Powered By Blogger

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Tại sao lĩnh vực lịch sử Việt Nam cần một Joseph Levenson



Tại sao lĩnh vực lịch sử Việt Nam cần một Joseph Levenson

Le Minh Khai

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tôi đã nói nhiều lần rằng thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam, theo ý kiến ​​của tôi, là những năm đầu thế kỷ XX, bởi vì đó là thời điểm thế giới Việt Nam thay đổi 180 độ. Tuy nhiên bước chuyển đổi trí thức này, đã không được ghi chép rõ ràng và không được thảo luận nhiều.

Thay vào đó, những gì được thảo luận lại là bước chuyển đổi chính trị, có nghĩa cái thế giới truyền thống của triều đại Nguyễn đã kết thúc và thế giới hiện đại của những người cách mạng đã xuất hiện để thay thế nó.

Ngược lại với lĩnh vực lịch sử Việt, bước chuyển đổi trí thức này đã xảy ra tại bước ngoặt của thế kỷ XX là một loại “hệ mẫu sáng lập đối với học thuật phương Tây về lịch sử Trung Quốc.

Có những sử gia như John King Fairbank tại Đại học Harvard đã phát triển quan điểm “tác động và phản ứng của lịch sử Trung Quốc hiện đại, về cơ bản xem Trung Quốc như một người khổng lồ đang ngủ đã được đánh thức bởi tác động của sự hiện diện của phương Tây.

Ý tưởng này cho rằng phương Tây là lý do chính cho sự thay đổi ở Trung Quốc, sau đó đã gây tranh luận, và bây giờ người ta đã nhận thức rõ hơn quan niệm “Trung Quốc trung tâm về lịch sử của thế kỷ XIX và XX, nhưng một số nội dung học thuật của cách tiếp cận tác động và phản ứngvẫn còn chứa đựng những tri thức quan trọng, đặc biệt là công trình của Joseph R. Levenson.

Levenson, một nhà sử học tại Berkeley, đã đưa ra một mức độ tác động tương tự đối với phương Tây, nhưng ông tập trung nhiều vào các vấn đề trí tuệ hơn Fairbank đã làm, và nhiều tri thức của ông vẫn còn có giá trị.

Lấy ví dụ, đoạn này từ tập đầu tiên trong bộ ba tác phẩm của ông (tức là, một loạt công trình gồm 3 cuốn), Nho giáo Trung Quốc và Số phận Hiện đại của nó:

"Lịch sử trí thức Trung Quốc hiện đại, giai đoạn ảnh hưởng phương Tây, có thể được tóm tắt thành hai quá trình đối ứng, việc từ bỏ truyền thống một cách cấp tiến bởi những người bài trừ truyền thốngsự hóa thạch truyền thống của những kẻ duy truyền thống.

Nhưng cả hai quá trình này - không chỉ là duy truyền thống, mà cũng còn là bài truyền thống - đều cho thấy một mối quan tâm của Trung Quốc nhằm thiết lập sự tương đương giữa Trung Quốc và phương Tây. Nhiều lựa chọn trí thức khác nhau đã được thực hiện ở Trung Quốc hiện đại, nhưng các cân nhắc của những người lựa chọn thì lại không, họ cũng có thể không hoàn toàn là trí thức; luôn luôn, cùng với việc tìm kiếm câu trả lời đúng, hoặc những ý tưởng có thể chấp nhận cho bất cứ ai, có tiếp tục tìm kiếm những ý tưởng mà người Trung Quốc có thể chấp nhận.(xvi)

Đây là những nhận định sáng chói. Bằng vài dòng Levenson đã có thể đặc trưng hóa hầu như toàn bộ các ý tưởng người Trung Quốc đã đạt tới trong thế kỷ XX. Những ý tưởng này vừa i) một cách để đoạn tuyệt với quá khứ, hoặc ii) một cách để giữ gìn quá khứ, nhưng iii) giờ đây tất cả đều đã được làm với một ý thức là họ phải đáp ứng tiêu chuẩn của phương Tây và phải ngang bằng với nó.

Nếu Levenson cũng viết về Việt Nam, có lẽ ông đã thể viết về đúng quá trình chuyển đổi trí thức này. Tuy nhiên, sự khác biệt là ở chỗ có lẽ ông sẽ lập luận rằng đối với trí thức Việt Nam, sự so sánh với Trung Quốc còn quan trọng hơn là sự so sánh với phương Tây.

thế này đây:

"Lịch sử trí thức Việt Nam hiện đại, giai đoạn ảnh hưởng phương Tây, có thể được tóm tắt thành hai quá trình có đi có lại, việc từ bỏ truyền thống theo cách tiến bộ bởi những người bài trừ truyền thốngsự hóa thạch truyền thống của những kẻ duy truyền thống.

Nhưng cả hai quá trình này - không chỉ là duy truyền thống, mà cũng còn là bài truyền thống - đều cho thấy một mối quan tâm của Việt Nam nhằm thiết lập sự tương đương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhiều lựa chọn trí thức khác nhau đã được thực hiện ở Việt Nam hiện đại, nhưng các cân nhắc của những người lựa chọn thì lại không , họ cũng có thể không hoàn toàn là trí thức; luôn luôn, cùng với việc tìm kiếm câu trả lời đúng, hoặc những ý tưởng có thể chấp nhận cho bất cứ ai, tiếp tục tìm kiếm những ý tưởng mà người Việt Nam có thể chấp nhận.(xvi)

Tại sao Trung Quốc lại quan trọng trong đời sống trí thức Việt Nam hiện đại đến như vậy?

Đó là bởi vì trước thế kỷ XX, những người Việt Nam có học đều nhìn nhận mình là thành viên của một nền văn minh thế giới đã lấy phần thế giới mà ngày nay chúng ta gọi là Trung Quốc” làm trung tâm. Họ là người “Hoa (thuật ngữ tôi dịch là efflorescents ) còn những người khác với họ là Di (man rợ).

Sau đó, qua tiếp xúc với phương Tây trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, những người Việt Nam có học đã nhận ra rằng đây không phải là cách duy nhất để nhìn thế giới. Thay vào đó, mọi người trong thế giới phương Tây đã nhìn nhận mình là thành viên của các quốc gia, mỗi quốc gia đều được cho là có ngôn ngữ riêng của mình và khác biệt về phương diện văn hóa.

Khu vực ngày hôm nay là Trung Quốc, chính nơi phần lớn các thực hành văn hóa đã được xác định là nơi xuất hiện nền văn minh của người Hoa. Vì vậy, trong khi những người có học của Trung Quốc đã đi qua giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ tương tự vào đầu thế kỷ XX từ việc nhìn nhận thế giới được phân chia giữa Hoa và Di chuyển sang nhìn nhận thế giới tạo thành từ nhiều quốc gia khác nhau, thực tế là các nền văn minh của người Hoa đã được xác định gắn bó rất chặt chẽ với khu vực bên trong phạm vi biên giới chính trị của họ có nghĩa là đã dễ dàng hơn cho người Trung Quốc trong việc biến đổi nền văn minh đó thành “nền văn hóa quốc gia” của họ.

Sau đó họ có thể, như Levenson quan niệm, tập trung vào việc nỗ lực để chứng minh cho sự tương đương giữa Trung Quốc và phương Tây.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam, quá trình chuyển đổi này là rất khó khăn. Bước chuyển đổi đó đã tạo ra cái ý tưởng cho rằng Việt Nam là một quốc gia. Là một quốc gia, đến lượt nó, đòi hỏi phải có một nền văn hóa riêng biệt. Nhưng trước thời điểm đó, Việt Nam là một phần của một nền văn minh chung. Vậy làm thế nào để tạo ra một quốc gia riêng biệt trong một nền văn minh chung?

Đó là một vấn đề, và kết quả là, nếu Levenson đã có thể viết Nho giáo Việt Nam và số phận hiện đại của nó, thì có lẽ ông đã nói về những người bài truyền thống những kẻ duy truyền thống, như ông đã làm với Trung Quốc, nhưng có lẽ ông sẽ phải nói về mối quan tâm của họ trong việc xác lập sự tương đương của Việt Nam với Trung Quốc, có nghĩa là, để tìm kiếm những ý tưởng mà người Việt [là những người đã bắt đầu biết rằng thế giới được phân chia giữa các quốc gia chứ không phải là giữa Hoa và Di] có thể chấp nhận.

Gần đây, khi đọc các bài viết của cả Bắc và Nam Việt Nam từ những năm 1960 và 1970, tôi thấy quả là thú vị khi biết rằng các học giả trên cả hai phía của sự phân chia đó đều cam kết chính xác với những vấn đề này.

Các học giả ở miền Bắc chọn lựa những gì tôi gọi cách tiếp cận dân tộc chủ nghĩa “cổ điển bằng cách ủng hộ cho một “Việt tính thuần khiết đã luôn tồn tại (như là một đối tác bình đẳng với “Trung Quốc tính). Về cơ bản những gì họ làm là để nói rằng người Việt là một nhóm Di riêng biệt, và tất cả những thứ văn minh Hoa đã đến sau, nhưng nó không làm thay đổi bản chất Di của họ.

Bằng lập luận rằng đã có một nền văn hóa Việt trước khi bất kỳ mối tiếp xúc nào với người Trung Quốc, và nền văn hóa này đã kéo dài qua nhiều thế kỷ cho đến tận hiện tại, vậy là các học giả này có thể làm cho sự hiện diện của nền văn minh người Hoa một ý tưởng “mà người Việt Nam có thể chấp nhận”, vì nó có thể được xem như là một cái gì đó mà về phía mình, “người Việtđã quyết định chấp nhận. Do đó Việt Nam đã ngang bằng với Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này lại đặt ra những câu hỏi khác nhau. Nền văn hóa Việt Nam đã kéo dài nhiều thế kỷ ấy chính xác là ? Và chúng ta đã đối phó với toàn bộ nền văn minh của người Hoa trong quá khứ như thế nào? Nếu nó đã được “chấp nhận”, thì chúng ta nên xem nó như là một cái gì đó bề mặt, và không thực sự cần thiết cho nền văn hóa “Việt chân thực”? Nếu không phải là bề mặt thì có phải là không sự hiện diện của nó tại một thời điểm nào đó làm thay đổi nền văn hóa gốc nhiều đến mức là chúng ta không thể ủng hộ cho sự tồn tại liên tục của nó nữa?

Các học giả ở miền Nam khác với các đối tác của họ ở miền Bắc ở chỗ họ xem nền văn minh Hoa là trung tâm hơn đối với văn hóa Việt. Tuy nhiên họ vẫn phải vật lộn để tìm cách đưa ra ý tưởng “mà người Việt Nam đã có thể chấp nhận, có nghĩa là, để làm cho nó có thể chấp nhận đối với những người bây giờ xem thế giới như là được phân chia giữa các quốc gia khác biệt về văn hóa, chứ không phải giữa Hoa và Di.

Sử gia Nguyễn Phương về cơ bản cho rằng dân tộc mà ngày nay chúng ta gọi là Việt Nam”những di dân từ Trung Quốc, và do vậy, tất nhiên nền văn minh Hoa là cần thiết cho văn hóa Việt Nam, bởi vì tất cả về cơ bản là giống nhau. Nói cách khác, Nguyễn Phương cảm thấy rằng người Việt Nam là Hoa. Điều này tạo ra một hình thức tương đương với Trung Quốc, nhưng cuối cùng đó lại là một ý tưởng cho rằng “người Việt Nam có thể [KHÔNG] chấp nhận.

Trong khi đó triết gia Kim Định lập luận rằng nền tảng của nền văn minh Hoa lần đầu tiên được tạo ra bởi tổ tiên của người Việt, và do đó, tất nhiên là điều cần thiết cho văn hóa Việt Nam, vì về cơ bản tất cả đều tương đồng. Đồng thời, Kim Định cho rằng người Trung Quốc khác ở chỗ họ đến sau và chiếm đoạt những ý tưởng đó và thông qua sự thống trị của họ, cuối cùng những ý tưởng đó đã được xem như là nền văn minh Hoa.

Vì vậy, từ quan điểm của Kim Định, người Việt Nam thực sự là Hoa, trong khi người Trung Quốc nguyên gốc man di đã đánh cắp các thực hành văn hóa từ người Hoa Việt. Đây là một ý tưởng mà “người Việt Nam có thể chấp nhận. Hơn nữa, thay vì tạo ra sự bình đẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cách lý giải này thực sự làm cho trường hợp tính ưu việt của Việt Nam cao hơn Trung Quốc.

Nhưng các ý tưởng như vậy, như Levenson lưu ý, không phải là hoàn toàn trí thức”.

Kết quả là, cuối cùng không có diễn giải nào là thuyết phục. Không có bằng chứng nào về bất cứ “cốt lõi văn hóa nào đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Không có bằng chứng nào về một cuộc di cư đủ lớn về phương nam có thể dẫn đến việc tạo ra một nền văn hóa mới tất cả đều là của riêng . Và không có bằng chứng nào cho thấy tổ tiên của người Việt đã tạo ra nền tảng của những gì mà nhiều người hiện nay gọi là văn hóa "Trung Quốc".

Vì vậy, tất cả những nỗ lực để giải thích người Việt là ai và cái gì tạo nên nền văn hóa của họ đều thất bại theo cách này hay cách khác. Tuy nhiên điều quan trọng là tất cả họ đều thất bại vì cùng một lý do, và lý do đó đã được xác định bởi Levenson nhiều năm trước: đó không phải là các lập luận trí tuệ, mà là những lập luận nhằm mục đích tạo ra một sự tương đương giữa Việt Nam và Trung Quốc mà người Việt Nam có thể chấp nhận.

Hơn nữa, hai quá trình có đi có lại” Levenson đã đề cập (từ bỏ truyền thống một cách tiến bộ bởi những người bài truyền thốnghóa thạch truyền thống của những kẻ duy truyền thống) cũng có mặt ở Việt Nam, mặc dù vào những năm 1960 hai quá trình ấy trở nên phức tạp hơn.

Những người “bài truyền thống” ở miền Bắc tìm cách từ chối di sản Hoa của quá khứ, còn những kẻ “duy truyền thống ở miền Nam lại tìm cách bảo tồn di sản Hoa của quá khứ, nhưng có lẽ khó mà cho rằng một người như Kim Định lại cố gắng hóa thạch” truyền thống, ông rất đổi mới với cách thức giữ gìn truyền thống, và kết quả là, cái “truyền thốngmà ông đã tìm cách bảo toàn lại kết thúc hoàn toàn khác với cái truyền thống của những thế hệ các nhà “duy truyền thống” trước đó, chẳng hạn như của các quan lại triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XX.

Vậy tại sao các lĩnh vực lịch sử Việt cần một Joseph Levenson? Bởi vì ông đã cho thấy bước chuyển đổi quan trọng này tiếp theo sau sự xúc mãnh liệt giữa "Đông" và "Tây" đã diễn ra như thế nào vào những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, và ông đã cho thấy làm thế nào những ý tưởng trong thế kỷ XX đã được biến đổi bởi toàn bộ sự thay đổi về thế giới quan mà cuộc gặp gỡ này mang lại.

Đối với Việt Nam, chúng ta không biết chuyện này. Điều đã được nói vô số lần là triều Nguyễn và cái trật tự truyền thống đã "chết" trong những năm cuối thế kỷ XIX, rằng thế giới cách mạng của thế kỷ XX sau đó nổi lên, nhưng "Việt Nam" với tư cách là một quốc gia, đã tồn tại qua quá trình chuyển đổi này, vì nó đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. . .

Tuy nhiên, đây lại là một câu chuyện chính trị. Joseph Levenson đã nói v một câu chuyện trí thức. Và cuối cùng, không ai có thể hiểu được câu chuyện chính trị nếu người ta không hiểu câu chuyện trí thức, bởi vì thông qua những ý tưởng đã thay đổi của sự biến đổi trí thức đó câu chuyện về chính trị đã được kể ra.
_______________________________________

Nguồn: Le Minh Khai, Why the Field of Vietnamese History Needs a Joseph Levenson, công bố trong https://leminhkhai.wordpress.com/2015/07/03/why-the-field-of-vietnamese-history-needs-a-joseph-levenson/






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét