Powered By Blogger

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

Khảo cổ học – Nhân học và tình Huynh đệ?(I)


Fredrik Fahlander

Người dịch: Hà Hữu Nga

Mối quan hệ giữa các ngành nhân học và khảo cổ học đã được tranh luận nhiều trong những năm qua. Một số học giả bày tỏ thái độ phần nào bề trên, giống như tuyên bố của Trưởng lão Old Timer cho rằng “Không có lý thuyết ‘khảo cổ học’. Chỉ có lý thuyết nhân học (trích trong Flannery 1982: 269), quy giản khảo cổ học thành một phân ngành bán-khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội và nhân văn nói chung. Thật vậy, có thể chắc chắn rằng luồng tưởng này nặng tính một chiều. Các nhà khảo cổ học đã thường xuyên, và ở một mức độ thiếu phê phán nhất định đã áp dụng các mô hình nhân học, truyền thống, chẳng hạn như “nhóm - bộ lạc - thủ lĩnh địa - quốc gia”, “các xã hội theo huyết thống”, các hệ thống “Kẻ-cả (Big-man systems), v.v. và thường sử dụng các thực hành và niềm tin của các xã hội quy mô thấp đương thời như một cách thức để “vẽ rắn thêm chân”. Các nhà khảo cổ học, dường như thiếu niềm tin vào mức độ đầy đủ của hồ sơ tài liệu để phân tích xã hội. Một thái độ hơi kỳ lạ, vì nhiều khía cạnh của quá khứ chúng ta vẫn chưa hề biết đến và không nhất thiết phải tương đồng với các thực tiễn của thế giới đương đại. Theo viễn kiến này, có vẻ như không liên quan và hơi khó tưởng tượng khi đặt các mô hình và hư cấu của chúng ta dựa trên nguồn dữ liệu xuyên-văn hóa đương đại, thay vì tận dụng tốt hơn thông tin xã hội thấm đẫm trong hồ sơ tài liệu. Một lý do khác cho cách tiếp cận khảo cổ học như vậy được tìm thấy trong thời buổi khủng hoảng, thiếu tin cậy, mà ngành nhân học đã phải đối mặt những thập kỷ qua. Các nhà lý thuyết hậu thuộc địa đã đặt vấn đề về phương diện đạo trong các nghiên cứu phương Tây về những xã hội “nguyên thủy khác” (ví dụ, Bhabha 1994; Haraway 1989) và các khuynh hướng hậu cấu trúc luận đã đặt vấn đề về quyền tối cao và hiệu lực của những mối thông tin sống và các diễn giải được viết ra (Ricoeur 1986; Moore 1994). Ở đây khảo cổ học có khấm khá hơn vì chúng ta cũng có thể coi thời tiền sử là không có nguồn văn liệu và những mối thông tin sống. Khảo cổ học có tiềm năng lớn để khám phá các khả tính của một ngành vi khảo cổ học; nghiên cứu bằng chứng vật chất cụ thể trong các khung không-thời gian duy nhấtkhảo sát các khả tính của một “xã hội học về sự vật”, cả trong thế giới tiền sử và đương đại (Fahlander 2001; Cornell & Fahlander 2002a, 2002b; Fahlander 2003). Chúng ta có thể tìm thấy nhiều cảm hứng từ số lượng ngày càng tăng của các nghiên cứu tính vật chất gần đây trong các ngành khác (ví dụ như Latour 1991, 1992; Norman 1993; Riggins 1994; Gottdiener 1995; Komter 1998; Dant 1999; Chilton 1999; Schiffer 1999; Preda 1999; Graves-Brown 2000).

Những lập luận này kêu gọi xem xét lại các mối quan hệ trong tương lai giữa nhân học và khảo cổ học. Chúng ta thực sự có thể thấy rằng
tình huynh đệ truyền thống giữa nhân học và khảo cổ học có thể bị đảo lộn! Trong bài viết này, tôi sẽ xác định một số vấn đề chính trong việc sử dụng dữ liệu xuyên-văn hóa trong khảo cổ học và nhân học, tập trung vào các cách khác để sử dụng các “kiến thức khác nhau của các thực tiễn xã hội vào việc phân tích quá khứ.

Vấn đề loại suy trong khảo cổ học

Trong khảo cổ học, việc sử dụng
các so sánh giữa văn hóa vật chất và các thực tiễn xã hội của các nhóm quy mô nhỏ là một thực tiễn đã được thực hiện rất tốt. Ở cấp độ cơ bản, các nhà khảo cổ học ít nhiều tự động phân loại một số hiện vật đá nhất định thời tiền sử là các công cụ dựa trên những thông tin như vậy. Các khía cạnh nhận thức luận và đánh giá thông tin của những so sánh xuyên-văn hóa như vậy rất nhiều trong các chương trình nghị sự trong những năm 1960 đến đầu những năm 1980, nhưng việc tranh luận ít nhiều đã mất đi trong thập kỷ sau đó. Vì vậy, có đôi chút ngạc nhiên khi tìm thấy hai cuốn sách được xuất bản gần đây quan tâm đến những vấn đề này, đó là: Anthropology and Archaeology. A Changing Relationship, Quan hệ Thay đổi giữa Nhân học và Khảo cổ học của Chris Gosden (1999);Vergleichen als archäologische Methode: Analogien in der Archäologien, Phương pháp So sánh: Phép loại suy trong Khảo cổ học, do Alexander Gramsch biên tập (2000a tập BAR - British Archaeological Reports – Báo cáo Khảo cổ học Anh). Các cuốn sách này khác nhau ở nhiều khía cạnh. Gosden, bằng lập luận theo viễn kiến Anglo-Saxon, gợi ý về mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai ngành học, trong khi nhiều tác giả trong tập BAR lại chủ yếu cho thấy lối nhìn không đồng nhất về cách thức mà dữ liệu nhân học có thể, hoặc phải được sử dụng trong khảo cổ học. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy cuộc thảo luận rõ ràng nhất về các phép loại suy trong một tuyển tập tiếng Đức. Trong khi vấn đề tranh luận ít nhiều đã biến mất khỏi khảo cổ học Anh-Mỹ, thì lại vẫn tiếp tục được thảo luận trong ngữ cảnh tiếng Đức (Holtorf 2000; Reybrouk 2000). Gramsch (2000b: 4) cho rằng việc thiếu nhân học văn hóa ở Đức có thể dẫn đến mối quan tâm lớn hơn nhằm biện minh cho mối liên quan của dân tộc khảo cổ học với khảo cổ học.

Khảo cổ học Đức có một truyền thống hơi khác về vấn đề này; có thể đủ để đề cập đến các lý thuyết gây tranh cãi của Gustav Kossinna, người đã từ chối so sánh văn hóa thời tiền sử của Đức với bất kỳ “chủng tộc thấp hơn” nào (Kossinna 1911). Ngoài ra, Oswald Menghin người Áo có cách nhìn rất đáng tò mò về các văn hóa khác. Ông đề xuất một quan điểm đơn giản, trong đó một văn hóa có thể đáp ứng các tiêu chí hoặc không. Menghin không quan tâm đến việc liệu một văn hóa “truyền thống” có bị pha trộn với các ảnh hưởng của phương Tây hoặc châu Âu hay không. Theo quan điểm của ông, một văn hóa cụ thể hoặc là một văn hóa hoặc hoàn toàn không phải là một văn hóa (Menghin 1934). Theo như tôi biết, không có tuyên bố nào tương tự trong tranh luận Anh-Mỹ.
 
Khảo cổ học Hoa Kỳ, không giống như khảo cổ học Đức và khảo cổ học châu Âu nói chung, đã không nghiên cứu di sản của riêng mình, mà chủ yếu nghiên cứu tiền sử của kẻ Khác: người Indian - Da đỏ. Việc hầu hết các đại học Mỹ xếp khảo cổ học và nhân học vào cùng một khoa có lẽ là một ảnh hưởng của những điều kiện đặc biệt này (xem Hodder 2004: 93-6). Không kể di sản lý thuyết và hoàn cảnh ngành học khác hẳn nhau, thì các khác biệt không đáng kể. Viễn kiến Anglo-Saxon nhìn chung tự do hơn, khi tìm cách tránh những khác biệt và tranh cãi. Cuốn sách của Gosden là một trong nhiều ví dụ về truyền thống đó (mặc dù ông là người gốc Úc). Lập luận chính của ông về mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa khảo cổ học và nhân học là “chủ đề trùng lặp” của chúng, lịch sử chung và các mối quan hệ tương tự với chủ nghĩa thực dân (1999: 9). Ông đặt mục tiêu tạo cầu nối giữa hai ngành học bằng cách “… tìm kiếm sự kết hợp giữa nhân học văn hóa và khảo cổ học, xung quanh các vấn đề về tác tố và thực tiễn liên quan đến thế giới vật chất” (1999: 119).1

Gosden cho rằng nhân học cần thông tin
theo trật tự thời gian từ lịch sử và khảo cổ học để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại. Điều đó có lẽ đúng theo nghĩa chung, nhưng sử dụng dữ liệu khảo cổ học để cung cấp chiều sâu trật tự thời gian cho các nghiên cứu ngày nay, thì những dữ liệu đó không thể chỉ bị ảnh hưởng bởi các mô hình xã hội dựa trên dữ liệu nhân học hoặc dân tộc học đương đại. Đây là một nghịch lý mà Gosden và những người khác không hoàn toàn nhận ra. Nếu các nhà khảo cổ học sử dụng và lọc dữ liệu của họ thông qua các mô hình (hư cấu) được xây dựng chỉ dựa trên dữ liệu hiện tại hoặc lịch sử, thì thời tiền sử sẽ rất quen thuộc và thực tiễn ít nhiều là tự thực hiện. Một ví dụ như vậy được thấy trong cuốn sách An Ethnography of the Neolithic (1996) ‘Dân tộc chí thời Đá mới’ của Tilley. Tilley đưa ra quan điểm phê phán đối với suy luận bằng phép loại suy: “Ba mươi năm nghiên cứu và tranh luận trong ngành khảo cổ học đã quá đủ để chứng minh rằng không có các khái quát hóa xuyên-văn hóa nào vượt khỏi cái thế tục hay cái tầm thường” (Tilley 1996: 1 ). Tilley lập luận rằng chúng ta nên nghĩ bằng những khác biệt hơn là bằng các tương đồng và chúng ta nên làm điều đó thông qua các bằng chứng khảo cổ học (Tilley 1996: 1f.). Tuy nhiên, như Gosden lưu ý một cách mỉa mai, Thời Đá mới Scandinavian của Tilley vẫn có “cảm giác Melanesia” (Gosden 1999: 8). Trường hợp cụ thể này minh họa “vấn đề” của dữ liệu nhân học và dân tộc học. Chúng dường như có thói quen chuyển đổi từ minh họa sang trạng thái như thật đồng thời như là chúng ngăn cản các mô hình khác, có thể phù hợp hơn, phải được khám phá. Do đó, một vấn đề trọng tâm là làm thế nào thông tin hoặc dữ liệu được cho là bổ sung cho mỗi ngành học, nghĩa là, theo cách thức khảo cổ học có thể sử dụng bất kỳ loại lý thuyết dữ liệu xã hội lịch sử hoặc đương đại nào.

So sánh táo với cam?

Một lĩnh vực mà các phân đôi xuất hiện lồ lộvấn đề liên quan đến phép loại suy và việc sử dụng các mô hình xã hội trong cả hai ngành học. Cuộc tranh luận liên quan đến suy luận loại suy thực sự là một vấn đề khảo cổ học, mặc dù nó chắc chắn cũng là trọng tâm của nhân học. Vấn đề cụ thể này cũng vượt lấn sự phân chia truyền thống giữa quá trình luận và hậu quá trình luận; không có sự khác biệt lớn nào ngoài thuật ngữ và phép tu từ. Theo nghĩa khái quát, lý thuyết tầm trung và dân tộc-khảo cổ học khá giống nhau. Trong tập BAR, Reybrouck lập luận rằng các khác biệt chỉ là vấn đề về quan hệ nhân quả (2000: 48); sự thay đổi từ việc nhấn mạnh các nhân tố bắt buộc và sự thích ứng sang các viễn kiến ít quyết định luận hơn, bằng cách tập trung vào những cách thức mà con người liên hệ với thế giới của họ và những cách thức mà họ phú bẩm ý nghĩa cho nó. Trong khảo cổ học lịch sử - văn hóa, suy luận bằng phép loại suy xuyên-văn hóa dường như phần nhiều thuộc về một phương pháp luận thông thường trong lịch sử ban đầu của khảo cổ học và nhân học. Nhà khảo cổ học Thụy Điển Sven Nilsson là một trong những học giả giữa thế kỷ XIX đã so sánh văn hóa vật chất, thời tiền sử (rìu đá, v.v.) với các văn hóa Nam Mỹ đương đại để giải thích các đặc điểm trong hồ sơ khảo cổ Bắc Scandinavia (Nilsson 1866: 27f.).

... Cũng cần phải rõ ràng rằng phương pháp duy nhất để thu thập kiến ​​thức an toàn tổng thể về tất cả các công cụ này, về cách chúng được chế tác và sử dụng, cũng như về các công việc mà chúng đảm đương, v.v., là khảo sát xem các công cụ đá như vậy có còn được các tộc người hoang dã đương đại sử dụng, và để xem xét cách thức họ sử dụng chúng. Nếu chúng ta tìm thấy chính những công cụ tương tự của các tộc người này, cả về hình thức và chất liệu, thì chúng ta có thể suy ra cách sử dụng tương tự một cách chắc chắn; chúng ta sẽ không nhầm lẫn nữa, nếu dựa vào những căn nguyên giống nhau chúng ta giả định một phong cách sống và kiến ​​thức tương tự của những tộc người hoang dã đương đại này với những con người cách đây vài thiên niên kỷ đã không còn tồn tại ở bắc Scandinavia của chúng ta (Nilsson 1866: 27-8, bản dịch của tôi) .

Kiến thức ngày càng tăng về các văn hóa “nguyên thủy” khác bắt nguồn từ
các tường trình của đám người thực dân và du khách đầu tiên khiến cuốn hút việc so sánh các hiện vật thời tiền sử với các công cụ được các tộc người thuộc địa sử dụng. Các nhà khảo cổ học quá trình, chẳng hạn như Derek Freeman, đã chỉ trích kiểu “nguyên thủy luận” thời Victoria, được thể hiện qua, chẳng hạn, Lubbock (1865: 336f.) Sven Nilsson (1866: 27f.). Freeman lập luận rằng người Bushmen hoặc thổ dân đương đại không phải là các “hóa thạch xã hội”, có thể so sánh với những đối tác được cho là tiền sử của họ (Freeman 1968: 263). Ngoài ra, Binford cũng phản đối việc sử dụng các điểm tương đồng dân tộc học để đơn giản “diễn giải các dữ liệu khảo cổ học bằng cách chỉ ra rằng kiến ​​thức dân tộc chí tăng lên không tự nó cho chúng ta biết thêm về thời tiền sử (Binford 1967; 1968: 268).

Binford ít nhiều bác bỏ các phép loại suy; ông lập luận rằng dữ liệu dân tộc chí chỉ nên được sử dụng để xây dựng mô hình. Các mô hình dựa trên dân tộc chí đã được “thử nghiệm” và chấp thuận này, sau đó biến đổi một cách bí ẩn thành “sự thật”, vượt khỏi trạng thái loại suy. Cách tiếp cận mà Binford gọi là Lý thuyết Tầm trung (MRT) này, bất chấp quan điểm thô thiển và mang tính tiến hóa về thực tiễn xã hội, một sự nghiệp đầy tham vọng mà từ một quan điểm ít rập khuôn có thể thú vị khi phát triển (xem Cornell & Fahlander 2002; Forslund, trong tập này). Mục đích của Binford là thiết lập các mối liên hệ giữa thực tiễn hàng ngày và cách thức mà hồ sơ khảo cổ được hình thành. Vấn đề là Binford đã kéo hơi quá căng tính tổng quát của các liên kết như vậy.

Các nhà khảo cổ học
hậu quá trình hoặc “bối cảnh” của những năm 1980 chưa bao giờ thực sự khám phá các khả tính của MRT, nhưng lại tiếp tục tìm cách phân biệt các phép loại suy “thích hợp” với các phép loại suy “không thích hợp”. Ví dụ, Hodder nhấn mạnh tầm quan trọng của ngữ cảnh và gợi ý rằng vấn đề về sự liên quan, tính tổng quátsự phù hợp có thể củng cố các phép loại suy (Hodder 1982: 22). Alison Wylie (1982; 1985; 1988) và Richard Gould (1980) giữ các quan điểm tương tự, bằng cách đề xuất một cách tiếp cận so sánh đa bội, mặc dù Wylie chỉ ra rằng sự khác biệt giữa phép loại suy đơn giản và dựa trên mức độ liên quan trên thực tế là rất nhỏ (Wylie 1988: 144) . Sự khác biệt chính giữa dân tộc khảo cổ học hậu quá trình và MRT quá trình phần nhiều là sự thay đổi về viễn kiến - từ cách thức mà sự vật được thực hiện đến lý do chúng được thực hiện. Đây là một bước tiến lớn vượt hẳn những quan sát đơn giản về nguyên nhân và kết quả sang những lĩnh vực phức tạp của hệ tư tưởng, vũ trụ luận hoặc hữu thể luận. Hodder và các nhà khảo cổ học quá trình khác cho rằng một số phép loại suy có giá trị hoặc khả thể hơn so với những phép loại suy khác. Nhưng những gì là tiền đề cho các phân biệt như vậy? Thực sự có bất kỳ ý nghĩa nào về tính gần gũi của thời gian và không gian hay trình độ công nghệ không? Những so sánh về hệ tư tưởng giữa các xã hội quá khứ và hiện tại có ngang bằng với các phép loại suy từng phần của các hiện vật không?

Các phép loại suy: giống hệt, nhưng vẫn khác?

Hodder lưu ý rằng hầu như mọi nhà khảo cổ học đều cho rằng một vòng các lỗ cột (tức là các mẫu đất màu cách đều nhau) chỉ ra một ngôi nhà, không biết đến việc tham khảo dân tộc học gốc đối với những ngôi nhà của người châu Phi hoặc người Indian châu Mỹ hiện đại (Hodder 1982: 11). Như Hodder, cũng như những người khác, chỉ ra thêm, những phép loại suy từng phần cơ bản này, hoặc những phép loại suy tổng quát, không phải lúc nào cũng đáng ngờ như người ta có thể nghĩ; có các phương pháp bổ sung để củng cố các giả định (Hodder 1982: 11; Orme 1981: 21f; Charlton 1981: 133). Ví dụ, các hiện vật bằng đá có thể được phân tích để tìm vết mòn để xác định việc sử dụng (Semenov 1964), và các thực nghiệm mô phỏng có thể được tiến hành để kiểm tra tính khả thi của việc ứng dụng giả định (Ascher 1961; Costin 2000). Các vấn đề xuất hiện khi chúng ta chuyển từ các kiểu loại suy ở mức độ thấp như vậy sang so sánh xuyên-văn hóa liên quan đến các vấn đề về nền kinh tế, tổ chức xã hội và văn hóa, niềm tin hoặc hệ tư tưởng huyền thoại.

Đã có nhiều nỗ lực chấp nhận việc sử dụng dữ liệu bổ sung để giúp diễn giải hồ sơ khảo cổ học bị phân mảnh. Vào đầu những năm 60, Robert Ascher nhấn mạnh đến “phép loại suy mới”, điều đó đơn giản có nghĩa là chỉ nên thực hiện phép loại suy giữa những người “sử dụng môi trường tương tự theo cách tương tự” (Ascher 1961: 319). Trong bài viết của mình, Ascher cố gắng tìm ra những hạn chế nhất định và tìm cách xác định các tham số để kiểm soát việc sử dụng các phép loại suy. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các so sánh bổ sung để tránh “hiện tượng bongo-bongo”, một ngôn ngữ giữ chỗ tưởng tượng, tức là xác suất bạn gặp phải ít nhất một nhóm trong hồ sơ dân tộc học khi chạy chương trình theo một cách nhất định. Ông cũng phân biệt một phạm trù đặc biệt là các loại suy lịch sử. Ascher coi phép loại suy lịch sử là đáng tin cậy hơn, bằng cách cho rằng một truyền thống liên tục không bị gián đoạn trong một số lĩnh vực nhất định từ thời tiền sử đến nay. Richard Gould (1980: 32) lặp lại sự khác biệt này trong những năm 1980 dưới nhãn hiệu các phép loại suy liên tụcgián đoạn, một số người viết cho tập BAR có vẻ tán thành những khác biệt đó (ví dụ: Robrahn-Gonzaléz 2000; xem Lyman & O´Brien 2001) .

Nhưng liệu chúng ta có thể thực sự giả định một chuỗi truyền thống không bị gián đoạn, như Asher và Gould lập luận? Các phép loại suy lịch sử hoặc liên tục được đề xuất như vậy có ý nghĩa trong khoảng thời gian bao lâu? Jaan Vansina (1965) đã lập luận rằng các truyền thống truyền khẩu nói chung có giá trị ít nhất 200 năm, trong một số trường hợp đặc biệt thậm chí lên đến 1000 năm. Tất nhiên, một số thực hành xã hội có thể luôn tiếp diễn trong một thời gian dài, nhưng mục đích và ý nghĩa của chúng có nhiều khả năng đã bị biến đổi, hiểu lầm hoặc thay đổi (xem Derrida 1974). Kiểu suy lý này có lẽ là một hiệu quả của việc thiếu tính thời gian trong công trình nhân học mà Gosden chỉ ra. Tuy nhiên, cách tiếp cận lịch sử về cơ bản là mang tính bề trên, coi các văn hóa bản địa là “nhạt nhẽo” và trì trệ không có tiến bộ xã hội hoặc thiếu tính linh hoạt. Theo quan điểm lịch sử, tính liên tục văn hóa trong một khoảng không-thời gian dài rộng hơn tự nó sẽ là một điều bất thường (Leach 1989: 45). Không có, và có lẽ chưa bao giờ tồn tại bất kỳ xã hội “nhạt nhẽo” hay “truyền thống” nào vượt thời gian, những xã hội không thay đổi và bình chân như vại vẫn đang tích tắc vận hành như chiếc đồng hồ.

Các câu hỏi tương tự cũng nảy sinh liên quan đến sự phân biệt của phép loại suy quan hệ. Hodder phân biệt các phép loại suy hình thức với phép loại suy tương đối như hai mặt đối lập trên một chuỗi biến thiên liên tục. Loại đầu tiên liên quan đến những loại suy giữa hai đối tượng có chung một số thuộc tính. Phép loại suy quan hệ, … tìm cách xác định một số liên kết tự nhiên hoặc văn hóa trong các khía cạnh khác nhau trong phép loại suy” (Hodder 1982: 16). Nhưng chúng ta có thể thực sự xác định được cái gì là quan hệ còn cái gì thì không? Tất nhiên, những câu hỏi như vậy luôn phụ thuộc vào bối cảnh xã hội. Trong trường hợp này, thì quan điểm cấu trúc-chức năng dễ hiểu hơn. Nếu một người sẵn sàng chấp nhận các định đề về các hệ thống văn hóa được chia thành các hệ thống con và loại hình học của các thành hệ xã hội chẳng hạn như lược đồ nhóm - bộ lạc – thủ lĩnh địa – nhà nước, thì các phép loại suy quan hệ có thể có ý nghĩa. Nhưng từ một viễn kiến ít hình thức luận hơn và phi-tiến hóa, hậu quá trình, thì các khía cạnh “quan hệ” như vậy có rất ít liên quan.

Ví dụ, có phải các thực tiễn xã hội của người Inuits ít liên quan đến thời Đá cũ châu Âu hơn so với người Bushmen châu Phi không? Khí hậu hay môi trường, hoặc quy mô nhóm, tổ chức chính trị hay trình độ công nghệ quan trọng nhất? Khó có thể thấy rằng có thể có bất kỳ khía cạnh chung nào của hành vi xã hội có quyền tối cao hơn những khía cạnh khác; những phân biệt như vậy phải cụ thể cho từng trường hợp riêng biệt. Bất chấp những lời chỉ trích, ý tưởng về loại hình loại suy quan hệ hoặc “thích hợp” vẫn bền bỉ tồn tại trong khảo cổ học hậu quá trình (ví dụ, Ravn 1993; Ember & Ember 1995).

Tuyến thứ ba trong cuộc tranh luận liên quan đến câu hỏi liệu có bội số, tức là, các phép loại suy trùng hợp bổ sung củng cố cho các diễn giải không. Đây có vẻ là một cách tiếp cận nhạy bén, nhưng nó vẫn vô nghĩa theo quan điểm nhận thức luận. Trong tập BAR, Bernbeck chủ trương, phù hợp với Hodder và những người khác, sử dụng các phép loại suy bổ sung (Bernbeck 2000: 143). Các lập luận của cô thiếu logic, vì cô cực lực phản đối việc sử dụng phép loại suy khi diễn giải về giới và các vai trò của giới, mà chúng ta thực sự có thể tìm thấy một lượng lớn các tham chiếu trùng khớp từ hồ sơ dân tộc chí. Tình trạng bất bình đẳng về các sự vụ giữa hai giới tính có lẽ là kết quả của quyền lực hệ tư tưởng gia trưởng, đương thời trong hai hoặc ba thiên niên kỷ qua, hơn là một trật tự “tự nhiên” (Fahlander 2001). Tuy nhiên, đó là một ví dụ minh họa cho thấy ít bội số tham chiếu củng cố cho các diễn giải về các thành h xã hội khác.

Phép loại suy: mối quan hệ giữa hai sự vật giống nhau về nhiều - mặc dù không phải tất cả - khía cạnh. Logic loại suy: giả định rằng nếu hai sự vật giống nhau ở một hoặc hai khía cạnh thì chúng sẽ giống nhau ở những khía cạnh khác. (Từ điển Webster mới 1992)

Do đó, điều quan trọng là phải nhận ra rằng các so sánh xuyên-văn hóa không tương đương với logic hình thức của các phép loại suy. Phép loại suy hình thức dựa trên giả định rằng, nếu hai sự vật giống nhau ở một hoặc hai khía cạnh, thì chúng có thể sẽ giống nhau ở các khía cạnh khác. Phép loại suy giữa hai sự vật có vẻ giống nhau như vậy tự nó không có giá trị nhận thức luận; nó dựa trên lý thuyết xác suất và số lượng các thuộc tính chung cho cả hai đối tượng. Theo nghĩa logic chặt chẽ, ý nghĩa của phép loại suy có thể được tính toán để xác định gần đúng xác suất tương tự giữa các thuộc tính chưa biết của một trong các đối tượng. Suy luận loại suy theo nghĩa này không quá khác so với phép quy nạp truyền thống. Phức tạp hơn nhiều là những so sánh về các thực tiễn xã hội và hệ tư tưởng. Trong những lĩnh vực đó, xác suất là không thể tính được. Các so sánh xuyên-văn hóa về thực tiễn xã hội đều mang tính quy nạp và diễn dịch, vì chúng cũng liên quan đến sự lựa chọn giữa hàng loạt đối tượng so sánh khác nhau. Chúng khác với các phương pháp khảo cổ học khác, chẳng hạn như loại hình học, có thể liên quan tới, ví dụ, việc xác định niên đại bằng carbon. Thật vậy, có vẻ như các phép loại suy liên quan đến hành vi của con người có ít giá trị quyết định ngoài lập luận tu từ.

Phê phán xét lại

Một đặc điểm tr
ọng tâm khác trong thảo luận về dữ liệu so sánh liên quan và không liên quan là các lập luận của những người được gọi là các nhà nhân học phê phán hoặc xét lại. Người ta thường biết rằng có rất nhiều cạm bẫy trong việc diễn giải “dữ liệu” dân tộc chí / nhân học (ví dụ Aunger 1995 và thảo luận; Leach 1989; Gould 1980: 36; Friedman 1994). Tôi sẽ không mở rộng cuộc tranh luận cụ thể đó ở đây, nhưng tôi muốn chỉ ra một số vấn đề quan trọng đối với câu hỏi về những so sánh xuyên-văn hóa. Trước hết vấn đề hồ sơ dân tộc chí đã được các nhà dân tộc chí và nhân học biên soạn và sắp xếp như thế nào. Gosden thảo luận về những vấn đề này ở một mức độ nào đó và đưa ra một số ví dụ (1999: 41, 103-8). Một người quan tâm đến các hoàn cảnh mà Malinowski làm việc trên quần đảo Trobriand vào năm 1916. Đó không phải là sự hình thành xã hội nguyên sơ mà ông đã nghiên cứu. Ông bắt đầu công việc trong một khu liên hợp của chính phủ, bao gồm một nhà tù, một bệnh viện, mười hai cư dân da trắng, một khu công nghiệp ngọc trai lớn và một đồn điền dừa rộng rãi. Malinowski cũng “bỏ qua” sự thật đã có những nhà truyền giáo và thương nhân Cơ đốc giáo có mặt ít nhất hai mươi năm trước khi ông đến (xem Leach 1989). Trong nhân học đương đại, ảnh hưởng của thực dân và tác động gây ô nhiễm lên chính trị, thực tiễn xã hội và các ranh giới văn hóa trên toàn thế giới ngày nay đã được công nhận khá rõ ràng (ví dụ: Vansina 1989: 244; Billington 1991: 68-73; Stahl 1993: 247-9; Gellner 1995; Tierney 2000). Leach, khi thảo luận về tác động của ảnh hưởng bên ngoài, đã tuyên bố rằng “văn hóa truyền thống đơn giản là không có sẵn để kiểm tra và đã chưa bao giờ có” (1989: 39). Ông nhấn mạnh rằng “ảnh hưởng bên ngoài” đã bị bỏ qua trong lịch sử nhân học và do đó đã tạo ra một bức tranh méo mó về các văn hóa “truyền thống”.

Trường hợp của Malinowski có thể được cho là một ví dụ rất đặc biệt và độc đáo, được
làm nổi bật bằng những cuốn nhật ký đã được công bố sau khi ông qua đời, nhưng vẫn có những phản đối tương tự đối với hầu hết các nhà nhân học lỗi lạc của thế kỷ 20. Chẳng hạn, Radcliffe-Brown đã thu thập hầu hết dữ liệu phả hệ của mình để nghiên cứu 130 bộ lạc thổ dân từ một bệnh viện hẻo lánhcác căn bệnh liên quan đến tình dục (Layton 1997: 69). Không có gì đáng ngạc nhiên khi tài liệu của ông cho thấy những quy củ về cấu trúc, vì tài liệu đã được chính quyền thuộc địa lập danh mục theo cách như vậy. Levi- Strauss lưu ý một ví dụ tương tự. Trong những năm 1930, khoảng ba mươi nhóm thổ dân riêng biệt đã được chính quyền Úc tập hợp lại với nhau trong một khu trại, nơi họ ở lẫn với các nhóm khác và phơi ra trước các nhà truyền giáo và binh lính. Trại bao gồm nhà ngủ riêng cho nam và nữ, trường học, bệnh viện, nhà tù, v.v. (Lévi-Strauss 1963: 67-114).

Gosden cũng thảo luận về hoàn cảnh của những người Bushmen ở Châu Phi, đã bị buộc phải vào quân đội trong nhiều thế kỷ và gia nhập hoặc chuyển khỏi cuộc sống du mục, nông nghiệp và khai thác tự nhiên (1999: 102f.). Những phản đối tương tự có thể được nâng lên thành một phép loại suy khác, thường được sử dụng của hệ thống Kẻ-cả của Papua New Guinea. Theo Gosden, tổ chức xã hội cụ thể đó là kết quả của sự tan vỡ hệ thống tiền vỏ sò do sự can thiệp thực dân (xem Friedman 1994). Kết quả của khuynh hướng thuộc địa là một hồ sơ dân tộc chí khá trật tự, có lẽ ít liên quan đến các diễn giải khảo cổ học. Bên cạnh những ví dụ về khuynh hướng hiện đại này, điều quan trọng là phải nhấn mạnh tác động của sự “ô nhiễm” khác trước đó chẳng hạn của các xã hội Hồi giáo thời trung cổ, Đế chế Trung Quốc, hệ thống Bantu ở châu Phi và nhiều hợp quần lớn có ảnh hưởng khác (Friedman 1994; Fahlander Năm 2001). Ngoài ra, chúng ta phải thừa nhận rằng chắc chắn đã có sự tương tác khá mãnh liệt trong thời tiền sử cũng ở một mức độ mà chúng ta chưa biết. Khó có thể thiết lập các quy trình như vậy, nhưng sự phổ biến của nguyên liệu thô và các tác vật cho thấy rằng các khu vực khác nhau có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau, mặc dù không nhất thiết phải dưới hình thức di chuyển dân cư (xem Clark 1994; Kristiansen 1998).
___________________________________________

Còn nữa…

Nguồn: Fahlander, Fredrik (2004). Archaeology and Anthropology – Brothers in Arms? On Analogies in 21st-century Archaeology. In Material Culture and Other Things - Post-disciplinary Studies in the 21st century, Edited by: F. Fahlander & T. Oestigaard, Gothenburg: Gotarc 2004, pp185-211.

Tác giả: Fredrik Fahlander (sinh năm 1965) là phó giáo sư khảo cổ học tại Đại học Stockholm, nhận bằng tiến sĩ năm 2003 tại Khoa Khảo cổ học, Đại học Gothenburg, nơi ông là giảng viên và nhà nghiên cứu. Năm 2009, ông bắt đầu học nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Stockholm và từ năm 2013, đảm nhiệm vị trí chính thức là giảng viên và nhà nghiên cứu. Ông cũng là một trong hai biên tập viên của tạp chí Current Swedish Archaeology - Khảo cổ học Thụy Điển Hiện tại. Nghiên cứu của ông dựa trên quan điểm vi khảo cổ học và tập trung vào lý thuyết cũng như phương pháp luận xã hội nói chung, thực tiễn xã hội và vật chất nói riêng. Phương pháp tiếp cận vi khảo cổ học về cơ bản là đối xứng dựa trên những phân tích chi tiết về các quá trình xã hội và chuỗi sự kiện bao gồm cả tác nhân con người và phi con người. Đây cũng là một cách tiếp cận quan hệ, phi-đại diện và vận hành từ dưới lên cùng với tài liệu khảo cổ học và bối cảnh vật chất xã hội cụ thể, thay vì đi tắt, các khái quát hóa và các mô hình lịch sử hoặc nhân học. Quan điểm vi khảo cổ học được áp dụng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như khảo cổ học về cái chết, các khía cạnh vật chất của văn hóa ẩm thực, và biểu trưng tượng hình (hình xăm và nghệ thuật trên đá). Các nghiên cứu hiện tại khác bao gồm phân loại xã hội và tính giao cắt (trẻ em và người già) và tính lai tạp xã hội và các tác động khác nhau có thể xảy ra khi các nhóm khác nhau gặp gỡ và tương tác.

Ghi chú

1. Tuy nhiên, mặc dù cố gắng đối xử bình đẳng với cả hai ngành học, nhưng các tài liệu tham khảo về nhân học trong sách của Gosden vẫn nhiều gấp đôi so với khảo cổ học.

Tài liệu Tham khảo

Ascher, Robert 1961. Analogy in archaeological interpretation, Southwestern Journal of Anthropology 17, pp317-25.
Aunger, Robert 1995. On ethnography: Storytelling or science?, Current Anthropology Vol. 36, No. 1, pp97-130
Bernbeck, R. 2000. Towards a gendered past – The heuristic value of analogies, Vergleichen als Archäologische Methode: Analogien in der Archäologien, ed: A. Gramsch, BAR Int. Series 825, Oxford: Archaeopress.
Bhabha, Homi 1994. The Location of Culture, London: Routledge
Billington, Rosamund 1991. Culture and Society. A Sociology of Culture, London: MacMillan.
Binford, Lewis 1962. Archaeology as anthropology, American Antiquity 28:2, pp217-225.
Binford, Lewis 1967. Smudge pits and hide smoking: The use of analogy in archaeological reasoning, American Antiquity 32:1, pp1-12.
Binford, Lewis 1968. Methodological considerations of the archaeological use of ethnographic data, Man the Hunter, Eds: I. DeVore & R. B. Lee, Chicago: Aldine Publishing company, pp268-273.
Binford, Lewis 1971. Mortuary practices: Their study and their potential, Approaches to the Social Dimensions of Mortuary Practices, Ed: Brown, James A, (Memoirs of the Society for American Archaeology No 25), American Antiquity vol 36, No 3, Part 2, pp6-29.
Castoriadis, Cornelius 1995. Filosofi, Politik, Autonomi. Texter i Urval, Ed: Mats Olin, Stockholm: Symposion.
Chilton, Elisabeth S (ed.), 1999; Material Meaning. Critical Approaches to the Interpretation of Material Culture. Salt Lake City: University of Utah Press.
Clark, G.A. 1994. Migration as an explanatory concept in Palaeolithic archaeology, Journal of Archaeological Method and Theory vol 1 no 4, pp305-43.
Cornell, P. & Fahlander, F. 2002a. Social praktik och stumma monument. Introduktion till mikroarkeologi, Gotarc series C, no 46, Gothenburg.
Cornell, P. & Fahlander, F. 2002b. Microarchaeology, Materiality and Social Practice, Current Swedish Archaeology, vol 10, pp21-38.
Costin, Cathy Lynne 2000. The use of ethnoarchaeology for the archaeological study of ceramic production, Journal of Archaeological Method and Theory, Vol. 7, No. 4, pp 377-403.
Cunningham, Jerimy 2003. Transcending the ‘‘Obnoxious Spectator’’: A case for processual pluralism in ethnoarchaeology, Journal of Anthropological Archaeology 22, pp 389-410
Dant, Tim 1999. Material Culture in the Social World. Values, Activities, Lifestyles. Buckingham/Philadelphia: Open University Press.
Davis, Mike 1990. City of Quartz: Excavating the Future in Los Angeles, London: Verso.
Derrida, Jacques 1974. Of Grammatology, Bailtimore: John Hopkins University Press.
Ember, Melvin and Ember, Carol R. 1995. Worldwide Cross-Cultural Studies and their Relevance for Archaeology, Journal of Archaeological Research Volume 3, Number 1, pp 87-111.
Fahlander, F. 2001. Archaeology as Science-fiction. A Microarchaeology of the Unknown, Gotarc series C, no 43, Gothenburg.
Fahlander, F. 2003. The Seriality of Practice. A Microarchaeology of Burial, Gotarc series D, no 46, Gothenburg.
Flannery, Kent V. 1982.The Golden Marshalltown: A Parable for the Archeology of the 1980s, American Anthropologist, New Series, Vol. 84, pp. 265-278.
Foucault, Michel 1989. The Order of Things, Trans. A. Sheridan, London: Tavistock.
Freeman, L. G. 1968. A theoretical framework for interpreting archaeological materials, Man the Hunter, Eds: I. DeVore & R. B. Lee, Chicago: Aldine Publishing company, pp262-267
Friedman, J. 1994. Cultural Identity and Global Process, London: Sage.
Gellner, Ernest 1995. Anthropology and Politics. Revolutions in the Sacred Grove, Oxford: Blackwell.
Giddens, A. 1984. The Constitution of Society, Cambridge: Polity Press.
Gosden, Chris 1999. Anthropology and Archaeology. A Changing Relationship, London & New York: Routledge.
Gottdiener, Mark 1995. Postmodern Semiotics: Material Culture and the Forms of Postmodern Life, Cambridge (Mass.): Blackwell.
Gould, Richard A. 1980. Living Archaeology, Cambridge: Cambridge University Press.
Gramsch, A. 2000a. Vergleichen als Archäologische Methode: Analogien in der Archäologien. Mit Beitragen einer Tagung der Arbeitsgemeinschaft Theorie (T-AG) und einer Kommentierten Bibliographie, ed: A. Gramsch, BAR Int. Series 825, Oxford: Archaeopress.
Gramsch, A. 2000b. Vom Vergleichen in der Archäologie – Zur Einfürung, Vergleichen als Archäologische Methode: Analogien in der Archäologien, ed: A. Gramsch, BAR Int. Series 825, Oxford: Archaeopress, pp3-18.
Graves-Brown, P.M (ed) 2000. Matter, Materiality, and Modern Culture, London: Routledge.
Hannerz, Ulf 1987. World in Creoalisation, Africa: Journal of the International African Institute no 57, pp546-59.
Haraway, Donna J. 1989. Primate Visions: Gender, Race and Nature in the World of Modern Science. London: Routledge.
McGrane, B. 1989. Beyond Anthropology: Society and the Other, New York: Columbia University Press.
Hodder, Ian 1982. The Present Past. An Introduction to Anthropology for Archaeologists, London: B. T. Batsford ltd.
Hodder, Ian 2004. Archaeology Beyond Dialogue, Salt Lake City: University of Utah Press.
Holtorf, Cornelius 2000. Making sense of the past beyond analogies, Vergleichen als Archäologische Methode: Analogien in der Archäologien, ed: A. Gramsch, BAR Int. Series 825, Oxford: Archaeopress, pp165-176.
Komter, Aafke 1998. Dingen als Spiegel van Relaties, Sociologische Gids, 1998, 45, 4, July-Aug, pp. 234-246.
Kossinna, Gustav 1911. Anmerkungen zum Heutingen Stand der Vorgeschichtsforschung, Mannus 3, pp127-30.
Kristiansen, Kristian 1998. Europe Before History. Cambridge: Cambridge University Press
Laqueur, Thomas 1990. Making Sex. Body and Gender from the Greeks to Freud, Cambridge: Harvard University Press
Latour, Bruno 1991. Technology is society made durable. The Sociological Review Monograph, 1991, 38, pp.103-131.
Latour, Bruno 1992. Where are the missing masses? The sociology of a few mundane artefacts. Shaping Technology/Building Society. Studies in Sociotechnical Change (Bijker & Law eds.), Cambridge (Mass.): The MIT Press, pp. 225-258.
Layton, Robert 1997. An Introduction to Theory in Anthropology, Cambridge: Cambridge University Press.
Leach, Edmund 1989. Tribal ethnography: Past, present, future, History and Ethnicity, Eds: E. Tonkin, M. McDonald & M. Chapman, London & New York: Routledge, pp34-47.
Leroi-Gourhan, André & Michel Brézillon 1972. Fouilles de Pincevent: Essai d’analyse ethnographique d’un habitat magadalénien (La section 36), I: Texte. Paris: CNRS.
Lévi-Strauss,Claude 1999 (1952). Ras och historia, Nya doxa.
Lubbock, John 1865. Pre-Historic Times, as Illustrated by Ancient Remains, and the Manners and Customs of Modern Savages, London: Wiliams & Norgate.
Lyman, Lee and Michael J. O'Brien 2001. The Direct Historical Approach, Analogical Reasoning, and Theory in Americanist Archaeology, Journal of Archaeological Method and Theory, Vol. 8, No. 4, pp303-42
Lynch, Kevin 1960. The Image of the City, Cambridge [Mass.]: M.I.T. Press & Harvard Univ. Press Menghin, Oswald 1934. Geist und Blut. Grundsättliches um Rasse, Sprache, Kultur und Volkstum. Wien: Schroll.
Merchant, Carolyn 1980. The Death of Nature. Women, Ecology and the Scientific Revolution. New York: Harper and Row.
Moore, Henrietta 1994. A Passion for Difference: Essays in Anthropology and Gender, Cambridge: Polity
Nilsson, Sven 1866. Skandinaviska Nordens Ur-innevånare. Ett försök I komparativa Ethnografien, Stockholm: P. A. Norstedt & söner.
Norman, Donald A. 1993. Things That Make Us Smart: Defending Human Attributes in the Age of the Machine, Reading: Addison-Wesley
Orme, Bryony 1981. Anthropology for Archaeologists: An Introduction, London: Duckworth
Pearce, Susan M. 1994. Interpreting Objects and Collections, London: Routledge.
Phillips, Philip 1955. American archaeology and general anthropological theory, Southwestern Journal of Anthropology11, pp246-250.
Podgorny, Irina 2000. The “non-metallic savages”: The use of analogy in Victorian geological archaeology and French paleoethnology and its reception in Argentina in the decade of 1870, Vergleichen als Archäologische Methode: Analogien in der Archäologien, ed: A. Gramsch, BAR Int. Series 825, Oxford: Archaeopress, pp19-38.
Preda, Alex 1999. The turn to things: Arguments for a sociological theory of things, The Sociological Quarterly, 1999, 40, 2, spring, pp.347-366.
Ravn, Mads 1993. Analogy in Danish prehistoric studies, NAR, Vol 26. No 2, pp59-89
Reybrouck, David van 2000. Beyond ethnoarchaeology? – A critical history of the role of ethnographic analogy in contextual and postprocessual archaeology, Vergleichen als Archäologische Methode: Analogien in der Archäologien, ed: A. Gramsch, BAR Int. Series 825, Oxford: Archaeopress, pp39-52.
Ricoeur, Paul 1976. Interpretation Theory: Discourse and the Surplus of Meaning, Fort Worth: The Texas Christian University press.
Riggins. Harold 1994. The Socialness of Things: Essays on the Socio-semiotics of Objects, Ed: H. Riggins, Berlin: Mouton de Gruyter.
Robrahn-Gonzaléz, Erika M. 2000. Reflexionen über den Gebrauch der Historismen Analogien in Brasilien, Vergleichen als Archäologische Methode: Analogien in der Archäologien, ed: A. Gramsch, BAR Int. Series 825, Oxford: Archaeopress, pp131-142.
Schiffer, Michael B. 1999. The Material Life of Human Beings: Artifacts, Behavior, and Communication. London: Routledge.
Soja, Edward W. 1996. Thirdspace. Journeys to Los Angeles and other Real-andlmagined Places, Cambridge: Blackwell Publishers Inc.
Soja, Edward W. 2000. Postmetropolis: Critical Studies of Cities and Regions, Oxford: Blackwell
Stahl, Ann B. 1993. Concepts of time and approaches to analogical reasoning in historical perspective, American Antiquity 58:2, 235-260.
Tierney, Patrick 2000. Darkness in El Dorado: How Scientists and Journalists Devastated the Amazon, New York: Norton
Tilley, Chistopher 1994. A Phenomenology of Landscape, Oxford: Berg
Tilley, Chistopher 1996. An Ethnography of the Neolithic. Early prehistoric Societies in Southern Scandinavia, Cambridge: Cambridge University Press
Tilley, Chistopher 1998. Metaphor and Material Culture, Oxford: Blackwell
Tilley, Christopher 2004. Materiality of Stone. The Explorations in Landscape Phenomenology, Oxford & New York: Berg.
Vansina, Jan 1965. Oral Traditions: A Study in Historical Methodology, London: Routledge & Keagan Paul.
Vansina, Jan 1989. Deep-down time: Political tradition in central Africa, History of Africa 16, pp341-62.
Wylie, Alison 1982. An analogy by any other name is just as analogical. A comment on the Gould-Watson dialogue, Journal of Anthropological Archaeology Vol 1, No 4, pp382-401.
Wylie, Alison 1985. The reaction against analogy, Advances in Archaeological Method and Theory 8, Ed: M. Schiffer, Orlando: Academic Press, pp 3-108.
Wylie, Alison 1988. “Simple” analogy and the role of relevance assumptions: Implications of archaeological practice, International Studies in the Philosophy of Science vol 2, no 2, pp34-150.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét