Powered By Blogger

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Nhân học cấu trúc (I)




Claude Lévi-Strauss

Người dịch: Hà Hữu Nga

Khái niệm cấu trúc trong Dân tộc học 

Khái niệm cấu trúc xã hội gợi lên các vấn đề quá rộng lớn quá mơ hồ đối với một công trình nghiên cứu. Chương trình của hội nghị chuyên đề mặc nhiên thừa nhận các chủ đề tương tự chúng ta đã giao cho những người tham gia. vậy, các nghiên cứu dành cho lối sống, các loại hình phổ quát về văn hóa, ngôn ngữ học cấu trúc, liên quan chặt chẽ đến chủ đề của chúng ta, và công trình này cũng sẽ đưa ra để tham khảo.

Ngoài ra, khi nói về cấu trúc xã hội, người ta sẽ đặc biệt tập trung vào các khía cạnh hình thức của các hiện tượng xã hội; do đó nằm ngoài phạm vi của các mô tả để xem xét các khái niệm và các phân loại không thuộc lĩnh vực dân tộc học, nhưng cũng muốn sử dụng, giống như các ngành khoa học khác, lâu nay đã giải quyết một số vấn đề của họ, giống như chúng ta giải quyết các vấn đề của ngành mình vậy. Không nghi ngờ gì nữa, các vấn đề này rất khác nhau về nội dung, nhưng đúng hay sai, chúng ta đều cảm thấy rằng các vấn đề của chúng ta có thể được đối sánh, được đảm bảo để chấp nhận chính loại hình  thức hóa đó. Chính vì vậy, việc quan tâm đến nghiên cứu cấu trúc sẽ đém lại cho chúng ta niềm hy vọng vào khoa học, ngày càng tiên tiến hơn trong lĩnh vực này, còn chúng tôi thì có thể cung cấp các mô hình phương pháp và giải pháp.

Những gì chúng ta có thể hiểu được nhờ vào cấu trúc xã hội? Những gì các nghiên cứu liên quan mà người ta phân biệt với toàn bộ các mô tả, phân tích và các lý thuyết về các mối quan hệ xã hội, hiểu theo nghĩa rộng, kết hợp với các đối tượng của nhân học? Các tác giả hầu như khó có thể thống nhất được với nhau về nội dung của khái niệm này; ngay cả một số người đã góp phần vào việc phát triển cấu trúc xã hội, thì giờ đây có vẻ đã hối tiếc. Kroeber, trong ấn bản thứ hai cuốn Nhân học của mình đã viết:

"Khái niệm
cấu trúccó lẽ không có gì hơn một sự nhượng bộ thời thượng: một kết cục thành ý nghĩa được xác định rõ ràng đột nhiên làm cho ta phải bận tâm về một điểm hấp dẫn đặc biệt trong vòng mười năm - và cái từkhí động học- chúng ta bắt đầu sử dụng nó một cách bừa bãi, bởi vì nghe rất thuận tai. Không nghi ngờ gì nữa, một tính cách điển hình có thể được xem xét từ quan điểm cấu trúc của nó. Nhưng điều này cũng đúng với một sự sắp xếp sinh lý, tổ chức, trong bất cứ một xã hội hay một nền văn hóa, một tinh thể hay một cỗ máy nào. Bất cứ cái gì - với điều kiện không được hoàn toàn vô hình - thì cũng đều có một cấu trúc. Vì vậy, có vẻ như thuật ngữ "cấu trúc" chẳng thêm nếm được chút nào vào những gì chúng ta tư duy khi chúng ta sử dụng nó, ngoài chút gia vị dễ chịu (Kroeber, 1948, p. 325). "(...)

Văn bản này nhằm mục đích trực tiếp vào cái "cấu trúc nhân cách cơ bản" được khẳng định mà không chứng minh; nhưng lại liên quan đến một sự phê phán triệt để hơn, thách thức chính việc sử dụng khái niệm cấu trúc nhân học.

Cần có một định nghĩa không chỉ vì những bất chắc hiện nay. Từ quan điểm cấu trúc luận phải được chấp nhận ở đây, nếu chỉ vấn đề đang gặp phải, thì khái niệm cấu trúc không thuộc loại định nghĩa quy nạp, dựa vào việc so sánh và trừu tượng hóa các yếu tố phổ biến tất cả chấp nhận thuật ngữ này vì nó được dùng một cách thông dụng. Hoặc thuật ngữ cấu trúc xã hội không có ý nghĩa hoặc ý nghĩa của nó cũng chỉ là một cấu trúc. Cấu trúc này là loại khái niệm mà trước hết chúng ta phải hiểu nếu ta không muốn bị nhấn chìm bởi kho dữ liệu tẻ nhạt của tất cả những cuốn sách và bài viết về các mối quan hệ xã hội: danh mục duy nhất của họ có lẽ vượt quá phạm vi của chương này. Bước thứ hai sẽ so sánh định nghĩa làm việc của chúng tôi với những tác giả khác có vẻ đồng ý, rõ ràng hoặc ngầm ẩn. Chúng tôi sẽ tiến hành xem xét vấn đề này trong phần nói về quan hệ thân tộc, vì đây là bối cảnh chính trong đó khái niệm cấu trúc xuất hiện. Trong thực tế, các nhà nhân học hầu như chỉ bận tâm với các vấn đề về cấu trúc thân tộc.

I. Định nghĩa và các vấn đề về phương pháp

Nguyên tắc cơ bản là khái niệm cấu trúc xã hội không liên quan đến thực tiễn kinh nghiệm nhưng lại liên quan đến các mô hình được xây dựng từ kinh nghiệm. vậy có vẻ như nếu sự khác biệt giữa hai khái niệm có liên quan đã thường bị nhầm lẫn, thì tôi muốn nói về sự khác biệt giữa cấu trúc xã hội và các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ xã hội là nguyên liệu được sử dụng cho việc xây dựng các mô hình thể hiện bản thân cấu trúc xã hội. Trong bất kỳ trường hợp nào thì cũng không thể quy giản thành tập hợp các quan hệ xã hội, có thể quan sát được trong một xã hội nhất định. Nghiên cứu cấu trúc không yêu cầu một lĩnh vực riêng biệt, trong số các sự kiện xã hội; thay vì chúng cung cấp một phương pháp có thể được áp dụng cho các vấn đề dân tộc học khác nhau và chúng tương tự với các hình thức phân tích cấu trúc được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

a. Quan sát và Thực nghiệm

Cần phải luôn luôn phân biệt hai cấp độ quan sát và thực nghiệm. Việc quan sát các sự kiện, và phát triển các phương pháp sử dụng xây dựng các mô hình, không bao giờ hợp nhất với thực nghiệm bằng cách sử dụng chính các mô hình đó. Bằng cụm từ "thử nghiệm bằng các mô hình đó", tôi muốn nói là toàn bộ các phương pháp làm thế nào để biết được một mô hình nhất định phản ứng ra sao với những biến đổi, hoặc so sánh giữa các mô hình cùng loại hoặc khác loại với nhau. Việc phân biệt này là điều cần thiết để làm sáng tỏ một số hiểu lầm. Liệu có sự mâu thuẫn giữa các quan sát dân tộc học, luôn luôn cụ thể, cá nhân hóa, và nghiên cứu cấu trúc thường mượn cách trừu tượng và hình thức để thách thức người ta có thể chuyển từ quan sát dân tộc học sang nghiên cứu cấu trúc? Mâu thuẫn biến mất ngay khi chúng ta nhận ra rằng những đặc trưng phản đ này được chia thành hai cấp độ khác nhau, hay chính xác hơn, tương ứng với hai giai đoạn nghiên cứu.

Ở cấp độ quan sát, quy tắc chính - có thể nói là quy tắc duy nhất - đó là toàn bộ các sự kiện phải được quan sát một cách chính xác và phải được mô tả mà không cho phép các định kiến ​​lý thuyết làm thay đổi bản chất và tầm quan trọng của các sự kiện đó. Quy tắc này hàm ý khác, như một hệ quả: các sự kiện phải được xem xét trong bản thân chúng (những quy trình cụ thể nào đã khiến chúng tồn tại?) và cũng có liên quan đến toàn bộ (có nghĩa là, bất kỳ thay đổi nào quan sát thấy tại một điểm đều sẽ liên quan đến toàn bộ các tình tiết xuất hiện của nó).

Quy tắc này và các h quả của nó đã được xây dựng rõ ràng bởi K. Goldstein (1951, trang 18-25) trong khuôn khổ nghiên cứu tâm sinh lý; chúng cũng có thể áp dụng cho các hình thức khác của phân tích cấu trúc. Từ quan điểm của chúng ta, chúng cho phép chúng ta hiểu rằng không có mâu thuẫn, mà chỉ có mối tương quan mật thiết giữa mong muốn làm sạch chi tiết cụ thể đối với việc  mô tả dân tộc học, cũng như tính hợp thứctính phổ quát mà chúng ta đòi hỏi để mô hình được cấu trúc theo đó. r thể hình dung thuận tiện nhưng nhiều mô hình khác nhau có những cách khác nhau để mô tả và giải thích một nhóm các hiện tượng. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn luôn luôn loại mô hình thực sự, có nghĩa là, một mô hình, đơn giản nhất là đáp ứng được các điều kiện kép để sử dụng được các sự kiện khác nữa chứ không chỉ là các sự kiện được xem xét, và giải thích cho tất cả. Nhiệm vụ đầu tiên là phải biết được các sự kiện đó là gì.

b) Ý thức và vô thức

Các mô hình có thể có ý thức hay vô thức, tùy thuộc vào nơi chúng vận hành. Boas, người có công trong việc đề xuất phân biệt này, đã chỉ ra rằng một nhóm các hiện tượng tự thích ứng thậm chí còn tốt hơn đối với việc phân tích cấu trúc mà xã hội không có một mô hình có ý thức để giải thích hay biện minh (năm 1911 , p. 67). Chúng ta có thể ngạc nhiên coi việc trích dẫn Boas như một trong những bậc thầy của tư tưởng cấu trúc luận; hơn nữa, một số người còn quy cho ông vai trò đối lập. Trong một công trình khác (...), tôi đã cố gắng chỉ rõ   rằng sự thất bại của Boas, từ quan điểm cấu trúc luận, không thể được giải thích bằng sự hiểu lầm hoặc tính chống đối. Trong lịch sử của cấu trúc luận, Boas đúng ra là một người báo trước. Nhưng ông đã đòi hỏi áp cho nghiên cứu cấu trúc những điều kiện quá nghiêm ngặt. Một số điều kiện đã được đồng hóa bởi những người kế nhiệm ông, nhưng những người khác lại không thể nào đáp ứng được những điều kiện đã làm cẵn cỗi tiến bộ khoa học ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Bất k mô hình nào có thể có ý thức hay vô thức, thì tình trạng này cũng không ảnh hưởng đến bản chất của nó. Chỉ có thể nói rằng một cấu trúc bề mặt bị chôn vùi trong cái vô thức, có nhiều khả năng làm cho nó trở thành một mô hình mặt nạ, như một tấm màn chắn trong ý thức tập thể. Thật ra, các mô hình có ý thức - thường được gọi là "các chuẩn mực" - thuộc về những mô hình nghèo nàn nhất, vì chức năng của chúng là để duy trì lâu dài các tín ngưỡng và phong tục, hơn là khám phá các động lực. Vì vậy, việc phân tích cấu trúc phải đối mặt với một tình huống nghịch lý, nhà ngôn ngữ học biết rất rõ: loại cấu trúc bề ngoài thì sắc nét hơn, nhưng rất khó nắm bắt được loại cấu trúc sâu, vì các mô hình có ý thức và bị xuyên tạc trở thành những vật cản giữa người quan sát và đối tượng.

Các nhà nhân học phải luôn luôn phân biệt giữa hai tình huống có thể bắt gặp. Ông ta có thể phải xây dựng một mô hình tương ứng với các hiện tượng trong đó đặc trưng hệ thống không được xã hội mà ông ta nghiên cứu hiểu rõ. Đây là tình huống đơn giản nhất, Boas nhấn mạnh rằng nó cũng cung cấp một cơ sở màu mỡ nhất cho việc nghiên cứu dân tộc học. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, nhà dân tộc học không chỉ phải xử lý với các nguyên liệu thô mà còn phải xử lý với các mô hình đã được xây dựng bởi nền văn hóa đã được khảo sát kỹ lưỡng dưới các hình thức diễn giải. Tôi đã lưu ý rằng các vấn đề như vậy có thể rất dở, nhưng điều này không phải là luôn luôn như vậy. Nhiều cái gọi là các nền văn hóa nguyên thủy đã phát triển các mô hình - các quy tắc hôn nhân của họ, chẳng hạn - tốt hơn so với các nhà dân tộc học chuyên nghiệp (...). Vì vậy, có hai lý do để tôn trọng các mô hình "tự chế" [modèles “faits à la maison”]. Thứ nhất, chúng có thể tốt, hoặc ít nhất cũng cung cấp cho ta một con đường đi tới cấu trúc; mỗi nền văn hóa đều có các nhà lý luận của nó công việc của họ xứng đáng được chú ý đúng mức chẳng khác nào chúng ta hòa hợp với đồng nghiệp làm dân tộc học vậy. Thứ hai, ngay cả khi các mô hình đó sai lệch, hoặc không chính xác, thì xu hướng và các loại lỗi mà các mô hình đó gặp phải đều là một phần của sự kiện phải được nghiên cứu; và có lẽ đó lâị thuộc về những vấn đề quan trọng nhất. Nhưng khi ông ta tập trung toàn bộ chú ý vào các mô hình thuộc các sản phẩm văn hóa bản địa đó, thì nhà nhân học sẽ phải quên đi rằng các chuẩn mực văn hóa không phải các cấu trúc tự động. Các tư liệu hỗ trợ để phát hiện ra chúng là khá quan trọng, đôi khi các tư liệu thô, đôi khi những đóng góp về mặt lý thuyết có thể sánh với những đóng góp của bản thân nhà nhân học.

Durkheim Mauss đều hiểu rằng các biểu hiện có ý thức của người bản địa luôn luôn xứng đáng được quan tâm nhiều hơn so với các vấn đề lý thuyết - các biểu hiện ý thức cũng chính là những vấn đề xã hội của người quan sát. Thậm chí còn không thích nghi được với xã hội để có thể tiếp cận dễ hơn với các phân loại (vô thức) của tư duy bản địa, trong chừng mực chúng có liên quan về phương diện cấu trúc. Không đánh giá thấp tầm quan trọng tính chất mới mẻ của cách tiếp cận này, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng Durkheim Mauss đã không đi xa được như chúng ta mong muốn. Bởi vì các biểu hiện ý thức của người bản địa, chỉ đáng chú ý vì lý do vừa đề cập, có thể duy trì một cách khác quan những khoảng cách xa với thực tiễn vô thức hơn các dữ liệu khác. (...)

c) Cấu trúc đo lường 

Đôi khi người ta nói rằng khái niệm cấu trúc đem đến cho dân tộc học phương pháp đo lường. Ý tưởng này có thể nảy sinh từ việc sử dụng các công thức toán học - hoặc có vẻ như vậy - trong văn liệu dân tộc học gần đây. Chắc chắn là đúng trong một số trường hợp, có thể gán các giá trị bằng số cho các hằng lượng [constantes]. Do đó, nghiên cứu của Kroeber về sự tiến hóa của thời trang của phụ nữ, đã ghi một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu cấu trúc (Richardson Kroeber, 1940); một số người khác, chúng ta sẽ thảo luận sau. 

Tuy nhiên, không có kết nối cần thiết giữa khái niệm phép đo và cấu trúc. Các nghiên cứu cấu trúc đã nổi lên trong các ngành khoa học xã hội như là một kết quả gián tiếp của những phát triển nhất định của toán học hiện đại làm tăng tầm quan trọng đối với quan điểm định tính, vì vậy mà sao nhãng quan điểm định lượng của toán học truyền thống. Trong các lĩnh vực như logic toán học, lý thuyết tập hợp, lý thuyết nhóm và cấu hình liên kết [topologie], người ta đã nhận ra rằng những vấn đề không bao gồm giải pháp đo lường vẫn có thể bị đối xử nghiêm khắc (...)

d) Các mô hình cơ họccác mô hình thống kê

Phân biệt cuối cùng liên quan đến quy mô của mô hình so với các hiện tượng. Một mô hình với các yếu tố dựa trên quy mô của các hiện tượng sẽ được gọi là "mô hình cơ giới" và "mô hình thống kê" mà các yếu tố có quy mô khác nhau. Hãy ví dụ về pháp luật hôn nhân. Trong các xã hội nguyên thủy, những luật này có thể được thể hiện như là các mô hình hoặc biểu thị các cá nhân thực sự phân bố trong các tầng lớp quan hệ thân tộc hoặc thị tộc; mô hình như vậy là mô hình giới. Trong xã hội của chúng ta, không thể sử dụng một mô hình như vậy, bởi vì các loại hôn nhân khác nhau sẽ phụ thuộc vào các nhân tố tổng quát hơn: kích cỡ của các nhóm sơ cấp và thứ cấp bao gồm các kết nối khả thể; tính lưu động xã hội, lượng thông tin, vv Để có thể xác định được các hằng số của hệ thống hôn nhân của chúng ta (chưa được thử), chúng ta nên xác định các mức trung bình và các ngưỡng: mô hình thích hợp sẽ là mô hình thống kê.

Giữa hai hình thức lẽ là trung gian. Ví dụ, một số xã hội (bao gồm cả xã hội của chúng ta) sử dụng mô hình cơ giới để xác định các mức độ cấm kị, và dựa vào mô hình thống kê liên quan đến các cuộc hôn nhân có thể. Hơn nữa, cùng một hiện tượng có thể xác định được hai loại mô hình, tùy thuộc vào cách thức chúng được nhóm lại với nhau hoặc với các hiện tượng khác. Một hệ thống cổ vũ cho hôn nhân anh chị em họ chéo, nhưng cái thể thức lý tưởng này lại chỉ tương hợp với một phần nhất định của các cuộc hôn nhân được thống kê, cần được giải thích thỏa đáng, cho cả mô hình giới cũng như mô hình thống kê.

Nghiên cứu cấu trúc sẽ có ít giá trị nếu các công trình này không thể dịch sang mô hình có các thuộc tính chính thức có thể so sánh bất chấp các yếu tố tạo nên chúng. Nhiệm vụ của nhà cấu trúc luận là xác định và phân lập các mức độ thực tiễn có giá trị chiến lược từ điểm nhìn của cái mà nó được đặt vào, tức là có thể được biểu diễn dưới dạng các mô hình, bất kể bản chất của chính các mô hình này.

Đôi khi, người ta có thể đồng thời xem xét cùng các dữ liệu bằng cách đặt mình vào các quan điểm khác nhau trong đó có một giá trị chiến lược, mặc dù các mô hình tương ứng với mỗi loại, đôi khi thì là mô hình giới, đôi khi lại là mô hình thống kê. Các ngành khoa học tự nhiên đang gặp tình huống như vậy; do đó, lý thuyết tập hợp chuyển động là lý thuyết giới, nếu các tập hợp vật chất được coi là số ít. Nhưng khi con số này tăng vượt quá một kích thước nhất định, bạn phải sử dụng nhiệt động lực học, có nghĩa là, thay thế một mô hình thống kê cho mô hình cơ học trước; mặc dù bản chất của hiện tượng vẫn giống nhau trong cả hai trường hợp.

Loại tình huống đó cũng thường hiện diện trong khoa học xã hội và nhân văn. Ví dụ hiện tượng tự tử: có thể được xem xét từ hai quan điểm khác nhau. Các phân tích trường hợp cá nhân cho phép xây dựng những gì có thể được gọi là mô hình cơ giới của hành động tự tử, mà các yếu tố của nó được cung cấp bởi loại cá tính của nạn nhân, lịch sử riêng của mình, các thuộc tính của nhóm chínhnhóm thứ sinh trong đó nạn nhân là thành viên, vv…; nhưng chúng ta cũng có thể xây dựng mô hình thống kê dựa trên tần số tự tử trong một thời gian nhất định, trong một hoặc nhiều xã hội, hoặc trong các loại nhóm chính và thứ sinh khác nhau, vv Vì vậy, dù lựa chọn bất cứ quan điểm nào, chúng ta cũng cảm thấy đơn và việc nghiên cứu cấu trúc hiện tượng tự tử là quan trọng, cho phép xây dựng các mô hình có thể so sánh là: i) đối với một số hình thức tự tử; ii) đối với các xã hội khác nhau;iii) đối với nhiều loại hiện tượng xã hội khác nhau.

Tiến bộ khoa học không chỉ bao gồm việc phát hiện các hằng số đặc trưng cho mỗi cấp độ, mà còn phân lập được các cấp độ mà trước đây chưa được phát hiện, ở nơi mà việc nghiên cứu các hiện tượng nhất định vẫn còn có giá trị chiến lược. Đó là những gì đã diễn ra với sự phát triển của môn phân tâm học đã phát hiện ra cách xác định các hình tương ứng với một lĩnh vực mới: đời sống tâm linh của bệnh nhân trong tính tổng thể của nó.

Những nhận xét này sẽ giúp hiểu rõ hơn về tính hai mặt (chẳng hạn như sự mâu thuẫn, hiện tượng đối lập), đặc trưng cho các nghiên cứu cấu trúc. Trước hết cần phải phân lập các cấp độ có ý nghĩa, bao gồm cả việc làm nổi bật các hiện tượng. Từ quan điểm này, mỗi loại nghiên cứu cấu trúc khẳng định quyền tự chủ, độc lập so với tất cả các phương pháp nghiên cứu khác, cũng liên quan đến việc khảo sát các sự kiện tương tự nhưng dựa trên các phương pháp khác. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi một lợi ích, đó là xây dựng các mô hình có các thuộc tính chính thức, từ quan điểm so sánh và giải thích, có thể quy giản thành các thuộc tính của các mô hình khác có liên quan các cấp độ chiến lược khác nhau. Vì vậy, chúng tôi có thể hy vọng sẽ phá vỡ các rào cản giữa các ngành khoa học lân cận thúc đẩy hợp tác thực thụ.

Sau đây là một ví dụ minh họa cho quan điểm này. Vấn đề về mối quan hệ giữa lịch sử và dân tộc học gần đây đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Bất chấp những lời chỉ trích nhắm vào tôi (...), tôi cho rằng khái niệm về thời gian không phải là trung tâm của cuộc tranh luận. Nhưng nếu đó không phải quan điểm thời gian đối với lịch sử để phân biệt giữa hai ngành học, thì cái gì là sự khác nhau giữa hai ngành đó? Để trả lời, người ta phải đề cập đến những nhận xét ở đoạn trên và thay thế lịch sử và dân tộc học [l'ethnologie] trong các ngành khoa học xã hội khác.

Trước hết dân tộc học mô tả [L'ethnographie] và lịch sử khác với dân tộc học [l'ethnologie] và xã hội học, chừng nào dân tộc học mô tả và lịch sử còn có cơ sở dựa trên việc thu thập và tổ chức của các tài liệu, trong khi dân tộc học và xã hội học lại nghiên cứu các mô hình được tạo dựng từ các nguồn tài liệu này và bằng các nguồn tài liệu này.

Thứ hai, dân tộc học mô tả và dân tộc học tương ứng với hai giai đoạn của cùng quá trình nghiên cứu, cuối cùng dẫn tới các mô hình cơ giới, trong khi lịch sử (và các ngành khác thường được phân loại là các ngành "phù trợ" [auxiliaires] của lịch sử) lại được quy vào các mô hình thống kê. Các mối quan hệ giữa bốn bộ môn trên có thể được quy giản thành hai đối lập, một giữa quan sát thực nghiệm và xây dựng mô hình (như việc mô tả cách tiếp cận ban đầu), còn đối lập khác giữa bản chất thống kê hoặc mô hình cơ giới, được coi là điểm kết thúc. Hoặc bằng cách tự ý gán dấu + (cộng) cho khuôn khổ đối lập thứ nhất, và dấu - (trừ) cho khuôn khổ đối lập thứ hai:


Lịch sử
Xã hội học
Dân tộc học mô tả
Dân tộc học
Quan sát thực nghiệm/cấu trúc các mô hình
+
-
+
-
Các mô hình cơ giới/các mô hình thống kê
-
-
+
+

Chúng ta có thể hiểu được làm thế nào mà các ngành khoa học xã hội, tất cả đều nhất thiết phải chấp nhận một quan điểm tạm thời, được phân biệt bởi việc sử dụng hai loại thời gian:

Dân tộc học sử dụng loại thời gian "cơ học", có nghĩa là, có thể hồi phục [réversible ] và không tích lũy [non cumulatif]: mô hình hệ thống thân tộc phụ hệ không chứa bất cứ cái xác định liệu nó đã phụ hệ hay là được dẫn trước bởi một hệ thống mẫu hệ, hoặc bởi một loạt các dao động giữa hai hình thái đó. Ngược lại, thời gian của lịch sửthời gian "thống kê": nó không thể đảo ngược và có một định hướng cụ thể. Quá trình tiến hóa dù có đem xã hội Ý đương đại quay trở lại với Cộng hòa La Mã thì cũng sẽ không thể tưởng tượng ra tính đảo ngược của quá trình theo quy luật thứ hai của nhiệt động lực học.

Thảo luận trên đã minh định sự khác biệt được Firth đề xuất, giữa khái niệm cấu trúc xã hội, trong đó thời gian không đóng vai trò , còn khái niệm tổ chức xã hội, tđược kêu gọi để can thiệp (1951, p. 40). Tương tự như vậy cho cuộc tranh luận kéo dài giữa những người ủng hộ phản tiến hóa luận boasian và ông Leslie White (1949). Boas và trường phái của ông chủ yếu bận bịu với các mô hình cơ giới trong đó khái niệm tiến hóa không có giá trị. Khái niệm này có ý nghĩa đầy đủ trong lĩnh vực lịch sử và xã hội học, nhưng với điều kiện các yếu tố mà nó liên quan không được thể thức hóa trong khuôn khổ của một loại hình học "văn hóa luận" độc quyền sử dụng các mô hình cơ giới.
______________________________

Nguồn: Claude Lévi-Strauss 1958. Anthropologie structurale. Paris, Plon, Agora, 1958 et 1974, pp. 328-378.

References

Boas, Franz 1911. The Mind of Primitive Man.The Macmillan Company.
Firth, Raymond 1951. Elements of Social Organization London: Watts and Co.
Goldstein Kurt 1920 (1951). (con Adhemar Gelb), Psychologische Analysen hirnpathologischer Falle. 2 voll., Liepzig, Barth. 
Kroeber, Alfred Louis  1948. Anthropology, first published in 1923 and rewritten in 1948.
Leslie White 1949. The Science of Culture: A study of man and civilization. Farrar, Straus and Giroux.
Richardson and Kroeber, 1940. Three Centuries of Women's Dress Fashions: A Quantitative Analysis. University of California Anthrôplogical Records.


2 nhận xét: