Powered By Blogger

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Đánh giá lại Quan điểm của Merleau-Ponty về Husserl (I)


Dan Zahavi

Người dịch: Hà Hữu Nga

Nếu ai đó đến với Phénoménologie de la perception - Hiện tượng luận Tri giác - sau khi đọc Sein und Zeit – Hữu thể và Thời gian (hay Prolegomena zur Geschichte des Zeitbegriffs Giới thiệu Lịch sử Khái niệm Thời gian), người ta sẽ không khỏi ngạc nhiên. Cả hai tác phẩm đều chứa đựng một số tham chiếu ngầm ẩn hiển lộ về Husserl, nhưng cách trình bày lại hoàn toàn khác nhau, đến nỗi đôi khi người ta có thể tự hỏi liệu chúng có đề cập đến cùng một tác giả hay không. Vì vậy, không ai có thể bỏ qua một điều là cách diễn giải của Merleau-Ponty về Husserl khác hẳn với của Heidegger. Nó độ lượng hơn nhiều. Trên thực tế, khi đánh giá công lao của Husserl và Heidegger, Merleau-Ponty thường đi ngược hẳn lại với quan điểm tiêu chuẩn. Đây không chỉ là trường hợp trong nhận xét khét tiếng của ông ngay ở trang đầu tiên của Phénoménologie de la Perception, ở đó ông tuyên bố rằng toàn bộ Sein und Zeit chẳng qua chỉ là giải thích khái niệm Thế giới sống của Husserl, lại nữa – có thể đưa ra một ví dụ khác - trong một bài giảng của ông ở Sorbonne, Merleau-Ponty viết rằng Husserl xem xét vấn đề sử tính nghiêm túc hơn nhiều so với Heidegger.1

1. Husserl và
các Môn đệ Merleau-Pontyeans

Khởi điểm của tôi sẽ là một thực tế hơi đáng ngạc nhiên ở chỗ một số lượng lớn các học giả Merleau-Ponty đã đặt vấn đề về tính hiệu lực trong cách hiểu Husserl của Merleau-Ponty. Tôi sẽ minh họa điều này bằng một vài tài liệu tham khảo. Trong cuốn The Phenomenology of Merleau-Ponty - Hiện tượng luận của Merleau-Ponty - Gary Madison viết rằng Merleau-Ponty trong bài luận trng tâm The Philosopher and His Shadow - Triết gia trong Bóng mình - cố gắng khám phá những hàm ý của triết học giai đoạn cuối của Husserl và suy nghĩ về ‘tư tưởng phi tư tưởng’ của ông. Nhưng khi Madison tiếp tục, “bài luận chắc chắn sẽ thú vị hơn vì những gì nó kể với chúng ta về tư tưởng sau này của Merleau-Ponty.”2 Vì vậy, theo Madison, bài luận không nói quá nhiều về những gì Husserl đã nói, vì nó nói về những gì lẽ ra ông phải nói, và do đó nó phải được hiểu như một giải trình những tư tưởng của riêng Merleau-Ponty chứ không phải như một cách thực sự diễn giải-Husserl.3 Rồi đó ông thêm: “Tôi không có ý nói rằng Merleau-Ponty đã hoàn toàn hiểu sai triết học Husserlian [...] mà chỉ là ông không muốn hoặc không thể tin rằng Husserl không hơn gì một kẻ duy tâm luận, là bản thân mình.”4

Trong cuốn
Merleau-Ponty’s Ontology, Hữu thể luận Merleau-Ponty, của Dillon, chúng tôi thấy một cách diễn giải giống hệt. Nói về chính bài luận từ năm 1959, Dillon viết: “Hệt như ông phát hiện ra tư tưởng của bản thân mình trong thứ phi tư tưởng của Husserl, Merleau-Ponty Husserlian tìm được nguyên do để ngợi ca thường là một phép ngoại suy triết học của chính mình.”5 Và Dillon sau đó về cơ bản tiếp tục cùng tuyến với Madison: Nếu Husserl theo đuổi nghiêm ngặt các hàm ý hữu thể luận của quan niệm về Thế giới-sống mà ông đưa ra trong Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie: Eine Einleitung in die phänomenologische Philosophie (1936 – ‘Khủng hoảng Khoa học Châu Âu và Hiện tượng luận Siêu việt: Giới thiệu về Triết học Hiện tượng luận’) - “thì ông có thể đã thay đổi duy tâm luận siêu việt của chính mình (với toàn bộ thứ duy ngã luận tiềm ẩn của nó) và đạt đến một lập trường tương tự như của Merleau-Ponty. Nhưng thực tế là Husserl không bao giờ từ bỏ các quy giản hoặc thứ duy tâm luận các quy giản đó chắc chắn dẫn đến.”6

Xin chỉ thêm một ví dụ nữa: Trong cuốn Sense and Subjectivity. A Study of Wittgenstein and Merleau-Ponty ‘Ý nghĩa và Chủ thể tính, Nghiên cứu về Wittgenstein và Merleau-Ponty của ông - Philip Dwyer viết rằng mặc dù Merleau-Ponty đôi khi cố gắng bào chữa cho Husserl và thậm chí bóp méo học thuyết của ông khiến nó ngon lành hơn, nhưng thực tế phần lớn, công trình của Husserl vẫn là phản đề với công trình của Merleau-Ponty.7 Và như Dwyer kết luận: “Theo quan điểm của tôi, điều mà phần lớn Husserl muốn nói và thực hành là hiện tượng luận’ chỉ có thể được mô tả là mang lại nghĩa mới cho từ lộn xộn. Càng ít người nói về các chi tiết của triết học Husserl càng tốt.”8

Với sự quan tâm
kiên trì và khá nhiệt tình (mặc dù không phải không có tính phê phán) của Merleau-Ponty đối với Husserl - một nghĩa cử đeo đẳng suốt đời ông, và thực sự chỉ có tăng lên chứ không giảm đi theo thời gian9thì tình trạng bất như ý này các học giả Merleau-Ponty nghiêm túc coi cách diễn giải-Husserl của ông là một điều gì đó có phần đáng kinh ngạc. Tại sao điều chắc chắn này lại ở chỗ triết học của cả hai đều là phản đề, và Merleau-Ponty phải cố ý xuyên tạc lập trường của Husserl để làm cho nó ít nhiều bớt phản cảm? Một số lý do đã được đưa ra. Trong mắt một số học giả Merleau-Ponty, Husserl đến tận cùng vẫn là một kẻ lý trí luận, một duy tâm luận và một duy ngã luận, bất chấp những gì Merleau-Ponty có thể đã nói ngược lại.

Nếu xem xét thêm các giải thích của Madison và Dillon, thì về cơ bản chúng ta sẽ gặp phải lời chỉ trích về Husserl, dường như chủ yếu dựa vào cách hiểu của Heidegger về Husserl, hơn là của Merleau-Ponty. Theo quan điểm của họ, Husserl giữ ý tưởng về một tự ngã siêu việt tự-trong suốt có thể được bộc lộ đầy đủ qua phản ánh mang tính hệ thống.10 Hơn nữa, tự ngã siêu việt này còn được hình thành theo đường hướng của một kẻ quan sát siêu việt mà đối với kẻ ấy, cơ thể của chính tự ngã đó, các sự vật trần thế và các chủ thể khác sẽ chỉ là nhng đối tượng cấu thành trải ra trước mắt nó.11 Do đó Dillon và Madison ngụ ý rằng Husserl hiểu chủ thể tính siêu việt như một tinh thần chủ quyền ngự trị tối cao trên toàn thế giới với tư cách là hóa công gốc của nó và là kẻ phán xét cuối cùng về chân lý và giá trị.12 Vì vậy Husserl vẫn là một người nội tại luận trí luận. Ông không bao giờ nhận ra được tầm quan trọng của kẻ Khác, ông không bao giờ hiểu được vấn đề tính thụ động, và ông cũng không bao giờ thừa nhận vai trò của cơ thể, nhưng cho đến cuối cùng lại đặt nền tảng cấu thành duy nhất trong tác tố thuần túy của tự ngã siêu việt.13

Diễn giải này của Madison và Dillon dựa trên cơ sở văn bản nào vậy? Thật không may, cả hai  dường như đều coi những chỉ trích mà họ bày tỏ chủ yếu là ý kiến ​​được thừa nhận rộng rãi mà họ cho rằng không cần thiết phải chứng minh một cách thấu triệt. Đây là trường hợp đặc biệt đối với Madison, mà công trình của ông có quá ít tài liệu tham khảo các tác phẩm của chính Husserl. Cảnh huống của Dillon khá hơn đôi chút, nhưng thậm chí không phải lúc nào ông cũng bận tâm đến việc chứng minh những lời chỉ trích của mình và cuối cùng khi ông thực hiện công việc đó, thì những tác phẩm hiếm hoiông đề cập đến đều thuộc nhóm thông thường, tức là Zur Phänomenologie des inneren Zeitbewusstseins, Die Idee der Phänomenologie, Philosophie als strenge Wissenschaft, Ideen I, Cartesianische Meditationen và Krisis (Về Hiện tượng luận Ý thức Thời gian Nội tại, Ý tưởng về Hiện tượng luận, Triết học như một Khoa học Chặt chẽ, Ý tưởng I, Trầm tưởng Descartes,Khủng hoảng). Đối với một số người không quen với các công trình của Husserl, thì điều này có vẻ là quá đủ, nhưng như bất kỳ học giả Husserl nào cũng sẽ biết, việc Dillon không đề cập đến các tài liệu được công bố sau khi ông mất đã tạo ra sự khác biệt quyết định. Điều đó không chỉ ngụ ý rằng ông không bao giờ đề cập đến tác phẩm có tác động lớn nhất đến Merleau-Ponty của Husserl, cụ thể là Ideen II - Ý tưởng II, mà ông cũng không hề dẫn các tuyển tập như Erste Philosophie II, Erfahrung und Urteil, Analysen zur passiven Synthesis, hoặc Zur Phänomenologie der Intersubjektivität I-III (Triết học thứ nhất II, Kinh nghiệm và Phán đoán, Phân tích Tổng hợp Thụ động, hoặc VHiện tượng luận Liên chủ thể tính I-III) tất cả đều chứa đựng những tài liệu rất thích hợp khi đề cập đến các vấn đề mà Merleau-Ponty đã khẳng định tìm thấy ở Husserl.

Như đã được biết đến từ lâu nhờ bài
viết của Van Breda ‘Maurice Merleau-Ponty et les Archives-Husserl à Louvain- Maurice Merleau-Ponty và Tài liệu Lưu trữ Husserl ở Louvain - Merleau-Ponty đã tiếp cận với một số bản thảo chưa công bố của Husserl từ rất sớm. Trên thực tế, khi đến Louvain vào tháng 4 năm 1939, ông chính là người nước ngoài đầu tiên đến thăm Kho Lưu trữ Husserl-Archives, và mối quan tâm của ông đối với các nghiên cứu-bản thảo của Husserl vẫn tồn tại cho đến cuối đời. Không nghi ngờ gì nữa, ông đã nhận thấy động lực chính trong công trình của Husserl được chứa đựng trong những bản thảo này. Như ông đã viết trong một bức thư từ năm 1942: “Rốt cuộc, triết học của Husserl gần như hoàn toàn nằm trong các bản thảo chưa được công bố...”14 Một nhận xét thực sự vọng lại dự liệu của chính Husserl. Như Husserl viết cho Adolf Grimme vào năm 1931: “Thật vậy, phần lớn nhất và tôi thực sự tin, phần quan trọng nhất của công trình cả đời tôi vẫn nằm trong các bản thảo của tôi, khó có thể quản lý được vì dung lượng của chúng”.15

Xin hệ thống quan điểm của tôi một cách trực tiếp hơn. Tôi nghĩ lý do khiến nhiều học giả Merleau-Ponty gặp khó khăn trong việc chấp nhận tầm nhìn xa trông rộng của Merleau-Ponty nếu không muốn nói là lối diễn giải thích mang tính cách mạng về Husserl là vì họ trái ngược với bản thân Merleau-Ponty đã không tính đến các bản thảo-nghiên cứu của Husserl.16 Tôi nghĩ Merleau-Ponty trên thực tế đã thật sự nắm bắt được một số khuynh hướng chìm quan trọng trong tư duy của Husserl. Những khuynh hướng có thể không rõ ràng lắm nếu người ta dính chặt vào các tác phẩm được công bố lúc sinh thời của Husserl, nhưng sẽ trở nên cực kỳ rõ ràng nếu người ta - như ngày nay bắt buộc phải vậy - dựa vào các tập sau đó được xuất bản trong Husserliana – Dự án Tổng tập Husserl. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, tôi thậm chí muốn luận rằng Merleau-Ponty đã không đi đủ xa. Việc xuất bản Husserliana đã cho thấy rằng trên thực tế Husserl đã nghiền ngẫm về một số chủ đề mà Merleau-Ponty vẫn cho là chưa nghĩ thấu của ông. Những gì tôi dự định thực hiện ở phần sau là chọn ra một số khẳng định trọng tâm của Merleau-Ponty, sau đó cố gắng đối sánh chúng với những tuyên bố được trích từ các tác phẩm được xuất bản sau khi Husserl qua đời, tức là từ những tài liệu không được Madison và Dillon xem xét.

Tôi sẽ bắt đầu với tuyên bố của Merleau-Ponty cho rằng quy giản hiện tượng luận của Husserl có thể có nhiều điểm chung với nhấn mạnh của Heidegger về Hữu thể-trong-thế giới của chúng ta hơn là với bất kỳ duy tâm luận truyền thống nào. Như Merleau-Ponty đã viết trong lời nói đầu của Phénoménologie de la perception Hiện tượng luận Tri giác: Mục đích của quy giản không phải là để chúng ta rút lui khỏi thế giới để khám phá ra một ý thức cấu thành tách rời, mà ngược lại, để chủ đề hóa mối quan hệ có chủ đích của chúng ta với thế giới. Một mối quan hệ lan tỏa và chặt chẽ, đến mức chúng ta thường không nhận ra nó.17

• Tiếp theo, tôi sẽ xem xét tuyên bố của Merleau-Ponty trong Signes - Dấu hiệu - với kết quả là cuối cùng Husserl đã từ bỏ ý tưởng về mối quan hệ tĩnh giữa cái đã cấu thành và cái đang cấu thành, và thay vào đó, phát hiện ra mối quan hệ có đi có lại và có thể đảo ngược giữa tự nhiên và chủ thể tính hiện thân.18

• Sau đó tôi sẽ chuyển sang vấn đề về hiện thân. Theo Merleau-Ponty
, Husserl quy vai trò cấu thành quan trọng cho cơ thể và đặc biệt quan tâm đến cấu trúc chủ thể-khách thể độc đáo của nó, vì ông coi nó như chiếc chìa khóa để hiểu được liên chủ thể tính.19

• Điều đó sẽ dẫn tôi đến tuyên bố của Merleau-Ponty cho rằng nỗ lực khảo cổ học của Husserl nhằm vượt qua cấp độ lý thuyết, quyết đoán và khách quan hóa của hành động-chủ ý tính đã khiến ông phát hiện ra sự tồn tại của một chủ ý tính vận hành được đặc trưng bởi tính ẩn danh và tính thụ động.20

Vấn đề cuối cùng mà tôi muốn xem xét, là tuyên bố lặp đi lặp lại của Merleau-Ponty cho rằng Husserl coi chủ thể tính siêu việt là liên chủ thể tính. Người ta tìm thấy các tuyên bố về hiệu lực này, chẳng hạn như trong Phénoménologie de la perception, Signes và Sens et non-sens.21 (Hiện tượng luận Tri giác, Dấu hiệu, cũng như Ý nghĩa và Vô nghĩa).

2.
Quy giảnCấu thành

Tôi sẽ bắt đầu bằng cách phác thảo ngắn gọn những gì tôi coi là quan điểm chín muồi của Husserl về quy giản. Như đã biết, Husserl tuyên bố rằng cần phải treo lại những tiền giả định ngây thơ và giáo điều của chúng ta liên quan đến vị thế hữu thể luận của thế giới và thay vào đó tuân theo nguyên tắc của các nguyên tắc, tức là coi mọi trực giác gốc là nguồn hợp thức của nhận thức, nếu chúng ta muốn bắt đầu công cuộc khám phá hiện tượng luận của mình.22 Nghĩa là, để tránh những tiền giả định không hợp lý về hữu thể luận, người ta phải thực hiện quy giản triệt để đối với cái đã cho về phương diện hiện tượng luận. Tuy nhiên, trái ngược với những hiểu lầm lặp đi lặp lại, quy giản này không hàm ý phủ định, từ bỏ, hay loại trừ thế giới siêu việt. Hoàn toàn ngược lại, mục đích của epoché treo lại quy giản chính là giúp ta tiếp cận thế giới theo cách cho phép tính đến việc bộc lộ ý nghĩa thực sự của nó.23việc nói về ý nghĩa của thực tại trong bối cảnh này, như Husserl cuối cùng bổ sung thêm, không ngụ ý rằng hiện hữu của thực tại, tức là, thế giới thực sự tồn tại, bằng cách nào đó, bị loại ra khỏi lĩnh vực nghiên cứu hiện tượng luận. Như Husserl lần lượt viết trong Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie: Eine Einleitung in die phänomenologische Philosophie (1936 – ‘Khủng hoảng Khoa học Châu Âu và Hiện tượng luận Siêu việt: Giới thiệu về Triết học Hiện tượng luận’)Erste Philosophie II - Triết học Đầu tiên II:Điều đặc biệt và trên hết phải được chỉ ra là thông qua epoché treo lại, thì cách trải nghiệm, tư duy, lý thuyết hóa mới đã được mở ra cho nhà triết học; ở đây, đặt để trên hữu thể tự nhiên của chính ông ta trên thế giới tự nhiên, ông ta không hề mất đi cái hữu thể và các chân lý khách quan của chúng...24

Trước hết, tốt hơn cả là nên tránh nói đến ‘tàn dư’ hiện tượng luận, và tương tự như vậy là ‘loại trừ thế giới. Ngôn ngữ như vậy dễ khiến chúng ta lầm tưởng rằng từ nay về sau, thế giới sẽ không còn được coi là một chủ đề hiện tượng luận nữa, khi chỉ bỏ đi những hành vi chủ quan, những phương thức biểu hiện, v.v., liên quan đến thế giới. Theo một cách nào đó, điều này thực sự đúng. Nhưng khi chủ thể tính phổ quát được đặt để với hiệu lực hợp thức - trong tính phổ quát đầy đủ của nó, và tất nhiên, là siêu việt - thì những gì nằm trong nó, xét về mặt tương quan, chính là bản thân thế giới, với tư cách tồn tại hợp thức, cùng với mọi thứ thuộc về chân lý: do đó, chủ đề của một truy vấn siêu việt phổ quát cũng bao gồm cả bản thân thế giới, với toàn bộ hữu thể thực sự của nó.25

Những đoạn văn này cho thấy rõ ràng rằng epoché treo lại quy giản không có nghĩa là mất đi. Chúng không làm cho chúng ta chuyển sự chú ý khỏi các khách thể trần thế, nhưng lại cho phép chúng ta xem xét chúng bằng một thứ ánh sáng mới, cụ thể là dáng vẻ hoặc biểu hiện của chúng đối với ý thức, điều đó được coi là các tương quan được cấu thành. Đoạn dẫn từ Erste Philosophie II - Triết học Đầu tiên II - đặc biệt sáng tỏ vì Husserl chỉ ra rằng mối quan tâm độc quyền về chủ thể tính thực sựhiển nhiên. Vào thời điểm cách diễn giải siêu việt đúng đắn về chủ thể tính này xuất hiện, thì sẽ lộ rằng cuối cùng việc xem xét nó cũng bao gồm cả việc nghiên cứu về toàn bộ các tương quan siêu việt đã cấu thành của nó, vì lý do đó, nói đúng ra, không có gì bị bỏ mất cả. Nói cách khác, và điều này được Husserl nhấn mạnh nhiều lần, cuối cùng hiện tượng luận đã tích hợp tất cả những gì mà nó trước tiên đã đánh đồng vì những lý do phương pháp luận:

Việc loại trừ đồng thời có đặc điểm thay đổi nâng giá bằng dấu hiệu; và với thay đổi này, sự việc được đánh giá lại một lần nữa lại tìm được vị trí trong lĩnh vực hiện tượng luận. Nói một cách hình tượng, cái bị đặt trong ngoặc đơn không bị xóa khỏi tấm bảng đen hiện tượng luận mà chỉ bị đặt trong ngoặc đơn, và do đó được cung cấp một chú dẫn. Tuy nhiên, khi có chú dẫn, nó trở thành một phần của chủ đề chính của cuộc khảo sát (3/159 [1982, 171]. X 3/107, 6/155, 6/184). Tiến hành epoché treo lại quy giản chính là thực hiện thay đổi thái độ để có thể thực hiện một khám phá cơ bản, do đó, cuối cùng là việc mở rộng phạm vi kinh nghiệm của chúng ta.26 Đột nhiên, việc vận hành vĩnh viễn, nhưng cho đến lúc đó, chủ thể tính siêu việt ẩn giấu lại được bộc lộ. Đó là lý do tại sao Husserl trong Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie: Eine Einleitung in die phänomenologische Philosophie (1936 – ‘Khủng hoảng Khoa học Châu Âu và Hiện tượng luận Siêu việt: Giới thiệu về Triết học Hiện tượng luận’) lại có thể so sánh hoạt động của hành động epoché treo lại với bước chuyển đổi từ cuộc sống hai chiều sang cuộc sống ba chiều.27 Việc thực hiện epoché treo lại không ngụ ý loại trừ (Ausschaltung) thế giới, mà chỉ đơn thuần là đình chỉ niềm tin ngây thơ và giáo điều của chúng ta liên quan đến bản chất và đặc điểm của sự tồn tại của nó. Cái gọi là loại trừ thế giới trên thực tế là loại trừ một quan niệm thành kiến ​​về thế giới: “Cái thực tại thật không được ‘tái diễn giải, nghĩa là không có gì bị phủ nhận; đúng hơn là cách diễn giải nghịch nghĩa, vô lý, về cái thực tại thật, tức là, một cách diễn giải mâu thuẫn với ý nghĩa của chính cái thực tại thật như được làm sáng tỏ bằng cái nhìn sâu sắc, bị loại bỏ ”(3/120 [1982, 129]. So sánh 8/465).

Husserl thúc giục chúng ta treo lại việc tự động định vị thế giới và từ bỏ mối bận tâm hữu thể của chúng ta về nó, để chú tâm đến phương thức cho trước của nó.28 Nói cách khác, chúng ta chỉ xem xét các khách thể trần thế trong chừng mực chúng đang được trải nghiệm, nhận thức, tưởng tượng, đánh giá, sử dụng, v.v., nghĩa là, trong chừng mực chúng có tương quan với một kinh nghiệm, một tri giác, một trí tưởng tượng, v.v. Do đó, nỗ lực bộc lộ triết học về thế giới dẫn đến gián tiếp bộc lộ chủ thể tính trải nghiệm tương quan, vì cách tiếp cận hiện tượng luận đối với thế giới nhất thiết phải theo cách thể hiện của nó – đối với chủ thể tính.29 Cách tiếp cận gián tiếp được Husserl đặc biệt nhấn mạnh trong cái gọi là cách quy giản hữu thể luận của ông.

Tôi xin nhắc lại rằng
việc thuyết giải về chủ thể tính cấu thành diễn ra song song và không thể tách rời khỏi việc minh định triết học về thế giới. Và cần phải nhấn mạnh rằng mối tương quan cấu thành cần được khảo sát không phải là mối tương quan giữa ý thức và một thực thể trung gian trừu tượng nào đó, mà là giữa ý thức và bản thân khách thể trần thế siêu việt.30 Như Husserl đã nhiều lần viết, bản thân thực tại vốn là một tương quan chủ ý được cấu thành.31 Và nó dựa vào cái nền cảnh mà Husserl trong cả Cartesianische Meditationen Trầm tưởng Cartesien và trong Erste Philosophie II Triết học Đầu tiên II đều tuyên bố rằng một hiện tượng luận siêu việt được phát triển hoàn chỉnh là eo ipso từ bản thân một hữu thể luận thực sự và hiện thực,32 trong đó tất cả các khái niệm hữu thể luận đều được làm sáng tỏ trong mối tương quan của chúng với chủ thể tính cấu thành.33 Nói cách khác, trái với một số hiểu lầm phổ biến, Husserl không bận tâm đến những phản ánh lý thuyết ý nghĩa không có các hàm ý siêu hình học hoặc hữu thể luận. Việc khẳng định điều đó không chỉ là giải thích sai lý thuyết tính chủ đích của ông, mà còn giải thích sai cả bản chất triết học siêu việt về tư duy của ông. Như Fink nhận xét trong một bài viết từ năm 1939, chỉ một sự hiểu lầm hoàn toàn về mục đích của hiện tượng luận đã dẫn đến khẳng định sai lầm nhưng thường được lặp đi lặp lại rằng hiện tượng luận của Husserl không quan tâm đến thực tại, không quan tâm đến vấn đề hiện hữu, mà chỉ quan tâm đến các thành hệ ý nghĩa chủ quan trong ý thức có chủ đích.34

Vậy là mọi việc đều tốt đẹp. Nhưng rốt cuộc có phải Husserl không nói về một tự ngã siêu việt cấu thành, và có phải chính khái niệm cấu thành không bao hàm tính bất đối xứng giữa chủ thể tính và thế giới chắc chắn dẫn đến một hình thức duy tâm luận nào đó? Tuy nhiên, như Merleau-Ponty đã chỉ ra, trong Notes de cours sur L'origine de la géométrie de Husserl - Ghi chú về Khóa giảng Nguồn gốc Hình học của Husserl - mặc dù Husserl không bao giờ ngừng sử dụng các khái niệm ý thức và cấu thành, nhưng sẽ sai lầm nếu bỏ qua những thay đổi mang tính quyết định mà những khái niệm này đã trải qua trong quá trình tư duy của ông.35 Tôi sẽ cố gắng minh họa những thay đổi này bằng cách chú ý vào các văn bản mà Husserl dường như ấp ủ ý tưởng cho rằng quá trình cấu thành bao hàm tính tương hỗ và đan xen giữa thế giới và chủ thể tính.

Nhưng trước tiên, chính xác thì cấu thành là gì? Xin đưa ra một gợi ý rất ngắn gọn: cấu thành phải được hiểu là một quá trình cho phép biểu hiện và tạo ý nghĩa, tức là, đó phải là một quá trình cho phép những gì được cấu thành để xuất hiện, bộc lộ, khớp nốitự phô bày như những gì nó vốn là vậy.36 Tuy nhiên, trái ngược với một hiểu lầm phổ biến khác, quá trình này không diễn ra một cách hoàn toàn bất ngờ, như thể nó được khởi xướng và chi phối ex nihilo từ hư vô bởi tự ngã siêu việt một cách cố ý và bốc đồng vậy. Như Husserl đã chỉ ra trong một bản thảo từ năm 1931, cấu thành có hai nguồn gốc chính, tự ngã nguyên thủy và phi-tự ngã nguyên thủy. Cả hai là thứ không thể tách rời, và do đó trừu tượng nếu xét riêng về chúng.37 Cả hai đều là những khoảnh khắc cấu trúc bất khả quy giản trong quá trình cấu thành, trong quá trình xuất hiện. Do đó, mặc dù Husserl kiên trì rằng chủ thể tính là điều kiện khả tính của biểu hiện, nhưng rõ ràng ông không nghĩ rằng đó là điều kiện duy nhất, tức là, mặc dù nó có thể là điều kiện cần, nhưng nó không phải là điều kiện đủ. Vì đôi khi Husserl đồng nhất phi ngã với thế giới38 - do đó khi vận hành với một khái niệm cơ bản hơn về thế giới hơn là khái niệm thực tại khách quan mà ông đã cố gắng hư vô hóa trong (trong) đoạn nổi tiếng § 49 của Ideen I Ý tưởng I- và kể từ khi ông thậm chí thấy cần phải nói về thế giới như một phi-ngã siêu việt,39 tôi nghĩ người ta có quyền kết luận rằng ông quan niệm cấu thành như một quá trình liên quan đến một số cấu phần siêu việt đan xen nhau: Cả chủ thể tính và thế giới (và cuối cùng là cả liên chủ thể tính nữa, xem dưới đây). Rõ ràng, không nên coi đây là một hình thức nhị nguyên luận mới. Ngược lại, ý tưởng chính xác là chủ thể tính và thế giới không thể được hiểu tách rời khỏi nhau. Do đó, lập trường của Husserl dường như rất gần với lập trường được Merleau-Ponty chấp nhận trong đoạn sau:

Thế giới không thể tách rời chủ thể, mà chỉ tách rời khỏi một chủ thể không là gì khác ngoài một dự phóng về thế giới, và chủ thể không thể tách rời thế giới, mà chỉ tách rời khỏi một thế giới mà chủ thể tự thân dự phóng. Chủ thể là một hiện hữu-trong-thế giới và thế giới vẫn có tính chủ thể vì kết cấu và những khớp nối của nó được tìm ra bởi vận động siêu việt của chủ thể.40

Nói cách khác, Merleau-Ponty chắc chắn đã đúng khi khẳng định rằng Husserl đã không hài lòng với lập trường mà ông đã chủ trương ban đầu trong Ideen I - Ý tưởng I. Như chính Husserl đã viết trong Zur Phänomenologie der Intersubjektivität III - Về Hiện tượng luận Liên chủ thể tính III - ( tham chiếu phê phê phán rõ ràng đối với quan điểm trước đó của chính ông): Nói về một cực-tự ngã phi trần thế thuần túy là một điều trừu tượng. Chủ thể tính đầy đủ là một cuộc sống trải nghiệm-thế giới.41 Và cuối cùng, Husserl cũng từ bỏ ý tưởng về mối tương quan tĩnh giữa cái cấu thành và cái được cấu thành. Như ông đã chỉ ra trong một số công trình sau này của mình, đặc tính cấu thành được đặc trưng hóa bởi một kiểu quan hệ qua lại trong chừng mực tác nhân cấu thành tự nó được cấu thành trong quá trình cấu thành. Do đó, Husserl tuyên bố rằng cấu thành của thế giới theo đúng nghĩa bao hàm một quá trình trần tục hóa của chủ thể cấu thành,42một mặt, ông thỉnh thoảng nói về tính đồng-phụ thuộc qua lại tồn tại giữa cấu thành không gian và các khách thể không gian,mặt khác việc tự-cấu thành của tự ngã và thể xác.43 Nói cách khác, đó là lầm lẫn khi nghĩ rằng chủ thể bằng cách nào đó có thể kiềm chế cấu thành, hệt như lầm lẫn khi cho rằng chủ thể siêu việt vẫn không bị ảnh hưởng bởi đặc tính cấu thành của chính nó:

Ý thức cấu thành tạo nên bản thân nó, ý thức khách thể hoá tự khách thể hoá nó - và thực sự, theo cách như vậy tạo ra bản chất khách thể với hình thức không-thời gian tính; cơ thể của chính tôi sống bên trong bản chất này; và, về mặt tâm vậtngười ta có cơ thể (và do đó được khu biệt trong không–thời gian tính tự nhiên theo địa điểm, thời điểm và độ dài thời gian), toàn bộ sự sống cấu thành, toàn bộ tự ngã, với dòng ý thức, cực-tự ngã và các tập tính của nó.44

Tuy nhiên để hiểu được lập trường cuối cùng của Husserl về vấn đề này thì việc bám vào bộ đôi thế giới-chủ thể tính là không đủ. Liên chủ thể tính nhất thiết phải được tính đến cũng như yếu tố thứ ba không thể thiếu vậy. Cuối cùng, quá trình cấu thành là một quá trình diễn ra trong một cấu trúc gồm ba phần: chủ thể tính-liên chủ thể tính-thế giới. Như Husserl đã viết trong Ideas II - Ý tưởng II: Tôi, chúng ta và thế giới thuộc về nhau.45 Nhiệm vụ còn lại và khó khăn là minh định mối quan hệ chính xác của chúng. Tôi nghĩ có những chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy Husserl ngày càng xem bộ ba này thực chất xoắn xuýt với nhau. Như chúng ta đã thấy, Husserl đã coi tự ngã–và thế giới–cấu thành song hành cùng nhau. Nhưng Husserl cũng khẳng định rằng thế giới-và tự ngã-cấu thành diễn ra theo cách liên chủ thể tính.46 Và khi đề cập đến liên chủ thể tính, ông tuyên bố rõ rằng điều đó là không thể tưởng tượng được trừ khi nó được hiệp thông một cách hiển minh hoặc ngầm ẩn. Điều này liên quan đến việc là một đa nguyên tính của các đơn tử tự tạo thành một thế giới Khách quan và không gian hóa, thế tục hóa, tự thực hiện - về mặt tâm vật lý và đặc biệt, với tư cách là các hiện hữu người - trong thế giới đó.47 Tức là, cấu thành của thế giới, sự phát triển của bản thân và sự thiết lập liên chủ thể tính là toàn bộ các bộ phn trong một quá trình tương liên và đồng thời với nhau.48
________________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Zahavi, Dan (2002). Merleau-Ponty on Husserl. A Reappraisal, In T. Toadvine & L. Embree (eds.): Merleau-Ponty's Reading of Husserl. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, 2002, pp. 3-29.

Tác giả: Dan Zahavi (sinh năm 1967) là một triết gia người Đan Mạch. Ông hiện là Giáo sư Triết học tại Đại học Copenhagen và Đại học Oxford. Dan Zahavi sinh ra ở Copenhagen, Đan Mạch cha là người Israel và mẹ là người Đan Mạch. Ban đầu ông học hiện tượng học tại Đại học Copenhagen. Ông lấy bằng Tiến sĩ năm 1994 tại Đại học Katholieke ở Leuven, Bỉ, năm 2002, ở tuổi 34, ông trở thành Giáo sư Triết học và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chủ quan tại Đại học Copenhagen. Năm 2018, ông cũng trở thành Giáo sư Triết học và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chủ thể tính tại Đại học Copenhagen. Năm 2018, ông cũng trở thành Giáo sư Triết học của Đại học Oxford.

Ghi chú

1. Merleau-Ponty 1945, i, 1988 (MP à la Sorbonne), 421-422.
2. G.B. Madison, The Phenomenology of Merleau-Ponty (Ohio University Press: Athens, 1981), 170.
3. Madison 1981, 213, 330.
4. Madison 1981, 271.
5. M.C. Dillon, Merleau-Ponty’s Ontology (Northwestern University Press: Evanston, 1997), 27.
6. Dillon 1997, 87.
7. Ph. Dwyer, Sense and Subjectivity. A Study of Wittgenstein and Merleau-Ponty (Brill: Leiden, 1990), 33-34.
8. Dwyer 1990, 34.
9. For a careful account of the different phases of Merleau-Ponty’s Husserl-reading see Toadvine’s essay “Merleau-Ponty’s Reading of Husserl: A Chronological Overview” in this volume. The issue of Merleau-Ponty’s own development raises a question, which I will be unable to pursue in this paper, namely the relation between his early and later thought. Madison and Dillon disagree on this point, and for that reason draws different conclusions when it concerns Husserl’s influence on Merleau-Ponty. Whereas Dillon emphasizes the continuity between Phénoménologie de la perception and Le visible et l’invisible, Madison denies it. Consequently Dillon claims that Merleau-Ponty’s break with Husserlian phenomenology is already to be found in Phénoménologie de la perception, whereas Madison actually argues that Merleau-Ponty’s position in that work does not differ in any radical way from Husserl’s (!), and that all the supposed shortcomings of the work is due to that fact (Madison 1981, 32, 226).
10. Dillon 1997, 31.
11. Madison 1981, 38.
12. Madison 1981, 101, Dillon 1997, 170.
13. Madison 1981, 213, Dillon 1997, 58, 146, 113.
14. Quoted in Van Breda 1992, 155. H.L. Van Breda, “Merleau-Ponty and the Husserl Archives at Louvain,” in Merleau-Ponty, Texts and Dialogues ed. Hugh J. Silverman and James Barry, Jr. Atlantic Highlands, NJ: Humanities Press, 1992, 150-61, 178-83.
15. Hua 15/lxvi. (Hua = Husserliana, Edmund Husserl Gesammelte Werke)
16. Let me just add, that I think the situation is changing. As some of the contributions in this volume testifies to, a number of younger Merleau-Ponty scholars are no longer ignoring Husserl’s posthumously published writings.
17. Merleau-Ponty PP/fr 1945, viii-ix.
18. Merleau-Ponty Signes/fr 1960, 217-218.
19. Merleau-Ponty 1960, 210, 215, 221.
20. Merleau-Ponty 1960, 217-218, 1945, xiii.
21. Merleau-Ponty 1945, vii, 415, 1960, 121, Sens et non-sens/fr 1966, 237.
22. Hua 3/51, 3/43.
23. Hua 8/457, 3/120, 8/465.
24. Hua 6/154-5 [1970, 152].
25. Hua 8/432. Cf. 15/366.
26. Hua 6/154, 1/66.
27. Hua 6/120.
28. Hua 8/502.
29. Hua 8/263.
30. Hua 11/221, 17/256, 6/154.
31. Hua 5/152-3.
32. Hua 1/138, 8/215.
33. When Husserl is speaking of ontology in this context, I think he is referring to formal and material ontology. Obviously this type of ontology, understood as a theory of objects, must be distinguished from the (fundamental)ontological questions occupying later phenomenologists. However, this is not to say that Husserl had nothing to offer when it concerns those questions. In fact, I believe that his own investigation into the nature of temporality and self-awareness heads in that direction, but I cannot pursue that question here. Cf. however D. Zahavi, “Michel Henry and the Phenomenology of the Invisible,” Continental Philosophy Review, 32/3, 1999a, 223-240, and D. Zahavi, Self-awareness and Alterity, Evanston: Northwestern University Press, 1999b.
34. E. Fink, “Das Problem der Phänomenologie Edmund Husserls,” Revue Internationale de Philosophie I, 1939, 257.
35. Merleau-Ponty Notes de Cours sur l’origine de geometrie, 1998, 64.
36 Cf. Hua 15/434.
37. Ms. C 10 15b. I am grateful to the Director of the Husserl-Archives in Leuven, Prof. Rudolf Bernet, for permitting me to consult and quote from Husserl’s unpublished manuscripts.
38. Hua 15/131, 15/287, Ms. C 2 3a.
39. Ms. C 7 6b.
40. Merleau-Ponty 1945, 491-492 [1962, 430].
41. Hua 15/287. For further uses of the term ‘Weltbewußtseinsleben’ see Hua 29/192 and 29/247.
42. Hua 1/130.
43. Hua 5/128. One of the significant consequences of this is that the empirical subject can no longer be regarded as a contingent appendix to the transcendental subject, and therefore no longer as something which transcendental phenomenology can allow itself to ignore. On the contrary, it is of crucial importance to understand why the transcendental subject as a part of its constitutive performance must necessarily conceive of itself as a worldly intramundane entity. The explanation offered by Husserl is that the transcendental ego can only constitute an objective world if it is incarnated and socialized, both of which entails a mundanisation (29/160-65, 1/130, 5/128, 16/162).
44. Hua 15/546.
45. Hua 4/288.
46. Hua 1/166.
47. Hua 1/166 [1995, p.139: Cartesian Meditations, tr. D. Cairns, Kluwer]. Cf. 8/505-6.
48. Cf. Hua 6/416-7, 15/639, 15/367-8.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét