Paul C Mocombe [1]
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Tóm tắt
Xây dựng trên cơ sở xã hội học cấu trúc hóa, công trình này là tổng hợp của Paul C. Mocombe về hiện tượng học và cấu trúc luận, cấu trúc luận hiện tượng học, một tiểu luận về lý thuyết cấu trúc hóa và hữu thể luận hiện tượng học của Edmund Husserl, Martin Heidegger, Maurice Merleau – Ponty, và Jean – Paul Sartre để giải quyết vấn đề cấu trúc/ tác tố của khoa học xã hội.
Giới thiệu
Kể từ những năm 1960, với sự xuất hiện của các lý thuyết hậu hiện đại và hậu cấu trúc trong các diễn ngôn lý thuyết của các học giả khoa học xã hội, một cuộc tranh đấu liên quan đến nguồn gốc và bản chất của bản sắc, ý thức và hành động của con người đã thống trị khoa học xã hội và các lý thuyết triết học. Vấn đề này tập trung vào một số nhân tố được các nhà tư tưởng hậu hiện đại và hậu cấu trúc như Michel Foucault, Jacques Derrida, và Jacques Lacan nêu ra chống lại cấu trúc luận của các khoa học: i) Họ đặt vấn đề về tính hợp thức liên quan đến cá nhân duy lý Descartes, điều mà Foucault và Derrida phủ nhận vì họ nỗ lực giải thể hoàn toàn chủ thể; ii) Họ đặt vấn đề về tính liên thuộc trong cấu thành của một cấu trúc ổn định và một chủ thể khác biệt với tác tố, khi phủ nhận tác tố, họ làm sói mòn chủ thể; iii) Họ đặt vấn đề về vị thế của khoa học; iv) Cuối cùng, họ đặt vấn đề về khả tính khách tính của bất kỳ ngôn ngữ mô tả hoặc phân tích nào.
Mặc dù những nhân tố này được nêu ra trong
các tác phẩm của Jacques Lacan, Jacques Derrida và Michel Foucault về mặt lý
thuyết là hợp thức và đã đặt ra những vấn đề to lớn cho khoa học xã hội và việc kiến tạo chúng như một
khoa học dựa trên khái niệm về một cấu trúc ổn định được tạo thành bởi các chủ
thể duy lý ổn định với tác tố. Các vấn đề này đã
không được các lý
thuyết gia xã hội Marxist xử lý thỏa đáng với
mục đích giải quyết các vấn đề này, thông qua nan đề cấu trúc/ tác tố của khoa học xã hội, bằng cách cố gắng tổng hợp các diễn ngôn hiện tượng học của các lý
thuyết gia Marxist với triết học Marxist và
triết học
cấu trúc Marxist.1–16 Trong công
trình này, được xây dựng dựa trên các phản hồi cấu trúc hóa của Althusser, Bourdieu,
Habermas, Giddens, v.v., tôi đưa ra một cách đọc khác về hữu thể luận hiện tượng
học và cấu trúc
luận, bám chắc cái cá nhân, cấu trúc và quan niệm về tính bất
định về nghĩa hoặc chủ thể giải tập trung của hậu hiện đại luận và hậu cấu trúc luận để giải quyết cái thường được coi là nan đề cấu trúc/ tác tố của khoa học xã
hội. Để làm như vậy, tôi cố gắng tổng hợp hiện tượng học, với cấu trúc luận nói chung, tức là
cấu trúc luận hiện tượng
học và Marx luận cấu trúc nói
riêng, thông qua vật lý học, và quan niệm của Wittgenstein17
về “trò chơi ngôn ngữ”. Cuối cùng, hữu thể luận cấu trúc (vật
chất) hiện tượng học của tôi tìm cách giải quyết cuộc luận chiến về cấu trúc/ tác tố của khoa học xã
hội bằng cách làm nổi bật nguồn gốc và bản chất của ý thức, bản sắc và hành
động của con người thông qua sự tổng hợp của cơ học lượng tử, hiện tượng học, Marx luận cấu trúc, và Quan
niệm của Wittgenstein về Trò chơi ngôn ngữ.17
Bối cảnh của vấn đề
Trường phái cấu trúc hóa hay trường phái thực hành trong khoa học xã hội thường được kết hợp lại3-9 trong xã hội học, và10–16 trong nhân học.18,19 Được xây dựng trong một loạt công trình lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, các lý thuyết gia cấu trúc hóa hoặc các lý thuyết gia thực hành giải thích về tác tố và ý thức bằng cấu trúc xã hội hoặc hệ thống, “bằng cách kết hợp chặt chẽ hành động và cấu trúc với nhau theo quan niệm “thực hành” hoặc “các thực hành”.18 Nghĩa là, các cấu trúc không chỉ là ngoại tại đối với các tác nhân xã hội, như trong quan điểm chức năng luận cấu trúc kinh điển, mà còn là các quy tắc nội tại và các nguồn tài nguyên được sản xuất và tái tạo bởi các tác nhân “một cách vô thức” (trực cảm) trong các thực hành của họ. Điều đó có nghĩa là, trong lý thuyết cấu trúc hóa hay lý thuyết thực hành, như Marx một trăm năm trước đã đề xuất, cấu trúc “không phải là một trật tự thực tiễn về cơ bản có thể tách rời”, mà “chỉ đơn giản là hình thức ‘lý tưởng’ trong đó tổng thể các quan hệ ‘vật chất’ được biểu hiện thành ý thức”. Theo viễn kiến này, cấu trúc hay nói theo xã hội học, cấu trúc xã hội, “có thể đặt ra những điều kiện [(ý thức hệ)] cho quá trình lịch sử, nhưng nó bị hòa tan và tái chế định trong thực tiễn vật chất [(thông qua phương thức sản xuất và bộ máy ý thức hệ)], để lịch sử trở thành hiện thực hóa, dưới hình thức xã hội, của các nguồn lực thực tế [(các quy tắc hiện thân)] mà con người sử dụng”:10–16 do đó, ý thức quy về “ý thức thực tiễn” hoặc sự giải thể và tái chế định các thuật ngữ của cấu trúc xã hội (chuẩn mực, giá trị, quy định và phủ quyết) trong thực tiễn vật chất.
Mặc dù việc “kết hợp chặt chẽ”
cấu trúc, thực hành và ý thức Tân-Marxist này lý giải sinh động cho “thời điểm riêng lẻ của hiện tượng học”
bằng cách giải thích tính nhất trí, khép
kín và “chủ ý” của một hình
thái hành động hoặc xã hội hóa
của con người, các
mối quan hệ sản xuất xã hội (vật chất) tư bản và sự phân
chia giai cấp của nó, tạo nên các hành động tích hợp của xã hội hiện đại, tuy
nhiên, nó lại thất bại, như đã chỉ ra
trong các lập trường nhận thức luận hậu
hiện đại/ hậu cấu trúc của Foucault, Derrida, Lacan, và Collins, trong việc giải thích về các nguồn gốc và bản
chất của các hình thái thực hành thay
thế hoàn toàn hiển
nhiên (tức là “tính biến đổi của các
khoảnh khắc riêng lẻ của hiện tượng học”) trong trật tự
thống trị không dựa trên giai cấp, mà là sản phẩm của sự trì hoãn nghĩa trong diễn ngôn giao tiếp ngã-trung tâm. Trường phái cấu trúc hóa không thấy rằng xã hội và bản sắc thống trị thể chế hóa của
nó không chỉ là “một chiều” và được phân biệt theo phép biện chứng của các quan
hệ sản xuất xã hội tư bản chủ nghĩa, nhưng lại được cấu thành,
thông qua các quan hệ quyền lực, là
quá độ, quan hệ và khác biệt. Sự khác biệt này, tương tự như cái différance của Jacques Derrida, không phải về mặt
sinh học (chủng tộc) được kiểm
soát bằng tác nhân xã hội, mà là kết quả của các tác nhân xã hội tự
phản ánh và không bốc đồng, nhờ
vào việc nội tại hóa các
thuật ngữ cấu trúc hoặc các biểu đạt xã hội của họ thông qua ý thức,
cơ thể, ngôn ngữ và giao tiếp ngôn ngữ của họ, hình thành và
thực hiện các hình thức khác
của hiện-hữu-trong-thế-giới từ những gì thuộc về trật tự biểu tượng
thống trị và khác biệt cấu trúc hoặc logic quan hệ của nó.6–9
Tuy nhiên, bằng cách “kết hợp chặt chẽ”
hành động, cấu trúc và ý thức lại với nhau, tức là tổng thể tính bộ phận / toàn bộ, trường phái cấu trúc hóa không giải thích hay chứng minh bản chất và
mối quan hệ của sự khác biệt (différance) được xác định không mang tính sinh học và
không bốc đồng này với những
gì thuộc về các thực hành thống trị của cấu trúc xã hội như được
nêu bật trong việc
xây dựng lý thuyết của các học giả hậu hiện đại và hậu cấu trúc.
Thay vào đó, họ giới thiệu lại vấn đề dưới một hình thức mới: Làm thế nào để
chúng ta biết hoặc thực hiện bất cứ điều gì trái ngược với một quan điểm đã được
chấp nhận được bao hàm và được phân biệt bởi các quan hệ sản xuất xã hội tư bản?
Hữu thể luận cấu
trúc hiện tượng học của tôi sẽ định hình lý thuyết cấu trúc hóa để giải quyết nan đề này.
Lý thuyết
Thực ra, nguồn gốc và bản chất của ý thức bao gồm bốn khía cạnh. Đó là lập trường về một siêu việt ngã, liên quan đến i) Động lực của tổng thể cơ thể và bộ não; ii) Động lực hoặc xung động của các hạt hạ nguyên tử được tái tạo; iii) Tái tạo và phân biệt cấu trúc của các ý thức hệ, bộ máy ý thức hệ, và phương thức sản xuất; iv) Sự trì hoãn nghĩa trong diễn ngôn giao tiếp ngã-trung tâm, là cái quyết định ý thức thực tiễn của con người.
Nói cách khác, điều tôi đang đề xuất ở đây trong cấu trúc luận hiện tượng học của tôi, tìm cách làm nổi bật thứ hiện tượng luận của hiện-hữu-trong-cấu-trúc-của-những-kẻ-kiểm-soát-khung-nguồn-lực-vật-chất và nguồn gốc của ý thức thực tiễn của chúng ta, hiện thân đó chính là việc đối tượng hóa cái siêu việt ngã, là một bộ phận của một ‘đà sống’ - élan vital, thuật ngữ của Henri Bergson - phổ quát, trường phiếm-linh nguyên sinh, có vị thế hữu thể luận trong các chiều góc tồn tại ở cấp độ hạt hạ nguyên tử và được hiện thân thông qua, và với tư cách là cơ thể và connectum bộ nối của những bộ não của Hữu thể. Do đó, siêu việt ngã là élan vital đà sống phổ quát, là năng lượng tế bào thần kinh của các Hữu-thể-của-đa-vũ-trụ hiện thân trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Cái siêu việt ngã này và lập trường của nó đương đầu với thế giới vật chất thông qua/ và với tư cách là cơ thể và bộ não trong phương thức sản xuất, ngôn ngữ, ý thức hệ, bộ máy ý thức hệ và các diễn ngôn giao tiếp.
Một khi hiện thân trong và/ với tư cách là ý thức cá nhân của con người trong một vũ trụ, thế giới và sự hình thành xã hội lịch sử cụ thể, thì siêu việt ngã trở thành một cấu trúc tường giải học hiện thân không bao giờ chạm trán với thế giới và sự vật của thế giới trong bản thân chúng thông qua hữu thể luận tổng hợp được xây dựng trong di truyền của cơ thể và các xung lượng hoặc thuộc tính hiện tượng của năng lượng tế bào thần kinh. Thay vào đó, ý thức cá nhân tường giải hiện thân được cấu thành thông qua các năng lượng hạt tế bào thần kinh hạ nguyên tử tái tạo được tổng hợp như một siêu việt ngã và cơ thể trong cuộc gặp gỡ và diễn giải về những ký ức tế bào thần kinh được tái tạo trong quá khứ và những sự vật được khuôn trong/ và bởi ngôn ngữ, cơ thể, ý thức hệ, bộ máy ý thức hệ, các thực hành và các diễn ngôn giao tiếp của những kẻ kiểm soát các điều kiện kinh tế của khuôn khổ nguồn lực vật chất và các mối quan hệ xã hội của sản xuất. Trong ý thức, như hiện tượng học đặt ra, nó (ý thức chủ quan cá nhân của các hiện hữu hiện thân) có thể hoặc chọn chấp nhận tri thức cấu trúc, sự khác biệt hóa và các thực hành của cơ thể; các xung động hoặc thuộc tính hiện tượng của ý thức quá khứ được tái tạo của các hạt tế bào thần kinh hạ nguyên tử; ý thức hệ của những kẻ kiểm soát, thông qua hành động của cơ thể họ, phương thức sản xuất, ngôn ngữ, ý thức hệ, bộ máy ý thức hệ và diễn ngôn giao tiếp, các điều kiện kinh tế của khung nguồn lực vật chất, tái tổ chức và tái tạo chúng một cách đệ quy trong các thực hành của họ; hoặc từ chối chúng, với khả năng trì hoãn nghĩa trong diễn ngôn giao tiếp ngã-trung tâm, đối với một lượng hành động bất định - các cách thức lý-thuyết-của-hiện-hữu-trong-thế-giới-với-kẻ-khác, mà họ có thể cho rằng mối đe dọa đối với tính an toàn hữu thể luận của họ. Đó là lập trường của Hữu thể, không sẵn-có, và sẵn-có liên quan đến: i) Các động lực của cơ thể; ii) Các xung động của những hành động / ký ức còn sót lại của những ý thức quá khứ tái tạo hiện thân; iii) Trầm tưởng/ trì hoãn hiện tượng học diễn ra dựa trên các hành động trì hoãn hiện tượng học thông qua giao tiếp ngôn ngữ; và iv) Các ý thức hệ của một hệ thống xã hội cùng với logic phân biệt của nó, đi kèm với; v) Ý chí của những kẻ bằng các lập trường quyền lực, tạo ra sự biến đổi của các hành động và thực hành trong các văn hóa, cấu trúc xã hội hoặc hệ thống xã hội khuôn lấy thế giới vật chất.
Theo đúng nghĩa, như trong hiện
tượng học của Heidegger,
hiện tượng học trong cấu trúc luận hiện tượng học không chỉ siêu việt, mà nó còn là tường giải học. Hành động diễn
giải (dựa trên lập trường hiện
hữu) hoặc một cấu trúc tường
giải hiện thân qua cơ thể, ngôn
ngữ, ý thức hệ và diễn ngôn
giao tiếp là điều kiện tiên quyết phổ biến của hiện-hữu-trong-thế-giới-với-hiện-hữu-khác. Tuy nhiên,
trong khi Heidegger quan tâm đến câu hỏi về nghĩa của Hữu thể-nghĩa đen, tức là hiện tượng học Hữu thể, thì cấu trúc
luận hiện tượng học lại quan tâm đến xã hội
học Hữu thể, mà câu hỏi về ý nghĩa hoặc bản chất cấu thành của Hữu-thể-nghĩa-đen-như-hiện-hữu-trong-thế-giới-với-kẻ-khác, những kẻ cố gắng hạn chế ý
thức thực hành thông qua các
hành động của cơ thể, ngôn ngữ, ý
thức hệ, bộ máy
ý thức hệ, và diễn ngôn
giao tiếp bắt nguồn từ các quan hệ xã hội của phương thức sản xuất. Có nghĩa
là, như trong hữu thể luận hiện tượng học của Martin
Heidegger, tôi quan tâm đến những tập hợp xã hội cần thiết, những mối quan hệ
và những ý thức thực hành xuất hiện từ hiện
tượng học về Hữu-thể-trong-thế-giới-bên-trong-các-cấu-trúc-của-ý-nghĩa-của-kẻ-khác, những kẻ kiểm soát các điều
kiện kinh tế của khung nguồn
lực vật chất mà chúng ta thấy mình đang tồn tại trong đó, những kẻ giả định sử tính của chúng ta, và các nhận thức, phản ứng và thực hành của Hữu thể, tức là các mối
quan hệ, với các cấu-trúc-của-ý-nghĩa này để tồn tại trong thế giới. Tuy nhiên, không giống như
Heidegger, mối quan tâm của tôi không phải là hiện tượng học về hiện-hữu-trong-thế-giới theo nghĩa đen bởi vì hiện hữu không bao giờ đối đầu với thế giới và siêu
việt ngã của nó
như là-vật-tự-nó. Thay vào đó, hiện hữu đối đầu với thế giới thông qua cơ thể/ bộ
não, ý thức tái tạo (xung lực của) quá khứ và cấu trúc ý nghĩa (ngôn ngữ
giai cấp xã hội)
của nó, bắt nguồn từ sự phân chia giai cấp và các quan hệ xã hội của
sản xuất như được vật
chất hóa trong các cơ thể (như là thế chủ động tác tố), ngôn ngữ, ý thức hệ, bộ máy ý thức hệ, và diễn ngôn
giao tiếp của những kẻ kiểm soát các
nguồn lực (và phân phối chúng, tức là phương thức sản xuất) của một khuôn khổ
nguồn lực vật chất.
Tuy nhiên, trong khi tôi chấp nhận cách hiểu hiện tượng học Husserlian cho rằng các sự kiện của thế giới và các điều kiện khả tính của chúng hiện diện trong ý thức, tức là, ý niệm về tính chủ đích, thì ý thức luôn luôn là ý thức về một cái gì đó khi chúng ta trải nghiệm hiện-hữu-trong-thế-giới-với-những-hiện-hữu-khác thông qua ý thức của chúng ta, tức là siêu việt ngã, cơ thể, ngôn ngữ, ý thức hệ và diễn ngôn giao tiếp. Tuy nhiên, quan điểm của tôi ở đây là với tư cách là hiện hữu được cấu trúc mang tính tường giải hiện thân, chúng ta không bao giờ trải nghiệm các sự kiện của thế giới và các điều kiện khả tính của chúng như là “các sự vật tự thân”. Chúng ta trải nghiệm chúng không phải về phương diện văn hóa và lịch sử, là quan điểm hiện-diện-trong-tầm-tay, mà là về mặt cấu trúc và quan hệ (cấu trúc của tình thế được xác định bởi các quan hệ xã hội của phương thức sản xuất), thông qua cơ thể, ngôn ngữ, ý thức hệ và diễn ngôn giao tiếp trong các thể chế hoặc bộ máy ý thức hệ, tức là trò chơi ngôn ngữ theo tầng lớp xã hội, của những kẻ kiểm soát các điều kiện kinh tế của khung nguồn lực vật chất mà chúng ta thấy mình được ném-vào, qua cơ thể, ngôn ngữ và diễn ngôn giao tiếp.
Nói cách khác, hiện tượng học của tôi về hiện
thân Hữu-thể-trong-thế-giới-theo-nghĩa-đen- như-Hữu-thể-với-kẻ-khác, cấu trúc luận hiện tượng học, tổng hợp hiện
tượng học của Merleau –
Ponty và Heidegger với duy vật luận
của Karl Marx và trò chơi ngôn ngữ của Ludwig Wittgenstein để gợi ý rằng hiện-hữu-trong-thế-giới với những kẻ khác, ý thức thực hành của chúng ta, là
sản phẩm của việc chúng ta diễn
giải, chấp nhận hoặc từ chối các biểu tượng của ý nghĩa, trò chơi ngôn ngữ theo giai cấp xã hội,
của những cơ thể đó
trong các lập trường quyền lực thể chế/ ý thức hệ, những kẻ kiểm soát thông qua cơ thể, ngôn ngữ, ý thức
hệ, bộ máy ý thức hệ và diễn ngôn giao
tiếp của họ mà các điều kiện
kinh tế của khung nguồn
lực vật chất khi chúng ta đương đầu với chúng và các biểu tượng/ cái biểu đạt của chúng trong
các thể chế hoặc bộ máy ý
thức hệ thông qua siêu việt ngã, cơ thể, ngôn
ngữ và diễn ngôn giao tiếp của chúng ta. Do đó, chúng ta không bao giờ trải
nghiệm sự-vật-tự-thân của thế giới về phương diện văn hóa và lịch
sử trong ý thức. Chúng ta
trải nghiệm chúng về phương
diện cấu trúc hoặc quan hệ, và lập trường của chúng ta, sẵn-sàng-trong-tầm-tay, chưa-sẵn-sàng-trong-tầm-tay, hiện-diện-trong-tầm-tay liên quan đến các cấu trúc ý thức hệ này quyết định ý
thức thực hành hoặc hành vi của
chúng ta.
Ngay
từ đầu chúng ta biết, trải nghiệm và sử dụng sự vật của thế giới theo phương thức sẵn-sàng-trong-tầm-tay, đó là cấu trúc và quan hệ. Có nghĩa là, cơ thể và xung lực của chúng ta bắt gặp, biết, trải
nghiệm và sử dụng sự
vật của thế giới bằng ý thức, một cách liên
chủ thể, thông qua việc đại diện của chúng như là các đối tượng của tri
thức, chân lý, cách sử dụng và kinh nghiệm được đúc kết và định nghĩa bằng logic quan hệ và các thực hành hoặc trò chơi
ngôn ngữ (thuật ngữ của Wittgenstein) của các thể chế hoặc bộ máy ý thức hệ của khung nguồn lực
vật-chất-của-các-hiện-hữu-khác mà sử tính của họ xuất hiện trước sử tính của chính chúng ta và
được vật chất hóa trong/ và như là ngôn ngữ, ý
thức hệ, bộ máy ý
thức hệ và diễn ngôn giao tiếp dựa trên phương thức sản xuất của họ hoặc thỏa mãn nhu
cầu của cơ thể tổng hợp. Đây là thế giới cấu trúc hiện
tượng được xác định trước, tức là thế giới hữu thể luận, cái thế giới mà chúng
ta, cái siêu việt ngã của trường phiếm
linh nguyên sinh, và các cơ thể chúng ta được ném vào để trở thành tồn-tại-trong-thế-giới. Làm thế nào
một Hữu thể hiện thân
được cấu trúc về phương diện tường giải theo nghĩa đen lại tiếp tục một cách duy ngã xem, trải nghiệm, hiểu và sử dụng các đối tượng được xác định trước của
tri thức, chân lý và đã trải nghiệm được xác định bởi những kẻ khác và các điều
kiện khả tính của họ trong ý thức để hình thành ý thức thực hành của họ cho dù bất định. Tuy nhiên Heidegger đã chính xác, khi cho rằng ba lập
trường hoặc phương thức bắt
gặp (Phân tích về Dasein), “có
sẵn trong tay”
(zuhanden), “trong
tầm tay”
(vorhanden) và “không có trong tầm tay”, đặc trưng cho
quan điểm của chúng ta về những sự vật của ý thức được thể hiện một cách liên chủ thể thông qua các cơ thể, ngôn
ngữ, ý thức hệ và diễn ngôn giao tiếp, và sau đó quyết định ý thức thực hành hoặc tác tố xã hội của chúng
ta. Với “trong tầm tay”, phương thức tiền hữu
thể của tồn tại người được
ném vào thế giới này, chúng ta chấp nhận và sử dụng sự vật trong ý thức mà
không có kinh nghiệm ý thức về chúng, tức là, không nghĩ về chúng hoặc cho
chúng bất kỳ ý nghĩa hay tầm
quan trọng nào ngoài ý định sử dụng chúng.
Ví dụ của
Heidegger là sử dụng một cái búa để nện búa. Chúng ta sử dụng một cái
búa mà không cần suy nghĩ về nó hoặc cho nó bất kỳ điều kiện khả thể nào ngoài ý định sử dụng nó như
được xác định bởi những người mà sử tính của họ đã giả
định trước
cho chính chúng ta. Với
“có sẵn trong tay”, theo Heidegger, là lập trường của khoa học, chúng ta khách thể hóa các sự
vật của ý thức và cố gắng quyết định và vật hóa các ý nghĩa, cách sử dụng và các điều kiện khả tính của chúng. Do đó, chiếc búa
được những người đã tạo ra nó dùng để đóng búa như một vật có ý
nghĩa theo nghĩa đen của
từ. Cách nhìn “không có trong tầm tay” được giả định
khi có điều gì đó không ổn trong cách chúng ta sử dụng một thứ về ý thức được định nghĩa và xác định bởi những
người chấp nhận quan điểm “có sẵn trong tay”. Như trong trường hợp chiếc búa, cách nhìn “không có trong tầm tay” được giả định khi
chiếc búa bị hỏng và chúng ta phải
đối tượng hóa nó, sau đó bằng cách giả định quan điểm
“có
sẵn trong tay” và suy nghĩ về nó để điều chỉnh nó như một cái búa, hoặc
cho nó một điều kiện khả tính khác. Bất kỳ điều
kiện khả tính nào khác mà
chúng ta đưa chiếc búa ra
ngoài điều kiện khả tính ban đầu của nó giả định sử tính của chúng ta bắt đầu có tính quan hệ, được
xác định liên quan đến bất kỳ điều kiện khả tính nào khác của nó thì nó có thể được những
người khác, mà chúng ta tồn tại cùng trên thế giới này, đưa ra. Do đó, đối với
Heidegger, vị thế hữu thể luận của hiện-hữu-trong-thế-giới-với-kẻ-khác, thông qua ba lập trường hoặc phương thức
tiếp xúc với các đối tượng ấy
của ý thức bộc lộ bằng
cách tường giải, thông qua cái
nhìn, kinh nghiệm, sự hiểu biết và cách sử dụng các đối tượng được xác định trước
về kiến thức, chân lý và kinh nghiệm của chúng ta. Trong khi
Heidegger trong tác phẩm hiện tượng học của mình tiếp tục
đề cập đến các chủ đề hiện sinh như xao xuyến, xa lạ, chết chóc, tuyệt vọng, v.v., thì trong lập trường hiện
tượng học của tôi liên
quan đến cấu tạo xã hội hoặc các
Hữu-thể-theo-nghĩa-đen-hiện-hữu-trong-thế-giới-với-kẻ-khác qua lập trường của chúng ta đối với cơ thể,
ngôn ngữ, ý thức hệ, bộ máy ý thức hệ, diễn ngôn
giao tiếp, và các mối quan hệ xã hội của sản xuất, nhưng tôi không quan
tâm đến mối bận tâm hiện tượng học về sự tồn tại duy ngã cá nhân như được
định nghĩa trong tác phẩm của Jean–Paul Sartre khẳng định bắt nguồn từ Heidegger.
Thay vào đó, tôi quan tâm đến cấu trúc hữu thể luận phổ quát, tức là cấu trúc xã hội hoặc
cấu thành xã hội và ý thức thực hành, nảy sinh từ ba
lập trường của Heidegger, mà tôi gọi là cấu trúc luận hiện tượng học, liên quan đến hiện thân, ngôn
ngữ, ý thức hệ, bộ máy ý thức hệ, diễn ngôn
giao tiếp và các quan hệ xã hội của phương thức sản xuất. Có nghĩa
là, tôi không quan tâm đến việc Sartre hiện tượng hóa bản ngã Cartesian
res cogitans vật tư duy/ siêu việt ngã của Sartre, tức
là cái siêu việt ngã ‘có sẵn trong tay’, mà ông ban cho vị thế hữu thể luận trong thế giới với tư cách là một cá nhân duy ngã đang tìm cách xác định bản thân vì bản thân họ sợ rằng họ bị tuyên sống cùng ác tín.
Theo quan điểm
của tôi, việc quá
nhấn mạnh vào khía cạnh cụ thể
đó của Dasein là sản phẩm của một phương thức sản xuất có quan hệ và lịch sử cụ
thể, và chỉ giải thích cho một trong những phân tích về nó như Heidegger đã nhấn mạnh. Đối với tôi, siêu việt ngã, một phần của cái élan vital
đà sống vũ trụ, trường phiếm-linh nguyên sinh, tồn tại trong một
chiều góc khác ở cấp độ hạt
hạ nguyên tử, không bắt nguồn từ thế giới vật chất lịch sử, nhưng một số biến
thể của nó bắt đầu được đối tượng
hóa thông qua hiện thân và các lập trường đã đề cập ở trên trong một vũ trụ, thiên hà
và thế giới vật chất lịch sử được cấu trúc bởi các Hữu thể hiện thân khác cùng các lập trường của họ. Nhờ
vào cái chết, mà
sử tính của nó thông qua các hạt tế bào thần kinh hạ nguyên tử được tái hấp thụ vào trường phiếm-linh nguyên sinh élan vital
đà sống, phải
được tái tạo để trở thành các hiện
hữu tương lai. Ý thức theo nghĩa đen, tức là ý thức
thực hành, là sản phẩm của
các lập trường của Dasein liên
quan đến ý thức / xung lực quá khứ hiện thân được tái tạo của
nó, các thuộc tính hiện tượng, ngôn ngữ và ý thức hệ, có thể bị trì hoãn trong diễn ngôn giao tiếp ngã-trung tâm, và tái
sản xuất, phân hóa cấu trúc do phương thức sản
xuất, bộ máy ý thức hệ và những kẻ
nắm quyền lực quyết định. Tuy
nhiên, như với Heidegger, người bác bỏ lối biến dịch hiện sinh của
Sartre về hữu thể luận hiện tượng
học của ông, tôi quan tâm đến cấu thành xã hội được khách thể hóa / vật hóa và ý thức thực hành của các siêu việt ngã và các mối
quan hệ của chúng xuất hiện trong một cấu thành thống trị của Hữu thể kiểm soát khung nguồn lực vật chất của thế
giới thông qua các cơ thể, phương thức sản
xuất, ngôn ngữ, ý
thức hệ, bộ
máy ý thức hệ và diễn ngôn giao tiếp liên quan đến lập trường của
siêu việt ngã. Do đó, điều nhận thức ở đây là siêu
việt ngã của Hữu thể bắt đầu hiện thân và được khách thể hóa trong một khung nguồn lực vật chất được khuôn lại bởi hành động của
các cơ thể, phương thức sản xuất, ngôn ngữ, ý thức hệ, bộ máy ý thức hệ và diễn ngôn
giao tiếp của những kẻ kiểm soát các khung
nguồn lực đó. Là hiện thân của ý thức, siêu
việt ngã ban đầu chạm
trán bản thân và thế giới bằng
phương thức “trong
tầm tay”
tiền hữu thể luận. Điều này có nghĩa là hiện hữu hạt hạ nguyên tử
tái chế tổng hợp, ban đầu, được điều khiển một cách vô thức bởi các động lực của cơ thể nó và
thế chủ động hoặc xung động tác
tố (các thuộc tính hiện tượng) của các hạt tế bào thần kinh hạ nguyên tử quá khứ tái chế được giới
hạn bởi sự hiện thân của chúng.
Nếu các động lực hoặc xung lực của nó không bị ngăn cản bởi các
cơ thể, phương thức sản xuất, ngôn ngữ, ý thứ hệ, bộ máy ý thứ hệ và diễn ngôn
giao tiếp, tức là trò chơi ngôn ngữ của giai cấp xã hội, của
những kẻ kiểm soát khung
nguồn lực vật chất, thì Hữu thể có thể tiêu tán toàn bộ tồn tại
của mình vào lập trường này. Tuy nhiên, nếu chúng gặp phải sự phản kháng liên quan đến các động lực của chúng và trò chơi ngôn
ngữ giai cấp xã hội của những kẻ kiểm soát khung
nguồn lực vật chất, đang chuyển sang lập trường “không có trong tầm tay”, nơi họ nghĩ đến và đặt vấn
đề về động lực của chính họ và hoặc những động lực về khung nguồn lực vật chất. Tại thời điểm đó, chúng có thể trở nên có
sẵn trong tay và có thể chọn thực hiện các thực hành liên quan đến
động lực hoặc xung lực nội
tại của họ, mà họ coi là văn hóa, hoặc trò chơi ngôn ngữ giai cấp xã hội về quyền lực. Nếu họ chọn trò chơi, thì họ chỉ đơn giản
là tìm kiếm các thực
hành cấu trúc và phân biệt quyền lực bất lợi cho động lực nội tại của họ. Trong
trường hợp
văn hóa, việc chọn tái tạo các động lực nội tại, các xung động hoặc ý
nghĩa bị trì hoãn của các
cấu trúc ngôn ngữ, là
cố gắng tái tạo một cách đệ quy những gì là động lực vô thức của các ý thức
quá khứ được tái chế, cơ thể hoặc ý nghĩa trì hoãn trong lập trường có ý thức ‘có sẵn trong tay’ trước mối đe dọa đối với an ninh hữu thể luận của họ trong
khuôn khổ nguồn lực vật chất. Tại thời điểm nào
họ có thể tìm kiếm những Hữu
thể khác có chung động lực, xung
lực, sự trì hoãn ý nghĩa của mình, hoặc tìm cách thay đổi ý
thức hệ về quyền lực để chấp nhận những gì đã trở thành một chủ
thể giải tập trung đã trì hoãn ý nghĩa của quyền lực. Lập trường thứ hai là cơ sở
cho tư tưởng hậu hiện đại và hậu cấu trúc, cùng các thực hành thay thế
bên ngoài sự tái tạo cấu trúc và sự phân hóa của phương thức sản xuất
tạo nên một xã hội.
__________________________________
__________________________________
Còn
nữa….
Nguồn:
Mocombe, Paul C (2017). Phenomenological
structuralism: a structurationist theory of human action, Sociology
International Journal, Volume 1 Issue 1
– 2017.
Tác giả: Paul C. Mocombe người Haiiti, nguyên là giáo sư thỉnh giảng về triết học và xã hội học tại trường đại
học Bethune-Cookman, trợ lý giáo sư triết học và xã hội học tại Đại học bang
West Virginia, và là người sáng
tạo ra chương trình giảng dạy trong phòng đọc. Một nhà lý thuyết xã hội
quan tâm đến sự giao thoa giữa chủng tộc, phân chia giai cấp và các mối quan hệ xã hội của sản xuất,
ông là tác giả của một số bài báo trên tạp chí được bình duyệt và hơn 20 cuốn
sách. Ông còn là Chủ tịch / Giám đốc điều hành của The
Mocombeian Foundation, Inc…
Ghi chú của người dịch:
[1] Không hề có ý
so sánh Paul C. Mocombe với người bạn cùng lớp trong câu chuyện dưới đây, nhưng
đúng là một phần động cơ khiến tôi quyết định dịch [các] bài viết của Mocombe
chính là “hiện thân của cái ký ức không hề bị tái chế của quá khứ”: Cách đây
đúng 45 năm tôi được một bạn học cùng tổ Nga văn (hồi đó chia tổ theo lớp học
ngoại ngữ: Nga, Trung, Anh, Pháp) của Lớp sử khóa 19 (1974 - 1978), ĐHTH Hà Nội
– anh từ lớp trên rớt xuống, và vì là bộ đội đi học nên có lẽ cũng ở cái độ
tuổi như Mocombe bây giờ - khoe “Công trình Mặt trời Xanh” của anh ấy, được
viết trong 82 trang giấy, tổng hợp hóa thành Phương trình Vũ trụ: Góc Α alpha = góc Βta + góc Bnó (α = βμας + βτο) [“diễn ngôn” chính xác thành: góc an pha bằng góc bê ta cộng với góc bê nó].
Anh chứng minh Phương
trình Vũ trụ này hoàn toàn bằng
toán thống kê khảo cổ (để phân tích định lượng các mảnh gốm và mảnh tước, mảnh
tách trong chế tác công cụ đá). Sau đận ấy, thiên tài người Ninh Bình kia đã đi
nghỉ ở Trâu Quỳ một thời gian, từ đó cho đến bây giờ tôi không hề nghe nói gì
về số phận của anh nữa. Quay lại Paul C. Mocombe, với tôi, qua công trình Phenomenological structuralism này, dù
sao/ thực sự anh ấy cũng là một loại thiên tài kích động tư duy ở tầm vóc siêu
việt.
Tài liệu dẫn
1.
Althusser L. Lenin and Philosophy and Other Essays. UK: Monthly Review
Press; 2001. p. 1–39.
2.
Althusser L, Balibar É. Reading Capital (Ben Brewster, Trans.). UK: NLB;
1970. 576 p.
3.
Bourdieu P. Distinction: A Social Critique of the Judgement of Taste
(Richard Nice, Trans.). USA: Harvard University Press; 1984. p. 1–632.
4.
Bourdieu P. The Forms of Capital. In: JE Richardson, editor. Handbook of
Theory and Research for the Sociology of Education. USA: Greenwood Press;
1986. 258 p.
5.
Bourdieu P. The Logic of Practice (Richard Nice, Trans). USA: Stanford
University Press; 1990. 340 p.
6.
Habermas J. The Theory of Communicative Action: Reason and the Rationalization
of Society (Volume 1, Thomas McCarthy, Trans.).
USA: Beacon Press; 1984. p. 1–562.
7.
Habermas J. The Theory of Communicative Action: Lifeworld and System: A
Critique of Functionalist Reason (Volume 2, Thomas McCarthy, Trans.). USA:
Beacon Press; 1987. p. 1–463.
8.
Giddens A. The Constitution of Society: Outline of the Theory of
Structuration. USA: Polity Press; 1984. p. 1–16.
9.
Giddens A. Consequences of Modernity. UK: Polity Press; 1990. 188 p.
10.
Sahlins M. Culture and Practical Reason. USA: University of Chicago
Press; 1976. 259 p.
11.
Sahlins M. The Apotheosis of Captain Cook. In: Izard M, Smith P, editors. Between
Belief and Transgression. USA: University of Chicago Press; 1982. 102 p.
12.
Sahlins M. Islands of History. USA: University of Chicago Press; 1985.
200 p.
13.
Sahlins M. Captain Cook at Hawaii. The Journal of the Polynesian Society.
1989;98(4):371–423.
14.
Sahlins M. The Political Economy of Grandeur in Hawaii from 1810 to 1830. In:
Ohnuki Tierney E, editor. Culture through Time: Anthropological Approaches.
USA: Stanford University Press; 1990. 56 p.
15.
Sahlins M. How “Natives” Think: About Captain Cook, For Example. USA:
University of Chicago Press; 1995. 328 p.
16.
Sahlins M. Historical Metaphors and Mythical Realities. USA: University
of Michigan Press; 1995. 18 p.
17.
Wittgenstein L. Philosophical Investigations (GEM Anscombe Trans.). USA:
Blackwell Publishers Ltd; 1953. 129 p.
18.
Crothers C. Technical Advances in General Sociological Theory: The Potential
Contribution of Post–Structurationist Sociology. Perspectives.
2003;26(3):3–6.
19.
Ortner S. Theory in Anthropology since the Sixties. Comparative Studies in
Society and History. 1984;26(1):126–166.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét