Powered By Blogger

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

Văn bản là gì? (I)

Adrian Wilson

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt

Bài viết này cho rằng tính văn bản - thuộc tính là một văn bản - được người đọc ấn định, thay vì cấu thành một thuộc tính cố hữu, và sự hiện hữu của các văn bản đã được nắm bắt và bí ẩn hóa bằng cách hình dung về 'văn bản' vì điều này đã được phát triển từ những năm 1970 trở đi. Tính văn bản bao gồm sự trừu tượng của nội dung khẩu ngữ từ nguồn gốc của nó, dẫn đến việc lĩnh hội về nội dung đó như là đồng hiện diện với người đọc; và nó được cho là hiện thân vật chất trong quá trình xuất bản, đặc biệt là trong việc sản xuất các tác phẩm kinh điển, cùng bao gồm locus classicus trường hợp kinh điển của sự hiểu biết văn bản. Toàn bộ các ngành học - ở đây gọi là các môn tường giải học-kinh điển, đều dựa trên sự hiểu biết đó, và ngành học hoặc cách tiếp cận được gọi là tường giải học bao gồm cả việc xây dựng lý thuyết của nó. Ngược lại, ngành lịch sử phụ thuộc vào sự hiểu biết về lời nói dưới ký hiệu của tài liệu hoặc những vật cùng nguồn gốc của nó, và sự khác biệt này làm cho mối quan hệ nghi ngờ lẫn nhau lâu đời giữa tường giải học và lịch sử trở nên dễ hiểu. Việc ghi chép lịch sử khoa học, rất đáng chú ý, cố gắng kết hợp những cách tiếp cận này; bài viết kết luận bằng cách gợi ý rằng những vấn đề này có thể làm thành một tổng hợp hiệu quả hơn bằng cách khảo sát việc xây dựng các quy tắc khoa học về phương diện lịch sử. Bài viết quan tâm đến một nhóm các vấn đề, trong khi thích hợp với lịch sử khoa học1, thì nó lại vượt hẳn ra ngoài các ranh giới của ngành học ngành đó. Vì câu hỏi được xem xét ở đây - văn bản là gì? - bao gồm một phạm vi chuyên ngành rất rộng, cũng như các chủ đề liên quan như đị vị tác giả và tính chính tắc, mà câu hỏi đó đưa chúng ta đến. Thật vậy, khám phá này nhất thiết sẽ liên quan đến bản thân các ngành học, vì như chúng ta sẽ thấy, chính các ngành học không chỉ cấu thành bản thân các văn bản, mà còn cả hình thái của chính ‘văn bản’ nữa.

1. Từ Hình thái đến Câu hỏi về Văn bản

Từ cuối những năm 1960 trở đi, việc sử dụng từ “văn bản” - ban đầu chỉ giới hạn trong phạm vi ngữ văn và thư mục học - đã mở rộng đáng kể trên hai mặt: nó dùng để chỉ một tác phẩm văn học, thay cho bản thân từ “tác phẩm”, và nó bắt đầu bao gồm cả từ được viết-hoặc-in theo nghĩa đen, ở tất cả các hình thức đa dạng của nó. Cách sử dụng mới và co giãn này không có cơ sở rõ ràng hoặc cụ thể trong bất kỳ cách sử dụng nào trước đây của từ “văn bản”;2 dường như nó đã phát triển mà không được để ý trong phê bình văn học và các ngành học liên quan,3 và được tạo động lực quyết định bởi một số tiểu luận của Jacques Derrida và Roland Barthes. Cuốn De la Grammatologie - Luận về Văn tự học của Derrida năm 1967 đã công bố nguyên tắc “il n'y a pas de horse-texte”, “không có cái gì nằm ngoài văn bản”;4 cuốn La mort de l'auteurCái chết của Tác giả của Barthes năm 1968 đã thay thế hình tượng cá nhân của tác giả bằng hình tượng cá nhân của écriture, nghĩa là viết; và cuốn De l'oeuvre au texteTừ Tác phẩm đến Văn bản của ông, xuất hiện năm 1971, đã cài đặt hình thái mới của văn bản thay cho thể loại truyền thống của “tác phẩm”.5 Sau khi những tác phẩm này được dịch sang tiếng Anh vào giữa những năm 1970, nó đã trở thành thông lệ để mô tả các “tác phẩm” theo nghĩa truyền thống, và các loại hình viết khác cũng đều là các “văn bản”. Cách sử dụng mới đã trở thành bá chủ trong những năm 1980, dẫn đến một lượng lớn các nghiên cứu có tiền đề là “các văn bản” hoặc “văn bản” và có chủ đề được đặt tên, bằng một cách dùng mới khác nữa, là “tính văn bản”.6 Hơn nữa, tham chiếu “văn bản” đã được mở rộng để bao trùm (như một từ điển kỹ thuật gần đây đã viết) ‘bất kỳ đối tượng khảo sát văn hóa nào’,7 với kết quả là “tính văn bản” đều được coi là một thuộc tính không chỉ của chữ viết mà còn của cuộc sống con người và thậm chí cả với chính trật tự xã hội - mặc dù Derrida không đồng ý với những cách diễn giải như vậy.8

Tất cả điều này phụ thuộc vào cách sử dụng mở rộng từ “văn bản” của một thời vô tội đó. Tuy nhiên, cho đến nay như tôi có thể đã tìm thấy, sự thay đổi trong bản thân cách sử dụng chưa bao giờ được thảo luận, lịch sử của nó vẫn còn ít được viết đến.9 Ngược lại, hình thái văn bản trong ứng dụng mới của nó đã được gán cho trạng thái của một hiện thực đơn giản không mấy nghiêm túc; cái nhìn về lý thuyết, trong chính hành động tập trung vào thuộc tính của văn bản, đã xem nhẹ vị trí và gốc gác của thuộc tính đó, cụ thể là hình thái của chính văn bản. Vì vậy, trong một nghịch lý kỳ lạ, “văn bản” đồng thời được xây dựng lý thuyết nhiều nhất và cũng ít được xây dựng lý thuyết nhất trong các khái niệm.

Trong phạm vi câu hỏi văn bản là gì? chí ít đã được nêu ra, thì lời đáp đã phải cầu xin chính câu hỏi. Derrida chỉ đơn giản là lảng tránh vấn đề ngay từ đầu.10 Barthes không nhất quán – lúc thì gán cấu thành văn bản cho người đọc, lúc thì gán cho người viết;11 việc triển khai hình thái văn bản như một sự thay thế cho tác phẩm riêng lẻ và theo nghĩa siêu việt, và cũng như là sự thay thế và mở rộng của hình thái écriture - viết.12 Và ông khẳng định rằng “một Lý thuyết về Văn bản” theo nghĩa siêu việt, viết hoa này là không thể đạt được, vì “Văn bản” đã đặt vấn đề về chính khả tính của một “siêu-ngôn ngữ” trong đó nêu rõ một lý thuyết như vậy.13 Các nhà bình luận khác, sau đó và kể từ đó, đã không đạt được sự rõ ràng hơn. Paul Ricoeur, chẳng hạn, chỉ đơn giản xác định cái có tính văn bản là cái được viết ra, do đó lặp lại cách sử dụng mới hơn là tra vấn về nó.14 Một lý thuyết gia đã thực sự đánh đồng văn bản với tác phẩm văn chương, và nhận xét: “Hiển nhiên ý nghĩa của thuật ngữ này là quá rõ ràng [rằng] hiếm có cuốn sổ tay văn học nào làm khó được cho việc đề cập đến nó”.15 Một người khác đã can đảm hỏi “Thuật ngữ ‘văn bản’ có nghĩa là gì?” và đưa ra những câu trả lời: nó có nghĩa là “ban đầu có thể coi nó như một cách sử dụng tình thế về ngôn ngữ được đánh dấu bằng sự tương tác căng thẳng giữa các khuynh hướng có liên quan nhưng mang tính cạnh tranh lẫn nhau”; và có nghĩa là các văn bản có cả các “khía cạnh tài liệu và các khía cạnh tác phẩm”; cũng có nghĩa là “ở mức độ mà một văn bản không phải là một tài liệu đơn thuần, thì nó bổ sung cho thực tại hiện tồn”; còn có thêm nghĩa “một văn bản là một mạng các phản kháng”; và cuối cùng, là “bất kể chúng có thể là gì đi nữa, thì các văn bản là những sự kiện trong lịch sử ngôn ngữ”.16 Nếu những giọng điệu rỗng tuếch này chỉ thành công trong việc xác định “văn ​​bản” là không thể xác định được, thì chúng đã có công tạo ra một khó khăn tương đối rõ ràng thường ngầm rời lại vào thời điểm đó, và nó vẫn còn như vậy cho đến ngày nay.17

Ngược lại, và thực sự bằng một quan điểm đối lập gây tò mò, câu hỏi tương tự “Tác giả là gì?” đã được đặt ra một cách rõ ràng ngay từ năm 1969 - cụ thể là bởi Michel Foucault, trong một bài giảng mà ông đã thuyết trình vào tháng Ba năm đó và câu hỏi này, giống như các bài luận của Barthes về tác giả và văn bản, rồi sẽ xuất hiện bằng tiếng Anh vào năm 1977.18 Bài giảng năm 1969 của Foucault Qu'est-ce qu'un auteur? – Tác giả là gì là phản hồi tác phẩm La mort de l'auteur – Cái chết của Tác giả của Barthes, được xuất bản vào năm trước, trong đó Barthes đã đặt định écritureviết thay cho hình tượng-tác giả. Mặc dù Foucault vui vẻ thêm chữ ký của mình vào giấy báo tử của tác giả, nhưng ông không chỉ muốn xóa bỏ hình tượng-tác giả mà còn để tra vấn ý nghĩa của nó, vì ông nghi ngờ rằng hình tượng đó lâu bền hơn Barthes đã tưởng tượng: quả thực, ông lập luận rằng écriture – viết tự thân đã “chỉ đơn thuần hoán vị các đặc trưng kinh nghiệm của một tác giả thành một sự ẩn danh siêu việt”.19 Câu trả lời của Foucault cho câu hỏi của chính mình “Tác giả là gì?” là  “tác giả là một nhân vật được tạo dựng, là sản phẩm và hiện thân của một quy ước suy luận mà ông gọi là ‘tác giả- chức năng’”. Mặc dù quan niệm dị thường này thực sự được soi sáng ở một số khía cạnh, nhưng nó cũng được dùng theo những cách khác để che khuất bản chất của tác giả-hình tượng, như chúng ta sẽ thấy ngay sau đây.20 Nhưng nếu thành tựu của Foucault là hai lưỡi đối với cái mà ông gọi là “câu hỏi về tác giả”, thì cách tiếp cận của ông lại đã trực tiếp gây bí ẩn bằng cái mà chúng ta có thể gọi là “câu hỏi về văn bản”. Vì như tôi đã trình bày ở chỗ khác,21 bài thuyết trình của ông không những không đặt ra được câu hỏi thứ hai mà còn có tác dụng loại trừ nó khỏi lĩnh vực phân tích. Điều này Foucault đã thực hiện thông qua một cụm các cú giáng bút tu từ thực sự: bằng trò chơi giữa các hình thái “văn bản” và “tác phẩm”; bằng cách phân bố hai hình tượng đó một cách khác biệt trong cấu trúc lập luận của ông; và bằng cách triển khai từ “văn bản” theo ba cách khác nhau - lần lượt đề cập đến cái được là tác giả, cái được viết và cái được nói ra. Kết quả đáng chú ý là ngay cả khi hình tượng thiếu suy tư của tác giả đã được thay thế bằng khái niệm phê bình về “tác giả-chức năng”, vì vậy hình tượng văn bản đã vượt ra khỏi chân trời phân tích, lén đạt được vị thế của một loại tự nhiên. Về mặt này, cách xử lý của Foucault đã dự đoán chính xác số phận rộng rãi hơn sau này của hình tượng-văn bản.

Mặc dù cái aporia-vướng víu trung tâm trong thuyết trình của Foucault liên quan tới các hình tượng chung về tác giả và văn bản, nhưng các ví dụ cụ thể của ông lại càng trở nên mơ hồ hơn: cụ thể là câu hỏi liệu chức năng của “cái” tác giả-chức năng là một hay một số hiện tượng. Vì mặc dù Foucault nhấn mạnh rằng “cái tác giả-chức năng”…. không tác hoạt một cách y trang trong mọi diễn ngôn, mọi lúc, và trong bất kỳ nền văn hóa nhất định nào”,22 nhưng những khác biệt suy luận tiềm ẩn như vậy đã bị ngầm triệt tiêu bởi dải quy chiếu bao la của ông: Homer và Flaubert, Aristotle và Nietzsche, Galileo và Darwin chỉ là một vài trong số những nhân vật mà ông đã triệu tập thành một phòng trưng bày duy nhất các tác giả.23 Tương tự, điểm xuất phát của Foucault một mặt là Les mots et les choses - Từ ngữ và Sự vật của chính ông, một tác phẩm về lịch sử khoa học, và mặt khác, La mort de l'auteur - Cái chết của Tác giả của Barthes, vốn liên quan đến văn học giàu tưởng tượng;24 thảo luận bền bỉ nhất của ông được dành cho Marx và Freud, tuy nhiên lập luận của ông lại được khuôn trong một trích dẫn từ Beckett;25 và khi ông bắt đầu minh họa các thiết bị văn bản làm cơ sở cho tác giả-chức năng, thì ông lại đặt cạnh “một cuốn tiểu thuyết được thuật lại ở ngôi thứ nhất” với “một luận đề toán học”.26 Do đó, tác giả-chức năng nổi lên như một hiện tượng xuyên suy lý, đặc biệt chỉ thờ ơ đề cập đến các tác phẩm hư cấu và không-hư cấu như nhau.

Vì bài viết này nhất thiết phải trải ra trên một khuôn khổ rộng rãi tương tự, nên có thể sẽ hữu ích nếu ngay từ đầu xác định phạm vi của truy vấn này và các liên đới chuyên môn của nó. Mối quan tâm chính của tôi là “câu hỏi về cái văn bản”; nhưng điều này cũng sẽ đòi hỏi phải giải quyết “câu hỏi về cái tác giả” có liên quan. Các chủ đề này sẽ được theo đuổi trong các lĩnh vực phi-hư cấu, đặc biệt là (mặc dù không phải chỉ dành riêng) lịch sử các khoa học; nhưng một cách tình cờ, phần lớn lập luận cũng sẽ áp dụng cho “các văn bản” thuộc loại văn học. Hơn nữa, các nguồn khái niệm và điểm tham chiếu khác nhau sẽ được rút ra từ lý thuyết văn chương, và được điều chỉnh cho phù hợp với mục đích hiện tại khi có yêu cầu. Về mặt này, cuộc khảo sát của tôi sẽ tiếp tục những gì giờ đây đã trở thành đường đi lối về của biết bao con người nổi tiếng: sự mở rộng của phân tích văn chương vượt ra ngoài giới hạn của văn học giàu tưởng tượng, chẳng hạn đối với các tác phẩm triết học,27 lịch sử,28 và cả bản thân khoa học nữa.29

Thật thuận tiện để bắt đầu bằng cách xem xét “câu hỏi về tác giả”, một phần để giải quyết các cách giải thích với tiểu luận của Foucault và cũng bởi vì điều này sẽ tập trung vào hiện hữu vật chất của “các văn bản”. Sau đó, tôi sẽ ở đúng chỗ để giải quyết trực tiếp câu hỏi mà tôi đã lấy làm tiêu đề của bài viết. Lời đáp của tôi, bằng tính chuẩn tắc và chuyên ngành, sẽ dẫn chúng ta đến sự căng thẳng giữa HermeneutikTường giải họcGeschichte – Lịch sử và từ đó dẫn đến một số hàm ý khả thể đối với lịch sử khoa học và y học.

2. Aristotle là ai?

Câu hỏi mà Foucault đặt ra vào năm 1969 là “Tác giả là gì?”. Như cách diễn đạt này ngụ ý, hiệu ứng bài thuyết trình của ông là loại bỏ phẩm chất cá nhân của tác giả-hình tượng, thay vào đó giới thiệu “tác giả-chức năng” phi cá nhân. Mặt tích cực của luận đề này, đó là lập luận cho rằng hình tượng của tác giả là một cấu trúc diễn giải, đã được lập luận một cách thuyết phục; nhưng tiêu cực trọng yếu của nó, tức là việc tẩy xóa hiện hữu cá nhân của “cái tác giả”, đã được thực hiện không phải bằng lập luận rõ ràng mà thay vào đó là bằng một loạt thủ đoạn tu từ lén lút.30 Đây chính là cái thủ thuật mà chúng ta đã thấy, Foucault đồng thời sử dụng để chôn vùi “câu hỏi về cái văn bản”.31 Trớ trêu thay, việc Foucault khéo léo tẩy xóa tác giả-với tư cách-cá nhân lại trái ngược gấp đôi với các mục đích riêng của ông ta. Vì ngay từ đầu, chính phẩm chất hiện hữu người mà “tác giả-chức năng” ban cho “cái tác giả”, có nghĩa là việc loại bỏ thuộc tính này của cái tác giả-hình tượng chính là làm mất đi tầm nhìn công trình của bản thân tác giả-chức năng; và thứ hai, câu hỏi lớn hơn mà Foucault muốn nêu ra là “những đặc quyền của chủ thể”,32 nhưng ông đã loại bỏ khỏi lĩnh vực phân tích chính những phẩm chất mà tác giả-hình tượng chia sẻ với hình tượng của chủ thể. Nói tóm lại, như tôi đã nói về vấn đề này ở chỗ khác, Foucault đã thay thế bí ẩn này bằng bí ẩn khác;33 ông đã có được cái nhìn sâu sắc mạnh mẽ bằng cái giá của một sự mù quáng rất riêng biệt.34

Vướng víu “Tác giả là gì?” ấy của Foucault đã được Sean Burke, tác giả của thảo luận phê phán xuất sắc, có cái đề mục bằng câu hỏi được khéo léo diễn đạt lại “Cái gì (và ai) là tác giả?” nắm bắt một cách tài tình.35 Việc Burke viết lại tiêu đề của Foucault dẫn chúng ta đến chính cái câu hỏi mà Foucault đã rất nỗ lực để loại bỏ: cụ thể là “Ai là tác giả?”. Nhưng nếu chúng ta đi theo hướng này, thì cần phải diễn đạt lại câu hỏi một lần nữa. Vì câu hỏi “ai là tác giả?” không thể thừa nhận một lời đáp, vì “ai” phải chỉ một cá nhân: chính cái nghĩa “ai” kia sẽ mất đi nếu nó được áp dụng cho một hình tượng trừu tượng chẳng hạn như một “tác giả”. Đó là lý do tại sao ở đây tôi phải hỏi “Aristotle là ai?”. Cũng có thể hỏi, “Foucault là ai?”, “Freud là ai?”, hoặc (như tôi thực sự sau đây sẽ hỏi) “Locke là ai?”.36

Hãy xem xét các câu sau đây, được trích từ giới thiệu bản dịch năm 1962 của Richard Robinson về hai cuốn Πολιτικά  - Chính trị của Αριστοτέλης Aristotle: “Aristotle thường nói về Thiên nhiên cứ như thể bà ấy là một con người và có lẽ là một nhân vật thần thánh. Đối với ông Thiên nhiên là một loại nữ thần, không được thừa nhận một cách rõ ràng theo nghĩa đen nhưng lại hành động theo đúng nghĩa. Ông tự cho rằng mình có thể cho chúng ta biết về những nguyên tắc phổ quát nhất định mà thiên nhiên vận hành. Ví dụ, trong Politics I.2 ông nói với chúng ta rằng “Tự nhiên không bao giờ tạo ra mọi thứ một cách bủn xỉn …”37

Lời nói của Robinson ám chỉ ai? “Aristotle” này là ai? Rõ ràng đây không phải là Aristotle bằng xương bằng thịt, người được cho là đã chết hơn 2.000 năm trước khi những dòng chữ này được viết ra; vì “Aristotle” được bàn đến ở đây rất sống động. Ông ta tham gia vào việc nói; ông ấy hiện diện giữa chúng ta, vì ông ấy nói cho chúng ta biết nhiều điều; hơn nữa, chúng ta trải nghiệm sự gần gũi nhất định với ông ấy, giúp chúng ta có thể suy ra những gì đang diễn ra trong tâm trí ông ấy: “Ông ấy tự cho mình là có thể nói cho chúng ta biết...”. Chính xác cứ như thể ông ấy đang ở trong phòng với chúng ta, tham gia vào cuộc trò chuyện. Tóm lại, ở đây chúng ta không đề cập đến nhân vật lịch sử Aristotle, một cá nhân đã chết từ lâu, người đã tình cờ để lại một số tác phẩm mà chúng ta có thể đọc và từ đó chúng ta có thể, với một nỗ lực lớn, suy luận ra điều gì đó về hiện hữu của ông ấy.38 “Aristotle” này đang ở đây với chúng ta, còn sống và khỏe mạnh, trong tình trạng tuyệt vời, đầy ý tưởng và đang nói chuyện với chúng ta: tóm lại, ông ấy là một người đang sống.39

Tôi sẽ gọi “Aristotle” này là tác giả ảo. Ông ấy không phải là cá nhân lịch sử tên là Aristotle, người (chúng ta cứ coi như vậy) đã viết những lời về cuốn sách mà chúng ta đang đọc (chẳng hạn như Chính trị); đúng hơn, ông ta là một cá nhân ảo được đọc trong văn bản đó, kẻ được người đọc kiến tạo. Tác giả ảo là sự phóng chiếu của hành động đọc.40 Không chỉ đơn thuần là một câu nói ngớ ngẩn của Robinson, hay đặc biệt đối với hình tượng Aristotle, cách thức lĩnh hội này chính là chuẩn mực của việc đọc, chắc chắn là trong trường hợp của những tác phẩm không hư cấu mà tôi quan tâm, và có thể cho là (như chúng ta sẽ thấy) cũng thuộc về văn học giàu tưởng tượng.41 Không cần cố gắng giải thích thấu đáo, tôi sẽ đề xuất bốn đặc trưng của tác giả ảo.

1. Tác giả ảo có các thuộc tính của một con người. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất qua việc sử dụng tên của tác giả và việc sử dụng liên kết các đại từ nhân xưng và tính từ để chỉ tác giả. Trong thực tế cũng có thể thấy là chúng ta không chỉ có xu hướng đồng ý-không đồng ý với quan điểm được viết ra của tác giả ảo mà còn để giải trí cho những cảm giác bị hút vào hoặc bị đẩy ra khỏi kẻ đó.42

2. Mối quan hệ của riêng chúng ta với tác giả ảo là mối quan hệ đồng hiện diện. Đó là lý do tại sao “Aristotle”, như chúng ta được nghe, lại “nói” về Thiên nhiên và có thể “bảo chúng ta” những điều về bà. Việc sử dụng thì hiện tại; thực tế là ông ta thường nói với chúng ta; thực tế là ông ấy vẫn làm như vậy thông qua phương tiện nói - tất cả những điều này đều thông báo sự hiện diện của ông ấy-với-chúng ta.

3. Tác giả ảo nảy sinh từ các tác phẩm, chứ không phải ngược lại; hay nói chính xác hơn, tác giả ảo nảy sinh từ sự lĩnh hội của chúng ta về các tác phẩm.43 Một điểm nổi bật của điều này là các tác giả ảo không cố đơn độc để viết các tác phẩm của chính họ xuất bản sau khi chết: nghĩa là, chúng ta vẫn thường đọc lướt vai trò cấu thành của các biên tập viên trong việc làm cho các tác phẩm đó thành hiện hữu, chỉ bằng cách quy gán các tác phẩm này cho “tác giả” của chúng.44 Điều tương tự cũng áp dụng cho công trình của các dịch giả: do đó cái tác giả ảo tên là Aristotle vẫn trò chuyện với chúng ta bằng ngôn ngữ của chúng ta, tiếng Anh, một thứ ngôn ngữ không tồn tại khi vị cá nhân lịch sử tên là Aristotle đang viết. Một dấu hiệu khác là thực tế mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm thay đổi tùy theo góc độ tiếp cận chuyên môn của chúng ta. Đôi khi, như trong trường hợp “Aristotle”, tác giả ảo có xu hướng được liên kết, mặc dù lỏng lẻo, với toàn thể tác phẩm của vị đó. Đôi khi cùng một cái tên lại chỉ ra một cách hiệu quả nhiều hơn một tác giả ảo: do đó, “Locke” của Two Treatises of Government - Hai Luận đề về Chính phủ lại là một lý thuyết gia chính trị, trong khi “Locke” của Essay concerning Human Understanding - Tiểu luận về Hiểu biết của Con người là một triết gia về tri thức, và hai Lockes này hiếm khi kết nối với nhau, hoặc thực sự với một Locke-hay-các Lockes, người đã viết hoặc đã vẫn là kẻ đã tạo ra các tác phẩm khác.45 Và lại có đôi khi, như trong trường hợp của Adam Smith, tác giả ảo được liên kết với một tác phẩm duy nhất, trong khi tác giả lịch sử cùng tên còn viết khỏe hơn nhiều.46

4. Như một hệ quả, tính toàn vẹn của tác giả ảo là có tính văn bản, không phải tiểu sử, về nguồn gốc. Do đó, thực tế là tác giả ảo có thể đồng hóa các đặc điểm khác nhau của tác giả lịch sử, trong khi vẫn hoàn toàn ảo về tính cách. Các chi tiết tiểu sử ấy có thể được đồng hóa như vậy, mà không biến tác giả ảo thành tác giả lịch sử, bởi vì chúng là vật đối xứng từ một khung văn bản: chúng thường được viện đến để giải quyết các chi tiết cục bộ khó hiểu trong tác phẩm.47

Khái niệm tác giả ảo có những điểm tương đồng nhất định trong lý thuyết văn chương và triết học gần đây, mặc dù không nên phóng đại sự tương đồng của nó với những lý thuyết này. Đặc biệt, tác giả ảo khác về loại với khái niệm “tác giả ngụ ý”, được Wayne Booth48 phát triển; vì “tác giả ngụ ý” của Booth được tạo dựng bởi người viết và sau đó được người đọc nắm bắt, trong khi tác giả ảo lại cụ thể là một cấu trúc của người đọc.49 Các từ cùng gốc thực sự văn chương của khái niệm tác giả-ảo là “người kể chuyện mặc nhiên” của Jonathan Culler, “tác giả mặc nhiên” của Alexander Nehamas và “tác giả hư cấu” của Gregory Currie. Tuy nhiên, tác giả ảo khác với các khái niệm của Culler,50 Nehamas,51 và Currie52 theo những cách quan trọng nhất định. Một số khác biệt này có thể phát sinh từ thực tế là những hình tượng diễn giải khác nhau này liên quan đến việc đọc văn học giàu tưởng tượng, tất nhiên thuộc về “tác giả ngụ ý” của Booth,53 trong khi hình tượng được biểu thị ở đây là tác giả ảo được liên kết với các tác phẩm phi-hư cấu. Về mặt này, khái niệm tác giả ảo giống với lý thuyết triết học về quyền tác giả của Jorge Gracia, mặc dù quan niệm của Gracia cũng khác ở điểm nhấn mạnh với quan niệm được phát triển ở đây.54

Nhưng điều đặc biệt cần lưu ý là khái niệm tác giả ảo cho phép chúng ta giải quyết vấn đề trung tâm đã được đưa ra-và-bị đàn áp bởi “Tác giả là gì?” của Foucault. Chúng ta đã thấy rằng thành tựu tích cực đáng kể của Foucault - cụ thể là việc ông phát hiện ra rằng tác giả là một cấu trúc - đã đạt được với cái giá ghê gớm của việc xóa bỏ phẩm chất cá nhân của hình tượng-tác giả. Khái niệm về tác giả ảo cho phép chúng ta bảo tồn khám phá của Foucault trong khi cũng phục hồi lại cái mà Foucault đã đàn áp: vì tác giả ảo vừa là một cấu trúc vừa là một con người.

Tôi đã xác định được tác giả ảo bằng cách chú tâm đến một ví dụ về cách sử dụng hàng ngày, nghĩa là chú tâm đến ý nghĩa của từ “Aristotle” được Robinson sử dụng. Nhưng điều này không làm cạn kiệt những ý nghĩa quen thuộc của từ đó, vì còn có một cách sử dụng khác: chẳng hạn, nói rằng “chúng ta tìm thấy ở Aristotle” một học thuyết, phương pháp, lập luận như thế. Tất nhiên ở đây chúng ta đang đề cập đến các tác phẩm của Aristotle. Vì vậy, từ “Aristotle” không phải chỉ có một mà có hai nghĩa: nó dùng để chỉ tác giả ảo và tác phẩm của tác giả đó. Việc sử dụng kép này không phải là ngẫu nhiên. Ngược lại, nó cho phép chúng ta làm rõ “Aristotle” này là ai: tác giả ảo là văn bản được hiểu như một tác nhân con người. Và như giờ đây chúng ta sẽ thấy, đến lượt nó, điều này sẽ giúp giải thích cách tác giả ảo bắt đầu hiện hữu, cách kẻ ấy được ban tặng cuộc đời.

Mối quan hệ đồng-hiện diện của chúng ta với tác giả ảo “Aristotle” không nghi ngờ gì nữa, một phần bắt nguồn từ sự đồng hóa giữa người được viết với người được nói của chính chúng ta, và đến lượt mình, giữa người được nói với cái được coi là có tính chủ quan.55 Nhưng sự đồng hiện này cũng có một cơ sở hiện thực và vật chất trong sự hiện hữu của văn bản. Chính vì các văn bản chẳng hạn như cuốn sách được gọi là Chính trị hiện diện - hiện diện theo cách vật chất trên giá sách của chúng ta  - nên bản thân “Aristotle” đó cũng hiện diện. Nói tóm lại, “Aristotle” thực sự là, như tôi đã nói vừa rồi, “ở trong phòng với chúng ta”. Sự hiện diện vật chất của văn bản trở thành sự hiện diện hiện sinh của tác giả ảo, kẻ mà chúng ta đã thấy là văn bản-như là-tác nhân. Không có gì của thứ này chỉ giới hạn vào “Aristotle” - mặc dù có thể lập luận rằng “ông ấy” chính là mầm của tác giả kinh điển. Đúng hơn, cách hiểu này là đặc trưng của tất cả các tác giả kinh điển, nghĩa là, của các văn bản kinh điển. Các tác giả kinh điển thường xuyên được gợi lên như đồng-hiện diện với chính chúng ta; và họ thực sự hiện diện như vậy, dưới dạng các tác phẩm của họ, vì đây chính là định nghĩa về vị thế kinh điển của họ. Tính chính tắc là một hình thức tồn tại cụ thể của sống còn, của vĩnh viễn, của sự hiện diện. Văn bản kinh điển sống nhờ vào sự hiện diện của nó; ngay khi nó không còn cuộc đời này, thì nó sẽ không còn được coi là kinh điển nữa, với hiệu ứng là tác giả ảo rồi cũng qua đời.56

Tuy nhiên, một tác giả ảo cũng có thể đạt tới hiện diện và có được đời sống theo một cách khác, cách cấp hai: đó là, một tồn tại cùng tên như cái tên được gắn với cái mà chúng ta có thể gọi là một thành tựu kinh điển. Ví dụ, tác giả ảo Ranke rất nổi tiếng trong các cuộc thảo luận về sử ký, nhưng không phải từ các tác phẩm của ông - mà là từ cụm từ wie es eigentlich gewesen được trích dẫn liên tục, “như nó đã thực sự xảy ra”. Ở dạng suy yếu này, Ranke vẫn sống, mặc dù các tác phẩm của ông thì không - như sẽ xuất hiện luôn sau này, khi tôi trích dẫn vẫn một cụm từ ấy.57 Phương thức tồn tại ảo đặc biệt này tất nhiên là đặc biệt quen thuộc trong khoa học, có nhiều quy luật khác nhau “được chỉ định bởi các tên tác giả tương đồng tương ứng của họ - nghĩa là gần như-tưởng nhớ, mà khoa học trả cho quá khứ của chính nó. Trên thực tế, tất nhiên, những quy luật như vậy thường mắc nợ địa vị tư pháp của chúng, và thường là một thước đo đáng kể cho chính nội dung của chúng, đối với những hành vi trừu tượng hóa và chiếm đoạt sau khi chết.58 Vì vậy, từ cùng tên, dù gắn với các “học thuyết” hay các “quy luật”, vẫn đều dựa trên một số hành động bạo lực được thực hiện dựa trên các công trình và hoạt động của cá nhân lịch sử mang cùng cái tên đó. Nhưng về mặt này, thứ tác giả ảo cùng tên, suy vi không khác gì tác giả ảo tồn tại phụ thuộc vào các “tác phẩm” kinh điển quy mô đầy đủ, vì sẽ xuất hiện đầy đủ hơn bên dưới, “tác phẩm” kinh điển cũng là một cấu trúc hồi tưởng, một sự chiếm đoạt sau này.59 Sự hiện diện “cấp hai” của từ cùng tên, sau đó, hợp nhất một cách không dễ nhận thấy vào sự hiện diện thực tế của các tác phẩm - như được gợi ý, liên quan đến bộ môn triết học, bởi khái niệm “lịch sử cái bóng” của Watson. Theo Watson, triết học tiến hành bằng một cuộc cận-đối thoại phiến diện liên tục, luôn thay đổi, với những gì được coi là quá khứ của chính nó, nhưng trên thực tế là “cái bóng” của quá khứ đó, tức là một lịch sử có tính chọn lọc cao. “Lịch sử cái bóng” này có được một cuộc đời của chính nó, trở nên thực tế hơn so với quá khứ mà nó là cái bóng.60 Và “cái bóng” này là chính quá khứ của nó giống như tác giả ảo đối với tác giả lịch sử vậy.

Sự phân biệt giữa tác giả ảo và tác giả lịch sử tương ứng chính xác với sự phân biệt của Michael Oakeshott giữa “quá khứ thực tế”, tức là cái quá khứ-như là-hiện diện trong nền văn hóa của chúng ta và quá khứ lịch sử, tức là quá khứ đã qua.61 Tầm quan trọng và tính thích đáng của cái phạm trù mạnh mẽ của Oakeshott về “quá khứ thực tế” được truyền đạt rất rõ qua công thức thay thế của ông: “quá khứ giáo khoa hay còn gọi là “quá khứ” sống”.62 “Quá khứ thực tế” thực sự đang sống, và nó có chất lượng sống này bởi vì nó đã được chỉ định cách sử dụng giáo khoa trong hiện tại. Và nó chỉ là sự phức hợp của sự hiện diện và ý nghĩa - được Oakeshott cô đọng thành cái tính từ mang thai “thực tế” - đặc trưng cho cái kinh điển ở mỗi dạng thức của nó. Như vậy các văn bản kinh điển, các thành tựu kinh điển, các tác giả ảo và “lịch sử cái bóng” đều thuộc về quá khứ thực tiễn; và điều này giúp tiết lộ rằng quan niệm của Oakeshott thậm chí còn thuyết phục và hiệu quả hơn những gì ông đã phơi bày. Vì Oakeshott cố tình giới hạn các ví dụ của mình vào “cái tầm thường”;63 nhưng điều này hạn chế đáng kể phạm vi lập luận của ông, vì lĩnh vực của “cái tầm thường”, cụ thể là thứ văn hóa chia sẻ của thời đại hiện nay, thu hẹp đến gần như biến mất. Trên thực tế, tất nhiên, chúng ta không sống với một mà là nhiều văn hóa, mà mỗi văn hóa đều có “quá khứ thực tế” đặc biệt của riêng mình; và một khi tính đa dạng này của “hiện tại” và “cái” quá khứ thực tế được đưa vào trọng tâm, thì cái sức mạnh ghê gớm của khái niệm của Oakeshott trở nên rõ ràng hơn.64 Chính vì lý do này mà chúng ta có nhiều hơn một Locke (lý thuyết gia chính trị và triết gia tri thức), nhiều hơn một Kant (nhà địa lý và triết gia), v.v.65 Cũng vậy, trong khi “Aristotle” còn sống rất nhiều, thì ông ấy lại không sống trong toàn bộ văn hóa của chúng ta mà chỉ ở một số địa điểm cụ thể trong nền văn hóa đó.

Bằng cách tóm tắt lại, chúng ta có thể nhận thấy rằng toàn bộ sức lực của câu hỏi “Aristotle là ai?” sẽ xuất hiện nếu chúng ta đặt thành ba câu hỏi - lần lượt nhấn mạnh từng từ trong ba từ của nó. Câu hỏi “Ai?” mở ra chủ đề về hiện hữu cá nhân của tác giả ảo. Câu hỏi “là?” thu hút chú ý đến sự hiện diện ngụ ý của hình tượng này. Và câu hỏi “Aristotle?” dẫn chúng ta đến nghĩa kép rõ ràng, đó là tác giả và các tác phẩm, thực chất là một nghĩa duy nhất, cụ thể là văn bản – như là - tác nhân kinh điển.

3. Văn bản là gì?

Như chúng ta đã thấy ngay từ đầu, việc thay đổi cách sử dụng kéo theo hình tượng mới của “văn bản” đã thu hút rất ít thảo luận. Tuy nhiên, sự chuyển đổi đó đã thực sự thu hút một số nhận xét nhạy bén vào đầu những năm 1980 từ nhà lý luận và phê bình văn học Jerome J. McGann, lúc đó rất quan tâm đến mối quan hệ giữa “tác phẩm” văn học và “văn bản” thư mục. Có vẻ như chủ đề này đã khiến McGann quan tâm đến việc giữ lại các cách dùng cũ hơn, do đó khiến ông chấp nhận quan điểm chỉ trích đối với hình tượng mới của văn bản. Đặc biệt, ông nhận thấy rằng cách sử dụng mới này vô cùng bí ẩn, ở chỗ nó tóm tắt các tác phẩm từ các sự kiện thực tế và ngẫu nhiên trong các “thư mục” về chúng, tức là từ các lịch sử xuất bản và tác giả của chúng.66 “Trong cách sử dụng này”, McGann tiếp tục, chúng ta đang đối xử với “các văn bản” vượt qua tính văn bản cụ thể và thực tế của chúng.67 Cách sử dụng từ văn bản này không có nghĩa là bất cứ thứ gì được viết hoặc in trong trạng thái vật lý thực tế; đúng hơn, nó có nghĩa ngược lại: nó chỉ một siêu tác phẩm hoặc một bài thơ nguyên mẫu [ur-poem, một bài thơ được cho là tiền thân hoặc nguyên mẫu của một lớp thơ hiện đại hơn; thường là một “bài thơ mẹ” của một thể loại giả định; Jerome McGann đã mô tả ur-poem như một tác phẩm mà “sự tồn tại của nó là Ý tưởng có thể được trừu tượng hóa vượt khỏi tất cả các văn bản viết cụ thể đã từng tồn tại hoặc sẽ tồn tại; tiếp đầu ngữ ur mượn từ tiếng Đức = nguyên mẫu-HHN] mà sự tồn tại của nó là Ý tưởng có thể được trừu tượng hóa khỏi tất cả các văn bản cụ thể và bằng văn bản đã từng tồn tại hoặc sẽ tồn tại.

Trong khi ở đây, McGann đề cập cụ thể đến các tác phẩm văn chương, thì nhận xét của ông lại có thể áp dụng cho toàn bộ hình thái của cái mà ngày nay được gọi là cái văn bản. Quan điểm của McGann là ký hiệu “văn bản”, trong việc trừu tượng hóa đối tượng mà nó đề cập đến từ “trạng thái vật chất thực tế”, biến nó thành “một vật thể vượt thời gian, không có liên hệ với lịch sử”.68 Điều này đúng với các tác phẩm của Aristotle, Locke, Newton hay Kant cũng như các tác phẩm của Blake, của Byron, của Emily Dickinson - những ví dụ mà McGann đang thảo luận; và nó cũng đúng cho phần mở rộng của “văn bản” để chỉ văn bản viết hoặc in theo nghĩa đen.

Ở đây McGann đã xác định chính xác một đặc điểm nổi bật của cách sử dụng mới. Tuy nhiên, việc hiểu về “văn bản” như một “vật thể vượt thời gian” hoàn toàn không bắt đầu với cách sử dụng này; trái lại, điều này đã có từ rất lâu đời. Chúng ta đã gặp được lối lĩnh hội này trong cách tiếp cận của Robinson với Chính trị của Aristotle, và nói chung là trong bản chất của văn bản kinh điển. Vì vậy, cách sử dụng mới của từ “văn bản” là hai lưỡi. Một mặt, như McGann đã quan sát đúng, nó vốn có tính thần bí ở chỗ nó trừu tượng hóa các đối tượng mà nó đề cập đến từ sự tồn tại vật chất của chúng. Mặt khác, cách sử dụng này cũng có mặt tích cực, mặc dù là không chủ tâm; vì nó đã thực sự đưa ra trước và hiển thị bán-hiển minh chính phương thức lĩnh hội mà nó phản ánh. Và đó là phương thức lĩnh hội mà tôi quan tâm.

Giờ đây tôi có thể gợi lời đáp cho câu hỏi “văn bản là gì?”, dưới dạng thức năm định đề. Chúng không được hiểu là “định đề” theo nghĩa phân tích; trái lại, chúng dính liền với nhau, mỗi cái bao hàm những cái khác, sao cho cùng tạo thành một phức hợp có liên quan với nhau.

1. Thuộc tính của việc hiện hữu một văn bản - để biểu thị cái mà chúng ta có thể thích ứng với từ tính văn bản69 – vốn không có trong bất kỳ đối tượng nhất định nào; đúng hơn, tính văn bản được người đọc gán cho một đối tượng như vậy và bởi các quá trình văn hóa rộng lớn hơn, tạo nên chính khả tính của việc đọc. Do đó, cái ký hiệu rõ ràng hoặc ngầm ẩn “văn bản” không phải là một mô tả trung tính về các tài liệu được viết và in, mà trái lại là một cách định vị chúng cụ thể. Vì vậy, những gì Stanley Fish đã viết về “hình dạng” của văn bản - cái “hình dạng” này được quy ước bởi “các chiến lược diễn giải” - vẫn còn mở rộng thêm nữa, đối với chính hiện hữu của chúng.70 Tóm lại, văn bản không phải là một vật thể tự nhiên; đúng hơn, tính văn bản là một phương thức lĩnh hội, một cách hiểu thực tế.

2. Cách hiểu đó, như McGann đã quan sát, bao gồm trong việc trừu tượng hóa nội dung khẩu ngữ từ hiện thân vật chất của nó; hoặc, chính xác hơn, từ hiện thân vật liệu gốc của nó và, tương tự, từ môi trường hoạt động ban đầu của nó. Một cuốn sách in, một bức thư viết tay, một danh sách mua sắm, một cuốn bách khoa toàn thư, một cuốn sổ tay - tất cả những đối tượng vật chất này, những sản phẩm của ngòi bút và tờ báo ấy, đều mất đi vẻ khác biệt khi chúng được coi là các văn bản.71

3. Phương thức lĩnh hội này, về bản chất, là tự quên lãng gấp đôi. Trước hết, chất lượng của tính văn bản được phóng chiếu vào bản thân đối tượng. Thứ hai, và như một hệ quả, nội dung khẩu ngữ trừu tượng hóa được gán cho chất lượng của hiện thực, độc lập với hiện thân vật chất của nó và với bối cảnh hành động mà nó phát sinh.72

4. Các đối tượng mà tính văn bản được chỉ định có thể và thực sự phát sinh khác nhau từ hiện tại, từ quá khứ, và (như với các tác phẩm khác nhau được trình bày ở đây)73 từ một khu vực ngưỡng kích thích dưới giữa cả hai. Nhưng tính văn bản phóng chiếu tất cả các đối tượng như vậy lên bình diện của hiện tại. Do đó, trong ứng dụng chính của nó, cụ thể là đối với các tác phẩm trong quá khứ, tính văn bản đòi hỏi sự hiện diện thực tế của quá khứ; nghĩa là, tính văn bản chính xác là một ví dụ về “quá khứ thực tế” của Oakeshott.74 Chính điều này làm cho mối quan hệ đồng hiện diện cấu thành “tác giả ảo” trở nên khả thể.

5. Tính văn bản được cho là một hiện thân vật chất trong hành động xuất bản hoặc tái bản. Văn bản kinh điển là dạng vật lý của định danh “văn bản”; nó làm cho việc định danh đó trở thành hiện thực, bằng cách khôi phục lại cho “văn bản” tính vật chất mà nó đã mất. Chính xác là ở dạng vật chất này mà quá khứ thực sự hiện diện. Tuy nhiên, điều này luôn luôn, và nhất thiết, là một dạng vật chất mới; một cách tương tự, việc xuất bản như vậy định vị văn bản trong một bối cảnh hành động mới. Do đó, một lần nữa theo sự phân biệt hữu hiệu của Oakeshott, cái quá khứ đang hiện diện không hệt như cái quá khứ đã qua.

Do đó, “văn bản” là một đối tượng được cấu thành, cũng giống như một “tác giả” là (chúng tôi đã học được từ Foucault) một cá thể được cấu thành. Khác với mô tả trung tính về một đối tượng tồn tại-trước, cái định danh “văn bản” tái chỉ định đối tượng mà nó đề cập đến: nó định vị đối tượng đó trong một không gian dường như xuyên thời gian, thực tế là không gian đồng-hiện diện với người đọc, hoặc rộng lớn hơn sự hiện diện trong thế giới của người đọc. Việc quy gán tính văn bản đồng hóa đối tượng vào thế giới văn hóa của hiện tại. Điều này đã được chính Roland Barthes nắm bắt với độ chính xác hoàn hảo nếu không cố ý, trong đoạn mở đầu của La mort de l’auteurCái chết của Tác giả - bài tiểu luận đưa ra hình tượng của écriture việc viết, gắn chặt với hình tượng mới của văn bản. Để làm nổi bật những gì đang bị đe dọa ở đây, tôi sẽ cô đọng và nhấn mạnh một cách có chọn lọc đoạn dịch tiếng Anh kinh điển này, bằng cách cung cấp các từ gốc tiếng Pháp ở chỗ thích hợp:

Trong truyện Sarrasine của mình, Balzac, kể về [parlant de] một castrato [ca sĩ bị thiến từ lúc còn nhỏ để giữ giọng nữ cao] cải trang thành phụ nữ, viết [écrit] câu sau: “Đó chính là người phụ nữ, với những ý nghĩ vẩn vơ bất chợt, những lo âu bẩm sinh, tính táo bạo bốc đồng, thói nhặng xị, pha lẫn tính đa cảm ngọt ngào của cô ấy.” Ai đang nói như vậy? [Qui parle ainsi?] Có phải là nhân vật của câu chuyện…? Đó có phải là cá nhân Balzac…? Có phải Balzac là tác giả…? Đó có phải là trí tuệ phổ quát? Tâm lý lãng mạn? Chúng ta sẽ không bao giờ biết, vì lý do chính đáng rằng viết [écriture] là hủy hoại mọi giọng nói [voix], mọi nguồn gốc. Viết là không gian trung lập, hỗn hợp đó, cái không gian xiên lệch đó nơi chủ thể của chúng ta bị trượt đi, cái âm bản [ảnh chụp] nơi mọi danh tính đều bị mất, bắt đầu với danh tính của chính cơ thể viết ra.75

Để đi đến câu trả lời của mình, trước hết Barthes đã xây dựng - thật là hấp dẫn để nói, phải xây dựng - một trò chơi giữa viết và nói, một trò chơi giải quyết lời nói ở chính cái điểm mà ông đặt câu hỏi: Qui parle ainsi? 76 Vì vậy, hình tượng écriture viết được tạo dựng dựa trên hình tượng của cái được viết-được hiểu-như là-cái được nói, có nghĩa là, cái được viết-trong-hiện diện, nghĩa là hoàn toàn xác nhận nghi ngờ của Foucault cho rằng các đặc điểm của hình tượng-tác giả đã được chuyển đổi, ở dạng che giấu, bằng cách écriture viết. Hay nói một cách rõ ràng hơn, nếu écriture viết tẩy xóa “mọi danh tính”, thì hình tượng écriture viết cũng tẩy xóa những hành vi của những hành vi écrire viết và publier xuất bản, bằng cách lĩnh hội sản phẩm của chúng dưới dấu hiệu của lời nói.77 Ảnh hưởng của sự đồng hóa bí mật này giữa việc viết thành việc nói chính là phóng chiếu cái được viết lên bình diện của hiện tại. Và phẩm chất này của hình tượng Barthesian của écriture việc viết đã được chia sẻ bởi hình tượng mới của văn bản.

Tóm lại: Phương thức lĩnh hội được mô tả bởi năm định đề của chúng tôi đã không nảy sinh bằng hình tượng gần đây của văn bản: trái lại, nó đã cũ như bản thân dấu vết được viết ra, vì nó phát triển một cách tự phát trong các hành vi đọc và chiếm đoạt văn hóa. Hình tượng đương đại của văn bản đang đồng thời soi sáng và thần bí. Nó kết tinh phương thức lĩnh hội này, thể hiện nó dưới dạng một cái tên - một cái tên cụ thể hóa từ được viết hoặc in ra, do đó phản ánh chính xác phương thức tự lĩnh hội. Nghịch lý thay, hình tượng mới của văn bản lại thích hợp trong chính sự thần bí hóa mà nó tác động; vì nó nắm bắt, vọng lại và pha trộn sự đồ vật hóa đó  của khẩu ngữ được đưa đến trong sự đồng hiện diện của người đọc. Và do đó, có thể hiểu được rằng hình tượng của văn bản đã kiên trì lẩn tránh cách định nghĩa mạch lạc.

___________________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Wilson, Adrian (2012). What is a text? In Studies in History and Philosophy of Science No. 43 (2012), pp. 341–358.

Tác giả: Adrian Wilson là một nhà nghiên cứu lịch sử về y học hiện đại sớm, lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là lịch sử hộ sinh và sinh đẻ. Ngoài ra, ông còn quan tâm đến lịch sử của các bệnh viện, giải phẫu học, bệnh học và các khái niệm bệnh tật. Ông cũng có niềm say mê từ lâu với tri thức luận lịch sử, điều này đã dẫn ông đến với lý thuyết văn chương. Đồng thời, trong những năm gần đây, ông đã mở rộng thêm các mối quan tâm: lịch sử và lý thuyết về tu từ học, lịch sử quảng cáo; và cuối cùng, lịch sử và sử ký của cái gọi là “Cách mạng Khoa học”.

Chú thích

1 Cf. Shapin & Schaffer (1985), Cunningham (1989), Jardine (1991), Shapin (1992), Christie (1993), Secord (2004).

2 See the entry for ‘text’ in the old Oxford English Dictionary [hereafter OED] (12 vols., 1933, vol. xi).

3 For literary criticism see Holland (1975), 1980 reprint, p. 118. Other disciplines in which this figure developed were hermeneutics and the history of ideas; cf. below, at n.116.

4 Derrida (1967), p. 227; Derrida (1974), p. 158. Strictly speaking this remark was tautologous, since in theory, at least, it was based on reading the pertinent passage from Rousseau’s Confessions ‘as a text’—Derrida’s emphasis—‘and not as a document’: Derrida (1967), p. 214; cf. Derrida (1974), p. 149. In practice, Derrida’s reading of that passage worked through a covert play between textual and documentary apprehensions: see Burke (1992), pp. 123–38.

5 Barthes (1968, 1971). Cf. the 1968 essay by Gérard Genette entitled ‘‘‘Stendhal’’‘ (in quotation-marks), translated in Genette (1982), pp. 147–82. See also Banfield (1985), pp. 1–22; Burke (1992), Sutrop (1994), Keefer (1995).

6 The entry for ‘textuality’ in the old OED gave this solely as an occasional synonym for ‘textualism’, in the sense of ‘strict adherence to the text, especially of the Scriptures’.

7 Payne (ed.) (1996), p. 530.

8 In 1977 Derrida remarked, in criticism of such appropriations: ‘it was never our wish to extend the reassuring notion of the text to a whole extra-textual realm and to transform the world into a library by doing away with all boundaries. . .’. See Derrida (1979), p. 84; for the context, n.10 below. Cf. Burke (1992), pp. 126–7.

9 The new usage was not registered in the new OED (20 vols., 1989, vol. xvii), though it is perhaps implicit in the 1977 quotation given there to illustrate the combined terms ‘text linguistics’ and ‘text linguist’, and the associated new usage for ‘textuality’ is registered there in quotations from as early as 1970. In the online OED, the new usage of ‘text’ began to appear in the draft 1993 additions under ‘Linguistics’, and its extended form was registered in the draft additions of July 2009.

10 No definition was offered in Derrida (1967). In 1977 Derrida circled around the question thus: ‘If we are to approach a text, it must have an edge. The question of the text, as it has been elaborated and transformed in the last dozen or so years, has not merely ‘‘touched’’ . . . all those boundaries that form the running border of what used to be called a text, of what we once thought this word could identify, i.e., the supposed end and beginning of a work [etc.] . . .What has happened, if it has happened, is a sort of overrun that spoils all these boundaries . . .and forces us to extend the accredited concept, the dominant notion of a ‘‘text’’, of what I still call a ‘‘text’’, for strategic reasons in part . . .’ The passage went on to endorse the breaking of these boundaries, yet then to make the disclaimer quoted in n.8 above. Derrida thereupon asked: ‘What are the borderlines of a text?’—thus taking as given the reference of ‘text’ itself. See Derrida (1979), pp. 83–5.

11 ‘La mort de l’auteur’ made it explicit that texts are constituted by the reader: Barthes (1968), pp. 66–7; Barthes (1977), pp. 147–8. In ‘De l’oeuvre au texte’ this formulation was retained, but its emphasis was muted, and it was now implied that some authors can produce texts (as distinct from works); thus ‘Georges Bataille wrote texts, or even, perhaps, a text, one single text’ [un seul et même texte]: Barthes (1971), pp. 76, 71, my translation; cf. Barthes (1977), pp. 163, 157. On the paradox that Bataille and certain other authors were exempted from the death-sentence, see Burke (1992), pp. 45, 87.

12 In ‘La mort de l’auteur’, ‘texts’ were taken as equivalent to individual works: Barthes (1968), pp. 64, 65, 66; Barthes (1977), pp. 145, 146, 147. In ‘De l’oeuvre au texte’ the predominant usage was transcendent and capitalised (‘le Texte’), but from time to time Barthes reverted to the concrete and individual reference, signalled as un-capitalised: Barthes (1971), pp. 70, 76; Barthes (1977), pp. 156, 163.

13 Barthes (1971, p. 77, 1977), p. 164.

14 ‘Let us call a text every utterance or set of utterances fixed by writing’: Ricoeur (1971), p. 135.

15 Holl (1975), 1980 reprint, p. 118 and passim.

16 LaCapra (1980), pp. 247, 250, 263 (on which cf. p. 257), 274, 275. In fact, the effective usage of ‘text’ in this essay was simple enough: it was merely a generic designation for canonical texts. What is remarkable, in a paper devoted to theoretical clarification, is that this concrete reference had to be covered-over. Cf. below, at n.144.

17 The persistent obscurity of the figure of the text is illustrated by each of two complementary approaches to the problem of its definition. The entry in Payne (ed.) (1996), p. 530, opts for vagueness, in the end offering no definition at all. In contrast Pope (1995) seeks to be specific, with results that are instructively incoherent. ‘By text’, writes Pope (p. 3), ‘I mean any more or less cohesive communicative act which involves a substantial verbal component and is in some way recorded’. This definition is doubly inappropriate, since (a) what can be recorded is not the communicative act but its verbal component (the conceivable exception to this, namely film, is not itself examined in the book save as a medium of thought-experimental rewriting, e.g. pp. 83–92); and (b) in practice, the use of ‘text’ throughout the book denotes not communicative acts (the performances of human agents) but their recorded verbal products. Thus it would have been more accurate, as well as more coherent, to define ‘text’ as (for instance) ‘any recorded verbal component or product of a communicative act’. The effect of Pope’s very different definition is to construe the verbal record as the communicative act itself; as will emerge in due course, this remarkable elision is no accident (cf. n.72 below). Correlatively, the book nowhere discusses (though its bibliography cites) the descriptive speech-act theory of Austin, which was concerned precisely to distinguish between the communicative act and its verbal component. Instead, Pope’s brief discussion of speech-act theory is confined to its prescriptive variants—this in order to write speech-act theory out of consideration (pp. 127–9). Cf. Austin (1962).

18 Foucault (1977). For another version see Harari (ed.) (1980), pp. 141–60; for bibliographic details see Burke (1992), pp. 89–94.

19 Foucault (1977), p. 119. Cf. below, at n.77.

20 Below, at n.30.

21 Wilson (2004).

22 Foucault (1977), pp. 130 (quoted), 125–7.

23 Some examples, in alphabetical order, with page-numbers in Foucault (1977): Aristotle 121, Buffon 113, Darwin 114, Flaubert 117, Galileo 133 and 136, Homer 122, Newton 136, Nietzsche 118, Sade 118, Shakespeare 122. The one systematic distinction Foucault drew was between authors of works on the one hand, and authors of ‘discursive practices’ (notably Marx and Freud) on the other: pp. 131–6.

24 See respectively ibid., pp. 113–15 and 118–20 (where Foucault’s reference to Barthes was left implicit).

25 For Marx and Freud see ibid., pp. 131–6; for Beckett, pp. 115, 138.

26 Ibid., pp. 120–30.

27 For instance Derrida (1967), de Man (1979), Rée (1987).

28 Hexter (1971), pp. 15–76 (an essay first published in 1968); Hexter (1972), pp. 299–329; White (1973), Ricoeur (1983-85), Cook (1988).

29 See for instance Shapin & Schaffer (1985), Benjamin et al. (eds.) (1987), Latour (1987), Woolgar (1988), pp. 67–82; Myers (1990), Woolgar (1993).

30 Wilson (2004).

31 See above, at n.21.

32 Foucault (1977), p. 137.

33 Quoting loosely from Wilson (2004). In fact this point was made with respect to the subsidiary theme of the author’s name, but it is equally applicable to the larger, surrounding question of the author’s being.

34 Cf. de Man (1983), p. 16 and passim.

35 Burke (1992), pp. 89–94; emphasis added. Burke’s critique, while leading in a similar direction to my own (Wilson, 2004), focuses on different passages within the lecture (particularly on the Marx-Freud discussion: cf. n.23 above). See also Banfield (1985), Nesbit (1987), Biriotti & Miller (eds.) (1993).

36 Below, at nn.45, 65, 161.

37 Robinson (1962), p. xvii.

38 This, of course, we also learn from Foucault’s ‘What is an author?’, but not in the way that is emerging here.

39 Thus, just as ‘Aristotle often speaks of Nature as if she were a person’ (above, at n.37), so we can say that Robinson ‘often speaks of Aristotle as if he were a person’. For the record, this reflexivity is fortuitous: I did not notice it when choosing this passage by way of example, but only afterwards.

40 Cf. Ricoeur (1971), pp. 136–7.

41 Thus Foucault switched into the present tense when paraphrasing St Jerome’s De Viris Illustribus: Foucault (1977), p. 127. On the reading of fiction see below, at n.48.

42 For instance, see Collingwood (1946), pp. 29–31; Robinson (1962), pp. 32–3; Livingston (1993), p. 112.

43 This is true even of a living writer, as is shown vividly and poignantly by the variety of public constructions of that author who bears the name Salman Rushdie. See Spivak (1993), Ni Fhlathuin (1995), and cf. Ricoeur (1971), pp. 136–7.

44 Foucault himself drew attention to this with respect to Nietzsche. See Foucault (1977), pp. 118–19; the specific rhetorical role of this passage is discussed in Wilson (2004). Cf. also Genette (1982), as cited in n.5 above. From a vast range of possibilities (in addition to Aristotle and Nietzsche, think for instance of Marx, Saussure and Wittgenstein), I select two relatively recent examples; in each of these cases the editor’s contribution is usually overlooked. (1) Collingwood (1946) in fact bore the considerable stamp of its editor, T.M. Knox: see van der Dussen (1993) and Wilson (1993b). (2) Austin (1962) was the work not just of Austin but also of its editor, J.O. Urmson, as the latter’s introduction made clear.

45 See Harris (1994). Another example: the geographer Kant versus the philosopher Kant (below, at n. 65).

46 Christie (1987b), pp. 202–3.

47 Thus Robinson’s virtual ‘Aristotle’ was informed by the life of the historical Aristotle: for instance, Aristotle was within the same general culture as Plato and Thucydides (Robinson [1962], p. xv); he was ‘the philosophic tutor of Alexander the Great’ (p. 15); he was writing in Athens (e.g. pp. 40, 102, 116, 122).

48 Booth (1961), Booth (1979). Booth’s concept is adapted to non-fictional works in Rée (1987); cf. also Woolgar (1993).

49 Thus Booth’s ‘implied author’ is cognate with Iser’s ‘implied reader’ (reformulated by Genette as the ‘virtual reader’), rather than with the concepts of Culler, Nehamas and Currie (discussed below). See Iser (1978), pp. 20–38; Ricoeur (1984-88), vol iii, pp. 170–1, 317 n.37.

50 Culler (1975), pp. 146, 197–202. There can be more than one of Culler’s ‘postulated narrators’ in a single text, whereas the virtual author is a single individual who is expected to be consistent within a given work.

51 Nehamas (1981), Nehamas (1987). (1) The virtual author is a purely descriptive concept, whereas Nehamas’s ‘postulated author’ has a prescriptive element. (2) The concept of the virtual author does not require any necessary link with an entire oeuvre (see above, at n.45), whereas Nehamas insists that the ‘postulated author’ is connected with an oeuvre, not with a single work. As it appears to me, Nehamas’s concept does not require this; but I must bow to the author who has postulated the postulated author! See Nehamas (1987), p. 274. (3) The virtual author is depicted here as a person, whereas Nehamas stresses that the ‘postulated author’ is a character, not a person (ibid., pp. 273, 285). In fact it may be that some further category, distinct from both ‘person’ and ‘character’, is being invoked both by the ‘postulated author’ and by the ‘virtual author’.

52 Currie (1990), pp. 79–83. (1) Like Nehamas, Currie includes a prescriptive element in his concept. (2) Although most of Currie’s discussion implies that the ‘fictional author’ is purely a construct of the reader, at one point he suggests that a writer may place a ‘fictional author’ within a novel (p. 78 n.32). This would radically distinguish Currie’s ‘fictional author’ from the present concept of the ‘virtual author’ and from the 1987 version of Nehamas’s ‘postulated author’. However it is conceivable that Currie might not insist on this point: cf. the change in Nehamas’s formulation between 1981 and 1987, documented in the next note.

53 One would expect that Nehamas’s ‘postulated author’ and Currie’s ‘fictional author’, being creations of the reader, are distinct from Booth’s ‘implied author’; but in fact the matter is more complex. Originally Nehamas downplayed the difference between his concept and Booth’s, but in his later formulation Nehamas indeed stressed this difference: see Nehamas (1981), p. 145 n.36; Nehamas (1987), pp. 273–4. Currie’s ‘fictional author’ is ambiguous in this regard: see the previous note, and cf. also Currie (1990), p. 76 n.31. Booth (1988), reiterating and developing the concept of the ‘implied author’, lists Nehamas’s 1987 essay in its bibliography but does not discuss his conception.

54 Gracia (1990), whose concern is analytic, distinguishes the historical author from three separate interpretative figures: the ‘composite author’ (a figure which incorporates the contribution of editors); the ‘pseudo-historical author’ (the picture which we construct of the historical author); and the ‘interpretative author’ (the author whom we posit in the act of interpreting a text). The present concept of the ‘virtual author’ is phenomenological rather than analytic, and combines these three figures into one. See also Gracia (1994).

55 Derrida (1967), passim.

56 On the mystification inherent in such locutions as ‘‘Aristotle says’’, and their hidden basis in the physical book, cf. Secord (2004), pp. 661, 670. The mortality of virtual authors is nicely conveyed by McCrea (1990).

57 See below, at nn.133, 137.

58 Cf. Brannigan (1981), p. 94 and passim. On Mendel’s law (one of the cases analyzed by Brannigan), see Charnley and Radick (in press); another familiar example is what are known as ‘Koch’s postulates’, on which see Carter (2003), pp.144–5. On appropriation in the sciences more generally see Jardine (1991), pp. 74–6, 130–45 and passim.

59 See below, at n.111.

60 Watson (1993). Cf. n.108 below.

61 See Oakeshott (1983), pp. 1–44, particularly pp. 16–19, 34–44; also p. 106.

62 Ibid., p. 39 (and see further below, at nn.74, 110).

63 Ibid., p. 19 n.2.

64 It is precisely the practical past that is invoked in the following remarks (Lowenthal, 1985): ‘The past is everywhere. All around us lie features which, like ourselves and our thoughts, have more or less recognizable antecedents’. These are the opening sentences of a book whose entire content is a meditation on the practical past, associated with a systematic elision of the distinction between the practical past and the historical past, and which accordingly treats Oakeshott’s argument to summary dismissal (ibid., p. 237). In view of this orientation Lowenthal’s title—The Past is a Foreign Country—may seem paradoxical, since the image of the foreign emphasizes the gulf between past and present. But the apparent paradox is resolved by the accompanying figure of country, for a ‘foreign country’ can be visited, and is thus present. Hence too the active figure of the present in Lowenthal’s title, taken from the opening sentence of L.P. Hartley’s novel The Go-Between: ‘The past is a foreign country; they do things differently there’.

65 Above, at n.45; Brewer (1973), p. 102; Livingstone (1990).

66 McGann (1985b), p. 117. This particular essay was written in 1980-1 (see p. 132).

67 Notice that McGann was adapting the word ‘textuality’; cf. n.69 below.

68 Ibid., p. 118. The context of these remarks was McGann’s critique of the concept of ‘final authorial intention’; see further McGann (1983), McGann (1991), p. 179 et seq., esp. p. 183; and n.98 below.

69 Using the word differently from (1) its original usage (cf. n.6 above); (2) the usage associated with the recent figure of the text; and (3) McGann’s use in the passage just quoted (cf. n.67 above).

70 Fish (1980), p. 13.

71 As Barthes himself put it (1971, p. 71): ‘l’oeuvre se tient dans la main, le texte se tient dans le langage’ (‘the work is held in the hand, the text is contained within language’, my translation).

72 It is this (widespread) move which makes possible the further (occasional) step of taking the text itself as a ‘communicative act’ (n.17 above). The latter construal, by assigning agency to recorded words, of course completes the effacement of the various human actions (such as writing, editing, publishing) which actually produced those words.

73 For instance writings by Foucault, Robinson, Oakeshott, McGann, Fish; and others below.

74 Above, at n.61.

75 Barthes (1968), p. 61; translation adapted from that in Barthes (1977), p. 142.

76 Cf. Banfield (1985), pp. 2–3.

77 écrire and publier: writing and publishing. For Foucault on écriture see above, at n.19.

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét