Viễn Đông trước ngã ba đường, theo Kim
Định
Le Minh Khai
Người dịch:
Hà Hữu Nga
Ở cuối cuốn sách Việt Lý Tố Nguyên
của ông, Kim Định có một vài
chương ngắn thảo luận về một số vấn đề chính trị và xã hội trong thời
mình, có thể giúp chúng ta hiểu được những gì ông đã cố gắng thực hiện thông qua các tác phẩm
của ông trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970.
Trong các tác phẩm
của mình, Kim Định cho rằng thời cổ đại có một nhóm lớn con người vùng Viễn Đông, một thuật ngữ mà ông
thường sử dụng, được ông gọi là "Viêm tộc”. Thuật ngữ "Viêm" xuất phát từ cái
tên Viêm Đế 炎帝 là một tên gọi
khác của
nhân vật huyền thoại cổ
xưa, 神農 Thần Nông, một nhân vật gắn liền với sự phát triển nông nghiệp.
Kim Định cho rằng
các thành viên của Viêm tộc là những người làm nông và họ đã sáng tạo ra một triết lý mà ông gọi là "Việt
Nho", mà tôi dịch là "Authentic Việt Confucianism" - Nho giáo Việt đích thực. Cơ sở của triết lý này là các khái niệm như
âm dương và ngũ hành, những khái niệm mà Kim Định cho là người Hán, các thành viên của cái
mà ông khẳng
định là một nhóm du
mục di cư vào Trung Quốc
sau khi Viêm tộc đã hưng thịnh ở đó bằng nghề nông, sau đó chiếm đoạt và thực hiện một phần
của cái mà Kim Định gọi là "Hán Nho".
Trong nhiều thế kỷ sau đó, Hán Nho là trung tâm đối
với các nền văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc. Tuy
nhiên, trong thế kỷ XX, các học giả “tân học”, mà Kim Định gọi là những
người “bài truyền thống” học được những cách suy nghĩ mới từ phương Tây, đã tìm cách loại bỏ Hán Nho với tư cách là một hệ tư tưởng lỗi thời và áp bức.
Tuy nhiên, còn hơn một người “nệ cổ”, Kim Định không muốn duy trì Hán Nho mà những người “bài truyền thống” đã chối bỏ. Thay vào đó, ông muốn "bảo tồn" "Việt
Nho", thực chất là một triết lý mà ông đã tạo ra thông qua các tác phẩm của
mình. Hơn thế nữa, những
ý tưởng đã được thể hiện trong các tác phẩm của ông đã ảnh hưởng rõ ràng từ một loạt nhà tư tưởng phương Tây vào thời điểm
đó, từ nhà Hán học Marcel Granet đến nhà nhân học cấu trúc Claude Lévi-Strauss.
Vậy
thì những gì thuộc thời đại ông đã dẫn Kim Định đến với và viết về các ý tưởng
đó?
Theo đúng nghĩa, Kim Định có lẽ là người mà chúng ta có thể gắn
nhãn
là "nệ
cổ chiết trung."
Rõ ràng Kim Định
đã không hài lòng với tình trạng xã hội vùng Viễn Đông vào giữa thế kỷ XX. Sự
gia tăng quyền lực chính trị của các đảng cộng sản là một loại
phát triển mà ông không thích. Tuy nhiên, ông thậm chí còn bất
mãn hơn với những gì ông cho
là sự thất bại của các
đảng quốc
dân đã
tạo ra một sự thế chỗ chắc chắn cho chủ nghĩa cộng sản, và ở đây ông cảm thấy rằng thất bại lớn nhất của họ
là họ đã không đưa ra được một phương án triết học có thể cung cấp một cơ sở tinh thần cho xã hội.
Đồng thời, Kim Định
cũng không thực sự
nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản đã đưa ra được một triết lý có ý nghĩa. Thành công của nó ở vùng Viễn
Đông, ông lập luận, không phải do ý tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà thay vào
đó là những sai lệch nhất định khỏi các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin mà trước
hết là những người cộng sản Trung Quốc, và sau đó là cộng sản Việt Nam đã thực hiện.
Những sai lệch đó
mang hai nhóm lại
gần hơn với ý tưởng của
Kim Định về cái Việt Nho đích thực kia.
Trích dẫn công
trình nghiên cứu của Lucien
Bianco Les Origines de la Revolution chinoise
1915-1949 - (Các cội nguồn của cuộc cách mạng Trung Quốc
1915 - 1949) vào năm 1966, Kim Định
lập luận rằng điều dẫn đến thành công của những người cộng sản ở Trung Quốc chính
là Mao Trạch Đông đã đi ngược
lại với một số lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin và đã đi theo một con đường phù hợp hơn với Trung Quốc. Đặc biệt,
ông nhấn mạnh đến chủ nghĩa yêu nước, quân đội và nông dân.
Ở Trung Quốc, do bất mãn sâu sắc với những hành động của người phương Tây và người
Nhật trong các
thế kỷ XIX và XX, Kim Định
cho rằng những
người cộng sản đã có thể thu
hút được một ý thức yếu nước sâu sắc và có thể thống nhất nhân dân trong công cuộc chống ngoại xâm. Trong quá trình này, những
người cộng sản cũng đã rèn luyện được một quân đội mạnh mẽ và có kỷ luật.
Trong khi đó, mức
độ tăng trưởng dân số nhanh,
tình trạng thiếu đất, sự bóc lột của địa chủ, sự mất mát của nền tiểu công nghiệp bởi cuộc cạnh tranh của phương Tây, và sự suy giảm tinh thần gây ra bởi việc từ bỏ giáo dục truyền
thống, tất cả đã gây ra vô vàn khốn khó cho người nông dân. Do đó cải cách là cần thiết,
nhưng theo Kim Định, các cuộc cải cách mà chính phủ Quốc dân thực hiện là hời hợt.
Mặt khác, những người cộng sản, đã thực sự phân phối đất cho dân cày nghèo, và nhờ đó mà họ đã được nông dân ủng hộ.
Điều đó
có một
ý nghĩa
to lớn, Kim Đinh lập luận, vì các lý thuyết gia như Marx, Engels, Trotsky và
Stalin đã hoàn toàn coi nhẹ việc tổ chức nông dân. Tuy nhiên, “Chính vì Mao đã nhìn ra cái khả năng
cố hữu của dân gian của Viêm tộc đó nên đã thành công một cách lớn lao. . .”). Người phương Tây, Kim Định
lưu ý, đã
nhận ra việc
Mao nương tựa vào tầng lớp nông dân
như là quá
trình "Trung Hoa hóa của
chủ nghĩa cộng sản."
Có một thực tiễn, Kim Định đoan chắc, mà những kẻ cai trị trước đó nhiều lần dựa vào, đó chính là sức mạnh của nông dân Trung Quốc.
Chính vì thế mà chính sách của
Mao không có gì là mới. Hàm ý ở đây là bất cứ ai dựa vào sức mạnh của Viêm tộc
đều có thể thành công, miễn
là hành động của họ tương giao với Việt Nho đích thực - một hệ thống niềm tin cơ bản của Viêm
tộc.
Do đó, Kim Định cảm
thấy rằng trong việc tìm cách giúp đỡ những người nông dân, các chính sách của những
người cộng sản Trung Quốc đã tương giao với một số niềm tin cơ bản của Viêm
tộc, một dân tộc mà con cháu
của họ vẫn cư ngụ trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, Kim Định cảm
thấy rằng vẫn còn có một lỗ hổng lớn trong sự cai trị
của những người cộng sản Trung Quốc, trong đó những người cộng sản Trung Quốc đã
không thiết lập được
một cơ sở tinh thần
mới dưới
hình thức của một triết
lý có thể tạo động lực cho tầng lớp trí thức.
Những người quốc dân đảng, Kim Định cảm thấy, cũng đã thất bại trong việc
này. Ông lập luận rằng Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên đã có tiềm năng xây dựng một cơ
sở tinh thần, nhưng nó cần phải
được phát triển thành một triết học. Tuy nhiên, sau khi
Tôn Dật Tiên chết vào năm 1925, Quốc
dân đảng đã
ra sức thúc đẩy một thứ đạo đức Hán Nho lạc hậu cùng với các khái niệm nước ngoài chẳng hạn như chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa
đạo đức và khổ hạnh.
Chính điều này đã dẫn đến phong trào Tân sinh hoạt - Đời
sống mới - của Tưởng Giới Thạch thúc đẩy vệ sinh cũng như nhiều như hành vi thích hợp, tất cả đều
nhân danh "Khổng giáo”. Với cách phát triển như vậy, Kim Định cho rằng, Nho giáo đã trở
nên trống rỗng, không còn ý nghĩa và không liên quan đến
người dân.
Mặt khác, trong
khi bề ngoài Mao từ chối Nho giáo, nhưng trong thực tế, Kim Định cho rằng, hành động của
ông ta lại bộc lộ các đặc trưng vốn từ lâu đã là một phần của Nho giáo (kể từ thời điểm Việt
Nho lần đầu tiên được hình thành): gần gũi với nông dân, phân chia tài sản bình
quân, thành lập một quân
đội mạnh để chống xâm lược.
Đối với những người
cộng sản Việt Nam,
Kim Định gán thành công của họ cho cùng các nhân tố cơ bản như vậy, chẳng hạn như khả năng huy động ý thức yêu
nước của người dân .
Đồng thời, Kim
Đinh đặc biệt phê phán cái mà ông gọi là những người "Quốc gia" ở Việt Nam, có nghĩa là chính phủ Nam
Việt Nam.
Vấn đề tối
hậu, theo Kim Định, là tầng
lớp tinh hoa có học đã không làm gì để tạo ra một nền tảng tinh
thần cho dân tộc. Thay vào đó
họ tranh cãi về chính trị và xã hội, nhưng Kim Định cho rằng điều này tất nhiên thất
bại vì không có nền tảng triết
học cho các hành động của họ.
Ông viết rằng ngoài một vài bản dịch của Bergson, Plato, Kant và
Descartes, không có gì để mọi người học hỏi và đồng thời, Nho giáo đã bị loại bỏ. Đối với những
người quốc gia, có nghĩa là, giới tinh hoa cầm quyền, Kim Định bày tỏ sự thất vọng
và ghê sợ. Ông nói rằng họ
giống như những người La Mã đã thụ hưởng một khoảng thời gian tuyệt vời khi núi lửa
Etna phun trào. Ông đặc
trưng hóa họ là một mớ kẻ giàu sang, có thiện chí với tổ quốc nhưng suy nghĩ bằng khuôn
khổ phương Tây.
Vào thời điểm khi
thế giới đang có chiến tranh ở cấp độ tư tưởng, Kim Định tuyên bố, rõ ràng là những người quốc gia đã thua cộng sản. Tuy nhiên, đối với Kim Định đó không phải vì một ý thức hệ đã đánh bại một
ý thức hệ khác, mà chỉ đơn giản vì những người quốc gia không có một ý thức hệ, còn cộng sản thì đã lợi dụng lòng yêu nước để động viên mọi
người. Hơn thế nữa, Kim Định lập luận, trong khi những người cộng sản là những
người Marxist, trong các tác phẩm của mình, họ đánh giá cao người dân
của dân tộc mình hơn những
người quốc gia đã làm.
Trong tình huống ấy người ta sẽ hành động
như thế nào? Kim Định muốn
trí thức, hành động một cách lý tưởng như các sĩ phu Nho giáo đã làm trong quá khứ.
Để chứng minh các
sĩ phu Nho giáo
đã hành động
ra sao, Kim Định trích dẫn các
công trình của nhà Hán học người Mỹ Herrlee Creel, thể hiện một hình ảnh rất tích cực về những con người đó. Creel nói rằng các sĩ
phu Trung Quốc "đã
cai trị thành công một đế quốc lớn
nhất trên toàn cầu trong suốt một khoảng thời gian dài hơn so với bất kỳ tầng
lớp nào khác đã
làm được mà không cần thay
đổi nền tảng."
"Thời gian qua
đi, đại diện của các hệ thống
khác cầm cương ở Trung Quốc, chỉ để thất bại," Creel đã viết. Những
con người như Hán Cao tổ, thô mộc, thất học, coi các Nho sỹ chỉ là lũ mọt sách phi thực tế, đã nắm
lấy ngai vàng."
Sự hưng
thịnh quyền lực của các sĩ
phu Nho giáo ở Trung Quốc
đánh dấu một "cuộc cách mạng trong chính sách của chính phủ," theo
Creel, "nhưng nó đã diễn ra âm thầm và không có đổ máu. Cái cách thức xuất hiện của nó là thú vị nhất. Các học giả chiến thắng
đó dường như có tất
cả mọi thứ đối với họ, trong khi các nhà lãnh đạo đầy
quyền lực và giới
quân sự chống đối họ có
vẻ lại nắm giữ tất cả các át
chủ bài."
Khi trích dẫn những thông tin như thế này từ Creel, Kim Định cố gắng
ghi lại một sự kiện lịch sử, hay vẽ một hình ảnh tô điểm
cho chính mình? Điều
đó thật
không phải dễ nói. Dường như không có nhiều trí thức sẵn sàng theo mô hình lý tưởng của ông.
Từ những gì Kim Định
nói, các nhà trí thức
cùng thời với ông dường như chủ yếu quan tâm đến các tư tưởng phương Tây, nhưng Kim Định cũng chỉ trích cả phương Tây. Ông cảm thấy rằng các
triết gia phương Tây từ Neitzsche đến Hiedegger đến Foucault đã dần dần phá hủy triết học phương
Tây bằng cách gạt những mối quan tâm về tinh thần và nhân văn sang một bên.
Như vậy, trong
con mắt Kim Định, tất cả mọi người đều thất bại. Vì vậy, những con người vùng Viễn Đông đang
đứng giữa một ngã ba ("Trước Ngã Ba Đường," là tên chương
cuối cùng của ông về chủ đề này). Họ đã phải quyết định chọn hướng để có thể tiến về phía trước.
Tuy nhiên, cuối cùng con đường mà họ cần phải chọn rõ ràng là
con đường đến
với Kim Định. Ông cảm thấy rằng
họ cần phải "tái khám phá" và thúc đẩy một Việt Nho đích thực, vì nó sẽ cung cấp cho họ nền tảng tinh
thần giúp
họ trở
nên thịnh vượng.
Tại sao nó phải là Việt Nho đích thực mà không phải là thứ Nho giáo "thông lệ / bình thường"? Bởi vì về
phía Kim Định,
có vẻ đó phải là một phần nỗ lực
nhằm "giải-Hoa hóa" Nho giáo, sao cho người Việt Nam có thể chấp nhận nó như một phần thiết yếu của nền văn hóa của họ
(trong thế giới dân tộc chủ nghĩa của một xã hội giữa thế kỷ hai mươi đang
đi qua một quá trình giải
thực dân
hóa), cũng như khiến
nó tránh xa khỏi thứ Nho giáo của những người già bảo thủ trong xã hội Việt Nam, rõ ràng không
hấp dẫn đối với thế hệ trẻ, Tây hóa nhiều hơn.
Trong mọi trường
hợp, điều cần được làm rõ, đó là Kim Định là một con người phức tạp. Có thể dễ dàng bỏ qua nếu chỉ nhìn vào những kết luận
chính của ông, nhưng nếu người ta vạch lại những gì đã dẫn ông đến các kết luận đó bằng cách nhìn vào các vấn đề trí thức được đề cập trong bài viết dưới đây và các vấn
đề chính trị được thảo luận ở đây, thì rõ ràng là ông đã suy tư rất nhiều.
______________________________________
Nguồn: Le Minh Khai, The Far East at the Crossroads, According to
Kim Định, trên https://leminhkhai.wordpress.com/2015/07/04/the-far-east-at-the-crossroads-according-to-kim-dinh/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét