Robert Borofsky và Antonio De Lauri
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Tóm tắt
Nhân học công chúng là một khát vọng tập thể được hình thành bởi các giá trị và ý định chung trong các bộ phận quan trọng của nhân học văn hóa và xã hội. Động lực đằng sau việc tạo ra tạp chí “Nhà Nhân học Công chúng” Public Anthropologist bắt nguồn từ lĩnh vực này của các cuộc thảo luận và hành động đang diễn ra lấy cảm hứng từ ý tưởng thúc đẩy sự cam kết và tham gia vượt ra ngoài ranh giới học thuật. Cho rằng các tiêu chuẩn đánh giá của cấu trúc bộ ba truyền thống và những người ủng hộ tài chính và chính trị đang được tái định hình bởi các lực lượng xã hội rộng lớn hơn bên ngoài các học viện và văn hóa kiểm toán trách nhiệm, thay thế các tiêu chuẩn trước đó, có các vấn đề quan trọng, cần phải đặt câu hỏi: Từ đây chúng ta sẽ đi tới đâu? Trong thời đại thay đổi này, làm thế nào các nhà nhân học có thể phù hợp hơn với xã hội rộng lớn kia với hy vọng thoát khỏi những khía cạnh tồi tệ hơn của văn hóa kiểm toán? Chúng ta cần đưa ra hồ sơ công khai của mình, chúng ta cần làm rõ giá trị nhân học xã hội lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan.
Nhân học Công chúng
Nhân học công chúng, một thuật ngữ ban đầu được Robert Borofsky đặt ra cho bộ tùng thư tại Nhà xuất bản Đại học California, đã trở nên phổ biến vào cuối những năm 1990. Nó vừa được tán thành vừa bị chỉ trích. Các quan điểm tán thành đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi thái độ học thuật đối với xã hội nói chung, còn những lời chỉ trích thì lại chỉ ra khả năng chồng chéo với khái niệm nhân học ứng dụng hoặc tính đa dạng không thể thay đổi của ngành học. Trong khi nhân học công chúng đã ngày càng trở nên phổ biến, thì những mối quan tâm mà nó xây dựng đã trở thành nội tại đối với nhân học văn hóa và xã hội kể từ khi bắt đầu. Những nhân vật nổi bật trên khắp các châu lục và các thời kỳ đã giúp phát triển sự hiện diện của nhân học bao gồm James Frazer, Henry Lewis Morgan, Franz Boas, Gladys A. Reichard, James Mooney, Edgar Roquette-Pinto, Manuel Gamio, Ruth Benedict, Margaret Mead, Zora Neale Hurston, Pearl Primus, Nirmal Kumar Bose, Bronislaw Malinowski, Phí Hiếu Thông (费孝通), Ernesto de Martino, Siegfried F. Nadel, Fredrik Barth, Claude Lévi-Strauss, Mary Douglas, và Eduardo Mondlane, chẳng hạn. Mỗi người trong số họ, theo cách riêng của mình, đều đã truyền đạt những hiểu biết nhân học quan trọng đến đông đảo công chúng.
"Cành
vàng" - The Golden Bough - của James Frazer
có ảnh hưởng rộng rãi, đặc biệt là trong nửa đầu thế kỷ 20 - thu hút được hàng loạt nhà thơ (ví
dụ Robert Graves, TS Elliot và William Butler Yeats), nhà văn (ví dụ Ernest
Hemingway, James Joyce, và DH Lawrence), các học giả (ví dụ Sigmund Freud,
Joseph Campbell và Camille Paglia) và các nhà triết học (ví dụ Ludwig Wittgenstein)
tìm nguồn cảm hứng. Henry
Lewis Morgan là một nhân vật nổi bật trong việc thành lập nhân học Mỹ. Bên cạnh việc tích cực hỗ trợ tộc người Seneca trong cuộc
chiến chống lại Công ty Ogden Land (cuối cùng người Seneca đã giành
chiến thắng), ông còn là một nhà lập pháp bang New York vào năm 1861, 1868 và
1869. (Ông hai lần không thành công trong
việc ứng cử lãnh đạo The
U.S. Bureau of Indian Affairs Văn phòng Sự vụ người Da đỏ Hoa Kỳ.) Gladys
Reichard là một trong những học giả nổi tiếng nhất đã nghiên cứu ngôn ngữ của
người Mỹ bản địa trong nửa đầu thế kỷ XX và một bộ sưu tập sổ ghi chép của bà về xã hội và ngôn ngữ Navajo vẫn được
Bảo tàng Bắc Arizona lưu giữ.
Franz Boas, một nhân vật chủ chốt khác trong việc thành lập nhân học Hoa Kỳ,
ngoài học thuật,
ông còn nổi tiếng vì phản đối phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa phát xít.
Năm 1936, Boas xuất hiện trên trang bìa của Time, trong đó gọi cuốn sách của
ông, “Tâm trí của người
nguyên thủy” The Mind of Primitive Man, là “Đại Hiến chương Tự trọng” Magna Carta of self-respect đối với các tộc người không thuộc
phương Tây. James Mooney đã cung cấp một hồ sơ công khai về “Vụ thảm sát Đầu gối Bị thương” Wounded
Knee Massacre trong đó hơn 150 đàn ông, phụ nữ và trẻ em người bản địa Lakota bị Trung đoàn Calvary thứ 7 của Hoa Kỳ đã tàn sát. Margaret Mead
là một biểu tượng văn hóa. Vào thời của mình, bà là một trong
những nhà nhân học nổi
tiếng và được kính trọng nhất trên
thế giới. Khi bà qua đời năm 1978, cả tổng thống Hoa Kỳ và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng đã đến viếng.
Những cuốn sách của Bronislaw Malinowski, về người Trobrianders đã được nhiều độc giả công chúng tìm đọc sau khi BBC phát sóng các cuộc nói chuyện của ông về khoa học và tôn giáo vào những năm 1930. Ông là bậc thầy về học thuật cho Jomo Kenyatta, một nhà hoạt động chống thực dân - ngay cả khi đã trở thành tổng thống đầu tiên của Kenya. Pearl Primus là một vũ công, biên đạo múa và nhà nhân chủng học tiên phong, các công trình của cô đã giúp giải quyết những thách thức của cuộc sống người da đen ở Mỹ và làm cho các điệu nhảy châu Phi trở nên phong nhiêu. Khả năng tuyệt vời của cô trong việc khám phá và thể hiện tính phức tạp của các điệu nhảy châu Phi đã ảnh hưởng rộng rãi đến cả các học giả và những người hành nghề. Fredrik Barth đã thực hiện các nghiên cứu dân tộc học ở tám địa điểm khác nhau nhằm mục đích hiểu biết rộng hơn về cách mọi người vận hành trong quá trình ra quyết định của họ, và vì những công trình như vậy, ông đã được vinh danh bằng một địa vị học thuật nhà nước đặc biệt của Na Uy. Ông cũng tham gia nhân học ứng dụng ở Iran (cho UNESCO) và Sudan (Darfur, cho FAO). Ông trở thành phẩm giá của công chúng ở Na Uy và vượt ra ngoài nhiều bài báo, hàng loạt cuộc phỏng vấn và các chương trình khác nhau về ông. Nirmal Kumar Bose là một nhà nhân học hàng đầu Ấn Độ, tích cực đấu tranh cho tự do của Ấn Độ với Mahatma Gandhi và bị cầm tù năm 1931 trong sự kiện Tháng ba Muối. Là một tác giả viết rất khỏe, ông là biên tập viên, từ năm 1951 cho đến khi qua đời, của tạp chí “Con người ở Ấn Độ” - Man in India, Giám đốc Khảo sát Nhân học Ấn Độ từ 1959 đến 1964 và Chủ tịch Hiệp hội Asiatic năm 1972. Claude Lévi-Strauss là một nhà nhân học lừng danh thế giới. Không có nhà nhân học nào khác đại diện cho chính phủ của ông ở nước ngoài với tư cách là một tùy viên văn hóa, là chủ đề của bài tiểu luận của Susan Sontag và một bài thơ của Robert Lowell, hoặc được trích dẫn trong một truyện trinh thám của Agatha Christie. Sinh nhật lần thứ một trăm của Lévi-Strauss là một khánh lễ quốc gia tại Pháp.
Eduardo Mondlane là một nhà nhân học chuyên nghiệp. Ông bắt đầu làm việc vào năm 1957 với tư cách là quan chức nghiên cứu của Phân ban Ủy trị Liên hợp quốc nhưng ông sớm từ chức để tập trung vào hành động chính trị. Ông trở thành trợ lý giáo sư tại Đại học Syracuse và giúp phát triển Chương trình Nghiên cứu Đông Phi. Nhưng một lần nữa, ông lại từ chức và chuyển đến Tanzania để đi đầu trong việc phát triển phong trào giải phóng dân tộc Mozambique, Frente de Libertação de Moçambique hoặc Frelimo. Ông bị ám sát tại Dar es Salaam vào năm 1969. Đại học chính ở Mozambique mang tên ông - Đại học Eduardo Mondlane kiêu hãnh với một trong những khoa nhân học lớn nhất trên lục địa châu Phi. Danh sách này, mặc dù không đầy đủ, vẫn nhắc nhở chúng ta về quá khứ huy hoàng của ngành học. Nó cho thấy rõ khả năng của các nhà nhân học tham gia vào các vấn đề chính của đời sống xã hội theo nhiều cung cách đầy trọng đại. Trong tính phong nhiêu của các truyền thống và viễn kiến khác nhau, một định nghĩa cơ bản về nhân học công chúng liên quan đến năng lực (và ở một mức độ nào đó là bổn phận) của nhân học nhằm giải quyết một cách hiệu quả (không chỉ về mặt xuất bản mà rộng hơn thông qua các đầu ra, sự kiện, giảng dạy, hành động và sự tham gia khác nhau) các vấn đề vượt ra ngoài ngành học. Nhân học công chúng nhấn mạnh vai trò của nhà nhân học với tư cách là một trí thức dấn thân. Nó tiếp tục cam kết của nhân học trở thành một chứng nhân dân tộc học, cam kết mô tả, trong khuôn khổ con người về những cách thức mà các trải nghiệm sống vượt ra ngoài ranh giới kinh nghiệm của nhiều độc giả. Nhưng nó còn bổ sung một cam kết khác, thông qua dân tộc chí, để tái định hình khuôn khổ tranh luận công khai - chuyển đổi nhận thức được tiếp nhận, được chấp thuận về những vấn đề xã hội với những hiểu biết mới, những khuôn khổ mới, và thúc đẩy thay đổi chính trị - xã hội có lợi cho những người khác, đặc biệt là những người mà các nhà nhân học làm việc cùng.
Tuy nhiên, không có định nghĩa đơn nghĩa về nhân học
công chúng, không có hồ sơ đơn nghĩa của nhà nhân học
công chúng. Các văn liệu sinh động được tạo ra trong hai thập kỷ1 qua và mức độ khó khăn trong việc
xác lập một định nghĩa
đã được đồng thuận, đề nghị coi nhân học công chúng là một quá trình
hơn là một khái niệm rõ ràng, một khát vọng tập thể được chia sẻ bởi các giá trị
và ý định chung trong các bộ
phận quan trọng của
ngành học. Động lực đằng sau việc sáng
lập tạp chí Public Anthropologist bắt
nguồn từ lĩnh vực này của các cuộc thảo luận và các hành động đang diễn
ra, lấy cảm hứng từ
ý tưởng thúc đẩy sự can
dự và tham gia vượt ra ngoài ranh giới học thuật. Việc xây dựng bản đồ về lĩnh vực này cho thấy rằng nhân học công chúng ngày nay là một
hiện tượng phát triển
xuyên quốc gia. Đã có đào tạo thạc sĩ, hội thảo
thường xuyên và các khóa học
đại học về nhân học công chúng.2 Có
các trung tâm, viện nghiên cứu
nhân học công chúng,3 các sự kiện, sê-ri
sách, blog và phân
ban tạp chí nhân học
công chúng.4 Viện Nhân học, Đại học Quốc gia Thanh Hoa (國立清華大學 Quốc lập Thanh Hoa Đại học) [1] đưa ra cách tiếp
cận nhân học công chúng rõ ràng: “Nhân học công chúng cho phép các nhà
nhân học giới thiệu các khóa đào tạo và kỹ năng đặc biệt của họ vượt ra ngoài
giới hạn của học viện và đi
vào các không gian công cộng, chính trị, tôn giáo và các không gian khác
thông qua việc viết, diễn thuyết, các hoạt động cộng đồng và hoạt động chính trị.”5 “Chăm sóc Nhân học Công chúng vì Công chúng” là chủ đề của Hội nghị Thường niên lần thứ 33 của Hiệp hội Nhân học
Philippines. Ở Scandinavia, có hai đặc điểm nổi bật: lập trường mạnh mẽ của nhân
học được áp dụng và ủy nhiệm, cùng với sự hiện diện
quan trọng của nó (đặc biệt là ở Na Uy) trong các cuộc tranh luận công chúng và trên truyền thông.6
Do đó, Nhà nhân học
Công chúng phản ứng trước mối
bận tâm lớn đối với các nhà nhân học ngày nay - làm sao để công việc nghiên cứu của
chúng ta có thể góp phần
cải thiện thế giới - và cung cấp không gian để phản ánh về các tác động, thách
thức và cơ hội của nỗ lực này.
Thời
thế Thay đổi
Thật sự là một thời kỳ căng thẳng trong nhân học khi ngành học bị thách thức bởi các lực lượng khác nhau. Nhân học đang ngày càng bị gạt ra ngoài lề trong khuôn khổ lớn hơn của các cuộc tranh luận học thuật và sinh hoạt công cộng ở nhiều quốc gia. Trong vài năm qua ở một số nước châu Âu, các chương trình đào tạo tiến sĩ đã bị khép lại. Trên khắp châu Âu, các cơ quan tài trợ và các tổ chức chính phủ ngày càng thúc đẩy các tiêu chuẩn khoa học cứng cho nghiên cứu và đánh giá. Nhân học không được ưu tiên trong các chương trình nghị sự nghiên cứu trong nước và quốc tế. Ở Hoa Kỳ, nhiệt huyết trước đây được tạo ra bởi các xu hướng đổi mới khác nhau của ngành học - từ sinh thái văn hóa, bước ngoặt lịch sử, đến hậu hiện đại luận - đã được thay thế trong ngành học bằng tình trạng lang thang trí tuệ giữa vô số khả tính. Nhiều người tự hỏi làm thế nào để tạo ra hứng thú mới cho ngành học khi chứng minh giá trị của nhân học đối với công chúng rộng lớn tài trợ cho nghiên cứu của mình. Đầu năm 1998, George Marcus đã viết: “Có rất nhiều cuộc thảo luận và tranh luận chuyên ngành trong ngành học phát sinh từ sự đa dạng của các tiểu ngành và lĩnh vực chuyên môn khác nhau, nhưng không còn bất kỳ diễn ngôn nào ở trung tâm lại có thể tự ý thức được về bản sắc của ngành học theo đúng nghĩa.7 Vấn đề này ngày càng gia tăng cộng hưởng giữa các nhà nhân học; “Chủ đề Nhân học” chính là đề tài của cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nhân học Hoa Kỳ năm 2017.
Mặc dù nhiều người trong ngành nhân học có thể muốn hướng
nội để tiếp thêm sinh
lực cho ngành học và bản thân họ, nhưng những hạn chế tài chính buộc họ phải hướng
ra ngoài xã hội rộng lớn hơn để duy trì nguồn tài trợ nghiên cứu. Ở Anh, chẳng hạn, Khung Nghiên cứu Xuất sắc (REF - Research
Excellence Framework), đánh giá chất lượng nghiên cứu, khẳng định các nhà nhân học
xem xét tác động xã hội
- được định nghĩa là
- “tác động đến, làm thay đổi hoặc
mang lại lợi ích cho nền kinh tế, xã hội, văn hóa, chính sách hoặc các dịch vụ công, sức
khỏe, môi trường hoặc chất lượng cuộc
sống, vượt khỏi ranh giới học thuật.”8
Điểm mấu chốt của vấn đề là
các cấu trúc học thuật truyền thống cho phép nhân học tạo ra các ý tưởng sáng tạo,
trí tuệ - như các xu hướng trên - vẫn tồn tại trong khi, đồng thời, các lực lượng
khác, thường là bên
ngoài, đang định hình lại
thể chế học viện và thúc đẩy nhân
học chứng minh mối liên quan của nó
với xã hội rộng lớn;
không thể để cho những cách thức cũ vận hành như trước đây được.
Sự sắp xếp cấu trúc bộ ba truyền thống giữa các đại
học, cơ quan tài trợ và nhà xuất bản học thuật nhấn mạnh những gì có thể được
tóm tắt là tuyên bố phục vụ “lợi ích chung” trong khi thực tế lại tập trung vào
chính sách “không làm
hại” bản thân những người ủng hộ chính trị và tài chính cho các thể chế trên. Như Mary Furner đã chỉ rõ trong nghiên cứu
của cô về chủ trương ủng hộ và mức độ khách quan, thì vào cuối
thế kỷ XIX hoạt động xã hội thường bị gạt sang một bên khi các học giả gia nhập
thể chế học viện với tư
cách là các “nhà nghề”.
Tình trạng căng thẳng... đặc trưng cho quá trình chuyên nghiệp hóa đã làm thay đổi sứ mệnh của khoa học xã hội... các nghiên cứu và phát hiện có xu hướng nội tại, các khuyến nghị được khỏa lấp bằng các bộ định tính, các phân tích ẩn núp trong các biệt ngữ khó hiểu đối với thường dân. Thói bảo thủ tận căn cội ăn sâu cắm rễ trong các tay nhà nghề khoa học xã hội hàn lâm... là những kẻ đã vùi sâu trong vỏ bọc an ninh chuyên môn kỹ thuật.9 Điều này thể hiện rõ trong trường hợp của Richard T. Ely, một nhà kinh tế học có vị thế lẫy lừng tại Đại học Wisconsin vào cuối thế kỷ XIX, bị hội đồng quản trị của Đại học tìm cách sa thải vì các hoạt động xã hội của ông.10 Và như cuộc thảo luận về chính trị học thuật câm lặng11 cho thấy, kể từ trường hợp của Ely, mọi thứ vẫn không hề được cải thiện. Các nhóm chính phủ và tư nhân cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể cho các nghiên cứu dựa trên cơ sở các đại học. Nếu chúng ta sử dụng dữ liệu của Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cho trường hợp Hoa Kỳ, thì các nhóm này đã cung cấp tổng cộng hơn 50 tỷ đô la vào năm 2012. (Các trường đại học Mỹ cung cấp thêm 13 tỷ đô la.)12 Ít người tin rằng các nhóm này được toàn quyền cung cấp tài trợ một cách tự do. Có một ẩn ý về trách nhiệm giải trình. Việc tài trợ dự kiến, bằng cách này hay cách khác, mang lại kết quả có lợi ích tích cực cho xã hội rộng lớn. Ví dụ, Quỹ Khoa học Quốc gia yêu cầu các đề xuất chỉ định các “tác động rộng lớn hơn” của các nghiên cứu của họ được xác định là bao hàm “tiềm năng mang lại lợi ích cho xã hội và đóng góp vào việc đạt được các kết quả xã hội cụ thể, mong muốn.” Ở châu Âu, Hội đồng Nghiên cứu châu Âu “kỳ vọng rằng các khoản tài trợ của nó sẽ giúp mang lại những khám phá khoa học và công nghệ mới và không thể đoán trước - có thể tạo thành cơ sở của các ngành công nghiệp mới, thị trường và đổi mới xã hội rộng lớn hơn trong tương lai.”13
Tuy nhiên, như Adam Kuper cho rằng “quy trình đánh giá tài trợ trao cho những người có thể viết các đề xuất tốt ngay
cả khi họ không thực hiện được các dự án được tài trợ trước đó. Các
quỹ tài trợ thường xuyên và
các cơ quan tài trợ không đánh giá nghiêm túc về công trình nghiên cứu mà họ
tài trợ.”14 Chẳng hạn Quỹ Khoa học Quốc
gia yêu cầu tất cả những người được cấp tài trợ phải nộp Báo cáo Kết quả Dự án sau khi hoàn thành
nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiều người không nộp.15 Mặc
dù những lời hoa mỹ của các bên đều
nhằm tạo ra lợi ích cho người khác, nhưng người ta phải tự
hỏi các cơ quan tài trợ này thực sự tập trung vào việc bảo đảm điều đó được thực hiện đến mức độ nào. Keen gợi ý một mô thức tương tự với việc tài trợ của
chính phủ và tư nhân cho các cơ quan phát triển: “Bởi vì người viện trợ phải có trách nhiệm
chính trị giải
trình với các cử tri phương Tây – luôn
phải ngốn rặt những hình ảnh và báo cáo về tác động của nó chứ không phải
những sự vật thực tế - có rất
ít khuyến khích để làm cho việc
tài trợ hoạt động tốt hơn.”16
Người ta có thể đề xuất sự xuất hiện tương tự của biến đổi, trong khi không phá vỡ các quyền lực hỗ trợ và tài trợ cho các đại học, cũng thống trị xuất bản học thuật. Các cuộc hỗn chiến học thuật lâu dài vì các cuốn sách sẽ có tác động lớn đến công chúng và việc bán sản phẩm. Họ chào hàng những cuốn sách khiêu khích tìm cách điều chỉnh lại những viễn kiến hiện tồn, phá vỡ hiện trạng. Nhưng hầu hết các cuốn sách họ xuất bản đều nhắm vào thị trường chính, các khóa đào tạo đại học. Nhiều cuốn sách được xuất bản có thể giúp chuyển đổi khuôn khổ trí tuệ, có thể giúp thay đổi viễn kiến chính trị nếu được khuôn theo các khung khổ rộng, được viết bằng ngôn ngữ có thể tiếp cận và được thực hiện nghiêm túc bởi những người ra quyết định chủ chốt. Nhưng các tác giả của nhà xuất bản học thuật chủ yếu lại là các học giả. Họ viết theo phong cách học thuật bởi vì họ thường tìm kiếm cách thúc đẩy học thuật. Họ phải làm cho sách của họ đáng tin cậy đối với tất cả các giảng viên đại học. Do đó, tác động của họ đối với khán giả bên ngoài khuôn viên hàn lâm thường không được thực hiện. Sự sắp xếp cấu trúc bộ ba này giữa các đại học, cơ quan tài trợ và nhà xuất bản học thuật có nghĩa là, ở một mức độ lớn, nhân học thường xuyên bị quá chuyên môn hóa và bị thu về bản thân nó. Nó đại diện cho “chương trình nghị sự” của cấu trúc bộ ba. Nó khuyến khích các nhà nhân học tỏ ra hứng thú về trí tuệ, đưa ra những khả tính sâu sắc đầy khiêu khích, tạo điều kiện cho sự tiến bộ trong học thuật mà không đe dọa đáng kể đến những người ủng hộ tài chính và chính trị của các đại học của họ - về việc tỏ ra mang lại lợi ích cho người khác, trong khi thực tế lại tập trung vào việc “không làm hại” đến các thành phần quan trọng cũng như đến bản thân họ. Người ta thường không rõ ai được hưởng lợi từ hàng ngàn ấn phẩm được sản xuất ra, ví dụ, bên cạnh bản thân các tác giả khi họ tìm kiếm sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Nhân học không đơn độc trong xu hướng này. Các lĩnh vực
khác phải đối mặt với những vấn đề tương tự, như các ấn phẩm của Paul Romer17
về kinh tế vĩ mô, Lee Smolin18 về lý thuyết dây trong vật lý và Paul
Graffitiziou về nghiên cứu y sinh19 cho thấy. Sự sắp xếp cấu trúc bộ
ba truyền thống này, tập trung vào việc “không làm hại” ai, hiện đang bị
phá vỡ bởi các lực lượng chính trị và kinh tế rộng lớn hơn. Khi nghiên cứu học
thuật ngày càng cần nhiều kinh phí hơn để hỗ trợ nhiều dự án hơn, nhiều người đặt
vấn đề về những gì đang được
các công trình
nghiên cứu sản xuất
ra, tất cả các ấn phẩm, toàn
bộ các khoản tài trợ (xu hướng song hành trong giáo dục đại
học). Chính phủ và công chúng muốn biết liệu những gì họ đang tài trợ có thúc đẩy
tri thức và đem lại lợi ích nhất định
cho mọi người hay không.
Câu trả lời không phải
lúc nào cũng rõ ràng. Thời báo New York cho biết: "Trong nhiều năm qua đã có những người bị bầm dập vì sự tín nhiệm của khoa học xã hội.
Một nhà tâm lý học xã hội [2]
ngôi sao đã bị phát
hiện bịa đặt dữ liệu, dẫn đến việc
phải rút lại hơn 50 bài
viết. Một tạp chí hàng đầu đã xuất bản một nghiên cứu ủng hộ sự tồn tại của Tri giác Ngoại cảm vốn bị chỉ trích rộng
khắp. Tạp chí Science
[một trong những tạp chí hàng đầu thế giới] đã công bố một bài báo khoa
học chính trị về tác động của những người tán thành đồng tính đối với hành vi của
cử tri vì những lo ngại về dữ liệu giả mạo. Giờ đây, một nỗ lực kéo dài nhiều
năm để đăng lại 100 nghiên cứu
được công bố trên ba tạp chí tâm lý học hàng đầu đã phát hiện ra rằng hơn một nửa
các phát hiện đã không đứng
vững được khi kiểm tra lại."20
Điều này phù hợp với một loạt nhận xét của các nhà nhân học nổi tiếng về khả năng giới hạn của ngành học trong việc xây dựng tri thức tích lũy. “Trong nhân học, chúng ta liên tục giết chết các hệ mẫu [hoặc các xu hướng], chỉ để thấy chúng trở lại với cuộc sống, cứ như thể được phát hiện lần đầu tiên,” Eric Wolf khẳng định. “Khi mỗi cách tiếp cận kế tiếp vác rìu xông đến những kẻ tiền nhiệm của nó, thì nhân học trở nên chẳng khác nào một dự án phá rừng trí tuệ vậy.”21 Cronon viết: “Sự gia tăng dân số nhanh chóng và sự phân tán địa lý [trong phạm vi nhân học văn hóa] đã gắn liền với sự xuất hiện của vô số trường phái trí tuệ, mà mỗi phái đều nhấn mạnh cả tính độc đáo và ưu việt của riêng mình và nhất thiết toàn bộ cộng đồng xã hội / văn hóa phải chấp nhận sự lãnh đạo của nó. Điều này chẳng khi nào xảy ra, và ngay cả kế hoạch thành công nhất cũng hiếm khi chiếm ưu thế trong hơn một thập kỷ: Vào thời điểm khi nó có vẻ khải hoàn, thì lại được tái định nghĩa là một thứ chính thống lỗi mốt bởi các nhà nhân học trẻ tuổi đang cố gắng ghi dấu ấn của mình vào nghề. Điều này có tác dụng chữa bệnh lỗi mốt của hầu hết các tài liệu hiện có, bởi giờ đây nó trở nên quá thùng thình nên chẳng kẻ mới bước chân vào nghề nào có thể tiếp thu, trong khi cùng lúc đó các ý tưởng cũ vẫn tiếp tục được tâng cao dưới những tiêu đề mới."22 Nhiều ấn phẩm, mặc dù thú vị, vẫn đưa ra những khẳng định về giá trị bất chắc đầy tham vọng. Họ có xu hướng chủ yếu được chấp nhận dựa trên niềm tin hoặc, trong một số trường hợp, đơn giản là vì chúng được xuất bản. Sự xuất hiện và hợp nhất của cái gọi là các “tạp chí săn mồi” càng làm trầm trọng thêm vấn đề này, và ở một số quốc gia, không hiếm trường hợp tìm thấy một nhà xuất bản, khi nhận được đề xuất sách, đi kèm với một hóa đơn (liên quan đến số sách mà tác giả sẽ phải mua để làm cho ấn phẩm đem lại lợi nhuận cho nhà xuất bản).
Tình cảnh bất chắc này đối với những gì mà một loạt ấn phẩm thể hiện chính là một nhân tố quan trọng đằng sau cái đôi khi được gọi là “văn hóa kiểm toán”, hoặc định lượng kết quả nghiên cứu - tập trung vào số lượng ấn phẩm được công bố, trong đó các tạp chí (hoặc do nhà xuất bản nào) và bao nhiêu đồng nghiệp hàn lâm trích dẫn các ấn phẩm này trong công trình của họ.23 Như nhiều người nhấn mạnh, các hình thức đánh giá và trách nhiệm giải trình được tiêu chuẩn hóa là có vấn đề.24 Chúng là một phần của thứ văn hóa “dựa trên bằng chứng” rộng rãi hơn, mà Sally Merry gợi ý, “đưa ra một ví dụ về việc phổ biến của hình thức liên hiệp tư duy và quản trị vào các lĩnh vực xã hội rộng lớn hơn.” 25 Deborah Rhode đề cập đến một báo cáo của Quỹ Carnegie chỉ ra hơn một phần ba giảng viên đại học tin rằng các công bố của họ chủ yếu được đánh giá về số lượng thay vì chất lượng. (Tại các trường có chương trình Tiến sĩ, con số là trên 50%.)26
________________________________________________
Còn nữa…
Nguồn: Borofsky, Robert and Antonio De
Lauri (2019). Public Anthropology in
Changing Times, In Public
Anthropologist 1 (2019) 3-19.
Tác giả:
1.
Robert Borofsky là Giáo sư Nhân học, Giám đốc Trung tâm Nhân học Công chúng, và Biên tập
viên của “Tùng thư Nhân
học Công chúng California” - California
Series in Public Anthropology. Borofsky chuyên về Nhân học công chúng, thuật ngữ mà ông
đặt ra cho Tùng thư California.
Borofsky cũng chỉ đạo Dự án Hành động Cộng đồng của Nhân học Công chúng, hàng năm liên
quan đến hơn 20 trường học và 5.000 sinh viên từ khắp Bắc Mỹ. Ông đang làm việc
với Altmetric.com trong Dự án Số liệu Trung tâm (xem
metrics.publicanthropology.org) cũng như đánh giá tự động được cấp bằng sáng chế
về việc học tập của sinh viên dựa trên các cấp độ học tập của
Bloom.
2.
Antonio De Lauri, Tiến sĩ về “Khoa học con người: Nhân học đương đại”. Ông đã tiến hành nghiên cứu ở Afghanistan,
Pakistan và châu Âu và đã xuất bản về các vấn đề liên quan đến tái thiết pháp
lý, nhân quyền, bất công, tham nhũng, thực hành tư pháp, chiến tranh, các hình
thức phụ thuộc cực đoan, tự do, biên giới và nhân đạo. Từ 2014 đến 2016,
Antonio là giảng viên về
các nền văn hóa và xã hội Trung Đông tại Đại học Milan-Bicocca. Vào năm
2012/2013, ông là đồng nghiệp của Rechtskulturen tại Diễn đàn Transregionale
Studien (Đại học Humboldt và Wissenschaftskolleg zu Berlin), trước đây đã từng
nhận được học bổng quốc tế của Fernand Braudel cho các nhà nghiên cứu có kinh
nghiệm (Fondation Maison des Science de l’Homme,
Paris). Năm 2010, ông là
học giả khách mời tại Khoa Nhân chủng
học của Đại học Columbia (New York). Antonio là Tổng biên tập sáng lập của tạp
chí Nhà nhân học Công chúng và Biên tập viên của Tùng thư Berghahn Books “Nhân đạo luận và An ninh”. Ông là đồng giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu
Nhân đạo Na Uy và là người đồng triệu tập viên của Nhân học Mạng Nhân đạo (AHN) của
Hiệp hội Nhân học Xã hội Châu Âu (EASA).
Ghi chú của người dịch:
[1] Đại học Quốc gia Thanh Hoa (NTHU - National Tsing Hua University) là một đại học nghiên cứu tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan. Đại học Thanh Hoa đầu tiên được thành lập tại Bắc Kinh. Sau khi Quốc Dân đảng rút lui về Đài Loan năm 1949 vì bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại trong Nội chiến Quốc - Cộng. NTHU được tái lập tại thành phố Tân Trúc vào năm 1956, năm 2002, NTHU được chọn là một trong bảy đại học nghiên cứu quốc gia. Ngày nay có 11 học viện (college), 26 khoa (department - học hệ) và 28 viện sau đại học trực thuộc NTHU. Học viện Khoa học Hạt nhân của NTHU là cơ sở giáo dục và nghiên cứu duy nhất tập trung nghiên cứu ứng dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình ở Đài Loan.
Ghi chú của người dịch:
[1] Đại học Quốc gia Thanh Hoa (NTHU - National Tsing Hua University) là một đại học nghiên cứu tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan. Đại học Thanh Hoa đầu tiên được thành lập tại Bắc Kinh. Sau khi Quốc Dân đảng rút lui về Đài Loan năm 1949 vì bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại trong Nội chiến Quốc - Cộng. NTHU được tái lập tại thành phố Tân Trúc vào năm 1956, năm 2002, NTHU được chọn là một trong bảy đại học nghiên cứu quốc gia. Ngày nay có 11 học viện (college), 26 khoa (department - học hệ) và 28 viện sau đại học trực thuộc NTHU. Học viện Khoa học Hạt nhân của NTHU là cơ sở giáo dục và nghiên cứu duy nhất tập trung nghiên cứu ứng dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình ở Đài Loan.
[2]
Diederik Alexander Stapel,
sinh ngày 19 tháng 10 năm 1966),
là cựu giáo sư tâm lý học xã hội người Hà Lan tại Đại học Tilburg. Năm
2011, Đại học Tilburg đã đình chỉ Stapel vì đã thao túng và bịa đặt dữ liệu cho các ấn
phẩm nghiên cứu của ông. Hành vi sai trái này đã diễn ra trong một số năm và ảnh
hưởng đến hàng chục ấn phẩm của ông. Tính đến năm 2019, Stapel đã có 58 ấn phẩm bị rút lại. Stapel
có bằng M.A. về tâm lý học và truyền thông vào năm 1991 và bằng Tiến sĩ Xuất sắc về Tâm lý học xã hội năm 1997 của Đại học Amsterdam. Ông trở thành giáo sư tại
Đại học Groningen năm 2000 và chuyển đến Đại học Tilburg năm 2006, nơi ông
thành lập Tilburg Institute for Behavioral
Economics Research Viện nghiên cứu Kinh tế Hành vi Tilburg. Vào tháng 9 năm 2010, Stapel
trở thành trưởng khoa Khoa học Xã hội và Hành vi. Stapel đã nhận được giải thưởng Quỹ đạo Nghề nghiệp từ Hiệp hội Tâm lý học Xã hội Thực nghiệm năm 2009, sau đó đã bị rút lại.
Ông đã trả lại bằng Tiến sĩ cho Đại học Amsterdam
vào tháng 11 năm 2011, vì
“hành vi của
ông ta trong những năm qua không phù hợp với các nhiệm vụ liên
quan đến học vị Tiến sĩ”. Vào tháng 10 năm 2014, truyền thông Hà Lan
đưa tin rằng Stapel đã trở lại làm việc, giảng dạy triết học xã hội tại Học viện
Công nghiệp Sáng tạo Fontys ở Tilburg.
Ghi
chú
1. See for example Besteman, C.
(2013). “Three Reflections on Public Anthropology” Anthropol-ogy Today, 29(6):
3–6; Beck, S. (2009). “Introduction: Public Anthropology” Anthropology in
Action, 16(2): 1–13; Borofsky, R. (2000). “To Laugh or Cry?” Anthropology News,
February: 9–10; Borofsky, R. (2000). “Public Anthropology. Where To? What
Next?” Anthropology News, May: 9–10; Borofsky, R. (2011). Why a Public Anthropology?
Kailua, hi: Center for a Public Anthro-pology; McGranahan, C. (2006).
“Introduction: Public Anthropology” India Review, 5(3–4): 255–267; Osterweil,
M. (2013). “Rethinking Public Anthropology through Epistemic Politics and
Theoretical Practice” Cultural Anthropology, 28(4): 598–620; Purcell, T.W.
(2000). “Pub-lic Anthropology: An Idea Searching for a Reality” Transforming
Anthropology, 9(2): 30–33; Scheper-Hughes, N. (2009). “Making Anthropology
Public” Anthropology Today, 25(4): 1–3; Vine, D. (2011) “Public Anthropology in
Its Second Decade” American Anthropologist, 113(2): 336–340.
2. For example at the American
University in Washington, D.C., University of Guelph, Univer-sita’ di Roma Tre,
Universidad Autonoma de Madrid.
3. http://www.publicanthropology.org/
4. See for example Checker, M., Vine,
D., Wali, A. (2010) “A Sea Change in Anthropology? Public Anthropology Reviews”
American Anthropologist, 112(1): 5–6.
5. http://www.anth.nthu.edu.tw/files/11-1207-8865.php?Lang=en.
6. Bringa, T., Bendixsen, S., eds.
(2016) Engaged Anthropology. Views from Scandinavia. Basing-stoke: Palgrave
Macmillan.
7. Marcus, G. (1998) Ethnography
Through Thick and Thin. Princeton: Princeton University Press, 248–249.
8. The Higher Education Funding
Council of England http://www.hefce.ac.uk/rsrch/REFimpact/.
9. Furner, M. (1975) Advocacy and
Objectivity: A Crisis in the Professionalization of American Social Science,
1865–1905. Lexington, ky: University of Kentucky Press, 324.
10. Furner, M. (1975) Advocacy and
Objectivity.
11. Nader, L, Graeber, D., Price, D.,
Wright, S. (2019). “Academic Silencing” Public Anthropolo-gist, 1(1).
12. National Science Foundation
(2015). nsf Higher Education Research and Development Survey Fiscal Year 2015,
Table 16.
13. https://erc.europa.eu/about-erc/mission.
14. Kuper, A. (2009). “Great Grants”
(Review: How Professors Think. Inside the Curious World of Academic Judgment by
M. Lamont). Times Literary Supplement, September 18.
15. Borofsky, R. (2019). An
Anthropology of Anthropology. Center for a Public Anthropology.
16. Keen, D. (1999). “The Uses of
Famine” (Review: Famine Crimes by A. de Waal). Times Liter-ary Supplement,
March 26: 28–29.
17. https://paulromer.net/wp-content/uploads/2016/09/WP-Trouble.pdf.
18. Smolin, L. (2007). The Trouble
With Physics: The Rise of String Theory, The Fall of a Science, and What Comes
Next. New York: First Mariner Books.
19. Glasziou, P. (2014) “Reducing
Waste from Incomplete or Unusable Reports of Biomedical Research” Lancet,
383(9913): 267–76.
20. http://www.nytimes.com/2015/08/28/science/many-social-science-findings-not-as-strong-as-claimed-study-says.html?_r=0.
21. Wolf, E. (1990). “Facing Power.
Old Insights, New Questions” American Anthropologist, 92: 586–596. Alfred
Kroeber says that anthropologists “are subject to waves of fashion”; see
Kroeber, A. (1948) Anthropology. New York: Harcourt, Brace & World, 391.
22. Colson, E. (1992) “Social/Cultural
Anthropology” Wenner-Gren Foundation Report for 1990 and 1991. New York:
Wenner-Gren Foundation, 51
23. Strathern, M., ed. (2000). Audit
Cultures: Anthropological Studies in Accountability, Ethics and the Academy.
Abingdon: Routledge.
24. See for example Shore, C., Wright,
S. (2015). “Audit Culture Revisited: Rankings, Ratings, and the Reassembling of
Society” Current Anthropology, 56(3): 421–44.
25. Merry, S.E. (2011). “Measuring the
World: Indicators, Human Rights and Global Gover-nance” Current Anthropology,
52(3): S83–95. For a broader reflection, see also Merry, S.E. (2016). The
Seductions of Quantification. Measuring Human Rights, Gender Violence, and Sex
Trafficking. Chicago: University of Chicago Press.
26. Rhode, D. (2006). In Pursuit of
Knowledge. Scholars, Status, and Academic Culture. Stan-ford: Stanford
University Press.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét