Powered By Blogger

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Chế độ mẫu quyền Việt cổ và Lý thuyết phương Tây



Chế độ mẫu quyền Việt cổ và Lý thuyết phương Tây

Le Minh Khai

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tôi đọc qua các bài viết khẳng định rằng đã có một xã hội mẫu quyền vùng Tam giác châu sông Hồng tại một thời điểm trong quá khứ xa xôi, sau này được thay thế bằng chế độ phụ quyền, và tôi luôn tự hỏi ý tưởng này bắt nguồn từ đâu vậy, bằng chứng nào để khẳng định điều đó không.

Trong những năm 1950 và 1960, các học giả ở Bắc Việt Nam đã lặp đi lặp lại vấn đề này. Chẳng hạn, vào năm 1956, nhà sử học Trần Huy Liệu cho rằng việc nói đến 50 người con trai theo mẹ lên núi và 50 người theo cha xuống biển trong tích truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ là một dấu hiệu của sự chuyển đổi từ một hệ thống mẫu quyền [HHN tô đậm] thành hệ thống phụ quyền [HHN tô đậm].

[“Chuyện một bọc trăm trứng đẻ trăm trai biểu lộ sự bắt đầu phồn thịnh của dân Lạc - Việt cùng chung một nguồn gốc. Hai chữ “đồng bào” mà chúng ta quen dùng ngày nay đối với những người cùng sống chung trên một đất nước đã biểu lộ ra bao nhiêu tình tương thân tương ái: con một cha, nhà một họ…Năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển chẳng những đánh dấu quá độ của thời kỳ mẫu hệ phụ hệ [HHN tô đậm], mà còn phản ánh những bộ lạc từ du mục đến định cư: một số Lạc dân đã định cư ở ven sông ngòi; còn một số Lạc dân định cư ở miền sơn cước” (nguyên văn tiếng Việt của cụ Trần Huy Liệu do GS. Le Minh Khai chụp lại)]. 

Tôi không dám chắc chắn điều đó biểu lộ như thế nào, nhưng quan trọng hơn, khi đọc đoạn này, tôi tự hỏi, trước hết Trần Huy Liệu đã lấy cái ý tưởng đã có một hệ thống mẫu quyền [HHN tô đậm] trong thời cổ đại ở đâu?

Thế rồi cuối cùng tôi cũng đã tìm ra nó. Những ý tưởng này chính là của Friedrich Engels trong tác phẩm Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước, đã được dịch ra tiếng Việt vào thời gian đó và đã được các sử gia Bắc Việt Nam thường xuyên trích dẫn. Trong tác phẩm đó, đến lượt mình, Engels đã trích dẫn các tác phẩm của các học giả chẳng hạn như nhà nhân học Lewis Henry Morgan và Johann Jakob Bachofen, một giáo sư luật La Mã và cũng là một nhà nhân học Thụy Sĩ.

Năm 1861, Bachofen xuất bản một cuốn sách gọi là Das Mutterrecht Chế độ mẫu quyền - nghiên cứu về sự phát triển văn hóa và tôn giáo của các xã hội loài người giai đoạn sớm. Engels đã dựa vào sơ đồ tiến hóa của Bachofen và lập luận rằng có một giai đoạn phát triển sớm của con người, khi phụ nữ là những người cai trị trong xã hội (gynaecocracy - được tạo ra dựa trên hai từ Hy Lạp cổ: γυναικός, sở hữu cách số ít của γυνή - phụ nữ, và κράτος - quyền lực - HHN).

Các lập luận tổng thể của Bachofen và Engels phức tạp và đầy những chi tiết. Trang Wikipedia về Bachofen cho ta cảm giác này. Tuy nhiên, về cơ bản những gì mà hai con người trên tạo ra chính là ý tưởng cho rằng tất cả các xã hội đều trải qua các giai đoạn phát triển tương tự, và một trong những giai đoạn sớm nhất được đặc trưng bởi sự cai trị của phụ nữ, và nó đã được thay thế bởi chế độ phụ quyền.

Vì vậy, cái ý tưởng cho rằng xã hội Việt Nam đã từng là một xã hội mẫu quyền ấy không hề dựa trên bằng chứng lịch sử khu vực. Thay vào đó, nó dựa trên giả định rằng cách diễn giải tiến hóa về lịch sử được phát triển trong thế kỷ mười chín bởi những người phương Tây có thể được sử dụng phổ biến cho tất cả các xã hội trên toàn thế giới và nó vẫn còn nguyên giá trị.

Ở phương Tây, quan điểm này không còn được các học giả nghiêm túc chấp nhận.

Đây là một vấn đề thú vị về học thuật cũng như về “phương Đôngphương Tây. Tôi liên tục gặp những người nói với tôi rằng anh không nhất thiết phải sử dụng các lý thuyết “phương Tây để giải thích quá khứ Việt, nhưng chính những người đó lại không biết rằng nhiều cách suy nghĩ của họ về quá khứ đã được phát triển ở phương Tây nhưng không còn hữu dụng nữa.

Cái ý tưởng cho rằng đã có một chế độ mẫu quyền ở một nơi nào đó trong quá khứ Việt Nam ấy chính là một ví dụ hoàn hảo về vấn đề này. Khi nghĩ rằng đã có một chế độ mẫu quyền trong thời cổ đại có thể làm cho mọi người cảm thấy có một cái gì đó độc đáo về xã hội Việt Nam, làm cho nó khác với các xã hội phương Tây, nhưng trong thực tế, chính ý tưởng này đã được tạo ra ở phương Tây, và bây giờ ở đó nó đã bị người ta chối bỏ.

Vậy thì điều đó còný nghĩa đối với xã hội Việt Nam chăng? Liệu nó có thực sự "không phải là phương Tây"? Hoặc là nó khác với các xã hội phương Tây bởi vì người ta đi theo các ý tưởng của phương Tây mà chính người phương Tây không còn theo nữa? Nếu là vấn đề thứ hai, thì chính xác  đó vậy? Và tại sao lại có trường hợp các lý thuyết phương Tây không thể được sử dụng để giải thích một xã hội như vậy, khi các ý tưởng mà mọi người ủng h lại có nguồn gốc từ phương Tây?
____________________________________________

Nguồn: Le Minh Khai 2015, The Ancient Vietnamese Matriarchy and Western Theory, công bố trên trang https: // leminhkhai.wordpress.com/ 2014/ 03/ 21/ the-ancient-vietnamese-matriarchy-and-western-theory/

Ghi chú: Có hai bình luận về bài viết này như sau:

1. Xuan-Nhan, ngày 9/12/2014: Có phải anh cho rằng khái niệm chế độ mẫu quyền thực sự là một khái niệm phương Tây, không thể dùng cho xã hội Việt Nam cổ đại?

2. Le Minh Khai, ngày 9/12/2014: Ý tưởng về một chế độ mẫu quyền” thực sự xuất hiện từ phương Tây, nhưng nó đã được tạo ra để mô tả các xã hội “không-phương Tây (mặc dù tôi nghĩ rằng giờ đây mọi người cẩn thận hơn với các thuật ngữ mà họ sử dụng và có xu hướng sử dụng các thuật ngữ như  "mẫu hệ" [HHN tô đậm] [để mô tả người Minangkabau] hay “mẫu cư” (cư trú bên nhà mẹ) [để mô tả các xã hội truyền thống ở miền Bắc Thái Lan], vv), còn Bachofen và Engels đã đưa ra ý tưởng cho rằng TẤT CẢ CÁC XÃ HỘI đều đã trải qua giai đoạn mẫu quyền. Cái ý tưởng cho rằng tất cả các xã hội đều trải qua các giai đoạn phát triển nhất định nào đó ấy - chính thứ mà mọi người ở “phương Tây không còn tin tưởng nữa.

Lý do tại sao khái niệm này lại được nói đến trong trường hợp Việt Nam không phải là vì người ta đã tìm thấy một số bằng chứng thuyết phục nào đó chứng minh rằng đã có một xã hội mẫu quyền trong thời cổ đại (trong khi có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng Minangkabau vẫn xã hội mẫu hệ, còn xã hội miền Bắc Thái Lan đã từng là mẫu cư), nhưng vì họ đang lặp lại những ý tưởng của Bachofen và Engels mà không hề biết những ý tưởng ấy ở đâu mà ra.

Chắc chắn mọi người đã nói về Âu Cơ như là một thủ lĩnh mẫu quyền, vv, nhưng đó không phải là bằng chứng thuyết phục. Nó xuất phát từ một nguồn văn bản xuất hiện khoảng 2.000 sau thời điểm của tích truyện đó, bằng một thứ ngôn ngữ khác với bất cứ điều gì đã được nói ra từ 2.000 năm trước, và không hề có ai đưa ra được bằng chứng về một truyền thống truyền khẩu nào vùng Tam giác châu sông Hồng trong thời gian đó có thể giải thích nguồn thông tin ấy đã được lưu giữ ra sao bằng cách thức truyền khẩu trong suốt 2000 năm. Hơn nữa, cũng không có bất cứ bằng chứng nào từ các di tích khảo cổ học có thể chứng minh một cách thuyết phục về sự tồn tại của một chế độ mẫu quyền.

Vì vậy, về mặt lý thuyết khái niệm đó có thể áp dụng cho một xã hội không phải phương Tây, nhưng phải có bằng chứng về , trong khi đó các lý thuyết của Bachofen Engels đã không còn được coi là bằng chứng nữa rồi.

3. Hà Hữu Nga: Lưu ý những chỗ tôi tô đậm để thấy có vẻ như GS. Liam Christopher Kelly (Le Minh Khai) không được nhất quán giữa hai khái niệm "mẫu quyền" và "mẫu hệ" khi nói về cụ Trần Huy Liệu?.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét