày. Hiện tại mùa thu hoạch đã kết thúc, ngay cả trên những khu ruộng rẫy hoa màu chín muộn phía trên thị trấn. Những quả bí xanh trồng xen cuối cùng đã được trẩy đưa ra khỏi nương ngô. Các milpas ruộng rẫy lại bỏ hoang, ngoại trừ vào nơi gia súc kiếm ăn. Người dân thu hoạch cà phê và phơi hạt cho khô. Ở Santa Cruz trồng nhiều cà phê, nên có nhiều việc phải làm hơn barrios các phân khu khác. Nhưng về tổng thể người dân không quá bận bịu, mà vẫn có thời gian để tận hưởng nhiều fiestas lễ hội tháng Giêng. Cây cối vẫn còn mang những tán lá trĩu nước mà những cơn mưa mang đến, nhưng bầu trời không một gợn mây và đường viền của những ngọn đồi càng nổi bật phía chân trời.

Ngày 11 tháng Giêng. - Đây là một ngày trước lễ hội của barrio phân khu Santo Domingo. Tiếng sáo gỗ réo rắt trên mái nhà nguyện và từng tràng pháo thăng thiên vọt lên bầu trời.

Ngày 12 tháng Giêng. - Là ngày diễn ra lễ hội của barrio phân khu Santo Domingo. Đây không phải là một lễ hội quan trọng và cũng không có mô hình castillo lâu đài. Lại là âm điệu chirimia sáo gỗ thân thuộc và người dân barrio phân khu thưởng thức món mole verde súp xanh và tamales bánh hấp theo phong tục. Đôi khi người Apaches ở barrio phân khu San Juan cũng đến tham dự khiêu vũ tại nhà nguyện.

[Tr.103] Ngày 14 tháng Giêng. - Lễ hội của làng Santa Catarina de Zacatepec cũng rơi vào ngày 12 tháng Giêng, nhưng vì đây là fiesta lễ trọng có sự tham dự của người dân từ nhiều làng nên thường được hoãn lại cho đến Chủ nhật tới. Trong trường hợp như vậy, nến cũng vẫn được đốt trước santo Thánh bảo trợ vào đúng ngày, đó là “ngày của santo Đức thánh” trong khi Chủ nhật tổ chức lễ kỷ niệm và các món ăn nghi lễ được gọi là fiesta lễ hội Súp xanh”. Giờ đây mọi người từ Santa Catarina tới Tepoztlan để mời bạn bè đến dự vào Chủ nhật và ăn món mole verde súp xanh với họ. Cohetero pháo thăng thiên được gắn vào castillos các lâu đài, và mayordomos các vị quản gia luôn giám sát việc quét dọn, lau chùi và trang trí nhà nguyện.

Ngày 16 (khoảng) tháng Giêng. - Vào ngày fiesta lễ hội, các con đường đến Santa Catarina chật kín người đi bộ. Họ đến từ Tepoztlan, Cuernavaca và Yautepec, và từ những ngôi làng nhỏ San Juan, San Andres, Santiago, Santo Domingo, Amatlan và Ixcatepec. Mọi người đều diện những bộ cánh đẹp nhất của mình. Đó là một lễ hội rất quan trọng; sẽ có hai castillos lâu đài và ba nhóm người Apaches. Sân nhà thờ chẳng mấy chốc đã chật kín người chờ đợi. Đầu tiên người sùng đạo vào nhà nguyện để cầu nguyện hoặc đốt một ngọn nến. Có những người đàn ông ngay bên ngoài cổng vườn nhà thờ đang đào hố cột dựng mô hình castillo lâu đài.

Trước khi trời sáng, đã có mặt Los Apaches các Trưởng lão Apaches từ Jalatlaco, bang Mexico. Giống như tất cả các vũ công tôn giáo, họ đến để thực hiện lời cam kết với santo Đức thánh; lời thề này được đổi mới hàng năm, và mỗi năm vào ngày [tr.104] fiesta lễ hội, họ đến khiêu vũ trước thánh đường. Họ tiến lên nhà nguyện và quỳ trước bàn thờ. Sau đó họ nhảy múa và ca hát bên trong nhà nguyện. Họ đội những chiếc mũ cao, cắm lông vũ, thêu hạt và gương nhỏ, áo cánh màu hồng hoặc đỏ, váy ngắn màu đỏ, đeo vòng dây chuyền hạt chuỗi và vỏ sò, tất màu và chân dép. Có một số phụ nữ, còn hầu hết là nam giới đội tóc giả dài. Họ nhảy theo điệu đàn mandolins bầu đàn làm bằng da armadillo tê tê. Các thủ lĩnh của họ đeo băng rôn mang tên tổ chức của họ và hình tượng của Santos các Thánh bảo trợ. Sau khi bày tỏ lòng kính trọng với Santo Thánh bảo trợ trong nhà thờ, họ bước ra ngoài và tạo thành một vòng tròn, bắt đầu khiêu vũ ngay ở cửa nhà nguyện. Các bước nhảy có thể thay đổi tùy từng thời điểm nhưng các vũ công vẫn giữ vị trí tương ứng của mình trong vòng tròn. Thỉnh thoảng họ tụng thi. Người chủ trì tụng thi bằng những câu thơ và tất cả cùng hòa vào điệp khúc:

Ơ hời! Jesus Chúa tôi!
Kìa chỉ một mình Người
Quiso morir en la cruz
Nguyện chết trên Thập giá
[Để những Kẻ tin được sống đời đời].

Cuadrillos các phương đội [đội hình vuông] người Apaches từ San Juan và từ Santiago cùng nhau đến, cùng với một ban nhạc. Họ tiến vào nhà thờ quỳ trước Santo Thánh bảo trợ, trước khi bắt đầu khiêu vũ ở phía bên ngoài cửa nhà nguyện. Cuộc khiêu vũ kéo dài suốt buổi sáng. Trong khi họ đang nhảy múa, những ngọn nến lớn sẽ được đốt trước khi Santo Thánh bảo trợ được đưa vào một đám rước từ nhà viên mayordomo quản gia với những ngọn nến. Đàn ông kiệu nến đu đưa trên cột. Đi trước có các phụ nữ mang giỏ hoa và lư hương đốt bằng copal [tr.105] nhựa thơm; có đám nhạc công theo sau. Khi họ đến nhà thờ, pháo thăng thiên được phóng lên. Sau đó, một nhóm đàn ông đến nhà mayordomo quản gia để lấy castillo lâu đài đem về. Đây là dịp dành nửa giờ giao lưu với một chai rượu do mayordomo quản gia thưởng cho. Các bộ phận của castillo lâu đài được phóng tác theo mẫu nhà thờ, cũng có vẻ như những chiếc pháo thăng thiên và được buộc vào cột. Việc nâng cột đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và tiếng reo hò; mọi người đến xem và sự kiện lên đến cao trào vào buổi sáng. Các vũ công thôi diễu hành để thưởng thức món mole verde súp xanh và tamales bánh hấp trong gia đình các mayordomos quản gia, rồi mọi người giải tán để chia sẻ bữa ăn tối nghi lễ với bạn bè hoặc mua thức ăn từ những người bán hàng rong. Vào khoảng ba giờ, castillo lâu đài bắt đầu được dựng lên. Sau khi trời tối, một castillo de la noche lâu đài đêm được thắp sáng bừng. Đây là sự kiện cuối cùng và hầu hết mọi người đều về nhà.

Ngày 19 tháng Giêng. - Đây là một ngày trước fiesta lễ hội của barrio phân khu San Sebastian. Tiếng sáo gỗ ngân vang trên mái nhà nguyện. Mặc dù barrio phân khu chỉ có mười sáu ngôi nhà, nhưng fiesta lễ hội lại là một trọng lễ, và do đó “fiesta lễ hội súp xanh” thường được hoãn lại cho đến Chủ nhật tuần sau. Vì bao gồm cả nghi thức cerakpacastiyokpa, nên fiesta lễ hội có thể kéo dài hơn một tuần.

Ngày 20 tháng Giêng. - Đây là ngày diễn ra fiesta lễ hội. Âm thanh sáo gỗ lại trầm bổng vang lên. Nhà nguyện mở cửa và nến thắp sáng trưng trước santo thánh đường.

Thứ bảy, ngày 23 (khoảng) tháng Giêng. - Vào buổi tối, một castillo de la noche lâu đài đêm lại bừng sáng. Một lượng lá để pha chế [tr.106] rượu tepach rứa gai được cung cấp từ tierra fría các nương rẫy trên núi cao quanh năm giá lạnh. Những người phụ nữ barrio phân khu thức suốt đêm nghiền bột làm súp, làm bánh vì gánh nặng của lòng hiếu khách đè trĩu vai hơn chục hộ gia đình.

Chủ nhật, ngày 24 (khoảng) tháng Giêng. - Lễ hội San Sebastian diễn ra vào đúng ngày này. Khách khứa từ các barrios phân khu khác và các làng khác đến chơi. Cũng có một số người đem bánh kẹo đến bán. Phụ nữ mang nến và hoa đến santo thánh đường. Los Apaches các Trưởng lão Apaches từ San Juan thường đến khiêu vũ.3 Vào buổi chiều, castillo del dia lâu đài ngày sẽ được dựng lên. Mọi người trong barrios phân khu đều ăn mole verde súp xanh và tamales bánh hấp.

Thứ hai ngày 25  (khoảng) tháng Giêng. – Âm thanh chirimiay sáo gỗ lại vang lên ở San Sebastian, báo hiệu về nghi lễ castiyohpacerahpa cho fiesta lễ hội đó. Vào buổi chiều có toros đấu bò. Phân khu Los Reyes cho mượn bãi quây còn San Miguel cho mượn bò; vẫn những người đàn ông kia tham gia, do đó, các toros cuộc đấu bò của San Sebastian là sự lặp lại của các toros cuộc đấu của Los Reyes.

Thứ Ba ngày 26 (khoảng) tháng Giêng. - Đây là ngày thứ hai của nghi lễ castiyohpacerahpa. Vào buổi chiều, một nhóm đàn ông tập trung tại nhà nguyện San Sebastian. Một số đeo mặt nạ bao bố và mặc bất kỳ loại quần áo rách kỳ quái nào; một số ăn mặc như phụ nữ; và một số los Chinelos đám người hóa trang mặc áo choàng sa tanh dài, đội những chiếc mũ to tướng và đeo mặt nạ có râu. Khi tất cả đã sẵn sàng, các “nhạc sĩ già” bắt đầu chơi điệu nhạc truyền thống được sử dụng để brincar “nhảy” và những người đeo mặt nạ bắt đầu di chuyển về phía plaza quảng trường, nhảy lên nhảy xuống với bước nhảy cao, ngắn, nhảy dựng lên theo đúng phong tục.

[Tr.107] Đây là Chinelos đám người hóa trang nhảy trong lễ hội hóa trang. Chỉ vài Chinelos tham gia nhảy vào ngày này, nhưng theo thông lệ, thì một số người hóa trang sẽ tha gia nhảy vào ngày cuối cùng của fiesta lễ hội San Sebastian. Sự kiện này được gọi là tlatlalnamiquiliztli (hồi ức - về việc trình diễn nghĩa vụ nhảy). Không có tổ chức Chinelos người hóa trang nào ở San Sebastian, nhưng Thánh Sebastian được coi là vị pháp quan ghi lại việc thực hiện nghĩa vụ nhảy. Bằng cách nhảy vào ngày của tôn vinh ngài, thì việc trình diễn nhảy năm trước mới được công nhận. Nhưng đối với mọi người, trò nhảy dựng hôm nay không chỉ gợi nhớ lại lễ hội năm ngoái mà còn giúp họ mường tượng trước về cuộc nhảy có quy mô lớn hơn, sẽ sớm được trìn diễn tại lễ hội hóa trang vào tháng tới.

Thứ tư ngày 27 (khoảng) tháng Giêng. - Một loạt pháo thăng thiên rền vang và tiếng chirimia sáo gỗ cũng réo rắt tiếp theo thông báo sự kết thúc fiesta lễ hội kéo dài tám ngày ở San Sebastian.

Ngày 2 tháng Hai: La Candelaria (Lễ nến), - Vào ngày này, một búp bê nhỏ (Chúa Hài đồng), được đặt lên đế ở nhiều bàn thờ trong gia đình vào đêm Giáng sinh, được bế lên và mặc quần áo. Nghi lễ này giống như được thực hiện với một đứa trẻ thật bốn mươi ngày sau khi nó được sinh ra, khi nó lần đầu tiên được đưa đi nghe thánh lễ. Hôm nay là sacamisa [tlatlatiyopanquiztia] lễ el nino Dios; teopiltzintli Lễ dâng Chúa Hài đồng vào Đền thờ. Chủ nhân của ngôi nhà nơi búp bê nằm trong nôi tổ chức một bữa tiệc. Ông ta mời bạn bè của mình và yêu cầu một số người đàn ông làm cha đỡ đầu và một số phụ nữ làm mẹ đỡ đầu cho nino Dios Chúa Hài đồng. Mẹ đỡ đầu may quần áo cho tượng nhỏ; chúng có thể bằng lụa và thêu, và khá phức tạp.

Vào giờ ăn tối ngày fiesta Lễ hội (khoảng hai giờ [tr.108] chiều) mẹ đỡ đầu mang quần áo đến. Nến được thắp trước nhà trẻ và dầu thơm được đốt đặt trước nhà trẻ. Cha đỡ đầu mang theo pháo thăng thiên và thường có một chai rượu. Pháo thăng thiên được phóng lên bên ngoài ngôi nhà trong khi mẹ đỡ đầu mặc quần áo cho bức tượng. Mọi người đều được uống một ly rượu. Hình tượng được đặt trên khay và chuyền đi khắp nơi để mọi người hôn tượng. Sau đó là bữa tối truyền thống dành cho sinh nhật và lễ sacamisas: cơm, mole pohlano súp ớt và đậu.

Ngày 5 tháng Hai. - Hôm nay là ngày kỷ niệm ký kết hiến pháp. Nhưng đây là một lễ hội yêu nước trên phạm vi quốc gia và không có tầm quan trọng lớn ở Tepoztlan. Hiệu trưởng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với học sinh bằng cách cầm cờ diễu hành và có thể đọc trước học sinh một diễn từ yêu nước. Có thể có cả âm nhạc từ các ki-ốt ở quảng trường. Nhưng hầu hết mọi người ở Tepoztlan không biết hôm nay là ngày gì và không mấy chú ý đến nó. Mùa khô đang đến. Tán lá đã mất đi nhiều vẻ rực rỡ, những cây bông gòn đã rụng hết lá. Các lối đi và đường phố giờ đây đặc bụi, và lũ lợn thả rông tụ tập quanh những chỗ rửa ráy công cộng, nơi chúng vẫn có thể tìm được những vũng nước để dầm mình. Thỉnh thoảng những cơn gió lớn tràn vào thung lũng và lồng lộng xung quanh khu vực vách núi, che khuất đường viền của những ngọn đồi và thổi tung cả những viên ngói khỏi mái nhà. Lúc đó mọi người phải ở trong nhà và đóng cửa lại để tránh bụi.

Lúc này không còn việc gì để làm ở milpas các khu ruộng rẫy. Cà phê đều được hái và sấy khô. Có một số người [tr.109] sẽ mua cà phê của hàng xóm và mang đến Cuernavaca để bán lại. Nhiều người đàn ông không có công việc nào khác và cũng không có các khoản tiền tiết kiệm nên tìm đến haciendas các đồn điền trồng mía ở Oacalco để làm công nhật ở đó.4 Họ không đưa phụ nữ đi cùng. Đôi khi một người phụ nữ nấu ăn cho tất cả bọn trong trại ở hacienda đồn điền. Đôi khi họ quay lại Tepoztlan hai lần một tuần để lấy đồ ăn do gia đình chuẩn bị cho họ. Sau đó, hai lần một tuần, những người phụ nữ dành hàng giờ cả ngày lẫn đêm nghiền metate bột làm ra đủ tortillas bánh ngô, itacates bánh kẹp và gorditas bánh nhồi đủ dùng cho ba ngày ở Oacalco.

Toàn bộ ngôi làng đang hướng sự chú ý vào lễ camiy sắp tới – Đây là lễ hội thế tục quan trọng nhất của thung lũng. Hầu như tất cả mọi người ở Tepoztlan đều có chung một điều gì trong đó, trong khi những người từ các làng khác đến Tepoztlan chỉ với tư cách là khách để tận hưởng lòng hiếu khách của dân làng này. Lễ hội hóa trang là nỗ lực hợp tác cao nhất của thị trấn. Vào tháng Hai, những người đàn ông của San Miguel, La Santisima5 và Santo Domingo sẽ tổ chức comparsas lễ hội hóa trang dành cho các vũ công đeo mặt nạ. Các nhạc công phải thuê từ các thị trấn lớn hơn và chi phí thuê họ hiện được chia cho các thành viên của comparsas lễ hội hóa trang. Các thành viên này, những người sẽ như Chinelos đám người hóa trang trong lễ hội, đang bận rộn khâu những hạt thủy tinh và gương lên sombreros những chiếc mũ rộng vành, gấp lại một bên mà họ sẽ đội. Những người vợ và người mẹ của họ [tr.110] may cho họ những chiếc áo dài mới, hoặc tân trang lại những chiếc áo cũ. Các thành viên của gia đình đó, có nhiệm vụ truyền thống là làm những chiếc mặt nạ mà các Chinelos người hóa trang đeo, đang bận rộn làm sạch, cuộn lông ngựa và buộc chặt vào khung dây. Nhiều người - không tham gia nhảy dựng lên như các Chinelos người hóa trang - đang chuẩn bị bán bánh tự làm trong các gian hàng. Những người khác đang sắp xếp để mang một ít rứa gai từ cao nguyên xuống, một số đến Cuernavaca lấy đá để làm các loại kem có hương vị, một số để nấu pozole món súp trong ollas những chiếc nồi hầm bằng gốm ở quảng trường. Một số người thì mua lược, chuỗi hạt và khăn tay ở Thành phố Mexico để bán tại lễ hội. Lễ hội hóa trang là nỗ lực kinh tế cao nhất của Tepoztlan; đó là cơ hội để kiếm tiền và tiêu tiền.

Ngày 28 tháng Hai, ngày 1 và ngày 2 (khoảng) tháng Ba. - Lễ hội được tổ chức vào hai ngày cuối tuần trước Mùa Chay. Có sáu ngày lễ hội hóa trang: Thứ bảy, Chủ nhật và Thứ hai của tuần đầu tiên và ba ngày tương ứng một tuần sau (cách tám ngày). Trong những ngày này, các gian hàng có mái che ở hai bên quảng trường với những chiếc ghế dài và bàn là nơi bán đá và đồ uống đóng chai. Vào buổi sáng có những đám chọi gà ở plaza quảng trường. Đúng ba giờ chiều, một cối thuốc súng dội vang tại nhà của chủ soái comparsas lễ hội hóa trang, nơi Chinelos đám người hóa trang tụ tập. Theo tín hiệu này, ban nhạc mà mỗi comparsa lễ hội hóa trang đã thuê, bắt đầu chơi nhạc “nhảy” (tiếng trống nhấn rất rõ rệt ở phần đầu tiên của mỗi triplet – ba notes một nhịp).

[Tr.111] Đám Chinelos6 hóa trang - nhảy xuống quảng trường. Chúng nhảy vòng quanh plaza quảng trường, thỉnh thoảng lại hú lên một tràng dài. Chúng mặc áo choàng dài bằng sa-tanh, màu xanh, hồng hoặc vàng, với tấm khoác vuông trên vai. Màu sắc và kiểu dáng của hình thêu khác nhau, nhưng mỗi vũ công đều mặc cùng một loại áo choàng dài với tấm khoác vuông, cùng một chiếc mặt nạ nhìn chằm chằm với bộ râu đen lông ngựa uốn cong, cùng một sombrero chiếc mũ rộng vành, được đính cườm và phủ một chùm lông đà điểu. Tên nào cũng đeo găng và mang theo một chiếc khăn tay chứa đầy hoa giấy. Giờ này qua giờ khác, điệu nhảy dựng vẫn tiếp diễn. Các ban nhạc thay nhau chơi. Thỉnh thoảng, nhạc khiêu vũ được phát ra và bọn Chinelos hóa trang cùng nhau nhảy theo cặp. Hàng trăm người ngồi hoặc đứng ở rìa quảng trường để theo dõi màn trình diễn. Khi màn đêm buông xuống, đèn măng xông được thắp lên và mỗi người bán bánh, đồ uống dọc quảng trường sẽ thắp một ngọn nến. Lũ Chinelos hóa trang thường được tiếp them rượu, tiếp tục nhảy vòng quanh plaza quảng trường. Những tên đàn ông quá nghèo không thể tham gia [tr.112] comparsas đám hóa trang với bọn đàn ông từ các barrios phân khu phía trên thì làm mặt nạ bằng bất kỳ loại giẻ rách nào mà chúng có thể kiếm được và cũng theo sau lũ Chinelos hóa trang để nhảy nhót. Sau mỗi đêm, một buổi khiêu vũ được tổ chức trong lớp học, và những gã đàn ông cũng biết cách để khiêu vũ với bạn bè và lũ người thân là phụ nữ từ Cuernavaca hoặc Thành phố Mexico.

Ngày 7, 8 và 9 (khoảng) tháng Ba. - Ba ngày này tạo thành cách quãng tám ngày lễ hội. Họ bố trí thêm ba buổi chiều nhảy nhót, ban nhạc, kem, nước chanh và pozole súp đỏ. Mối quan tâm của lũ người đến xem một cách thụ động không bao giờ giảm bớt, và mỗi ngày vào lúc ba giờ, bọn Chinelos người hóa trang lại bắt đầu reo hò và nhảy nhót hướng xuống plaza quảng trường.

Ngày 14, 15 và 16 (khoảng) tháng Ba. – Ngày cuối tuần, sau lễ hội hóa trang được tổ chức ở Yautepee. Nhiều người từ Tepoztlan tham dự, bao gồm cả gia đình Chinelos bọn hóa trang, là lũ vẫn muốn có thêm nhiều thời giờ mặc bộ brincando  trang phục nhảy bằng sa-tanh nặng nề của chúng.

Rã đám sau lễ hội hóa trang: fiesta lễ hội đã làm tiêu hao tiền bạc và sức lực. Trước đó là những tâm trạng khá khác nhau của Tuần Thánh. Mùa khô đã đến rất gần; bụi dày đặc trên đường; những sân, bãi rào quây cháy vàng và cứng ngắc; những đồng cỏ phía trên sườn đồi những đám cỏ khô đốt sang rực và làn khói màu cam dày đặc đêm này qua đêm khác. Mọi người hầu như thu mình lại, bị vây bọc bởi tâm trạng buồn chán, rã đám.

Chu kỳ nông nghiệp đã tụt xuống mức chạm đáy. Vẫn còn quá sớm để chuẩn bị milpas ruộng rẫy. Một số người có tham vọng [tr.113] muốn tang niềm phấn chấn liền bắt tay vào dọn bụi cây và cỏ dại trên các claculoles7 mảnh đất mới. Trong mùa nông nhàn này, đàn ông sửa chữa nhà cửa, tường vách, đường xá, các vòi nước. Khắp nơi trong làng, các hộ gia đình khiêng đá kè tường thay thế những viên đá rơi khỏi những đoạn tường đổ vỡ, hoặc dặm lại vài viên ngói mới trên mái nhà. Lũ đàn ông cùng nhau kê lại những tảng đá rửa bị vỡ cạnh vòi nước công cộng, thay đá vỡ trên hè phố hoặc xây bể chứa nước mới ở các góc phố.

Trong thời gian này, các hội chợ được tổ chức tại một số ngôi làng lớn hơn ở Morelos, và những hội chợ này thu hút một số người từ Tepoztlan, họ thường đi bộ, đôi khi một phần bằng tàu hỏa. Ngày diễn ra các hội chợ được tính theo số ngày Thứ Sáu trước Tuần Thánh. Như vậy, “Thứ sáu đầu tiên” là hội chợ Chalma và cũng là hội chợ Xiutepec; “Thứ Sáu thứ hai,” của Tepalzingo. Sau đó tiếp theo các hội chợ Tlayacapan và Mazatepec. Một số bọn đàn ông không bỏ sót bất kỳ hội chợ nào.

Chủ nhật Lễ lá, El Domingo de Ramos. - Vào ngày này người ta mang các loại cây: cọ, nguyệt quế, tuyết tùng đến nhà thờ để được ban phước.

Thứ Ba Tuần thánh8 Martes Santo. - Đàn ông hỗ trợ các mayordomos quản gia trang trí nhà thờ, trang trí các ảnh tượng và chuẩn bị nến cho Tuần Thánh. Một chiếc bàn được đặt trong sân của Templo Mayor tòa Thị chính, và vào [tr.114] sau đó bữa tối được chuaarm bị cho 12 người đàn ông lớn tuổi. Điều này tượng trưng cho Bữa Tiệc Ly. Chiếc ghế thứ mười ba bị bỏ trống. Bữa ăn Mùa Chay gồm: cá, cơm, đôi khi có đậu lăng và tôm hầm với cây xương rồng, gia vị gọi là món revoltijo.9

Thứ Tư. - Hôm nay và thứ Năm, thứ Sáu và sáng thứ Bảy, chỉ những công việc thực sự cần thiết mới được thực hiện. Không tổ chức bất cứ hoạt động giải trí xã hội nào, không bắn pháo thăng thiên. Đàn ông không đi lấy củi trên núi; những bãi giặt rửa công cộng vắng tanh. Đàn bà chỉ làm những việc không thể tránh khỏi là nghiền bột và nấu nướng. Mọi người cố gắng lấy đủ nước vào tối thứ Ba để đủ dùng đến thứ Bảy. Chuông không rung trên các tháp nhà thờ; thay vào đó là âm thanh matraca, một chiếc lục lạc bằng gỗ khổng lồ, vang lên. 

Thứ năm. – Các bàn thờ trong nhà thờ được trang trí bằng nguyệt quế và gỗ tuyết tùng. Trên mỗi bàn thờ là những hàng cam và toronjos bưởi, với những ô giấy vàng và bạc nhỏ dán lên các trái cây đó.10 Một hình tượng (El Senor de Santo Entierro Thánh lễ An táng) được trưng bày trong một chiếc quan tài bằng thủy tinh và mạ vàng. Một người đàn ông ngồi ở lối vào nhà thờ để thu thập các của lễ (không thường xuyên và không phải là cam kết vĩnh viễn) cho vương miện và quần áo của hình tượng này. Buổi chiều nếu linh mục có mặt thì rửa chân cho các Thánh Tông đồ. Nhiều phụ nữ [tr.115] đến cầu nguyện và đốt nến, một số mang vòng hoa flor de chicaltzo hoặc cacaloxochitl11 hoa Sứ để treo trên nến. Một số nhà nguyện mở cửa và trưng bày những hình ảnh đặc biệt để tôn kính. Trong nhà nguyện Santa Cruz, mayordomo quản gia mặc trang phục cho hình ảnh được gọi là El Senor de Los Azotes Chúa chịu đòn.

Thứ Sáu Tuần Thánh.12 - Tất cả các hình tượng thông thường và Chúa Kitô lớn ở bàn thờ trung tâm đều được che bằng rèm màu tím. Ở một bên của nhà thờ, ba bức tượng đặc biệt được trưng bày: Chúa Kitô nằm dưới tấm vải liệm màu tím,13 Chúa Kitô vác thánh giá,14 Đức Maria mặc đồ đen.15 Cả buổi sáng mọi người đến cầu nguyện, thắp nến và đốt hương trước các hình tượng này.16 Một cô bé mặc áo trắng, đội vương miện màu trắng, ngồi trước Chúa Kitô nằm, chăm sóc lư hương. Trong đám đông phụ nữ đang quỳ có bốn cô gái trẻ mặc đồ đen, tóc xoăn nhiều lọn và đội vương miện màu đen. Đây là anxemtin tenapalohuatonantzin (“Các thiên thần mang Đức Mẹ Đồng trinh về Trời”).

___________________________________

Nguồn: Redfield, Robert (1930, 1946). Tepoztlán - a Mexican Village, The University of Chicago Press, Chicago-Illinois, Fouth Impression, December 1946.

Tác giả: Robert Redfield (1897 –1958) là một nhà nhân học và nhà dân tộc học người Mỹ, với công trình dân tộc học ở Tepoztlán, Mexico, được coi là một bước ngoặt của dân tộc học Mỹ Latinh. Ông gắn bó với Đại học Chicago trong suốt sự nghiệp của mình: toàn bộ quá trình học cao hơn của ông diễn ra ở đó, và ông gia nhập khoa vào năm 1927 và ở đó cho đến khi qua đời vào năm 1958, giữ chức vụ Trưởng khoa Khoa học Xã hội từ năm 1934 đến năm 1946. Redfield tốt nghiệp Đại học Chicago với ngành Nghiên cứu Truyền thông, sau đó là Tiến sĩ về nhân học văn hóa, ngành mà ông bắt đầu giảng dạy vào năm 1927. Ông được bầu vào Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ năm 1947 và Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ năm 1950. Sau một loạt nghiên cứu thực địa được công bố từ các cộng đồng Mexico (Tepoztlán ở Morelos và Chan Kom ở Yucatán), năm 1953, ông xuất bản Thế giới nguyên thủy và sự biến đổi của nó và vào năm 1956, Xã hội và văn hóa nông dân. Redfield nhận ra rằng việc nghiên cứu con người như những đơn vị biệt lập là không có ý nghĩa, mà tốt hơn là nên hiểu một góc độ rộng hơn. Theo truyền thống, các nhà nhân học nghiên cứu lề lối dân quê theo “Tiểu truyền thống”, có tính đến nền văn minh rộng hơn, được gọi là “Đại Truyền thống”. Ông được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ năm 1950. Redfield là con rể của nhà xã hội học Robert E. Park tại Đại học Chicago. Redfield và vợ Margaret là cha mẹ của Lisa Redfield Peattie, Giáo sư danh dự tại Viện Công nghệ Massachusetts; James M. Redfield, giáo sư kinh điển tại Đại học Chicago; và Joanna Redfield Gutmann (1930–2009).

Notes

1. The present tense is used throughout this chapter as a convenience. No visitor can assert that any ritual or practice always takes place in a certain manner. Strictly speaking, the following account is of festival activity from November to July, 1926-27, observed (except in a few cases) by the writer, and of festal activity for the other months of the year described to him by Tepoztecans. The essential features of these rituals are repeated each year in the same manner. And certainly the form in which this cycle offiestas is here presented does represent the way the people themselves think about them - as changeless repetition.

2. The year of this study

3. The year of this study they failed to fulfil their obligation.

4. This exodus began the second half of December.

5. The comparsa of La Santisima was first organized about three years ago; the other two groups are ancient.

6. This word is probably from Chino “Chinese”, “foreign”. When used in speaking Nahuad it is Mexicanized as Zinelohque. The word Huehuenches is also used -, from the Nahuad Huehuetxitzin, “the old ones” (said with respect). It is said by some in Tepoztlan that the Chinelos represent the Pharisees “who denied Christ.”

7. Tlacolli: pieces of unbroken land on mountain slopes first reduced to tillage   clearing. They are allotted out of the communal ejidos.

8. Frances Toor (Mexican Folkways) says Thursday, but this is probably an error. The old custom was to build a prison for Christ, she says, and imprison the image all night.

9. A seasoned stew of shrimps and nopal (cactus).

10. The laurel and cedar are given away the following Monday. They are used to stop storms, particularly hailstorms. When a storm approaches, people put one of these sacred boughs on the fire and the storm recedes. Frances Toor (op.cit, p. 54) says they are also hung up at doors and windows to keep out evil spirits. The oranges and shaddocks are blessed by the priest and sold; the peel is used for various remedies.
11. Plumeria tricolor Ruiz and Pavon.

12. Frances Toor says that when the priest is there on Friday morning he performs a ceremony known as the “adoration of the cross.” He crawls on his knees between two rows of men to kiss the cross, followed by women and children.

13. El Senor de Santo Entierro.

14. Tres Caidos.

15. La Virgen Dolorosa.

16. The first two of these images have each their special mayordomos. The Virgen Dolorosa is served by four elderly women, the madres mayolas. These (and probably also the two mayordomo, serve for life. The madres mayolas select each
year the four anxeltin.

 

 

 

 

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét