Alfredo González-Ruibal
Người dịch: Hà Hữu Nga
Tóm tắt: Ý tưởng về nhà/ gia đình và lãnh thổ có thể là những hệ thống thay thế để cấu trúc xã hội đang làm xói mòn niềm tin truyền thống cho rằng dòng dõi, thị tộc và các hệ thống khác dựa trên các mối quan hệ thân tộc là nguyên tắc duy nhất có thể hình dung được của tổ chức xã hội trong các cộng đồng truyền thống. Khái niệm société à maison xã hội gia đình do Lévi-Strauss phát triển đang chứng tỏ là một công cụ hữu ích trong nhân học. Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ đưa ra được rất ít ví dụ về khảo cổ học. Theo định nghĩa của Lévi-Strauss và dựa trên các trường hợp dân tộc chí khác nhau của các xã hội dựa trên gia đình và lãnh thổ hơn là quan hệ thân tộc, chúng ta có thể xem xét trường hợp khảo cổ học Thời đại Đồ sắt Iberia.
Lévi-Strauss vượt khỏi Quan hệ Thân tộc
Claude Lévi-Strauss gắn liền với việc nghiên cứu các hệ thống thân tộc, một lĩnh vực nghiên cứu mà ông đã cống hiến nhiều công trình có ảnh hưởng. Mối quan tâm của ông về chủ đề này đã khiến ông phát hiện ra những dị thường trong một số xã hội đẳng cấp, không phù hợp với phân loại quan hệ thân tộc truyền thống. Để đối phó với những trường hợp dị thường này, ông đã phát triển khái niệm sociétés à maison xã hội gia đình, trong đó gia đình trở thành một nguyên tắc chủ chốt của tổ chức xã hội, mặc dù ông luôn coi xã hội gia đình là một kiểu quan hệ thân tộc khác (Lévi-Strauss, 1987, tr.151). Gần đây, ý tưởng về xã hội gia đình đã được một số tác giả, cả các nhà nhân học và các nhà khảo cổ học (Carsten và Hugh-Jones, 1995; Joyce và Gillespie, 2000) phục hồi lại. Mối quan tâm mới này không phải là không có các vấn đề: Khái niệm xã hội gia đình đã được áp dụng cho các nhóm theo chủ nghĩa bình quân hoặc có vẻ theo chủ nghĩa bình quân (Chesson, 2003; Rivière, 1995; Waterson, 1995); nó đã được sử dụng như một ý tưởng khá mơ hồ để nhấn mạnh tầm quan trọng của các cấu trúc trong gia đình (Borib, 2003); để gắn nhãn cho các xã hội, chẳng hạn như xã hội Maya cổ đại (Gillespie, 2000; Joyce, 2000), nơi mà sự liên quan của các gia đình so với quan hệ thân tộc không hoàn toàn rõ ràng (Houston và McAnnany, 2003, trang 36–38); và để mô tả đặc điểm của các nhóm, chẳng hạn như Israel thời Sơ kỳ Đồ đồng, nơi quan hệ thân tộc - nếu chúng ta căn cứ vào các bằng chứng văn liệu sau này - dường như đã chiếm ưu thế (Chesson, 2003). Trong các bối cảnh khác, chẳng hạn như ở Polynesia, các xã hội gia đình đã được các nhà khảo cổ học và nhân học nghiên cứu kỹ lưỡng và có kết quả thuyết phục hơn (ví dụ, Kahn và Kirch, 2004). Bằng bất kỳ cách này hay cách khác, tất cả các công trình này đều góp phần khai sáng vai trò chủ chốt của các gia đình để cấu trúc tổ chức xã hội trong các cộng đồng cổ đại (Gillespie, 2000, p.15; Tringham, 2000).
Tôi nghĩ rằng cần phải quay trở lại khái niệm này như đã được Lévi-Strauss định nghĩa lần đầu và giới hạn khả năng áp dụng của nó. Nếu không, việc mở rộng khái niệm có thể làm cho thuật ngữ này trở nên không có ý nghĩa. Như Gillespie (2000b, tr. 38–39) đã chỉ trích “Bị tước bỏ tất cả các phẩm chất khác biệt của nó, khái niệm gia đình của Lévi-Strauss đã đạt đến mức nó được dùng để chỉ bất kỳ nhóm tập hợp thân thuộc nào theo nghĩa chung của một lớp thuận tiện bao trùm.” Gia đình là một yếu tố tối quan trọng trong hầu hết các xã hội, nhưng không phải tất cả đều được tổ chức như xã hội gia đình. Định nghĩa nổi tiếng về gia đình trong xã hội gia đình do Lévi-Strauss (1982, tr. 174; 1991) đưa ra cho rằng đó là “một người có đạo đức nắm giữ một gia sản được tạo thành từ tài sản vật chất và phi vật chất tự tồn tại lâu dài thông qua việc truyền lại tên gọi của nó theo một dòng dõi hiện thực hoặc tưởng tượng, được coi là hợp thức miễn là tính liên tục này có thể tự biểu đạt bằng ngôn ngữ họ hàng hoặc quan hệ thân thuộc, và, thường thấy nhất là của cả hai”.
Lévi-Strauss đặt cơ sở lý thuyết của mình trên các công trình của Boas về người Kwakiutl. Franz Boas cảm thấy bối rối trước tổ chức thân tộc phức tạp của xã hội này, vốn thể hiện đồng thời các yếu tố mẫu hệ và phụ hệ. Ông đã viết một số bài cố gắng tháo gỡ những phức tạp của hệ thống ấy, đôi khi bảo vệ tính ưu việt của các nguyên tắc phụ hệ, đôi khi lại bảo vệ điều ngược lại. Cuối cùng, ông chọn sử dụng thuật ngữ địa phương numaym (hiện nay được đánh vần là numayma), thay vì dùng “thị tộc”, “bộ lạc”, “huyết thống” hoặc bất kỳ khái niệm nhân học nào khác mà ông hoặc những người khác trước đó đã sử dụng để chỉ đơn vị xã hội cơ bản của người Kwakiutl. Các danh hiệu cao quý, vật phẩm nghi lễ (mặt nạ, mũ đội đầu, các tác phẩm điêu khắc), và quyền lãnh thổ đối với săn bắt và đánh cá đã được truyền lại trong numayma (Lévi-Strauss, 1982, trang 167–168). Boas coi quần thể này là một dị thường độc đáo trong nhân học. Tuy nhiên, ông không nhận thấy những điểm tương đồng của người Kwakiutl với các xã hội khác, chẳng hạn như người Yurok ở California, được Kroeber nghiên cứu kỹ càng. Nhà nhân học này còn bị hoang mang bởi cấu trúc chính trị xã hội của họ, đến mức phủ nhận họ có bất kỳ tổ chức xã hội nào (Lévi-Strauss, 1982, tr. 172). Tuy nhiên, như Lévi-Strauss chỉ ra, “các thể chế hỗ trợ xã hội Yurok vẫn tồn tại: trước hết, chúng là năm mươi tư 'thị trấn' trong đó dân cư tự phân bố, và trên hết, trong mỗi thị trấn, đều có ‘các nhà’”(Lévi-Strauss, 1982). Cuối cùng, Lévi-Strauss nói, từ này đã lộ ra là: “nhà”. Đó cũng là từ phù hợp hơn với từ numayma của người Kwakiutl. Trong cả hai trường hợp người Kwakiutl và người Yurok, các nhà/ gia đình cấu thành các thực thể bổn phận và quyền lợi: mặc dù có sự liên quan, nhưng nhân học không dựa vào “kho vũ khí thể chế” của chúng với khái niệm nhà cùng với các khái niệm bộ lạc, làng, thị tộc hoặc dòng dõi (Lévi-Strauss, 1982, tr.173–174).
Lévi-Strauss cũng coi các xã hội khác mà hệ thống thân tộc của họ được định nghĩa là “phi tuyến”, như trong sociétés à maison xã hội gia đình: ở Polynesia, Indonesia, Melanesia và châu Phi cận-Sahara (Lévi-Strauss, 1991), cũng như châu Âu thời Trung cổ, Nhật Bản phong kiến và Hy Lạp cổ đại. Trên thực tế, nhà nhân học này đặc biệt dựa vào ví dụ của châu Âu để làm rõ xã hội gia đình là gì. Các gia đình châu Âu thời phong kiến, tập trung vào lâu đài hoặc trang viên (tài sản vật chất), họ chú trọng vào việc giành lấy và duy trì được tên tuổi và chức tước (tài sản phi vật chất), việc sử dụng các chiến lược thân tộc khác nhau để mở rộng gia đình/ ngôi nhà, các đặc quyền thế tập, v.v., là minh chứng rõ ràng cho cách thức hoạt động của một xã hội gia đình.
Trong tất cả các trường hợp đã đề cập, quan hệ họ hàng thiếu nghiêm khắc đặc trưng cho các hệ thống dựa chắc vào nó. Do đó, quan hệ họ hàng được thương lượng tích cực để có thêm quyền lực hoặc quyền kiểm soát kinh tế: các dòng họ mẫu hệ và phụ hệ có thể được các thành viên khác nhau trong nhà sử dụng một cách chiến lược. Việc sử dụng linh hoạt họ hàng và tập hợp phức tạp các nguyên tắc đối lập có thể dẫn đến khủng hoảng và căng thẳng trong các gia đình (Lévi-Strauss, 1982, tr.186), do đó gây ra sự chia rẽ trong một số hộ gia đình (Gillespie 2000a, tr.10, 2000b, tr. 33). Các xã hội gia đình, theo Lévi-Strauss (1987, tr.152, 187) coi gia đình như một cơ chế xã hội để làm biến chất quan hệ họ hàng. Điều đó đặc biệt rõ ràng ở những cộng đồng không tồn tại các chính thể (nhà nước) tập trung, phức tạp, nhưng ở đó các bất bình đẳng đang phát triển mạnh mẽ. Các gia đình, bắt đầu từ ngôn ngữ quan hệ họ hàng, với các tình trạng nô dịch xã hội của nó, tạo cơ hội để chuyển đổi nó và đạt được tốc độ kiểm soát cao hơn. Mặt khác, quan hệ họ hàng hư cấu mang một tầm quan trọng to lớn đối với các gia đình quý phái ở những nơi xa xôi như Indonesia hoặc Pháp thời Trung cổ: các anh hùng huyền thoại, thần thánh hoặc các chiến binh được phát minh ra có thể có nguồn gốc từ bất kỳ gia đình nào (Waterson, 1997, tr. 64).
Mặc dù Lévi-Strauss không nói rõ rằng các xã hội gia đình phải là các xã hội đẳng cấp, nhưng tất cả các ví dụ mà ông sử dụng, và chính định nghĩa về xã hội gia đình mà ông đưa ra, với sự nhấn mạnh vào tài sản - tôi muốn nói là “vốn”, theo Bourdieu (1979, 1984 , 1990) do đặc trưng phong nhiêu của nó (kinh tế, văn hóa, xã hội và biểu tượng) – rõ ràng cho thấy một tổ chức xã hội đẳng cấp (Gillespie, 2000b, tr. 38, 49). Tính phức tạp của các chiến lược gia đình để tích lũy của cải, địa vị, quyền lực hoặc tài sản, mà nhà nhân học người Pháp thường nhấn mạnh, chỉ có thể phù hợp với một trật tự đẳng cấp hoặc một hệ thống bình quân đang bị băng hoại (Lévi-Strauss, 1987, tr. 152) mà thực tế đã được một số tác giả ghi nhận (Gillespie, 2000a, p. 9). Waterson (1995), mặc dù đề xuất một định nghĩa lỏng lẻo hơn về “xã hội gia đình”, nhưng cũng kêu gọi đánh giá lại một cách chặt chẽ vai trò của các gia đình như là một thể chế nổi bật trong các xã hội đang trải qua những biến đổi xã hội sâu sắc, hướng tới các trạng huống đẳng cấp nhiều hơn. Cô và các nhà nhân học khác đã tập trung vào vai trò của các gia đình như một phương tiện để tự nhiên hóa các phân biệt đẳng cấp (Hugh-Jones, 1995; McKinnon, 1995).
Lévi-Strauss (1982, tr. 174) nói rằng các gia đình thể hiện sự thịnh vượng vật chất và phi vật chất, mặc dù ông đã tập trung phần lớn công trình ngắn gọn của mình vào xã hội gia đình, vào tài sản phi vật chất – tên tuổi, tước vị và các chiến lược họ hàng. Phương diện vật chất được thể hiện bằng các thánh tích, đồ gia truyền, vật phẩm nghi lễ, biểu hiệu quyền lực (quyền trượng, vũ khí, trang phục, đồ trang sức) (Joyce, 2000; Lillios, 1999), và tất nhiên, bằng chính gia đình. Một điều nghịch lý là Lévi-Strauss gần như hoàn toàn quên mất yếu tố vật chất quan trọng nhất trong các xã hội gia đình: gia đình như một cấu trúc vật chất (Carsten và Hugh-Jones, 1995, tr. 12). Các nghiên cứu sau đó đã khám phá tầm quan trọng của kiến trúc như một biểu tượng văn hóa quan trọng trong các xã hội gia đình (Cunningham, 1973; Gillespie, 2000a, b; Scarduelli, 1991; Waterson, 1995) và các xã hội dựa trên quan hệ họ hàng (ví dụ, Bourdieu, 1973; Preston Blier, 1987). Trong tất cả các xã hội truyền thống, các tòa dinh thự chứa đựng một cách ẩn dụ các nguyên tắc xã hội và vũ trụ học cơ bản (Tuan, 1977; Parker Pearson và Richards, 1994). Khi thiếu phương tiện khác để lưu giữ vốn biểu tượng (chữ viết), thì các gia đình chính là nền tảng tạo ra các thói quen và việc thể hiện các nguyên tắc xã hội trong các cộng đồng không có chữ viết (Cunningham, 1973, tr. 235).
Tóm lại, nếu chúng ta muốn dõi theo sociétés à maison xã hội gia đình trong các cộng đồng cổ đại, theo nghĩa ban đầu do Lévi-Strauss đề xuất, thì cần phải minh định một cách tuyệt đối các yếu tố sau: 1) Các hệ thống đẳng cấp, hoặc các xã hội đang trải qua những biến đổi xã hội lớn theo hướng tổ chức có thứ bậc hơn; 2) Các hệ thống dòng dõi hỗn hợp hoặc không rõ ràng; 3) Các gia đình phải là một yếu tố biểu tượng chủ chốt trong cộng đồng đang được đề cập. Chúng phải là trọng tâm của tất cả các hoạt động bình thường và phi thường, nhưng đặc biệt phải là trọng tâm của các nghi lễ và hiến tế, do đó bộc lộ các đặc điểm vật chất xác định chỉ ra sự liên quan biểu tượng của chúng; 4) Liên quan đến vấn đề thứ ba, cần lưu ý việc đầu tư mạnh mẽ vào các tòa nhà (với tư cách các công trình xây dựng) và sự khác biệt rõ ràng giữa các tòa nhà. Các tòa nhà phải là đấu trường cho sự cạnh tranh xã hội và điều này có thể được phản ánh trong tính hoành tráng và bằng các chất liệu uy tín gắn liền với các gia đình; 5) Sự tồn tại của các tước vị quý phái, danh tiếng lâu dài, v.v. Điều này có thể được dõi tìm thông qua chữ viết, hình vẽ trên tường, giáp trụ hoặc các biểu tượng được mô tả trong đồ dùng cá nhân hoặc các kiến trúc; 6) Vật gia truyền và các yếu tố đẳng cấp được kế thừa; 7) Các gia đình vượt khỏi các hệ thống quan hệ họ hàng truyền thống và cả dòng nội lẫn dòng ngoại đều có thể bị thao túng để tích lũy tài sản cho gia đình. Phụ nữ trong các xã hội gia đình thường đóng góp đáng kể về mặt tài sản hoặc quyền lực cho vốn của gia đình; 8) Mối liên quan lãnh thổ đối với việc xác định bản sắc tập thể, mặc dù không mang tính quyết định, nhưng cũng có thể chỉ ra loại tổ chức xã hội này; 9) Các tham chiếu rõ ràng đối với các gia đình với tư cách là đơn vị xã hội.
Phải thừa nhận rằng ít nhất hai yếu tố (hệ thống dòng dõi không rõ ràng và các tham chiếu rõ ràng đối với các gia đình) chỉ có thể tiếp cận đầy đủ thông qua dữ liệu văn bản, do đó cản trở khả năng áp dụng mô hình cho nhiều xã hội tiền sử. Các tham chiếu rõ ràng đối với các gia đình củng cố chắc chắn cho việc diễn giải và nhấn mạnh mối liên quan biểu tượng của các ngôi nhà. Tuy nhiên, việc vắng mặt các bằng chứng cụ thể này không hề có nghĩa là vắng mặt xã hội gia đình. Trong bài viết này, tôi sẽ xem xét chi tiết một ví dụ khảo cổ từ Iberia thời Đồ sắt - mà tôi đã khảo sát trong Luận văn Tiến sĩ của tôi (Gonzáblez-Ruibal, 2003a), theo những điểm đã đề cập ở trên.
Nghiên cứu Trường hợp: Không gian và Quan hệ Họ hàng ở Tây Iberia
Theo quan điểm địa lý, bán đảo Tây Iberia bao gồm bình nguyên Bắc Iberia (ở đây gọi là Meseta) ở phía đông, và các rìa miền núi của bán đảo ở phía bắc (Asturias) và tây bắc (Galiza, bắc Bồ Đào Nha). Các cộng đồng khác nhau sinh sống trong khu vực rộng lớn này – khoảng 200.000 km2 - vào cuối thời Đồ sắt. Người Gallaecians, Lusitanians và Bắc Asturians là những nhóm quan trọng nhất sống ở phía Bắc và Tây Bắc, trong khi người Nam Asturians, Vacceans, Vettons và Celtiberian là những người sống ở Meseta. Tất cả các nhóm này đều được các tác giả Hy Lạp và La Mã đề cập từ thế kỷ thứ 3 TCN trở đi (xem García Quintela, 2004), chẳng hạn như Polybius (200–114 TCN), Posidonius (135–151 TCN), Artemidorus (hoạt động vào khoảng năm 100 TCN). ) hoặc Strabo de Amasia - người đã viết một cuốn Địa lý đồ sộ vào thời Hoàng đế Augustus (cuối năm thứ nhất TCN – đầu năm thứ nhất CN), tập hợp công trình của các học giả trước đó. Strabo, nguồn chính của chúng tôi về người Gallaecia nói riêng, đã sử dụng dữ liệu từ giữa thế kỷ thứ 2 và đầu thế kỷ thứ 1 TCN (được các nhà địa lý, quan chức và binh lính phục vụ trong vùng thu thập), cũng như của chính ông lúc sinh thời. Thời kỳ này bao gồm ít nhiều từ năm 150 TCN đến năm 20 SCN, tức là thời tiền sử gọi là hậu kỳ Đồ sắt. Các nhà sử học và địa lý sau này, chẳng hạn như Florus hoặc Apianus (thứ 2 SCN), cũng cung cấp dữ liệu từ thế kỷ thứ 2 và thế kỷ thứ nhất TCN. Tất cả các nhóm được đề cập ở trên có thể được gắn nhãn là “Celtic" vì các ngôn ngữ họ nói và một số mối quan hệ văn hóa với các cộng đồng khác của vùng châu Âu ôn hòa.
Các nhóm người sống ở Meseta và các nhóm sống ở Tây bắc có hai văn hóa vật chất khác nhau, thể hiện ở các phong cách đồ gốm, các mô thức định cư, kiến trúc nhà cửa, vũ khí, v.v., khác nhau. Các nhóm người Meseta có một nền văn hóa vật chất tinh xảo hơn (bàn xoay gốm, và những ngôi nhà rộng rãi chắc chắn), giống với văn hóa vật chất Địa Trung Hải trong thời kỳ đó (và đặc biệt là với văn hóa vật chất của người Iberia); trong khi những người vùng Tây Bắc sống trong một thế giới vật chất bảo thủ hơn, bắt nguồn từ các truyền thống thời đại Đồ đồng trước đó - chẳng hạn như được thể hiện trong sự thịnh hành của đồ gốm nặn bằng tay, vũ khí cổ lỗ, nhiều ngôi làng nhỏ được phòng vệ và sự bảo lưu dày đặc các cụm túp lều tròn trong đó. Trong khi các nhóm người Meseta có ít khu định hơn nhưng lại rộng lớn hơn, thì người Gallaecians, ở phía tây bắc, lại sinh sống trên hàng nghìn ngọn đồi nhỏ có hào lũy bao quanh (khoảng 4000 địa điểm đã được phát hiện) và chỉ một vài thành trấn (oppida) lớn hơn. Ngoài các tác vật và các công trình kiến trúc, còn có một loại bằng chứng khác, đánh dấu sự phân biệt rõ ràng giữa Meseta và các dân tộc khu vực Tây Bắc: các bản văn khắc trên đá và đồng. Hầu hết các văn khác này đều có niên đại La Mã sớm (đầu thế kỷ 1 - đầu thế kỷ 2 SCN), khi các công trình kiến trúc bản địa đã trải qua nhiều biến đổi lớn, nhưng những công trình khác tồn tại trước khi có cuộc chinh phục hiệu quả vùng này - khoảng 100 năm TCN ở Meseta, 20 năm TCN ở vùng núi phía bắc và tây bắc. Các tài liệu quan trọng nhất, cho mục đích của bài viết này, cái gọi là tesserae hospitalis hiệp ước thân thiện được thiết lập giữa các cá nhân hoặc nhóm (gia đình, dòng họ, thị tộc và các làng đồi phòng thủ và được ghi trên một lá đồng. Các hiệp ước của người Gallaecians và Asturians đều có niên đại La Mã (sau năm 20 TCN), nhưng ở các dân tộc Meseta phía đông thì các tesserae hiệp ước được sử dụng rộng rãi chỉ trước khi có cuộc chinh phục của người La Mã. Tuy nhiên, ngay cả những tài liệu từ thời La Mã cũng có thể được coi là phản ánh phần nào các truyền thống bản địa.
Nếu chúng ta sử dụng các nghiên cứu văn khắc thời kỳ đầu của người La Mã (các văn khắc trên đá và các hiệp ước thân thiện) để lập bản đồ tổ chức xã hội, thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hai khu vực khác nhau, gần như trùng khớp với các khu vực địa lý và khảo cổ đã được chỉ ra: một khu vực trải dài qua vùng Meseta và các khu vực xung quanh nó, nơi một hệ thống dựa trên các gentilitates và gentes dòng họ và gia đình - được minh chứng cụ thể (Alarcão, 2003) và một hệ thống khác xuất hiện ở khu vực miền núi phía tây bắc (chủ yếu là Gallaecia), nơi có một hệ thống dựa trên các làng phòng thủ - castella, được biểu thị bằng biểu tượng với một chữ C ngược (Pereira Menaut, 1983). Các thuật ngữ Latin gentes và gentilitas, được sử dụng để mô tả các gia đình, dòng họ và thị tộc, chỉ ra rõ ràng sự tồn tại của một hệ thống xã hội dựa trên quan hệ họ hàng. Mặt khác, castellum có nghĩa là làng đồi phòng thủ, và nó dường như là một tham chiếu về nguồn gốc tương đương với gens hoặc gentilitas, thị tộc và dòng họ, do đó chỉ ra một hệ thống dựa trên lãnh thổ. Do sự mở rộng của cái gọi là văn hóa Celtiberia từ Đông sang Tây, nên sự lan truyền của hệ thống castella các làng phòng thủ có lẽ đã giảm đi nhiều nhất trong thời Trung kỳ đến Hậu kỳ Đồ sắt (thế kỷ 3 - 2 TCN). Do đó, giữa hệ thống dựa trên dòng họ và hệ thống dựa trên lãnh thổ, có thể thấy rõ một vùng đệm xuất hiện cả castella các làng phòng thủ và gentes các gia đình (Alarcão, 2003; Mangas và Olano, 1995, trang 18–20). Sự tồn tại của các dòng họ hoặc thị tộc trong khu vực Meseta cũng có thể được kiểm tra thông qua riêng dữ liệu khảo cổ học, nhờ vào sự tồn tại của nhiều nghĩa địa (từ thứ thế kỷ 4 đến thế kỷ 2 TCN), trong đó các ngôi mộ được sắp xếp thành các cụm, có thể theo tiêu chí quan hệ họ hàng. Ở Tây bắc không phát hiện được gì để có thể so sánh, vì không hề tìm thấy bất kỳ nghĩa địa nào. Điều này có thể liên quan thêm đến vai trò thứ yếu của các dòng họ và các quan hệ thân tộc nói chung đối với việc tổ chức xã hội ở người Gallaecian. Ở đây, người chết dường như phải hiện thân trong toàn bộ cảnh quan, bắt đầu từ chính nơi sinh sống: nhà cửa và các khu định cư là nơi ở của tổ tiên. Có thể, như ở người Toraja, việc đồng nhất với ngôi nhà mang lại cho cá nhân một kiểu bất tử (Waterson, 2003, tr. 36), mà trong các xã hội khác thì các ngôi mộ lại thực hiện điều đó. Giờ đây tôi sẽ tập trung vào khu vực tây bắc (Gallaecia), nơi mà hệ thống lãnh thổ dường như thay cho một xã hội dựa trên dòng dõi.
Lãnh thổ và Bộ lạc
Trong một thời gian dài, khảo cổ học về các cộng đồng thời Đồ sắt ở tây bắc Iberia (thế kỷ thứ 8 –1 TCN) hầu như không hề quan tâm đến các vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội. Khảo cổ học về cơ bản là một hoạt động văn hóa- lịch sử mang tính mô tả, tách rời khỏi các phát triển lý thuyết tại khắp mọi nơi ở châu Âu hoặc châu Mỹ. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 1980, việc nghiên cứu về các xã hội tiền sử muộn của tây bắc Iberia đã được tái tiếp thêm sinh lực rất nhiều, như được chứng minh bởi các công trình của Fernández-Posse và Sánchez-Palencia Ramos (1998), Brañas (2000), Parcero (2002, 2003), và Sastre Prats (2001, 2002). César Parcero lập luận rằng các quần thể dân cư thời Đồ sắt vào nửa sau thiên niên kỷ 1 TCN được tổ chức như một “xã hội anh hùng” phi giai cấp với phương thức sản xuất kiểu Giec manh, ngụ ý rằng tầm quan trọng của kinh tế gia đình ngày càng tăng trong cộng đồng (Gilman, 1995) . Xã hội anh hùng này là một hệ thống đẳng cấp mạnh thấm nhuần các giá trị quý tộc và trong đó hệ tư tưởng chiến tranh, quyền lực thế tập và tài sản (gia súc và châu báu) đóng một vai trò nổi bật. Các lý thuyết của Sastre, Fernández-Posse và những lý thuyết khác hoàn toàn trái ngược với lý thuyết của Parcero. Họ cho rằng kiểu tổ chức thịnh hành ở tây bắc Iberia trong thời Đồ sắt có thể được gán cho là xã hội nông dân, theo lý thuyết của Eric Wolf (1982) và các nhà nhân học khác. Như trong bất kỳ xã hội nông dân nào khác, các giá trị bình quân là cực kỳ quan trọng - các tác giả này đôi khi mô tả các cộng đồng tiền-La Mã là phân đoạn - và các gia đình hạt nhân đóng một vai trò xã hội và kinh tế nổi bật. Họ khẳng định rằng chiến tranh, nếu không muốn nói là hoàn toàn vắng mặt, thì ít nhất cũng là một thứ gì đó chắc chắn không quan trọng trong thời Đồ sắt địa phương. Theo các tác giả này, các bất bình đẳng chỉ phát triển sau khi người La Mã chiếm đóng khu vực ấy. Không giống như Parcero mô tả một quá trình thay đổi các hệ thống xã hội, có xu hướng phân cấp mạnh hơn trong suốt thiên niên kỷ 1 TCN, Sastre dường như đề xuất một thời Đồ sắt đồng nhất hơn, với sự chuyển đổi xã hội mạnh mẽ sau khi người La Mã đến. Tôi nghĩ rằng mô hình này là thiếu sót nhất vì lý do khảo cổ học (chủ yếu, số lượng khổng lồ các đồ trang sức và các yếu tố thứ bậc khác thấy ở Gallaecia) và vì các nguyên do nhân học (mô hình xã hội nông dân ban đầu được phát triển dựa trên những người nông dân từ các xã hội nhà nước hiện đại) và do đó, nó khó có thể chiếm phần lớn các cộng đồng tiền-La Mã ở tây bắc Iberia. Tuy nhiên, không phân biệt tính chất thứ bậc nhiều hay ít của các cộng đồng Gallaecia thời Đồ sắt, cả hai nhóm tác giả đều đồng ý rằng quan hệ họ hàng là nguyên tắc tổ chức xã hội chính. Do đó, Parcero (2003, tr. 271) cho rằng bóc lột xã hội bị hạn chế bởi quan hệ họ hàng, còn các đơn vị gia đình, chứ không phải cá nhân đã được cấu trúc theo thứ bậc. Gia đình cũng là những đơn vị kinh tế và xã hội quan trọng nhất đối với những người ủng hộ các chính thể bình quân, mặc dù trong trường hợp này, các gia đình không được cấu trúc theo thứ bậc. Mọi quan hệ trong làng đều được thiết lập bằng quan hệ họ hàng. Mặc dù thực tế không hề có dòng họ nào được ghi lại trong hồ sơ văn khắc ở nhóm người Gallaecians, nhưng hầu hết các tác giả vẫn nghĩ rằng họ có lẽ đã có một hệ thống dựa trên quan hệ họ hàng, vì “không nơi nào thấy có chính thể dựa trên lãnh thổ” (Brañas, 2000, tr. 16). Tuy nhiên, một số ví dụ dân tộc chí cho thấy khẳng định này - được phổ biến khá rộng rãi ở những người tiền sử - là sai và đồng thời giúp hiểu được các cách thức tổ chức xã hội mà những nhóm người này, mà với họ thì dòng họ là thứ yếu - ít nhất cũng không đáng được ghi trong các văn khắc.
Các nhà nhân học đã khám phá một số cộng đồng nhất định trong đó bản sắc xã hội được thiết lập thông qua một lãnh thổ hoặc địa điểm nhất định, thay vì thông qua các mối quan hệ họ hàng thực tế hoặc tưởng tượng. Ví dụ, ở người Pipikoro Đông Nam Á, việc tự-đồng nhất xảy ra thông qua việc xác định bản thân liên quan đến một địa phương hoặc khu vực lân cận cụ thể, hoặc theo một khuôn khổ đồng-nguồn gốc về phương diện lịch sử (Sørum, 2003, tr.90). Tình cảm gắn bó với nơi chốn hay không gian chính là nguồn gốc của việc đồng nhất tộc người: “một căn nguyên đồng nhất (tạo thành bản sắc) cá nhân” Sørum viết, “được sắp xếp thành một hình thái bản sắc nhóm dẫn đến ý thức bởi vai trò trung gian của làng như một địa điểm ẩn dụ của sự tụ họp ban đầu.” Nếu ngôi làng tạo ra một bản sắc tập thể, thì bằng cách xây dựng ngôi nhà, họ đã kiến tạo nên một địa phương hoặc một một địa điểm mà họ có thể gắn bó với nó về phương diện cá nhân (Sørum, 2003, tr. 92). Cũng ở Đông Nam Á, người Alor, như hầu hết các nhóm người Indonesia khác, đều sử dụng tổ chức không gian như một phương tiện chính để diễn giải tổ chức xã hội và để xác định bản sắc xã hội, ngay cả khi các dòng họ có vai trò liên quan ở đây. Không chỉ những ngôi nhà, mà toàn bộ cấu trúc của ngôi làng đều quan trọng trong tạo hình trật tự xã hội (Scarduelli, 1991). Vẫn ở châu Á, lãnh thổ có một tầm quan trọng tối cao ở Nhật Bản thời Trung cổ (Beillevaire, 1986, tr.483).
Châu Phi cho thấy một số ví dụ tương tự. Ở người Iraqw Tanzania (Thornton, 1980), ngôi làng chứ không phải quan hệ họ hàng, chính là nền tảng của toàn bộ tổ chức xã hội đối với nhóm gia đình: các nguyên tắc không gian – chứ không phải nguyên tắc đẳng cấp, “tài sản chung” hay nền kinh tế - tích hợp những các gia đình độc lập, những đơn vị sản xuất và tái sản xuất nhỏ nhất, thành các đơn vị chính trị và xã hội lớn hơn. Cũng ở Đông Phi, cấu trúc lãnh thổ của người Kaguru (Kenya) là cơ sở nền tảng cho trật tự văn hóa của họ. Những thay đổi trong trật tự không gian là những thay đổi có thể dẫn xã hội Kaguru đến chỗ tuyệt chủng (Beidelman, 1991). Vẫn ở Kenya, Moore (1986, tr. 23) đã chỉ ra rằng người Marakwet, về mặt lý thuyết được tổ chức theo thị tộc và dòng họ, ngay từ đầu đều xem xét kỹ lưỡng địa hình. “Theo kinh nghiệm của tôi,” Moore nói, “câu hỏi đầu tiên đối với một người lạ là ichono kornee, “Mày người làng nào?” Chỉ sau đó, thì mới quan tâm đến việc hỏi tên thị tộc …”
Mỹ Latinh cũng không nằm ngoài các xã hội dựa trên lãnh thổ. Rivière (1995) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôi nhà, khu định cư và cảnh quan làm tăng bản sắc xã hội ở người Panare thuộc Guyana. Đối với người Yurok ở Bắc Mỹ thì lãnh thổ là yếu tố quyết định chính tư cách thành viên nhóm (Lévi-Strauss, 1982, tr.172). Cuối cùng, một số xã hội truyền thống ở châu Âu có thể nói là được tổ chức thông qua các nguyên tắc lãnh thổ. Một ví dụ được nghiên cứu kỹ lưỡng là các xã hội nông dân hiện đại tây bắc Iberia (LisónTolosana, 1979). Nông dân Galicia đã cấu trúc các mối quan hệ xã hội của họ và thiết lập bản sắc tập thể của họ đối với ngôi nhà, lãnh thổ giáo xứ và cuối cùng, với comarca (quận) của họ. Thay vì thị tộc hay dòng họ, giáo xứ giúp cư dân ở đây tạo ra cảm giác thân thuộc và một hệ quy chiếu.
Lập luận chắc chắn để ủng hộ tư cách thành viên cộng đồng dân cư thay vì dựa trên quan hệ họ hàng có thật hoặc hư cấu ở Gallaecia cổ đại được đề cập ở trên về castella các làng đồi phòng thủ, thay vì gens và gentilitas các thị tộc và dòng họ. Do đó, một người Gallaecian vào thế kỷ 1 SCN đã xác lập danh tính của mình theo khuôn khổ sau: “Nicer, con trai của Clutosus, quê ở castellum làng đồi phòng thủ Cauriaca, thuộc populus hay civitas sắc dân hoặc lãnh thổ Albioni” (ERA 14 ). Ngược lại, một cá nhân từ Meseta - một sắc dân nam Asturian hoặc Celtiberian, đã viết trên bản văn khắc của mình: “Araus, con trai của Ablaecaenus, gentilitas dòng họ Desonci, thuộc gens thị tộc Zoelae” (CIL II 2633).
Castella các làng đồi phòng thủ được hưởng quyền tự trị đáng kể trong các tổ chức chính trị rộng lớn hơn (được người La Mã gọi là populi các phường hay civitates thị trấn. Họ có các vị thần thành hoàng riêng (Genium Castelli), được dựng bàn thờ để cúng kính. Các làng đồi phòng thủ với tư cách là một thể chế và personne morale nhân vật đạo đức có thể dựng lên các tượng đài cũng dành cho các vị thần bản địa hoặc thần linh La Mã. Đó là trường hợp của những ngôi đền thờ Iuppiter do làng đồi Aviliobris (CIRG I 66) và làng đồi Queledinus (Brañas, 2000, tr. 184) xây dựng. Chức năng tương tự được các gia đình, thị tộc hoặc bộ lạc thực hiện ở các vùng khác của Iberia. Mặc dù dữ liệu văn khắc là từ thế kỷ thứ nhất SCN, nhưng rất hợp lý khi nghĩ rằng những thực hành tương tự đã được thực hiện trước khi người La Mã đến đây. Lãnh thổ chính trị của các làng đồi phòng thủ rõ ràng không bị giới hạn trong bản thân các ngôi làng. Vời tư cách là các giáo xứ Galicia hiện đại, khu định cư này là trung tâm của một vùng lãnh thổ rộng lớn hơn, nằm dưới sự kiểm soát về kinh tế và chính trị của nó (Parcero, 2002). Các làng đồi phòng thủ có khá nhiều chủ quyền theo cả nghĩa kinh tế và chính trị, mặc dù các tổ chức siêu địa phương đã tồn tại, đặc biệt là ở miền nam Gallaecia, nơi các oppida (thành trấn) dẫn đến việc tổ chức lại toàn bộ cảnh quan vào hậu kỳ Đồ sắt, khiến các làng đồi nhỏ hơn phụ thuộc vào các thành trấn có tường thành bao quanh. Các thành trấn này cùng với lãnh thổ của mình được người La Mã gọi là civitates thị trấn, theo tổ chức riêng của họ. Kể cả nơi không có các oppida thành trấn, thì có thể đã có các tổ chức siêu địa phương dựa trên sự liên minh của một số làng đồi (Parcero, 2002). Trong mọi trường hợp, sự tồn tại của các nhóm sắc tộc hoặc các lãnh thổ lớn hơn đã được chứng thực bằng các bản văn khắc và các văn bản La Mã khác trên toàn vùng Gallaecia.
Sự tồn tại của các hiệp ước chính trị giữa các làng đồi được ghi lại thông qua các hiệp ước thân thiện nói trên. Những hiệp ước này thấy rõ hơn trong khu vực của các bộ lạc và dòng họ: đó là trường hợp của hiệp ước thân thiện được ký kết bởi gentilitates hai gia tộc lớn Desonci và Tridiavi, của bộ lạc Zoelae (CIL II 2633). Trong khu vực castella các làng đồi, các hiệp ước thường được thực hiện giữa cá nhân và gia đình, và một bên là castellum làng đồi, còn phía bên kia: ví dụ, tài liệu được ký giữa một bên là Tillegus và gia đình ông ta (vợ, con), và bên kia là làng đồi Toletus (IRPL 55). Một ví dụ sau đó là hiệp ước thân thiện được ký kết giữa một Thái thú La Mã và làng đồi Coeliobriga, vào đầu thế kỷ thứ 2 SCN (Ferro và Lorenzo, 1971). Các làng không bao giờ ký hiệp ước kiểu này trong khu vực các bộ lạc và dòng họ, nghĩa là tự thân khu định cư không được có bất kỳ quyền lực chính trị nào ở đó.
Do đó, một hệ thống lãnh thổ đã được chứng thực ở Gallaecia trong thời kỳ đầu thuộc La Mã, nhất thiết phải dựa trên một sự kiện bản địa trước đó. Tuy nhiên, việc có một tổ chức lãnh thổ không có nghĩa là một xã hội gia đình. Trên thực tế, mặc dù các gia đình có tầm quan trọng lớn ở hầu hết tây bắc Iberia, nhưng không phải bất kỳ nhóm nào cũng có thể dễ dàng được gắn nhãn xã hội gia đình. Do đó, ở phần lớn phía bắc Gallaecia cũng như ở những vùng núi và các vùng hẻo lánh nhất, các gia đình dường như có vai trò không đáng kể trong việc biểu dương và thỏa thuận quyền lực. Tôi khám phá ra một khu vực riêng tại Gallaecia, ở đó rất có thể đã xuất hiện mô hình xã hội gia đình.
____________________________________________
Còn nữa…
Nguồn: González-Ruibal, Alfredo (2006). House societies vs. kinship-based societies: An archaeological case from Iron Age Europe, In Journal of Anthropological Archaeology, No. 25 (2006) 144–173.
Tác giả: Alfredo González-Ruibal, chuyên gia nghiên cứu độc lập, tập trung vào khảo cổ học của quá khứ đương đại. Đặc biệt, ông quan tâm đến mặt tối của thế kỷ 20 và 21: chiến tranh, chủ nghĩa thực dân, chế độ độc tài và chủ nghĩa tư bản. Ông đã điều phối một dự án khảo cổ học về Nội chiến Tây Ban Nha và chế độ độc tài Franco (1936-1975) từ năm 2006. Ông cũng quan tâm đến các chiến lược vật chất của các cộng đồng vẫn kiên ngoan kháng cự hiện đại tính, toàn cầu hóa và nhà nước. Về phương diện này, ông đã tiến hành nghiên cứu các xã hội phi-hiện đại đang sống ở tây Ethiopia (2001-2010) và Brazil (2005-2008). Các dự án khảo cổ hiện tại của ông ở vùng Sừng Châu Phi (Ethiopia và Somali) cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa khảo cổ học tiền sử, lịch sử và đương đại, đồng thời khám phá nhiều hữu thể luận và thời tính trong dài hạn. Ông khẳng định mình “có kỹ năng rất cao trong việc không nhận tài trợ”.
Tài liệu tham khảo
Alarcão, J. de, 2003. A organização social dos povos de NW e Nda Península Ibérica nas épocas pré-romana e romana. Con-imbriga 42, 5–115.
Almagro-Gorbea, M., Álvarez-Sanchís, J., 1993. La Sauna de Ulaca:Saunas y baños iniciáticiáticos en el mundo céltico. Cuadernosde Arqueología de la Universidad de Navarra 1, 177–253.
Almeida, C.A.B. de, 1982. Castelo de Faria. Campanha de Escav-ações de 1981. Barcellos-Revista 1 (1), 79–88.
Almeida, C.A.F., Almeida, C.A.B., de Soeiro, T., Baptista, A.J.,1981. Escavações arqueológicas em Santo Estêvão da Facha. Câmara Municipal de Ponte de Lima, Ponte de Lima.
Álvarez Sanchís, J.R., 1999. Los Vettones. Real Academia de laHistoria, Historia.
Ares Vázquez, N., 1992. Os Cóporos do castro Cercio e os susar-ros indíxenas en dúas inscricións. Lucensia 2, 95–102.
Arias Vilas, F., Durán Fuentes, Ma.C., 1996. Museo do Castro deViladonga. Xunta de Galicia, Santiago de Compostela.
Arnold, B., 1999. Drinking the Feast: Alcohol and the Legitima-tion of Power in Celtic Europe. Cambridge ArchaeologicalJournal 9 (1), 71–93.
Balseiro, A., 1987. Aproximación a la orfebrería gallega: El tesoroBedoya. In: Alonso, V. (Ed.), Ferrolterra Galaico-romana. Concello de Ferrol, Ferrol, pp. 49–67.
Blanco, R., Mañana, P., Ayán, X., 2003. Archaeology of architec-ture: theory, methodology and analysis from landscapearchaeology. In: Blanco, R., Mañana, P. (Eds.), Archaeotecture: Archaeology of Architecture. British ArchaeologicalReports. International Series 1175, Oxford, pp. 17–39.
Beidelman, T.O., 1991. Containing time. Rites of Passage andMoral Space or Bachelard among the Kaguru (1957–1966).Anthropos 86, 443–461.
Beillevaire, P., 1986. Japón, una sociedad de casas. In: Burguière,A., Klapisch-Zuber, C., Segalen, M., Zonabend, F. (Eds.): Historia de la Familia 1. Alianza, Madrid, pp. 499–540.
Bermejo Barrera, J.C., 1978. La sociedad en la Galicia castreña.Follas Novas, Santiago de Compostela.
Bermejo Barrera, J.C., Mitología y mitos en la Galicia prerro-mana, I., 1994. Akal, Madrid.
Borib, D., 2003. Deep time metaphor. Mnemonic and apotropaicpractices at Lepenski Vir. Journal of Social Archaeology 3 (1),46–74.
Bourdieu, P., 1973. The Berber house. In: Douglas, M. (Ed.),Rules and Meaning. Penguin, SuVolk, pp. 98–110.
Bourdieu, P., 1979. La distinction: critique sociale du jugement.Éditions du Minuit, Paris.
Bourdieu, P., 1984. Distinction: a social critique of the judgementof taste. Harvard University Press, Cambridge, MA.
Bourdieu, P., 1990. The Logic of Practice. Stanford UniversityPress, Palo Alto.Bourdieu, P., 1997. Razones prácticas. Anagrama, Barcelona.
Brañas, R., 1995. Indíxenas e romanos na Galicia céltica Santiagode Compostela. Follas Novas.
Brañas, R., 2000. Deuses, héroes e lugares sagrados na Galicia Castrexa. Sotelo Blanco, Santiago de Compostela.
Bresc, H., 1986. La Europa de las ciudades y de los campos (s.XIII-XV). In: Burguière, A., Klapisch-Zuber, C., Segalen, M.,Zonabend, F. (Eds.), Historia de la Familia 1. Alianza Editorial, Madrid, pp. 287–344.
Brøgger, J., Gilmore, D.D., 1997. The matrifocal family inIberia: Spain and Portugal compared. Ethnology 26 (1),13–30.
Calo, F., 1994. A plástica da cultura castrexa galego-portuguesa.Fundación Pedro Barrié de la Maza, Conde de Fenosa, Cata-logación Arqueológica y Artística del Museo de Pontevedra,A Coruña.
Calo, F., Soeiro, T., 1986. Castro de Baroña. Campañas 1980/84.Arqueoloxía/Memorias, 6. Xunta de Galicia, Santiago deCompostela.
Carballo, L.X., 1994. Catálogo dos materiais arqueolóxicos domuseu do Castro de Santa Trega: Idade do Ferro. Padroadodo Monte de Santa Trega, A Guarda.
Cardozo, M., 1932. A última descoberta arqueológica na Citâniade Briteiros e a interpretação da “Pedra Formosa” (cont.).Revista de Guimarães 42(1–2), (3–4): 7–25 y 127–139.
Cardozo, M., 1976. Citânia de Briteiros e castro de Sabroso.Sociedade Martins Sarmento, Guimarães.
Caro Baroja, J., 1977. Los pueblos del norte. Txertoa, SanSebastián.Carsten, J., Hugh-Jones, S. (Eds.), 1995. About the House. Lévi-Strauss and Beyond. Cambridge University Press, Cambridge.
Chesson, M.S., 2003. Households, houses, neighborhoods andcorporate villages: modeling the Early Bronze Age as aHouse Society. Journal of Mediterranean Archaeology 16(1), 79–102.
Cunningham, C.E., 1973. Order in the Atoni house. In: Needham, R.(Ed.), Right and Left: Essays on Dual Symbolic Classification.University of Chicago Press, Chicago, London, pp. 204–238.
Cuvillier, J.-P., 1986. L’Europe Barbare. In: Burguière, A., Klap-pisch-Zuber, Ch., Segalen, M., Zonabend, F. (Eds.), Histoirede la famille, 1. Armand Colin, Paris, pp. 293–330.
Dietler, M., 1990. Driven by drink: the role of drinking in thepolitical economy of and the case of Early Iron Age France.Journal of Anthropological Archaeology 9 (4), 352–406.
Dietler, M., Herbich, I., 2001. Theorizing the feast. Rituals of consumption, commensal politics, and power in African contexts.In: Dietler, M., Hayden, B. (Eds.), Feasts. Archaelogical and Ethnographic Perspectives on Food, Politics and Power.Smithsonian Institution Press, Washington, London, pp. 65–114.
Dommesnes, L.H., 1998. Women, kinship, and the basis of powerin the Norwegian Viking age. In: Hays-Gilpin, K., Whitley,D.S. (Eds.), Reader in Gender Archaeology. Routledge, Lon-don, New York, pp. 337–345.
Earle, T., 1997. How Chiefs Come to Power. The Political Economy in Prehistory. Stanford University Press, Palo Alto.
Fernández-Posse, Ma.D., Sánchez-Palencia Ramos, F.J., 1998.Las comunidades campesinas en la cultura castreña. Trabajosde Prehistoria 55 (2), 127–150.
Ferro, J., Lorenzo, X., 1971. La tessera hospitalis de Castromao.Boletín Auriense 1, 9–15.
García Quintela, M.V., 2004. La organización socio-política delos populi del Noroeste de la Península Ibérica. Un estudio deantropología política histórica comparada. Trabajos de Arqueología del Paisaje, Laboratorio de Arqueología y For-mas Culturales, CSIC, Santiago de Compostela.
Gillespie, S.D., 2000. Rethinking ancient Maya social organization: replacing lineage with house. American Anthropologist 102 (3), 467–484.
Gillespie, S.D., 2000a. Beyond kinship. An introduction. In:Joyce, R.A., Gillespie, S.D. (Eds.), Beyond Kinship. Social and Material Reproduction in House Societies. University ofPennsylvania Press, Philadelphia, pp. 1–21.
Gillespie, S.D., 2000b. Lévi-Strauss Maison and société à maisons.In: Joyce, R.A., Gillespie, S.D. (Eds.), Beyond Kinship. Socialand Material Reproduction in House Societies. University of Pennsylvania Press, Philadelphia, pp. 22–52.
Gilman, A., 1995. Prehistoric European chiefdoms. Rethinking Germanic societies. In: Price, T.D., Feinman, G.M. (Eds.), Foundations of Social Inequality. MD University Press, Lan-ham, pp. 235–241.
González-Ruibal, A., 2003a. Arqueología del Primer Milenio a.C.en el Noroeste de la Península Ibérica. Unpublished Ph.D. dissertation, Departament of Prehistory, Complutense University of Madrid.
González-Ruibal, A., 2003b. Restoring ontological security: Roman and native objects in early Roman Gallaecia (NWIberia). In: Carr, G., Swift, E., Weeks J. (Eds.), TRAC 2002. Proceedings of the 12th Theoretical Roman Archaeology Congress. Oxbow, Oxford, pp. 30–47.
González-Ruibal, A., 2004a. Facing two seas Mediterranean and Atlantic contacs in the NW of Iberia in the 1st millennium BC. Oxford Journal of Archaeology 23 (3), 291–317.
González-Ruibal, A., 2004b. Artistic expression and material culture in Celtic Galicia. In: Arnold, B., Alberro, M. (Eds.), The Celts in the Iberian Peninsula. E-Keltoi, Lon, pp. 6, 113–166.
González-Ruibal, A., 2004c. Alén dos castros: o poboado daIdade do Ferro de Pena Redonda (Ponte-Caldelas). El Museode Pontevedra 58, 11–63.
Helms, M., 1988. Ulysses’ Sail. An Ethnographic Odyssey ofPower, Knowledge and Geographical Distance. PrincetonUniversity Press, Princeton.
Hill, J.D., 1995. Ritual and rubbish in the Iron Age in Wessex. British Archaeological Reports 252, Oxford.
Hingley, R., 1995. The Iron Age in Atlantic Scotland: Searchingfor the meaning of the substantial house. In: Hill, J.D., Cumb-erpatch, C.G. (Eds.), DiVerent Iron Ages. Studies on the Iron Age in Temperate Europe. BAR, International Series 602. Oxford, Tempus Reparatum, pp. 185–194.
Houston, S.D., McAnnany, P.A., 2003. Bodies and blood: critiquing social construction in Maya archaeology. Journal of Anthropological Archaeology 22 (1), 26–41.
Hugh-Jones, S., 1995. Inside-out and back-to-front: the androgynous house in Northwest Amazonia. In: Carsten, J., Hugh-Jones, S. (Eds.), pp. 226–252.
Jalhay, E., 1950. Uma jóia de oiro na Citânia de Sanfins. Brotéria50, 3–14.
Joyce, R.A., 2000. Heirlooms and houses: materiality andsocial memory. In: Joyce, R.A., Gillespie, S.D. (Eds.), Beyond Kinship. Social and Material Reproduction in House Societies. University of Pennsylvania Press, Phila-delphia, pp. 189–212.
Joyce, R.A., Gillespie, S.D. (Eds.), 2000. Beyond Kinship. Socialand Material Reproduction in House Societies. University of Pennsylvania Press, Philadelphia.
Kahn, J.G., Kirch, P.V., 2004. Ethnographie préhistorique d’une“societé à maisons” dans la vallée de ‘Opunhohu (Mo’orea,ˆles de la Société). Journal de la Société des Océanistes 119(2), 229–256.
Ladra, X.L., 2001. Os torques de prata da Cividade de Bagunte. Estudos Pre-Históricos 9, 111–122.
Ladra, X.L., 2002. Achega ao estudo contextual da ourivesaríacastrexa. Gallaecia 21, 177–192.
Lévi-Strauss, C., 1982. The Way of the Masks. Johnatan Cape,London.
Lévi-Strauss, C., 1987. Anthropology and Myth: Lectures 1951–1982. Blackwell, Oxford.
Lévi-Strauss, C., 1991. Maison. In: Bonte, P., Izard, M. (Eds.), Dictionnaire de l’ethnologie et de l’anthropologie. PressesUniversitaires de France, Paris, pp. 434–436.
Levy, J.E., 1999. Gender, power, and heterarchy in middle-level societies. In: Sweeley, T.L. (Ed.), Manifesting Power. Genderand the Interpretation of Power in Archaeology. Routledge,London, New York, pp. 62–78.
Lillios, K.T., 1999. Objects of Memory: The Ethnography and Archaeology of Heirlooms. Journal of Archaeological Method and Theory 6 (3), 235–262.
Lisón Tolosana, C., 1979. Antropología cultural de Galicia. Akal,Madrid.
Lorenzo, X., 1973. Metamorfosis de unha casa Castrexa. Trabalhos de Antropologia e Etnologia 22 (3), 225–229.
Lyons, D., 1996. The politics of house shape: round vs rectilineardomestic structures in Déla compounds, northern Cameroon. Antiquity 70, 351–367.
Luengo, J.M., 1950. Excavaciones arqueológicas en el castro y su necrópolis de Meirás (La Coruña). Informes y Memorias de la Comisaría General de Excavaciones Arqueológicas, 23, Madrid.
Luengo, J.M., 1979. El tesoro de Elviña y tres torques coruñeses. Trabajos de Prehistoria 36, 213–246.
Luis, M.L., 1997. O sedente de Pedrafita. Boletín Auriense 25, 37-50.
Mangas, J., Martino, D., 1997. Princeps Cantabrorum en unanueva inscripción. Gerión 15, 323–339.
Mangas, J., Olano, M., 1995. Nueva inscripción latina. Castella ycastellani del área astur. Gerión 13, 339–347.
McKinnon, S., 1995. Houses and hierarchy: the view from a South Moluccan society. In: Carsten, J., Hugh-Jones, S. (Eds.),pp. 170–188.
Mergelina, C., 1944–45. La citania de Santa Tecla. Boletín delSeminario de Estudios de Arte y Arqueología 37-39, 14-54.
Moore, H., 1986. Space, Text, and Gender. An Anthropological Study of the Marakwet of Kenya. Cambridge University Press, Cambridge.
Nelson, S.M., 1997. Gender in Archaeology. Analyzing Powerand Prestige. Altamira Press, Walnut Creek, London, New Delhi.
Oswald, A., 1997. A doorway on the past: practical and mysticconcerns in the orientation of roundhouse doorways. In: Gwilt, A., Haselgrove, C. (Eds.), Reconstructing Iron AgeSocieties. Oxbow Monograph 71. Oxford, pp. 87–95.
Parcero, C., 2002. La construcción del paisaje social en la Edaddel Hierro del Noroeste ibérico. Fundación Ortegalia, CSIC, Xunta de Galicia, Ortigueira.
Parcero, C., 2003. Looking forward in anger: social and politicaltransformations in the Iron Age of the north-western Iberianpeninsula. European Journal of Archaeology 6 (3), 267–289.
Parker Pearson, M., Richards, C., 1994. Architecture and order:approaches to social space. Routledge, London, New York.
Parker Pearson, M., 1999. Food, Sex and death: Cosmologies inthe British Iron Age with particular reference to East York-shire. Cambridge Archaeological Journal 9 (1), 43–69.
Peña Santos, A. de la, 1986. Yacimiento galaico-romano de SantaTrega (A Guarda, Pontevedra). Campaña de 1983. Arqueoloxía/Memorias 5. Xunta de Galicia, Santiago de Compostela.
Pereira Menaut, G., 1983. Las comunidades galaico-romanas. Hábitat y sociedad en transformación. In: Pereira Menaut, G.(Ed.), Estudos de Cultura Castrexa e Historia Antiga de Gali-cia. Universidade de Santiago de Compostela Instituto de Estudos Galegos Padre Sarmiento do CSIC, Santiago deCompostela, pp. 199–212.
Pérez González, C., Illarregui, E., 1992. Aproximación al conocimiento del conjunto arqueológico de Herrera de Pisuerga(Palencia). Papeles Herrerenses 1, 13–118.
Preston Blier, S., 1987. The anatomy of architecture: Ontologyand metaphor in Batammaliba architectural expression. Cambridge University Press, Cambridge.
Queiroga, F.R.M.V., 1992. War and the castros. Unpublished Ph.D. Thesis, Oxford University.
Rivière, P., 1995. Houses, places and people: community and continuity in Guiana. In: Carsten, J., Hugh-Jones, S. (Eds.), Aboutthe House. Lévi-Strauss and Beyond. Cambridge University Press, Cambridge, pp. 189–205.
Sastre Prats, I., 2001. Las formaciones sociales rurales de la Asturia romana. Ediciones Clásicas, Madrid.
Sastre Prats, I., 2002. Forms of social inequality in the Castro Culture. European Journal of Archaeology 5 (2), 213–248.
Scarduelli, P., 1991. Symbolic organization of space and socialidentity in Alor. Anthropos 86, 75–85.
Silva, A.C.F.da., 1986. A Cultura Castreja do Noroeste de Portugal. Câmara Municipal de Paços de Ferreira, Paços de Ferreira.
Silva, A.C.F.da., 1999. O Castro de Sanfins. Câmara Municipal de Paços de Ferreira, Paços de Ferreira.
Sørensen, M.L., 1999. Gender Archaeology. Polity Press, Cam-bridge, Oxford, Malden (MA).Sørum, A., 2003. Village, house and identity in pipikoro. In: Sparkes, S., Howell, S. (Eds.), The House in South-East Asia. A Changing Social Economic and Political Domain. Routledge-Courzon, London, New York, pp. 83–94.
Svenbro, J., 1988. Phrasikleia. Anthropologie de la lecture en Grèce Ancienne. La Découverte, Paris.
Thornton, R.J., 1980. Space, Time and Culture among the Iraqw of Tanzania. Academic Press, New York.
Tringham, R., 2000. The continuous house: a view from the deep past. In: Joyce, R.A., Gillespie, S.D. (Eds.), Beyond Kinship. Social and Material Reproduction in House Societies. University of Pennsylvania Press, Philadelphia, pp. 115–134.
Trocolli, R., 1999. Women leaders in North American societiesInvisible women of power. Gender and the interpretation of power in archaeology. In: Sweeley, T.L. (Ed.), Manifesting Power. Routledge, London, New York, pp. 49–61.
Tuan, Y-F., 1977. Space and Place. The Perspective of Experience. Arnold, London.
Untermann, G., 1965. Elementos de un atlas antroponímico de laPenínsula Ibérica, Bibliotheca Praehistorica Hispana 7, Madrid.
Viana, A., 1963. Cividade de Âncora. Sua importância-explo-rações de 1960 e 1961. Lucerna 3. Cadernos de Arqueologiado Centro de Estudos Humanísticos. Actas do II Colóquio Portuense de Arqueologia, vol. III, Porto, pp. 167–178.
Villa Valdés, A., 2002. Sobre la secuencia cronoestratigráWca delos castros asturianos (ss. VIII a. C.–II d. C.). Trabajos de Pre-historia 59 (2), 149–162.
Waterson, R., 1990. The Living House. An Anthropology of Architecture in South-East Asia. Oxford University Press,Singapore.
Waterson, R., 1995. Houses and hierarchies in island Southeast Asia. In: Carsten, J., Hugh-Jones, S. (Eds.), About the House. Lévi-Strauss and Beyond. Cambridge University Press, Cam-bridge, pp. 47–68.
Waterson, R., 1997. The contested landscapes of myth and historyin Tana Toraja. In: Fox, J.J. (Ed.), The Poetic Power of Place. Comparative Perspectives on Austronesian Ideas of Locality. The Australian National University, Canberra, pp. 63–90.
Waterson, R., 2003. The inmortality of the house in Tana Toraja. In: Sparkes, S., Howell, S. (Eds.), The House in South-East Asia. A Changing Social, Economic and Political Domain. Routledge Curzon, London, New York, pp. 34–52.
Webster, G.S., 1998. A Prehistory of Sardinia. 2300–500 BC.Monographs on Mediterranean Archaeology 5. She Yeld University Press, She Yeld.
Wolf, E., 1982. Los campesinos. Barcelona, Labor.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét