Powered By Blogger

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Nghịch lý Mô phỏng và Sự kiện Nguồn gốc Loài người (I)


Eric Gans

Người dịch: Hà Hữu Nga

Nhân học tạo sinh, giống như tất cả các dự án phản ánh cơ bản về con người, cho dù chúng được gọi là thần thoại, thần học hay khoa học xã hội, là một hoạt động khởi động tìm cách giải thích bằng ngôn ngữ của con người về nguồn gốc của ngôn ngữ loài người. Rắc rối hiển nhiên này theo truyền thống đã được ngụy trang bằng những hình tượng siêu việt mà ngày nay chúng ta có thể hiểu là những dự phóng về nguyên cảnh ngôn ngữ. Cái chết lịch sử của các nhân vật này trong thời hiện đại đã được một số người coi là khải lộ sự bất khả nhận thức của bản thân vận hành này. Điều thực sự được khải lộ chính là nghịch tính của nó. Nhưng nghịch lý không phải là điều không tưởng; ngược lại, nếu không có nghịch lý, thì sẽ không thể có tư duy.

Nghịch lý là con đường đặc
quyền để nhận thức về con người, bởi vì nghịch lý khải lộ đường nối – cuống nhau – trong hệ thống thứ bậc của dấu hiệu và ch vật là bản chất của ngôn ngữ loài người. Các định nghĩa hiện đại cơ bản về dấu hiệu không nắm được bản chất kép của nó với tư cách là mối quan hệ vừa hiện thực vừa lý tưởng, nhị tínhnhất tính, “dọc” và “ngang”.

Đối với Charles S. Peirce, dấu hiệu được định nghĩa là
được xác định bởi một thứ khác, nghĩa là, nó đại diện cho mối quan hệ ngang với chỉ vật của nó.1 Tính bất tương thích của mối quan hệ này sau đó được bổ sung bằng một thuật ngữ thứ ba mang tính giả định hoặc “kẻ diễn giải”, cùng tuyến “người thứ ba” của triết học Hy Lạp, kẻ cung cấp nền cảnh về sự tương đồng giữa một người thực và ý niệm về một con người. Mối quan hệ-dấu hiệu được giải thích thông qua một chuyển động hồi quy vô hạn, do đó trì hoãn sự gặp gỡ ngang giữa dấu hiệu và chỉ vật với cái giá là tính chặt chẽ xác định của hệ thống. Khi phân biệt các họ dấu hiệu theo loại động cơ của chúng, Peirce không thể dành chỗ cho arbitraire du signifiant tính võ đoán của cái biểu đạt phân biệt ngôn ngữ của con người; arbitraire tính võ đoán không phải là một cấp độ động lực zero mà là một cấp độ tuyệt đối hình thức – một thứ mà, giống như tất cả mọi thứ tuyệt đối, không miễn nhiễm với giải cấu trúc.

Trái ngược với Peirce, Saussure không thấy gì trong ký hiệu ngoài chiều dọc. Khi đưa ra thanh ngăn cách cái biểu đạt khỏi cái được biểu đạt - theo quan điểm chức năng nhân học nguyên thủy của sự cấm kỵ phụ quyền, Lacan ngụ ý cần có việc giải thích nhân học-tạo sinh cho sự xuất hiện của hình thức-dọc từ chiều ngang. Thanh ngăn là một bí ẩn; nếu dấu hiệu và những gì nó đề cập đến là các lĩnh vực giống hệt nhau trên cả hai mặt của tờ giấy, thì người ta không chỉ tự hỏi chức năng nào có thể được dùng bằng cách lật tờ giấy, mà trước hết làm thế nào chúng ta có thể chuyển từ thế giới thực sang tờ giấy. Bằng cách đặt trong dấu ngoặci chỉ vật của dấu hiệu và thay thế cái được biểu đạt hoặc khái niệm của nó, Saussure chỉ trì hoãn nhận thức về mối quan hệ ngang giữa dấu hiệu và chỉ vật như là hai sự vật trần tục.

Giải pháp của tôi cho aporia
rắc rối này đã được xuất bản cách đây hơn một thập kỷ trong Nguồn gốc Ngôn ngữ. Các thuật ngữ mà nó được biểu đạt, cũng như những thuật ngữ mà nó đã được lặp lại và trau chuốt trong những cuốn sách gần đây của tôi, đôi khi bị hiểu nhầm là tạo thành một “huyền thoại nguồn gốc” mới. Không nghi ngờ gì nữa, tôi đã nắm bắt được bản chất của vấn đề tốt hơn chiến lược để khớp nối nó. Tôi đưa ra một giả thuyết tối thiểu về nguồn gốc của ngôn ngữ, về cái người – của “con người” như chúng tôi đã nói vào thời điểm đó. Nhưng việc miêu tả một cảnh gốc về ngôn ngữ, trái ngược với việc chỉ đơn thuần khẳng định cảnh tính thiết yếu của ngôn ngữ, không thể không tạo ra một diện mạo thừa hơn là một nội dung tối thiểu. Điều này càng đúng khi giả thuyết đối nghịchthứ mà không có giả thuyết nào có thể hình dung được.

Phiên bản “tam giác” của giả thuyết gốc mà tôi trình bày ở đây có chút khác biệt về bản chất so với phiên bản Nguồn gốc Ngôn ngữ, nhưng từ nay trở đi, sự khác biệt đó khiến cho không thể đòi hỏi gay gắt giả thuyết với sự ngây thơ tự nhiên luận này. Trực giác nhân học cơ bản của chúng ta nhạy cảm với phương thức trình bày tự sự của giả thuyết hơn nhiều so với nội dung thực của nó. Việc mô tả về một cảnh gốc tập thể đi ngược lại với khuynh hướng của một bầu không khí trí thức hậu hiện đại nghi ngờ về các trung tâm hấp lực mô phỏng. Các công thức ban đầu của tôi về giả thuyết gốc đã thách thức thực tế này của đời sống trí tuệ của chúng ta, vì không nghi ngờ gì là cần phải cho phép một cái gì đó mới xuất hiện. Trực giác của chúng ta về tính tối thiểu là không thể sai lầm, nhưng chỉ trong dài hạn; trước mắt, người ta thêm vào gánh nặng tưởng tượng để cuối cùng trừ ra. Giờ đây phép trừ đã được thực hiện, người đọc sẽ thấy dễ dàng hơn để nắm bắt nguyên tắc tối thiểu hóa trong công việc cả ở đây và trong các tái tự sự trước đây của tôi về cảnh gốc. Điểm mấu chốt của nguồn gốc ngôn ngữ là sự xuất hiện của quan hệ dấu hiệu dọc từ quan hệ chiều ngang của tương tác động vật. Giả thuyết gốc tuyên bố rằng sự xuất hiện này chỉ có thể hình dung được như một sự kiện bởi vì việc giao tiếp của mối quan hệ dấu hiệu mới với người dùng của nó mang lại cho họ lối tiếp cận có ý thức, có thể thao tác trực tiếp với dấu hiệu như một hình thức biểu hiện siêu việt. Người ta không thể được trao cho lối tiếp cập với dấu hiệu mà không biết nó, điều đó không có nghĩa là biết lối tiếp cận này là gì – ngôn ngữ là gì – trong khuôn khổ của chúng tôi.

Sự xuất hiện của dấu hiệu là sản phẩm của
việc trở thành-nghịch lý mô phỏng trong một tình huống “khủng hoảng mô phỏng”, xung đột sắp xảy ra giữa các hiện hữu mà phương tiện phân biệt động vật không còn có thể bảo vệ chống lại sự phân biệt nữa. Mô hình chuyển đổi này của chúng tôi chỉ yêu cầu một tiền giả định; sự mô phỏng đó, đã đạt đến một độ mạnh nhất định, trở nên không tương thích với các hình thức phân biệt của tiền con người. Tất nhiên có nhiều loại phân biệt như vậy; giữa các loài vượn cao cấp hơn không có vấn đề gì về sự phân công lao động bẩm sinh như giữa các loài côn trùng. Sự phân biệt nhằm mục đích duy trì một trật tự xã hội, tránh hoặc hạn chế xung đột. Hệ thống thứ bậc móng vuốt của trật tự xã hội giới hạn xung đột thành nỗ lực của từng kẻ một để tăng lên trong hệ thống thứ bậc. Nhưng đó chỉ là kết quả của việc xem xét hệ thống thứ bậc của động vật từ quan điểm bình quân luận của con người là thứ mà chúng ta hiểu về bản chất của chúng là giới hạn. Về sự tiến hóa của tổ chức xã hội động vật, hệ thống thứ bậc động vật đưa ra các cấp độ tự do mới bằng cách tái chuyển hướng vào năng lượng mô phỏng sự kình địch trong loài.

Vậy là đã đủ để đưa ra giả thuyết rằng sự thờ ơ đối với việc mô phỏng tại một thời điểm nào đó sẽ vượt qua sức mạnh phân biệt của hệ thống thứ bậc động vật. Vì hệ thống thứ bậc này đã tồn tại, nên ở đó xung đột mô phỏng cần phải được kiểm soát; kể từ khi hệ thống thứ bậc chấm dứt hoạt động, thì xung đột không còn có thể được kiểm soát bởi hệ thống này nữa. Do đó, một hệ thống kiểm soát mới có thể vận hành trong điều kiện giải phân biệt tập thể là cần thiết. Hệ thống này chính là ngôn ngữ.

Dấu hiệu ngôn ngữ như một cử chỉ chiếm
dụng bỏ dở sẽ bị giải thế tục hóa, bị loại bỏ khỏi lĩnh vực thực hành, trong đó hành động mô phỏng biến đổi, một cách khó nhận thấy, thành kình địch bạo lực. Dấu hiệu chỉ trước khi nó mô phỏng; mối quan hệ ngang, mang tính hoán dụ với chỉ vật của nó tự quay lại thành trục dọc, ẩn dụ.2 Với tư cách là đối tượng biểu hiện, nhân vật trung tâm đảm nhận vai trò tiêu cực của chướng ngại vật mô phỏng. Mục tiêu của hoạt động trần thế mô phỏng đã trở thành mô hình thế giới khác của nó.

Mô phỏng

Mô phỏng làm cho hữu thể luận của nó không được phản ánh; nó chỉ biết rằng vì bạn giống tôi, nên tôi có thể làm như bạn. Mô phỏng phản ánh hữu thể luận của nó. Khái niệm truyền thống siêu hình bị hiểu lầm lớn này đã bị Thi pháp của Aristotle giới hạn vào lĩnh vực thẩm mỹ trong hơn hai thiên niên kỷ cho đến khi Girard đưa ra nguyên do bằng cách khải lộ mong muốn đó của con người, và cái người theo đúng nghĩa, tuân theo cấu trúc nghịch lý của mô phỏng.

Việc mô phỏng hành vi giữa các sinh vật giống nhau thường không có vấn đề gì. Chính xác hơn, tôi có thể mô phỏng hành động của bạn không sao cả miễn là chúng không liên quan đến việc chiếm đoạt một đối tượng khan hiếm mà cả hai chúng ta đều mong muốn sở hữu. Nhưng việc tìm kiếm những đối tượng như vậy chính xác là kiểu hành vi khiến cho việc mô phỏng trở nên có lợi. Sự tiến hóa của các loài động vật bậc cao được thúc đẩy bởi tình trạng khó hài lòng được về ý muốn, đặc biệt là khẩu vị. Nếu tôi trở thành hình mẫu của bạn trong săn bắt, thì tất cả sẽ suôn sẻ cho đến khi khả năng mô phỏng của bạn đạt đến mức tái tạo cử chỉ chiếm đoạt của tôi đối với cùng một đối tượng. Về điểm này, hành động mô phỏng gây ra kình địch; mô hình mô phỏng trở thành một chướng ngại.

Mô hình trở thành-chướng ngại không phải chỉ có ở con người. Ở cấp độ mô phỏng sơ đẳng nhất, khi một bầy động vật tụ tập quanh một nguồn nuôi dưỡng, mỗi con sớm muộn cũng trở thành chướng ngại cho những con khác. Nhưng năng lượng và sự chú ý của các thành viên trong nhóm đều hướng vào con mồi chứ không phải hướng vào nhau. Nếu chúng xảy ra xung đột, hoặc thậm chí bắt đầu ăn thịt lẫn nhau, thì điều này vẫn xảy ra với hoạt động chiếm đoạt cuối cùng mang lại lợi ích cho bầy và loài mà nó thuộc về. Trở ngại mô phỏng là có, nhưng nó vẫn chỉ mang tính phụ hiện tượng đối với lợi ích do mô phỏng mang lại.

Trong mô phỏng động vật, mô hình trở thành-chướng ngại vật vẫn là một tác dụng phụ khó chịu phải được chống lại bằng chính quá trình tiến hóa mang tính mô phỏng nhằm tăng cường nó. Trong khi vô số thành viên ít thích hợp của các loài thấp hơn có thể dễ dàng bị hy sinh, thì các động vật cao cấp hơn, có giá trị cá thể lớn hơn so với loài của chúng, đáng được bảo tồn trong một trật tự thứ bậc, ngăn chặn xung đột mô phỏng hoặc giới hạn nó trong các trận chiến một chọi một để giành ưu quyền. Động vật “alpha” (loài có thủ lĩnh cá thể) là sản phẩm của mức độ căng thẳng mô phỏng cao hơn mức có thể tồn tại trong bầy không thủ lĩnh. Việc duy trì trật tự của kẻ đó ngụ ý mức độ kình địch với các đồng bọn của mình. Nhưng trật tự này không bị đe dọa bởi sự củng cố của việc mô phỏng tập thể. Mô phỏng động vật đương nhiên là tự kiểm soát; các căng thẳng kình địch đạt đến trạng thái cân bằng bán-ổn định trong sự thống trị của những cá thể mạnh mẽ nhất. Mô hình mô phỏng ổn định ở các cấp độ tiến hóa cao hơn theo trật tự lớn hơn so với các cấp độ tiến hóa thấp hơn.
 
Nhưng sự xuất hiện của loài người chứng tỏ
các giới hạn của mối tương quan này giữa mô phỏng và trật tự. Sự tăng cường mô phỏng tập thể lẫn nhau dẫn đến việc lật đổ quyền làm chủ một-chọi-một của động vật alpha và hình thành cộng đồng con người bình đẳng. Một khi cấu trúc xung đột của mô phỏng đạt đến mức lấn át những ràng buộc của hệ thống thứ bậc động vật, thì nó chỉ có thể được kiểm soát, hay chính xác hơn, được trì hoãn bởi hệ thống thứ bậc chính thức là ngôn ngữ của con người. Nguồn gốc của ngôn ngữ có thể được mô tả như là sự thiết lập của hệ thống thứ bậc mới này, qua đó ký hiệu ngôn ngữ có được tính dọc duy nhất của con người. Giả thuyết gốc đề cập đến bí ẩn về sự phát sinh của chiều dọc từ chiều ngang, hình thức từ nội dung, hoặc theo từ vựng biện chứng cũ, “chất lượng” từ “số lượng”.

Để làm sáng tỏ điều bí ẩn này, chúng ta phải tập trung chú ý vào tính xung đột vốn có hoặc tính nguyên-nghịch lý mô phỏng của tiền nhân, nơi chúng ta sẽ tìm thấy mối tương quan ngang với tính dọc của hiệu. Đến lượt nó, điều này buộc chúng ta phải phân tích kỹ hơn ý tưởng trung tâm của giả thuyết gốc rằng: hiệu gốc là một “cử chỉ chiếm đoạt bị hủy bỏ” được chuyển thành một cử chỉ đại diện vì sợ sự kình địch mô phỏng của những kẻ khác.

Giả thuyết
Tam giác

Trong
việc tái cấu trúc lịch sử hợp lý của bối cảnh gốc, “kẻ khác” hoặc mô hình mô phỏng khác có lẽ là số cá nhân khác. Tính mới của việc mô tả giả thuyết hiện tại phản ánh một thực tế cho đến nay vẫn chưa được khai thác tam giác Girardian gốc đã là một mô hình đầy đủ và thực sự tối thiểu hơn của quang cảnh này. Vào lúc mà cử chỉ chiếm đoạt được bắt đầu, thì mối quan hệ mô phỏng tiền con người chỉ đơn giản là bắt chước: kẻ kia là hình mẫu của tôi, nhưng chưa phải là đối thủ của tôi. Tôi tiếp cận đối tượng theo hình mẫu bằng cử chỉ của hình mẫu ấy. Nhưng ngay lúc đó, tôi nhận ra sự không tương thích trong cử chỉ của tôi với kẻ ấy; cả hai chuyển động hướng đến cùng một đối tượng không thể thực hiện được. Hình mẫu-khác khiến tôi có ý định hành động khiến kẻ đó trở thành đối thủ-khác.

Ở đây chúng ta phải dừng lại để xem xét chính xác điều gì khiến tình trạng này khó chấp nhận được. Trong phiên bản chung của giả thuyết, có thể dễ dàng đưa ra hai yếu tố giải thích mang tính tự nhiên. Trước hết, rất rõ ràng là một trong số nhiều kẻ khác; trong tình huống tập thể, một cá nhân đơn lẻ muốn chiếm đoạt đối tượng lợi ích chung có nguy cơ kích động sự thù địch của cả nhóm. Yếu tố thứ hai, ít rõ ràng hơn, là sự tồn tại trước của hệ thống thứ bậc động vật đã nói ở trên. Kịch bản của Freud về việc giết cha trong Totem and Taboo có thể được viết lại bằng khuôn khổ phong tục học: động vật alpha cố gắng thực thi đặc quyền chuẩn thường của mình trong việc chiếm đoạt đối tượng ham muốn thông thường, nhưng do mức độ mô phỏng ngày càng tăng và sự phân biệt tất yếu kéo theo, những kẻ khác không còn trì hoãn với anh ta nữa mà mô phỏng cử chỉ chiếm đoạt của anh ta “bất chấp đến lượt”, hậu quả là anh ta phải hủy bỏ hành động của chính mình, sau đó những kẻ khác làm theo.

Không có lý do gì để nghi ngờ tính hợp lý của kịch bản này; nhưng tự nhiên
luận của nó không tương thích với sự nghiêm ngặt mang tính tối giản luận. Điều này rõ ràng hơn trong trường hợp thứ bậc động vật, nhưng nó cũng áp dụng cho nhiều loi khác - và điều này bất chấp tính chất công chúng nhất thiết của sự kiện gốc. Đối với công chúng có thể được lập mô hình dễ dàng bởi hai người cũng như bởi hai trăm người vậy.

Vấn đề không phải là động vật alpha có thể không tồn tại, mà là sự tồn tại theo kinh nghiệm của nó, ngay cả khi chúng ta chắc chắn về nó, thì cũng không thể thay thế cho lời giải thích về sự phá vỡ vai trò thống trị của nó. Việc giải thích cho sự cáo chung của hệ thống thứ bậc bằng sự bất ổn cố hữu của nó chỉ là để cầu mong câu hỏi. Do đó, sự tồn tại của động vật alpha không đóng vai trò như một yếu tố giải thích thực sự, mà là một giai đoạn chuyển tiếp hoặc trung gian tránh câu hỏi quan trọng là cố định mức độ tự do vốn có trong sự vận hành mô phỏng cụ thể của con người.

Hệ thống thứ bậc động vật phát sinh để ngăn chặn xung đột tiềm ẩn trong mô phỏng. Nhưng giai đoạn trung gian này giữa các dạng sống thấp hơn và con người chỉ làm chúng ta quan tâm trong chừng mực nó quyết định các điều kiện tối thiểu của việc xuất hiện xung đột tiềm ẩn. Sự tin cậy vào hệ thống thứ bậc động vật vốn dĩ gây hiểu lầm, đã rõ ràng khi xem xét mô hình của Freud, mặc dù nó thiếu các tham chiếu về phong tục học. Freud hình dung đám đông tiền con người là một nhóm được tổ chức theo thứ bậc, việc tự do hóa hoặc giải thứ bậc của họ tương ứng với sự xuất hiện của con người. Nhưng chúng ta không thể hiểu được trạng thái phân biệt mang tính mô phỏng, trong đó cảnh gốc diễn ra đơn giản là sản phẩm của sự tan rã không giải thích được của một hệ thống thứ bậc trước đó. Nó phải được giải thích từ bên trong là trạng thái không giải được của chủ thể giữa hai vai trò hình mẫu và đích thủ của kẻ hòa giải-khác mang tính mô phỏng. Phán đoán về vấn đề này làm rõ rằng không cần thiết phải mặc nhiên công nhận một hệ thống thứ bậc động vật nguyên người; bản thân việc mô phỏng tự định  nghĩa một hệ thống thứ bậc, tuy nhiên không ổn định, giữa chủ thể-bản thân và hình mẫu-khác, và hệ thống thứ bậc này là cơ sở để tất cả những thứ khác được xác lập.

Tương tự, công thức hình tam giác của giả thuyết loại bỏ
nhu cầu phải có định đề độc lập về số nhiều của những kẻ khác. Yếu tố quyết định trong việc chuyển đổi cử chỉ chiếm đoạt thành một hiệu không phải là nỗi sợ hãi về bạo lực của (những) kẻ khác, mà là tính không tương thích của hai vai trò chủ thể và kẻ khác trong quá trình mô phỏng. Việc điều chỉnh này không nên được coi là làm sạch quá khứ đẫm máu của chúng ta. “Sợ hãi” và “bạo lực” không phải là hai phạm trù rành rọt như vẻ ngoài của chúng. Nếu nỗi sợ bạo lực của (các) hình mẫu mô phỏng của tôi được cho là giải thích cho thất bại của tôi trong việc hoàn thành cử chỉ chiếm đoạt của mình, thì điều đó khó giải thích tại sao tôi tiếp tục thực hiện cử chỉ đó theo một ý định mới hoặc tại sao tôi vẫn kẹt trong cấu hình mô phỏng mà không tìm cách thoát khỏi nó. Sự gắn bó của đối tượng với quang cảnh, bất kể hiểm họa của nó, chứng tỏ rằng chính mô phỏng chứ không phải sợ hãi mới là yếu tố giải thích; nhưng trong trường hợp đó, cách giải thích kinh tế nhất là cách giải thích giả định trước không điều khác ngoài cấu hình tam giác mô phỏng. Được quy giản thành tam giác mô phỏng loại bỏ tất cả mọi yếu tố tự nhiên luận, giả thuyết gốc có thể được hình thành như sau: hiệu bắt nguồn như là giải pháp cho trạng thái nghịch lý hoặc nghịch lý thực dụng xuất hiện khi mối quan hệ mô phỏng với kẻ trung gian-khác đòi hỏi nhiệm vụ bất khả duy trì cái nghịch lý thực dụng như là hình mẫu trong khi mô phỏng hành động chiếm đoạt của kẻ kia đối với một đối tượng duy nhất. Nói theo thuật ngữ hình học, các đường bắt chước song song phải hội tụ về một điểm duy nhất. Hình mẫu mô phỏng vừa là mô hình vừa là chướng ngại vật (tiềm năng); chính thời điểm đó khi mâu thuẫn này ngăn cản hành động thì hiệu ngôn ngữ của con người xuất hiện.

Việc ngừng hành động trong tình huống khủng hoảng mô phỏng thì triệt để hơn so với việc phục tùng theo thứ bậc, trong đó động vật không phải alpha tái hiện sự phục tùng bằng chính trạng thái ngưng trệ của nó – và nơi mà nó thường mong đợi để thực hiện bước ngoặt theo những kẻ có thứ bậc cao hơn. Chúng ta cần một từ chung hơn là “hành động” hoặc thậm chí “hành vi” để mô tả những gì bị ngăn cản trong một tình huống thực sự nghịch lý – habitus thói quen, có lẽ - một thuật ngữ đơn giản chỉ định một phương thức hiện hữu nhất quán. Tương quan tâm lý của trạng thái nghịch lý mô phỏnglo lắng, như trường hợp của những chú chó của Pavlov. Tình hình rõ ràng là tương tự, nhưng ở đây vòng lặp phản hồi được giảm thiểu; nó không được xác định bởi sự giao thoa của hai yếu tố quy định khiến đưa chủ thể đến hai hành động không tương thích cùng một lúc, mà bởi sự mâu thuẫn nội tại trong chính phương thức (mô phỏng) của tự thân hành vi. Khi hấp lực mô phỏng đã đạt đến một cường độ đủ lớn, thì hành vi theo nghĩa đen sẽ trở nên bất khả thi.

Điều được thực hiện trong trường hợp này không còn là
cư xử, mà là tạo ra một dấu hiệu. Mô hình tam giác của giả thuyết cho phép phân tích chặt chẽ hơn về chức năng và đặc điểm của dấu hiệu chỉ định này khác với chức năng và đặc điểm của hành vi chiếm đoạt ban đầu như thế nào. Trong hình mẫu tự nhiên luận, chức năng rõ ràng nhất của dấu hiệu là tránh điều rủi ro; nó ngăn chặn bạo lực tiềm tàng từ nhóm bằng cách chứng minh rằng kẻ phát ra dấu hiệu không còn có ý định chiếm đoạt đối tượng nữa. Chọn cách từ bỏ, trì hoãn chiếm hữu thông qua đại diện. Điều này một mặt, vẫn chưa làm rõ bản chất của mối liên hệ giữa hành động từ bỏ chiếm đoạt và mặt khác việc chiếm hữu tưởng tượng thông qua đại diện. Thực tế là chúng ta nói về một liên kết giữa những gì dường như là hai cách vận hành hoàn toàn có thể phân biệt được là đủ bằng chứng để thấy rằng đây chưa phải là một giải thích tối thiểu của giả thuyết.

Đây là điểm thích hợp để nh
lại khái niệm của Aristotle về mô phỏng như một đại diện (mang tính sân khấu). Khái niệm này để lại mô phỏng theo chiều ngang có tiềm năng xung đột của những kẻ khác đối với chủ đề trên sân khấu và giữ nguyên định nghĩa chính thức của nó chỉ là đại diện theo chiều dọc không xung đột của thực tại. Trong quang cảnh gốc, khái niệm mô phỏng của Aristotle được áp dụng, không phải cho cử chỉ chiếm đoạt ban đầu, phụ thuộc vào kẻ khác với tư cách hình mẫu mô phỏng của nó, mà áp dụng cho cử chỉ đại diện chỉ định mới của dấu hiệu.

Dấu hiệu xuất hiện như một sự quay lưng
lại với kẻ khác với tư cách là hình mẫu để chuyển sang đối tượng mong muốn là hình mẫu. Trong sự biến đổi của mối quan hệ mô phỏng được thực hiện bởi ngôn ngữ, chủ thể chuyển ý định cử chỉ của mình từ mô phỏng (vô thức) kẻ khác sang mô phỏng đối tượng (theo chủ đề). Việc tạo dấu hiệu vẫn là một thao tác mô phỏng theo nghĩa cũ hơn; dấu hiệu trong tính trần thế khác của nó, “tính võ đoán” của nó, chỉ có thể học được từ những kẻ khác. Nhưng không giống như ngay cả những hành vi cách điệu nhất của của động vật, dấu hiệu vẫn nhằm tạo ra-trình hiện một chỉ vật khác với chính nó.

Làm thế nào
mà việc nhân đôi các hình mẫu mô phỏng này giải quyết được trạng thái nghịch lý của mô phỏng, cuộc khủng hoảng mô phỏng gốc? Hành động mô phỏng tiền con người, dù là một chọi một hay theo bầy đàn, đều có cấu trúc hai vị trí của tác nhân hình mẫu; sự khác biệt duy nhất trong trường hợp hình mẫu ở chỗ hình mẫu có nhiều cơ thể. Mô phỏng động vật, thiếu tính tam giác, chỉ có thể là cơ sở của một trật tự nhị tính, một trật tự “móng vuốt” của các mối quan hệ một chọi một. Không giống như hình tam giác của mô phỏng con người, nó không thể được mở rộng thành một vòng tròn cộng đồng ở trạng thái cân bằng xung quanh tâm của nó. Nếu một đối tượng trung tâm là mục tiêu chung của các tác nhân, thì chúng sẽ tìm đến nó theo trật tự móng vuốt; những cử chỉ chiếm đoạt của những kẻ không phải alpha không được chuyển thành dấu hiệu mà chỉ bị hoãn lại. Do đó, cấu trúc hình tròn của quang cảnh biểu hiện, ​​nền tảng cho các hiện tượng văn hóa của con người, vẫn chưa được biết đến các loài động vật, ngoại trừ nó có thể đã tiến hóa ở dạng bẩm sinh cho một mục đích duy nhất - như trong điệu lúc lắc nổi tiếng của loài ong mật.

Sự hình thành tam giác của hành động mô phỏng người, cấu trúc tối thiểu ở trạng thái cân bằng, giải quyết khủng hoảng bằng cách cho phép tiếp tục hoạt động mô phỏng. Dấu hiệu bắt đầu với tư cách một hành động vật lý giống hệt cử chỉ chiếm đoạt bị hủy bỏ, nhưng việc trì hoãn có chủ ý của tương tác theo chiều ngang với đối tượng của nó cho phép nó “dự kiến” đối tượng này theo chiều dọc theo nghĩa hiện tượng luận, lấy nó làm chủ đề. Những gì ngăn chặn quá trình mô phỏng có nguồn gốc trong bản thân hành động mô phỏng. Do ý định chiếm đoạt của cử chỉ ban đầu khiến việc mô phỏng không thể thực hiện được trong khuôn khổ quan hệ động vật, nên nó ngày càng tập trung sự chú ý vào đối tượng bị chiếm đoạt. Khi tôi bắt chước kẻ khác trong việc chiếm đoạt một đồ vật, sự chú ý của tôi tập trung vào hắn ta nếu tôi có bản sao của riêng mình với đối tượng của anh ta, nhưng tập trung vào đồ vật nếu nó giống nhau đối với cả hai chúng tôi. Việc tăng cường mô phỏng, bằng cách đặt ra câu hỏi về sự tương đương giữa đối tượng của tôi và đối tượng tham gia vào hiện tượng thoáng qua của kẻ trung gian, khiến tôi ngày càng không thỏa mãn khi chọn một đối tượng khác với đối tượng của anh ta. Đứa con bình thường chọn một bạn đời bằng cách mô phỏng sự lựa chọn của cha mình; Oedipus, nguyên mẫu mô phỏng, không thể lấy ai khác làm vợ ngoài vợ của cha mình.

Chuyển động hướng về phía đối tượng - và đồng thời vượt khỏi hình mẫu - vốn có trong mô phỏng theo đúng nghĩa. Cử chỉ chiếm đoạt là để nói đã “được xử lý” để tái xuất trình đối tượng ngay cả khi nó thực hiện chức năng thực hành của nó.3 Đối với cảnh gốc, những gì còn lại phải hoàn thành - nhưng chính thành quả tạo nên tòa bộ khác biệt – lại là việc chủ đề hóa ý định tái hiện và trì hoãn việc chiếm đoạt. Một khi sự chú ý vào đối tượng và sự can thiệp của nó bởi kẻ khác đã tăng lên đến mức khiến cho hành động chiếm đoạt không thể xảy ra, thì sự chuyển đổi mô phỏng thành đối tượng, trên thực tế, chính thức hóa - đen đến cho ý thức (con người) – cái khuynh hướng đã tồn tại này.

Phân tích này trái ngược với cách giải thích ban đầu của Girard về ham muốn mô phỏng trong “Dối trá Lãng mạn và Chân lý Thơ mộng” Mensonge romantique et vérité romanesque, bao gồm việc làm sáng tỏ yếu tố thứ ba trung gian đằng sau “lời nói dối lãng mạn”, quan niệm ham muốn như một mối quan hệ-đối tượng kép. Ở đây, đó là đối tượng của ham muốn chứ không phải là kẻ trung gian được phơi bày như là trung tâm của những gì từng có vẻ là mối quan hệ một đối một của hành vi bắt chước. Kết quả phản trực giác này cần phải được giải thích.

Hành vi
thèm muốn thường hướng bản thân nó đến các đối tượng, và không kéo dài sự loại suy đi quá xa để nói rằng nó “có ý định” đối với các đối tượng này. Một con mèo săn một con chuột biết đối tượng mà nó đang tìm kiếm chẳng kém gì một thợ săn người đang rình rập một con nai. Nhưng hành vi của mèo, không giống như của thợ săn, là một thông lệ không do học hành, bao gồm đối tượng của nó được phân loại bên trong nó – không phải hành vi chợt nảy ra khi bắt gặp chuột, mà là hành vi săn chuột. Khi việc học mang tính mô phỏng diễn ra liên quan đến hành vi đó, bản thân đối tượng, như một phần của hành vi đó, không rơi vào trạng thái bùa mê mô phỏng; nếu một con mèo học từ con khác một kỹ năng săn chuột mới, thì bằng cách đó không con chuột cụ thể nào được giá trị bổ sung nào nữa. Giá trị bổ sung xuất phát từ tái xuất trình đối tượng chỉ có thể phát sinh khi nó chưa hiện diện như một yếu tố của hành động đã học được.

Mong muốn luôn luôn là mong muốn trung gian. Sự
chuyển động từ thèm khát hướng đến ham muốn là sự chuyển động của một mô phỏng tăng cường nhằm khám phá không chỉ hành vi mà còn là mục tiêu của hành vi ở kẻ khác. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện muộn của đối tượng trong phương trình mô phỏng không phải là sự thờ ơ với nó mà ngược lại, hướng đối tượng thực hành của hành vi động vật. Bởi vì đối tượng như nguồn thức ăn, nơi ở, phóng dục, v.v., ít được lựa chọn tự do (“khan hiếm” hơn) so với các hành vi của chủ thể mà nó có thể bị chiếm đoạt, các kỹ thuật chiếm đoạt phụ thuộc vào việc học mô phỏng trước khi có bất kỳ nhu cầu nào để “tìm hiểu” đối tượng chiếm đoạt. Chỉ ở giai đoạn tiến triển của mô phỏng, không chỉ bản thân hành động mà mục tiêu của nó bị ảnh hưởng bởi kẻ trung gian khác.

Tại sao cường độ
mô phỏng phải khiến chủ thể tránh xa hành vi của kẻ khác đối với đối tượng mà nó hướng đến? Vận động này phản ánh sự nội tại hóa động lực của hình mẫu, sự đồng hóa gần hơn của bản thân với thực tại của chính kẻ khác. Tôi càng bắt chước hành động hướng đến mục tiêu của hình mẫu một cách chặt chẽ, thì tôi càng có chung mục tiêu của hành động này, là cái không nằm trong bản thân hành động mà chính xác là nằm trong đối tượng bên ngoài của nó. (Phân tích này cũng áp dụng cho các hành động tự định hướng; ví dụ, mức độ mô phỏng cao hơn sẽ khiến tôi bắt chước “lòng tự ái” của loài vật khác và vuốt ve nó hơn là bản thân mình.) Khi đó, nghịch lý rõ ràng là khi mô phỏng trở nên căng thẳng hơn, thì nó định hình trước cái cấu trúc tam giác của đại diện con người, bằng cách ít tập trung hơn vào hành vi của hình mẫu mà nhiều hơn vào đối tượng mà nó hướng tới.
__________________________________________

Còn nữa….

Nguồn: Gans, Eric (1995). Mimetic Paradox and the Event of Human Origin, Anthropoetics I no. 2 Fall 1995/Winter 1996.


Tác giả: Eric Lawrence Gans (sinh ngày 21 tháng 8 năm 1941) là Giáo sư văn chương Pháp, học giả, triết gia ngôn ngữ và nhà nhân học văn hóa người Mỹ. Kể từ năm 1969, ông đã giảng dạy và xuất bản về văn học thế kỷ 19, lý thuyết phê bình và điện ảnh trong Khoa nghiên cứu tiếng Pháp và Pháp ngữ của UCLA (University of California, Los Angeles). Gans đã sáng tạo ra một ngành khoa học mới về nguồn gốc và văn hóa loài người mà ông gọi là Generative Anthropology Nhân học Tạo sinh, dựa trên ý tưởng cho rằng nguồn gốc của ngôn ngữ là một sự kiện duy nhất và lịch sử văn hóa loài người là sự phát triển mang tính di truyền hoặc “tạo sinh” của sự kiện đó. Trong một loạt các cuốn sách và bài báo bắt đầu với Nguồn gốc của Ngôn ngữ: Lý thuyết nh thức về Biểu hiện (1981) Gans đã phát triển ý tưởng của mình về văn hóa, ngôn ngữ và nguồn gốc của con người. Năm 1995, Gans thành lập (và tiếp tục biên tập) tạp chí Anthropoetics: The Journal of Generative Anthropology như một diễn đàn học thuật để nghiên cứu về nguồn gốc và văn hóa loài người dựa trên Nhân học Tạo sinh gắn liền với Fundamental Anthropology Nhân học Cơ bản của René Girard. Kể từ năm 1995, Gans đã xuất bản trên web Chronicles of Love and Resentment Tình - Hận Biên niên sử, bao gồm những phản ánh về mọi thứ từ văn hóa đại chúng, phim ảnh, hậu hiện đại luận, kinh tế, chính trị đương đại, thảm sát Holocaust, triết học, tôn giáo và cổ nhân học. Năm 2010, Generative Anthropology Society & Conference Hiệp hội & Hội nghị Nhân học Generative được thành lập để tài trợ cho các hội nghị thường niên dành riêng cho Nhân học Tạo sinh.

Notes

1. The complete definition, given in his letter to Lady Welby of December 23, 1908, is as follows: “I define a Sign as anything which is so determined by something else, called its Object, and so determines an effect upon a person, which effect I call its Interpretant, that the latter [person] is thereby mediately determined by the former [object]. My insertion of ‘upon a person’ is a sop to Cerberus, because I despair of making my own broader conception understood.” (Charles S. Pierce, Values in a Universe of Chance, Garden City, N.Y.: Doubleday Anchor Books, 1958, p. 404.)
2. This suggests an originary analysis of Roman Jakobson’s familiar metonymy-metaphor dichotomy as homologous to the opposition between the horizontal and vertical components of the original mimetic paradox.
3. To this mimetic predisposition corresponds the cognitive evolution toward the formation of prelinguistic “concepts” referred to by Derek Bickerton and others as the necessary preliminary to human language. (See Bickerton’s Roots of Language [Ann Arbor, Mich.: Karoma Publishers, 1981] and his later synthesis Language and Species [University of Chicago Press, 1990], which is even less concerned than the earlier work to hypothesize an originary scene of language.) Imitation is “always already” protolinguistic, not merely in the abstract sense that après coup we can recognize an unthematized version of concentration around the center, but in the very concrete sense that neurons are becoming devoted to differentiating among categories of objects as a result of this concentration. This having been said, because Bickerton’s conception of early linguistic evolution, although a considerable advance over purely linguistically-oriented theories, does not recognize the centrality of mimesis, it fails to take issue with what is after all the fundamental question of the origin of language: the crossing of what Bickerton calls the “Rubicon” of interactive speech.
4. See my “The Unique Source of Religion and Morality,” Anthropoetics I, no. 1 (June, 1995; URL: http://www.humnet.ucla.edu/humnet/anthropoetics/), and Contagion, forthcoming.
5. The game of “Simple Simon Says” is a practical demonstration that in matters of simple mimesis, language only gets in the way. The ironic point of the game is the difficulty of listening for the words when it is so natural “simply” to repeat the gesture.