A.
Bernard Knapp
Người dịch: Hà Hữu Nga
Các cách tiếp cận liên ngành để nghiên cứu quá khứ và hiện tại đã
trở nên phổ biến: các nhà nhân học hiện đặt các nền văn hóa trong bối cảnh lịch
sử của chúng, trong khi các nhà sử học theo đuổi mục đích cụ thể trong các cấu
trúc kinh tế chính trị hoặc tư tưởng. Các nhà khảo cổ học đã phát triển mạng lưới của họ
rộng rãi hơn, không chỉ đối với nhân học và lịch sử, mà còn đối với các lĩnh vực
từ sinh học phân tử đến tường giải học. Các cách tiếp cận hậu hiện đại luận
cho rằng các nhà khảo cổ học
nên nhìn quá khứ từ nhiều viễn kiến và lắng nghe tính đa
thanh của nó. Trên thực tế,
các nhà khảo cổ học không chỉ phát triển các cách hiểu khác nhau về quá khứ, mà
còn thực sự phát triển các quá khứ thay thế. Bài viết
này cho rằng có vô số con đường dẫn đến các
quá khứ thay thế nhằm
nâng cao nhận
thức về khảo cổ học và đồng
thời kích thích phát triển lý thuyết khảo cổ học.
Giới thiệu
Trong một tiểu luận gần đây về “Cuộc khủng hoảng trong các nghiên cứu về người săn bắt-hái lượm”, Richard Lee (1992, tr. 36) đã rủa xả như tát nước vào lối phê phán hậu cấu trúc luận trong nhân học. Để minh họa cho lập trường thờ ơ nguội lạnh và thái độ tách biệt được coi là dấu hiệu của “trạng huống” hậu hiện đại (Jameson, 1984; Harvey, 1990), Lee nhắm vào các phương tiện quảng cáo và gợi ý rằng người tiêu dùng trên thế giới ngày nay có thể được miễn thứ vì khoác chiếc vỏ yếm thế để tránh những cuộc tấn công hậu hiện đại như vậy. Lamberg-Karlovsky (1989, tr. 13), đề cập đến nhân học hậu hiện đại, thậm chí còn ít khoan dung hơn: “Sự gia tăng của những điều nhảm nhí như vậy có lẽ chỉ có thể hiểu được bằng việc tự ái đề cao bản thân - một cấu phần mạnh mẽ của tất cả những gì được coi là “hậu hiện đại”. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng những chứng áp xe hậu cấu trúc luận, phê phán, phản ánh, hậu hiện đại như vậy không ảnh hưởng đến khảo cổ học. Đối với khảo cổ học, Bintliff (1993, p.92) chẳng tìm được gì nhiều để “trục vớt từ chiếc xác tàu đắm khảo cổ học hậu hiện đại.” Đến lượt mình, Peebles (1993, tr. 251, 253) lại đưa ra một phê phán gay gắt về các nguyên lý nhất định của hậu hiện đại luận trong khảo cổ học: “Tình trạng dư thừa lý trí xuất hiện trong khảo cổ học dưới hình thức kinh nghiệm luận lôgic; điều trái ngược là, tình trạng thiếu hụt lý trí, mới thấy gần đây nhất với các nguyên lý hậu hiện đại luận… [Đây là] một thế giới của giả bộ cùng ảo hóa, và thế giới này đang được nhập vào khảo cổ học, dưới ngọn cờ của khảo cổ học nhận thức, có lúc là khảo cổ học hậu cấu trúc luận, và đôi khi lại là khảo cổ học hậu quá trình.”
Thomas và Tilley (1992, trang 106) cho rằng hậu hiện đại luận là “thứ thuật ngữ mơ hồ nhất” ám chỉ tình trạng “mất niềm tin vào tiến bộ và tính duy lý phương Tây, mất niềm tin vào tính ổn định nghĩa…. [Và] việc quy giản các bản sắc thành vị thế của các hàng hóa thay thế.” Do đó, hậu hiện đại luận không phải là một trào lưu trí tuệ giống như “một tập hoàn cảnh thực sự hiện tồn” (Thomas và Tilley, 1992, tr. 106). Một ấn tượng khảo cổ học khác cho rằng hậu hiện đại luận đã tôn vinh sự thay đổi nhanh chóng và tính bất ổn về các cảnh huống vật chất của chúng ta: các hình thức sản xuất thay đổi và thái độ đối với tiêu dùng giờ đây cung cấp cho chúng ta những hàng hóa mới để đáp ứng những nhu cầu mà chúng ta chưa từng biết đến (Gosden 1994, tr.60).
Với những ý kiến
khá chua
cay này, có thể kết luận rằng hầu hết các nhà nhân học và khảo cổ học ngày nay rất nghi ngờ hậu cấu
trúc luận và hậu hiện đại luận. Một cuộc khảo
sát rộng rãi về các văn liệu khảo cổ học
và nhân học hiện tại đã chứng minh điều ngược lại, mặc dù người ta phải tự hỏi
có bao nhiêu nhà nghiên cứu thực địa thực sự thực
hành nhân học hoặc khảo
cổ học hậu hiện đại. Trong khi việc xem xét các viễn kiến nhân học và xã hội
học không bao giờ lại
không rõ ràng trong lĩnh
vực nghiên cứu này, mà
mối quan tâm chính là khảo cổ học. Hậu hiện đại luận, hay đa số các “luận thuyết” khác đặc trưng
cho lý thuyết xã hội ngày nay, đã ảnh hưởng đến lĩnh vực khảo cổ học như thế
nào? Quá khứ có “thật” không? Hậu hiện đại luận có liên quan như
thế nào và ở mức độ nào với hậu quá
trình luận? Và hậu quá
trình luận đã ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm của khảo cổ học về quá khứ?
Tất nhiên, không
chỉ khảo cổ học, nhân học hoặc lịch sử bị ảnh hưởng bởi sự lan tỏa của hậu hiện đại luận: các lĩnh vực
khác bao gồm kiến trúc (nơi mà tất cả bắt đầu), phê bình văn học, tiếng Anh,
tâm lý học, các nghiên cứu nữ quyền
và nam quyền, và cả “khoa học” nữa. Người ta có thể
dễ dàng hiểu được một số xu hướng hoặc các cuộc luận chiến hậu hiện đại
trong kiến
trúc, nghệ thuật thị giác và văn chương (ví dụ, Fokkema
và Bertens, 1986; Burgin, 1986; Soja, 1989). Nhưng khi người ta chuyển sang lý
thuyết xã hội chính thống (ví dụ, Nicholson, 1990; Rosenau, 1992; Seidman và
Wagner, 1992; Seidman, 1994), thì
hậu hiện đại luận
lại được coi là mối đe dọa đối với tính toàn vẹn của lĩnh vực này, ít nhất là vấn
đề nằm ở chỗ nó phải được khảo sát. Để đối phó với
chủ đề rất khó xơi này và để xem xét sự phủ nhận và /
hoặc tác động của nó đối với một số lĩnh vực tìm kiếm ý nghĩa nào đó trong quá
khứ, tôi đề xuất phân loại các lĩnh vực này - khảo cổ học, nhân học, lịch sử -
gọi chung là các phương pháp tiếp
cận xã hội để nghiên cứu quá khứ, với tư cách là khoa học nhân văn. Điều này sẽ xóa
tan mọi cáo buộc định kiến đối với cả các khoa học xã hội
hoặc các khoa học nhân văn. Từ viễn kiến khảo cổ học, sự
phân chia này có vẻ giả tạo nếu không muốn nói là phản tác dụng: quá khứ là nhân văn và liên quan đến
lịch sử cá nhân; quá khứ là xã hội và liên quan đến các mô thức và quy trình tư
tưởng, công nghệ và môi trường.
Những người hậu
hiện đại luận coi hầu hết các
cách tiếp cận nghiên cứu quá khứ là sự sáng tạo của các xã hội hiện đại, thế giới
thứ nhất, phương Tây: chúng, theo thuật ngữ hậu hiện đại, áp bức đối với các xã
hội thế giới thứ ba, không liên quan đến hiện tại, thiếu thực tiễn, và – bằng một từ - cạn kiệt.
Những người hậu hiện đại luận “phê phán” hơn (được thảo luận bên dưới) đặt câu hỏi liệu
có một quá khứ thực sự, có thể biết được và phủ nhận bất kỳ khái niệm nào về quá trình tiến hóa không. Họ không chỉ đặt
câu hỏi về khách tính mà còn tranh luận
về ý tưởng cho rằng lý trí là
một phương tiện có
giá trị để giải thích quá khứ. Những người hậu hiện đại luận, có thể đoán được,
chia sẻ quan điểm phản trực giác về thời gian, không gian và lịch sử: thời gian
theo chu kỳ, gián đoạn (phi tuyến) và không gian vô định, không thể đo
lường phù hợp hơn so với quan
điểm của họ và vì vậy, đáng được chú ý hơn là quá khứ như một phương tiện để nhận thức thấu đáo hiện tại. Đối với
một nhà hậu hiện đại luận
phê phán, thì
việc nghiên cứu về quá khứ là
quá chú trọng chủ đề-trung
tâm, logic-trung tâm, thành
kiến, khép kín và đặc quyền phải được quan tâm
nhiều. Tri thức và ý nghĩa
(ít nhất là ý nghĩa “etic” – cái nhìn của người ngoài cuộc) là những thứ
không liên quan - những người hậu hiện đại luận quan tâm chủ yếu
đến phong cách, bề mặt hơn là chiều sâu. Các biểu tượng của ngày hôm qua đã bị loại
bỏ để thay vào đó là sức quyến rũ của bất
cứ thứ gì mới (Gold, 1992, p. 239).
Trong bài viết này, tôi xem xét
một cách phê phán quan điểm hậu hiện đại luận so với nghiên cứu
về quá khứ. Mục đích của tôi gồm hai phần: (1) cung cấp một cái nhìn tổng quan
về hậu hiện đại luận
với tư cách là một hiện tượng văn hóa đương đại; và (2) xem xét tác động của nó đối với khoa
học con người nói chung và, cụ thể hơn, đối
với các cách tiếp cận xã hội trong khảo cổ học. Một mối quan tâm chính nữa là xem xét mối quan hệ của hậu hiện đại luận với hậu quá trình luận trong khảo cổ học
và mức độ mà khảo cổ học ngày nay có thể được gọi là hậu quá trình trong triển vọng
của nó (xem Bintliff, 1991, 1993). Cuối cùng, tôi cho rằng có vô số con đường dẫn đến
quá khứ, nếu không muốn nói là có
vô số quá khứ, ở bất cứ đâu hoặc bất cứ khi nào chúng có thể đã có, phải nâng cao hiểu biết về khảo cổ học và
kích thích nỗ lực của chúng ta trong việc phát triển lý thuyết khảo cổ. Không
có lời giải thích cuối cùng mà thay vào đó, một loạt các cách tiếp cận diễn giải
có thể đem đến nhận thức
tốt hơn về môi trường trong quá khứ, các quá trình xã hội, nhận thức và tác tố con người.
Hậu hiện đại luận: Trào lưu hay “Cảnh huống”?
Hậu hiện đại luận không phải là một
trào lưu triết học, nghệ thuật hoặc chính trị vững chắc hoặc thống nhất.
Thật vậy, Walsh (1990, p. 278, 1992, p. 53) cho rằng nó hoàn toàn không phải là một trào lưu mà đúng hơn, là
một “cảnh huống” xuất phát từ những phi lý của một hành
tinh sau Thế chiến, nơi mà công nghệ thông tin, phương tiện thông tin đại
chúng, và sự phát triển của địa chính trị và các nền kinh tế đa quốc gia đóng
vai trò là những yếu tố kích thích sự thay đổi xã hội. Jameson (1984) và Harvey
(1990) vẽ ra các cách giải thích Tân-Marxist cũng ảm đạm như nhau và cho rằng những
trải nghiệm xã hội của thời hiện đại
luận, hay “Fordist,” - được đặc trưng bởi truyền thống, quyền lực
tập trung, chính phủ hoặc kế hoạch can thiệp công nghiệp, và những điều kiện chắc chắn mang tính xoa dịu của cộng đồng
hàng ngày và đời sống kinh tế chính trị - đã trở nên suy yếu và bị thay thế bởi các lực lượng hậu hiện đại, “hậu Fordist” không thể hiểu được, liên quan đến phân quyền,
phân mảnh kinh tế và vỡ mộng văn hóa (xem nghiên cứu Marxist, Callinicos,
1989).
Việc dán nhãn cho hậu
hiện đại luận như một “cảnh huống” hầu như không che
giấu sự thù địch (xem Lyotard, 1984) đối với một hiện tượng đã có tác động tích
cực đến một số lĩnh vực trí tuệ và được coi không có gì hơn là một tưởng tượng
trôi qua - một thứ
gì đó cần phải được coi là
nghiêm trọng. Trên thực tế, hậu hiện đại luận vượt khỏi phong cách và đặt
ra những vấn đề về định hướng và
vị trí của một người trong thế giới đương đại (Gitlin, 1989, trang 348).
Một số xu hướng của hậu hiện đại luận đang thịnh hành (Featherstone, 1988, trang 207), nhưng đối với mục đích khám phá thì lại rất hữu ích nếu phác thảo hai định hướng chung: phê phán và ôn hòa [Rosenau (1992, tr. 15) coi đó là hoài nghi và khẳng định]. Mặc dù việc gộp các tác phẩm của Baudrillard, Derrida và Kroker lại với nhau là sai lầm, nhưng hậu hiện đại luận phê phán tốt nhất có thể gắn liền với các công trình của họ (ví dụ, Derrida, 1981; Baudrillard, 1983; Kroker và Cook, 1986). Mặt khác, hậu hiện đại luận ôn hòa có thể được liên quan đến các bài viết của nhiều học giả hơn: Foucault, Soja, Barthes, Giddens, Rabinow, Clifford và Marcus. Cần phải nhấn mạnh rằng sự phân chia này hơi tùy tiện: ví dụ, mối kết nối giữa các nhà lý thuyết như Derrida và Foucault là quá đáng kể và có nhiều thông tin để tách ra (Boyne 1990). Hơn nữa, sẽ gây hiểu lầm và phản tác dụng nếu sự phân chia tùy tiện như vậy được tái hiện trong các văn liệu khảo cổ học, vì công trình của nhóm này hay nhóm kia có thể bị bác bỏ quá dễ dàng vì là bao thủ cực đoan.
Các nhà hậu hiện
đại luận phê phán, được cho là lấy
cảm hứng từ các triết gia châu Âu như Nietzsche và Heidegger (Rosenau, 1982,
tr.15; Thomas, 1993, tr. 9; Gosden, 1994,
tr.108), đại diện
cho “mặt tối của hậu
hiện đại luận”: tuyệt vọng, sụp
đổ, diệt chủng, tàn phá môi trường và chết chóc; cái bất khả tính của “chân” tri thức; sự từ chối
đại diện; kết cục của cá nhân tác
giả. Baudrillard và Eco cho rằng cái
simulacrum giả trang (bản sao của bản sao, thiếu nguyên bản) thậm chí còn
tốt hơn cả nguyên bản. Trong tính siêu thực (Eco,
1987), chỉ có những
cái simulacra giả trang thuần túy tồn tại,
bởi vì tất cả các nguyên
bản đều bị mất, hoặc không thể phục hồi, hoặc không bao giờ tồn tại ở vị trí ban đầu (Bruner,
1994, trang 407).
Trong khi những người hậu hiện đại luận ôn hòa cũng nhận
thấy tính hiện đại của bất kỳ loại đáng ghê tởm nào, họ vẫn chia sẻ quan điểm
kiến tạo hơn về thế giới
hậu hiện đại. Những người ôn hòa có xu hướng là 'Người Mỹ gốc Anh', thường thúc
đẩy một số loại hành động chính trị nhất định (đấu tranh và phản kháng), hoặc
nhiều phong trào xã hội Thời đại Mới. Họ không quá
giáo điều và mang tính ý thức hệ như các đối tác phê phán của họ,
nhưng lại khoác lấy lập trường đạo đức,
ủng hộ các liên minh chính trị vấn đề-cụ thể, và tin tưởng vào một hệ thống giá trị
thứ bậc (Rosenau, 1992, tr.16).
Căn cội hậu hiện đại chạy
ăn sâu nhất ở lục địa
châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức; mức
độ phổ biến gần đây của nó trong giới trí thức Bắc Mỹ được so sánh với mức độ
phổ biến của Beaujolais Nouveau, Rượu
vang Beaujolais,
trên cùng thị trường (Morin, 1986, tr. 82). Được mô tả như một phản ứng trí tuệ chống
lại những thành kiến phản văn hóa và phản tự nhiên của hiện đại luận (Friedman, 1992,
trang 847), hậu hiện đại luận
tích hợp một số định hướng trí tuệ khác nhau, thường mâu thuẫn: cấu trúc luận Pháp, hư vô luận, hiện sinh luận, vô chính phủ luận, tường giải học, lý thuyết phê phán, và một số khuynh hướng Marx luận. Hậu hiện đại luận, nghịch lý nhưng
cũng có thể đoán trước được, chia sẻ những yếu tố chung và đồng thời chê bai mọi trào lưu trí thức khác
(Rosenau, 1992, tr. 12-13). Nó cũng
có khuynh hướng tích cực đối với “giải phóng tình dục,
sự sáng tạo, những giá trị đã mất, và sự giao cảm với thiên nhiên” (Friedman, 1992, tr. 847).
Hiện đại luận. Để hiểu rõ những thách thức hoặc tiềm năng của hậu hiện
đại luận, điều hữu ích
trước tiên là nhận
thức được phản đề và tiền thân của nó, hiện đại luận. Hiện đại luận thực sự bắt đầu với
thời kỳ Phục hưng và với truyền thống “duy lý luận khai sáng”. Thời kỳ này chứng kiến sự khởi đầu của
cái mà ngày nay chúng ta gọi là “khoa học”, ở hình thức sớm, nó đóng vai trò là một thế giới quan thay
thế cho cái thế giới quan của các nhà cầm quyền độc đoán thuộc nhà thờ và nhà
nước (mà nhà nước thì dưới hình thức
các chế độ quân chủ). Cả hai loại
quyền uy này đều hợp pháp thức hóa lập trường của họ thông qua
thần học. Cuối cùng, khoa học hiện đại đã tự đưa ra tuyên bố của mình về độc
quyền của duy lý luận
và “chân lý khách
quan”, thông qua việc
sử dụng các quy trình phương pháp luận nghiêm ngặt, và nghiên cứu vật chất hơn là siêu hình
học. Các tuyên bố được đưa ra vì sự thật “khách quan” về thế giới và cuối cùng là về vũ trụ. Hơn nữa,
trong thời kỳ hiện đại, cái mà các nhà hậu hiện đại luận gọi là “siêu tự sự” bắt đầu xuất hiện:
những thứ này cung cấp một thế giới quan toàn cầu dựa trên một khách quan luận cứng nhắc và thừa nhận tính hiệu lực của những tuyên bố của
họ về “chân lý”. Ví dụ như Tư bản của Marx, thuyết tiến hóa của
Darwin (Walsh, 1990, tr. 278), hoặc hệ thống
ba thời đại trong khảo cổ học của Thomsen
(Daniel, 1981, tr. 55-64; Rodden,
1981). Nghệ thuật và khoa học đều bị thống trị bởi các ông “vĩ nhân” (hoặc phụ nữ
trong cùng một chiêu bài): Ranke và Momigliano trong lịch sử, Schliemann,
Albright, Braidwood, Willey, Blegen và Kenyon trong khảo cổ học, Tylor, Boaz,
Kroeber và Mead trong nhân học, Landsberger, Goetze, và Jacobsen trong nghiên cứu Assyry, cũng
như Kantor và Porada trong lịch sử nghệ thuật cổ đại - để dẫn ra một số ví dụ rõ ràng nhất. Truyền thống Tường giải học, từ Vico đến
Gramsci, và “trường phái” Biên
niên (Knapp, 1992), từ Febvre và Bloch qua Braudel đến LeGoff
và Duby, có thể ít bị tổn
thương bởi những lời chỉ trích của hậu hiện đại luận, nhưng chúng vẫn
được truyền thống các
ông “vĩ nhân” đại diện. Khi tính hợp thức của những truyền
thống vĩ đại này - trong cả nghệ thuật và khoa học - bị đặt vấn đề, và khi người ta
nghi ngờ hoặc thậm chí phủ nhận khả tính
của chân lý và giá trị, của phát triển luận và tiến bộ của
con người, thì truyền thống hiện đại luận bắt đầu để mất nền móng. Những người hậu
hiện đại luận rất khó chịu hoặc
công khai thù địch với duy lý luận
khai sáng này cùng những giả thuyết
về phương pháp luận của khoa học khai sáng.
Hậu hiện đại luận: Một định nghĩa? Hậu hiện đại luận là một chủ đề khó xác định (Gellner, 1992, tr. 22-23). Một nhà khảo cổ học lỗi lạc đã vật lộn để hiểu hậu hiện đại luận như sau (Hodder, 1989a, trang 65): “Thật là mất công mất sức cho một nhà khảo cổ học, một nhà nghiên cứu biến đổi văn hóa, phải trải qua kỳ “khai sinh” hiển nhiên của một phong cách văn hóa mới, nhưng thật ngạc nhiên là rất khó để xác định và nhận thức được những gì đang xảy ra. Tôi càng cố gắng ràng buộc hậu hiện đại luận, thì dường như nó lại càng kém mạch lạc... sự phát triển của phong cách dường như lớn hơn bất kỳ nỗ lực nào của cá nhân để mô tả nó. Cuối cùng, nó nhấn chìm mọi nỗ lực cố định nó.” Hậu hiện đại luận có lẽ dễ định nghĩa hơn bằng khuôn khổ không phải là gì, hơn nó là gì (Harvey, 1990, p. 43; Haraway, 1990, pp. 203-204). Friedman (1992, tr. 846-847, Hình 1) mô tả nó theo mối quan hệ cực với hiện đại luận. Có lẽ nếu hậu hiện đại không thể được định nghĩa để hài lòng những người theo thực chứng luận, thì ít nhất chúng ta cũng có thể xem xét hấp lực của nó, tuy nhiên điều đó có thể bị hạn chế. Không giống như những gì có thể mong đợi từ một thời đại “duy lý luận khai sáng”, kỷ lục về “tính hiện đại” vào cuối thế kỷ XX khác xa với lý trí và khai sáng. Từ những cảnh quan chủ yếu là khó chịu, cao tầng của hầu hết các trung tâm đô thị [đã đẩy tới các “địa lý hậu hiện đại” (Soja 1989), một trong những phê phán hậu hiện đại luận hiệu quả nhất], đến những thảm họa quân sự và tàn phá môi trường tiêu biểu trong 50 năm qua, đến cái khoảng trống giàu nghèo ngày càng khôn vượt, thì chẳng có bao nhiêu niềm an ủi trong khái niệm tiến bộ, hoặc niềm tin vào lý trí con người hầu có được một tương lai tốt đẹp hơn. Hậu hiện đại luận bừng nở rực rỡ trong một quá khứ tan vỡ, một lịch sử bị bủa vây xối xả, mòn trơ đáy niềm tin vào ba ngôi thánh gồm chế độ phụ hệ, khoa học và nhà nước (Gitlin, 1989, trang 353).
Các phương tiện
thông tin đại chúng - từ đài phát thanh đến rạp chiếu phim, từ truyền hình đến
truyền thông vệ tinh và thư điện tử - đã vượt qua nhiều ranh giới văn hóa và xã
hội, ngay cả khi các rào cản về kinh tế, sắc tộc và hệ tư tưởng vẫn còn sờ sờ đứng đó. Công nghiệp
hóa, công nghệ cao, đô thị hóa, cuộc sống trên làn cao tốc: tất cả đều được
lý tưởng hóa trong một thế giới thực chứng luận, hiện đại luận, và tất cả đều bị
thách thức và phủ nhận, phần
nhiều đều dựa vào cơ sở luân lý hoặc
đạo đức, bởi hậu hiện đại
luận. Từ Andy Warhol và Velvet Underground
đến Devo và Talking Heads, đến
INXS và nhạc gangster-rap, chàng chàng súng máy của
Ice-T hay Snoop Doggy Dog, văn hóa đại chúng thêm gia vị hủy hoại uy quyền, phủ nhận các giá trị, đặt câu
hỏi về thực tại. Và thứ văn hóa đại chúng
này pha trộn hành động chinh chiến vào văn
hóa chính thống Anh - Mỹ hoặc Tây
Âu, thậm chí vào cả
văn hóa cao
cấp.
Làm thế nào mà chủ
nghĩa tư bản phương Tây lại phát minh, chiếm đoạt và khai thác hiệu quả hậu hiện
đại luận đến vậy? Hấp lực ghê gớm của Hậu hiện đại
luận một phần xuất
phát từ tính kết-mở và cách tiếp cận định nghĩa cụ thể,
tính trắng rỗng án buộc chủ nghĩa tư bản
và hàng hóa hóa ngay cả khi nó
tán thành và duy trì chủ
nghĩa đó. Nết
e dè hậu hiện đại về
thế giới này làm nổi bật tính bất ổn cố hữu của ý nghĩa, và khả năng đảo ngược
hoặc tái tạo các biểu tượng
trong các bối cảnh khác nhau, do đó biến đổi điểm tham chiếu của chúng
(Daniels và Cosgrove, 1988, tr. 7-8). Đối với
Jameson (1984, tr. 79), chất lượng
vô định hình, trôi
nổi của các biểu tượng và hình ảnh tương đương với sự lưu thông không hạn
chế của hàng hóa (Thomas, 1993, tr. 8).
Một mặt, hậu hiện đại luận có thể được coi là một thứ xa xỉ trí tuệ đối với một thế hệ người Mỹ, người Âu và người Úc, thích tự do chính trị, cạn kiệt nhu cầu cùng là những kẻ giỏi quay về cái cá nhân thay vì tập thể. Mặt khác, hậu hiện đại luận là một sản phẩm được sinh ra từ tuyệt vọng, đặc biệt là đối với một thế hệ học giả, sau khi tốt nghiệp với bằng cấp cao hơn vào cuối những năm 1970-1980, đã phải đối mặt với thị trường việc làm đang suy yếu, mất hết niềm tin và nạn thất nghiệp tràn lan. Trong trường hợp này, tình cảnh kinh tế eo hẹp, lại càng thôi thúc hoài niệm và phẫn uất (Habermas, 1986, trang 150; Stauth và Turner, 1988; Rosenau, 1992, tr. 11). Với việc tụ bạ vào cái bên lề, cái giải tập trung và cái bất lực, có lẽ đó chính nội dung của hậu hiện đại luận giải thích cho hấp lực hỗn độn của nó trong các ngành học. Chưa hết, những người hậu hiện đại luận đã sử dụng quyền can dự của họ vào phong trào trí thức rất nổi tiếng và rất hợp thời này để phát triển sự nghiệp của chính họ. Kiểu “định vị khái niệm” này thông qua việc tố cáo các truyền thống cũ trở nên phổ biến trong khắp các thể chế học thuật (xem, ví dụ, Price và Lewis, 1993, tr. 2).
Ở đây có sự mâu thuẫn giữa quyền lực và bất lực. Hãy lấy ví dụ về trường hợp giới, trong hai thập kỷ là nguyên lý trung tâm của nữ quyền luận (ví dụ, di Leonardo, 1991). Trong khi những người hậu hiện đại luận thay thế cho truyền thống Khai sáng, hay còn gọi là “lý tính”, nghiên cứu về cái ngẫu nhiên, cái cụ thể về mặt lịch sử, và cái được kiến tạo về phương diện văn hóa, thì những người nữ quyền luận lại kiên trì cho rằng giới và bất kỳ thực hành nào có thể cấu thành giới, đều là một trong những bối cảnh quan trọng nhất để đặt định chủ đề “phổ quát” về lý tính [Benhabib, 1994 (1992), tr. 77]. Tuy nhiên, những lo ngại về dân tộc luận trung tâm và thành kiến chủng tộc tiềm ẩn trong lý thuyết giới mà Bordo (1990) gọi là “hoài nghi luận giới”, đã đẩy một số nhà nữ quyền luận vào một liên minh lý thuyết với hậu cấu trúc luận (Alcoff, 1988). Liên minh đó đã thúc đẩy một độc đoán luận cố gắng chỉ ra những cách thức “đúng đắn chính trị” để lý thuyết hóa bản sắc, lịch sử và văn hóa (Bordo, 1990, tr. 136-142). Phẩm chất “tự bùng nổ” của lý thuyết hậu cấu trúc, buộc người ta phải hủy hoại nền tảng chính trị của bản thân họ, có thể dẫn đến việc “đẩy phăng quan điểm của Archimedean theo dòng nước thải của diễn ngôn” (Gitlin, 1989, tr (357). Hơn nữa, đức kiên ngoan của hậu hiện đại đối với tính đa nguyên của diễn giải, cũng như tính bất định của ý nghĩa văn hóa, đã dẫn đến việc chỉ trích “khuôn mẫu giới” vì cấu trúc chủ yếu của thực tại là nhị phân (Bordo, 1990, tr. 142-145). Thay vào đó, đã nảy sinh những lý tưởng tự sự ca ngợi khả năng được cho là nữ tính nhằm chấp nhận biến đổi, hoạt tính và dị tính như những đặc điểm của hiện thực. Các tự sự giải cấu trúc luận như vậy thường không đảm nhận trách nhiệm hoặc lập trường có thể bị chỉ trích hoặc thảo luận một cách đệ quy [đối với những tự sự về nữ quyền luận trong khảo cổ học, ví dụ, Tringham (1991, tr. 124) và Spector (1991, tr. 397-401 )]. Nếu hậu hiện đại luận ủng hộ chính trị biến đổi xã hội, thì câu hỏi về tác tố này phải được trả lời (Gutterman, 1994, tr. 223-224).
Nữ quyền luận hậu hiện đại [ví dụ,
Flax 1987, 1990; Lovibond, 1989; Nicholson, 1990; Benhabib, 1994 (1992)], nói cách khác,
trong một số trường hợp, đã khuyến khích việc chuyển các mối quan tâm cơ bản về
nữ quyền như giới sang các vấn
đề về lý thuyết đầy đủ (Christian, 1988). Một số tác giả nữ quyền luận (ví dụ, Harding,
Di Stefano và Bordo; Nicholson
dẫn, 1990) đã khuyến khích tính cẩn trọng trong việc chấp nhận bán buôn nữ quyền luận hậu hiện đại
(cũng như Fraser và Nicholson, 1990, tr. 35). Bởi vì mối quan hệ phức tạp giữa nam và
nữ, nên giới không thể được
coi là một cấu trúc nhị phân thuần túy: thay vào đó, nó phải được xem xét trong
bối cảnh cuộc sống được định hình bởi vô số ảnh hưởng.
Grimshaw (1986, tr. 84-85) cho rằng giới “bẻ cong” kinh nghiệm của
người ta về chủng tộc,
giai cấp và tính cố kết lịch sử; trên thực
tế, giới cũng giải cấu trúc những trải nghiệm đó. Những cú bẻ cong làm thay đổi trải
nghiệm là vô tận và các
quỹ đạo của lợi ích cá nhân không phải lúc nào cũng dẫn đến nơi người ta tưởng
tượng: Liệu việc “triển khai” nhiều mặt của hoài nghi luận giới mang tính nữ quyền luận hiện có đang vận hành với mục đích tái
tạo các cấu trúc quyền lực và tri thức “nam quyền luận bá chủ” (Bordo , 1990, tr. 150-151; Carrigan và cộng sự 1985)?. Ý tưởng cho rằng tri thức và “chân lý” là ngẫu nhiên,
hoặc đa bội, có thể thực sự tước quyền của các nhà
nữ quyền
luận, bằng cách làm cho họ xa lánh khỏi hiện thực của chính họ
và bằng cách chống đỡ cho các quan điểm thống
trị và nam-trung tâm luận ngay khi tính hợp
thức của chúng đang bị thách thức
một cách đầy hiệu lực (Hodder, 1991c, tr. 9 ; Mascia-Lees và cộng sự, 1989). Nói cách
khác, sự phê phán hậu hiện đại đối với nhân văn luận tự do, tự nó có
nguy cơ dẫn đến một việc
“cắt bỏ mất thái độ vô tư ‘tự do’” (Bender, 1993, tr. 258) và đã bị cắt xén bởi khuynh hướng nhấn
mạnh vào
giải ổn định hóa “đúng đắn” của các phạm trù chung như giai cấp, chủng tộc
và giới. Khi làm như vậy, hậu hiện đại luận đã thúc đẩy sự
phân mảnh của phê phán nữ quyền.
Đối với những ai trong chúng ta, muốn nhận thức thế giới một
cách có hệ thống để thay đổi nó, thì
các lý thuyết hậu hiện đại luận
có giỏi lắm cũng chi đưa ra được
rất ít hướng dẫn…
Trong trường hợp tệ nhất thì, các lý thuyết hậu hiện đại luận cũng chỉ tóm tắt lại
các tác động của các
lý thuyết Khai sáng – dựng lên hệ thống lý thuyết phủ nhận
những người bị gạt ra ngoài lề cuộc
tranh đấu nhằm tham gia vào việc
xác định các điều khoản tương tác với mọi người trong dòng chính mà thôi. (Hartsock, 1987,
tr. 190-191)
_________________________________________
Còn
nữa…
Nguồn: Knapp, A. Bernard (1996). Archaeology Without Gravity: Postmodernism and the Past, Journal Archaeol Method Theory
3, 127–158 (1996).
Tác
giả: A. Bernard Knapp là Giáo sư danh dự về Khảo cổ học Địa
Trung Hải tại Khoa Khảo cổ học, Đại học Glasgow, và Thành viên Nghiên cứu Danh
dự, Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Hoa Kỳ Cyprus, Nicosia. Ông đồng biên tập Tạp
chí Khảo cổ học Địa Trung Hải cùng với John F. Cherry và Peter van Dommelen và
là tổng biên tập của tùng
san Chuyên khảo về Khảo cổ
học Địa Trung Hải. Ông là tác giả và biên tập viên của
một số cuốn sách, bao gồm, gần đây nhất là Nghề biển và Người đi biển ở Đông Địa Trung Hải thời kỳ Đồ đồng (Leiden: Sidestone Press, 2018).
Tài liệu dẫn
Atcoff,
L. (1988). Poststructuratism and cultural feminism. Signs 13(3): 4-36.
Appadurai,
A. (ed.) (1986). The Social Life of Things, Cambridge University Press,
Cambridge.
Barrett,
J. C. (1988). Fields of discourse: reconstituting a social archaeology. Critique
of Anthropology 7(3): 5-16.
Barrett,
J. C. (1994a). Fragments from Antiquity: An Archaeology of Social Life in
Britain, 2900-1200 BC, Blackwell, Oxford.
Barrett,
J. C. (1994b). Postmodern creationists? Posting on Arch-Theory bulletin
board (arch-theory@mailbase. ac. uk), 23 Nov. (text in author's files).
Baudrillard,
J. (1983). Simulations, Semiotext(e), New York.
Bender,
B. (1993). Cognitive archaeology and cultural materialism. Cambridge
Archaeological Journal 3: 257-260.
Benhabib,
S. (1994). Feminism and the question of postmodernism. Polity Reader in
Gender Studies, Polity Press, Cambridge, pp. 76-92.
Bhaskar,
R. (1989). Reclaiming Reality, Verso, London.
Binford,
L. R. (1962). Archaeology as anthropology. American Antiquity 28:
217-225.
Binford,
L. R. (1977). For Theory Building in Archaeology, Seminar Press, New
York.
Bintliff,
J. L. (1991). Post-modernism, rhetoric and scholasticism at TAG: the current
state of British archaeological theory. Antiquity 65(247): 274--278.
Binttiff,
J. L: (1993). Why Indiana Jones is smarter than the post-processualists. Norwegian
Archaeological Review 26: 91-100.
Boyne,
R. (1990). Foucault and Detrida: The Other Side of Reason, Unwin Hyman,
London.
Bordo,
S. (1990). Feminism, postmodernism, and gender-scepticism. In Nicholson, L. J.
(ed.), Feminism/Postmodernism, Routledge, London and New York, pp.
133-156.
Brumfiel,
E. M. (1992). Breaking and entering the ecosystem--Gender, class, and faction
steal the show. American Anthropologist 94: 551-567.
Bruner,
E. M. (1994). Abraham Lincoln as authentic reproduction: A critique of
postmodernism. American Anthropologist 96: 397--415.
Burgin,
V. (1986). The End of Art Theory: Criticism and Postmodernity, Macmillan,
London.
Burke,
P. (ed.) (1991). New Perspectives on Historical Writing Polity Press,
Cambridge.
Burr,
G. (1990). The joker is wild, the text untameable: The analytics of homo
analogicus (anthropology, post-structuralism, and post modernism). In Bapty,
I., and Yates, T (eds), Archaeology After Structuralism, Routledge,
London, pp. 35-59.
Callinicos,
A. (1989). Against Post Modernism, Polity Press, Cambridge.
Carr,
E. H. (1961). What Is History? Pelican, Harmondsworth.
Carrian,
T, Connell, R. W., and Lee, J. (1985). Towards a new sociology of masculinity.
Theory and Society 14: 551--603.
Cherry,
J. E (1987). Power in space: Archaeological and geographical studies of the
state. In Wagstaff, J. M. (ed.), Landscape and Culture: Geographical and
Archaeological Perspectives, Blackwell, London, pp. 146-172.
Christian,
B. (1988). The race for theory. Feminist Studies 14: 67--69.
Clarke,
D. L. (1978). Analytical Archaeology, 2nd ed., Columbia University
Press, New York.
Collingwood,
R. G. (1946). The Idea of History, Clarendon Press, Oxford.
Conkey,
M. W., with Williams, S. H. (1991). Original narratives: the political economy
of gender in archaeology. In di Leonardo, M. (ed.), Gender at the Crossroads
of Knowledge: Feminist Anthropology in the Postmodern Era, Berkeley,
University of California Press, pp. 102-139.
Cowgill,
G. L. (1993). Distinguished lecture in archaeology: Beyond criticizing the New
Archaeology. American Anthropologist 95: 551-573.
Daniel,
G. (1981). A Short History of Archaeology, Thames and Hudson, London.
Daniels,
S., and Cosgrove, D. E. (1988). Introduction: iconography and landscape. In
Cosgrove, D. E., and Daniels, S., (eds.), The Iconography of Landscape
Essays on the Symbolic Representation, Design and Use of Past Environments, Cambridge
University Press, Cambridge, pp. 1-10.
Davis,
W. (1992). The deconstruction of intentionality in archaeology. Antiquity 66(251):
334-347.
Den'ida,
J. (1981). Positions, University of Chicago Press, Chicago.
di
Leonardo, M. (ed.) (1991). Gender at the Crossroads of Knowledge: Feminist
Anthropology in the Postmodern Era, University of California Press,
Berkeley.
Dobres,
M.-A., and Hoffman, C. R. (1994). Social agency and the dynamics of prehistoric
technology. Journal of Archaeological Method and Theory 1(3): 211-258.
Dyson,
S. L. (1982). Archaeological survey in the Mediterranean basin: A review of
recent research. American Antiquity 47: 87-98.
Dyson,
S. L (1993). From New to New Age archaeology: archaeological theory and
classical archaeology-a 1990s perspective. American Journal of Archaeology 97:
195-206.
Earle,
T. K., and Preucel, R. (1987). Processual archaeology and the radical critique.
Current Anthropology 28: 501-538.
Eco,
U. (1987). Travels in Hyperreali Picador,
London.
Engelstad,
E. (1991). Images of power and contradiction: feminist theory and
post-processual archaeology. Antiquity 65(248): 502-514.
Featherstone,
M. (1988) In pursuit of the postmodernism: an introduction. Theory, Culture
and Society 5: 195-217.
Flax,
J. (1987). Postmodernism and gender relations in feminist theory. Signs 12:
621-643.
Flax,
J. (1990). Postmodernism and gender relations in feminist theory. In Nicholson,
L. J. (ed.), Feminism/Postmodemism, Routledge, London and New York, pp.
39-62.
Fokkema,
D., and H. Bertens (eds) (1986). Approaching Postmodernism, John Benjamins,
Philadelphia.
Fotiadis,
M. (1994). What is archaeology's "mitigated objectivism" mitigated
by? Comments on Wylie. American Antiquity 59: 545-555.
Foucault,
M. (1980). Power/Knowledge--Selected Interviews and Other Writings,
1972-1977, Harvester Press, Brighton.
Fraser,
N., and Nicholson, L. J. (1990) Social criticism without philosophy: An
encounter between feminism and postmodernism. In Nicholson, L. J. (ed.), Feminism/Postmodernism,
Routledge, London and New York, pp. 19-38.
Friedman,
J. (1992). The past in the future: History and the politics of identity. American
Anthropologist 94: 837--859.
Gamble,
C (1986). Hunter-gatherer studies and the origin of states. In Hall, J. A.
(ed.), States in History, Blackwell, London, pp. 22-47.
Gamble,
C (1993) Ancestors and agendas. In Yoffee, N., and Sherratt, A. (eds.), Archaeological
Theory - Who Sets the Agenda? Cambridge University Press, Cambridge, pp.
39-52.
Gathercole,
P., and Lowenthal, D. (eds.) (1990). The Politics of the Past, One World
Archaeology 12, Routledge, London and New York.
Gettner,
E. (1992). Postmodemisrn, Reason, and Religion, Routledge, London and
New York.
Gero,
J., and Conkey, M. W (eds.) (1991). Engendering Archaeology: Women and
Prehistory, Basil BlackweU, Oxford.
Giddens,
A. (1982). Profiles and Critiques in Social Theory, University of
California Press, Berkeley.
Gill,
D. W. J., and Chippendale, C. (1993). Material and intellectual consequences of
esteem for Cycladic figurines. American Journal of Archaeology 97:
601-659.
Gitlin,
X (1989). Postmodernism: Roots and politics, tn Angus, I., and Jhally, S.
(eds), Cultural Politics in Contemporary America, Routledge and Kegan
Paul, London, pp. 347-360.
Glock,
A. (1983). Texts and archaeology at Tell "l~'annek. Berytus 31:
57-66.
Glock,
A. (1985). Tradition and change in two archaeologies. American Antiquity 50:
464-477.
Gold,
J. R. (1992). Image and environment: The decline of cognitive behaviouralism in
human geography and grounds for regeneration. Geoforum 23: 239-247.
Goody,
J. (1986). The ~c of Writing and the Organization of Society, Cambridge
University Press, Cambridge.
Gosden,
C. (1992). Is what we write right? Antiquity 66(252): 803-808.
Gosden,
C. (1994). Social Being and 77me, Basil Blackwell, Oxford.
Grimshaw,
J. (1986). Philosophy and Feminist Thinking, University of Minnesota
Press, Minneapolis.
Gutterman,
D. S. (1994). Postmodemism and the interrogation of masculinity. In Brod, H.,
and Kaufmann, M. (eds.), Theorizing Masculinities, Research on Men and
Masculinities 5, Sage, London, pp. 219-238.
Habermas,
J. (1986). Autonomy and Solidarity, Verso, London.
Haraway,
D. (1990). A manifesto for cyborgs: Science, technology, and socialist feminism
in the 1980s. In Nicholson, L. J. (ed.), Feminism/Postmodemism, Routledge,
London and New York, pp. 190-232.
Harding,
S. (1990). Feminism, science, and the anti-enlightenment critiques. In
Nicholson, L. J. (ed.), Feminism/Postmodernism, Routledge, London and
New York, pp. 83-106.
Hartsock,
N. (1987). Rethinking modernism: Minority vs. majority theories. Cultural
Critique 7: 187-206.
Harvey,
D. (1990). The Condition of Postmodemity: An Enquiry into the Origins of
Cultural Change, Blackwell, Oxford.
Head,
L. (1993). Unearthing prehistoric cultural landscapes: A view from Australia. Transactions
of the Institute of British Geographers n.s. 18: 481--499.
Hill,
J. D. (1993). Can we recognise a different European past? A contrastive
archaeology of later prehistoric settlement in southern England. Journal of
European Archaeology 1: 57-75.
Hodder,
I. A. (ed.) (I987). Archaeology as Long-Term History, Cambridge
University Press, Cambridge.
Hodder,
I. A. (1989a). Post-modernism, post-structuralism and post-processual
archaeology. In Hodder, I. (ed.), The Meanings of Things, One World
Archaeology 6, Unwin Hyman, London, pp. 64-78.
Hodder,
I. A. (1989b). Writing archaeology: Site reports in context. Antiquity 63(239):
268-274.
Hodder,
I. A. (1990).Archaeology and the post-modern. Anthropology Today 6(5):
13--15.
Hodder,
I. A. (1991a). Postprocessual archaeology and the current debate. In Preucel,
R. W. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of
Knowing the Past, Center for Archaeological Investigations, Occasional
Paper 10, Carbondale, IL, pp. 30-41.
Hodder,
I. A. (1991b). Archaeological theory in contemporary European societies: The
emergence of competing traditions. In Hodder, I. (ed.), Archaeological
Theory in Europe, Routledge, London and New York, pp. 1-24.
Hodder,
I. A. (199Ic). Interpretive archaeology and its role. American Antiquity 56:
7-18.
Hodder,
I. A. (ed.) (1991d). Archaeological Theory in Europe: The Last Three
Decades, Routledge, London.
Hodder,
t. A. (1991e). Reading the Past, 2nd ed., Cambridge University Press,
Cambridge.
Jameson,
E (1984). Postmodernism, or the cultural logic of late capitalism. New Left
Review 146: 53-92.
Johnsen,
H., and B. Olsen (1992). Hermeneutics and archaeology: On the philosophy of
contextual archaeology. American Antiquity 57: 419-436.
Kingsnorth,
A. (1993). Complexities of complexity: An anthropological concern. Bulletin
of the American Schools of Oriental Research 292: 107-120.
Kirk,
"£ (1991). Structure, agency, and power relations "Chez les
Derniers Chasseurs-Cueitleurs" of northwestern France. In Preueel, R.
W. (ed.), Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of
Knowing the Past, Center for Archaeological Investigations, Occasional
Paper 10, Southern Illinois University, Carbondale, IL, pp. 108-125.
Klejn,
L. S. (1993). To separate a centaur: on the relationship of archaeology and
history in the Soviet tradition. Antiquity 67(255): 339-348.
Knapp,
A. B. (ed.) (1992). Archaeology, Annales and Ethnohistory, Cambridge
University Press, Cambridge.
Kroker,
A., and D. Cook (1986). The Postmodern Scene: Excremental Culture and the
Hyper-Aesthetics, St Martin's Press, New York.
Lamberg-Karlovsky,
C. C. (1989). Introduction. In C. C. Lamberg-Karlovsky (ed.), Archaeological
Thought in America, Cambridge University Press, Cambridge, pp. 1-16.
Laudan,
L. (1990). Science and Relativism: Some Key Controversies in the Philosophy
of Science, University of Chicago Press, Chicago.
Lee,
R. B. (1992). Art, science, or politics? The crisis in hunter-gatherer studies.
American Anthropologist 94: 31-54.
Leone,
M. P., and Potter, P. B., Jr. (1992). Legitimation and the classification of
archaeological sites. American Antiquity 57: 137-145.
Longacre,
W. A. (1970). Archaeology as Anthropology: A Case Study, Anthropological
Papers of the University of Arizona 17, University of Arizona Press, Tucson.
Lovibond,
S. (1989). Feminism and postmodernism. New Left Review 178: 5-28.
Lowenthat,
D. (1985). The Past is a Foreign Country, Cambridge University Press,
Cambridge.
Lyotard,
J.-E (1984). The Postmodern Condition: A Report on Knowledge, (translated
by Bennington, G. and Massouri, B.)University of Minnesota Press, Minneapolis.
Marcus,
G. E., and Fischer, M (1986). Anthropology as Cultural Critique: An
Experimental Moment in the Human Sciences, University of Chicago Press,
Chicago.
Mascia-Lees,
E, Sharpe, P. and Cohen, C. B. (1989). The postmodernist turn in anthropology. Signs
15: 7-33.
Moreland,
J. (1990). Review article of P. Courbin, What is Archaeology? (University
of Chicago Press, Chicago, 1988). History and Theory 30: 246--261.
Morin,
E. (1986). Ce qui h change dans la vie intellectuale franqaise. Revue le
d~bat 40(6t6): 72-82.
Murray,
T. (1993). The childhood of William Lanne: contact archaeology and
Aboriginality in "lhsmania. Antiquity 67(256): 504-519.
Nicholson,
L. J. (ed.) (1990). Feminism/Postmodemism, Routledge, London and New
York.
Paddaya,
K. (1990). The New Archaeology and Aftermath: A View from Outside the
Anglo-American World, Ravish, Pune.
Patterson,
T C. (1989). History and the post-processual archaeologies. Man 24:
555-565.
Peebles,
C. S. (1991). Annalistes, hermeneutics and positivists: squaring circles
or dissolving problems. In Bintliff, J. (Ed.), The Annales School and
Archaeology, Leicester University Press, Leicester, pp. 108-124.
Peebles,
C. S. (I993). Aspects of a cognitive archaeology. Cambridge Archaeological
Journal 3: 250-253.
Plog,
E (1991). Central themes in archaeology. In Kottak, C. P. (ed.), Central
Themes in the Teaching of Anthropology, American Anthropological
Association, Washington, DC.
Potter,
P. B., Jr. (1991). Self-reflection in archaeology. In Preucel, R. W. (ed.), Processual
and Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Center
for Archaeological Investigations, Occasional Paper 10, Southern IUinois
University, Carbondale, IL, pp. 225-234.
Preucel,
R. W. (ed.) (1991a). Processual and Postprocessual Archaeologies: Multiple
Ways of Knowing the Past, Center for Archaeological Investigations,
Occasional Paper 10, Southern Illinois University, Carbondale, IL.
Preucel,
R. W. (1991b). Introduction. in Preucel, R. W. (ed.), Processual and
Postprocessual Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Center for
Archaeological Investigations, Occasional Paper, 10, Southern Illinois
University, Carbondale, IL, pp. 1-14.
Price,
M., and Lewis, M. (1993). The reinvention of cultural geography. Annals of
the Association of American Geographers 83: 1-17.
Redman,
C. L. (199I). Distinguished lecture in archeology: In defense of the seventies.
American Anthropologist 93: 295-307.
Renfrew,
A. C. (1980). The Great Tradition versus the Great Divide: Archaeology as
anthropology. American Journal of Archaeology 84: 287-298.
Renfrew,
A. C. (1994). Towards a cognitive archaeology. In Renfrew, C., and Zubrow, E.
B. W. (eds.), The Ancient Mind." Elements of a Cognitive Archaeology, Cambridge,
Cambridge University Press, pp. 3-12.
Renfrew,
A. C., and Zubrow, E. B. W. (eds) (1994). The Ancient Mind: Elements of a
Cognitive Archaeology, Cambridge, Cambridge University Press.
Rodden,
J. (1981). The development of the Three Age System: Archaeology's first
paradigm. In Daniel, G. (ed.), Towards a History of Archaeology, London,
Thames and Hudson, pp. 51-68.
Rosenau,
E M. (1992). Post.Modernism and the Social Sciences, Princeton
University Press, Princeton, NJ.
Said,
E. W. (1978). Orientalism, Pantheon, New York.
Said,
E. W. (1985). Orientalism revisited. In Barker, E (ed.), Europe and its
Other, University of Essex Press, Colchester.
Saitta,
D. (1992-). Radical archaeology and middle-range methodology. Antiquity 66(253):
886-897.
Schiffer,
M. B. (1976). Behavioral Archeology, Academic Press, New York.
Schiffer,
M. B. (1988). The structure of archaeological theory. American Antiquity 53:
461-485.
Schiffer,
M. B. (1992). Archaeology and behavioral science: manifesto for an imperial archaeology.
In Wandsnider, L. (ed.), Quandaries and Quests: V'~sions of Archaeology's
Future, Center for Archaeological Investigations, Occasional Paper 20,
Southern Illinois University, Carbondale, IL, pp. 225-238.
Scott,
J. W. (1989). History in crisis? The others' side of the story. American
Historical Review 94: 680-692.
Seidman,
S. (ed.) (1994). The Postmodern Turn: New Perspectives on Social Theory, Cambridge
University Press, Cambridge.
Seidman,
S., and Wagner, D. G. (eds.) (1992). Postmodernism and Social Theory: The
Debate Over General Theory, Blackwell, Oxford.
Shanks,
M., and Hodder, I. A. (1994). Processual, postprocessual and interpretive
archaeologies. In Hodder, I. A., Shanks, M., Alexandri, A., Buchli, V., Carman,
J., Last, J., and Lucas G. (eds.), Interpreting Archaeology: Finding Meaning
in the Past, Routledge, London and New York, pp. 3-29.
Shanks,
M., and Tilley, C. (1989). Archaeology into the 1990s. Norwegian
Archaeological Review 22: 1-54.
Shanks,
M., and Tilley, C. (1992). Re-Constructing Archaeology: Theory and Practice,
2nd ed., Routledge, London and New York.
Sherratt,
A. G. (1993). The relativity of theory. In Yoffee, N., and Sherratt, A. (eds), Archaeological
Theory--Who Sets the Agenda? Cambridge University Press, Cambridge, pp. 119-130.
Smith,
L. (1995). What is this thing called postprocessual archaeology ... and is it
relevant for Australian archaeology? Australian Archaeology 40: 28-32.
Snodgrass,
A. M. (1985). The new archaeology and the classical archaeologist. American
Journal of Archaeology 89: 1-7.
Soja,
R. W. (1989). Postmodern Geographies, Verso, London.
Spector,
J. (1991). What this awl means: Toward a feminist archaeology. In Gero, J. M.
and Conkey, M. W. (eds.), Engendering Archaeology: Women and Prehistory, Basil
Blackwell, Oxford, pp. 388-406.
Stauth,
G., and Turner, B. S. (1988). Nostalgia, postmodernism and the critique of mass
culture. Theory, Culture and Society 5: 509-527.
Stevenson,
M. G. (1989). Sourdoughs and cheechakos: The formation of identity-signaling
social groups. Journal of Anthropological Archaeology 8: 270-312.
Terrell,
J. (1990). Storytelling and prehistory. In Schiffer, M. B. (ed.), Archaeological
Method and Theory 2, University of Arizona Press, Tucson, pp. 1-29.
Thomas,
J. (1990). Some, other, analogue: Writing the past. In Baker, E, and Thomas, J.
(eds.), Writing the Past in the Present, Department of Archaeology, St
David's University College, Lampeter, pp. 18-23.
Thomas,
J. (1993). After essentialism: Archaeology, geography and post-modernity. Archaeological
Review from Cambridge 12: 3-27.
Thomas,
J., and Tilley, C. (1992). TAG and "post-modernism': A reply to John
Bintliff. Antiquity 66(250): 106-114.
Tilley,
C. (1989). Excavation as theatre. Antiquity 63(239): 275-280.
TiUey,
C. (1990). On modernity and archaeological discourse. In Bapty, I., and Yates,
"E (eds.), Archaeology After Structuralism, Roufledge, London and
New York, pp. 127-152.
Tilley,
C. (ed.) (1993). Interpretative Archaeology, Berg, Oxford.
Trigger,
B. G. (1989a). Hyperrelativism, responsibility, and the social sciences. Canadian
Review of Sociology and Anthropology 26: 776-797.
Trigger,
B. G. (1989b). A History of Archaeological Thought, Cambridge University
Press, Cambridge.
Trigger,
B. G. (1991a). Post-processual developments in Anglo-American archaeology. Norwegian
Archaeological Review 24: 65-76.
Tringham,
R. (1991b). Households with faces: The challenge of gender in prehistoric
architectural remains. In Gero, J. M., and Conkey, M. W (eds.), Engendering
Archaeology: Women and Prehistory, Basil Blackwell, Oxford, pp.
93-131.
Tyler,
S. (1984). The poetic turn in postmodern anthropology--the poetry of Paul
Friedrich. American Anthropologist 86: 328--336.
Vattimo,
G. (1988). The End of Postmodernity: Nihilism and Hermeneutics in Post-Modern
Culture, Polity Press, London.
Walsh,
K. (1990). The Post-Modern threat to the past. In Bapty, I., and Yates, T
(eds), Archaeology After Structuralism, Routledge, London and New York,
pp. 278-293.
Walsh,
K. (1992). The Representation of the Past: Museums and Heritage in the
Post-Modern World, Routledge, London and New York.
Watson,
P. J. (1991). A parochial primer: The new dissonance as seen from the
Midcontinental
United
States. In Preucel, R. W. (ed.), Processual and Postprocessual
Archaeologies: Multiple Ways of Knowing the Past, Center for Archaeological
Investigations, Occasional Paper 10, Southern Illinois University, Carbondale,
IL, pp. 265-274.
Watson,
P. J., and Fotiadis, M. (1990). The razor's edge: Symbolic-structuralist
archaeology and the expansion of archaeological inference. American
Anthropologist 92: 613-29.
Watson,
R. A. (1990). Ozymandias, King of Kings: Postprocessual radical archaeology as
critique. American Antiquity 55: 673-689.
Whitley,
D. S. (1992). Prehistory and post-positivist science: A prolegomenon to
cognitive archaeology. In Schiffer, M. B. (ed.), Archaeological Theory and
Method 4, University of Arizona Press, Tucson, pp. 57-100.
Wolf,
E. (1994). Perilous ideas: Race, culture, people. Current Anthropology 35:
1-12.
Wylie,
A. (1992a). On "heavily decomposing red herrings": Scientific method
in archaeology and the ladening of evidence with theory. In Embree, L. (ed.), Metaarchaeology:
Reflections by Archaeologists and Philosophers, Kluwer, Dordrecht, pp.
269-288.
Wylie,
A. (1992b). Feminist theories of social power: Some implications for a
processual archaeology. Norwegian Archaeological Review 25: 51-68.
Wylie,
A. (1992c). The interplay of evidential constraints and political interests:
recent archaeological research on gender. American Antiquity 57: 15-35.
Wylie,
A. (1993). Invented lands, discovered pasts: The westward expansion of myth and
history. Historical Archaeology 27: 1-19.
Yates,
T (1990). Jacques Derrida: "There is nothing outside of the text." In
Tilley, C. (ed.), Reading Material Culture: Structuralism, Hermeneutics, and
Poststructuralism, Basil Blackwell, Oxford, pp. 206-280.
Yoffee,
N. (1993). Too many chiefs? (or, safe texts for the '90s). In Yoffee, N., and
Sherratt, A. (eds.), Archaeological Theory--Who Sets the Agenda? Cambridge
University Press, Cambridge, pp. 60-78.
Yoffee,
N., and Sherratt, A. (1993a). Introduction: The sources of archaeological
theory. In Yoffee, N., and Sherratt, A. (eds.), Archaeological Theory--Who
Sets the Agenda? Cambridge University Press, Cambridge, pp. 1-9.
Yoffee,
N., and Sherratt, A. (eds.) (1993b). Archaeological Theory--Who Sets the
Agenda? Cambridge University Press, Cambridge.
Zubrow,
E. B. W. (1994). Knowledge representation and archaeology: A cognitive example
using GIS. In Renfrew, C., and Zubrow, E. B. W (eds.), The Ancient
Mind." Elements of a Cognitive Archaeology, Cambridge, Cambridge
University Press, pp. 107-118.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét