Powered By Blogger

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Ký hiệu học văn hóa (I)



Ký hiệu học văn hóa (I)

Roland Posner

Người dịch: Hà Hữu Nga


1.
Thuật ngữ vấn đề

Từ tiếng Anh "ký hiệu học" (tiếng Hy Lạp sēmiōtiké episteme) là để nói về khoa học (Episteme) của các dấu hiệu (sēmẽíon, SEMA). Dấu hiệu là những đối tượng chuyển tải một cái gì đó một thông điệp (Xem Jakobson 1975); người ta giả định trước một ai đó hiểu được các thông điệp đó - người ấy sẽ là một người diễn giải thông điệp. Các quá trình các dấu hiệu và người diễn giải tham gia được gọi là "các quá trình dấu hiệu" ("Semioses"; xem Morris 1938, Deely 1990: 32, và Koch 1998: 707-718). Một tập hợp những người diễn giải cùng với các dấu hiệu và các thông điệp được họ giải thích, cũng như các hoàn cảnh tiếp tục có liên quan đến việc giải thích (xem Prieto 1966: 47f) được gọi là một "hệ thống dấu hiệu". Do đó, ký hiệu học nghiên cứu các dấu hiệu với các chức năng hoạt động của chúng trong các quá trình dấu hiệu thuộc các hệ thống dấu hiệu. Từ tiếng Anh "Culture" - văn hóa (Latin, cultura - 'gieo trồng', 'tinh luyện', 'giáo dục') nguồn gốc từ động từ tiếng Latin colere, ' gieo trồng', 'làm tinh tế', 'tôn kính'. Vì vậy Johann Gottfried Herder (1784-1791) đã sử dụng nó để chỉ quá trình tự giáo dục của cá nhân và xã hội (có nghĩa toàn bộ nhân loại, xem Wefelmeyer 1984). Kể từ Edward B. Tylor (1871: 1), từ đó cũng đã được ứng dụng cho các phương tiện tự giáo dục này: "văn hóa hoặc văn minh là tổng thể phức hợp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán, cùng tất cả các khả năng và thói quen khác mà con người đạt được với tư cách là một thành viên của xã hội ".

Thuật ngữ "ký hiệu học văn hóa" đã được sử dụng từ khi Ernst Cassirer (1923-1929) đề nghị mô tả một số loại hệ thống dấu hiệu "các hình thái tượng trưng" và tuyên bố rằng các hình thái tượng trưng của một xã hội tạo thành nền văn hóa của nó. Ký hiệu học văn hóa là phụ bộ môn của ký hiệu học, lấy văn hóa làm chủ đề của nó. Theo Cassirer, nó có hai nhiệm vụ: i) Nghiên cứu về hệ thống dấu hiệu trong một văn hóa (theo nghĩa của Herder hoặc Tylor) đối với những gì chúng đóng góp vào nền văn hóa; ii) Nghiên cứu về các nền văn hóa như là các hệ thống dấu hiệu với những lợi thế và bất lợi thế mà mỗi cá nhân trải nghiệm khi họ thuộc về một nền văn hóa cụ thể.

Nếu coi tổng thể mọi hệ thống dấu hiệu trên thế giới như một "ký hiệu quyển [semiosphere] (Lotman 1990 và Posner 2001, 2003: 80 ff), thì người ta có thể nói rằng ký hiệu học văn hóa nghiên cứu các nền văn hóa như các bộ phận của ký hiệu quyển. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi: i) Làm thế nào để phân biệt các dấu hiệu, các quá trình dấu hiệu, và các hệ thống dấu hiệu của một nền văn hóa với các dấu hiệu, các quá trình dấu hiệu, và các hệ thống dấu hiệu không phải văn hóa (tức là, tự nhiên)?; ii) Làm thế nào để những người diễn giải các dấu hiệu văn hóa phân biệt được các dấu hiệu văn hóa với các dấu hiệu của tự nhiên?; iii) Những gì xác định bản sắc và ranh giới của một nền văn hóa?; iv) Các nền văn hóa khác nhau có những mối quan hệ nào với nhau trong ký hiệu quyển?; v) Biến đổi văn hóa phát sinh như thế nào?

Ký hiệu học văn hóa cung cấp cơ sở lý thuyết cần thiết cho việc trả lời những câu hỏi này. Nó cung cấp một khuôn khổ khoa học cho việc điều tra thực nghiệm và
các mô tả so sánh của tất cả mọi nền văn hóa trên thế giới (xem Winner và Umiker-Sebeok năm 1979, cũng như Schwimmer 1986).

Phương pháp tiếp cận ký hiệu học văn hóa cạnh tranh với các thao tác truyền thống của các khoa học nhân văn, khoa học xã hội, và các chuyên ngành chuẩn thường khác (xem Posner 1991: 371). Nó cố gắng diễn giải các kết quả của chúng trong chừng mực có thể để các khoa học đó có được một nền tảng lý thuyết. Trong khuôn khổ này có thể phân tích các hiện tượng văn hóa mà không cần dựa vào các khái niệm có vấn đề chẳng hạn như "linh hồn của con người", "vai trò xã hội ', hoặc chuẩn mực”, và cũng không cần viện đến các danh mục thiếu cơ sở lý thuyết của các hiện tượng không tương thích, như vẫn thường thấy trong các công trình lịch sử văn hóa (xem Reckwitz 2000). Đã quá thường gắn kết với một dân tộc, một tầng lớp xã hội, một nhóm tộc người, hoặc một loài động vật riêng biệt (xem ví dụ về sự tương phản giữa "văn hóa Đức" và "nền văn minh phương Tây"; Elias 1939: I, 2-10), từ "văn hóa" đang trở thành khái niệm chung có cơ sở lý thuyết, không còn cản trở cách phân tích duy về các hiện tượng văn hóa trong con người, động vật, và máy móc nữa.

2. Các hệ thống dấu hiệu trong văn hóa: các quá trình, các mã, và phương tiện

Cho đến gần đây, ý tưởng
cho rằng khái niệm văn hóa có thể được diễn giải với sự trợ giúp của lý thuyết ký hiệu học vẫn chưa hề rõ ràng. Do đó chúng tôi mong muốn bắt đầu bằng một số phân biệt khái niệm. Các phân biệt đó sẽ làm cho ý tưởng này trở nên chính đáng và, đồng thời, cung cấp các phương tiện để trả lời các câu hỏi (1) và (2) ở trên.

2.1
Các quá trình

Như đã nêu ở trên, bất kỳ quá trình
nào trong đó một cái gì đó có chức năng như một dấu hiệu (tức là, được giải thích như một dấu hiệu) thì đều được gọi là một "quá trình dấu hiệu" (xem Posner và Reinecke 1977). Các quá trình dấu hiệu, như tất cả các quá trình khác, đều được xác định theo quan hệ nhân quả. Chúng có thể được phân biệt với nhau và với các quá trình khác bởi các nhân tố cụ thể có liên quan đến chúng. Một số nhân tố này đã được đề cập: Mỗi quá trình dấu hiệu bao gồm ít nhất một dấu hiệu, một người diễn giải, và một thông điệp được chuyển tải đến người diễn giải dấu hiệu đó. Phản ứng của người diễn giải, đối với việc phân tích một thông điệp để hiểu được dấu hiệu đó, được gọi là một "hiệu ứng - interpretant". Có những dấu hiệu tự xuât hiện, chẳng hạn như khói, việc nhận thức về làm cho một người nào đó (người diễn giải) nghĩ đến (hiệu ứng) một vụ cháy cụ thể (vật chỉ thị - referent) bốc lên gần đó (thông điệp); trong trường hợp này người diễn giải hoạt động như là một người nhận.

Cũng có những quá trình dấu hiệu được thực hiện bởi một người gửi, chẳng hạn như ai đó nói ra từ "fire - lửa", bằng cách đó người nói (người gửi) chỉ định về một ngọn lửa cụ thể gần đó (chỉ thị) hoặc ra lệnh bắn súng (thông điệp). Những người nghe được thông điệp ấy có thể được chia thành phần người nhận (tức là, những người mà người gửi muốn tin rằng người ấy nghe thấy lời nói của mình), người ngoài cuộc (tức là, những người mà người gửi muốn họ nghe được lời nói của mình mà không có họ, bằng cách tin rằng anh ta hoặc cô ấy (người gửi) muốn tiếp cận với họ), và tất cả những người nhận khác ( người gửi thậm chí không cần phải có bất kỳ hiểu biết nào). Những người gửi, người nhận, người ngoài cuộc, và những người nhận khác, tất cả được gọi là "người sử dụng dấu hiệu".

Việc
diễn giải (có thể là dự định của người gửi) một dấu hiệu của người nhận có thể được tạo điều kiện và được tiêu chuẩn hóa nếu người gửi và người nhận đều sử dụng cùng một mã (trong trường hợp này tiếng Anh) liên kết một cái biểu đạt (signifier, ở đây sản phẩm của khớp nối khẩu ngữ bằng hình thức âm vị học /ƒaıәr/) với một cái được biểu đạt (ở đây ý nghĩa của hình thái ngữ nghĩa “quá trình đốt cháy phát ra ánh sáng, hơi nóng, và năng lượng); xem Saussure 1916. Việc sử dụng các mã chung cho phép người gửi và người nhận thực hiện các phần việc của quá trình diễn giải (sự kết hợp của cái biểu đạt cái được biểu đạt) một cách tự động, để họ có thể tập trung chú ý vào các tình huống khiến họ khớp nối cái biểu đạt theo một cách thức cụ thể, hoặc hiểu cái được biểu đạt bằng một cách đặc biệt, tương ứng (xem Prieto 1966: 47f cũng như Blanke và Posner 1998). Cũng hệt như việc nhận thức về khói, việc nhận thức về tiếng kêu "lửa" đôi khi có thể kích hoạt một quá trình suy luận rất phức tạp dẫn tới các thông điệp cụ thể hơn (chẳng hạn như các thuộc tính 'cháy âm ỉ', 'cháy dây cáp ', 'cháy tro than','cháy đồng cỏ', 'cháy rừng'; hoặc chỉ thị 'bắn súng / súng ngắn / bắn pháo').

Hai ví dụ trên (khói và "lửa") chỉ là những thái cực của một phổ rộng của
các loại dấu hiệu, tức là, quá trình dấu hiệu, kéo dài từ các chỉ báo không có người gửi qua các biểu thị không có mã (với một người gửi), các biểu thị được mã hóa, và các biểu thị (không mã hoặc được mã hoá) về giao tiếp và tương tác bằng lời nói (xem Posner 1993). Giữa hai thái cực này ẩn chứa, ví dụ, thói quen của những người chỉ huy thời xưa trong việc kết thúc một trận chiến bằng cách đốt sáng một ngọn lửa trên đỉnh núi để các đội quân rải rác của họ có thể kết nối loại khói nhất định (cái biểu đạt) ​​với một cái biểu đạt riêng ("chiến thắng") và thực hiện quá trình đó để chuyển đi một thông điệp nào đó ('chúng ta đã thắng') - một quá trình dấu hiệu giao tiếp với một người gửi và một mã, không hề có ngôn ngữ. Giải thích sự khác nhau giữa các loại quá trình khả thể của dấu hiệu một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ký hiệu học từ thời cổ đại (xem Hülser 1997 và Manetti 1997). Cuối cùng, hai chiến lược đối lập đã được tuân thủ. Một số nhà ký hiệu học, từ Augustine, Peirce (1931-1958) đến Eco (1976) đều cố gắng bao quát toàn bộ phổ các quá trình dấu hiệu trong sự đa dạng đầy đủ của nó thông qua một hệ thống khái niệm mạch lạc; những người khác chủ trương có một hoặc nhiều bộ phận trong đó và chỉ chấp nhận các quá trình dấu hiệu được mã hóa (Lévi-Strauss năm 1958 và Barthes 1953 và 1964) hoặc chỉ là sự giao tiếp (Buyssens 1943, Prieto năm 1968, và Mounin 1970) với tư cách chủ đề của ký hiệu học. Bài viết này, với tư cách là trường hợp giới thiệu về ký hiệu học (xem Morris 1968, Sebeok 1979, Krampen et al. 1981, và Schönrich 1999), sử dụng quan niệm rộng hơn của ký hiệu học và áp dụng quan niệm đó vào các quá trình văn hóa.

2.2 Các loại mã

Vậy thì, những loại quá trình dấu hiệu nào, cần phải được coi là văn hóa, và loại quá trình nào không phải văn hóa? Liên quan đến điều này là vấn đề liệu các loại có liên quan không, và nếu như vậy, những loại mã nào có liên quan. Một mã bao gồm một tập hợp các cái biểu đạt, một tập hợp các cái được biểu đạt, và một bộ các quy tắc xác định mối quan hệ loại này với loại khác (xem Noth 1990: 206-220). Một loại mã hoặc bẩm sinh, chẳng hạn như mã di truyền, được nhận biết trong sự tương tác với môi trường xã hội, như là trường hợp nhiều loại mã hành vi, hoặc có thể được tạo ra thông qua một quyết định rõ ràng bởi một hoặc nhiều cá nhân. Do đó, người ta cần phân biệt giữa các loại mã tự nhiên, và các loại mã nhân tạo (xem Keller và Lüdtke 1997).

Các mã tự nhiên của một người được chuyển qua các cơ chế sinh học bằng phương tiện di truyền cho các thế hệ tương lai; trong quá trình này, các biến đổi tiến hóa (các đột biến) có thể xảy ra. Ngược lại, các mã quy ước (và các mã nhân tạo quy ước hóa), không nhất thiết phải truyền từ thế hệ này cho thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên, liệu chúng có phải là kết quả của sự xác lập các truyền thống hay không (Cavalli-Sforza và Feldman 1991; Nyiri 1988). Các nhóm người có cùng giải phẫu và tương đồng sâu rộng trong các loại mã tự nhiên, về phương diện sinh học, được phân loại là thuộc về cùng một loại. Các nhóm cùng loi có tương đồng sâu rộng về các truyền thống của họ (chẳng hạn, các loại quy ước hóa được truyền qua vài thế hệ) được các khoa học nhân văn cho là thuộc về cùng một nền văn hoá.

Các thế hệ sinh vật thuộc cùng một loài, nhưng lại thuộc các nền văn hóa khác nhau, dần dần có thể trở nên khác nhau đến mức mỗi thế hệ có thể nói về quá trình phát sinh loài giả ["pseudospeciation"] (Erikson 1966; xem Eibl-Eibesfeldt 1979: 47f). Kết hợp với tình trạng biệt lập về địa lý, các khác biệt văn hóa có thể dẫn đến tình trạng các nền văn hóa khác nhau có ít thành viên hơn và thường ít con cháu hơn, đến mức nguồn gen của họ ngày càng trở nên dị biệt. Đây là cách thức mà các phụ loài khác nhau của cùng một loài phát triển. Nếu sự phát triển này vẫn đủ dài, thì hiện tượng các thế hệ của cùng một loài thuộc các nền văn hóa khác nhau cuối cùng có thể dẫn đến sự hình thành các loài khác nhau (xem White 1978, Gould 1980: chap 17, và de Winter 1984). Rất đáng để nhấn mạnh rằng không chỉ con người mà cả các loài sinh vật khác cũng xác lập truyền thống. Điều này là đúng đối với các loài động vật có vú cũng như loài chim (xem Bonner 1980 và Becker 1993). Điều quan trọng không phải ở chỗ dòng nào trở thành hữu thể sống, mà là liệu nó có được phú bẩm công cụ nhận thức cho phép nó cùng với đồng loại phát triển các quy ước nhóm cho việc cấu trúc những cái biểu đạt những cái được biểu đạt không. Thậm chí là một số loại máy móc, cụ thể là các hệ thống trí tuệ nhân tạo, về mặt lý thuyết, cũng thế phát triển các nền văn hóa.

2.3 Các phương tiện

c nhân ít nhiều sử dụng các mã quy ước giống nhau để diễn giải các dấu hiệu thì đều được coi là thành viên của cùng một văn hoá. Việc sử dụng cùng một quy ước trong các quá trình dấu hiệu khác nhau làm cho các quá trình này tương tự với nhau, và do đó tạo ra tính bất biến trong các tương tác giữa các thành viên của cùng một văn hóa, ngay cả khi các thông điệp rất khác nhau. Tính bất biến này tăng khi các nhân tố bổ sung vẫn giữ nguyên trong một loạt quá trình dấu hiệu khác nhau. Thuật ngữ "phương tiện" [medium] được dùng để chỉ một chùm nhân tố vẫn giữ nguyên trong một loạt quá trình dấu hiệu khác nhau. Vì vậy có thể nói rằng hai quá trình dấu hiệu thuộc về cùng một phương tiện khi, trong việc tiếp nhận, hoặc là họ dựa trên cùng một bộ máy cảm giác (ví dụ, tai), hoặc sử dụng cùng một loại chất tiếp xúc (kênh vật lý; ví dụ, không khí), hoặc vận hành với các công cụ có chức năng tương tự (kênh kỹ thuật, ví dụ như, điện thoại), hoặc diễn ra trong cùng một loại thể chế xã hội (ví dụ, trong một phân khu chữa cháy), hoặc phục vụ các mục đích tương tự (ví dụ như kêu gọi sự giúp đỡ), hoặc sử dụng cùng một loại mã (ví dụ tiếng Anh). Để phân biệt giữa các loại điều kiện này, người ta nói đến khái niệm phương tiện sinh học, vật lý, công nghệ, xã hội học, chức năng, hoặc khái niệm phương tiện của mã liên quan (xem Posner 1985: 255ff). Vì toàn bộ các hệ thống dấu hiệu trong một nền văn hóa là các phương tiện, nên các loại phương tiện khác nhau giờ đây được minh họa bằng các ví dụ sau. Khái niệm phương tiện sinh học đặc trưng cho các quá trình sinh học theo các bộ phận cơ thể (bộ máy cảm giác) tham gia vào việc sản xuất và tiếp nhận các dấu hiệu. Đối với con người, chúng ta phân biệt giữa phương tiện thị giác, với các dấu hiệu được tiếp nhận bằng mắt; phương tiện thính giác, với các dấu hiệu được tiếp nhận bằng tai; phương tiện khứu giác, với các dấu hiệu được tiếp nhận bằng mũi; phương tiện vị giác, với các dấu hiệu được tiếp nhận bằng vị giác trong miệng; và các phương tiện xúc giác, với các dấu hiệu được tiếp nhận thông qua cảm giác tiếp xúc của làn da.

Khái niệm phương tiện vật lý đặc trưng cho
các quá trình dấu hiệu theo các yếu tố hóa chất kênh tiếp xúc thể chất được sử dụng trong việc thiết lập việc kết nối giữa các dấu hiệu và cơ quan thụ cảm của người nhận, cũng như, nơi có sẵn, bộ phận sản xuất của người gửi. Các quy trình dấu hiệu thị giác phụ thuộc vào các trường điện từ mang các hạt photon (phương tiện quang học); các quy trình dấu hiệu thính giác phụ thuộc vào các thể rắn, lỏng, hoặc khí có khả năng truyền âm thanh phục vụ cho việc kết nối vật lý giữa dấu hiệu và người nhận (phương tiện truyền âm thanh); các quá trình dấu hiệu khứu giác sử dụng các chất hóa học ở dạng khí (phương tiện thm lọc); các quá trình dấu hiệu vị giác  sử dụng một số loại chất lỏng nhất định và các chất rắn (phương tiện ẩm thực); các quá trình dấu hiệu xúc giác phụ thuộc vào da để truyền các kích thích (phương tiện xúc giác). Các khía cạnh sinh học và khía cạnh vật lý của các quá trình dấu hiệu người và động vật được xử lý tăng cường trong Posner et al. (1997-2004:. Vol 1, Điều 6-12).

Khái niệm phương tiện công nghệ đặc trưng cho
các quá trình dấu hiệu theo các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để sửa đổi các chất tiếp xúc có lien quan. Trong các quá trình dấu hiệu thị giác, các phương tiện này bao gồm cả giấy và bút chì, vải và bút vẽ, cũng như kính, ống nhòm, và kính thiên văn; chúng bao gồm máy chữ và các bản đánh máy, máy ảnh với buồng tối ống cuộn phim celluloid cắt ở các bàn biên tập, cũng như máy chiếu, màn hình, và chữ in giấy; và họ sử dụng máy tính với màn hình, bàn phím và chuột, cũng như máy in và các phương tiện đầu cuối. Liên quan đến các thiết bị được sử dụng, các quá trình dấu hiệu thị giác có thể được chia thành phương tiện in ấn, phương tiện chiếu, màn hình, vv .; liên quan đến việc sản xuất với bộ máy như vậy, người ta nói về các văn bản đánh máy, các văn bản in, ảnh, phim slides, phim nhựa, và video-cassette như là những phương tiện khác nhau. Trong các quá trình dấu hiệu thính giác, các phương tiện kỹ thuật bao gồm các nhạc cụ, micro và loa, radio và máy thu, như cũng như máy ghi âm nhựa vinyl, băng từ tính, băng cassette, và đĩa CD, đó là lý do tại sao người ta lại nói  về máy ghi âm, băng từ tính, băng cassette, đĩa CD, và các phương tiện khác. Trong các quá trình dấu hiệu khứu giác người ta sử dụng các loại thuốc, bình xịt, hoặc chai nước thơm làm phương tiện kỹ thuật, tùy thuộc vào việc có có một loại mùi hương nào đó được lưu lại, lan truyền suốt căn phòng tại một thời điểm cụ thể, hoặc xịt vào một bộ phận của cơ thể. Các quá trình dấu hiệu vị giác được phân loại vừa dựa trên cơ sở kỹ thuật chuẩn bị thực phẩm, vừa dựa trên cơ sở các thiết bị được sử dụng trong tiêu dùng; đó là lý do tại sao không chỉ bếp ăn, tiệm bánh, và quán bar sushi, mà còn cả ngô bắp, nước xốt, Shish-kebab, mì ramen, và những chiếc kem hình nón đều được coi là phương tiện vị giác. Các quá trình dấu hiệu xúc giác có xu hướng được chuẩn bị với sự hỗ trợ của xà phòng, bột, kem, dầu massage, và son môi, và sau đó được thực hiện bằng cách quất, đấm, vuốt, chấm nhẹ, cọ xát, véo, chọc, xoa bóp, dùng nước hoặc bức xạ cho da, có thể tiếp xúc trực tiếp với da người khác, hoặc qua găng tay, khớp ngón tay đồng, bàn chải, vòi sen, và ghế phơi nắng; đó là lý do tại sao người ta lại quan niệm về đấm bốc, đấu vật, mát-xa, phòng tắm hơi và phòng tắm nắng là phương tiện thông tin xúc giác.

Khái niệm
phương tiện xã hội học đặc trưng cho các quá trình dấu hiệu theo các thể chế xã hội tổ chức ra các phương tiện sinh học, vật lý và kỹ thuật liên quan đến các dấu hiệu sản xuất. Phương tiện xã hội cho các quá trình dấu hiệu thị giác bao gồm phòng trưng bày, bảo tàng, và thư viện xúc tiến các cuộc trưng bày; các tập đoàn báo chí, các nhà xuất bản sách, và các cửa hàng sách phát hành các sản phẩm in ấn; cũng như các nhà phân phối phim, các rạp chiếu phim, và các cửa hàng cho thuê phim và video. Phương tiện xã hội cho các quá trình dấu hiệu thính giác bao gồm các phòng hòa nhạc, câu lạc bộ nhạc jazz, và quán bar piano, cũng như các công ty thu âm, đài phát thanh, và các trung tâm điện thoại. Phương tiện xã hội cho các quá trình dấu hiệu khứu giác bao gồm các cửa hàng nước hoa, nhà thuốc, và các hiệu giặt tự động. Các quá trình dấu hiệu vị giác sử dụng phương tiện về mặt xã hội là các phòng căn của các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê và tiệm trà, cũng như các quá bar, các trạm bán đồ ăn nhanh, các quán kem. Các quá trình dấu hiệu xúc giác được tổ chức bởi các câu lạc bộ thể thao, nhà tắm, và các tiệm massage. Hầu hết các phương tiện xã hội này tổ chức nhiều loại quá trình dấu hiệu; chỉ cần nghĩ đến các nhà hát và các nhà cung opera, các đấu trường thể thao, trung tâm thể dục, nhà thờ, các công ty phát thanh truyền hình, và các trang web là sẽ rõ (xem Giesecke 1988 và Baltzer 2001).
____________________________________

Nguồn: Posner, Roland 2004. Basic Tasks of Cultural Semiotics. In: Gloria Withalm and Josef Wallmannsberger (eds.) (2004), Signs of Power – Power of Signs. Essays in Honor of Jeff  Bernard. Vienna: INST, p. 56-89. 

Tác giả: Roland Posner là Chủ tịch của Hiệp hội Quốc tế Ký hiệu học (IASS) 1994-2004. Ông nghiên cứu triết học, văn học so sánh, ngôn ngữ học và lý thuyết giao tiếp tại các trường đại học Bonn, Munich và Berlin. Năm 1972, ông tốt nghiệp cử nhân [summa cum laude] các môn Ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ Đức và triết học tại Đại học Kỹ thuật Berlin với luận án về "Lý thuyết chú giải: Nghiên cứu cơ bản về ngữ nghĩa và ngữ dụng". Năm 1973, ông là giảng viên về ngôn ngữ học, nghiên cứu văn học và triết học ngôn ngữ tại Đại học Kỹ thuật Berlin. Từ năm 1975 ông là giáo sư về "Ngôn ngữ học Đại cương và Ngôn ngữ học Đức" của Đại học Kỹ thuật Berlin. Từ năm 1975 đến 1980, ông là giám đốc của Viện Ngôn ngữ học tại Đại học Kỹ thuật Berlin. Từ năm 1980, ông là Giám đốc "Trung tâm Nghiên cứu Ký hiệu học" tại Đại học Kỹ thuật Berlin. Năm 1975, ông cũng là chủ tịch sáng lập của Hiệp hội Ký hiệu học Đức (DGS). R. Posner Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hamburg (1973) và tại Université de Montréal (1977). Ông cũng là giảng viên tại Học viện Ngôn ngữ học và Ký hiệu học mùa hè ở Salzburg (1977), Tunis (1979), Toronto (1982), Lisbon (1983), Mysore (1984-1985), São Paulo (1985) và Lund (1992) . Posner là thành viên của năm Hàn lâm 1986/1987 của Viện nghiên cứu Cao cấp Hà Lan tại Wassenaar. Quan tâm nghiên cứu chính của ông là Triết học Khoa học, ngữ dụng ngôn ngữ, Ký hiệu học văn hóa, thơ ca và thẩm mỹ, nghiên cứu Dấu hiệu.

References

Alexander,  Jeffery  C./Seidmann,  Steven  (eds.):    Culture  and  Society.  Contemporary Debates.  Cambridge:  Cambridge UP 1990.
Appadurai, Arjun (ed.):  The Social Life of Things.  Commodity in Cultural Perspective. Cambridge:  Cambridge UP 1986.
Assmann, Jan/Hölscher, Tonio (eds.):  Kultur und Gedächtnis.  Frankfurt a.M.: Suhrkamp 1988.
Bal, Mieke:  “Visual Readers and Textual Viewers”.  In:  Versus.  Quaderni di studi semiotici 52-53 (1989), p. 133-150.
Ball, John A.:  “Memes as Replicators”.  In:  Ethology and Sociobiology 5 (1984), p. 145-161.
Baltzer, Ulrich (ed.):  Semiotik der Institutionen.  Special issue of Zeitschrift für Semiotik 23, 3 (2001).
Barthes, Roland:  Le degré zéro de l’écriture.  Paris:  Seuil 1953.  English translation: Writing Degree Zero.  New York:  Hill and Wang 1968.
Barthes, Roland:  Eléments de sémiologie.  Paris:  Seuil 1964.  English translation:  Elements of Semiology.  London:  Cape 1967.
Baumann, Gerd:  Multicultural Riddle.  Rethinking National, Ethnic, and Religious Identities.  London:  Routledge 1999.
Beardsley, Monroe C./Wimsatt, William K.:  “The Intentional Fallacy”.  In: William K. Wimsatt (ed.):  The Verbal Icon [1954].  Lexington: University of Kentucky Press 1967, p. 1-20.
Beck, Ulrich:  Perspektiven der Weltgesellschaft.  Frankfurt a.M.:  Suhrkamp 1998.
Becker, Peter-René:  Werkzeuggebrauch im Tierreich.  Wie Tiere hämmern, bohren, streichen.  Stuttgart:  Hirzel 1993.
Bernard, Luther L.:  An Introduction to Sociology.  New York:  Crowell 1942.
Berry, John W. et al.:  Handbook of Cross-Cultural Psychology [1980].  Boston: Allyn and Bacon, 1997.
Bidney, David:  Theoretical Anthropology.  New York:  Cambridge UP 1953. 32
Binford, Lewis R.:  An Archaeological Perspective.  London/New York: Seminar Press 1972.
Blanke, Börries/Posner, Roland:  “La pragmatique implicite dans l’œuvre de Luis J. Prieto”.  In:  Semiotica 122, 3-4 (1998), p. 257-278.
Boas, Franz:  Anthropology.  New York:  Columbia UP 1908.
Böhme-Dürr, Karin:  “Technische Medien der Semiose”.  In: Posner/Robering/Sebeok 1997-2004, Vol. 1 (1997), p. 357-384.
Bonner, John T.:  The Evolution of Culture in Animals.  Princeton NJ:  Princeton UP 1980.
Bourdieu, Pierre:  Zur Soziologie der symbolischen Formen.  Frankfurt a.M.: Suhrkamp 1970.
Buyssens, Eric:  Les langages et le discours.  Brussels :  Office de la Publicité 1943.
Cassirer, Ernst A.:  Philosophie der symbolischen Formen.  3 vols. Berlin: Bruno Cassirer 1923-29.  English translation:  The Philosophy of Symbolic Forms.  3 vols.  New Haven CT:  Yale UP 1953-57.
Cavalli-Sforza, Luigi L./Feldman, Marcus W.: Cultural Transmission and Evolution. A  Quantitative Approach.  Princeton NJ:  Princeton UP 1981.
Chang, Kwang-Chih:  Rethinking Archaeology.  New York:  Random House 1967.
Clarke, David L. (ed.):  Models in Archaeology.  London:  Methuen 1972.
Clarke, David L.:  Analytical Archaeology [1968].  New York:  Columbia UP 1978.
Cole, Michael:  Cultural Psychology.  A Once and Future Discipline. Cambridge MA:  Belknap Press of Harvard UP 1996.
Danneberg, Lutz/Müller, Hans-Harald: “Der ‘intentionale Fehlschluß’ – ein Dogma? Systematischer Forschungsbericht zur Kontroverse um eine intentionalistische Konzeption der Textwissenschaften“.  In:  Zeitschrift für allgemeine Wissenschaftstheorie 14 (1983), p. 103-137 und 376-411.
Dawkins, Richard:  The Selfish Gene.  Oxford:  Oxford UP 1976.
Dawkins,  Richard:    The  Extended  Phenotype.    The  Gene  as  the  Unit  of  Selection. Oxford/San Francisco:  Oxford UP 1982.
Deely, John N.:  Basics of Semiotics.  Bloomington:  Indiana UP 1990.
Dinzelbacher, Peter (ed.):  Europäische Mentalitätsgeschichte.  Stuttgart: Kröner 1993.
Duby, Georges:  “Histoire des mentalités”.  In :  Charles Samaran (ed.): L’histoire et ses méthodes.  Paris :  Gallimard 1961, p. 937-966.
Dusi, Nicola/Nergaard, Siri (eds.):  Sulla traduzione intersemiotica.  Special issue of Versus. Quaderni di studi semiotici 85-87 (2000).
Eco, Umberto:  A Theory of Semiotics.  Bloomington:  Indiana UP 1976. 33
Eibl-Eibesfeldt, Irenäus:  “Ritual and Ritualization from a Biological Perspective”.  In: Mario von Cranach et al. (eds.):  Human Ethology. Claims and Limits of a New Discipline. Cambridge:  Cambridge UP 1979, p. 3-55.
Elias, Norbert:  Über den Prozeß der Zivilisation.  2 vols.  Basel:  Haus zum Falken 1939.  English translation:  The Civilization Process.  New York:  Urizon Books 1971.
Erikson, Erik H.:  “Ontogeny of Ritualization In Man”.  In:  Rudolph M. Lowenstein et al. (eds.):  Psychoanalysis.  A General Psychology. Essays in Honor of Heinz Hartmann.  New York:  International Universities Press 1966, p. 601-621.
Erll, Astrid:  “Kollektives Gedächtnis und Erinnerungskulturen“.  In:  Ansgar Nünning/Vera Nünning (eds.):  Konzepte der Kulturwissenschaften.  Stuttgart:  Metzler 2003, p. 156-185.
Evans-Pritchard, Edward E.:  Social Anthropology and other Essays.  New York:  Free Press 1962.
Even-Zohar, Itamar:  “Polysystem Theory”.  In:  Poetics Today 1 (1979), p. 287-310.
Even-Zohar, Itamar:  “Literature. Literary Dynamics”.  In:  Thomas A. Sebeok (ed.):  Encyclopedic Dictionary of Semiotics.  Berlin/New York:  Walter de Gruyter 1986, p. 459-466.
Febvre, Lucien:  “La sensibilité et l’histoire.  Comment reconstituer la vie d’autrefois?” In:  Annales d’histoire sociale 3 (1941), p. 5-20.
Fine, Elizabeth C.:  The Folklore Text.  From Performance to Print.  Bloomington: Indiana UP 1984.
Fokkema, Douwe W.:  “The Canon as an Instrument for Problem Solving”.  In:  János Riesz/Peter  Boerner/Bernhard  Scholz (eds.): Sensus  Communis. Contemporary Trends in Comparative Literature.  Festschrift für Henry Remak.  Tübingen:  Narr 1986, p. 245-254.
Folsom, Joseph K.:  Culture and Social Progress.  New York:  Longmans 1928.
Frerichs, Klaus:  Begriffsbildung und Begriffsanwendung in der Vor- und Frühgeschichte.  Zur logischen Analyse archäologischer Aussagen.  Frankfurt a.M.:  Lang 1981.
Frerichs, Klaus:  “Semiotische Aspekte der Archäologie”.  In:  Posner/Robering/Sebeok 1997-2004, Vol. 3 (2003), p. 2977-2998.
Galaty, John G.:  “Models and Metaphors.  On the Semiotic Explanation of Segmentary Systems”.  In:  Ladislav Holy/Milan Stuchlik (eds.):  The Structure of Folk Models.  London:  Academic Press 1981, p. 63-92.
Gandelman, Claude:  Reading Pictures, Viewing Texts.  Bloomington:  Indiana UP 1991. 34
Geertz, Clifford:  The Interpretation of Cultures.  Selected Essays.  New York:  Basic Books 1973.
Geiger, Theodor:  Die soziale Schichtung des deutschen Volkes.  Stuttgart:  Enke 1932.
Giesecke, Michael:  Die Untersuchung institutioneller Kommunikation. Opladen: Westdeutscher Verlag 1988.
Goodman, Nelson:  Languages of Art.  An Approach to a Theory of Symbols.  Indianapolis: Bobbs-Merrill 1968.
Gould, Stephen J.:  The Panda’s Thumb.  More Reflections in Natural History.  New York:  Norton 1980.
Grice, H. Paul:  “Logic and Conversation”.  In:  Peter Cole/Jerry Morgan (eds.):  Syntax and Semantics. Vol. 3: Speech Acts.  New York/San Francisco: Academic Press 1975, p. 41-58.
Gülich, Elisabeth/Raible, Wolfgang (eds.):  Textsorten. Differenzierungskriterien aus linguistischer Sicht.  Frankfurt a.M.:  Athenäum 1972.
Gumperz, John/Hymes, Dell H. (eds.):  Directions in Sociolinguistics.  The Ethnography of Communication.  New York:  Holt, Rinehart and Winston 1972.
Hall, Stuart/Gay, Paul du:  Questions of Cultural Identity.  London:  Sage 1996.
Hansen, Klaus P. (ed.):  Kulturbegriff und Methode.  Der stille Paradigmenwechsel in den Geisteswissenschaften.  Tübingen:  Narr 1993.
Harrris, Marvin:  The Rise of Anthropological Theory.  New York:  Routledge and Kegan Paul 1968.
Heelas, Paul/Lash, Scott/Morris, Paul:  Detraditionalization.  Critical Reflections on Authority and Identity.  Cambridge MA/Oxford:  Blackwell 1996.
Hempfer, Klaus W.:  Gattungstheorie.  Information und Synthese.  Munich:  Fink 1973.
Henkel, Arthur/Schöne, Albrecht (eds.):  Emblemata.  Handbuch zur Sinnbildkunst des 16. und 17. Jahrhunderts.  Stuttgart:  Metzler 1967.
Herder, Johann Gottfried:  Ideen zur Philosophie der Geschichte der Menschheit [1784-91].  In:  Bernhard Suphan (ed.):  Herder.  Sämtliche Werke. Vols. 13 and 14.  Berlin:  Weidmann 1887.  English translation:  Reflections on the Philosophy of the History of Mankind.  Chicago: Chicago UP 1968.
Herskovits, Melville:  Man and His Works.  The Science of Cultural Anthropology.  New York:  Knopf 1948.
Hirsch, Eric D.:  Validity in Interpretation.  New Haven/London:  Yale UP 1967.
Homans, George C.:  The Human Group.  New York:  Harcourt and Brace 1950.
Hülser, Karlheinz:  “Zeichenkonzeptionen in der Philosphie der griechischen und römischen Antike”.  In:  Posner/Robering/Sebeok 1997-2004, Vol. 1 (1997), p. 837-861. 35
Hutton, Patrick H.:  “The History of Mentalities.  The New Map of Cultural History”. In:  History and Theory 20 (1981), p. 237-259.
Jakobson, Roman:  Coup d’œil sur le développement de la sémiotique.  Bloomington: Indiana UP 1975.
Johansen, Jørgen D./Larsen, Svend E.:  Signs in Use.  An Introduction to Semiotics. London:  Routledge 2002.
Kashima, Yoshihisa:  “Culture and Social Cognition.  Towards a Social Psychology of Cultural Dynamics”.  In:  David Matsumoto (ed.):  The Handbook of Culture and Psychology.  New York:  Oxford UP 2001, p. 325-360.
Keller, Rudi/Lüdtke, Helmut:  “Kodewandel“.  In:  Posner/Robering/Sebeok 1997-2004, Vol. 1 (1997), p. 414-435.
Klemm, Gustav E.:  Allgemeine Culturgeschichte der Menschheit.  10 vols.  Leipzig:  Teubner 1843-52.
Klemm, Gustav E.:  Allgemeine Culturwissenschaft.  2 vols.  Leipzig:  Romberg 1854-55.
Kluckhohn, Clyde:  “The Study of Culture”.  In:  Daniel Lerner/Harold D. Lasswell (eds.):  The Policy Sciences.  Stanford:  Stanford UP 1951, p. 86-101.
Kluckhohn, Clyde:  Culture and Behavior.  New York:  Free Press 1962.
Koch, Walter A.:  “System and the Human Sciences”.  In:  Gabriel Altmann/W.A. Koch (eds.):  Systems.  New Paradigms for the Human Sciences.  Berlin/New York:  Walter de Gruyter 1998, p. 671-755.
Krampen, Martin et al. (eds.):  Die Welt als Zeichen.  Klassiker der modernen Semiotik. Berlin:  Severin and Siedler 1981.  English translation:  Classics of Semiotics.  New York:  Plenum 1986.
Kroeber, Alfred L.:  Anthropology.  New York:  Harcourt and Brace 1923.
Kroeber, Alfred L.:  The Nature of Culture.  Chicago:  University of Chicago Press 1952.
Kroeber, Alfred L./Kluckhohn, Clyde:  Culture.  A Critical Review of Concept and Definition.  Cambridge MA:  Peabody Museum 1952.
Kull, Ulrich:  Evolution des Menschen.  Biologische, soziale und kulturelle Evolution. Stuttgart:  Metzler 1979.
Leach, Edmund R.:  Culture and Communication.  The Logic by Which Symbols Are Connected.  Cambridge:  Cambridge UP 1976.
Le Goff, Jacques:  “Les mentalités.  Une histoire ambiguë”.  In :  Jacques Le Goff/Pierre Nora (eds.) :  Faire de l’histoire.  Vol. 3.  Paris :  Gallimard 1974, p. 76-94.
Leroi-Gourhan, André :  Le geste et la parole.  2 vols.  Paris:  Michel 1964.  English translation:  Gesture and Speech.  Cambridge MA:  MIT Press 1993. 36
Lévi-Strauss, Claude:  Anthropologie structurale.  Paris:  Plon 1958.  English translation:  Structural Anthropology.  New York:  Basic Books 1963.
Lévi-Strauss, Claude:  Les structures élémentaires de la parenté.  Paris:  Presses Universitaires de France 1949.  English translation:  The Elementary Structures of Kinship. London:  Eyre and Spottiswoode 1969.
Lotman, Jurij M.:  Stat’i po tipologii kul’tury.  Materialy k kursu teorii literatury.  Vol. 1. Tartu:  Tartuskii Gos. Universitet 1970.
Lotman, Jurij M.:  Kunst und Sprache.  Untersuchungen zum Zeichencharakter von Literatur und Kunst.  Ed.  Klaus Staedtke.  Leipzig:  Reclam 1981.
Lotman, Jurij M./Uspenskij, Boris A.:  “O semiotičeskom mechanisme kul’tury”.  In:  Trudy po Znakovym Sistemam 5 (1971), p. 144-166.
Lotman, Jurij M. et al.:  “Theses on the Semiotic Study of Cultures (as Appliedto Slavic Texts)”.  In:  Thomas A Sebeok (ed.):  The Tell-Tale Sign.  A Survey of Semiotics.  Lisse:  Peter de Ridder 1975, p. 57-83.
Lotman, Jurij M.:  “Über die Semiosphäre“.  In:  Zeitschrift für Semiotik 12 (1990), p. 287-305.
Luhmann, Niklas :  Soziale Systeme.  Grundriß einer allgemeinen Theorie.  Frankfurt a.M.:  Suhrkamp 1984.
Lumsden, Charles J./Wilson, Edward O.:  Genes, Mind, and Culture.  The Coevolutionary Process.  Cambridge MA:  Harvard UP 1981.
Lumsden, Charles J./Wilson, Edward O.:  Promethean Fire.  Reflections on the Origin of Mind.  Cambridge MA:  Harvard UP 1983.
Manetti, Giovanni:  “Sign Conceptions in Natural History and Natural Philosphy in Ancient Greece and Rome”.  In:  Posner/Robering/Sebeok 1997-2004, Vol. 1 (1997), p. 922-939.
Mannheim, Karl:  Ideologie und Utopie [1929].  Frankfurt a.M.:  Schulte-Bulmke 1965.
Mead, George H.:  “The Mechanism of Social Consciousness”.  In:  Journal of Philosophy 9 (1912), p. 401-406.
Moore, Jerry D.:  Visions of Culture.  An Introduction to Anthropological Theories and Theorists.  Walnut Creek:  Alta Mira Press 1997.
Morris, Charles W.:  Foundations of the Theory of Signs.  Chicago:  The University of Chicago Press 1938.
Morris, Charles W.:  Signs, Language, and Behavior.  New York:  Prentice-Hall 1946.
Mounin, Georges:  Introduction à la sémiologie.  Paris:  Minuit 1970.
Mühlhäusler,  Peter:    “Universal  Languages  and  Language  Planning”.    In:    Posner/ Robering/Sebeok 1997-2004, Vol. 4 (2004), Art. 175. 37
Müller,  Jürgen  E.:    Intermedialität.    Formen  moderner  kultureller  Kommunikation.  Münster:  Nodus 1996.
Nöth, Winfried:  Handbuch der Semiotik [1985].  Stuttgart:  Metzler 2000. English translation:  Handbook of Semiotics.  Bloomington:  Indiana UP 1990.
Nyíri, J. Kristof:  “Tradition and Related Terms.  A Semantic Survey”.  In:  Semiotische Berichte 12, 1-2 (1988), p. 113-134.
Parmentier,  Richard  J.  (ed.) :    Signs  in  Society.    Studies  in  Social  Anthropology.  Bloomington:  Indiana UP 1994.
Peirce, Charles S.:  Collected Papers.  8 vols. Vols 1-6 ed. Charles Hartshorne/Paul Weiss, vols. 7-8 ed. Arthur W. Burks.  Cambridge MA:  Harvard UP 1931-58.
Pieterse, Jan Nederveen:  “Globalization as Hybridization”.  In:  Mike Featherstone/ Scott Lash/Roland Robertson (eds.):  Global Modernities.  London:  Sage 1996, p. 45-68.
Ponzio, Augusto:  “Ideology”.  In:  Posner/Robering/Sebeok 1997-2004, Vol. 4 (2004), Art 167.
Posner, Roland:  Rational Discourse and Poetic Communication.  Methods of Linguistic, Literary, and Philosophical Analysis.  Berlin/New York:  Mouton de Gruyter 1982.
Posner, Roland:  “Mitteilungen an die ferne Zukunft”.  In:  Zeitschrift für Semiotik 6 (1984), p.195-228.
Posner, Roland:  “Nonverbale Zeichen in öffentlicher Kommunikation“.  In:  Zeitschrift für Semiotik 7 (1985), p. 235-271.
Posner, Roland:  “Syntactics”.  In:  Thomas A. Sebeok (ed.):  Encyclopedic Dictionary of Semiotics.  Berlin/New York:  Walter de Gruyter 1986, p. 1042-1061.
Posner, Roland:  “Gesellschaft, Zivilisation und Mentalität.  Vorüberlegungen zu einer Sprachpolitik für Europa“.  In:  Ernest W.B. Hess-Lüttich/Jan Papiór (eds.):  Dialog.  Interkulturelle Verständigung in Europa:  ein deutsch-polnisches Gespräch.  Saarbrücken: Breitenbach 1990, p. 23-42.  English translation:  “Society, Civilization, Mentality:  Prolegomena to a Language Policy for Europe”.  In:  Florian Coulmas (ed.):  A Language Policy for the European Community.  Berlin/New York:  Mouton de Gruyter 1991, p. 121-137.
Posner, Roland: “Kultur als Zeichensystem. Zur semiotischen Explikation kulturwissenschaftlicher Grundbegriffe“.  In:  Aleida Assmann/Dietrich Harth (eds.):  Kultur als Lebenswelt und Monument.  Frankfurt a.M.:  Fischer 1991, p. 37-74.
Posner, Roland:  “Was ist Kultur?  Zur semiotischen Explikation anthropologischer Grundbegriffe“.  In:  Marlene Landsch et al. (eds.):  Kultur-Evolution.  Fallstudien und Synthese.  Frankfurt a.M.:  Lang 1992, p. 1-65. 38
Posner, Roland:  “Believing, Causing, Intending.  The Basis for a Hierarchy of Sign Concepts in the Reconstruction of Communication”.  In:  René J. Jorna/Barend van Heusden/Roland Posner (eds.):  Signs, Search, and Communication.  Semiotic Aspects of Artificial Intelligence.  Berlin/New York:  Walter de Gruyter 1993, p. 215-270.
Posner, Roland:  “Sprachphilosophie und Semiotik”.  In:  Marcelo Dascal et al. (eds.):  Sprachphilosophie.  Ein internationales Handbuch zeitgenössischer Forschung.  Vol. 2.  Berlin/New York:  Walter de Gruyter 1996, p. 1658-1685.
Posner, Roland:  “Semiotische Umweltverschmutzung.  Vorüberlegungen zu einer Ökologie der Zeichen“.  In:  Günter Lobin et al. (eds.):  Europäische Kommunikationskybernetik heute und morgen.  Munich:  KoPäd 1998, p. 141-158.  English translation:  “Semiotic Pollution.  Towards an Ecology of Signs”.  Sign Systems Studies 28 (2000), p. 290-307.
Posner, Roland:   “Im Zeichen der Zeichen.  Sprache als semiotisches System“.  In:  Oswald Panagl/Hans Goebl/Emil Brix (eds.):  Der Mensch und seine Sprache(n). Vienna:  Böhlau 2001, p. 77-107.  English translation:  “Sign Economy in Language and Related Sign Systems”.  Distributed by LAUD:  Linguistic Agency.  Essen 2003,  p. 1-25.
Posner,  Roland:    “Alltagsgesten  als  Ergebnis  von  Ritualisierung”.    In:    Hartmut Schröder/Matthias Rothe (ed.):  Ritualisierte Tabuverletzung, Lachkultur und das Karnevaleske.  Frankfurt a.M.:  Lang 2002, p. 395-421.  English translation:  “Everyday Gestures  as a Result of Ritualization”.  In:  Monica Rector/Isabella Poggi/ Nadine Trigo (eds.):  Gestures.  Meaning and Use.  Porto:  Edições Universidade Fernando Pessoa  2003, p. 217-230.
Posner, Roland/Reinecke, Hans-Peter (eds.):  Zeichenprozesse.  Semiotische Forschung in
den Einzelwissenschaften.  Wiesbaden:  Athenaion 1977.
Posner, Roland/Robering, Klaus/Sebeok, Thomas A. (eds.):  Semiotics.  A Handbook on the Sign-theoretic Foundations of Nature and Culture.  4 vols.  Berlin/New York: Walter de Gruyter.  Vol. 1 1997;  vol. 2 1998; vol. 3 2003; vol. 4 2004.
Prieto, Luis J.:  Messages et signaux.  Paris:  Presses Universitaires de France 1966.
Prieto,  Luis  J.:    “La  sémiologie”.    In:    André  Martinet  (ed.):    Le  langage.    Paris:  Gallimard 1968, p. 93-144.
Radcliffe-Brown,  Alfred  R.:    “On  Social  Structure”.    In:    Journal  of  the  Royal Anthropological Institute 70 (1940), p. 1-12.
Radcliffe-Brown, Alfred R.:  Structure and Function in Primitive Society.  London: Cohen and West 1952. 39
Raulff, Ulrich (ed.):  Mentalitäten-Geschichte.  Zur historischen Rekonstruktion geistiger Prozesse.  Berlin:  Wagenbach 1987.
Reckwitz, Andreas:  Die Transformation der Kulturtheorien.  Zur Entwicklung eines Theorieprogramms.  Weilerswist:  Velbrück 2000.
Renfrew,  Colin  (ed.):    The  Explanation  of Culture  Change.    Models  in Prehistory.
London:  Duckworth 1973.
Robertson, Roland:  Globalization.  Social Theory and Global Culture.  London:  Sage 1992.
Rolf, Eckhard:  Die Funktion der Gebrauchstextsorten.  Berlin/New York:  Walter de Gruyter 1993.
Rossi-Landi, Ferruccio:  Il linguaggio come lavoro e come mercato.  Milan:  Bompiani 1968.
Rossi-Landi, Ferruccio:  Linguistics and Economics.  The Hague:  Mouton 1975.
Saussure, Ferdinand de:  Cours de linguistique générale.  Lausanne/Paris:  Payot 1916.  English translation:  Course in General Linguistics.  La Salle IL:  Open Court 1986.
Schiffer, Michael B.:  Behavioral Archeology.  New York/London:  Academic Press 1976.
Schmidt, Siegfried J.:  Texttheorie.  Probleme einer Linguistik der sprachlichen Kommunikation.  Munich:  Fink 1973.
Schönrich, Gerhard:  Semiotik zur Einführung.  Hamburg:  Junius 1999.
Scholz, Oliver R.:  “Was heißt es, ein Artefakt zu verstehen?”  In:  Mark Siebel (ed.): Kommunikatives Verstehen.  Leipzig:  Leipziger Universitätsverlag 2002, p. 220-239.
Schramm, Wilbur (ed.):  The Science of Communication.  New York:  Basic Books 1963.
Schwemmer, Oswald:  Die kulturelle Existenz des Menschen.  Berlin:  Akademie-Verlag 1997.
Schwimmer, Eric:  “Culture”.  In:  Thomas A. Sebeok (ed.):  Encyclopedic Dictionary of Semiotics.  Berlin/New York:  Mouton de Gruyter 1986, p. 163-166.
Sebeok, Thomas A.:  Theorie und Geschichte der Semiotik.  Reinbek:  Rowohlt 1979.
Segre, Cesare:  Avviamento all’analisi del testo letterario.  Turin:  Einaudi 1985.  English translation:  Introduction to the Analysis of the Literary Text.  Bloomington:  Indiana UP 1988.
Sellin, Volker:  “Mentalität und Mentalitätsgeschichte”.  In:  Historische Zeitschrift 241 (1985), p. 555-598.
Silverman, Hugh J. (ed.):  Cultural Semiosis.  Tracing the Signifier.  New York/London: Routledge 1998. 40
Singer, Milton:  “For a Semiotic Anthropology”.  In:  Thomas A. Sebeok (ed.):  Sight, Sound, and Sense.  Bloomington:  Indiana UP 1978, p.202-232.
Singer, Milton:  “Signs of the Self.  An Exploration in Semiotic Anthropology”.  In: American Anthropologist 32 (1980), p. 411-413.
Smuts, Barbara et al. (eds.) :  Primate Societies.  Chicago:  University of Chicago Press 1987.
Tellenbach, Gerd:  “Mentalität”.  In:  Erich Hassinger/Joseph H. Müller/Hugo Ott (eds.):  Geschichte, Wirtschaft, Gesellschaft.  Festschrift für Clemens Bauer zum 75. Geburtstag.  Berlin:  Duncker and Humblot 1974, p. 11-30.
Thompson, Michael:  Rubbish Theory.  The Creation and Destruction of Value.  Oxford:  Oxford UP 1979.
Threadgold, Terry:  “Social Media of Semiosis”.  In Posner/Robering/Sebeok 1997-2004, Vol. 1 (1997), p. 384-404.
Thurnwald, Richard C.:  Economics in Primitive Communities.  Oxford:  Oxford UP 1932. 
Thurnwald, Richard C.:  “Contributions to the Analysis of the Cultural Mechanism”.  In:  American Sociological Review 1 (1936), p. 387-395 and 604-613; 2 (1937), p. 26-42.
Thurnwald, Richard C.:  Der Mensch geringer Naturbeherrschung.  Sein Aufstieg zwischen Vernunft und Wahn.  Berlin:  Walter de Gruyter 1950.
Turner, Victor W.:  The Forest of Symbols.  Ithaca NY:  Cornell UP 1967.
Tylor, Edward B.:  Primitive Culture.  2 vols. London:  Murray 1871.
Vivelo, Frank R.:  Cultural Anthropology Handbook.  A Basic Introduction.  New York: McGraw-Hill 1978.
Waal, Frans de:  Chimpanzee Politics.  London:  Cape 1982.
Waal, Frans de:  Peacemaking among Primates.  Cambridge MA: Harvard UP 1989.
Warnier, Jean-Pierre:  Construire la culture matérielle.  Paris:  Presses Universitaires de France 1999.
Weber, Alfred:  “Prinzipielles zur Kultursoziologie”.  In:  Archiv für Sozialwissenschaft und Sozialpolitik 47 (1920), p. 1-49.
Weber, Alfred:  Kulturgeschichte als Kultursoziologie.  Munich:  Piper 1950 [1935]. 
Wefelmeyer, Fritz:  “Glück und Aporie des Kulturtheoretikers.  Zu Johann Gottfried Herder und seiner Konzeption der Kultur“.  In:  Helmut Brackert/Fritz Wefelmeyer (eds.):    Naturplan  und  Verfallskritik.    Zu  Begriff  und  Geschichte  der  Kultur. Frankfurt a.M.:  Suhrkamp 1984, p. 94-121. 41
Werlen, Erika:  Sprache, Kommunikationskultur und Mentalität.  Tübingen:  Niemeyer 1998.
White, Michael J.D.:  Modes of Speciation.  San Francisco:  Freeman 1978.
Winner, Irene Portis:  “Ethnicity, Modernity, and the Theory of Culture Texts”.  In:  Winner/Umiker-Sebeok 1979, p. 103-148.
Winner, Irene Portis/Umiker-Sebeok, Jean (eds.):  Semiotics of Culture.  The Hague/ New York:  Mouton 1979.
Winter, K. Willem de:  “Biological and Cultural Evolution.  Different Manifestations of the Same Principle – A Systems-Theoretical Approach”.  In:  Journal of Human Evolution 13 (1984), p. 61-70.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét