Dean J. Saitta
Người dịch: Hà Hữu Nga
Bài viết này xem xét các cách tiếp cận khảo cổ học hiện tại để xây dựng lý thuyết xã hội “bộ lạc”, và những đóng góp có được nhờ phân tích giai cấp của chủ nghĩa Marx. Nghiên cứu thực nghiệm về các xã hội tiền-Colombo ở Tây Nam và Trung Tây Hoa Kỳ làm cơ sở cho lập luận này. Bài viết thảo luận về các hàm ý cho sự phát triển khảo cổ học giải thích và giải phóng.
Trên hai mươi năm qua, việc khảo sát lý thuyết Marxist của các nhà khảo cổ học quan tâm đến các động lực xã hội của cái gọi là các xã hội bộ lạc, quy mô nhỏ, trung gian hoặc tầm trung đã tăng lên mạnh mẽ. Các khái niệm như phương thức sản xuất, tái sản xuất xã hội, và mâu thuẫn đã được đưa vào diễn ngôn hàng ngày. Các khái niệm khác như quyền lực và hệ tư tưởng đã được phát triển theo những cách thức mới mẻ. Một số khái niệm này đã trở thành xu hướng chủ đạo khi các nhà khảo cổ học quá trình xem xét các chiều góc quan hệ và biểu tượng của cuộc sống con người được đặc trưng bởi các loại khảo cổ học hậu quá trình (xã hội và nhận thức) khác nhau (xem McGuire, O’Donovan, và Wurst 2005; Chapman 2003).
Trong những năm gần đây, nhiều khái niệm của chủ nghĩa Marx, đặc biệt là các khái niệm về quyền lực và hệ tư tưởng, đã ngày càng trở thành dòng chủ đạo. Châm ngôn của Marx cho rằng “con người làm ra lịch sử nhưng không chính xác như họ lựa chọn” [1] đã được các nhà lý thuyết tác tố tái dụng như một cách để phân biệt cách tiếp cận của họ với cách tiếp cận của chủ nghĩa cá nhân phương pháp luận (Patterson 1990). Tiêu điểm khái niệm tập trung vào lao động đã được những người tự xưng là các nhà “quá trình luận chiết trung” như Arnold (2000) nắm chặt, vì nhận thấy tính hữu dụng trong khái niệm Marxist, nhưng - không thua kém với tính chọn lọc mà McGuire, O'Donovan và Wurst đã khám phá (2005) - theo quan điểm của mình, cô lại thích đưa nó vào khuôn khổ “khoa học hơn” của khảo cổ học quá trình và tiến hóa. Chủ nghĩa chiết trung như vậy sẽ có mặt ngày càng nhiều trong các loại hình khảo cổ học mà Hegmon (2003) mô tả là “quá trình-cộng”. Trigger (2003) thường tán thành lối hái-anh đào (suy luận thiếu bằng chứng) như vậy, cho rằng nó hứa hẹn có “các công thức lai tạo hữu ích và toàn diện hơn” để hiểu quá khứ. Liệu các giống lai có thực hiện được lời hứa này hay không thì vẫn còn phải chờ xem. Tối thiểu, như được lập luận dưới đây, chúng cũng có nguy cơ thỏa hiệp với các mục tiêu khác của việc nghiên cứu khảo cổ học.
Trong bài viết này, tôi xem xét một số cách tiếp cận khảo cổ học hiện tại để lý thuyết hóa xã hội “bộ lạc” dựa trên, hoặc ít nhất là cũng trùng lặp với những mối quan tâm của nhân học Marxist. Tôi sử dụng những cách tiếp cận này như một mặt nền để làm nổi bật cái truyền thống Marxist vẫn còn có nhiều thứ để đưa ra các lý thuyết về tính vật chất và tính phức tạp bộ lạc. Những đóng góp này vừa mang tính giải thích (chúng giúp hiểu được những gì đã xảy ra trong quá khứ) vừa mang tính giải phóng (chúng thúc đẩy tự-thức phê phán về hiện tại). Các cách tiếp cận ấy tôn trọng “bản chất kép” của việc nghiên cứu khảo cổ học được Wilk (1985, 308) định nghĩa, ông mô tả khảo cổ học là một cuộc theo đuổi nghiêm ngặt các sự kiện khách quan cũng như một cuộc đối thoại phản ánh và đôi khi ẩn giấu về chính trị đương đại. Các cách tiếp cận đó cũng hướng tới các mục tiêu của khảo cổ học phê phán được Leone, Potter và Shackel (1987) phát triển, và được McGuire, O’Donovan, và Wurst (2005) xem xét lại.
Tiếp cận Khảo cổ học Hiện tại để Lý thuyết hóa Bộ lạc
Có lẽ công cuộc xây dựng các công thức thú vị nhất hiện nay về động lực xã hội bộ lạc mắc nợ Marx là lý thuyết quá trình kép được Blanton, Feinman và các đồng nghiệp làm việc ở Trung Mỹ và Tây Nam Hoa Kỳ (Blanton và cộng sự 1996; Feinman, Lightfoot và Upham 2000) phát triển; và lý thuyết quá trình lịch sử được Pauketat, Emerson, và những người khác làm việc ở lục địa Mỹ (Pauketat 2001) phát triển. Cả hai cách tiếp cận đều nhạy cảm với sự khác biệt mà lịch sử, và các sự kiện lịch sử ngẫu nhiên, tạo ra trong các vấn đề của con người. Quyền lực cũng là trung tâm của cả hai cách tiếp cận, nhưng được giải quyết theo những cách khác nhau. Các nhà quá trình luận kép tập trung vào việc xây dựng quyền lực thông qua những gì được gọi là chiến lược tích lũy mạng và tổ hợp thông qua huy động lao động địa phương và phát triển trao đổi đường dài, tương ứng. Những người quá trình luận lịch sử tập trung vào tác động qua lại của hệ tư tưởng và vũ trụ học với quyền lực, đặc biệt là cách thức duy trì quyền lực thông qua việc xây dựng các chủ thể tính cá nhân và tập thể cụ thể. Trong các mối quan tâm của những người quá trình luận lịch sử có sự khác biệt giữa “cộng đồng” (hoặc cái mà tôi sẽ gọi là “cộng đồng hữu cơ”, một loại cộng đồng vượt qua quan hệ họ hàng và hệ thống phân cấp chính trị) và “cộng đồng chính trị” (một loại cộng đồng mà trong đó giới tinh hoa trung tâm quan tâm lựa chọn truyền thống cộng đồng hữu cơ theo cách tư lợi và bá quyền).
Việc lý thuyết hóa sự biến đổi liên tục này đặt ra vấn đề về sự biến đổi giữa các chiến lược tổ hợp và mạng, cũng như giữa cộng đồng hữu cơ và cộng đồng chính trị. Những người quá trình luận kép cho rằng có thể hiểu được sự thay đổi bằng cách viện ra “sự đối lập cấu trúc” – mối mâu thuẫn giữa các chiến lược mạng và các chiến lược tổ hợp. Mâu thuẫn này bắt nguồn từ việc các chiến lược này có các lôgic khác nhau và các điều kiện tồn tại cạnh tranh. Các chiến lược mạng hỗ trợ độc quyền quyền lực cá nhân và là độc quyền về phương diện xã hội. Các chiến lược đó có gắn liền với việc trao đổi đường dài về các “hàng hóa uy tín” kỳ đặc, khuyếch trương cho giới tinh hoa, và là các loại đồ tùy táng quý giá (Feinman 2000). Các chiến lược tổ hợp hỗ trợ chia sẻ quyền lực giữa các nhóm và mang tính gồm thâu về phương diện xã hội. Chúng gắn liền với các lễ thức cộng đồng, các công trình công cộng hợp tác lớn, và sự phân hóa kinh tế yếu (Feinman 2000). Nhưng các nhà quá trình luận kép vẫn chưa giải thích được tại sao, trong những trường hợp cụ thể, chúng ta lại thấy sự thay đổi từ chiến lược này sang chiến lược kia. Thay vào đó, họ đã tập trung nhiều hơn vào cách thức mà các chiến lược mạng và tổ hợp đặc trưng cho các nền kinh tế chính trị khác nhau tại các thời điểm khác nhau (ví dụ: Feinman, Lightfoot và Upham 2000, về các văn hóa tiền-làng và văn hóa làng ở bắc Tây Nam Hoa Kỳ; và Trubitt 2000 về các văn hóa “Mississippian” sớm và muộn xây dựng trên gò đất ở giữa Đại lục Mỹ). Tương tự cũng có thể nói về các nhà quá trình luận lịch sử: họ không rõ về động lực cho sự thay đổi xã hội Mississippian ở giữa Đại lục Mỹ, ai đã liên quan, hoặc việc chuyển đổi tổ chức hữu cơ thành cộng đồng chính trị đã được thực hiện như thế nào (DeBoer và Kehoe 1999, 264; x. Fotiadis 1998, 394-5).
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể khám phá một cách thành công những vấn đề như vậy bằng cách đưa ra một số giả định khá khác nhau về tính phức tạp và tính vật chất của đời sống xã hội loài người. Những giả định này có thể được chắt lọc từ các công trình của Marx và chúng xoay quanh khái niệm giai cấp của ông. Vị thế khái niệm của giai cấp đã được tranh luận nhiều trong khảo cổ học phê phán gần đây (Leone, Potter và Shackel 1987; xem Wilkie và Bartoy 2000). Như cách hiểu ở đây, phân tích giai cấp tập trung vào quá trình kinh tế của việc sản xuất, chiếm dụng và phân phối lao động thặng dư trong xã hội (Resnick và Wolff 1986). Nó lý thuyết hóa các cá nhân trong khuôn khổ vị trí của họ trong các quá trình đó cũng như trong hàng loạt quá trình chính trị, kinh tế và văn hóa phi giai cấp. Theo định nghĩa này, toàn bộ các xã hội đều là xã hội có giai cấp theo nghĩa cụ thể là tất cả đều đòi hỏi sản xuất xã hội và chiếm dụng lao động thặng dư. Giai cấp là một bộ phận cố hữu trong đời sống nhóm của con người. Các xã hội thay đổi liên quan đến sự kết hợp chính xác của các hình thái chiếm dụng lao động thặng dư trong đó; nghĩa là, chúng khác nhau về đặc trưng chính xác của các quan hệ giai cấp của chúng. Chiếm hữu có thể trải từ tập thể đến bóc lột, và sự khác biệt xã hội giữa mọi người có thể được lý thuyết hóa cho các xã hội ngay từ đầu phạm vi này.
Trong các xã hội bộ lạc “tầm trung” được quan tâm ở đây, các mối quan hệ giai cấp chủ yếu dựa trên nhưng không nhất thiết chỉ dựa trên sự chiếm đoạt tập thể giá trị thặng dư. Trong những xã hội như vậy, các chiến lược mạng và chiến lược tổ hợp phụ thuộc vào nhau. Sản xuất thặng dư tổ hợp địa phương là rất quan trọng để hỗ trợ các chức việc trong mạng quan tâm đến việc tiếp cận các nguồn thặng dư mới, bên ngoài có nhập khẩu chính trị và / hoặc nghi lễ. Vì vậy, việc tiếp cận và phân phối “vốn nước ngoài” trong các ý tưởng hoặc hàng hóa thủ công kỳ đặc là rất quan trọng để duy trì mức sản xuất tổ hợp địa phương cần thiết cho việc tái sản xuất xã hội của các cá nhân và các nhóm.
Việc xây dựng công thức lý thuyết-giai cấp này cắt đứt quan hệ với dòng chủ lưu theo ba cách khác. Trước hết, nó hiểu loại tiền tệ của đời sống chính trị xã hội bộ lạc - hàng hóa uy tín - là “các quyền lợi xã hội chung” cần thiết cho các giao dịch nợ địa phương và các sự kiện chuyển đổi cuộc sống, không chỉ đơn giản là công cụ tinh túy nhất để tích lũy thặng dư và xây dựng quyền lực. Ý tưởng về xây dựng quyền lực chính là cốt lõi của hầu hết việc lý thuyết hóa cấu trúc Marxist trong khảo cổ học vào những năm 1970 và 1980, và đã được các nhà quá trình luận trực tiếp tái dụng. Thứ hai, việc phân tích giai cấp hiểu rõ giới tinh hoa bộ lạc (ví dụ: các chức việc cai trị, các thương lái trao đổi, các thầy tế, các tay nghề tinh xảo, v.v.) là “các giai tầng được gộp lại”, vận hành thay mặt cho tập thể để đảm bảo tiếp cận với các nguồn lực cơ bản duy trì sự sống và với nguồn hàng hóa nước ngoài, nhưng cũng là những kẻ có khả năng khởi đầu việc thay đổi cấu trúc khi có sự thay đổi ngẫu nhiên trong các hoàn cảnh xã hội, môi trường và lịch sử. Hơn nữa, nó cũng hiểu rằng những tầng lớp tinh hoa này, ngay cả khi được sắp xếp theo các thứ bậc chính thức, vẫn có thể tái sản xuất thay vì đe dọa các mối quan hệ sản xuất cộng đồng (xem Pauketat 2003). Thứ ba, lý thuyết Marxist này hiểu rõ tác tố với tư cách là tác tố tập thể - tác tố giai cấp - chứ không phải là tác tố cá nhân neo lại hầu hết các lý thuyết xã hội trong khảo cổ học.
Như đã lưu ý, phân tích giai cấp không coi mâu thuẫn cấu trúc giữa chiến lược tổ hợp và chiến lược mạng là đương nhiên. Nó cũng không băn khoăn với tính bổ sung cấu trúc của chúng, mặc dù điều đó gây áp lực lên các cá nhân tham gia vào cả hai tập quan hệ. Nó cũng chối bỏ việc đúc kết, như những người quá trình luạn lịch sử thường làm, thống trị với bóc lột (ví dụ, Emerson 1997, 186-7). Sự thống trị là nói về quyền lực của một số kẻ trên những kẻ khác; còn bóc lột là thuộc về sự phân chia giai cấp xã hội giữa những người sản xuất và những kẻ chiếm dụng lao động thặng dư. Với sự khác biệt này, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tạo ra những mô hình có sắc thái hơn về mối quan hệ giữa các cá nhân, giữa quyền lực và giai cấp, trong cuộc sống con người.
Tôi đã phác thảo những gì mà cách tiếp cận này xuất hiện trong các nghiên cứu của tôi về sự thay đổi xã hội ở Bắc Mỹ cổ đại tại các trung tâm lớn thời tiền-Colombia là Cahokia (Saitta 1994) và Chaco Canyon (Saitta 1997; xem thêm Saitta 2001). Cả hai trung tâm này đều xuất hiện vào khoảng năm 900 SCN, đạt tới tột đỉnh vào khoảng năm 1100 SCN, và trải qua sự thay đổi mạnh mẽ sau năm 1150 SCN (Lekson và Peregrine 2004). Cả hai nơi đều từng là trung tâm hình thành xã hội cộng đồng phức tạp, vì những lý do khác nhau, đã trải qua những xung động hướng tới các mối quan hệ giai cấp bóc lột bằng cống nạp nhiều hơn vào cuối những năm 1000 và đầu những năm 1100. Do đó những xung động này đã tạo ra các cuộc đấu tranh giai cấp và phi giai cấp về các điều kiện tồn tại của lối sống công xã, cuối cùng dẫn đến việc định hình lại các hình thái đời sống cộng đồng ở cả hai khu vực sau năm 1150 SCN.
Giải thích của tôi về sự thay đổi xã hội tại trung tâm gò Cahokia của người Mississippian (phía đông Saint Louis, Missouri) khám phá cách thức thay đổi về tính sẵn có và / hoặc việc phân phối các hàng hóa có giá trị xã hội vào khu vực vào năm 1050 SCN đã làm phức tạp cuộc sống của các tác nhân (và có thể là các chức việc khác) trao đổi được gộp “theo mạng”, đã thu hút sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất cộng đồng để đổi lấy việc tiếp cận và phân phối các quyền lợi xã hội.1 Để bù đắp cho tình trạng mất hỗ trợ ấy, các tác nhân theo mạng này đã tìm cách tạo ra (có thể kết hợp với các tác nhân khác, như các tay chuyên sản xuất hàng hóa uy tín và các vật dụng cần thiết khác cho xã hội) các quan hệ giai cấp bóc lột bằng cống nạp thông qua thao túng tổ hợp chính trị, hệ tư tưởng và môi trường vật chất. Những chiến lược này đã vấp phải sự phản kháng của người sản xuất (bằng chứng là việc cố che giấu thặng dư hộ gia đình vào cuối thời kỳ Cahokia “cổ điển”) và cuối cùng thất bại, bằng chứng là dòng người từ khu vực Cahokia đổ về vùng nông thôn nội địa sau năm 1150 SCN và những dấu hiệu khác của tình trạng hỗn loạn được truyền cảm hứng về phương diện chính trị (Pauketat 1998, 71-2). Quyền tự trị thôn làng địa phương tăng lên và sự chú trọng nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng sau đó trở thành đặc điểm của việc hình thành xã hội hậu-Cahokian trong khu vực.
Kịch bản này đánh giá cao tính khác biệt của các chiến lược mạng và tổ hợp, nhưng thay vì ưu tiên chiến lược này hơn chiến lược kia, nên nó kết hợp chúng lại với nhau theo cách tạo ra – dựa trên cơ sở thay đổi các hoàn cảnh lịch sử do các sự kiện ngẫu nhiên gây ra, bao gồm cả những thay đổi trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa uy tín - một loạt các cuộc tranh giành và quỹ đạo thay đổi đặc biệt. Nó cũng tương thích với những diễn giải quá trình luận lịch sử về sự phát triển của người Cahokian nhấn mạnh sự thần thánh hóa nhanh chóng quyền lực tập trung của giới tinh hoa vào khoảng năm 1050 SCN thông qua việc chiếm đoạt đặc tính cảm tín hay δόξα “doxa” của cộng đồng hữu cơ (Pauketat và Emerson 1998). Nhưng rõ ràng hơn là lợi ích của ai đang bị ảnh hưởng bởi những thay đổi nào từ bên ngoài, và cả về phản ứng chính trị xã hội - trong trường hợp này là những nỗ lực (cuối cùng không thành công) để xây dựng một trật tự xã hội mới, phân chia giai cấp.
Tường trình về sự thay đổi tại Chaco Canyon - nơi sinh sống của một tập hợp các cộng đồng Làng Tổ (Ancestral Pueblo) lớn ở vùng cao trung du tây bắc New Mexico - cho thấy mối quan hệ nhân quả hơi khác một chút, mặc dù kết quả tương tự như kết quả giả định cho Cahokia. Tại đây, tình trạng suy thoái môi trường vào cuối thế kỷ 11 đã làm phức tạp cuộc sống của giới thầy tế và có lẽ là cả những người bảo trợ chính trị của họ, tất cả đều thu hút sự ủng hộ để đền đáp sự đảm bảo vị thế tốt đẹp của cái tập thể rộng lớn hơn kia bằng sức mạnh thần linh. Các tác nhân này và đồng minh của họ cũng tìm cách xây dựng các quan hệ bóc lột cống nạp nhiều hơn, có lẽ cũng bằng cách chiếm dụng các quan niệm về cộng đồng hữu cơ hoặc trong trường hợp này, cái mà một số người gọi là Chacoan “Đại tư tưởng” (Stein và Lekson 1992).2 Nhưng ở đây, cũng như ở Cahokia, việc nỗ lực tạo ra các phân chia giai cấp cống nạp đã không giữ được. Số lượng các địa điểm làng nhỏ trong lũng núi từng là nơi cư trú của các nhà sản xuất chính giảm vào đầu những năm 1100 (cho thấy sự di cư ra khỏi lũng núi) và cảnh quan vật chất cũng đơn giản hóa. Phân tích gần đây của Van Dyke’s (2004, 426) về khảo cổ Chacoan, đặc biệt là ở các khu vực hẻo lánh, gợi ý về một kịch bản thay đổi tương tự được kích hoạt bởi sự bất mãn phổ biến đối với sự lãnh đạo theo nghi thức tổ hợp.
Các nhà quá trình luận kép gần đây đã tham gia vào Chaco, nhưng chỉ để mô tả nó như một chính thể tổ hợp (ví dụ, Peregrine 2001). Wills (1999) cũng chỉ ra trường hợp của tính tổ hợp Chaco, đồng thời chỉ trích mạnh mẽ các mô hình đấu tranh giai cấp. Wills gợi ý rằng xung đột giữa giới thầy tế đã giảm bớt bởi tính ngoài lề của môi trường Tây Nam (xem thêm Neitzel và Anderson 1999). Và, vọng lại những người quá trình luận lịch sử, ông gợi ý rằng nó cũng giảm bớt bởi truyền thống cộng đồng hữu cơ làng Puebloan. Nhưng Wills cũng không thể loại trừ hoàn toàn xung đột như vậy. Có lẽ điều quan trọng hơn, ông bỏ mất sử tính của cách diễn giải phân tích giai cấp. Cách diễn giải này ấn định rằng bất kỳ ai - kể cả giới tinh hoa tôn giáo - đều có năng lực hành động “không đúng cá tính” trong những trường hợp bất thường; và bất kỳ tầng lớp tinh hoa nào xứng đáng với danh xưng thì đều không lo lắng về những hạn chế môi trường đối với sản xuất thặng dư khi sự tồn tại xã hội của họ bị đe dọa.3 Động lực thay đổi giai cấp này dường như cũng bị loại trừ bởi các mô hình khác coi Chaco là có “tính nghi lễ” (Yoffee, Fish và Milner 1999) hoặc gần đây hơn là “Cao linh Biểu đạt địa” ( Renfrew 2001). Tôi không chắc rằng Chaco được lý thuyết hóa là chính thể tổ hợp hay sáng kiến dựa trên đức tin, thực hiện đầy đủ công lý cho những gì chúng ta thấy ở đó. Như Mills (2002) lưu ý, cơ hội tốt nhất để chúng ta hiểu Chaco là ở các mô hình chia ra hoặc phân tách các biến số hoặc tính năng (ví dụ: quy mô, tập trung hóa, phân cấp) mà chúng ta thường coi là chỉ báo “tính phức tạp” xã hội. Phép phân tích giai cấp chi tách các biến số như vậy tốt hơn - hoặc ít nhất là tàn nhẫn hơn - hơn hầu hết các phép phân tích khác.
Do đó, phép phân tích giai cấp Marxist về xã hội bộ lạc với tư cách là sự hình thành cộng đồng, chỉ ra con đường dẫn đến những giải thích chi tiết hơn và khả tín phong nhiêu hơn về quan hệ nhân quả và sự thay đổi. Nó cố gắng giải quyết, theo cách nói của Roseberry (1997), “những chòm tinh vân quyền lực có cấu trúc cụ thể [và, tôi sẽ thêm, giai cấp] đó đối đầu với những người lao động ở những thời điểm và địa điểm cụ thể.” Các nhà phê bình thuộc dòng khảo cổ học chính thống cũng như thuộc Cánh tả đã bỏ lỡ điểm này vì bận tâm đến ý nghĩa truyền thống của các thuật ngữ như công xã và giai cấp. Các nhà phê bình chính thống coi phân tích giai cấp là “không tưởng”, một nỗ lực sai lầm nhằm “trao quyền cho quần chúng” thời tiền sử (Emerson 1997, 187; xem thêm Feinman 2000, 46). Một số nhà phê bình Marxist, trong một trạng thái hoảng sợ khác, coi phân tích giai cấp là một dự báo không xác đáng về các phạm trù tư bản đối với các xã hội được nhìn nhận rõ hơn là xã hội cấp tiến khác của chủ nghĩa tư bản (Trigger 1993). Cả hai phe đều bỏ lỡ việc tái khái niệm hóa chú ý đến hệ thống thứ bậc - và thậm chí các hình thức bất bình đẳng được thể chế hóa - để phục vụ chủ nghĩa công xã, vì tính chất đồng tồn tại của các mối quan hệ công xã và phi-công xã (bóc lột) về dòng thặng dư, và vì hàng loạt xung đột và đấu tranh để chiếm đoạt thặng dư và các điều kiện tồn tại của nó, đồng thời lại tôn trọng tính kiên định của việc chiếm đoạt tập thể và ra quyết định đồng thuận.4 Phép phân tích giai cấp khám phá cách thức các tác nhân khác nhau có thể di chuyển vào và ra khỏi các quá trình tổ hợp và mạng bằng cách sử dụng một chiến lược để tạo điều kiện hoặc chống lại sự phát triển của chiến lược kia, điều chỉnh các hệ tư tưởng và vũ trụ luận rộng lớn hơn theo những cách thức biện minh cho các cấu trúc mới. Các loại chiến lược được áp dụng sẽ phụ thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của địa phương về dòng lao động, về cấu trúc giai cấp được gộp lại của một chính thể, các cơ hội có sẵn để tiếp cận các nguồn thặng dư bên ngoài và các hoàn cảnh lịch sử khác. Một khung lý thuyết như vậy, với tập hợp các đặc điểm độc đáo và thậm chí phản trực giác, dường như lại cần thiết nếu chúng ta muốn giải thích những rối rắm và sự mơ hồ thực nghiệm trong thế giới-hiện thực vẫn tiếp tục làm điêu đứng quá trình diễn giải khảo cổ học ở Bắc Mỹ và các nơi khác.
Giải thích và Đối thoại Chính trị giữa Quá khứ và Hiện tại
Có một lý do khác để thúc đẩy phân tích giai cấp về các quá trình hình thành công xã trong bối cảnh này vượt khỏi việc cải thiện các giải thích của chúng ta về quan hệ nhân quả và sự thay đổi. Lý do này dẫn đến cuộc đối thoại “phi chính thức và đôi khi ẩn giấu” giữa khảo cổ học và xã hội của Wilk (1985, 308). Luôn luôn có những người trong ngành khảo cổ học - cả trong và ngoài dòng chính thống - đã chấp nhận cuộc đối thoại này (xem thêm Yoffee và Sheratt 1993). Tôi thấy chấp nhận này có nghĩa là các lý thuyết tốt nên soi sáng quá khứ theo những cách nhất quán về mặt logic và có thể kiểm chứng theo kinh nghiệm, nhưng cũng gắn liền với hiện tại theo những cách có thể tạo ra phản ánh phê phán và nếu cần, hành động xã hội (ví dụ: phép πρᾶξις praxis “thực hành” của McGuire, O'Donovan và Wurst). Mối bận tâm về tính giải phóng sau này chưa bao giờ nổi bật trong ngành khảo cổ học (để biết thêm các cuộc thảo luận khác về sự giải phóng, xem Paynter 2005; cũng như Leone và Preucel 1992, 121, về giải phóng với tư cách là “tham gia nhiều hơn vào xã hội dân chủ”). Ngày nay, nó có nguy cơ biến mất hoàn toàn khi các khái niệm Marxist được chiếm dụng và thuần hóa bởi những người vận động hành lang để có những cách tiếp cận lai “khoa học hơn” hoặc “toàn diện hơn” trong nhận thức quá khứ. Tôi không tin rằng chúng ta có đủ khả năng để điều này xảy ra với số lượng các khu vực công cộng quan tâm đến, và ảnh hưởng bởi khảo cổ học, và vị thế bền vững của ngành học với tư cách là sự nghiệp đảm bảo sự hỗ trợ về tài chính và tinh thần của công chúng.
Trong các văn liệu về xã hội “tầm trung” hoặc xã hội bộ lạc, chỉ có một số nhà lý thuyết hiện đánh giá các ý tưởng về tiềm năng của chúng trong thực hiện công việc chính trị, hoặc để tạo ra cái mà nhà thực dụng triết học gọi là “chân lý hữu dụng” (Rorty 2000). Về vấn đề này, Brumfiel (1995) đã gợi ý rằng các khái niệm về hệ thống phân cấp có tiềm năng như vậy. Hệ thống phân cấp được Crumley (1995, 3) định nghĩa là mối quan hệ của các yếu tố xã hội với nhau khi chúng có tiềm năng phân cấp hoặc không phân cấp theo một số cách khác nhau. Hệ thống phân cấp ấn định rằng các hình thức trật tự tồn tại mà không phải là trật tự thứ bậc riêng; và các yếu tố tương tác của xã hội - mọi thứ từ các thành phố đến các cá nhân - không cần phải được phân cấp vĩnh viễn đối với nhau. Các mối quan hệ phụ thuộc vào bối cảnh và quy mô. Do đó, việc hình thành công thức này thừa nhận tính lưu động hơn là tính cố định như một tiềm năng tiềm ẩn của tất cả các quá trình hình thành xã hội. Theo đó, Brumfiel lập luận rằng các nhà nghiên cứu theo hệ thống phân cấp “có thể có một lập trường tuyệt vời để đưa ra lời khuyên cho các nhà hoạt động xã hội, đang tìm cách thiết lập một xã hội bình đẳng hơn trong thế giới đương đại phức tạp của chính chúng ta” (1995, 130).
Nhưng tôi không biết bằng cách nào chúng ta có thể đạt tới loại nhận thức so sánh mang tính chính trị, giữa quá khứ và hiện tại với các khái niệm “có tính phân cấp”, “tầm trung”, “tổ hợp-mạng”, “quy mô-nhỏ” (Potter 2000), “xuyên-bình quân” (Clark và Blake 1994), “trung gian” (Mills 2002), “phân cấp trung gian” (Arnold 2000), hoặc thực sự là bất kỳ khái niệm nào khác về xã hội dựa trên niềm tin nền tảng vào sự biến đổi liên tục. Những khái niệm này không gán một vị thế hữu thể luận đặc biệt nào cho các xã hội chủ thể quan tâm. Họ không nêu bật các sức mạnh nhân quả cụ thể có thể tập trung vào công việc so sánh cũng như không giải thích cho các khu vực cử tri đa dạng của chúng ta (dân bản xứ, “các gia cấp lao động”, công chúng) xem chính xác hiện tại khác với quá khứ như thế nào. Tôi cho rằng chúng ta cần một cái gì đó mạnh mẽ hơn, với một khía cạnh quan trọng sắc bén hơn, để nắm bắt và so sánh những khác biệt mang tính tổ chức theo thời gian và không gian, cũng như để thúc đẩy các loại tự-ý thức phê phán về trải nghiệm sống đương đại có thể thúc đẩy mối quan tâm, tham gia và thay đổi rộng lớn hơn.5
Tôi nghĩ rằng đây là nơi tư duy tốt, kiểu cũ, mang tính loại hình học có thể giúp ích. Ngày nay, các loại hình bị chỉ trích nhiều vì chúng bị cáo buộc ngăn chặn sự thay đổi mang tính tổ chức (xem những người viết cho Neitzel 1999 và Schiffer 2000; cũng như Emerson 1997, Peregrine 2001, và nhiều người khác). Như đã lưu ý, các thể liên tục cắt qua phạm vi phức tạp của xã hội - như việc chiến lược hóa tổ hợp và mạng, hoặc cộng đồng chính trị và hữu cơ - được coi là tốt hơn để nhận thức được tính phức tạp như vậy và / hoặc để giải quyết “tính mơ hồ về phân loại” (Neitzel và Anderson 1999 ) là kết quả khi các định kiến lý thuyết được đáp ứng bởi các thực tiễn thực nghiệm khó hiểu. Nhưng như một số nhà bình luận gần đây đã lưu ý, việc phân chia loại hình không loại trừ việc nghiên cứu quá trình, cũng không ngụ ý rằng bất kỳ loại hình cụ thể nào cũng chỉ phải tuân theo một quỹ đạo lịch sử (Zeitlin 1996). Quá trình không thể được kết hợp với kết quả, và do đó các loại xã hội vẫn có thể là những cấu trúc hữu ích để đáp ứng các mục tiêu so sánh và giải thích của việc điều tra khảo cổ học (xem thêm Spencer 1997; Stein 1998). Các loại hình cũng phải sẵn sàng một cách độc nhất để làm rõ hoàn toàn hiện tại khác với quá khứ như thế nào, theo những cách có thể tiếp tục dự án giải phóng của khảo cổ học (để có một viễn kiến khác về việc sử dụng các loại hình trong khảo cổ học, và phê phán nhẹ nhàng hơn các khái niệm sử dụng ngôn ngữ “trung gian tính,” Xem Thomas 2000).
Các khái niệm và phạm trù Marxist vẫn khiến tôi đặc biệt thấy hữu ích trong vấn đề này. Loại hình học của Marx về các hình thái công xã nguyên thủy, phong kiến, Đức, cổ đại và xã hội tư bản chủ nghĩa - mà Eric Wolf (1982) đúc kết một cách xuất sắc và được dịch là một phép phân loại về các phương thức sản xuất theo trật tự thân tộc, cống nạp và tư bản chủ nghĩa - gửi một thông điệp quan trọng về các loại quá trình xã hội cụ thể của việc quan tâm phân tích và nắm bắt những khác biệt quan trọng bằng cách là các nhóm người sản xuất và phân phối thặng dư xã hội theo không gian và thời gian. Về vấn đề này, Antonio Gilman, đã cố gắng sửa đổi lại khái niệm về hình thái Đức để sử dụng trong việc diễn giải tiền sử châu Âu (Gilman 1995). Vận dụng những ý tưởng được Amariglio (1984), Resnick và Wolff (1988), Cullenberg (1992), và Ruccio (1992) phát triển, tôi đã cố gắng chỉ ra cách thức mà khái niệm “chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy” của Marx có thể phù hợp với sự đa dạng và phức tạp về tổ chức và do đó có ích trong việc giải thích sự thay đổi xã hội Bắc Mỹ. Tôi tin rằng nếu chúng ta xem xét cẩn thận hơn các sắc thái công trình của Marx về tính phức tạp, tính vật chất và tính biến đổi của các sắp xếp xã hội loài người, thì chúng ta có thể nhận thấy khuôn khổ của ông có giá trị giải thích và giải phóng cao hơn. Và tôi tin rằng chúng ta có thể khai thác giá trị này mà không bị sa đà vào tương đối luận hoặc hư vô luận mà “các nhà Marxist Khai sáng” cựu trào đã coi là ông ba bị của ngành khảo cổ học Marxist - đặc biệt là như đã được các học giả trẻ thực hành - vào giữa đến cuối những năm 1980 (Gilman 1989; Kích hoạt 1993).
Kết luận
Các cách tiếp cận khảo cổ học hiện tại đối với nền kinh tế chính trị của xã hội bộ lạc đã dựa trên truyền thống của chủ nghĩa Marxism để đạt được hiệu quả tốt. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể làm công việc giải thích và giải phóng tốt hơn nếu chúng ta xem xét lại các khái niệm khác trong kho tàng Marxian. Bù lại cho khái niệm phi hiện sinh và biện chứng tinh túy về giai cấp có lẽ là động thái quan trọng nhất mà chúng ta có thể thực hiện (Resnick và Wolff 1986; xem thêm Knapp 1996,143; Durrenberger 2001). Thomas (2000) gần đây đã lo lắng về việc “làm cùn” các cạnh sắc lý thuyết trong khảo cổ học khi các cách tiếp cận nhận thức và hiện tượng luận thách thức những người quan tâm đến quyền lực. Tôi nghĩ rằng ngay cả các loại hình khảo cổ học về quyền lực cũng bị lu mờ nếu không có mối quan tâm song hành đối với giai cấp. Một xu hướng lâu đời trong ngành khảo cổ học Marxist là nhấn mạnh vào sự phân biệt giữa các xã hội “giai cấp” và xã hội “không giai cấp” (Spriggs 1984) càng làm què quặt thêm nỗ lực này. Giai cấp là một khái niệm mạnh mẽ, một công cụ cực kỳ quan trọng để hình dung (đối với những thời điểm và địa điểm cụ thể) về tác tố cá nhân và tập thể con người có thể như thế nào và để xác định điều gì là quan trọng nhất (trong bối cảnh của một chương trình thay đổi cụ thể) cho cuộc vật lộn của các cá nhân và tập thể. Ít nhất thì phép phân tích giai cấp có thể nâng cao khả năng tìm kiếm của chúng ta, theo cách nói của Thomas, về một “quá khứ nhiều màu sắc hơn và sống động hơn” (2000, 155). Nhưng các loại hình khảo cổ học cấp tiến và phê phán cũng cần phải quyết định cái nào có lợi hơn cho dự án chính trị đương đại của chủ nghĩa Marxism: định nghĩa về giai cấp, mặc dù hữu ích trong việc bảo tồn “tính khác” của quá khứ, có thể hình dung là bất lực trước những phức tạp về cấu trúc mới, hoặc một định nghĩa bắt đầu với những phức tạp này trong nỗ lực khám phá tốt hơn mối liên quan của quá khứ đối với các cuộc đấu tranh đương đại. Tương tự như vậy, điều quan trọng là phải đánh giá giá trị và hạn chế của các cấu trúc lý thuyết khác - đặc biệt là các kiểu khác nhau và các vật được tượng trưng bằng một kiểu loại mà ngày nay vẫn còn đang tranh đấu - không chỉ về cách chúng giúp ta giải thích quá khứ, mà còn về khả năng đưa ra các phản ánh phê phán về bản chất của kinh nghiệm sống xuyên thời gian và không gian, bao gồm cả các quyền bá chủ của cuộc sống và tư tưởng chi phối chúng ta. So sánh phê phán các mối quan hệ tổ chức của quá khứ và hiện tại là bước đầu tiên để hình dung và tạo ra “những cách làm khác” trên thế giới này. Diễn ngôn Marxist về tính phức tạp và tính vật chất tiếp tục đi xa hơn nhiều so với các giải pháp thay thế trong việc giải quyết cả quá khứ được hình dung ra sao và chúng ta có thể sống trong hiện tại như thế nào.
__________________________________________________
Nguồn: Saitta Dean J. (2005). (2005). Marxism, Tribal Society, and the Dual Nature of Archaeology, In Rethinking Marxism, Volume 17 Number 3, pp. 385-397 (July 2005)
Tác giả: Dean J. Saitta, Giáo sư Nhân học và Chủ nhiệm Khoa Nhân học tại Đại học Denver từ năm 1988. Ông giảng dạy các khóa học về nhân học tiến hóa, nhân học đô thị và khảo cổ học. Ông hiện đang chỉ đạo chương trình Nghiên cứu Đô thị của DU (University of Denver) và là Đồng Giám đốc Hoa Kỳ của khoản tài trợ phát triển chương trình giảng dạy của FIPSE-Liên minh Châu Âu mang tên “Các thành phố toàn cầu / Quyền công dân toàn cầu: Sự biến đổi xã hội và tự nhiên của các khu vực đô thị ở Châu Âu và Hoa Kỳ”. Sở thích nghiên cứu của ông là khảo cổ học Bắc Mỹ, lịch sử lao động và kiến trúc so sánh. Ông đã nghiên cứu về sự thay đổi xã hội trong xã hội Zuni cổ đại ở phía tây trung tâm New Mexico.
Ghi chú của người dịch:
[1] Nguyên văn tiếng Đức: “Die Menschen machen ihre eigene Geschichte, aber sie machen sie nicht aus freien Stücken, nicht unter selbstgewählten, sondern unter unmittelbar vorgefundenen, gegebenen und überlieferten Umständen. Die Tradition aller todten Geschlechter lastet wie ein Alp auf dem Gehirne der Lebenden.” [“Con người làm nên lịch sử của chính mình, nhưng không phải tự làm theo ý mình, không phải trong hoàn cảnh do họ tự lựa chọn, mà là trong những hoàn cảnh được trực tiếp phát hiện, được trao cho và được lưu truyền. Truyền thống của tất cả các thế hệ đã qua chất nặng trong trí não của những người đang sống.” - HHN] Marx, Karl (1869). Der achtzehnte Brumaire des Louis Bonaparte. Erscheinungsjahr: 1869; Verlag/ Drucker: Meißner; Ort: Hamburg; Auflage: 2., überarbeitete Auflage (Marx, Karl (1869). Ngày 18 tháng Sương mù của Louis Bonaparte. Năm xuất bản: 1869; Nhà xuất bản/ Nhà in: Meißner; Nơi xuất bản: Hamburg; Phiên bản thứ 2, có sửa đổi).
Ghi chú
1. The temporal relationships at issue here are still fuzzy, given uncertainty about the exact temporal phase affiliations of many Cahokian exotics (Pauketat 1992; Trubitt 2000). It is also possible that exotic valuables were never a large part of Cahokian prestige and meaning systems. There is evidence that social and ritual power may have turned less on the control and manipulation of exotica than on local resources (Emerson and Hughes 2000). It appears, however, that the flow of even widely available local resources (such as mineral pigments like hematite and galena) was carefully regulated (Emerson and Pauketat 2002).
2. The Chacoan Big Idea refers to a pan-Puebloan cosmography of universal order - materialized in a canon of shared architectural design concepts, symmetries, and oppositions -/that regulates sacred and secular activities.
3. This is why I am not totally convinced by Greg Johnson’s (1989) widely cited and celebrated
claim that the ancient American Southwest could only support ‘‘sequential hierarchies’’: structures of consensual decision-making marked by temporary, situational leadership rather than the more permanent leadership structures that the term hierarchy usually connotes.
4. The ability to sustain consensus decision-making in large populations depends on the way in
which social collectives increase Johnson’s (1989) ‘‘basal group size’’*/that is, the maximum size at which consensus decision-making can be maintained by a social entity. As Speth (2000) notes, there are many unanswered questions about how this happens and with what effects. Johnson suggests that there is a demographic threshold at which sequential hierarchies give way to nonconsensual, ‘‘simultaneous’’ hierarchies marked by permanent, institutionalized leadership. But this threshold could be quite variable across time and space, depending on circumstances. Even if it isn’t, simultaneous hierarchies are not inconsistent with communal appropriations of surplus and, in fact, could provide them with an important political condition of existence, again depending on circumstances.
5. Our recent work on the historical archaeology of coal-mining communities in southern Colorado brings this need for broad, intercommunity intelligibility around a shared set of concepts into especially high relief (Ludlow Collective 2001). It is a need to which prehistorians
should also attend, regardless of whether they actually engage through their work the descendants of past communities (Wilkie and Bartoy 2000), an actual ‘‘descendant community’’ (Duke, McGuire, and Saitta 2001), or the public generally.
References
Amariglio, J. 1984. Forms of the commune and primitive communal class processes. Discussion Paper 19, Association for Economic and Social Analysis, Amherst, Mass.
Arnold, J. 2000. Revisiting power, labor rights, and kinship: Archaeology and social theory. In Social theory in archaeology, ed. M. Schiffer, 14_/30. Salt Lake City: University of Utah Press.
Blanton, R., G. Feinman, S. Kowalewski, and P. Peregrine. 1996. A dual-processual theory for the evolution of Mesoamerican civilization. Current Anthropology 37: 1-14.
Brumfiel, E. 1995. Heterarchy and the analysis of complex societies: Comments. In Heterarchy and the analysis of complex societies , ed. R. Ehrenreich, C. Crumley and J. Levy, 125-31. Archaeological Papers of the American Anthropological Association, no. 6. Arlington, Va.
Chapman, R. 2003. Archaeologies of complexity. London: Routledge.
Clarke, J., and M. Blake. 1994. The power of prestige: Competitive generosity and the emergence of rank societies in lowland Mesoamerica. In Factional competition and political development in the New World, ed. E. Brumfiel and R. Fox, 17-30. Cambridge: Cambridge University Press.
Crumley, C. 1995. Heterarchy and the analysis of complex societies. In Heterachy and the analysis of complex societies , ed. E. Ehrenreich, C. Crumley and J. Levy, 1-5. Archaeological Papers of the American Anthropological Association, no. 6. Arlington, Va.
Cullenberg, S. 1992. Socialism’s burden: Toward a ‘‘thin’’ definition of socialism. Rethinking Marxism 5 (2): 64-83.
DeBoer, W., and A. Kehoe. 1999. Cahokia and the archaeology of ambiguity. Cambridge Archaeological Journal 9: 261-7.
Duke, P., R. McGuire, and D. Saitta. 2001. Agency and the praxis of archaeology. Paper presented at the 66th annual meeting of the Society for American Archaeology, in New Orleans.
Durrenberger, P. 2001. The problem of class. Society for Applied Anthropology Newsletter 12: 4-6.
Emerson, T. 1997. Cahokia and the archaeology of power. Tuscaloosa: University of Alabama Press.
Emerson, T., and R. Hughes. 2000. Figurines, flint clay sourcing, the Ozark Highlands, and Cahokian acquisition. American Antiquity 65: 79-101.
Emerson, T., and T. Pauketat. 2002. Embodying power and resistance at Cahokia. In The dynamics of power, ed. M. O’Donovan, 105_/25. Carbondale: Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University.
Feinman, G. 1995. The emergence of inequality: A focus on strategies and processes. In Foundations of social inequality, ed. T. Price and G. Feinman, 255_/80. New York: Plenum.
---------. 2000. New perspectives on models of political action and the Puebloan Southwest. In Social theory in archaeology, ed. M. Schiffer, 31_/51. Salt Lake City: University of Utah Press.
Feinman, G., K. Lightfoot, and S. Upham. 2000. Political hierarchies and organizational strategies in the Puebloan Southwest. American Antiquity 65: 449-70.
Fotiadis, M. 1999. Comparability, equivalency, and contestation. In Material symbols: Culture and economy in prehistory, ed. J. Robb, 385-98. Carbondale: Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University.
Gilman, A. 1995. Prehistoric European chiefdoms: Rethinking ‘‘Germanic’’ societies. In Foundations of social inequality, ed. T. Price and G. Feinman, 235_/51. New York: Plenum.
---------. 1989. Marxism in American archaeology. In Archaeological thought in America, ed. C. C. Lamberg-Karlovsky, 63_/73. Cambridge: Cambridge University Press.
Hegmon, M. 2003. Setting the theoretical egos aside: Issues and theory in North American archaeology. American Antiquity 68: 213-43.
Johnson, G. 1989. Dynamics of Southwestern prehistory: Far outside, looking in. In Dynamics of Southwestern prehistory, ed. L. Cordell and G. Gumerman, 371-89. Washington, D.C.: Smithsonian Institution Press.
Knapp, B. 1996. Archaeology without gravity: Postmodernism and the past. Journal of Archaeological Method and Theory 3: 127-58.
Lekson, S., and P. Peregrine. 2004. A continental perspective for North American archaeology. SAA Archaeological Record 4 (1): 15-9.
Leone, M., P. Potter, and P. Shackel. 1987. Toward a critical archaeology. Current Anthropology 28: 283-302.
Leone, M., and R. Preucel. 1992. Archaeology in a democratic society: A critical theory perspective. In Quandaries and quests: Visions of archaeology’s future, ed. L. Wandsnider, 115-35. Carbondale: Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University.
Ludlow Collective 2001. Archaeology of the Colorado Coal Field War, 1923-1914. In Archaeologies of the contemporary past, ed. V. Buchli and G. Lucas, 94-107. London: Routledge.
McGuire, R. H., M. O’Donovan, and L. Wurst. 2005. Probing praxis in archaeology: The last eighty years. Rethinking Marxism 17 (3).
Mills, B. 2002. Recent research on Chaco: Changing views on economy, ritual, and society. Journal of Archaeological Research 10: 65-117.
Neitzel, J., ed. 1999. Great towns and regional polities in the prehistoric American Southwest and Southeast. Albuquerque: University of New Mexico Press.
Neitzel, J., and D. Anderson. 1999. Multiscalar analyses of middle-range societies: Comparing the late prehistoric Southwest and Southeast. In Great towns and regional polities in the prehistoric American Southwest and Southeast, ed. J. Neitzel, 243_/54. Albuquerque: University of New Press.
Patterson, T. 1990. Some theoretical tensions within and between the processual and postprocessual archaeologies. Journal of Anthropological Archaeology 9: 189-200.
Pauketat, T. 1992. The reign and ruin of the lords of Cahokia: A dialectic of dominance. In Lords of the Southeast: Social inequality and the native elites of Southeastern North America, ed. A. Barker and T. Pauketat, 31-43. Washington, D.C.: American Anthropological Association.
---------. 1998. Refiguring the archaeology of Greater Cahokia. Journal of Archaeological Research 6: 45-89.
---------. 2001. Practice and history in archaeology: An emerging paradigm. Anthropological Theory 1: 73-98.
---------. 2003. Resettled farmers and the making of a Mississippian polity. American Antiquity 68: 39-66.
Pauketat, T., and T. Emerson. 1998. Representations of hegemony as community at Cahokia. In Material symbols: Culture and economy in prehistory, ed. J. Robb, 302-17. Carbondale: Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University.
Paynter, R. 2005. Contesting culture histories in archaeology and their engagement with Marx. Rethinking Marxism 17 (3).
Peregrine, P. 2001. Matrilocality, corporate strategy, and the organization of production in the Chacoan world. American Antiquity 66: 36-46.
Potter, J. 2000. Ritual, power, and social differentiation in small-scale societies. In Hierarchies in action: Cui bono?, ed. M. Diehl, 295_/316. Carbondale: Center for Archaeological Investigations, Southern Illinois University.
Renfrew, C. 2001. Production and consumption in a sacred economy: The material correlates of high devotional expression at Chaco Canyon. American Antiquity 66: 14-25.
Resnick, S., and R. Wolff. 1986. Knowledge and class . Chicago: University of Chicago Press.
---------. 1988. Communism: Between class and classless. Rethinking Marxism 1 (1): 14-42.
Rorty, R. 2000. Philosophy and social hope. New York: Penguin.
Roseberry, W. 1997. Marx and anthropology. Annual Review of Anthropology 26: 25-46.
Ruccio, D. 1992. Failure of socialism, future of socialists? Rethinking Marxism 5 (2): 7-22.
Saitta, D. 1994. Agency, class, and archaeological interpretation. Journal of Anthropological Archaeology 13: 1-27.
---------1997. Power, labor, and the dynamics of change in Chacoan political economy. American Antiquity 62: 7-26.
---------. 2001. Communal class processes and pre-Columbian social dynamics. In Re/ presenting class: Essays In postmodern political economy, ed. J. K. Gibson- Graham, S. Resnick and R. Wolff, 247-63. Durham, N.C.: Duke University Press.
Schiffer, M., ed. 2000. Social theory in archaeology. Salt Lake City: University of Utah Press.
Speth, J. 2000. Aggregation, abandonment, and community dynamics in the American Southwest. Reviews in Anthropology 29: 141-69.
Spencer, C. 1997. Evolutionary approaches in archaeology. Journal of Archaeological Research 5: 209-64.
Spriggs, M., ed. 1984. Marxist perspectives in archaeology. Cambridge: Cambridge University Press.
Stein, G. 1998. Heterogeneity, power, and political economy: Some current research issues in the archaeology of Old World complex societies. Journal of Archaeological Research 6: 1-44.
Stein, J., and S. Lekson. 1992. Anasazi ritual landscapes. In Anasazi regional organization and the Chaco system, ed. D. Doyel, 87-100. Albuquerque: Maxwell Museum of Anthropology.
Thomas, J. 2000. Reconfiguring the social, reconfiguring the material. In Social theory in archaeology, ed. M. Schiffer, 143-55. Salt Lake City: University of Utah Press.
Trigger, B. 1993. Marxism in contemporary Western archaeology. In Archaeological method and theory, ed. M Schiffer, Vol. 5, 159-200. Tucson: University of Arizona Press.
---------. 2003. Archaeological theory: The big picture. Grace Elizabeth Shallit Memorial Lecture. Provo, Utah: Department of Anthropology, Brigham Young University.
Trubitt, M. 2000. Mound building and prestige goods exchange: Changing strategies in the Cahokia chiefdom. American Antiquity 65: 669-90.
Van Dyke, R. 2004. Memory, meaning, and masonry: The late Bonito Chacoan landscape. American Antiquity 69: 413-31.
Wilk, R. 1985. The ancient Maya and the political present. Journal of Anthropological Research 41: 307-26.
Wilkie, L., and K. Bartoy. 2000. A critical archaeology revisited. Current Anthropology 41: 747-78.
Wills, W. 1999. Political leadership and the construction of Chacoan great houses, AD 1020-1140. In Alternative leadership strategies in the prehispanic Southwest, ed. B. Mills, 19-44. Tucson: University of Arizona Press.
Wolf, E. 1982. Europe and the people without history. Berkeley: University of California Press.
Yoffee, N., S. Fish, and G. Milner. 1999. Comunidades, ritualities, and chiefdoms: Social evolution in the American Southwest and Southeast. In Great towns and regional polities in the prehistoric American Southwest and Southeast, ed. J. Neitzel, 261-71. Albuquerque: University of New Mexico.
Yoffee, N., and A. Sherratt. 1993. Introduction: The sources of archaeological theory. In Archaeological theory: Who sets the agenda?, ed. N. Yoffee and A. Sherratt, 1-9. Cambridge: Cambridge University Press.
Zeitlin, R. 1996. Comment on Blanton et al., A dual-processual theory for the evolution of Mesoamerican civilization. Current Anthropology 37: 64-5.