Peter Trifonas
Người dịch: Hà Hữu Nga
Để hiểu một hệ thống triết học… cần phải tiếp cận nó từ bên lề hơn là từ trung tâm. Từ trung tâm của nó, một hệ thống dường như luôn được xác định rõ ràng và khó bị thách thức; chính ở ngoại vi của mình nó mới được đưa vào kiểm nghiệm. (Eco, 1989, trang 3) Việc tìm kiếm ý nghĩa trong văn học đồng thời với việc giải thích mối quan hệ giữa người đọc và văn bản. Kể từ Thi pháp học của Aristotle, các quan điểm phê bình đã xen kẽ giữa việc đặt người đọc hoặc văn bản vào trung tâm của việc kiểm nghiệm. Mục đích của tiểu luận này là thảo luận về hàm ý lý thuyết của các đề xuất cụ thể liên quan đến văn bản và tính văn bản từ các quan điểm cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận để đánh giá hiệu lực của chúng đối với thực tiễn phê bình. Thông qua phân tích này sẽ làm nổi lên những điểm chung và các khác biệt giữa các quan điểm phê bình, điều này sẽ tạo thành sự tổng hợp cần thiết cho một lý thuyết mới nổi về văn bản và tính văn bản liên quan đến hành vi tường giải về việc tạo thành ý nghĩa.1
Hữu thể luận của Logos: Khúc dạo đầu Siêu hình cho Ngôi Lời không có Đức tin
Tin Mừng theo thánh Gioan khẳng định: “Ban đầu là Ngôi Lời và Ngôi Lời ở cùng Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Tuyên bố cụ thể hóa mối quan hệ giữa ngôn ngữ và đức tin - do đó có nghĩa - vì hiện thân của ý nghĩa cuối cùng nằm trong nhất tính siêu hình của thần tính và ngôn ngữ, như một lời khẳng định về đức tin. Đức tin nơi Ngôi Lời là đức tin nơi Đức Chúa Trời. Ẩn chứa trong Ngôn tâm luận này là tính tuyệt đối của chân lý về ngôn từ và bản chất d(ứt) khoát của một ý nghĩa siêu việt. Khẳng định của Nietzsche về cái chết của ngôn trí logos là một hệ quả triết học của niềm tin vào Chúa đã trở nên vô hiệu trong thời đại được đánh dấu bằng tính bất chắc tâm linh và tương đối luận đạo đức liên quan đến “thực chất” của chân lý. Tuy nhiên, các phân chi của tuyên ngôn này lại tấn công vào chính trung tâm trật tự người. Derrida (1974) giải thích, “Tất cả những quyết đoán siêu hình về chân lý, và thậm chí cả những quyết đoán vượt khỏi hữu thể luận siêu hình mà Heidegger nhắc nhở chúng ta, đều khó mà phân ly lập tức khỏi trường hợp ngôn trí logos, hoặc về một lý do được suy tư bằng dòng dõi ngôn trí logos, theo bất cứ nghĩa nào thì nó cũng được hiểu… Trong ngôn trí logos, mối liên kết nguyên gốc và thiết yếu với âm thanh phonè chưa bao giờ bị phá vỡ… Như đã được phần nào ngầm định, bản chất của âm thanh phonè sẽ ngay lập tức xấp xỉ với cái mà trong ‘suy tư’ với tư cách là ngôn trí logos liên quan đến ‘ý nghĩa,’ tạo ra nó, tiếp nhận nó, nói ra nó, ‘sáng tác’nó.” (tr. 10-11).
Theo truyền thống, thần học đã không và vốn không đặt vấn đề về quyền năng tuyệt đối và quyền năng được Đức Chúa Trời giới định. Làm thế nào nhà thờ có thể phủ nhận đức tin vào thanh âm của CHUá, như được biểu lộ trong Lời, để tranh chấp sự sáng tạo và th(ần h)ọc bản thể siêu hình về chân lý trong siêu việt? Về phương diện thần học, tính logic của thế giới được coi là giới định sẵn và chỉ bị giới hạn bởi sự tự mâu thuẫn của một Thượng đế toàn năng. Do đó, không có tri thức nào là chắc chắn bởi vì nó nằm ngoài lãnh vực của kinh nghiệm và phụ thuộc vào ý chí của Đức Chúa Trời - một vấn đề của đức tin. Những gì Nietzsche thể hiện về cơ bản là thiếu niềm tin vào sự tồn tại của Chúa. Tình trạng thiếu vắng những tuyệt đối, hoặc các mối quan hệ cơ bản của các dấu hiệu hoặc trật tự trong thực tại, có thể thấy rõ qua sự tìm hiểu có lý trí, tương đương với sự bất lực tuyệt đối của Đức Chúa Trời và chứng rằng Ngài không tồn tại. Trong thế kỷ 20, việc tin tưởng Lời Chúa bị phân ly khỏi hiện thực của những gì còn sót lại - một quên lãng ký hiệu học (xem Derrida, 1974).
Kẻ tạo Nghĩa: Ký hiệu học Giao tiếp
Ngôn từ, dù được viết hay nói, đều là một phương tiện để trao đổi ý nghĩ. Điều đáng nghi là năng lực truyền đạt nghĩa của ngôn ngữ. Để hình thành các lý thuyết giao tiếp, cũng như lý thuyết về văn bản và tính văn bản (cùng phép tường giải liên quan), người ta phải khám phá cơ chế nhận thức của con người và ảnh hưởng của ngôn ngữ với tư cách là chỉ vật, chính xác hay không chính xác, đối với quá trình nhận thức.
Con người là một động vật tạo nghĩa bằng cách lĩnh hội và sắp xếp hiện thực thông qua ngôn ngữ: “Có thể nói thành tựu vĩ đại nhất của loài người là tiên đề ngôn ngữ theo nghĩa ký hiệu học. Ngôn ngữ cho phép khả năng giao tiếp rõ ràng về các đối tượng và sự kiện có khoảng cách thời gian và không gian. Nếu không phải là điều kiện tiên quyết của suy tư, thì nó cũng là một công cụ toàn diện của suy tư. Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu. Nó trình bày lại và làm như vậy một cách có hệ thống. Trong ngôn ngữ viết, thông qua việc áp dụng các quy tắc cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, các dấu hiệu võ đoán giả định nghĩa trên một số cấp độ, ví dụ: ngữ nghĩa, ngữ âm, biểu cảm.” (Cassidy, 1982, trang 78).
Đối tượng, việc sản xuất ký hiệu và nhận thức ký hiệu (bộ dịch) tạo thành đơn vị cơ bản của một mô hình ký hiệu học hoạt tác rõ ràng, trong ngữ dụng học giao tiếp của một trao đổi thông tin giao dịch, việc mã hóa và giải mã các “thông điệp”. Cố hữu đối với tính tái hiện của ngôn ngữ là quan niệm về suy luận (abduction), như C.S. Peirce (1931) đã đặt định ký hiệu học của một hành động hình thành khái niệm liên quan đến hoạt động của một cái giải thích: “Một dấu hiệu là đại diện cho một cái gì đó về ý tưởng tạo ra, hoặc sửa đổi .... Cái mà nó đại diện được gọi là đối tượng của nó; cái mà nó truyền đạt, nghĩa của nó; và ý tưởng mà nó tạo ra, cái giải thích của nó.” (tr. 339)
Cái giải thích xác nhận hiệu lực, không phải trong trường hợp vắng mặt cái phiên dịch mà thông qua quá trình cảm giác của sự tham gia tri giác tích cực, bởi vì nó là một cấu trúc tinh thần phát sinh từ sự tiếp xúc của ý thức chủ quan với một đối tượng ở thế giới bên ngoài. Thay vì như Piaget và Inhelder (1971), nhấn mạnh rằng “không có phương tiện ký hiệu học sẽ không thể suy nghĩ được gì cả” (trang 381), Eco (1976) khẳng định niềm tin rằng bản thân tri giác là sự diễn giải các dữ liệu giác quan rời rạc và việc tạo ra các giả thuyết nhận thức để hình thành những suy luận dựa trên (các) kinh nghiệm cá nhân (mà trong hành vi nói nó ngăn cản một tập ngữ dụng rời rạc cấu thành các chiều góc giao tiếp ngoài văn bản). Trớ trêu thay, vấn đề về khả năng chuyển dịch của (các) ngôn ngữ được xem xét thông qua giả thuyết của Whorf (1956), trong đó ngôn ngữ được cho là kiểm soát tư duy và tri giác (xem thêm Hoffman, 1989; Wierzbicka, 1985), lại bỏ qua các khía cạnh văn hóa và kinh nghiệm vốn tạo ra các biểu hiện của các khái niệm trong các cá nhân dẫn đến việc tạo ra các từ như là công cụ cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc diễn đạt rời rạc các quá trình hình thành khái niệm nổi bật (Hunt và Banaji, 1988). Thực tế là người Inuit có bốn cách diễn đạt khác nhau về “tuyết”, trong khi khái niệm tương tự có thể vẫn không bị phân biệt trong các xã hội và các nền văn hóa không có kinh nghiệm về nó, cho thấy rằng tầm quan trọng của việc hình thành khái niệm là một hiện tượng văn hóa xã hội được phản ánh trong tính đặc biệt của một viện dẫn nhiều mặt trong ngôn ngữ. Do đó, các dấu hiệu không phải là “sự vật” cũng không phải là đối tượng mà là các mối tương quan giữa biểu hiện và nội dung, sao cho, về cơ bản chúng ta quan tâm đến các chức năng-dấu hiệu hơn là các dấu hiệu từ vựng, hình ảnh hoặc âm vị (Eco 1979).
Một chức năng-dấu hiệu xảy ra khi một cách biểu hiện nhất định có tương quan với một ngữ cảnh cụ thể và những mối tương quan này được tạo ra về mặt văn hóa-xã hội, do đó ngụ ý tính nhân tạo hoặc quy ước xây dựng: trật tự của (các) trải nghiệm tương tự, theo ngôn ngữ, theo những cách khác nhau (xem thêm Carroll & Cassegrande, 1958). Vấn đề có vẻ thật giữa dấu hiệu và chỉ vật là sai lệch bởi tính đơn nghĩa là một kỳ vọng không thực tế trong quy trình ký hiệu (semiosis), là không giới hạn và nhiều chiều (Eco, 1984). Không có các “chân lý phổ quát” bởi vì ý nghĩa là nhất thời và thường bị ràng buộc tạm thời hoặc được mã hóa trong các lĩnh vực ký hiệu học được quyết định theo văn hóa-xã hội. Ví dụ, một chức năng-dấu hiệu hoạt tác trong mọi lời nói dối để biểu thị một cái gì đó không phải của thế giới bên ngoài mà là sản phẩm của ảo tưởng hư cấu hoặc sự điên cuồng của trí tưởng tượng (Eco, 1976, 1984). Mã văn hóa đã cho cho phép bộ dịch hiểu các chức năng ký hiệu là “giả” hoặc xác định các hành vi chuyển đổi mã được thiết kế riêng cho (các) hiệu ứng thẩm mỹ. Rốt cuộc, nội dung biểu đạt không phải là một đối tượng, thuộc về cái được biểu đạt siêu việt, mà là một đơn vị văn hóa- xã hội. Nếu chúng ta biết mã tương quan chính xác giữa biểu hiện và nội dung, thì có thể hiểu được các dấu hiệu. Vậy thì ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu để biểu hiện nội dung là hiện thân của các tương quan ý nghĩa-ký hiệu nhân tạo và thông thường. Tuy nhiên, bên trên nhận thức đơn giản - các cơ chế vật lý nằm dưới tư duy và thao tác ký hiệu, hoặc cơ học của tư duy (Hunt, 1978, 1979) - nằm ở cấp độ đại diện của việc tạo thành lý thuyết: nội dung của tư duy (Hunt & Agnoli, 1991). Các khía cạnh của ngôn ngữ (nếu có) được mã hóa trong tâm trí hoặc trong một văn bản là gì? Những khía cạnh này dẫn đến việc diễn giải văn bản như thế nào?
Ngôn Tâm luận và các Chiều góc Tạo nghĩa (Ngoài) Văn bản
Cái chết của Ngôn tâm luận tính (logocentricity), sự giảm phát của lời nói và sự lạm phát của chữ viết, đặt trọng tâm thái quá vào văn bản viết.2 Năng lực văn chương (có nghĩa là năng lực ngôn ngữ như Iser [1978] định nghĩa) là điều kiện tiên quyết tự nhiên để giải mã văn bản viết. Tuy nhiên, để định vị năng lực lĩnh hội của người đọc được đo lường bằng tỷ lệ cố định từ, tính tự động phụ thuộc vào ký ức dài hạn, khả tính tham chiếu trùng lặp của ngôn ngữ, hoặc sự sắp xếp theo cú pháp của các từ (các ký hiệu từ vựng) trong các mô thức văn bản là sự phân đôi mục đích-phương tiện/ phương tiện-mục đích bởi vì tính hời hợt của loại năng lực này là nó thiếu sự giải thích hợp lý về việc tạo nghĩa (xem Beck & Carpenter, 1986). Ngược lại, lý thuyết giải cấu trúc khải lộ phương thức sản xuất văn bản “tượng trưng” trong khi thúc đẩy và củng cố một dự án thận trọng về khả tính phản xạ tự ý thức trong việc diễn giải bản thân văn bản như một quá trình nghĩa được tạo thành từ sự khác biệt (những khác biệt “ngôn ngữ học”) được bắt nguồn từ differance (nghĩa là sự thay thế) (Derrida, 1974). Eco (1984) nhận xét: “... văn bản như một biểu tượng không còn được đọc để tìm thấy trong nó một chân lý nằm bên ngoài: chân lý duy nhất (đó là Thượng đế Thần thông cũ) là chính trò chơi giải cấu trúc. Chân lý tối hậu là văn bản chỉ là một trò chơi của những khác biệt và thay thế”. (tr. 155) Trong việc đọc một văn bản, tầm quan trọng toàn vẹn của trò chơi các dấu hiệu từ vựng và các khoảng trống xung quanh chúng, đối với việc diễn giải (tương quan nội dung-biểu đạt), dẫn đến việc giải cấu trúc các yếu tố của văn bản qua (với tư cách) văn bản theo những thực tại ngoại chủ thể và ngoại-văn hóa tạo ra những phản ứng có ý nghĩa ở người đọc (Derrida, 1974; xem thêm Eco, 1984). Derrida (1974) giải thích: “Tôi tin… rằng một loại vấn đề nào đó về ý nghĩa và nguồn gốc của chữ viết có trước, hoặc ít nhất là hợp nhất với một loại vấn đề nhất định về ý nghĩa và nguồn gốc của kỹ thuật. Đó là lý do tại sao khái niệm về kỹ thuật không bao giờ có thể làm sáng tỏ khái niệm về chữ viết một cách đơn giản”. (tr. 8)
Sự hiểu biết về kỹ thuật, trong các cấu trúc dấu hiệu ngôn ngữ học “được viết ra” hoặc được hình thức hóa, cũng không thể đảm bảo việc truyền đạt nghĩa thông qua chữ viết. Bởi vì, nếu năng lực văn chương là chủ sở hữu duy nhất của ý nghĩa, thì ngôn ngữ sẽ tự quy chiếu và là kẻ chiếm hữu duy nhất. Do đó, có phải quá trình đọc chỉ đơn thuần là sự bắt chước tinh thần của diễn ngôn tự thể hiện như là năng lực văn chương, hay việc giải mã các dấu hiệu của các dấu hiệu, không giới hạn về mặt ký hiệu học thông qua sự liên kết tự do và đa dạng?
Giả thuyết của Whorf (1956) không thể được kiểm nghiệm như hiện tại, vì tính phức tạp của lập luận; tuy nhiên, Hunt và Agnoli (1991) khẳng định rằng phân tích tính toán cho phép khả tính kiểm nghiệm xem một số tham số hiệu ứng tối thiểu có được chọn không (ví dụ, tác động của tính rõ ràng khi lĩnh hội) và giả thuyết được cải tiến về các hiệu ứng xuyên-ngôn ngữ và hiệu ứng nội-ngôn ngữ.3 Họ không đưa ra các giả thuyết thực nghiệm dứt khoát hoặc đề xuất các thiết kế nghiên cứu để thực hiện sự hiểu biết như vậy, nhưng thừa nhận rằng tri giác “tương đối miễn dịch với ngôn ngữ” (tr. 381) và do đó làm giảm hiệu lực của lập luận weltanschauung thế giới quan của họ.4 Eco (1984) viết: “Một văn bản không chỉ đơn giản là một bộ máy giao tiếp. Nó là một thiết bị đặt vấn đề cho các hệ thống ký hiệu trước đó, thường đổi mới chúng, và đôi khi phá hủy chúng… Khả năng làm trống, phá hủy hoặc tái tạo lại các chức năng ký hiệu đã có từ trước của các biểu hiện văn bản phụ thuộc vào sự hiện diện bên trong các chức năng-ký hiệu (đó là mạng lưới các hình thái nội dung) của một tập hợp các chỉ dẫn hướng tới sản xuất (tiềm tàng) các văn bản khác nhau.” (tr. 25)
Mối quan hệ biện chứng giữa người đọc và văn bản được gợi ý vì các từ, đã tách khỏi người viết, với tư cách là các dấu hiệu trên một trang, không có ý nghĩa tự quy chiếu hoặc nội tại, đòi hỏi người đọc phải hiện thực hóa tiềm năng ý nghĩa của chúng. Tuy nhiên, đó không phải là “viết lại” văn bản. Hành động đọc là sự tái tạo - hay sự tổng hợp nhận thức và thẩm mỹ - của các cấu trúc chính đề và phản-đề quy chiếu vào một số cấu trúc dấu hiệu được quy ước hóa nhưng được thúc đẩy một cách nhân tạo (thực tế là do văn hóa-xã hội xác định), tự chúng không có ý nghĩa gì cho đến khi được đồng hóa thông qua chủ thể tính của ý thức đọc (xem Derrida, 1974; Eco, 1976, 1984). Về bản chất, hành động đọc là một hành động “đọc lại” cố gắng tái chế định, về mặt cá nhân (của người đọc), một thực tại đã được tái chế định (của người viết). Sau đó, sẽ được chỉ ra quá trình này là ký hiệu học vô hạn như thế nào bởi vì mỗi lần đọc lại chứa đầy những trải nghiệm mới mẻ mang lại cho chủ đề tiềm năng giải thích của một văn bản. Vấn đề ý nghĩa và bản chất của văn bản / tính văn bản nảy sinh.
Tính vô hình của ý nghĩa khách quan trong các cấu trúc ký hiệu rời rạc hoặc tự sự làm cho văn bản trở thành một đối tượng tưởng tượng. Khôn tả và bất tĩnh, nó không chiếm lĩnh cùng một miền không-thời gian trải nghiệm thông thường (Frow, 1982). Ở một mức độ nào đó, nó gây ra tác động siêu-hình, tồn tại như một trạng thái tinh thần, chuỗi sự kiện, hoặc cấu trúc trong tâm hồn người đọc (xem Eco, 1979). Do đó, khả năng tiếp cận của một văn bản xác định việc phân tích thẩm mỹ của nó và là cơ sở lý thuyết cho việc hình thành quan điểm phê bình. Đây là một yêu cầu quan trọng được đưa ra. Chúng ta trải nghiệm những ý tưởng, cảm xúc, trạng thái tâm linh liên quan thông qua hành động đọc, nhưng khác xa với mục đích, ý định hoặc sự can thiệp của tác giả khi được kết hợp trong các cấu trúc rời rạc và tự sự của quá trình tạo nghĩa cấu thành một văn bản. Liệu ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến khả năng của người đọc trong việc cấu hình từ văn bản một đại diện cá thể của một cái gì đó không “thực” hoặc “chân” đối với thế giới bên ngoài và do đó có chức năng tác động đến hành động tường giải nhằm đạt được một cách diễn giải có ý nghĩa và nhất quán?
Mượn khái niệm biểu tượng luận iconism (sự hình thành một hình thái, đại diện hoặc dáng vẻ; một sự phân định hoặc mô tả) của Charles Morris (1946), liên quan đến các khía cạnh đại diện của hình thức tượng hình và “văn chương”, Iser (1978) viết: “Các dấu hiệu biểu tượng của văn chương tạo thành một tổ chức của những cái biểu đạt không chỉ định một đối tượng được biểu đạt, thay vào đó lại chỉ định các hướng dẫn để sản xuất cái được biểu đạt… Các dấu hiệu biểu tượng hoàn thành chức năng của chúng ở mức độ mà mối liên quan của chúng với các đối tượng có thể nhận dạng bắt đầu mờ đi hoặc thậm chí bị tẩy sạch. Giờ đây phải hình dung một cái gì đó mà dấu hiệu chưa biểu thị - mặc dù nó sẽ được quy định trước bằng cái mà chúng biểu thị. Do đó, người đọc buộc phải chuyển đổi một ký hiệu thành một hàm nghĩa.” (tr. 65-66)
Các thuật ngữ hàm nghĩa mang tính ám chỉ là các khái niệm tái tạo giúp nắm bắt được những khác biệt giữa những cái cụ thể của các hình thái bộ phận được nhận thức trong thực tiễn, mà không phải là các đối tượng (xem Bogdan, 1990). Việc biết các thuật ngữ không phải là bất khả sai lầm bởi vì “chân lý”, hay tri thức, dựa vào tri giác về hiện thực chứ không phải dựa vào bản thân hiện thực. Theo nghĩa này, Kristeva (1969) định nghĩa dấu hiệu là tương đồng: “Dấu hiệu đưa các trường hợp tách biệt (một mặt là chủ thể - khách thể, mặt khác là chủ thể - người đối thoại) trở lại một thể thống nhất (một nhất tính tự thể hiện như một câu-thông điệp), thay thế loạt trường hợp bằng một ý nghĩa duy nhất và thay thế khác biệt bằng tương đồng... mối quan hệ được thiết lập bởi dấu hiệu do đó sẽ là sự hòa hợp các khác biệt và đồng nhất hóa các khác biệt.” (tr. 26)
Lập luận ấy có thể được củng cố thêm rằng tính vô hạn của các đối tượng bên ngoài chủ thể cá nhân là thực tiễn hoặc dấu hiệu được tạo dựng. Ví dụ, khẳng định hiện đại của Peirce (1931), “như thực tế cho thấy mọi suy tư đều là một dấu hiệu, kết hợp lại thành cuộc sống là một đoàn tàu của những suy tư, chứng tỏ rằng con người là một dấu hiệu” (trang 313), là sự đảo ngược của đề xuất trên thành một niềm tin cho rằng trí tuệ không thể có các cá nhân nhận thức trực tiếp (xem Eco, 1976). Tuy nhiên, chức năng biểu thị được quy lại thành sự tương đồng mang tính biểu tượng là một lựa chọn thuật ngữ đáng tiếc của Iser (1978), bởi vì sự hàm nghĩa bao quát như một hệ thống mã hóa tương đương với “sự cứng nhắc và cái chết của mọi ý nghĩa” (Eco, 1984, trang 25) để phổ cập ý nghĩa và chịu trách nhiệm cao nhất cho việc chuyển tải nó trong các cấu trúc biểu nghĩa của một văn bản. Trong lập luận của Iser (1978), có ngụ ý rằng các từ tương đương với các dấu hiệu mang tính biểu tượng. Đây là một hạn chế đối với tính liên văn bản (intertextuality: trải nghiệm các văn bản khác nhau) và ngoại văn bản (extratextuality: trải nghiệm “thế giới thực”) nuôi dưỡng thế hệ các nguồn tri thức mới cho phép tái tạo liên tục các khả tính tạo nghĩa trong hành động diễn giải (Eco , 1984).
Khi đánh giá dấu hiệu biểu tượng trong ngữ cảnh của một dấu hiệu thực (ví dụ: một cái gì đó đại diện cho một cái gì đó khác), thì không thể có mối quan hệ tương tự, tương quan hoặc “tự nhiên” giữa chỉ vật (đối tượng) và dấu hiệu, cái được biểu đạt và cái biểu đạt (Eco 1976, 1984; xem thêm Morris, 1946: Peirce, 1931). Nếu thực sự các từ là các biểu tượng, như Iser (1978) gợi ý, thì chúng là biểu tượng của cái gì - các từ khác? Khái niệm biểu tượng luận, theo một nghĩa chặt chẽ, mang tính lặp thừa vì dấu hiệu theo định nghĩa không thể, cũng như đã không thể, có cùng các thuộc tính như chỉ vật của nó (ví dụ, “đối tượng” mà nó biểu đạt), và chúng ta không có tri thức chân thực về nó, mà chỉ có (các) tri giác (xem Eco, 1976). Tính liên quan và tính không liên quan của dấu hiệu biểu tượng bị mâu thuẫn trong lập luận mà Iser (1978) đưa ra và điều ngụ ý chính là các dấu hiệu / những cái biểu đạt là kích thích tố cho các phản ứng được hình dung trước quy định cho các chỉ vật / những cái được biểu đạt cụ thể, như được thể hiện bằng cách sử dụng quán từ hạn định trong cách thể hiện cụm từ “the signified” - cái được biểu đạt vậy (tr. 65). Hơn nữa, người ta cho rằng tất cả chúng ta đều tri giác cùng một thực tại khách quan như một điểm tham chiếu gốc cho bất kỳ hành động ký hiệu nào.
Thực tại Giao dịch hay Giao dịch Thực tại: Cú pháp, Ngữ nghĩa và Phản hồi của Người đọc
Ngay cả khi một văn bản khai thác tính giao dịch giữa người đọc với các cấu trúc tự sự và rời rạc cấu thành bề mặt ngôn ngữ học của nó (Rosenblatt, 1978), thì không văn bản nào được đọc độc lập với (các) trải nghiệm của người đọc về các văn bản khác hoặc về khung “tri thức” chung đã được nghiệm sống hàng ngày. Tri giác về thực tại được tái tạo từ việc đọc một văn bản là “sống động” trong chừng mực nó tự thể hiện trong các phản ứng nhận thức và thẩm mỹ đối với các dấu hiệu từ vựng. Do đó, khi không phải là hypo hoặc hyper siêu “thực” trong các mối quan hệ của nó với thế giới bên ngoài, thì các tiêu chí của sự thể hiện có vẻ thật của một văn bản trong người đọc lại là một sự ngụy biện về mặt khái niệm. Khái niệm về tính chủ ý của tiềm năng nghĩa trong một văn bản bị vô hiệu hóa theo lập luận được phát triển cho đến nay, trong ý định đó đưa ra hướng dẫn hoặc gợi ý thao tác hướng tới một kết thúc mong muốn, điều này là giả định phi logic, vì người đọc phản ứng độc lập với một văn bản trong mọi trường hợp, còn người viết lại không sử dụng diễn ngôn để điều khiển một phản ứng mong muốn mà để tái hệ thống một tri giác cá nhân về thực tại mà họ không thể đảm bảo rằng sẽ có bất kỳ tác dụng nào đối với người đọc.6 Ý nghĩa của một văn bản đối với người đọc được tạo ra trong địa hạt của lĩnh vực cảm xúc trải nghiệm thông qua các phản hồi mở rộng được thực hiện liên quan đến các hành vi dựa trên nhận thức nội hàm hoặc được thúc đẩy có ý thức của việc giải mã các cấu trúc tự sự và rời rạc (Eco, 1979; Trifonas, 1992; xem thêm Derrida, 1974; Rosenblatt, 1978). Bản thân văn bản là một đối tượng trong đó ý nghĩa nội hàm bị xóa bỏ. Những gì còn lại là phản ứng nhận thức và thẩm mỹ của người đọc đối với văn bản. Một lời chỉ trích có khả năng xảy ra đối với khẳng định này là: Nếu chúng ta xác định rằng văn bản là một đối tượng mang tính nội hàm bị “xóa”, thì chúng ta có thể suy luận một cách tin cậy hữu thể luận của nó như thế nào? Thông thường các vấn đề hữu thể luận không gì khác hơn là các vấn đề về ngữ nghĩa hoặc sự hiểu sai và nhầm lẫn thuật ngữ.
Khái niệm về tính giao dịch giữa một chủ thể (ví dụ, một người đọc) và một đối tượng (ví dụ, một văn bản) bắt nguồn từ Thực nghiệm luận Thực dụng được Dewey trình bày chi tiết (1916, 1922). Ngữ dụng học của quan điểm thực nghiệm về việc có được kiến thức là nhờ vào quan niệm về một quá trình hoạt động và liên tục. Trải nghiệm của một đối tượng là một khái niệm thứ cấp: chủ thể và đối tượng phải cùng tồn tại trong hiện thực trước khi trải nghiệm có thể diễn ra và chỉ được minh định thông qua quá trình giao dịch. Quá trình hiểu biết mang tính giao dịch bởi vì chủ thể bị thay đổi trong quá trình trải nghiệm những gì được tri giác thông qua các giác quan. Hiểu biết thông qua kinh nghiệm có thể có nhiều lớp: ý thức, vô thức và tiềm thức. Thực tại, hay chân lý, chắc chắn là tương đối vì phẩm chất chủ quan của tri giác được hình thành thông qua kinh nghiệm trong quá khứ và (các) mục đích hoặc giá trị hiện tại. Dewey (1925) giải thích: “... không chính xác, cũng không liên quan, khi nói “Tôi trải nghiệm” hay “Tôi nghĩ”. “Nó” kinh qua hoặc trải nghiệm, “nó” nghĩ hoặc được nghĩ đến, là một cụm từ chính xác hơn. Kinh nghiệm, một quá trình nối tiếp các công việc và các mối quan hệ của chính chúng, xuất hiện, xảy ra và nó là như vậy. Trong số và bên trong những các sự kiện này, không phải bên ngoài chúng và cũng không nằm bên dưới chúng gồm những sự kiện là các bản ngã chi phối.” (tr. 51)
Thế giới bên ngoài được xây dựng thông qua tri giác cá nhân và bản chất “chân thực” của các đối tượng cuối cùng được xác định bởi sự đồng thuận “dân chủ”. Ngữ dụng học của phương pháp luận này có bản chất thực nghiệm vì khi tiếp cận vấn đề của cái đã được biết, kẻ biết và cái đang biết, thì quá trình khảo sát tương tự như quá trình nghiên cứu khoa học, trong đó các giả thuyết khác nhau được kiểm nghiệm để tìm ra giả thuyết đúng. Theo nghĩa này, thực nghiệm luận thực dụng đã bị coi là không có giá trị về mặt sư phạm trong việc tìm kiếm “chân lý khách quan” bởi vì tính mở mang tính diễn giải của nó bị đánh giá là duy ngã luận hoặc là một hình thức của duy tâm luận chủ quan. Phương pháp thực nghiệm không thể giải quyết chủ thể tính nội tại của các tri giác về thực tại bởi vì nó liên quan đến các đối tượng, các mối liên hệ và các khái quát hóa. Tuy nhiên, việc suy đoán về một thực tại dự phóng không thể được khẳng định là đúng hay sai vì thực tại là kinh nghiệm và kinh nghiệm là thực tại. Nếu trải nghiệm là tri giác cảm tính, như cả các nhà thực nghiệm luận thực dụng và các nhà hiện thực luận đều đồng ý, thì chúng ta có thể tin cậy coi trải nghiệm đọc ở cấp độ sơ bộ hoặc cấp độ chuyên sâu là hành động có ý thức giải mã các cấu trúc ký hiệu từ vựng và ở cấp độ thứ cấp hoặc mở rộng là tổng thể tính của các hành vi diễn giải được thực hiện để làm cho việc tạo nghĩa trở nên khả thể và hợp lý về mặt chủ quan nghiêm ngặt. Giờ đây chúng ta đang phải đối mặt với ba vấn đề liên quan đến nhau: (a) khái niệm về người đọc mô hình, (b) vấn đề về văn bản mở hay đóng, và (c) vấn đề về tương đối luận khái niệm.
________________________________________
Còn nữa….
Nguồn: Trifonas, Peter (1993). Conceptions of Text and Textuality: Critical Perspectives in Literary Theory from Structuralism to Poststructuralism, In Interchange, Vol. 24/ 4, 381-395, 1993. Kluwer Academic Publishers. Printed in the Netherlands.
Ghi chú
1. Hermeneutics is defined as the interpretation, in the common, and semiotic sense, where: “... the domain of its very exercise is very specific and, on the other hand .... it puts into play the relation of the text to the referent being particularly linked to the extra-linguistic data of the discourse and to the conditions of their production and their reading. As distinct from the semiotic approach by which, for example, the enunciation can be reconstructed according to a logico-semantic model built up from the text alone, hermeneutics brings in the socio-historical context, including that of contemporary understanding, and tries -- by this complex interplay – to separate out the receivable meanings: it thus presupposes, a philosophical reference position as evaluation criterion. (Greimas & Court6s, pp. 141-142)
2. Derrida (1974) speaks of the inflation of the "sign" (language) in scripted form and defines all language after "The Death of Speech" as written.
3. Operating on the premise that the calculated skill in decoding a text is equal to the calculated skill required to encode the message, relative to the uncertainty of the components. This is a dubious assumption because even the simplest of texts sometimes elude readers or vice versa.
4. The weltanschauung, or world view, poses problems for true translation between languages
because the end product is perceived as lacking approximation of the cultural content of one language as transferred to another.
5. William of Occam posited a theory of connotative terms, radical at the time, which renders the word as an artificial construct derived from conventionality and imposed upon the concept which is the "natural sign of the soul."
6. The affective and intentional fallacies of the New Critics contradict this line of argument. In essence, we have moved beyond this perspective in contemporary criticism.
7. Frow (1982) explains the nature of the literary frame: The text is closed and suspended, but as a constructional dement the frame is "internal" to the closure, and through it the text signifies difference, signifies what it excludes. (p. 27)
Tài liệu dẫn
Beck, I. L., & Carpenter, P. A. (1986). Cognitive approaches to understanding reading: Implications for instructional practise. In American Psychologist, 41(10), 1098-1105.
Bogdan, D. (1986). Virtual and actual forms of literary response. In Journal of Aesthetic Education, 20(2), 51-57.
Bogdan, D. (1989). From stubborn structure to double mirror: The evolution of Northrop Frye's theory of poetic creation and response. In Journal of Aesthetic Education, 3(2), 34--43.
Bogdan, D. (1990). From meditation to mediation: Breaking out of textual form. In D. Bogdan & S. Straw (Eds.), Beyond communication: Reading comprehension and criticism (pp. 139-166). Portsmouth, NH: Heinemann.
Bogdan, D. (1992). Re-educating the imagination: Toward a poetics, politics, and pedagogy of literary engagement. Toronto: Irwin.
Carroll, J. B., & Cassegrande, J. B. (1958). The function of language classification in behavior. In E. E. Mccoby, T. Newcomb, & E. L. Hartley (Eds.), Readings in social psychology (3rd ed., pp. 18-31). New York: Holt, Rinehart & Winston.
Cassidy, M. F. (1982). Toward integration: Education, instructional technology and semiotics. ECTJ, 30(2), 75-89.
Dasenbrock, R. W. (1991). Do we write the text we read? In College English, 53(1), 7-18.
Derrida, J. (1974). Of grammatology (G. C. Spivak, Trans.). Baltimore: John Hopkins University Press.
Dewey, J. (1916). Democracy and education. New York: Macmillan.
Dewey, J. (1925). Experience and nature. Chicago: Open Court.
Eco, U. (1976). A theory of semiotics. Bloomington: Indiana University Press.
Eco, U. (1979). The role of the reader: Explorations in the semiotics of texts. Bloomington: Indiana University Press
Eco, U. (1984). Semiotics and the philosophy of language. Bloomington: Indiana University Press.
Eco, U. (1989). On the medieval theory of signs. In U. Eco & M. Constantino (eds.) Foundations of semiotics. Philadelphia: John Benjamins Publishing.
Fish, S. (1980). Is there a text in this class? The authority of interpretive communities. Cambridge: Harvard University Press.
Prow, J. (1982). The literary frame. In Journal of Aesthetic Education, 16(2), 25-30.
Frye, N. (1957). Anatomy of criticism. Princeton: Princeton University Press.
Greimas, A. J., & Court6s, J. (1979). Semiotics and language: An analytical dictionary (L. Crist, D. Patte, J. Lee, E. McMahon 1I, G. Phillips, & M. Rengstorf, Trans.). Bloomington: Indiana University Press.
Hoffman, E. (1989). Lost in translation: A life in a new language. New York: Dutton.
Hunt, E. (1978). Mechanics of verbal ability. In Psychological Review, 85, 109-130.
Hunt, E. (1979). Intelligence as information processing concept. In Journal of British Psychology, 71, 449 - 474.
Hunt, E., & Agnoli, F, (1991). The Whorfian hypothesis: A cognitive psychological perspective. In Psychological Review, 98(3), 377-389.
Hunt, E., & Banaji, M. R. (1988). The Whorfian hypothesis revisited: A cognitive science view of linguistic and cultural effects on thought. In J. W. Berry, S. H. Irvine, & E. Hunt (Eds.), Indigenous cognition: Functioning in cultural context (pp. 57-84), Dordrecht, The Netherlands: Martinus Nijhoff.
Iser, W. (1978). The act of reading: A theory of aesthetic response. Baltimore: John Hopkins University Press,
Kristeva, L (1969). Semiotike. Paris: Seuil.
Mitias, M. (1982). The ontological status of the literary work of art. In Journal of Aesthet& Education, 16(4), 42-52.
Morris, C. (1946). Signs, language and behavior. New York: Prentice-Hall.
Peirce, C. S. (1931). Collected papers. Cambridge: Harvard University Press.
Piaget, J., & Inhelder, R. (1971). Mental imagery in the child. New York: Basic Books.
Rosenblatt, L. (1938). Literature as exploration. New York: Noble & Noble.
Rosenblatt, L. (1978). The Reader, the text, the poem: The transactional theory of the literary work. New York: Noble & Noble.
Strickland, R. (1990). Confrontational pedagogy and traditional literary studies. In College English, S2(3), 291-300.
Trifonas, P. (1992). Explorations in the semiotics of text: A method for the semiotic analysis of the picturebook. Unpublished master's thesis. University of British Columbia, Vancuver.
Ullian, J. (1991). Truth. In Journal of Aesthetic Education, 25(1), 57-65.
Whorf, B. L. (1956). Language, thought and reality: Selected writings of Benjamin Lee Whorf. New York: Wiley.
Wierzbicka, A. (1985). Different cultures, different languages, different speech acts. In Journal of Pragmatics, 9, 145-178.
Wollheim, R. (1991). The core of aesthetics. In Journal of Aesthetic Education, 25(1), 39-45.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét