Powered By Blogger

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Trường phái Triết học, Văn hóa, Chính trị Bakhtin (I)



Trường phái Triết học, Văn hóa, Chính trị Bakhtin (I)

Craig Brandist

Người dịch: Hà Hữu Nga

Các vấn đề nghiên cứu về Bakhtin

Các công trình nghiên cứu của Mikhail Bakhtin và Trường phái Bakhtin để lại trong những năm gần đây đã khuấy động mối quan tâm rộng rãi và đã có tác động lớn đến hàng loạt lĩnh vực thuộc các khoa học xã hội và nhân văn. Các công trình của Trường phái này về triết học ngôn ngữ, việc nghiên cứu Chủ nghĩa Hình thức Nga, cũng như lý thuyết và lịch sử tiểu thuyết đã được khẳng định một cách vững chắc với tư cách là những bước phát triển quan trọng trong tất cả các lĩnh vực trên. Mặc dù ảnh hưởng ban đầu của Trường phái này chỉ thuộc phạm vi nghiên cứu văn hóa và văn học, nhưng giờ đây nó đã bắt đầu khẳng định sự hiện diện của mình trong triết học, khoa học xã hội, lịch sử và nghiên cứu văn hóa. Các khái niệm chủ chốt của Bakhtin về đối thoại và lễ hội giả trang đã được chấp nhận làm công cụ phân tích để xem xét nhiều hiện tượng khác nhau như các tiểu thuyết của Jane Austen, các cuộc nổi loạn của dân chúng thời Trung đại, Blackpool Pleasure Beach*, điện ảnh Brazilian và cả thị trường buôn bán hàng thùng. Những cách ứng dụng khiến người ta hoang mang được phản chiếu bởi hàng loạt so sánh gây bối rối với các khái niệm của các nhà tư tưởng khác , bao gồm cả các lý thuyết gia Marxist như Walter Benjamin và Theodor Adorno, các triết gia hiện tượng học như Edmund Husserl và Maurice Merleau-Ponty, các nhà thực dụng Mỹ, các nhà thần bí học Do Thái và các nhà Thần học Chính thống giáo Nga. Trong các hoàn cảnh như vậy thì thật đáng ngạc nhiên là các nhà nghiên cứu mới về Bakhtin thường tự nhận thấy bản thân mình phải đương đầu với hàng loạt viễn cảnh bất hợp lý về duy nhất một nhân vật. Trong những năm cuối của thập kỷ 30 đã có sự tăng lên chầm chậm của cơn sóng triều các xuất bản phẩm bằng tiếng Nga và tiếng Anh về Bakhtin. Mười hội nghị quốc tế và vô số sự kiện nhỏ hơn dành riêng cho Trường phái Bakhtin đã được tổ chức, và cũng có một chút dấu hiệu cho thấy mối quan tâm đã giảm bớt. Bakhtin, dường như, đều có gì đó cho mọi người. Ông được viện dẫn với đủ loại nguyên do:  phê phán nhân văn tự do, nguyên do triết học duy tâm, chủ nghĩa dân tộc Nga, chủ nghĩa Marxism, phản – Marxism, lý thuyết hậu thuộc địa và vô số lập trường khác nữa. Thực ra thì có bao nhiêu người diễn giải là có “bấy nhiêu Bakhtin”.    

Việc tìm hiểu tại sao lại có tình trạng ấy là điều rất quan trọng. Danh pháp học Trường phái Bakhtin, và nhất là bản thân cái tên Bakhtin lại còn đặc biệt hơn và thực sự đa nghĩa. Các thuật ngữ, chẳng hạn như “độc thoại” và “đối thoại” chẳng hạn, dường như cũng có thể đã đủ tẻ nhạt rồi, nhưng vô số trách nhiệm triết học và xã hội học mà Bakhtin chất gánh lên các khái niệm này thì lại là điều hoàn toàn bất thường. Trong những năm sinh thời Stalin, khi chế độ kiểm duyệt đặc biệt khắt khe, thì chiến lược này đã được khai thác để thảo luận về các vấn đề xã hội, không những thế, những vấn đề này đều nằm ngoài các ranh giới. Các thuật ngữ chẳng hạn như “thi ca” và “tiểu thuyết” cùng với các từ phái sinh từ các thuật ngữ này đều được phú cho một ý nghĩa vượt xa khỏi các ý nghĩa mỹ học thông thường của nó đến mức chúng đã có được một đặc trưng đạo đức học và thậm chí là đặc trưng chính trị - xã hội nữa. Đồng thời các từ có âm hưởng chính trị-xã hội đã thành đã được khai thác theo lối thời thượng triết học rộng rãi hơn. Vì vậy các ranh giới giữa đạo đức học, mỹ học và chính trị học đã trở nên mù mờ khi một lớp nghĩa này được lắng phủ lên một lớp nghĩa khác, dẫn đến hình thành các phó bản. Điều đó đã để ngỏ, và thực sự cổ vũ hàng loạt diễn giải, nhưng đó vẫn chưa phải là toàn bộ vấn đề.    

Như chúng ta sẽ thấy, đa số các tư tưởng triết học mà Trường phái này sử dụng lại không có nguồn gốc từ Nga, và việc chuyển dịch các thuật ngữ chủ chốt sang tiếng Nga chứa đầy khó khăn. Các thuật ngữ triết học Đức được nhập vào một ngôn ngữ không có một diễn ngôn triết học đã thành và tình trạng thiếu vắng những thuật ngữ thay thế có sẵn khiến cho tính đại linh hoạt hình thái học của ngôn ngữ Nga đã được khai thác. Các từ với nghĩa thông dụng trong đời sống hàng ngày đã được ghép thêm các tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ và đã được sử dụng theo cách mới, khiến cho sản phẩm cuối cùng có thêm các nghĩa rộng khác. Đôi khi hai từ tiếng Nga đã được sử dụng để dịch duy nhất một từ tiếng Đức, hoặc ngược lại, một từ tiếng Nga được sử dụng để dịch hai từ tiếng Đức, kết quả là sự kết nối giữa một thuật ngữ và truyền thống mà từ đó được sinh ra đã trở nên mờ mịt. Nhân thể, tính chất mờ mịt đó đã được sử dụng một cách có chủ ý để che lấp các nguồn gốc không thể chấp nhận được đối với những người có thẩm quyền quyết định việc công bố. Vậy là đã xuất hiện những vấn đề nảy sinh từ thực hành sáng tác riêng của Bakhtin. Trong khi vào cuối những năm 1920 hai thành viên chủ chốt của Trường phái là Voloshinov và Medvedev, đã nhất quán và tương đối mở về việc cung cấp các ghi chú tham khảo các công trình mà họ khai thác, còn Bakhtin thì lại là một quý ông có tiếng về các vấn đề như vậy, thậm chí trước cả khi hệ thống kiểm duyệt trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Thái độ khá hạ cố của Bakhtin đã lộ rõ trong một tiểu luận vào năm 1924: “Chúng tôi cũng đã giải thoát cho công trình của mình khỏi cái tảng đá vô dụng của các đoạn trích dẫn và các tài liệu tham khảo, là những thứ nói chung không có ý nghĩa phương pháp luận trực tiếp trong công trình nghiên cứu không-phải lịch sử, và trong một công trình đầy dồn nén về một đặc trưng hệ thống thì chúng lại tuyệt đối thừa: chúng không cần thiết cho loại người đọc sành sỏi và cũng vô dụng đối với người đọc thiểu năng”. (PCMF 257; PSMF 259)

Điều đó đã khiến cho một vài học giả thuộc lĩnh vực này thực hiện các diễn giải của họ dựa vào chính các tương đồng về thuật ngữ với công trình của các nhà tư tưởng khác, như chúng ta đã thấy, là hết sức có vấn đề. Các tài liệu lưu trữ của Bakhtin còn được giữ kín như bưng cho đến rất gần đây thôi, kết quả là các nguồn tài liệu mà ông khai thác chỉ có thể đoán và thường là bị lờ đi. Điều lạ của hệ thống thuật ngữ này, sự vắng mặt của bất cứ một sự so sánh tri thức rõ ràng nào và sự vắng mặt của bất cứ một tài liệu tham khảo nào đã khiến cho người ta coi Bakhtin như một nhà tư tưởng thiên tài thực sự kỳ vĩ, hoàn toàn nguyên gốc, đã tiên liệu được mọi trường phái tư tưởng. Nếu điều đó là chưa đủ thì lịch sử công bố và dịch thuật lại càng làn cho vấn đề trở nên phức tạp hơn.   

Các vấn đề công bố và dịch thuật

Ngoài một số bài viết rải rác mang tính thứ yếu trong các tạp chí xuất bản định kỳ thì chỉ có hai lần xuất bản các nghiên cứu giờ đây đã trở nên nổi tiếng của Bakhtin đó là công trình về Dostoevsky (PTD (1929) và PPD (1963)) cũng như Rabelais (TFR/RW (1965)) đã được công bố bằng tên ông lúc sinh thời của Bakhtin. Tuy nhiên từ khi ông chết, một số tuyển tập công trình của ông đã xuất hiện bằng tiếng Nga, trong đó các công trình thuộc một số giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của Bakhtin, thường được viết cách nhau tới 50 năm, và được tập hợp lại cùng nhau. Chính điều đó đã làm cho nhiệm vụ xem xét công trình của Bakhtin như là một tổng thể đang phát triển là cực kỳ có vấn đề. Các công trình sớm đã được đọc thông qua lăng kính của công trình muộn hơn cho người ta một ấn tượng là các tư tưởng của ông về cơ bản không hề thay đổi. Hơn nữa nhiều thứ trong công trình này đã không được chính Bakhtin chuẩn bị cho việc xuất bản vì vậy mà người ta không chắc chắn là liệu các văn bản này có tạo ra bất cứ một thứ gì giống như những lần xuất bản cuối cùng của các công trình đang được bàn đến hay không. Sự thiếu thốn thông tin về các bản thảo chép tay và về các chú giải xuất bản có lượng thông tin cao của các học giả có năng lực được tiếp cận với các hồ sơ cho thấy rằng tư liệu thường được thể hiện bằng một hình thức khá hỏng và sống sượng.   

Việc dịch các công trình này ra các ngôn ngữ Tây Âu thường được thêm bằng một lớp bổ sung hỗn độn đối với người đọc mà không thể tiếp cận với các bản gốc. Các bản dịch tiếng Anh xuất hiện từ năm 1968, mặc dù chất lượng dịch và công việc biên tập là cực kỳ không ổn. Có tới mười người dịch khác nhau đã công bố công trình của một tác giả mà hệ thống thuật ngữ của người đó lại rất đặc trưng, thường dịch các khái niệm chủ chốt bằng hàng loạt cách khác nhau. Xin đưa ra một ví dụ về từ становление, mà giờ đây chúng ta biết là có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Đức das Werden, trở thành, và trong các bản dịch về Heidegger thường được dịch ra tiếng Anh là becoming, thì khi dịch từ tiếng Nga ra tiếng Anh đã có không dưới mười cách dịch khác nhau, kể cả các từ emergence nổi lên và development phát triển. Thậm chí chỉ trong một bản dịch mà người ta sử dụng bốn cách khác nhau để dịch từ này. Những bản dịch như vậy chỉ làm tối tăm thêm cái âm hưởng triết học của những thuật ngữ trung tâm như vậy, cũng như làm tối tăm thêm chính công trình của tác giả nói chung. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là tính nhất quán, vì một số bản dịch thường bỏ sót và mắc các lỗi rất nghiêm trọng càng làm tồi tệ thêm các vấn đề cố hữu trong các văn bản của người Nga. Ở những mức độ khác nhau, các vấn đề này cũng truyền bệnh dịch của các bản dịch ra tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Đức. Vì những lý do đó mà các đoạn trích dẫn công trình của Trường phái Bakhtin trong cuốn sách này sẽ là những đoạn dịch của chính bản thân tôi, và tài liệu tham khảo sẽ dẫn cả bản dịch tiếng Anh và bản gốc tiếng Nga.    

Cuối cùng là vấn đề về nguồn gốc tác giả của các công trình được công bố dưới những cái tên Voloshinov và Medvedev, cũng như quy mô vốn từ vựng Marxist có trong đó cần phải được đánh giá rõ ràng. Mặc dù các công trình này có khá ít vấn đề về việc xác định một số nguồn triết học của chúng, nhưng nước đã bị vấy bùn bởi một lập luận về chính đặc trưng của các công trình ấy. Những người, chẳng hạn, biện minh cho quyền tác giả duy nhất của Bakhtin cũng có khunh hướng cho rằng đặc biệt vốn từ vựng Marxist xuất hiện ở đây chỉ là “tấm rèm cửa” để tạo thuận lợi cho việc công bố, trong khi những người ủng hộ cho quan điểm về tính chân thực của các công bố gốc cũng có khuynh hướng coi các lập luận mang tính Marxist là nghiêm túc. Hơn nữa, những người phủ nhận rằng các công trình này là công trình của các bên cam kết thì đều đánh giá thấp ý nghĩa chung của các nhân vật này, và bằng cách ấy, các viễn cảnh riêng biệt được thể hiện trong các văn bản đều bị đánh giá thấp. Nghiên cứu này tìm cách làm nổi bật đặc trưng gốc của các công trình ấy. [1] Với tư cách là kết quả của vấn đề này và các vấn đề khác được đề cập ở trên, các nhà bình luận về Bakhtin có khuynh hướng chọn một giai đoạn trong sự nghiệp của Bakhtin và xử lý nó như là một lần quyết định, một cách làm đã đưa lại hàng loạt phiên bản khác nhau về tư tưởng “Bakhtinian”.Sự xuất hiện gần đây của các tập đầu tiên trong tổng tập công trình của Bakhtin bằng tiếng Nga và kế hoạch xuất bản một bản dịch tiếng Anh đã được chỉnh sửa sẽ giúp vượt qua được một số vấn đề trong toàn bộ các vấn đề đã đặt ra, trong khi công việc lưu trữ mới đây đã hé mở một số cuốn sổ ghi chép của Bakhtin giúp chỉ ra các cội nguồn tư tưởng của ông.       
    
Cuốn sách này nhằm giúp cho người đọc tìm cách vượt qua cái mê lộ của những lối chiếm đoạt tư tưởng và một số vấn đề cố hữu trong các văn bản chủ yếu tạo cơ hội cho việc tìm kiếm một số cơ sở tư tưởng của Trường phái này. Trong những năm 1980, Bakhtin thường được thể hiện là một cá nhân đơn độc viết về hàng loạt vấn đề đứng tên ông cũng như tên của bạn bè ông và phát triển một phương pháp triết học đơn nhất, hoàn toàn nguyên gốc. Điều đó đã bắt đầu thay đổi đáng kể, thậm chí cho dù các bản thảo của Bakhtin vẫn được canh giữ cẩn thận bởi những người trông coi di sản của ông. Chắc chắn là một tình huống lạ khi ngay cả những người biên tập trong lần xuất bản hoàn toàn mới các công trình của ông bằng tiếng Nga cũng không hề được tiếp cận với tài bộ tài liệu lưu trữ. Cso vẻ như khi nguồn tư liệu này có thể tiếp cận được thì chúng ta sẽ phát hiện được thêm các ảnh hưởng đến những công trình của ông không được thảo luận ở đây; nhưng đã có được một xuất phát điểm quan trọng. Như chúng ta sẽ thấy, công trình của Trường phái này cần phải được hiểu trong bối cảnh tri thức châu Âu, đúng với thời của nó, và phải được coi là một xu hướng tổng hợp đặc biệt vẫn đang được tiếp tục của các trào lưu triết học Đức trong các bối cảnh cụ thể của xã hội Soviet. Chỉ có như vậy thì mới có thể thực sự giải thích được các tương đồng và khác biệt giữa các công trình của Trường phái Bakhtin và của các nhà xã hội học, các triết gia, và các lý thuyết gia văn hóa chính thống, và tạo thuận lợi cho một cam kết đầy ý nghĩa với các tư tưởng của họ.  
         
Việc nghiên cứu các công trình của Trường phái này dựa trên nền tảng lịch sử và triết học sẽ là một điều kiện tiên quyết cho bất cứ sự đánh giá nào về các điểm mạnh và các hạn chế của các tư tưởng của họ, và chỉ có như vậy thì mới có thể ứng dụng được một cách sâu sắc. Trong đó hóa ra là các phạm trù nhất định đã được xây dựng dựa trên các nguyên tắc triết học đã bị sói mòn nghiêm trọng trong các công trình tiếp theo, có vẻ như các phạm trù đó tự thân chúng cũng cần phải được xem xét lại. Tương tự như vậy, hiểu biết về âm hưởng triết học của các tư tưởng nhất định thường sẽ khiến cho những ai cố gắng kết hợp chúng với các tư tưởng của các truyền thống khác thì đều biết rất rõ thế nào là sự thất bại của một hành động phiêu lưu như vậy. Vì vậy cuốn sách này hướng tới cổ vũ người đọc dấn thân một cách có phê phán cùng các công trình của Trường phái Bakhtin hơn là chỉ thụ động chấp nhận bất cứ một công thức cụ thể nào của họ. Nó sẽ không đem lại cảm giác thoải mái cho những ai mong muốn một cách đơn giản việc áp dụng các công trình của Trường phái này như là một tổng thể hoàn chỉnh, mà cần phải giúp tạo thuận lợi cho họ bằng những cam kết thiết yếu hơn, và phát triển các viễn cảnh phê phán đầy đủ hơn nữa.  
__________________________________________ 

Nguồn: Craig Brandist 2002. The Bakhtin Circle: Philosophy, Culture and Politics, London, Sterling, Virginia, First published 2002 by Pluto Press, 345 Archway Road, London N6 5AA and 22883 Quicksilver Drive,  Sterling, VA 20166–2012, USA. 

Tác giả: Craig Brandist, giáo sư Đại học Sheffield, Nam Yorkshire, Vương quốc Anh, chuyên về lý thuyết văn hóa và lịch sử tri thức. Ông bắt đầu nghiên cứu về lý thuyết văn hóa Nga từ cuối những năm 1980. Hiện nay ông chủ yếu tập trung vào môi trường tri thức Liên Xô trong những năm 1920-1930, đặc biệt là sự xuất hiện của các lý thuyết ngôn ngữ và văn hóa. Vì vậy ông quan tâm đến các mối tương tác giữa chủ nghĩa Marxism, hiện tượng học, lý thuyết hình thức và các dạng lý thuyết ngôn ngữ học và văn hóa khác nhau trong bối cảnh nước Nga Soviet buổi đầu.

Ghi chú của người dịch: Круг Бахтина được phương Tây coi là một trường phái tư tưởng Nga thế kỷ 20, tập trung xung quanh các công trình của Mikhail Mikhailovich Bakhtin (1895-1975). Về phương diện triết học, trường phái này hướng đến các vấn đề văn hóa và xã hội nảy sinh từ cuộc cách mạng Nga và suy thoái dưới sự cầm quyền của chế độ độc tài Stalin. Công trình của nhóm này chủ yếu tập trung vào tính trung tâm của các vấn đề về ý nghĩa trong đời sống xã hội nói chung và đặc biệt là sự sáng tạo nghệ thuật, bằng việc xem xét cách thức thể hiện xung đột bằng ngôn ngữ giữa các nhóm xã hội. Quan điểm xuyên suốt của trường phái này là sản phẩm ngôn ngữ học, về bản chất là tính đối thoại, được hình thành trong quá trình tương tác xã hội, và từ đó dẫn đến sự tương tác của các giá trị xã hội khác nhau thể hiện trong khuôn khổ của sự nhấn mạnh vào diễn ngôn của những kẻ khác. Trong khi tầng lớp thống trị muốn áp đặt một diễn ngôn duy nhất làm mẫu mực thì các giai cấp bị trị lại thiên về phá vỡ sự khép kín của lối độc thoại này. Trong lĩnh vực văn học, thi ca và sử thi thể hiện các lực hướng tâm trên vũ đài văn hóa, vì vậy mà tiểu thuyết chính là sự thể hiện mang tính tạo dựng cấu trúc của ideologiekritik phê phán hệ tư tưởng đại chúng, sự phê phán xã hội đến tận căn cội. Các thành viên của nhóm gồm có Matvei Isaevich Kagan (1889-1937); Pavel Nikolaevich Medvedev (1891-1938); Lev Vasilievich Pumpianskii (1891-1940); Ivan Ivanovich Sollertinskii (1902-1944); Valentin Nikolaevich Voloshinov (1895-1936); và những người khác nữa.

* Blackpool Pleasure Beach: là một khu vui chơi giải trí và nghỉ ngơi nằm dọc bãi biển Fylde ở Blackpool, Lancashire nước Anh. Đây là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất nước, và là một trong số 20 công viên vui chơi giải trí, nghỉ ngơi đông khách nhất trên toàn thế giới. Đây là công ty tư nhân của gia đình Thompson, toàn bộ công việc kinh doanh đều được quản lý và điều hành bởi một người trong gia đình là Amanda Thompson với sự trợ giúp của người em trai là Nicholas Thompson. Năm 2003 công viên đã khai trương Big Blue Hotel, một khách sạn bốn sao, và đồng thời biến bãi biển này trở thành nơi nghỉ ngơi nữa. Mới đây, Pleasure Beach còn khai trương một khu vực công viên đầy sắc màu cho trẻ em gọi là Nickelodeon Land vào năm 2011. 

** Car boot sales hoặc boot fairs – hàng thùng: là một loại hình chợ Anh bán các hàng hóa gia dụng do các gia đình tự tay làm ra, hoặc các loại rau củ trồng trong vườn nhà. Tên gọi này liên quan đến việc bán các loại hàng hóa bằng một ngăn đựng hàng trên thùng xe - car’s boot. Mặc dù số người bán hàng chuyên nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ trong số người bán, các hạng mục hàng hóa được đem ra bán vẫn thường được sử dụng nhưng đó không còn là những vật dụng mà người ta cần nữa. Hàng thùng là cách thức tập họp của một nhóm người lại ở một chỗ để tái chế những thứ đồ gia dụng không còn cần thiết trong các gia đình mà trước đây thường bị vứt bỏ. Ở châu Âu, việc buôn bán hàng thùng ngoài trời thường diễn ra vào mùa hè, tuy nhiên ngày nay đang phát triển khuynh hướng buôn bán hàng thùng trong nhà và việc buôn bán hàng thùng quanh năm ngoài trời đang xuất hiện ở một số nơi tại Vương quốc Anh. Các hạng mục được đem bán có thể gồm cả cổ vật và các bộ sưu tập đủ loại mà người ta muốn bán và có thể bán. 

Chú thích

1. The distinct perspectives will be further developed in Brandist, Shepherd and Tihanov (forthcoming).

Tài liệu dẫn

Albertazzi, L. (2001) ‘The Primitives of Presentation’, in L. Albertazzi (ed.) (2001), 29–60.

— (ed.) (2001) The Dawn of Cognitive Science: Early European Contributions, Dordrecht, Boston and London: Kluwer, 29–60.

Alpatov, V.M. (1991) Istoriia odnogo mifa: Marr i marrizm, Moscow: Nauka.

— (1995) ‘Kniga “Marksizm i filosofiia iazyka” i istoriia iazykoznaniia’, Voprosy iazykoznaniia 5, 108–26.

— (1998) ‘Lingvisticheskoe soderzhanie knigi Marksizm i filosofiia iazyka’, in T, 517–29.

— (2000) ‘What is Marxism in Linguistics?’, in C. Brandist and G. Tihanov (eds) (2000).

Archer, M.S. (1996) Culture and Agency: The Place of Culture in Social Theory, Cambridge: Cambridge University Press.

Ash, M. (1998) Gestalt Psychology in German Culture 1890–1967: Holism and the Quest for Objectivity, Cambridge: Cambridge University Press.

Bachtin, N.M. (1963) Lectures and Essays, Birmingham: University of Birmingham.

Bauman, Z. (1993) Postmodern Ethics, Oxford: Blackwell.

Bazylev, V.N. and Neroznak, V.P. (2001) ‘Traditsiia, mertsaiushchaia v tolshche istorii’, in V.P. Neroznak (ed.) (2001) 3–20.

Belinskii, V.G. (1962a) ‘Thoughts and Notes on Russian Literature’, in R.E. Matlaw (ed.) (1962) 3–32.

— (1962b) ‘A Survey of Russian Literature in 1847: Part Two’, in R.E. Matlaw (ed.) (1962) 33–82.

Bell, M.M. and Gardiner, M. (eds) (1998) Bakhtin and the Human Sciences: No Last Words, Thousand Oaks and London: Sage.

Bergson, H. (1956) ‘Laughter’, in W. Sypher (ed.) Comedy, Baltimore and London: Johns Hopkins University Press, 61–190.

Berrong, R.M. (1986) Rabelais and Bakhtin: Popular Culture in ‘Gargantua and Pantagruel’, Lincoln: University of Nebraska Press.

Bhaskar, R. (1979) The Possibility of Naturalism, Brighton: Harvester Press.

Bloor, D. (1997) Wittgenstein, Rules and Institutions, London: Routledge.

Bottomore, T. and Goode, P. (eds) (1978) Austro-Marxism, Oxford: Clarendon Press.

Brachev, V.S. (2000) Russkoe masonstvo XX veka, St. Petersburg: Stomma.

Brandist, C. (1995) ‘Politicheskoe znachenie bor´by s ideiami Sossiura v rabotakh shkoly Bakhtina’, Dialog Karnaval Khronotop 2, 32–43.

— (1996) ‘The Official and the Popular in Gramsci and Bakhtin’, Theory, Culture and Society 2, 13, 59–74.

— (1997) ‘Bakhtin, Cassirer and Symbolic Forms’, Radical Philosophy, 85, 20–27.

— (1999a), ‘Bakhtin’s Grand Narrative: the Significance of the Renaissance’, Dialogism 3.

— (1999b) ‘Ethics, Politics and the Potential of Dialogism’, Historical Materialism, 4.

— (2000) ‘Bakhtin, Marxism and Russian Populism’, in C. Brandist and G. Tihanov (eds) (2000), 70–93.

— (2001a) ‘El marxismo y el nuevo “giro ético”’, Herramienta 14, 125–39.

— (2001b) ‘The Hero at the Bar of Eternity: The Bakhtin Circle’s Juridical Theory of the Novel’, Economy and Society 30 (2), 208–28.

Brandist, C., Shepherd, D. and Tihanov, G. (eds) (forthcoming) The Bakhtin Circle: In the Master’s Absence, Manchester: Manchester University Press.

Brandist, C. and Tihanov, G. (eds) (2000) Materializing Bakhtin: The Bakhtin Circle and Social Theory, Basingstoke: Macmillan.

Brentano, F. (1969) The Origin of the Knowledge of Right and Wrong (trans. R.M. Chisholm and E.H. Schneewind), London: Routledge and Kegan Paul.

Bruhn, J. and Lundquist, J. (eds) (2001) The Novelness of Bakhtin: Perspectives and Possibilities, Copenhagen: Museum Tusculanum Press.

Bühler, K. (1919) ‘Kritische Musterung der Neureren Theorien des Satzes’, Indogermanisches Jahrbuch 6, 1–20.

— (1922) ‘Vom Wesen der Syntax’, in V. Klemperer, and E. Lerch (eds) (1922) Idealistische Neuphilologie: Festschrift für Karl Vossler, Heidelberg: Carl Winter, 54–84.

— (1926) ‘Die Krise der Psychologie’, Kant-Studien 31, 455–526.

— (1927) Die Krise der Psychologie, Jena: G. Fischer.

— (1990) Theory of Language: The Representational Function of Language (trans. D.F. Goodwin), Amsterdam and Philadelphia: John Benjamins.

Bukharin, N. (1926) Historical Materialism: A System of Sociology, London: Allen and Unwin.

Burckhardt, J. (1990) The Civilization of the Renaissance in Italy (trans. S.G.C. Middlemore), Harmondsworth: Penguin.

Burwick, F. and Douglas, P. (eds) (1992) The Crisis in Modernism: Bergson and the Vitalist Controversy, Cambridge: Cambridge University Press.

Cassirer, E. (1923) Substance and Function and Einstein’s Theory of Relativity (trans. Swabey and Swabey), Chicago and London: Open Court.

— (1933) ‘Le Language et la Construction du monde des objets’, Journal de Psychologie normale et Pathologique.

— (1946) Language and Myth (trans. S. Langer), New York: Dover Publications.

— (1949) ‘“Spirit” and “Life” in Contemporary Philosophy’, in P.A. Schlipp (ed.) The Philosophy of Ernst Cassirer, Illinois: Evanston, 857–80.

— (1950) The Problem of Knowledge: Philosophy, Science and History Since Hegel (trans. W. Woglom and C. Hendel), New Haven and London: Yale University Press.

— (1951) The Philosophy of the Enlightenment (trans. F. Koelln and J.P. Pettegrove), Princeton: Princeton University Press.

— (1953) The Platonic Renaissance in England (trans. J.P. Pettegrove), London: Nelson.

— (1955a) The Philosophy of Symbolic Forms, Vol. 1: Language (trans. R. Manheim), New Haven and London: Yale University Press.

— (1955b) The Philosophy of Symbolic Forms, Vol. 2: Mythical Thought (trans. R. Manheim), New Haven and London: Yale University Press.

— (1957) The Philosophy of Symbolic Forms, Vol. 3: The Phenomenology of Knowledge (trans. R. Manheim), New Haven and London: Yale University Press.

— (1963) The Individual and the Cosmos in Renaissance Philosophy (trans. M. Domandi), New York: Harper and Row.

— (1996) The Philosophy of Symbolic Forms, Vol. 4: The Metaphysics of Symbolic Forms (trans Krois), New Haven and London: Yale University Press.

Catano, J.V. (1988) Language, History, Style: Leo Spitzer and the Critical Tradition, Routledge, London.

Cattaruzza, S. (1996) ‘Meinong and Bühler’, Axiomathes 7 (1–2), 103–7.

Christiansen, B. (1909) Philosophie der Kunst, Hanau.

Chukovskii, K. (1989) ‘Iz vospominanii’, Wiener Slawistischer Almanach 24, 97–114.

Clark, K. (1995) Petersburg, Crucible of Cultural Revolution, Cambridge, Mass.: Harvard University Press.

Clark, K. and Holquist, M. (1984a) Mikhail Bakhtin, Cambridge, Mass. And London: Belknap Press.*

— (1984b) ‘The Influence of Kant in the Early Work of M.M. Bakhtin’, in Joseph P. Strelka (ed.) (1984) Literary Theory and Criticism: A Festschrift in Honor of René Wellek, New York: Peter Lang, 299–313.

Coates, R. (1998) Christianity in Bakhtin: God and the Exiled Author, Cambridge: Cambridge University Press.

Cohen, H. (1871) Kants Theorie der Erfahrung, Zweite neubearbeitete Auflage, Berlin: Dümmler.

— (1904) Ethik des reinen Willens, Berlin: Bruno Cassirer.

— (1923) Aesthetik des reinen Gefühls, Berlin: Bruno Cassirer.

Côté, J.-F. (2000) ‘Bakhtin’s Dialogism Reconsidered through Hegel’s “Monologism”: the Dialectical Foundations of Aesthetics and Ideology in Contemporary Human Sciences’, in C. Brandist and G. Tihanov (eds) (2000), 20–42.

Croce, B. (1978) Aesthetic: As Science of Expression and General Linguistic (trans. D. Ainslie), Boston: Nonpareil Books.

Crowell, S.G. (1996) ‘Emil Lask: Aletheiology and Ontology’, in Kant-Studien 87, 69–88.

Crowley, T. (2001) ‘Bakhtin and the History of Language’, in K. Hirschkop and D. Shepherd (eds) (2001) 177–200.

Dunlop, F. (1991) Scheler, London: Claridge Press.

Eagleton, T. (1990) The Ideology of the Aesthetic, Oxford: Blackwell.

Emerson, C. (1997) The First Hundred Years of Mikhail Bakhtin, Chichester, N.J.: Princeton University Press.

Erlich, V. (1969) Russian Formalism: History-Doctrine, The Hague: Mouton.*

Ermarth, M. (1978) Wilhelm Dilthey: the Critique of Historical Reason, Chicago and London: University of Chicago Press.

Ferguson, W.K. (1948) The Renaissance in Historical Thought: Five Centuries of Interpretation, Cambridge, Mass.: Riverside Press.

Freiberger-Sheikholeslami, E. (1982) ‘Forgotten Pioneers of Soviet Semiotics’, in M. Herzfeld and M. Lenhart (eds) Semiotics 1980, New York and London: Plenum Press, 155–65.

Freidenberg, O.M. (1991) ‘The Main Goals Used in the Collective Study of the Plot of Tristan and Iseult’, Soviet Studies in Literature 27 (1), 54–66.

— (1997) Poetika siuzheta i zhanra, Moscow: Labirint.

Frings, M.S. (1997) The Mind of Max Scheler, Milwaukee: Marquette University
Press.*

Gardiner, A. (1932) The Theory of Speech and Language, Oxford: Clarendon Press.

Gardiner, M. (1992) The Dialogics of Critique: M.M. Bakhtin and the Theory of Ideology, London: Routledge.*

— (1996a) ‘Alterity and Ethics: a Dialogical Perspective’, Theory, Culture and Society 13, 2, 121–44.

— (1996b) ‘Foucault, Ethics and Dialogue,’ History of the Human Sciences 9 (3), 27–46.

— (1998) ‘“The Incomparable Monster of Solipsism”: Bakhtin and Merleau-Ponty’, in M.M. Bell and M. Gardiner (eds) (1998) 128–44.

— (2000) ‘“A Very Understandable Horror of Dialectics”: Bakhtin and Marxist Phenomenology’, in C. Brandist and G. Tihanov (eds) (2000) 119–41.

Gasparov, B. (1996) ‘Development or Rebuilding: Views of Academician T.D. Lysenko in the Context of the Late Avant-Garde’, in J.E. Bowlt and O. Matich (eds) Laboratory of Dreams: The Russian Avant-Garde and Cultural Experiment, Stanford: Stanford University Press.

Gibson, J.J. (1982) ‘The Problem of Event Perception’, in E.J. Reed and R. Jones (eds) Reasons for Realism: Selected Essays of James J. Gibson, Hillsdale: Lawrence Erlbaum, 203–16.

— (1986) The Ecological Approach to Visual Perception, Hillsdale: Lawrence Erlbaum.

Giddens, A. (1979) Central Problems in Social Theory: Action, Structure and Contradiction
in Social Analysis, Berkeley, Calif.: University of California Press.

Ginzburg, C. (1992) The Cheese and the Worms: the Cosmos of a Sixteenth-Century Miller, London: Penguin.

Goldstein, K. (1948) Language and Language Disturbances, New York: Grune and Stratton.

Gramsci, A. (1971) Selections from the Prison Notebooks (trans. Q. Hoare and G. Nowell-Smith), London: Lawrence and Wishart.

— (1978) Selections from Political Writings 1921–1926, London : Lawrence and Wishart.

— (1985) Selections from the Cultural Writings (trans. W. Boelhower), London: Lawrence and Wishart.

Greenblatt, S. (1980) Renaissance Self-Fashioning: From More to Shakespeare, Chicago and London: University of Chicago Press.

Gurwitsch, A. (1949) ‘Gelb-Goldstein’s Concept of “Concrete” and “Categorial” Attitude and the Phenomenology of Ideation’, Philosophy and Phenomenological Research 10 (2), 172–196.

Habermas, J. (1976) Legitimation Crisis, London: Heinemann.

— (1985) The Philosophical Discourse of Modernity, Cambridge: Polity.

Harré, R. and Gillet, G. (1994) The Discursive Mind, London: Sage.

Harrington, A. (1996) Reenchanted Science: Holism in German Culture from Wilhelm II to Hitler, Princeton: Princeton University Press.

Hartmann, N. (1932) Ethics (3 vols, trans. Stanton Coit), London: Allen and Unwin.

Hegel, G.W.F. (1975) Aesthetics (trans. T.M. Knox), Oxford: Clarendon Press.

— (1977) Phenomenology of Spirit (trans. A.V. Miller), Oxford: Oxford University Press.

Hendel, C. (1955) ‘Introduction’, in Cassirer, E. (1955a), 1–65.

Hirschkop, K. (1998) ‘Bakhtin Myths, or Why We All Need Alibis’, South Atlantic Quarterly 97 (3/4), 579–98.

— (1999) Mikhail Bakhtin: An Aesthetic for Democracy, Oxford, Oxford University Press.*

Hirschkop, K. and Shepherd, D. (eds) (2001) Bakhtin and Cultural Theory (second edition), Manchester: Manchester University Press.*

Holenstein, E. (1981) ‘On the Poetry and the Plurifunctionality of Language’, in B. Smith (ed.) Structure and Gestalt: Philosophy and Literature in Austria-Hungary and Her Successor States, Amsterdam: John Benjamins, 1–44.

Holquist, M. (1990) Dialogism: Bakhtin and His World, London: Routledge.

Husserl, E. (1997) Husserliana, Vol. 7: Thing and Space: Lectures of 1907, Dortrecht, Boston and London: Kluwer.

Innis, R. (1988) ‘The Thread of Subjectivity: Philosophical Remarks on Bühler’s Language Theory’, in A. Eschbach (ed.) Karl Bühler’s Theory of Language, Amsterdam and Philadelphia: John Benjamins.

Itzkoff, S.W. (1971) Ernst Cassirer : Scientific Knowledge and the Concept of Man, Notre Dame, London: University of Notre Dame Press.

Ivanov, V.I. (1952) Freedom and the Tragic Life: A Study of Dostoevsky (trans. N. Cameron), New York: Noonday Press.

Joravsky, D. (1989) Russian Psychology: A Critical History, Oxford: Blackwell.*

Kagan, Iu. (1998) ‘People Not of our Time’, in D. Shepherd (ed.) (1998), 3–17.

Kagarlitsky, B. (1989) The Thinking Reed: Intellectuals and the Soviet State 1917 to the Present (trans. B. Pearce), London: Verso.

Kaiser, M. (1984) ‘P.N. Medvedev’s “the Collapse of Formalism”’, in B.A. Stolz et al. (eds) Language and Literary Theory, Michigan: Ann Arbor, 405–41.

Kanisza, G. (1979) ‘Two Ways of Going Beyond the Information Given’, in Organization in Vision: Essays on Gestalt Perception, New York: Praeger, 1–24.

Kerruish, V. (1991) Jurisprudence as Ideology, London: Routledge.

Khoruzhii, S.S. (1994) ‘Transformatsii slavianofil´skoi idei v XX veke’, Voprosy filosofii 11, 52–6.

Kiesow, K. (1990) ‘Marty on Form and Content in Language’, in K. Mulligan (ed.) Mind Meaning and Metaphysics: The Philosophy of Anton Marty, Dordrecht: Kluwer, 51–65.

Köhnke, K.C. (1991) The Rise of Neo-Kantianism: German Academic Philosophy Between Idealism and Positivism, Cambridge: Cambridge University Press.

Konkin, S.S. and Konkina, L.S. (1993) Mikhail Bakhtin, stranitsy zhizni i tvorchestva, Saransk: Mordovskoe knizhnow izdatel´stvo.

Korsch, K. (1970) Marxism and Philosophy, London: New Left Books.

Krois, J. (1987) Cassirer: Symbolic Forms and History, New Haven and London: Yale University Press.*

— (1992) ‘Cassirer, Neo-Kantianism and Metaphysics’, Revue de Métaphysique et de Morale 4, 437–53.

Kusch, M. (1995) Psychologism: a Case Study in the Sociology of Philosophical Knowledge, London: Routledge.*

Kusch, M. (1999) Psychological Knowledge: A Social History and Philosophy, London: Routledge.

L’Hermitte, R. (1987) Marr, Marrisme, Marristes: une page de l’histoire de la linguistique soviétique, Paris: Institut d’études slaves.

Lähteenmäki, M. (2001) Dialogue, Language and Meaning: Variations on Bakhtinian Themes, Jyväskyla: University of Jyväskyla.

Lakatos, I. (1970) ‘Falsification and the Methodology of Scientific Research Programmes’, in I. Lakatos and A. Musgrave (eds) (1970) Criticism and the Growth of Knowledge, Cambridge: Cambridge University Press, 91–197.

Linell, P. and Marková, I. (1993) ‘Acts in Discourse: From Monological Speech Acts to Dialogical Inter-Acts’, Journal for the Theory of Social Behaviour 23 (2), 173–95.

Lodge, D. (1990) After Bakhtin: Essays on Fiction and Criticism, London: Routledge.

Lovibond, S. (1983) Realism and Imagination in Ethics, Oxford: Blackwell.

Lukács, G. (1935) ‘Roman kak burzhuaznaia epopeia’, Literaturnaia entsiklodediia t. 9, Moscow: Izdatel, 795–832.

— G. (1978) Theory of the Novel (trans. Bostock), London: Merlin, 1978.

Luria, A.R. (1973) The Working Brain (trans. B. Haigh), Harmondsworth: Penguin.

— (1977) ‘The Contribution of Linguistics to the Theory of Aphasia’, in D. Armstrong and C.H. van Schooneveld (eds) Roman Jakobson: Echoes of His Scholarship, Lisse: Peter de Ridder Press, 237–52.

McAlister, L. (1982) The Development of Franz Brentano’s Ethics, Amsterdam: Rodopi.

Macnamara, J. and Boudewijnse, G.-J. (1995) ‘Brentano’s Influence on Ehrenfels’s Theory of Perceptual Gestalts’, Journal of the Theory of Social Behaviour 24 (4), 401–18.

Marty, A. (1908) Untersuchungen zur Grundlegung der allgemeinen Grammatik und Sprachphilosophie, Vol. 1, Halle: Max Niemeyer.

Matejka, L. (1996) ‘Deconstructing Bakhtin’, in C. Mihailescu and W. Hamarneh (eds) Fiction Updated: Theories of Fictionality, Narratology, and Poetics, Toronto and Buffalo: University of Toronto Press, 257–266.

Matlaw, R. (ed.) (1962) Belinsky, Chernyshevsky and Dobrolyubov: Selected Criticism, New York: Dutton.

Medvedev, Iu.P. (1998) ‘Na puti k sozdaniiu sotsiologicheskoi poetiki’, Dialog Karnaval Khronotop 2, 5–57.

Merleau-Ponty, M. (1962) Phenomenology of Perception (trans. C. Smith), London: Routledge.

Mihailovic, A. (1997) Corporeal Words: Mikhail Bakhtin’s Theology of Discourse, Evanston: Northwestern University Press.

Mikheeva, L. (1978) Pamiati I.I. Sollertinskogo, Leningrad: Sovetskii kompositor.

Misch, G. (1950) A History of Autobiography in Antiquity (2 vols, trans. E.W. Dickes), London: Routledge and Kegan Paul.

Moretti, F. (1987) The Way of the World: The Bildungsroman in European Culture, London: Verso.

— (1996) Modern Epic: The World-System from Goethe to García Márquez, London: Verso.

Morson, G.S. and Emerson, C. (1990) Mikhail Bakhtin: Creation of a Prosaics, Stanford: Stanford University Press.*

Morson, G.S. and Emerson, C. (eds) (1989) Rethinking Bakhtin: Extensions and Challenges, Evanston: Northwestern University Press.

Moses, S. and Wiedebach, H. (eds) (1997) Hermann Cohen’s Philosophy of Religion, Hildesheim: George Olms.

Moss, K. (1984) ‘Olga Mikhailovna Freidenberg: Soviet Mythologist in a Soviet Context’ (unpublished PhD dissertation, Cornell University).

— (1994) ‘Byla li Ol´ga Freidenburg marristkoi?’, Voprosy iazykoznaniia 5, 1994, 98–106.

— (1997) ‘Introduction’, in Olga Freidenberg, Image and Concept: Mythopoetic Roots of Literature, Amsterdam: Harwood Academic Publishers, 1–29.

Motzkin, G. (1989) ‘Emil Lask and the Crisis of Neo-Kantianism: the Rediscovery of the Primordial World’, Revue de Métaphysique et de Morale 94 (2), 171–90.

Munk, R. (1997) ‘The Self and the Other in Cohen’s Ethics and Works on Religion’, in S. Moses and H. Wiedebach (eds) (1997) 161–81.

Muratov, A.B. (1996) Fenomenologicheskaia estetika nachala XX veka i teoriia slovesnosti (B.M. Engel´gardt), St Petersburg: Izd. S-Peterburgskogo universiteta.

Murphy, G. and Kovach, J.K. (1994) Historical Introduction to Modern Psychology, Henley on Thames: Routledge and Kegan Paul.

Natorp, P. (1903) Platos Ideenlehre: eine Einführung in den Idealismus, Leipzig: Dürr’schen.

— (1908) Religion innerhalb der Grenzen der Humanität, Tubingen: Mohr.

— (1974) Sozialpädagogik: Theorie der Willenserziehung auf der Grundlage der Gemeins, Paderborn: Ferdinand Schöningh.

— (1995) ‘Sotsial´nyi idealizm’ (trans. M.I. Kagan), Dialog Karnaval Khronotop 1, 55–126.

Neisser, U. (1976) Cognition and Reality: Principles and Implications of Cognitive Psychology, New York: W.H. Freeman.

Neroznak, V.P. (ed.) (2001) Sumerki lingvistiki: Iz istorii otchestvennogo iazykoznaniia, Moscow: Academia.

Nikolaev, N.I. (1997) ‘Sud´ba idei Tret´ego Vozrozhdeniia’, MOYSEION: Professoru Aleksandru Iosifovichu Zaitsevu ko dniu semidesiatiletiia, St Petersburg, 343–50.

Noppeney, U. and Wallesch, C.-W. (2000) ‘Language and Cognition: Kurt Goldstein’s Theory of Semantics’, Brain and Cognition 44, 367–86.

Norrie, A.W. (1991) Law, Ideology, and Punishment: Retrieval and Critique of the Liberal Ideal of Criminal Justice, Dordrecht and London: Kluwer.

— (2000) Punishment, Responsibility, and Justice: A Relational Critique, Oxford: Oxford University Press.

Oakes, G. (1980) ‘Introduction’, in Georg Simmel, Essays on Interpretation in Social Science (trans. Oakes), Manchester: Manchester University Press, 3–94.

Odesskii, M.P. (1988) ‘K voprosu o literaturovedcheskom metode L. Shpitsera’, in V.V. Kuskova and L.V. Zlatoustova (eds) Teoriia i praktika v literaturovedcheskikh i literaturovedcheskikh issledovanii, Moscow: MGU, 54–60.

Orr, J. and Iordan, I. (1970) An Introduction to Romance Linguistics: Its Schools and Scholars, Oxford: Blackwell.

Osovskii, O.E. (2000) ‘“Iz sovetskikh rabot bol´shuiu tsennost´ imeet kniga O. Freidenberg”: Bakhtinskie marginalii na stranitsakh Poetiki siuzheta i zhanra’, in V.L. Makhlin (ed.) Bakhtinskii sbornik IV, Saransk: MGPI, 128–34.

Pan´kov, N. ‘“Everything else depends on how this business turns out …”: Mikhail Bakhtin’s Dissertation Defence as Real Event, as High Drama and as Academic Comedy’, in K. Hirschkop and D. Shepherd (eds) (2001), 26–61.

Parrott, R. (1984) ‘(Re)Capitulation, Parody, or Polemic?’, in B.A. Stolz et al. (eds) Language and Literary Theory, Michigan: Ann Arbor, 463–88.

Pashukanis, E. (1980) ‘The General Theory of Law and Marxism’, in Selected Works on Marxism and Law, London: Academic Press, 40–131.

Perlina, N. (1988) ‘A Dialogue on the Dialogue: The Baxtin-Vinogradov Exchange (1924–65)’, Slavic and East European Journal 32, 526–41.

— (1989) ‘Funny Things Are Happening on the Way to the Bakhtin Forum’, Kennan Institute Occasional Papers 231, 3–27.

— (1991) ‘Ol´ga Freidenberg on Myth, Folklore, and Literature’, Slavic Review 50 (2), 371–84.

Petitot, J. et al. (eds) (1999) Naturalizing Phenomenology: Issues in Contemporary Phenomenology and Cognitive Science, Stanford: Stanford University Press.

Peursen, C.A. van, (1977) ‘The Horizon’, in F.A. Elliston and P. McCormick (eds) Husserl: Expositions and Appraisals, Notre Dame and London: University of Notre Dame Press.

Poleva, N.S. (2000) ‘Vnutrenniaia forma khudozhestvennogo proizvedeniia kak predmet nauchnogo issledovaniia’, in T.D. Martsinkovskaia (ed.) Gustav Gustavovich Shpet: Arkhivnye materialy, vospominaniia, stat´i, Moscow: Smysl, 304–19.

Poma, A. (1997a) The Critical Philosophy of Hermann Cohen, Albany: State University of New York Press.*

— (1997b) ‘Humour in Religion: Peace and Contentment’, in S. Moses and H. Wiedebach (eds) (1997), 183–204.

Poole, B. (1995) ‘Nazad k Kaganu’, in Dialog Karnaval Khronotop 1, 38–48.

— (1998) ‘Bakhtin and Cassirer: The Philosophical Origins of Bakhtin’s Carnival Messianism’, South Atlantic Quarterly 97(3/4), 537–78.

— (2001a) ‘Objective Narrative Theory: The Influence of Spielhagen’s “Aristotelian” Theory of “Narrative Objectivity” on Bakhtin’s Study of Dostoevsky’, in J. Bruhn and J. Lundquist (eds) The Novelness of Bakhtin: Perspectives and Possibilities, Copengagen: Museum Tusculanum Press.

— (2001b) ‘From Phenomenology to Dialogue: Max Scheler’s Phenomenological Tradition and Mikhail Bakhtin’s Development from Towards a Philosophy of the Act to his Study of Dostoevsky’, in K. Hirschkop and D. Shepherd (eds) (2001), 109–35.

Raeff, M. (1966) Origins of the Russian Intelligentsia: The Eighteenth-Century Nobility, New York and London: Harcourt Brace.

Reinach, A. (1969) ‘Concerning Phenomenology’ (trans. D. Willard), The Personalist 50(2), 194–221.

— (1983) ‘The A Priori Foundations of Civil Law’ (trans. J.F. Crosby), Aletheia 3, 1–142.

Rose, G. (1981) Hegel Contra Sociology, London: Athlone.

— (1984) Dialectic of Nihilism: Post-Structuralism and Law, Oxford: Blackwell.

— (1993) Judaism and Modernity, Oxford: Blackwell.*

Roy, J.-M. et al. (2000) ‘Beyond the Gap: An Introduction to Naturalizing Phenomenology’, in J. Petitot et al. (eds) (1999) 1–82.

Rozental´, D.E. and Telenkova, M.A. (1972) Spravochnik lingvisticheskikh terminov, Moscow: Prosveshchenie.

Ruben, D.-H. (1979) Marxism and Materialism: a Study in Marxist Theory of Knowledge, Brighton: Harvester Press.

Rubenstein, S. (1944) ‘Soviet Psychology in Wartime’, Philosophy and Phenomenological Research 5(2), 181–198.

Rudova, L. (1996) ‘Bergsonism in Russia: The Case of Bakhtin’, Neophilologus 80, 175–88.

Saltzman, J.D. (1981) Paul Natorp’s Philosophy of Religion Within the Marburg Neo-Kantian Tradition, New York: Georg Olms Verlag Hildesheim.*

Scheerer, E. (1980) ‘Gestalt psychology in the Soviet Union: (I) The period of enthusiasm’, Psychological Research 41 (2-sup-3), 113–32.

Scheler, M. (1954) The Nature of Sympathy (trans. Peter Heath), London: Routledge and Kegan Paul.

— (1973) Formalism in Ethics and Non-formal Ethics of Values: A new Attempt Toward the Foundation of an Ethical Personalism (trans. Manfred S. Frings and Roger L. Funk), Evanston: Northwestern University Press.

Schlipp, P.A. (ed.) (1949) The Philosophy of Ernst Cassirer, Evanston: Library of Living Philosophers.

Schlosser, E. (2001) Fast Food Nation: What the All-American Meal is Doing to the World, London: Penguin.

Schnädelbach, H. (1984) Philosophy in Germany 1831–1933 (trans. E. Matthews), Cambridge: Cambridge University Press.

Schuhmann, K. and Smith, B. (1985) ‘Against Idealism: Johannes Daubert vs. Husserl’s Ideas I’, Review of Metaphysics 39, 768–93.

— (1993) ‘Two Idealisms: Lask and Husserl’, Kant-Studien 83, 448–66
Schutz, A. (1971) ‘Language, Language Disturbances, and the Texture of Consciousness’, in Collected Papers, Vol. 1, The Hague: Nijhoff, 260–86.

Searle, J.R. (1969) Speech Acts: An Essay in the Philosophy of Language, Cambridge: Cambridge University Press.

Shanon, B. (1993) The Representational and the Presentational: An Essay on Cognition and the Study of Mind, New York: Harvester Wheatsheaf.

Shepherd, D. (ed.) (1993) Bakhtin: Carnival and Other Subjects, Amsterdam: Rodopi.

— (1996) ‘“Communicating with Other World”: Contrasting Views of Carnival in Recent Russian and Western Work on Bakhtin’, Bakhtin Newsletter 5 (special issue Bakhtin Around the World, ed. S. Lee and C. Thomson), 143–60.

— (ed.) (1998) The Contexts of Bakhtin, Amsterdam: Harwood Academic Press.

Shor, R.O. (2001) ‘Krizis sovremennoi lingvistiki’, in V.P. Neroznak (ed.) (2001), 41–65.

Shpet, G. (1989) ‘Vvedenie v etnicheskuiu psikhologiiu’, in Sochineniia, Moscow: Pravda, 475–574.

— (1991) Appearance and Sense: Phenomenology as the Fundamental Science and its Problems (trans. Thomas Nemeth), Dordrecht, Boston and London: Kluwer Academic Publishers.

— (1996) Vnutrenniaia forma slova, in Psikhologiia sotsialnogo bytiia, Moscow-Voronezh: Institut prakticheskoi psikhologii, 49–260.

Simmel, G. (1971) ‘The Transcendent Character of Life’, in G. Simmel, On Individuality and Social Forms (ed. D.N. Levine), Chicago and London: University of Chicago Press, 353–74.

— (1997) ‘The Concept and Tragedy of Culture’, in D. Frisby and M. Featherstone (eds), Simmel on Culture, London: Sage, 55–75.

Skorik, N.Ja. (1952) ‘Teoriia stadial´nosti i inkorporatsiia v paleoaziatskikh iazykakh’, Protiv 2, 136–56.

Slezkine, Y. (1991) ‘The Fall of Soviet Ethnography, 1928–38’, Current Anthropology 32(4), 476–84.

— (1996) ‘N. Ia. Marr and the National Origins of Soviet Ethnogenics’, Slavic Review 55(4), 826–62.

Smith, B. (ed) (1988) Foundations of Gestalt Theory, Munich: Philosophia.*

— (1990) ‘Towards a History of Speech Act Theory’, in A. Burckhardt (ed.) Speech Acts, Meaning and Intentions: Critical Approaches to the Philosophy of John R. Searle, Berlin and New York: de Gruyter, 29–61.

— (1995) ‘The Structures of the Common-Sense World’, Acta Philosophica Fennica 58, 290–317.

— (1996) ‘Pleasure and its Modifications: Stephan Witasek and the Aesthetics of the Grazer Schule’, Axiomathes 7(1–2), 203–32.

— (1999) ‘Truth and the Visual Field’, in J. Petitot et al. (eds) (1999), 317–29.

Smith, B and Smith, D.W. (1995) The Cambridge Companion to Husserl, Cambridge: Cambridge University Press.*

Sorlin, I. (1990) ‘Aux Origines de l’étude typologique et historique du folklore: L’institut de linguistique de N. Ja. Marr et le jeune Propp’, Cahiers du Monde Russe et Soviétique 31(2–3), 275–84.

Spengler, O. (1980) The Decline of the West (trans. C.F. Atkinson), London: Allen and Unwin.

Spiegelberg, H. (1982) The Phenomenological Movement: a Historical Introduction (third edition), The Hague and London: Nijhoff.

Spielhagen, F. (1883) Beiträge, Leipzig: L. Staackmann.

— (1898) Neue Beiträge zur Theorie und Technik der Epik und Dramatik, Leipzig: L. Staackmann.

Spitzer, L. (1922) Italianische Umgangssprache, Bonn and Leipzig: Kurt Schroeder.

— (1948) Linguistics and Literary History: Essays in Stylistics, Princeton: Princeton University Press.

Stallybrass, P. and White, A. (1986) The Politics and Poetics of Transgression, London: Methuen.

Stam, R. (1989) Subversive Pleasures: Bakhtin, Cultural Criticism, and Film, Baltimore and London: Johns Hopkins University Press.

Stikkers, K. (1980) ‘Introduction’, in Max Scheler, Problems of a Sociology of Knowledge (trans. M. Frings), London: Routledge and Kegan Paul, 1–30.

Stucchi, N. (1996) ‘Seeing and Thinking: Vittorio Benussi and the Graz School’, Axiomathes 7(1–2), 137–72.

Talmy, L. (1999) ‘The Windowing of Attention in Language’, in M. Shibatani and S.A. Thompson (eds) (1999) Grammatical Constructions: Their Form and Meaning, Oxford: Oxford University Press, 235–87.

Terras, V. (1974) Belinskij and Russian Literary Criticism: The Heritage of Organic Aesthetics, Madison: University of Wisconsin Press.

Thomas, L.L. (1957) The Linguistic Theories of N. Ja. Marr, Berkeley: University of California Press.

Tihanov, G. (1997) ‘Reification and Dialogue: Aspects of the Theory of Culture and Society in Bakhtin and Lukács’, in Miha Javorkin et al. (eds), Bakhtin and the Humanities, Ljubljana: University of Ljubljana, 73–93.

— (1998a) ‘Voloshinov, Ideology and Language: The Birth of Marxist Sociology from the Spirit of Lebensphilosophie’, South Atlantic Quarterly 97(3/4), 599–621.

— (1998b) ‘The Ideology of Bildung: Lukács and Bakhtin as Readers of Goethe’, in Oxford German Studies 27, 102–40.

— (1999) ‘Bakhtin’s Essays on the Novel (1935–41): A Study of their Intellectual Background and Innovativeness’, in Dialogism 1, 30–56.

— (2000a), ‘Culture, Form, Life: the Early Lukács and the Early Bakhtin’, in C. Brandist and G. Tihanov (eds) (2000), 43–69.

— (2000b) The Master and the Slave: Lukács, Bakhtin and the Ideas of their Time, Oxford: Oxford University Press.*

— (2000c) ‘Cultural Emancipation and the Novelistic: Trubetskoy, Savitsky, Bakhtin’, Bucknell Review 43(2), 47–67.

— (2001) ‘Bakhtin, Joyce and Carnival: Towards the Synthesis of Epic and Novel in Rabelais’, Paragraph 24(1), 66–83.

Todorov, T. (1984) Mikhail Bakhtin: the Dialogical Principle (trans. Wlad Godzich), Minneapolis: University of Minnesota Press.

Toporkov, A.L. (1997) Teoriia mifa v russkoi filologicheskoi nauke XIX veka, Moscow: Inarik.

Ukhtomskii, A.A. (2000) ‘O khronotope’, in Dominanta dushi, Rybinsk: Rybinskoe podvor´e, 77–80.

Ushakov, D.N. (2001) ‘Kratkii ocherk deiatel´nosti lingvisticheskoi sektsii nauchno-issledovatel´skogo instituta iazyka i literatury’, in V.P. Neroznak (ed.) (2001) 71–7.

Val´tsel´, O. (1922) Impressionizm i ekspressionizm v sovremennoi Germanii (1890–1920) (trans. Kotelnikov), St Petersburg: Academia.

— (1923) Problema formy v poezii (trans. M.L. Gurfinkel´), St Petersburg: Academia.

— (1928a) ‘Sushchnost´ poeticheskogo proizvedeniia’ (trans. M.L. Trotskaia), in V. Zhirmunskii (ed.) Problemy literaturnoi formy, Leningrad: Academia, 1–35.

— (1928b) ‘Khudozhestvennaia forma v proizvedeniiakh Gete i nemetskikh romantikov’ (trans. M.L. Trotskaia), in V. Zhirmunskii (ed.) Problemy literaturnoi formy, Leningrad: Academia, 105–134.

van der Veer, R. and Valsiner, J. (1991) Understanding Vygotsky: A Quest for Synthesis, Oxford: Blackwell.

Varela, F.J. et al. (1996) The Embodied Mind: Cognitive Science and Human Experience, Cambridge, Mass.: MIT Press.

Vasil´ev, N.L. (1995) ‘V.N. Voloshinov: biograficheskii ocherk’, in FSGN 5–22.

— (1998) ‘K istorii knigi Marksizm i filosofiia iazyka’, in T 530–41.

Venturi, F. (1960) Roots of Revolution: Populist and Socialist Movements in Nineteenth-Century Russia (trans. F. Haskell), Chicago: University of Chicago Press.

Veselovskii, A.N. (1939) ‘Istoriia ili teoriia romana?’, Izbrannye stat´i, Leningrad: Khudozhestvennaia literatura.

— (1940) Istoricheskaia poetika, Leningrad: Khudozhestvennaia literatura.

Vinogradov, V.V. (1951) ‘Nasushchnye zadachi sovetskogo literaturovedeniia’, in Voprosy literaturovedeniia v svete trudov I.V. Stalina po iazykoznaniiu, Moscow: Izd. Akademii nauk SSSR.

— (1959) O iazyke khudozhestvennoi literatury, Moscow: GIKhL. Vossler, K. (1932) The Spirit of Language in Civilization (trans. O. Oester), London: Kegan Paul.

Vygotsky, L.S. (1997) ‘Consciousness as a Problem for the Psychology of Behavior’, in Collected Works, Vol. 3 (trans. van der Veer), New York and London: Plenum Press, 63–81.

Walicki, A. (1969) The Controversy over Capitalism: Studies in the Social Philosophy of the Russian Populists, Oxford: Oxford University Press.

Walzel, O. (1926) Das Wortkunstwerk: Mittel seiner Erforschung, Leipzig: Quelle and Meyer. (See also Val´tsel´)

Wildgen, W. (2001) ‘Kurt Lewin and the Rise of “Cognitive Sciences” in Germany: Cassirer, Bühler, Reichenbach’, in L. Albertazzi (ed.) (2001), 299–332.

Willey, T. (1978) Back to Kant: The Revival of Kantianism in German Social and Historical Thought, 1860–1914, Detroit: Wayne State University Press.*

Windholz, G. (1984) ‘Pavlov and the demise of the influence of Gestalt psychology in the Soviet Union’, Psychological Research 46(3), 187–206.

Witasek, S. (1904) Grundzüge der allgemeinen Ästhetik, Leipzig: Barth.

Wittgenstein, L. (1997) Philosophical Investigations, Oxford: Blackwell.

Worringer, W. (1953) Abstraction and Empathy: a Contribution to the Psychology of Style (trans. Michael Bullock), London: Routledge.

Wundt, W. (1907–8) Ethics (3 vols, trans. M.F. Washburn), London: Swan Sonnenschein.

Zelinskii, F.F. (1995) Iz zhizni idei, Moscow: Ladomir.

Zhirmunskii, V.M. (1927) ‘Noveishie techeniia istoriko-literaturnoi mysli v Germanii’, Poetika: Sbornik statei, Leningrad: Academia, 5–28.

— (ed.) (1928) Problemy literaturnoi formy: sbornik statei, Leningrad: Academia.

Zvegintsev, V.A. (1960) Istoriia iazykoznaniia XIX i XX vekov v ocherkakh i izvlecheniiakh (2 vols), Moscow: Gos. uchebno-pedagogicheskoe izd.

Zweigert, K. and Kötz, H. (1987) Introduction to Comparative Law (trans. T. Weir), Oxford: Clarendon Press.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét