Powered By Blogger

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

Hữu Thể và Thời gian (I)

Heidegger

Người dịch: Hà Hữu Nga

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Giới thiệu – Nghĩa của Hữu thể, tính tất yếu, cấu trúc và vấn đề Hữu thể

§ 1. Tính tất yếu của việc phục hiện vấn đề Hữu thể: Ngày nay câu hỏi về Hữu thể đã bị quên lãng, mặc dù chúng ta tự quy cho thời đại mình là tiến bộ để tái khẳng định “Siêu hình học”. Dẫu sao thì chúng ta cũng tin tưởng rằng cần có những nỗ lực mới nhằm thắp sáng lại γιγαντομαχία περί της ουσίας cuộc chiến của những người khổng lồ về hữu thể nhằm bác bỏ nó [Πλάτων, Σοφιστής, 245e6-246e1]. Còn vấn đề được đề cập ở đây thì hầu như lại không hề mang tính võ đoán. Nó duy trì nhịp thở cho các nghiên cứu của Plato và Aristotles, nhưng sau đó lại để rơi vào im lặng, không còn là một vấn đề nghiên cứu thực sự mang tính chủ đề nữa. Những kết quả của hai nhà tư tưởng cổ đại được bảo vệ suốt bằng nhiều hình thức méo mó và được “quá tô vẽ” cho đến tận Logic của Hegel. Và sau đó cái bị bóp méo từ các hiện tượng bằng một nỗ lực cao nhất của tư duy mặc dù bằng các mảnh vỡ và những xuất phát điểm đầu tiên nhất từ lâu đã làm cho nó trở nên tầm thường.

Không chỉ có như vậy. Trên cơ sở quan điểm của người Hy Lạp, bước khởi đầu cho việc diễn giải về hữu thể như một tín điều có hình dạng, không chỉ tuyên rằng vấn đề nghiã của hữu thể thì vô dụng, nhưng lại thừa nhận việc bỏ mặc nó. Người ta cho rằng “hữu thể” là khái niệm phổ quát nhất và trống rỗng nhất. Theo nghĩa thông thường, nó cự tuyệt mọi nỗ lực định nghĩa. Cái khái niệm phổ quát, và vì vậy mà không thể định nghĩa được này cũng không cần phải định nghĩa. Mọi người vẫn thường xuyên sử dụng nó và đã hiểu được điều người ta muốn nói bằng khái niệm đó. Vì vậy, cái đã khuấy tâm các triết gia cổ đại mà vẫn không buông tha cho họ ấy đã bắt đầu trở nên sáng tỏ đến mức là sau đó bất cứ ai đã từng kiên trì cật vấn về nó thì đều bị buộc tội công kích về phương pháp. 

Ở bước khởi đầu của nghiên cứu này thì những thiên kiến thường xuyên thẩm lậu và lặp đi lặp lại cái ý tưởng cho rằng việc đặt vấn đề về hữu thể là không cần thiết thì chưa thể thảo luận một cách chi tiết được. Các thiên kiến đó có cội rễ trong chính hữu thể luận cổ đại. Đến lượt mình, trong khuôn khổ của lớp đất mà các thuật ngữ hữu thể luận cơ bản đã mọc lên, liên quan đến tính chất thích đáng của việc xác định rõ các phạm trù cũng như tính chất toàn vẹn của chúng để diễn giải một cách đầy đủ dưới sự dẫn dắt của câu hỏi về hữu thể đã được minh định và được trả lời sẵn. Vì vậy chúng tôi mong muốn thảo luận các thiên kiến này chỉ ở mức độ mà tính tất yếu của vấn đề phục hiện nghĩa của hữu thể trở nên rõ ràng. Có ba loại thiên kiến như sau: 1. Hữu thể* là khái niệm “phổ quát” nhất: τὸ ὂν έστι καθόλου μάλιστα πάντων [1]. Illud quod primo cadit sub apprehensione est ens, cuius intellectus includitur in omnibus, quaecumque quis apprehendit, Việc nhận thức về hữu thể đã luôn luôn hàm chứa trong mọi thứ mà chúng ta lĩnh hội được trong các hiện hữu” [2]. Nhưng “tính phổ quát” của “hữu thể” lại không phải là khái niệm giống. “Hữu thể” không phân định lớp cao nhất của các hiện hữu, chừng nào về phương diện khái niệm chúng vẫn được khớp nối theo giống và loài: ουτε το ον γενος – Hữu thể không phải là một giống [3]. “Tính phổ quát” của hữu thể vượt trội tính phổ quát của giống. Theo sự chỉ định của hữu thể luận trung cổ, thì “hữu thể” là một tiên nghiệm siêu việt. Bản thân Aristotle cũng hiểu nhất tính của cái “phổ quát” tiên nghiệm siêu việt này là đối lập với nhiều phương diện của các khái niệm có đặc điểm giống loài cao nhất với nội dung vật chất, như là nhất tính của sự ngoại suy vậy. Mặc dù phụ thuộc vào lập trường hữu thể luận của Plato, nhưng Aristotle vẫn đặt vấn đề hữu thể cơ bản trên cơ sở mới bằng phát hiện này. Chắc chắn là ông đã thực sự không minh định rõ được tính chất mơ hồ của các kết nối phạm trù này. Hữu thể luận trung cổ đã thảo luận về vấn đề này bằng nhiều cách thức khác nhau, trên hết là trong các trường phái Thomist và Scotist, mà vẫn không đạt được sự sáng tỏ cơ bản nào. Và cuối cùng, khi Hegel định nghĩa “hữu thể” là “cái gần gũi vô định” và làm cho định nghĩa này trở thành nền tảng của toàn bộ các diễn giải thêm về phạm trù trong Logic của mình, thì ông vẫn còn ở trong viễn cảnh của hữu thể luận cổ đại – ngoại trừ một điều là ông đã từ bỏ vấn đề do Aristotle đề xuất về nhất tính của hữu thể trái ngược với sự đa dạng của “các phạm trù” với nội dung vật chất. Nếu vì vậy mà người ta cho rằng “Hữu thể” là khái niệm phổ quát nhất, thì không có nghĩa là nó là khái niệm rõ ràng nhất và không còn cần phải thảo luận tiếp về nó nữa. Khái niệm “hữu thể” đúng ra là khái niệm mơ hồ nhất so với toàn bộ các khái niệm khác.

2. Khái niệm “hữu thể” là không thể định nghĩa. Kết luận này được rút ra từ tính phổ quát cao nhất của nó [4]. Và vậy thì chính xác ra, definitio fit per genus proximum et differentiam specificam – nếu “có được định nghĩa thông qua khái niệm giống gần nhất và sự khác biệt cụ thể”. Thực ra thì “hữu thể” không thể được hiểu là một hiện hữu. Enti non additur aliqua natura – Không thể định nghĩa hữu thể bằng cách quy các hiện hữu vào nó. Không thể tìm nguồn gốc hữu thể từ các khái niệm cao hơn bằng cách định nghĩa và hữu thể không thể được thể hiện bằng các khái niệm thấp hơn. Nhưng liệu có phải vì thế mà “hữu thể” không thể còn là vấn đề nữa? Không hề. Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng “hữu thể” không là một thứ gì đó giống như một hiện hữu mà thôi. Vì vậy cách thức định nghĩa các hiện hữu được luận giải trong các giới hạn – cái “định nghĩa” của logic truyền thống, bản thân nó đã bắt rễ sâu trong hữu thể luận cổ đại – thì không thể được áp dụng vào hiện hữu. Tính không thể định nghĩa của hữu thể không hề bỏ qua câu hỏi về nghĩa của nó, nhưng lại buộc chúng ta phải chấp nhận nó.

3. “Hữu thể” là một khái niệm tự minh định. “Hữu thể” được sử dụng trong toàn bộ nhận thức, các phán đoán, trong mọi hành vi đối với các hiện hữu, và trong mọi hành vi đối với chính bản thân nó, và thuật ngữ ấy “dễ dàng” có thể hiểu được mà không cần thêm bất cứ khó nhọc nào. Tất cả mọi người đều hiểu rõ “Bầu trời xanh”, “Tôi người hạnh phúc”, và những tuyên ngữ tương tự. Nhưng tính có thể nhận thức thông thường ấy chỉ thể hiện tính không thể nhận thức mà thôi. Nó cho thấy một câu đố hiểm ẩn mình tiên nghiệm trong mọi hành vi còn hữu thể hướng đến các hiện hữu với tư cách là các hiện hữu. Thực ra thì chúng ta đã tin vào một cách nhận thức về hữu thể và đồng thời nghĩa của hữu thể bị khuất lấp trong bóng tối đã chứng tỏ tính tất yếu cơ bản của việc lặp lại câu hỏi về “hữu thể”.

Việc viện đến tính tự minh định trong phạm vi các nguyên lý cơ bản của triết học và thậm chí liên quan đến thuật ngữ “Hữu thể” là một thao tác đáng ngờ, nếu khác nhau thì tính tự minh định đó và chỉ ở đó, “những phán quyết thầm kín của lý tính thông thường” [Kant] sẽ trở thành chủ đề hiển lộ và vẫn còn là chủ đề hiển lộ trong phân tích của chúng tôi (với tư cách là “nghề nghiệp của các triết gia”).

Nhưng việc xem xét các thiên kiến ấy đồng thời cũng làm rõ được một điều là chúng ta không chỉ còn thiếu lời đáp cho câu hỏi về hữu thể mà thậm chí chính bản thân câu hỏi cũng mờ mịt và không có định hướng. Vì vậy việc phục hiện câu hỏi về hữu thể trước hết cũng có nghĩa là trình bày được một cách đầy đủ cái hệ thống về chính câu hỏi đó.

§ 2. Cấu trúc hình thức của vấn đề Hữu thể: Vấn đề nghĩa của hữu thể phải được trình bày một cách hệ thống. Và thậm chí nếu nó là một vấn đề nền tảng thì việc đặt vấn đề ấy cần có một sự minh bạch tương ứng. Vì vậy cần phải thảo luận vắn tắt cái gì thuộc về một vấn đề nói chung, để có thể minh định rằng vấn đề về hữu thể là một vấn đề nổi bật.

Mọi cách đặt vấn đề đều là một cuộc tìm kiếm. Mọi cuộc tìm kiếm đều phải có định hướng trước về cái cần tìm. Đặt vấn đề là tìm cách nhận biết việc tìm kiếm các hiện hữu trong cái đó và cái của chúng. Việc tìm cách nhận biết có thể trở thành một “nghiên cứu”, như là việc bộc lộ sự quyết định về cái mà câu hỏi hướng đến. Khi đặt vấn đề về...thì việc đặt vấn đề có dạng nó hỏi về cái gì. Tất cả hỏi về...theo một cách thức nào đó là một cách truy vấn về...Bên cạnh cái được hỏi cần phải được định nghĩa và phải được khái niệm hóa trong việc nghiên cứu, có nghĩa là cái đặc biệt có tính lý thuyết chính là câu hỏi. Khi cái gì thực sự được hướng đến thì cái gì ấy phải được xác định chắc chắn nằm trong cái đang được hỏi đến; vậy là việc đặt câu hỏi đạt được mục tiêu của nó. Khi một thái độ được một hiện hữu, người hỏi, chấp nhận thì việc đặt câu hỏi có đặc trưng hữu thể riêng của nó. Việc đặt vấn đề có thể xảy ra chẳng hạn theo cách “chỉ hỏi vòng vo”, hoặc theo cách hỏi hệ thống chặt chẽ. Điều đặc biệt đối với cách hỏi sau thực ra là việc hỏi trước hết trở nên minh bạch hơn hẳn liên quan đến toàn bộ các đặc trưng cấu thành câu hỏi đã kể tên ở trên.

Câu hỏi phải được hệ thống hóa là về nghĩa của hữu thể. Vì vậy chúng ta phải đương đầu với tính tất yếu của việc diễn giải câu hỏi về hữu thể các yếu tố cấu trúc đã dẫn.

Vì là một cách tìm kiếm nên việc đặt câu hỏi cần phải có sự hướng dẫn trước về cái mà nó tìm kiếm. Vì vậy nghĩa của hữu thể đối với chúng ta cần phải có sẵn theo một cách thức nào đó. Chúng ta được biết rằng chúng ta đã luôn luôn cam kết với việc nhận thức về hữu thể. Từ đó nổi lên câu hỏi dứt khoát về nghĩa của hữu thể và chiều hướng nội dung khái niệm của nó. Chúng ta không biết “hữu thể” nghĩa là gì. Nhưng khi đã hỏi “Hữu thể là gì?” thì chúng ta trụ trong nhận thức về cái về phương diện khái niệm không thể xác định được nghĩa là gì. Thậm chí chúng ta cũng không biết được cái tầm nhận thức mà chúng ta giả định là đạt tới được để mà nắm chắc được nghĩa. Cách hiểu mơ hồ và thông thường như vậy về hữu thể là một thực tế.

Không có vấn đề nhận thức ấy về hữu thể chập chờn, phai nhạt và nằm trên đường biên của tri thức khẩu ngữ nhiều đến mức nào, tính chất bất định ấy của nhận thức về hữu thể, là cái đã luôn luôn có sẵn tự nó chính là một hiện tượng thực chứng cần được làm sáng tỏ. Tuy nhiên việc nghiên cứu về nghĩa của hữu thể sẽ không mong đợi đạt được kết quả ở bước khởi đầu. Việc diễn giải lối nhận thức thông thường về hữu thể cung cấp cho ta những hướng dẫn cần thiết chỉ bằng khái niệm hữu thể đã được phát triển. Từ việc minh định khái niệm đó cùng cung cách nhận thức dứt khoát, thích hợp thì chúng ta mới có thể nhìn nhận rõ được cái còn mờ mịt hoặc việc nhận thức về hữu thể còn chưa được làm sáng tỏ, có nghĩa là chúng ta có thể phải đối mặt và cần thiết phải giải quyết loại rối mù nào hoặc loại trở lực nào trong quá trình làm sáng tỏ nghĩa của hữu thể.

Tuy nhiên kiểu nhận thức thông thường và mơ hồ về hữu thể có thể tự lan tỏa bằng các lý thuyết truyền thống và những quan điểm, nhận thức về hữu thể bằng cách là các lý thuyết này, với tư cách là các nguồn nhận thức thịnh hành, thì lại vẫn còn ẩn mặt.

Cái được hỏi trong câu hỏi này cần phải được tạo dựng công phu chính là hữu thể, cái quyết định các hiện hữu với tư cách là các hiện hữu, mà trong khuôn khổ của nó các hiện hữu luôn luôn được hiểu là không có vấn đề về việc phải thảo luận về chúng như thế nào. Hữu thể của các hiện hữu tự thân không “là” một hiện hữu. Bước thao tác triết học đầu tiên để nhận thức được vấn đề về hữu thể bao gồm cả việc tránh cái μύθον τινά διηγεισθαι – bất tự thuật tích truyện [5], có nghĩa là không quyết định các hiện hữu là các hiện hữu bằng cách lần tìm dấu vết của chúng từ các cội nguồn của chúng để tới một hữu thể khác – cứ như là hữu thể có đặc trưng của một hữu thể khả thể vậy. Vì vậy, với tư cách là cái được hỏi, hữu thể cần phải có được một cách thể hiện riêng, về cơ bản khác với việc phát hiện ra các hiện hữu. Kể từ đó, cái phải được xác quyết, nghĩa của hữu thể, sẽ phải cần đến thao tác khái niệm hóa riêng cho nó, mà về cơ bản khái niệm đó khác biệt với các khái niệm trong đó các hiện hữu đạt tới được việc xác định nghĩa của chúng.

Trong chừng mực hữu thể tạo ra cái được hỏi, và trong chừng mực hữu thể có nghĩa là hữu thể của các hiện hữu, thì bản thân các hiện hữu hóa ra lại trở thành cái được cật vấn trong câu hỏi về hữu thể. Cần phải nói rằng các hiện hữu được cật vấn về phương diện hữu thể của chúng. Nhưng nếu chúng phải được bày ra các đặc trưng hữu thể của chúng mà không có sự xuyên tạc thì về phần mình, chúng phải trở nên có thể tiếp cận được trước hết với tư cách là trong chính bản thân chúng. Vấn đề về hữu thể đòi hỏi rằng quyền tiếp cận đối với các hiện hữu phải đạt được và phải được đảm bảo trước hết liên quan đến cái mà nó cật vấn. Nhưng chúng ta vẫn gọi nhiều thứ là “hiện hữu”, theo những nghĩa khác nhau. Mọi thứ mà chúng ta đề cập đến, muốn nói đến, và liên quan đến thì đều thuộc về hữu thể theo cách này hay cách khác. Hữu thể được phát hiện ra trong đó , trong tính hiện thực, trong sự hiện diện của sự vật, trong sự tồn tại, trong giá trị, hiện hữu [Da-sein] và trong cái “ở đó” [es gibt]. Nghĩa của hữu thể được phát hiện ra trong hữu thể nào; từ hữu thể nào hữu thể khải lộ để thực hiện bước khởi đầu? Liệu bước khởi đầu ấy có võ đoán, hay một hữu thể nào đó có được ưu quyền trong việc tạo dựng vấn đề hữu thể?  Hữu thể nào là mẫu mực và nó có ưu quyền theo nghĩa nào?

Nếu vấn đề về hữu thể được xây dựng một cách hệ thống và được minh định hoàn toàn liên quan đến chính bản thân nó, thì việc tạo dựng vấn đề này đòi hỏi, trong sự hài hòa với cái cho đến bây giờ đã được làm sáng tỏ, diễn giải các cách thức liên quan đến hữu thể và các cách thức hiểu cũng như nắm bắt được nghĩa của nó về phương diện khái niệm, liên quan đến việc chuẩn bị cái khả tính của việc lựa chọn đúng hữu thể mẫu, và việc tạo dựng mô thức tiếp cận chân chính đối với hữu thể này. Liên quan, nhận thức, nắm bắt, chọn lựa, và tìm được lối tiếp cận chính là những thái độ cấu thành của cách truy vấn và vì vậy mà đó chính là hữu thể. Cách thức đặt vấn đề về cơ bản khiến ta cam kết với việc đặt vấn đề lại thuộc về nghĩa sâu xa nhất của vấn đề hữu thể. Nhưng điều đó cũng chỉ có nghĩa là cái hữu thể có đặc trưng hiện hữu Da-sein có mối liên hệ với vấn đề về tự thân hữu thể, có lẽ thậm chí cũng là một hữu thể riêng biệt. Nhưng vì vậy mà chúng tôi không chứng minh rằng một hữu thể riêng biệt có một ưu quyền liên quan đến hữu thể và cái hữu thể mẫu kia, cái hữu thể vận hành với tư cách là cái được truy vấn chủ yếu có được cho trước? Cho đến bây giờ, trong cái mà chúng ta đã thảo luận thì ưu quyền của hiện hữu Da-sein không hề được thể hiện cũng như không có bất cứ thứ gì được quyết định về chức năng khả thể hoặc thậm chí cần thiết của nó với tư cách là hữu thể quan yếu nhất được truy vấn. Nhưng chắc hẳn vẫn có một cái gì đó giống như một ưu quyền của hiện hữu Da-sein đã tự tuyên về sự hiện diện của bản thân nó. 

Nếu câu hỏi về hữu thể được hỏi một cách dứt khoát và hỏi trong tính hoàn toàn minh bạch tự hoàn thiện của nó thì việc tạo dựng vấn đề này đòi hỏi phải có những giải thích trước, đòi hỏi diễn giải về cách thức nhìn nhận hữu thể, việc nhận thức và môi trường khái niệm tư duy của chúng ta, việc chuẩn bị khả tính lựa chọn đúng hữu thể mẫu, việc tạo dựng cách tiếp cận đúng đắn đối với cái hữu thể chân chính này. Việc xem xét, nhận thức và hiểu, việc lựa chọn, tiếp cận với các mô thức hành vi chính là yếu tố cấu thành việc đặt câu hỏi và các mẫu thức hữu thể tự thân như một hữu thể riêng biệt, cái hữu thể mà chúng ta, kẻ đặt câu hỏi tùy thuộc vào chúng. Vì vậy, việc tạo dựng câu hỏi về hữu thể ấn định: minh định một hiện hữu – việc đặt câu hỏi – trong chính hữu thể của nó. Hãy tự hỏi bản thân mình với câu hỏi đó vì về cơ bản nó xác định phương thức tồn tại của một hiện hữu, là cái đòi hỏi ở nó – thuộc về hữu thể. Việc tự hỏi bản thân mình câu hỏi này với tư cách là cái quyết định phương thức tồn tại  của một hiện hữu cần cho chính bản thân nó – phương thức tồn tại của hữu thể. Hiện hữu này, thứ hiện hữu của chính bản thân chúng ta ấy, và cái có, trong số vô vàn sự vật, khả tính của hữu thể được hỏi, được chúng tôi tóm tắt thành thuật ngữ Dasein hiện hữu. Việc truy vấn dứt khoát và minh bạch đối với nghĩa của hữu thể đòi hỏi phải được giải thích trước một cách đầy đủ về một hiện hữu liên quan đến hữu thể của nó. 

Nếu vậy thì tại sao lại không mạo hiểm thể hiện bằng một vòng tròn? Các hiện hữu trước phải xác định bằng hữu thể của nó và sau đó muốn đặt vấn đề về hữu thể chỉ duy nhất trên nền tảng này, thì cái nào khác với việc bước đi trong các vòng tròn? Có phải trước hết cái mà câu trả lời này sẽ đem lại đã không được cung cấp cho việc phác dựng lên câu hỏi này? Một rào cản hình thức, như là các nguyên tắc nghiên cứu bất cứ khi nào cũng dễ dàng dẫn đến các lý lẽ về “các vòng tròn bằng chứng” luôn khô cằn khi có sự suy ngẫm về các cách thức xem xét cụ thể. Vì loại nhận thức mà chúng khoác lên thì không là gì cả, và chúng lại hạn chế bước tiến trong lĩnh vực nghiên cứu.

Nhưng trong thực tế thì lại không hề có câu hỏi nào nằm trong cái vòng tròn được đánh dấu kia cả. Các hiện hữu có thể được quyết định trong hữu thể của nó, mà không có một khái niệm dứt khoát rằng lẽ ra nó đã có sẵn theo nghĩa hữu thể. Nếu vậy thì nó có lẽ nó vẫn không đưa lại bất kỳ một tri thức hữu thể luận nào đó, cái hữu thể thực sự mà có lẽ người ta không từ chối. Cái 'hữu thể' ấy được đề cập đến trong mọi hữu thể luận trước kia “chỉ có điều” nó không phải là một khái niệm có sẵn – cũng không phải là cái gì khác ngoài cái đang tìm kiếm. “Tiền giả định” đó của hữu thể luận có đặc trưng của việc đưa hữu thể vào xem xét [Hinblicknahme]** trước, đến mức độ là ngay cả khi không được xem xét, thì nó, cái hiện hữu vắng mặt ấy cũng vẫn được khớp nối vào chính hữu thể của nó dù chỉ là sơ bộ. Việc đưa hữu thể vào xem xét mang tính dẫn suất ấy đã thúc đẩy mạnh mẽ cái nhận thức thông thường về hữu thể, trong đó chúng ta luôn luôn tiến lên, để rồi cuối cùng thuộc về việc tạo dựng một cách cơ bản của tự thân hiện hữu Dasein. Một “tiền giả định” như vậy rõ ràng không liên quan gì đến việc dựng đặt một nguyên tắc có nguồn gốc từ một chuỗi phối hợp khối bằng phương pháp diễn dịch. Một “vòng tròn bằng chứng” được đặt vấn đề về nghĩa của hữu thể nói chung có thể không nói dối, vì nó không phải là một cơ tầng bị tiêu tán, mà lại có sự bộc lộ cơ bản để trả lời câu hỏi.

Không phải một “vòng tròn bằng chứng” nằm trong câu hỏi về nghĩa của hữu thể, mà là một “xung lực hoặc là dị tính” của cái được hỏi [hữu thể] đối với câu hỏi đó với tư cách là một phương thức tồn tại của một hiện hữu. Mối bận tâm thiết yếu về việc đặt vấn đề về cái được hỏi thuộc về nghĩa của câu hỏi về hữu thể. Nhưng điều đó cũng chỉ có nghĩa là sự tồn tại của đặc trưng hiện hữu có vấn đề về bản thân hữu thể có thể vẫn tuyệt hảo – có liên quan. Liệu có đúng đó không phải là một hiện hữu được chứng tỏ trong ưu quyền hữu thể của nó và cái hiện hữu mẫu sẽ tác động như là những lời đáp chủ yếu cho câu hỏi về hữu thể đã được ấn định?. Với những gì đã được thảo luận trước đó thì kể cả vị trí hàng đầu của các hiện hữu cũng không được chứng minh nhưng lại được quyết định dựa trên khả tính của nó hoặc thậm chí sự cần thiết của nó để vận hành với tư cách là những tra vấn các hiện hữu. Nhưng có lẽ một điều gì đó đã được thông báo như một ưu quyền của các hiện hữu. 

_______________________________________________

Nguồn: Heidegger M. 1967. Sein und Zeit, Elfte, Unveränderte Auflage, Max Niemeyer Verlag Tübingen, Druck: Gutmann & Co., Heilbronn Einband von Heinr. Koch, Tübingen, Germany.

Tác giả: Martin Heiderger, triết gia lỗi lạc của Đức, sinh ngày 26/9/1889, mất ngày 26/5/1976. Là học trò của Husserl và chịu ảnh hưởng của triết học Brentano, kế tục Husserl giảng dạy triết học tại đại học Freiburg, và trở thành hiệu trưởng của đại học này năm 1933-1934. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là Hữu thể và Thời gian xuất bản năm 1927; Kant và vấn đề siêu hình học, Nhập môn siêu hình học năm 1935, Học thuyết Plato về chân lý, 1942; Thư về chủ nghĩa nhân đạo, 1947…vv.

Ghi chú của người dịch: 

* Αριστοτέλης: τὸ ὂν έστι καθόλου μάλιστα πάντων - Sein ist die universellste [concept] aller p. [Hữu thể là một khái niệm phổ quát nhất].

** Hinblicknahme là một trong những khái niệm quan trọng nhất của Heidegger về vấn đề nhìn nhận đặc tính của hữu thể, và đây cũng là một trong số các khái niệm được bàn đến rất nhiều trong câu trên: “Das »Sein« wird zwar in aller bisherigen Ontologie »vorausgesetzt«, aber nicht als verfügbarer Begriff –, nicht als das, als welches es Gesuchtes ist. Das »Voraussetzen« des Seins hat den Charakter der vorgängigen Hinblicknahme auf Sein, so zwar, daß aus dem Hinblick darauf das vorgegebene Seiende in seinem Sein vorläufig artikuliert wird”.

"Cái 'hữu thể' ấy được đề cập đến trong mọi hữu thể luận trước kia “chỉ có điều” nó không phải là một khái niệm có sẵn – cũng không phải là cái gì khác ngoài cái đang tìm kiếm. “Tiền giả định” đó của hữu thể luận có đặc trưng của việc đưa hữu thể vào xem xét trước, đến mức độ là ngay cả khi không được xem xét, thì nó, cái hiện hữu vắng mặt ấy cũng vẫn được khớp nối vào chính hữu thể của nó dù chỉ là sơ bộ".

[Heidegger M. 1967. Sein und Zeit, Elfte, Unveränderte Auflage, Max Niemeyer Verlag Tübingen, Druck: Gutmann & Co., Heilbronn Einband von Heinr. Koch, Tübingen, Germany, S. 8]. Có thể xem, chẳng hạn: Sallis J. 1970. The Path of Archaic Thinking, Pittsburgh, Duquesne University Press, pp.209-211; von Herrmann, Friedrich-Wilhelm 1994. Wege ins Ereignis. Zu Heideggers "Beiträgen zur Philosophie". Klostermann, Frankfurt am Main, S. 318 – 320; Mc Manus 2012. Heidegger and the Measure of Truth, Oxford University Press, pp. 111-114.

Tài liệu dẫn:

1. Αριστοτέλης, Met. B 4, 1001 a 21.

2. Thomas v. A., S. th. II.1 qu. 94 a 2.

3. Αριστοτέλης, Met. B 3, 998 b 22. 

4. Vgl. Pascal, Pensées et Opuscules (ed. Brunschvicg), Paris 1912, S. 169: On ne peut entreprendre de définir l’être sans tomber dans cette absurdité: car on ne peut définir un mot sans commencer par celui-ci, c’est, soit qu’on l’exprime ou qu’on le sous-entende. Donc pour définir l’être, il faudrait dire c’est, et ainsi employer le mot défini dans sa définition. 

Lời khuyên nổi tiếng trên của Pascal đại ý là: Chúng ta không thể tiến hành định nghĩa tồn tại (hữu thể, cái là) mà không khỏi rơi vào tình trạng ngớ ngẩn: vì bạn không thể định nghĩa một từ mà lại không có cái từ đầu tiên, , kể cả khi nó hiển lộ cũng như khi nó dấu mặt. Vì vậy để định nghĩa tồn tại (hữu thể) thì chúng ta phải nói , và vì vậy mà dùng từ được định nghĩa trong định nghĩa về nó.  

5. Πλάτων, Σοφιστής, 242c.

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét