Marshall D. Sahlins
Người dịch: Hà Hữu Nga
Với mục tiêu sống của mình, những người dân bản địa trên các đảo Thái Bình Dương đã vô tình trao tặng cho các nhà nhân học một món quà khoa học hào phóng: một loạt thực nghiệm mở rộng về thích nghi văn hóa và phát triển tiến hóa. Họ đã nén chặt các thể chế của mình trong giới hạn của các vòng đảo san hô cằn cỗi, trải ra trên các đảo núi lửa, sáng tạo bằng thứ phương tiện mà lịch sử mang lại cho họ những nền văn hóa thích nghi với các sa mạc Úc, những ngọn núi và bờ biển ấm áp của New Guinea, những khu rừng mưa của quần đảo Solomon . Từ những thổ dân Úc, sinh tồn bằng săn bắt và hái lượm là bản sao đại lược đời sống văn hóa hậu kỳ Đá cũ, đến các thủ lĩnh địa lớn ở Hawaii, nơi xã hội tiếp cận với các cấp độ hình thành chiếc nôi của các nền văn minh cũ, mà hầu hết mọi giai đoạn lớn trong quá trình văn hóa nguyên thủy đều được minh họa bằng các ví dụ cụ thể.
Nơi mà văn hóa làm thí nghiệm như vậy thì nhân học tìm được các phòng thí nghiệm của nó - thực hiện được các so sánh của nó.1
Ở nam và đông Thái Bình Dương, hai khu vực văn hóa tương phản từ lâu đã gợi lên mối quan tâm về nhân học: Melanesia, bao gồm New Guinea, Bismareks, Solomons, và các nhóm đảo ở phía đông Fiji; và Polynesia, bao gồm phần chính của chùm tam giác địa giữa New Zealand, Đảo Phục Sinh và Quần đảo Hawaii. Trong và xung quanh Fiji, Melanesia và Polynesia có sự đan xen về văn hóa, nhưng phía tây và phía đông nơi giao nhau của hai khu vực tạo ra sự tương phản lớn trong một số lĩnh vực: tôn giáo, nghệ thuật, nhóm thân tộc, kinh tế, tổ chức chính trị. Các khác biệt càng đáng kể so với những điểm tương đồng cơ bản mà từ đó chúng xuất hiện. Melanesia và Polynesia đều là những vùng nông nghiệp, trong đó nhiều loại cây trồng giống nhau - như khoai mỡ, khoai môn, quả bánh mỳ, chuối và dừa - từ lâu đã được canh tác bằng nhiều kỹ thuật tương tự. Một số nghiên cứu ngôn ngữ học và khảo cổ học xuất trình gần đây thực sự cho thấy rằng các nền văn hóa Polynesia bắt nguồn từ một vùng nôi phía đông Melanesia trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.2 Tuy nhiên, trong các biên niên sử nhân học, người Polynesia đã trở nên nổi tiếng với các hình thức cấp bậc và địa vị thủ lĩnh phức tạp, trong khi hầu hết các xã hội Melanesia đã chấm dứt bước tiến về phương diện này ở mức độ thô sơ hơn.
Tuy nhiên, rõ ràng là không chính xác khi tạo ra sự tương phản chính trị trong các khuôn khổ khu vực-văn hóa rộng lớn. Bên trong khu vực Polynesia, một số hòn đảo, chẳng hạn như Hawaii, Quần đảo Society và Tonga, đã phát triển xung lượng chính trị chưa từng có. Mặt khác, không phải tất cả các chính thể Melanesia, đều bị hạn chế và bị cắt cụt trong quá trình tiến hóa của họ. Ở New Guinea và các khu vực lân cận phía tây Melanesia, các nhóm chính trị nhỏ và có trật tự lỏng lẻo lại rất nhiều, nhưng ở miền đông Melanesia, New Caledonia và Fiji, chẳng hạn, tình trạng tương tự Polynesia trở nên phổ biến. Sự phát triển chính trị ở nam Thái Bình Dương có độ dốc từ tây sang đông hơn là một cấp số lượng tử, giống như từng bước.3 Tuy nhiên, khá rõ ràng khi so sánh các cực của miền liên tục này, tình trạng kém phát triển của Melanesia phía tây so với các thủ lĩnh địa Polynesia lớn hơn. Mặc dù so sánh như vậy không làm cạn kiệt biến thiên tiến hóa, mà lại xác lập một cách công bằng phạm vi thành tựu chính trị tổng thể trong hệ văn hóa Thái Bình Dương này.
Có thể đo lường theo nhiều chiều, nhưng sự tương phản giữa các chính thể Polynesia phát triển và các chính thể Melanesia kém phát triển ngay lập tức gây ấn tượng về những khác biệt quy mô. Hogbin H.Ian và Camilla Wedgwood kết luận, từ một cuộc khảo sát về các xã hội Melanesia (chủ yếu là miền tây rằng các tổ chức chính trị độc lập, có trật tự trong khu vực thường bao gồm bảy mươi đến ba trăm người; công trình gần đây hơn ở vùng Cao nguyên New Guinea cho thấy các nhóm chính trị lên đến một nghìn, đôi khi vài nghìn người.4 Nhưng ở Polynesia, các nhóm có chủ quyền từ hai nghìn đến ba nghìn là những thủ lĩnh địa thông thường và tiên tiến nhất, như ở Tonga hoặc Hawaii, có thể chắc chắn là mười nghìn, thậm chí hàng chục nghìn.5 Các khác biệt về phạm vi lãnh thổ: từ một vài dặm vuông ở miền tây Melanesia tới hàng chục, thậm chí hàng trăm dặm vuông ở Polynesia đang thay đổi từng bước với những khác biệt như vậy về quy mô của chính thể.
Tiến bộ của người Polynesia về quy mô chính trị được hỗ trợ bởi tiến bộ của Melanesia về cấu trúc chính trị. Melanesia thể hiện một loạt các hình thức chính trị - xã hội: ở đây tổ chức chính trị dựa trên các nhóm có nguồn gốc phụ hệ, dựa trên các nhóm họ hàng, hoặc các hội sở của nam giới tuyển dụng thành viên láng giềng, dựa trên một hội kín mang tính nghi lễ, hoặc có thể dựa trên một sự kết hợp nào đó của các nguyên tắc cấu trúc này. Tuy nhiên, có thể có một bình đồ tổng thể. “Bộ lạc” tây Melanesia đặc trưng, tức là thực thể văn hóa-tộc người, bao gồm nhiều nhóm dân cư-thân tộc tự trị. Tính trên thực tế đối với một làng nhỏ hoặc một cụm cư dân địa phương, thì mỗi cụm này là một bản sao của các cụm khác về tổ chức, mỗi cụm đều có xu hướng tự quản về kinh tế, và mỗi cụm đều bình đẳng về vị thế chính trị. Bình đồ bộ lạc là một trong những phân đoạn không được tích hợp về phương diện chính trị - mà mang tính phân đoạn. Nhưng hình học chính trị ở Polynesia là hình tháp. Các nhóm địa phương của trật tự các cộng đồng Melanesia tự quản xuất hiện ở Polynesia như là các bộ phận của một cơ thể chính trị toàn diện hơn. Các đơn vị nhỏ hơn được tích hợp thành các đơn vị lớn hơn thông qua một hệ thống đẳng cấp giữa các nhóm và mạng lưới các thủ lĩnh đại diện của các bộ phận trở thành một cấu trúc chính trị phối hợp. Vì vậy, thay vì lược đồ các khối chính trị nhỏ, tách biệt và bình đẳng của người Melanesia, thì chính thể Polynesia lại là một kim tự tháp rộng lớn gồm các nhóm được giới hạn bởi gia đình và đi theo một thủ lĩnh tối cao. (Kết cục chính trị này của người Polynesia thường, chứ không phải luôn luôn, được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự phát triển của các dòng dõi theo đẳng cấp. Được Kirchhoff gọi là thị tộc hình nón, có thời điểm được Firth gọi là chi, và Goldman gọi là dòng dõi vị thế, dòng dõi đẳng cấp của người Polynesia về nguyên tắc là tương tự, giống như cái gọi là hệ thống obok phân bố rộng rãi ở Trung Á, và ít nhất nó cũng tương đồng với thị tộc của người Scotland, thị tộc của người Trung Quốc, một số hệ thống dòng dõi Bantu Trung Phi, các nhóm-nhà của người da đỏ Bờ biển Tây Bắc, thậm chí có thể là các “bộ lạc” của người Israel.6 Đẳng cấp theo phả hệ là đặc điểm khác biệt của nó: các thành viên trong cùng một đơn vị huyết thống được xếp hạng theo khoảng cách phả hệ so với tổ tiên chung; các dòng cùng nhóm trở thành các chi trưởng và chi thứ theo nguyên tắc này; các dòng dõi liên quan lại được tiếp tục xếp hạng tương đối, theo cấp độ trưởng thứ của phả hệ.)
Đây là một tiêu chí khác của tiến bộ chính trị Polynesia: đặc tính lịch sử. Hầu hết tất cả các dân tộc bản địa ở Nam Thái Bình Dương đã trưởng thành trước áp lực văn hóa khắc nghiệt của châu Âu vào cuối thế kỷ mười tám và thế kỷ mười chín. Tuy nhiên, chỉ người Hawaii, Tahitians, Tongans và ở mức độ thấp hơn là người Fiji, đã tự vệ thành công bằng cách phát triển các nhà nước đối trọng, do người bản địa kiểm soát. Hoàn toàn bằng các chính phủ công và luật công, các vị quân chủ và các sắc thuế, các bộ trưởng và tay chân, các quốc gia ở thế kỷ 19 này là bằng chứng cho thiên tài chính trị Polynesia bản địa, cho trình độ và tiềm năng của những thành tựu chính trị bản địa.
Thấm đẫm trong các khác biệt lớn về quy mô chính trị, cấu trúc và đặc tính là một sự tương phản mang tính cá nhân hơn, một sự tương phản về phẩm chất lãnh đạo. Một kiểu nhân vật lãnh đạo đặc biệt về phương diện lịch sử, kiểu người “Kẻ Cả” (Big-man) như ông ta thường mang phong cách địa phương, xuất hiện trong môi trường kém phát triển của Melanesia. Một kiểu khác, được gọi một cách chính xác là một thủ lĩnh, gắn liền với sự tiến bộ của người Polynesia.7 Vậy thì đây là những kiểu xã hội học riêng biệt, có nghĩa là, những khác biệt về quyền lực, đặc quyền, các quyền, bổn phận và nghĩa vụ của các Kẻ Cả Melanesia và các thủ lĩnh Polynesia được tạo ra bởi các bối cảnh xã hội phân rẽ mà họ hoạt động. Tuy nhiên, những khác biệt về thể chế không thể giúp đỡ mà cũng chỉ biểu hiện bằng những khác biệt về tính cách, ngoại hình và cách thức – gói gọn bằng từ cá tính. Đó có thể là một khởi đầu tốt để so sánh xã hội học chặt chẽ hơn về cương vị lãnh đạo với một bản phác thảo ấn tượng hơn về sự tương phản trong chiều kích con người. Ở đây, tôi thấy hữu ích khi áp dụng các đặc điểm mô tả - hay là biếm họa? - từ lịch sử của chính chúng ta đến những Kẻ Cả và các thủ lĩnh, tuy nhiên điều này gây nhiều bất công đối với các nền cảnh lịch sử có một không hai của người Melanesia và người Polynesia. Nhân vật Kẻ Cả Melanesia có vẻ rất trưởng giả, vì vậy gợi nhớ đến con người cá nhân thô kệch, suồng sã và táo gan trong di sản của chúng ta. Ông kết hợp thái độ ra vẻ quan tâm đến phúc lợi chung, với một mánh khóe xảo quyệt tư lợi và tính toán kinh tế sâu xa hơn. Ánh mắt của ông ta, như Veblen có thể đã nói, không hề lay chuyển trước cơ hội chính. Mọi hành động công khai của ông đều được thiết kế để tạo ra một sự so sánh cạnh tranh và ác cảm với những kẻ khác, để thể hiện vị thế đứng trên quần chúng là sản phẩm do cá nhân ông tạo ra. Tuy nhiên, bức tranh biếm họa lịch sử của vị thủ lĩnh Polynesia lại mang tính phong kiến hơn là tư bản. Vẻ ngoài, thái độ của ông gần như là vương giả; rất có thể ông ta chỉ hệt như một Kẻ Cả - “Bạn không thấy ông ta là một thủ lĩnh sao? Hãy xem ông ta kẻ cả đến mức nào?”8 Trong mỗi hành động công khai của ông ta đều thể hiện những tinh xảo của ăn học, theo cách của kẻ quyền cao chức trọng, dòng dõi trâm anh và quyền cai trị không thể chối cãi. Với vị thế không có quá nhiều thành tích cá nhân mà chỉ là một ân huệ xã hội, ông ta có đủ khả năng để trở thành, và ông ta, trong từng li một đã trở thành thủ lĩnh.
Ở một số bộ lạc Melanesia, nơi các Kẻ Cả được khảo sát nhân học, những khác biệt về văn hóa địa phương làm thay đổi cách thể hiện quyền lực cá nhân của họ.9 Nhưng phẩm chất biểu thị của quyền uy Kẻ Cả ở mọi nơi đều giống nhau: đó là quyền lực cá nhân. Các Kẻ Cả không đến văn phòng; họ không kế vị, cũng không được đặt vào các vị trí lãnh đạo hiện có đối với các nhóm chính trị. Việc đạt được vị thế Kẻ Cả đúng hơn là kết quả của một loạt các hành vi nhằm nâng cao một người lên trên bầy đàn chung và thu hút về quanh ông ta một nhóm gồm những kẻ trung thành, nhưng kém cỏi hơn. Sẽ không chính xác khi nói về “Kẻ Cả” như một chức vị chính trị, vì nó chỉ là một vị thế được thừa nhận trong các mối quan hệ liên-cá nhân - một “hoàng tử giữa đám phàm phu” để nói ngược lại với “Hoàng tử của đám Đan Mạch”. Trong các bộ lạc Melanesia, cụm từ có thể là “Kẻ đàn anh” hoặc “Kẻ anh hào”, “Kẻ hào phóng”, “Kẻ Trùm” (center-man), hoặc “Kẻ Cả”.
Một loại quyền uy hai mặt được ngụ ý trong loạt cụm từ này, đó là sự phân chia lĩnh vực ảnh hưởng của một Kẻ Cả thành hai khu vực riêng biệt. “Kẻ Trùm” đặc biệt có nghĩa là một nhóm người tập hợp quanh một kẻ có ảnh hưởng. Về mặt xã hội, nó ngụ ý sự phân chia bộ lạc thành các nội-nhóm chính trị do những nhân cách nổi bật thống trị. Đối với nội-nhóm, Kẻ Cả xuất trình loại hình ảnh sau đây:
Vị trí của kẻ đứng đầu trong nhóm theo khu vực [ở phía bắc Malaita] được tóm tắt rất rõ bằng chức vị của ông ta, có thể được dịch là “Kẻ Trùm”… Ông ta giống như một cây đa, người bản xứ giải thích, mặc dù là lớn nhất và cao nhất trong rừng, nhưng vẫn là một cái cây như mọi cây rừng còn lại. Nhưng, chỉ vì nó vượt trội hơn tất cả những kẻ khác, nên cây đa đã hỗ trợ cho nhiều dây leo và cây leo hơn, có nhiều thức ăn hơn cho chim và bảo vệ kẻ khác khỏi mưa nắng tốt hơn.10
Nhưng “Kẻ anh hào” lại có nghĩa là một lĩnh vực bộ lạc rộng lớn hơn, trong đó một kẻ không hoàn toàn đúng nghĩa là thủ lĩnh vì ông ta là một loại anh hào. Đây là phương diện mà Kẻ Cả đối mặt nhân danh phe phái của mình, vị thế của ông ta giữa một số hoặc tất cả các tập hợp chính trị khác của bộ lạc. Chính trị quyển của Kẻ Cả tự chia thành một khu vực nội bộ nhỏ bao gồm các vệ tinh cá nhân của ông ta - hiếm khi trên 80 người - và khu vực bên ngoài rộng lớn hơn nhiều, nhóm tinh hoa Ngân hà bộ lạc bao gồm vô số chòm tinh vân tương tự.
Khi chuyển từ khu vực nội bộ ra khu vực bên ngoài, quyền lực của một Kẻ Cả trải qua sự thay đổi về chất. Trong nội phe của mình, một thủ lĩnh Melanesia có khả năng chỉ huy thực sự, ra bên ngoài chỉ còn danh tiếng và ảnh hưởng gián tiếp. Không phải Kẻ Trùm cai trị phe của ông bằng sức mạnh vật chất, nhưng những người theo ông cảm thấy có nghĩa vụ phải tuân thủ ông, và ông ta thường có thể đạt được những gì mình muốn bằng cách thuyết phục họ - những lời nói công khai thực sự thường được các Kẻ Trùm sử dụng đến mức chúng đã được tạo thành phong cách “harangue-utans” huyênh hoang, rỗng tuyếch. Tuy nhiên, các quỹ đạo của những kẻ ngoại lại được thiết lập bởi những Kẻ Trùm của chính họ. “Tự đi mà mần. Choa nỏ phải kẻ ngu của ôông,” luôn là phản ứng đặc trưng đối với mệnh lệnh do một Kẻ Trùm ban ra cho một kẻ ngoại ở dân Siuai.11 Sự phân mảnh quyền uy thực sự này cho thấy những khó khăn chính trị đặc biệt, nhất là trong việc tổ chức đông đảo quần chúng để theo đuổi những mục đích tập thể như chiến tranh hoặc nghi lễ. Các Kẻ Cả kích động hành động quần chúng, nhưng chỉ bằng cách thiết lập cả các mối quan hệ cá nhân đặc biệt, có danh tiếng sâu rộng bằng ép buộc hoặc có đi có lại với những Kẻ Trùm khác.
Chính trị là sự xúi giục cá nhân chính yếu trong các xã hội Melanesia này, và quy mô phe nhóm của một thủ lĩnh cũng như mức độ nổi tiếng của ông ta thường được thiết lập bằng sự cạnh tranh với những người đàn ông đầy tham vọng khác. Ít có hoặc không có loại quyền uy nào được trao cho theo quy định của xã hội: cương vị lãnh đạo là tạo lập ra - tạo lập ra sự tòng phục. “Những kẻ tòng phục”, như người Kapauku ở New Guinea viết, “đại diện cho các mối quan hệ khác nhau với vị thủ lĩnh. Việc họ tuân theo các quyết định của thủ lĩnh là do động cơ phản ánh các mối quan hệ cụ thể của họ với thủ lĩnh.12 Vì vậy, một người đàn ông phải được chuẩn bị để chứng tỏ rằng anh ta có các loại kỹ năng khiến người ta phải kính trọng – các quyền năng ma thuật, năng lực làm vườn, thành thạo phong cách thuyết phục, có lẽ là cả dũng cảm trong chiến tranh và trả thù.13 Thường là lợn, tiền vỏ sò, thực phẩm rau quả, và phân phối chúng theo những cách thức có thể gây dựng tên tuổi nhờ sự hào phóng vô tư, nếu không phải vì lòng nhân ái. Việc gây dựng phe cánh được thực hiện bằng sự trợ giúp riêng tư không chính thức cho những con người thuộc một địa phương. Đẳng cấp và danh tiếng của bộ lạc được phát triển bằng những món quà công khai tuyệt vời được một Kẻ Cả đang lên tài trợ, thường nhân danh phe cánh cũng như bản thân ông ta. Ở các bộ lạc Melanesia khác nhau, việc phân phối quà cáp công khai để tạo dựng danh tiếng có thể xuất hiện như một mặt của việc trao đổi lợn bị trì hoãn giữa các nhóm thân tộc hợp nhất; dàn xếp hôn nhân cho người thân của cô dâu; tổ chức hàng loạt tiệc tùng liên quan đến việc xây dựng dinh cơ của một Kẻ Cả, hoặc một hội quán cho bản thân và phe nhóm của ông ta, hoặc tiệc mừng do mua được các đẳng cấp cao hơn trong các hội kín; việc tài trợ cho một lễ thức tôn giáo; một khoản thanh toán trợ cấp và bồi thường xương máu cho các đồng minh quân sự; hoặc có lẽ quà tặng là một thử thách mang tính nghi lễ được ban tặng cho một thủ lĩnh khác trong nỗ lực tỏ ra hài lòng và do đó ban phát đẳng cấp cao hơn cho ông ta (như một potlatch, quà biểu).
Tuy nhiên, việc tạo dựng phe cánh này thực sự là cách tạo ra Kẻ Cả Melanesia. Điều thiết yếu là phải thiết lập các mối quan hệ về lòng trung thành và bổn phận đối với một số người sao cho việc sản xuất của họ có thể được huy động để phân phối ra bên ngoài nhằm tạo dựng danh tiếng. Phe phái càng lớn thì danh tiếng càng lớn; một khi xung lượng phân phối ra bên ngoài đã được tạo ra thì điều ngược lại cũng có thể đúng. Bất kỳ người đàn ông tham vọng nào có thể quy tụ được một nhóm ủng hộ thì đều có thể khởi động một sự nghiệp xã hội. Vị Kẻ Cả đang lên ban đầu nhất thiết phải phụ thuộc vào một nhóm hạt nhân những kẻ tòng phục, chủ yếu là gia tộc và những người thân cận nhất của ông ta. Dựa vào những người này, ông ta có thể thắng thế về mặt kinh tế: trước tiên ông ta tận dụng các ơn huệ quan hệ họ hàng và bằng cách sử dụng mưu kế khai thác mối quan hệ có đi có lại thích đáng giữa những người họ hàng gần gũi. Thường thì việc mở rộng hộ gia đình ở giai đoạn đầu trở nên cần thiết. Vị thủ lĩnh đang lên cố gắng đi đường vòng để tập hợp vào gia đình ông ta nhiều loại kẻ “cơ nhỡ” khác nhau, chẳng hạn các góa phụ và trẻ mồ côi. Thêm vợ đặc biệt hữu ích. Đàn ông càng có nhiều vợ thì càng có nhiều lợn. Mối quan hệ ở đây mang tính chức năng, không giống hệt nhau: với nhiều phụ nữ làm vườn hơn thì sẽ có nhiều thức ăn hơn cho lợn và nhiều người chăn lợn hơn. Một người Papua Kiwai mô tả - cho một nhà nhân chủng học biết theo cách đầy sinh động về những lợi thế, kinh tế và chính trị, của chế độ đa thê: “Một người phụ nữ đi làm vườn, một phụ nữ đi lấy củi, một phụ nữ nữa đi bắt cá, một phụ nữ khác nấu ăn cho ông ta – người chồng, ông ta ông ổng gọi rất nhiều người đến kaikai [tức là, đến ăn tiệc].”14 Mỗi cuộc hôn nhân mới, tình cờ, tạo thêm cho Kẻ Cả một loạt người thân mới bên vợ mà ông ta có thể xác định chính xác các mối lợi kinh tế. Cuối cùng, sự nghiệp của một thủ lĩnh duy trì sự thăng tiến khi ông ta có thể liên kết những người đàn ông khác và gia đình của họ với phe phái của mình, bằng cách khai thác sản vật của họ cho tham vọng của ông ta. Điều này được thực hiện bởi đức hào phóng có tính toán, bằng cách đặt kẻ khác vào sự ban ơn và bổn phận thông qua việc giúp đỡ họ một cách hào phóng nào đó. Một mánh lới phổ biến là trả giá cô dâu bằng sính lễ nhân danh người đi tìm vợ.
Học giả lớn Malinowski đã sử dụng một cụm từ trong phân tích nền kinh tế chính trị nguyên thủy để mô tả một cách tài tình những gì mà vị Kẻ Cả đang làm: tích lũy một “quỹ quyền lực”. Một Kẻ Cả là người có thể tạo ra và sử dụng các mối quan hệ xã hội để tạo đòn bẩy cho hoạt động sản xuất của người khác và khả năng hút bớt sản phẩm dư thừa - hoặc đôi khi ông ta có thể cắt giảm lượng tiêu thụ của họ vì lợi ích của đường hút. Giờ đây, mặc dù sự chú ý chủ yếu của ông ta có thể dành cho lợi ích cá nhân ngắn hạn, nhưng từ quan điểm khách quan, vị thủ lĩnh hành động để thúc đẩy lợi ích xã hội dài hạn. Quỹ dự phòng quyền lực hoạt động liên quan đến các nhóm khác của xã hội nói chung. Trong viễn cảnh rộng lớn hơn của xã hội đó nói chung, các Kẻ Cả là phương tiện không thể thiếu để tạo ra tổ chức siêu địa phương: trong các bộ lạc thường bị phân mảnh thành các nhóm nhỏ độc lập, thì các Kẻ Cả ít nhất cũng tạm thời mở rộng phạm vi nghi lễ, giải trí và nghệ thuật, hợp tác kinh tế, kể cả chiến tranh. Tuy nhiên, tổ chức xã hội lớn hơn này luôn phụ thuộc vào tổ chức phe phái nhỏ hơn, đặc biệt là vào các mức trần về huy động kinh tế được đặt ra bởi các mối quan hệ giữa những Kẻ Trùm và bọn tòng phục. Các giới hạn và điểm yếu của trật tự chính trị nói chung là các giới hạn và điểm yếu của các nội nhóm trong từng phe phái.
Và phẩm chất cá nhân của việc tòng phục Kẻ Trùm là một điểm yếu nghiêm trọng trong cấu trúc phe phái. Đức trung thành cá nhân phải được thực hiện và liên tục củng cố; nếu có bất mãn, thì đức trung thành đó cũng có thể bị cắt đứt. Cần có thời gian và nỗ lực chỉ để tạo ra một phe, và để nắm giữ nó, thì còn cần nhiều nỗ lực hơn. Sự rạn nứt tiềm tàng của các liên kết cá nhân trong chuỗi phe phái là trung tâm của hai thiếu sót tiến hóa phổ biến của các trật tự chính trị tây Melanesia. Trước hết, là sự bất ổn mang tính so sánh. Sự thay đổi tính khí và sức cuốn hút của những người đàn ông tham vọng trong một khu vực có thể gây ra sự dao động trong các phe phái, có thể gây ra một số chồng chéo nào đó trong số họ, và sự biến động cũng tùy thuộc vào mức độ danh tiếng khác nhau. Cái chết của một Kẻ Trùm có thể trở thành một chấn thương chính trị trong khu vực: cái chết làm suy yếu sự gắn bó cá nhân trong phe phái, nhóm tan rã toàn bộ hoặc một phần, và cuối cùng mọi người tập hợp lại xung quanh những Kẻ Cả trụ cột đang lên. Mặc dù các cấu trúc bộ lạc cụ thể ở các nơi làm nhẹ bớt tình trạng vô tổ chức, nhưng hệ thống chính trị của các Kẻ Cả nói chung không ổn định trong ngắn hạn: trong cấu trúc thượng tầng của nó là một loạt các thủ lĩnh thăng và trầm, trong cấu trúc hạ tầng của nó là hàng loạt phe phái mở rộng và co lại. Thứ hai, mối ràng buộc chính trị cá nhân góp phần ngăn cản tiến bộ tiến hóa. Rõ ràng là khả năng đào ngũ của họ thường kìm hãm khả năng của một thủ lĩnh trong việc thúc đẩy mạnh mẽ số lượng kẻ tòng phục, do đó phải có những ràng buộc đối với tổ chức chính trị cao hơn, nhưng còn hơn thế nhiều. Nếu muốn tạo ra xung lực lớn, việc tìm kiếm những đỉnh cao danh tiếng của một Kẻ Cả có khả năng gây ra mâu thuẫn trong quan hệ của ông ta với những kẻ tòng phục, do đó ông ta nhận thấy mình đang thúc đẩy đào tẩu - hoặc tệ hơn, một cuộc nổi dậy theo chủ nghĩa bình quân - bằng cách khuyến khích sản xuất.
Một mặt mâu thuẫn của người Melanesia là sự tương hỗ kinh tế ban đầu giữa một Kẻ Trùm và những kẻ tòng phục ông ta. Vì sự giúp đỡ của ông ta, nên họ giúp lại Kẻ Trùm, và vì hàng hóa đi qua tay ông ta, nên những hàng hóa khác (thường là từ các phe phái bên ngoài) sẽ chảy ngược lại những kẻ tòng phục ông ta bằng con đường tương tự. Mặt còn lại là việc gây dựng tích lũy của các Kẻ Trùm có sức mạnh danh tiếng để bóp nặn kinh tế của phe phái. Ở đây, điều quan trọng không chỉ là vị thế của riêng ông ta, mà còn là vị thế và có lẽ là an ninh quân sự của người dân của ông ta phụ thuộc vào các thành tích của Kẻ Cả trong việc phân phối của cải công khai. Được xác lập với tư cách là người đứng đầu một phe phái lớn, một Kẻ Trùm phải chịu áp lực ngày càng tăng trong việc moi hàng hóa từ những kẻ tòng phục mình, trong việc trì hoãn các khoản có đi có lại với bọn họ, và trong việc làm chệch hướng hàng hóa đi vào quay trở lại lưu thông bên ngoài. Thành công trong cuộc cạnh tranh với các Kẻ Cả khác đặc biệt làm suy yếu các mối quan hệ qua lại nội phái: thành công như vậy có thể đo lường chính xác bằng khả năng cung cấp cho người ngoài nhiều hơn những gì họ có thể đáp lại. Trong các chính thể Kẻ Cả được phân định rõ ràng, chúng tôi thấy các thủ lĩnh phủ nhận các nghĩa vụ có đi có lại dựa vào chỗ là những kẻ tòng phục của họ đã được dự đoán trước. Thay thế việc bòn rút bằng quan hệ có đi có lại, họ phải buộc người dân của mình “ăn danh tiếng của thủ lĩnh”, như một nhóm trên Đảo Solomon đã nói, để đổi lại những nỗ lực sản xuất. Một số Kẻ Trùm tỏ ra có nhiều khả năng hơn những kẻ khác trong việc ngăn chặn làn sóng bất mãn không thể tránh khỏi đang gia tăng trong phe phái của họ, có lẽ vì cá tính lôi cuốn, có lẽ vì các tổ chức xã hội cụ thể mà họ hoạt động.15 Nhưng nghịch lý thay, việc bảo vệ tối thượng cho vị trí Kẻ Trùm của ông ta lại là một đình trệ nào đó của động lực mở rộng quỹ quyền lực của mình. Phương án thay thế tệ hơn nhiều. Trong hồ sơ nhân học, không chỉ có những trường hợp về các trường hợp mánh khóe kiện tụng của Kẻ Cả và sự thiếu thốn vật chất của phe phái vì lợi ích của danh tiếng, mà còn có một số trường hợp quá tải về các mối quan hệ xã hội với những kẻ tòng phục: thế hệ chống đối, đào tẩu và trong những trường hợp cực đoan còn có cả tình trạng thanh toán Kẻ Trùm bằng bạo lực nữa.16 Bằng cách phát triển những ràng buộc nội phái, trật tự chính trị Kẻ Cả của người Melanesian kìm hãm đà tiến hóa ở một mức độ nhất định. Nó đặt ra mức trần đối với việc tăng cường quyền uy chính trị, tăng cường sản xuất hộ gia đình bằng các biện pháp chính trị, và mức trần chuyển hướng các đầu ra của hộ gia đình để ủng hộ tổ chức chính trị rộng lớn hơn. Nhưng ở Polynesia, những ràng buộc này đã bị chọc thủng và mặc dù các thủ lĩnh địa Polynesia cũng tìm thấy bình đồ phát triển của họ, nhưng không phải trước khi quá trình tiến hóa chính trị đã vượt qua mức trần của người Melanesia. Những khiếm khuyết cơ bản của bình đồ Melanesia đã được vượt qua ở Polynesia. Sự phân chia giữa khu vực nội khối nhỏ và ngoại khối lớn hơn, dựa vào đó toàn bộ nền chính trị Kẻ Cả xoay quanh, đã bị triệt tiêu ở Polynesia bởi sự lớn mạnh của một thủ lĩnh địa-rộng-lớn bao quanh. Một chuỗi mệnh lệnh làm cho các thủ lĩnh và các nhóm nhỏ hơn phụ thuộc vào các thủ lĩnh và các nhóm lớn hơn, trên cơ sở đẳng cấp xã hội vốn có, khiến các khối địa phương hoặc những nhóm tòng phục cá nhân (chẳng hạn như các nhóm độc lập ở Melanesia) chỉ đơn thuần là các bộ phận phụ thuộc của thủ lĩnh địa Polynesia lớn hơn. Vì vậy, mối liên hệ của thủ lĩnh địa Polynesia đã trở thành một tập hợp các chức vị mở rộng, một kim tự tháp gồm các thủ lĩnh cấp cao hơn và cấp thấp hơn nắm giữ ảnh hưởng của các khu vực lớn hơn và nhỏ hơn của chính thể. Thật vậy, hệ thống các dòng họ theo đẳng cấp và được chia nhỏ (hệ thống thị tộc hình nón), dựa vào đó kim tự tháp kia được thiết lập một cách đặc trưng, có thể hình thành thông qua một số trật tự gồm thâu và bao quát toàn bộ một hòn đảo hoặc một nhóm đảo. Trong khi hòn đảo hoặc quần đảo thông thường sẽ được chia thành một số thủ lĩnh địa độc lập, thì các mối liên hệ dòng dõi bậc cao giữa chúng, cũng như các mối quan hệ họ hàng giữa các thủ lĩnh tối cao của chúng, đã đưa đế những cơ hội cấu trúc ít nhất là để tạm thời mở rộng quy mô chính trị, để củng cố các thủ lĩnh địa thậm chí còn lớn hơn nữa.17
Thủ lĩnh tối cao trụ cột cũng như các tù trưởng kiểm soát các bộ phận của thủ lĩnh địa chính là những người nắm giữ chức vụ và chức danh thực sự. Giống như các Kẻ Cả Melanesia, họ không phải là những ngư phủ đánh lưới người (fieri piscatores hominum, Mark 1.17- HHN): họ nắm giữ các vị trí quyền lực đối với các nhóm thường trực. Tương tự như vậy, kính ngữ của các thủ lĩnh Polynesia không đề cập đến vị thế trong các mối quan hệ liên cá nhân, mà để chỉ cương vị thủ lĩnh của họ trong các bộ phận chính trị - ở đây “Hoàng tử của người Đan Mạch” không phải “con công giữa bầy quạ”. Ở tây Melanesia, sự vượt trội và thấp kém cá nhân phát sinh trong giao thiệp của những người đàn ông cụ thể phần lớn xác định các hội nhóm chính trị. Ở Polynesia đã xuất hiện các cấu trúc siêu nhân cách cương vị thủ lĩnh và bổn phận tòng phục, các tổ chức tiếp tục độc lập với những người đàn ông cụ thể đã chiếm giữ các vị trí trong số họ trong những khoảng thời gian ngắn ngủi mang tính sinh tử.
Và các thủ lĩnh người Polynesia này đã không tạo lập nên vị trí của họ trong xã hội - họ được đặt vào các vị trí xã hội. Tại một số hòn đảo, đàn ông đã phải vật lộn để giành chức vụ chống lại ý chí và mưu kế của những kẻ tham vọng đối địch. Nhưng sau đó họ lên nắm quyền. Quyền lực trú ngụ trong chức vị; nó không được tạo ra bởi sự thể hiện tính ưu trội cá nhân. Ở các hòn đảo khác, Tahiti nổi tiếng vì điều đó, việc kế tục cương vị tù trưởng được kiểm soát chặt chẽ bởi đẳng cấp vốn có. Dòng dõi chính được cai trị nhờ các mối liên hệ phả hệ với thần linh, và các thủ lĩnh được các con trai trưởng, những kẻ mang “trong huyết quản” thuộc tính lãnh đạo, kế vị. Điểm so sánh quan trọng là: phẩm chất chỉ huy phải có ở đàn ông ở Melanesia, phải được thể hiện về phương diện cá nhân để thu hút những kẻ tòng phục trung thành, thì ở Polynesia lại được xã hội giao cho chức vị và đẳng cấp. Ở Polynesia, những người có đẳng cấp và chức vị cao thực tế là các thủ lĩnh, và vì vậy các phẩm chất lãnh đạo mặc nhiên thiếu - tình trạng đó của họ không cần đặt câu hỏi tại sao - trong nhóm người có ưu quyền. Những sức mạnh ma thuật chẳng hạn như một Kẻ Cả Melanesia có thể có được để duy trì vị trí của mình, thì một vị thủ lĩnh cao của người Polynesia lại được thừa hưởng bởi dòng dõi thần linh như mana – năng lượng tinh thần - thần thánh hóa quyền cai trị của ông ta và bảo vệ cá nhân ông ta chống lại sự nhúng tay can thiệp của những kẻ không có mana. Khả năng sản xuất mà vị Kẻ Cả phải thể hiện một cách dễ dàng đã được trao cho các thủ lĩnh Polynesia với tư cách là quyền kiểm soát tôn giáo đối với sự phong nhiêu trong nông nghiệp, và khi thực hiện nghi lễ, những người còn lại được coi là phụ thuộc. Nơi mà một thủ lĩnh Melanesia phải làm chủ phong cách thuyết phục hấp dẫn, thì các thủ lĩnh tối cao của người Polynesia thường đào tạo ra những “thủ lĩnh thuyết phục” có giọng nói là mệnh lệnh của thủ lĩnh.
___________________________________________
Còn nữa…
Nguồn: Sahlins, Marshall D (1963). Poor Man, Rich Man, Big-Man, Chief Political Types in Melanesia and Polynesia*, In Comparative Studies in Society and History, Vol. 5, No. 3. (Apr., 1963), pp. 285-303.
Tác giả: Marshall David Sahlins sinh ngày 27 tháng 12 năm 1930, là một nhà nhân học văn hoá người Mỹ nổi tiếng với các công trình nghiên cứu dân tộc học ở Thái Bình Dương và những đóng góp của ông cho lý thuyết nhân học. Ông hiện là Giáo sư Danh dự về Nhân học và Khoa học Xã hội tại Đại học Chicago. Sahlins sinh ra ở Chicago, là người gốc Do Thái gốc Nga nhưng lớn lên trong một gia đình thế tục. Gia đình của ông tuyên bố là hậu duệ của Baal Shem Tov, một giáo sĩ Do Thái thần bí được coi là người sáng lập ra đạo Do Thái Hasidic. Mẹ của Sahlin ngưỡng mộ Emma Goldman và là một nhà hoạt động chính trị khi còn nhỏ ở Nga. Sahlins nhận bằng Cử nhân Nghệ thuật và Thạc sĩ Nghệ thuật tại Đại học Michigan, nơi ông theo học với nhà nhân học tiến hóa Leslie White. Ông lấy bằng Tiến sĩ tại Đại học Columbia vào năm 1954. Ở đó những người có ảnh hưởng đến trí tuệ của ông bao gồm Eric Wolf, Morton Fried, Sidney Mintz, và nhà sử học kinh tế Karl Polanyi. Sau khi nhận bằng Tiến sĩ, ông trở lại giảng dạy tại Đại học Michigan. Trong những năm 1960, ông bắt đầu hoạt động chính trị, và phản đối Chiến tranh ở Việt Nam. Vào cuối những năm 1960, ông cũng dành hai năm ở Paris, tiếp xúc với đời sống trí thức Pháp, đặc biệt là tác phẩm của Claude Lévi-Strauss. Cùng với nghiên cứu và hoạt động của mình, Sahlins đã đào tạo một loạt các sinh viên trở nên nổi bật trong lĩnh vực này.
Ghi chú
* The present paper is preliminary to a wider and more detailed comparison of Melanesian and Polynesian polities and economies. I have merely abstracted here some of the more striking political differences in the two areas. The full study — which, incidentally, will include more documentation — has been promised the editors of The Journal of the Polynesian Society, and I intend to deliver it to them some day. The comparative method so far followed in this research has involved reading the monographs and taking notes. I don't think I originated the method, but I would like to christen it — The Method of Uncontrolled Comparison. The description developed of two forms of leadership is a mental distillation from the method of uncontrolled comparison. The two forms are abstracted sociological types. Anyone conversant with the anthropological literature of the South Pacific knows there are important variants of the types, as well as exceptional political forms not fully treated here. AH would agree that consideration of the variations and exceptions is necessary and desirable. Yet there is pleasure too, and some intellectual reward, in discovering the broad patterns. To (social-) scientifically justify my pleasure, I could have referred to the pictures drawn of Melanesian big-men and Polynesian chiefs as "models" or as "ideal types”. If that is all that is needed to confer respectability on the paper, may the reader have it this way. I hope all of this has been sufficiently disarming. Or need it also be said that the hypotheses are provisional, subject to further research, etc.?
1. Since Rivers’ day, the Pacific has provided ethnographic stimulus to virtually every major ethnological school and interest. From such great landmarks as Rivers’ History of Melanesian Society, Radcliffe-Brown's Social Organization of the Australian Tribes, Maiinowski's famous Trobriand studies, especially Argonauts of the Western Pacific, Raymond Firth's pathmaking Primitive Economics of the New Zealand Maori, his functionalist classic, We, the Tikopla, and Margaret Mead's, Coming of Age in Samoa, one can almost read off the history of ethnological theory in the earlier twentieth century. In addition to continuing to provision all these concerns, the Pacific has been the site of much recent evolutionist work (see, for example, Goldman 1955, 1960; Ooodenouah 1957; Sahiins 1958; Vayda 1959). There are alto the outstanding monographs on special subjects ranging from tropical agriculture (Conklin 1957; Freeman 1955) to millenarianism (Worsley 1957).
2. This question, however, is presently in debate. See Grace 1955, 1959; Dyen 1960; Suggs 1960; Goteon 1961.
3. There are notable bumps in the geographical gradient Tbe Trobriand chieftainship, off eastern New Guinea will come to mind. But the Trobriand political development is clearly exceptional for western Melanesia.
4. Hogbin and Wedgwood 1952-53, 1953-54. On New Guinea Highland political scale see among others, Paula Brown 1960.
5. See the summary account in Sahlins 1958, especially pp. 132-33.
6. Kirchhoff 1955; Firth 1957; Goldman 1957; Bacon 1958; Fried 1957.
7. The Big-man pattern is very widespread in western Melanesia, although its complete distribution is not yet clear to me. Anthropological descriptions of big-man leadership vary from mere hints of its existence, as among the Orokaiva (Williams 1930), Lesu (Powdermaker 1933) or the interior peoples of northeastern Guadalcanal (Hogbin 1937-1938*), to excellent, closely grained analyses, such as Douglas Oliver's account of the Siuai of Bougainville (Oliver 1955). Big-man leadership has been more or lets extensively described for the Manus of the Admiralty Islands (Mead 1934, 1937); the To'ambaita of northern Malaita (Hogbin 1939, 1943-44); the Tangu of northeastem New Guinea (Burrkfge 1960); the Kapauku of Netherlands New Guinea (Pospisil 1958, 1959-6(9; the Kaoka of Guadalcanal (Hogbin 1933-34, 1937-38); the Seniang District of Malekula (Deacon 1934); the Oawa of the Huon Gulf area, New Guinea (Hogbin 1951); the Abelam (Kaberry 1940-41, 1941-42) and the Arapesh (Mead 1937a, 1938, 1947) of the Sepik District, New Guinea; The Elema, Orokoio Bay, New Guinea (Williams 1940); the Ngarawapum of the Markham Valley, New Guinea (Read 1946-47, 1949-50); the Ktwat of the Fly estuary, New Guinea (Landtman 1927); and a number of other societies, including, in New Guinea Highlands, the Kuma (Reay 1959), the Gahuka-Gama (Read 1952-53, 1959), the Kyaka (Buhner 1960-61), the Eoga (Meggttt 1957, 1957-58), and others. (For an overview of the structural position of New Guinea Highlands’ leaders see Barnes 1962.) A partial bibliography on Polynesian chieftainship can be found in Sahlins 1958. The outstanding ethnographic description of Polynesian chieftainship is, of course, Firth's for Tikopia (1950, 1957) — Tikopia, however, is not typical of the more advanced Polynesian chtefdoms with which we are principally concerned here.
8. Gifford 1929:124.
9. Thus the enclavement of the big-man pattern within a segmented lineage organization in the New Guinea Highlands appears to Uxmt the leader's political role and authority in comparison, say, with the Siuai. In the Highlands, intergroup relations are regulated in part by the segmented lineage structure; among the Siuai intergroup relations depend more on contractual arrangements between big-men, which throws these figures more into prominence. (Notable in this connection has been the greater viability of the Siuai big-man than the native Highlands leader in the face of colonial control.) Barnes’ (1962) comparison of Highland social structure with the classic segmentary lineage systems of Africa suggests an inverse relation between the formality of the lineage system and the political significance of individual action. Now, if instances such as the Siuai be tacked on to the comparison, the generalization may be further supported and extended: among societies of the tribal level (cf. Sahlins 1961, Service in press), the greater the self-regulation of the political process through a lineage system, the less function that remains to big-men, and the less significant their political authority.
10. Hogbin 1943-44:258.
11. Oliver 1955:408. Compare with the parallel statement for the Kaoka of Guadal-canal in Hogbin 1937-38:305.
12. Pospisa 1958:81.
13. It is difficult to say just how important the military qualifications of leadership have been in Melanesia, since the ethnographic researches have typically been undertaken after pacification, sometimes long after. I may underestimate this factor. Compare Bromley 1960.
14. Landtman 1927:168.
15. Indeed it is the same people, the Siuai, who so explicitly discover themselves eating their leader's renown who also seem able to absorb a great deal of deprivation without violent reaction, at least until the leader's wave of fame has already crested (see Oliver 1955:362, 368, 387, 394).
16. In the Paniai Lake region (of
Netherlands New Guinea), the people go so far as to kill a selfish rich man
because of his immorality'. His own sons or brothers are induced by the rest of
the members of the community to dispatch the first deadly arrow. “Aki to tonowi beu, intt idikima enadani kodo
to niitou (you should not be the only rich man, we should all be the same,
therefore you only stay equal with us)” was the reason given by the Paniai
people for killing Mote Juwopija of Madi, a tonowi [Kapauku for 'big-man’] who
was not generous enough”. (Pospisil 1958:80, cf. pp. 108-110). On another
egalitarian conspiracy, see Hogbin 1951:145, and for other aspects of the
Melanesian contradiction note, for example, Hogbin 1939:81; Burridge
1960:18-19; and Reay 1959:110, 129-30.
Tài liệu Tham khảo
Bacon, Elizabeth E., Obok. (= Viking Fund Publications in Anthropology No. 25) (New York: The Wenner-Gren Foundation, 1958).
Barnes, J. A., "African Models in the New Guinea Highlands", Man 62(2):5-9 (1962).
Blackwood, Beatrice, Both Sides of Buka Passage (Oxford: Clarendon Press, 1935).
Bromley, M., "A Preliminary Report on Law Among the Grand Valley Dani of Netherlands New Guinea", Nieuw Guinea Studien 4:235-259 (1960).
Brown, Paula, "Chimbu Tribes: Political Organization in the Eastern Highlands of New Guinea", Southwestern Journal of Anthropology 16:22-35 (1960).
Buck, Sir Peter H., Ethnology of Mangareva {= Bernice P. Bishop Mus. Bull. 157) (Honolulu, 1938).
Bulmer, Ralph, "Political Aspects of the Moka Exchange System Among the Kyaka People of the Western Highlands of New Guinea", Oceania 31:1-13 (1960-61).
Burridge, Kenelm, Mambu: A Melanesian Millenium (London: Methuen & Co, 1960).
Conklin, Harold C. t Hanunod Agriculture (= FAO Forestry Development Paper No. 12) (Rome: Food and Agricultural Organization of the United Nations, 1957).
Deacon, A. Bernard,- Malekula: A Vanishing People in the New Hebrides. (C. H. Wedgwood, ed.) (London: Geo. Routledge and Sos, 1934).
Dyen, Isidore, Review of The Position of the Polynesian Languages within the Austronesian {Malayo-Polynesian) Language Family (by George W. Grace). Journal of the Polynesian Society 69:180-184 (1960).
Firth, Raymond, Primitive Polynesian Economy (New York: Humanities Press, 1950).
--------, We, the Tikopia. Second ed. (London: Allen and Unwin, 1957).
Fornander, Abraham, An Acount of the Polynesian Race. Vol. II (London: Triibner, 1880).
Freeman, J. D., Iban Agriculture (= Colonial Research Studies No. 18) (London: Her Majesty's Stationery Office, 1955).
Fried, Morton H., 'The Classification of Corporate Unilineal Descent Groups". Jour. of the Royal Anthrop. Instit. 87:1-29 (1957).
Gifford, Edward Winslow, Tongan Society {— Bernice P. Bishop Mus. Bull. 61) (Honolulu, 1929).
Goldman, Irving, "Status Rivalry and Cultural Evolution in Polynesia", American Anthropologist 57:680-697 (1955).
--------, "Variations in Polynesian Social Organization", Journal of the Polynesian Society 66:374-390 (1957).
--------, 'The Evolution of Polynesian Societies", Culture and History (S. Diamond, ed.) (New York: Columbia University Press, 1960).
Golson, Jack, "Polynesian Culture History", Journal of the Polynesian Society, 70: 498-508 (1961).
Goodenough, Ward, "Oceania and the Problem of Controls in the Study of Cultural and Human Evolution", Journal of the Polynesian Society 66:146-155 (1957).
Grace, George, "Subgroupings of Malayo-Polynesian: A Report of Tentative Findings", American Anthropologist 57:337-39 (1955).
--------, The Position of the Polynesian Languages within the Austronesian (Malayo-Polynesian) Family (= Indiana University Publications in Anthropological Linguistics 16) (1959).
Handy, E. S. Craighill, The Native Culture in the Marquesas (= Bernice P. Bishop Museum Bull. 9) (Honolulu. 1923).
--------, History and Culture in the Society Islands {— Bernice P. Bishop Mus. Bull. 79) Honolulu, 1930).
Held, G. J., The Papuas of Waropen (The Hague: Koninklijk Instituut Voor Taal-, Land- En Volkenkunde, 1957).
Henry, Teutra, Ancient Tahiti (— Bernice P. Bishop Mus. Bull. 48) (Honolulu, 1928).
Hogbin, H. Ian, "Culture Change in the Solomon Islands: Report of Field Work in Guadalcanal and Malaita", Oceania 4:233-267 (1933-34).
--------, "Social Advancement in Guadalcanal, Solomon Islands", Oceania 8:289-305 (1937-38).
--------, "The Hill People of North-eastern Guadalcanal", Oceania 8:62-89 (1937-38a).
--------, Experiments in Civilization (London: Geo. Routledge and Sos, 1939).
--------, "Native Councils and Courts in the Solomon Islands", Oceania 14:258-283 (1943 t4).
--------, Transformation Scene: The Changing Culture of a New Guinea Village (London: Routledge and Kegan Paul, 1951).
Hogbin H. and Camilla H. Wedgwood, "Local Groupings in Melanesia", Oceania 23:241-276; 24:58-76 (1952-53, 1953-54).
Ivens, W. G., Melanesians of the Southeast Solomon Islands (London: Kegan, Paul, Trench, Trubner and Co, 1927).
Kaberry, Phyllis M., "The Abelam Tribe, Sepik District, New Guinea: a Preliminary Report", Oceania 11:233-258, 345-367 (1940-41).
--------, "Law and Political Organization in (he Abelam Tribe", Oceania 12:79-95, 209-225, 331-363 (1941^*2).
Kirchhoff, Paul, "The Principles of Clanship in Human Society", Davidson Anthropological Journal 1:1-11 (1955).
Landtman, Gunnar, The Kiwai Papuans of British New Guinea (London: Macmillan, 1927).
Linton, Ralph, "Marguesan Culture", The Individual and His Society (Ralph Linton and A. Kardiner) (New York: Columbia University Press, 1939).
Malo, David, Hawaiian Antiquities (Honolulu: Hawaiian Gazette Co, 1903).
Mariner, William, An Account of the Natives of the Tonga Islands (John Martin, compiler) (Edinburgh: Constable & Co, 1827).
Mead, Margaret, "Kinship in the Admiralty Islands", Amer. Mus. Nat. Hist. Anthrop. Papers 34:181-358 (1934).
--------, "The Manus of the Admiralty Islands", Cooperation and Competition among Primitive Peoples (M. Mead, ed,) (New York and London: McGraw-Hill, 1937).
--------, "The A rapes h of New Guinea", Cooperation and Competition Among Primitive Peoples (M. Mead, ed.) (New York and London: McGraw-Hill, 1937a).
--------, "The Mountain Arapesh I. An Importing Culture", Amer, Mus. Nat. Hist. Anthrop. Papers 36:139-349 (1938).
--------, "The Mountain Arapesh III. Socio-Economic Life", Amer, Mus. Nat. Hist. Anthrop. Papers 40:159-232 (1947).
Meggitt, Mervyn, "Enga Political Organization: A Preliminary Description", Mankind 5:133-137(1957).
--------, "The Enga of the New Guinea Highlands: Some Preliminary Observations", Oceania 28:253-330 (1957-58).
Oliver, Douglas, A Solomon Islands Society (Cambridge: Harvard University Press, 1955). Pospisil, Leopold, Kapauku Papuans and Their Law (= Yale University Publications in Anthropology, No. 54) (New Haven: Yale University Press, 1958).
--------, 'The Kapauku Papuans and their Kinship Organization", Oceania 30:188-205 (1958-59).
Powdermaker, Hortensc, Life in Lesu (New York: W. W. Norton, 1933).
Powell, H. A., "Competitive Leadership in Trobriand Political Organization", Jour. Royal Anthrop. Instit. 90:118-145 (1960).
Read, K. E., "Social Organization in the Markham Valley, New Guinea", Oceania 17:93-118 (1946-47).
--------, "The Political System of the Ngarawapum", Oceania 20:185-223 (1949-50).
--------, "The Nama Cult of the Central Highlands, New Guinea", Oceania 23:1-25 (1952-53).
--------, "Leadership and Consensus in a New Guinea Society", American Anthropologist 61:425-436(1959).
Reay, Marie, The Kuma (Melbourne University Press, 1959).
Sahlins, Marshall D., Social Stratification in Polynesia (= American Ethnological Society Monograph) (Seattle: University of Washington Press, 1958).
--------, "The Segmentary Lineage: An Organization of Predatory Expansion", American Anthropologist 63:322-345 (1961).
Service, Elman R., Primitive Social Organization: An Evolutionary Perspective (New York: Random House, in press).
Suggs, Robert C, Ancient Civilizations of Polynesia (New York: Mentor, 1960).
Thomson, Sir Basil, The Diversions of a Prime Minister (Edinburgh and London: William Blackwood & Sos, 1894).
Vayda, Andrew Peter, "Polynesian Cultural Distributions in New Perspective", American Anthropologist 61:817-828 (1959).
Wedgwood, Camilla H., "Report on Research in Manam Island, Mandated Territory of New Guinea", Oceania 4:373-403 (1933-34).
--------, "Manam Kinship", Oceania 29:239-256 (1958-59).
Williams, F. E., "Orokaiva Society" (Oxford University Press, London: Humphrey Milford, 1930).
--------, Drama of Orokolo (Oxford: Clarendon Press, 1940).
Williamson, Robert W., The Mafulu: Mountain People of British New Guinea (London: Macmillan, 1912).
Worsley, Peter, The Trumpet Shall Sound (London: Macgibbon and Kee, 1957).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét