Jacques Derrida và Giải cấu trúc (II)
Jack Reynolds
Người dịch: Hà Hữu Nga
Người dịch: Hà Hữu Nga
Tất
nhiên, cuối cùng đây là những chủ đề được phản ánh bởi Derrida, và chúng có một
hệ quả trực tiếp đối với cấp độ siêu lý thuyết. Ở mức độ tối thiểu, chúng ta có
thể quy chiếu vào các lập luận riêng của Derrida, và cần phải thừa nhận
rằng chúng luôn luôn xoắn xuýt với các lý lẽ về bất kỳ ai, hoặc bất kỳ cái gì
mà ông tìm cách giải cấu trúc. Chẳng hạn Derrida cho rằng sự phê phán của ông
về cái thời khắc Husserlian “bây giờ” thực sự dựa trên các nguồn trong các văn
bản của chính Husserl, đã nuốt mất cái tự hiện diện mà ông cố gắng bảo vệ [Derrida J.
1967, 1973. tr. 64-66]. Nếu quan điểm của Derrida chỉ đơn giản là
hiện tượng học Husserl kiên định các kết luận cho rằng Husserl đã không nhận ra
được, thì Derrida hình như lại có thể chối bỏ bất cứ lập trường bản thể luận
hoặc tiên nghiệm siêu việt nào. Đó chính là lý do tại sao mà ông lại cho rằng
công trình của ông đã chiếm được vị trí bên lề triết học, chứ không phải chỉ
đơn giản thực chất nó là triết học.
Giải
cấu trúc cho rằng trong bất kỳ văn bản nào cũng đều chắc chắn có những điểm mập
mờ và tính “bất khả quyết định” luôn phản bội bất kỳ nghĩa bền vững nào mà một
tác giả có thể tìm cách để áp đặt vào văn bản của mình. Quá trình viết luôn
luôn bộc lộ ra cái đã bị kìm nén, bao gồm cái đã được phơi bày, và nói chung
luôn tuyệt giao với chính những đối lập được cho là duy trì bản thân nó. Chính
vì vậy mà “triết học” Derrida, về phương diện văn bản, cũng như tình trạng luôn
thay đổi các thuật ngữ chủ chốt, lại quá dựa vào kẻ nào, cái gì, vì khi dựa vào
kẻ nào hoặc cái gì mà ông đang tìm kiếm để giải cấu trúc thì chính cái điểm
mập mờ đó sẽ luôn luôn bị đặt trong một vị trí khác biệt.
Điều
đó cũng đảm bảo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm mô tả giải cấu trúc là gì thì đều
phải rè chừng. Không có gì mang tính phản đề đối với ý định đã được tuyên của
giải cấu trúc hơn là nỗ lực ấy nhằm xác định nó thông qua câu hỏi siêu hình học
dứt khoát “giải cấu trúc là gì?”. Ở đây rõ ràng có chứa đựng một nghịch lý liên
quan đến việc cố hạn chế giải cấu trúc vào một mục đích cụ thể và bao quát [Derrida J.
1976, 1994. tr.19], khi nó được khẳng định dựa trên khát vọng bạch
hóa cho chúng ta cái tout
autre
hoàn toàn khác, và để ngỏ trước chúng ta những khả tính khác nhau. Đồng thời
việc diễn giải này sẽ khởi động cái rủi ro của việc bỏ qua nhiều nghĩa trong
giải cấu trúc của Derrida, và điều khác biệt được thừa nhận rộng khắp giữa các
công trình sớm và muộn của Derrida chỉ là ví dụ rõ ràng nhất về những khó khăn
liên quan đến quan niệm cho rằng “giải cấu trúc nói thế này”, hoặc “giải cấu
trúc cấm ngặt thế kia”.
Điều
đó có nghĩa là bất kỳ một đặc điểm định nghĩa nào về giải cấu trúc cũng đều
phải lưu ý. Chẳng hạn tính hoàn toàn mạo hiểm của Derrida là dựa vào niềm tin
cho rằng các nhị nguyên luận đều hiện diện một cách không thể khác được trong
nhiều nhà triết học và các nghệ sỹ mà ông xem xét. Trong khi đó một số nhà
triết học lại cho rằng ông là một nhà tiểu cải cách khi nói về truyền thống
triết học phương Tây, đó chính là cách hiểu của ông về truyền thống này như là
một kẻ truyền tin và cung cấp công cụ cho một phản ứng giải cấu trúc. Vì vậy
rất cần xem xét tóm tắt mục đích của giải cấu trúc derridienne – cái siêu hình
học của sự hiện diện, hoặc một cái gì đó đồng nghĩa, đó là ngôn trí trung tâm [logocentrism].
Siêu hình của Hiện diện/Ngôn trung tâm luận
Derrida sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để mô tả cái mà ông coi là [những] phương thức cơ bản của tư duy thuộc truyền thống triết học phương Tây. Các phương thức đó gồm có: ngôn trung tâm, dương vật trung tâm, và có lẽ nổi tiếng nhất, siêu hình học về sự hiện diện, nhưng cũng thường gọi đơn giản là “siêu hình học”. Tất cả các thuật ngữ này đều có nghĩa hơi khác nhau. Ngôn trung tâm luận nhấn mạnh vào vai trò đặc quyền của ngôn trí logos, hoặc diễn ngôn, được truyền thống phương Tây tiếp hợp. Dương vật trung tâm hướng về ý nghĩa to lớn của đặc quyền phụ quyền.
Siêu hình của Hiện diện/Ngôn trung tâm luận
Derrida sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để mô tả cái mà ông coi là [những] phương thức cơ bản của tư duy thuộc truyền thống triết học phương Tây. Các phương thức đó gồm có: ngôn trung tâm, dương vật trung tâm, và có lẽ nổi tiếng nhất, siêu hình học về sự hiện diện, nhưng cũng thường gọi đơn giản là “siêu hình học”. Tất cả các thuật ngữ này đều có nghĩa hơi khác nhau. Ngôn trung tâm luận nhấn mạnh vào vai trò đặc quyền của ngôn trí logos, hoặc diễn ngôn, được truyền thống phương Tây tiếp hợp. Dương vật trung tâm hướng về ý nghĩa to lớn của đặc quyền phụ quyền.
Các
quy chiếu dai dẳng của Derrida với siêu hình học hiện diện chủ yếu vay mượn từ
công trình của Heidegger. Heidegger kiên định rằng triết học phương Tây luôn
nhất quán ban đặc ân cho cái là, hoặc cái
thể hiện ra, và quên bẵng không chú ý đến cái mâu thuẫn đối với sự xuất hiện
đó. Nói cách khác, bản thân hiện diện là được đặc quyền hơn là cái cho phép sự
hiện diện trở nên khả thể - và cũng bất khả thể, đối với Derrida. Tuy nhiên, các
thuật ngữ phỉ báng này được thống nhất trong một phạm vi rộng lớn của thuật ngữ
“siêu hình”. Vì vậy, điều mà Derrida định nói bằng siêu hình học là gì?
Trong
Lời bạt cho Limited
Inc., [Derrida J.
1998], ông cho rằng siêu hình học có thể được định nghĩa là:
“Hành
động phiêu lưu “mang tính chiến lược”, “lý tưởng” quay trở về với nguồn cội
hoặc với một tư tưởng ưu tiên còn đơn sơ, nguyên vẹn, chuẩn thường, thuần túy,
mực thước, tự đồng nhất, để rồi tư duy trong khuôn khổ truy tìm khởi nguồn, sự
phức tạp, quá trình suy thoái, sự cố, ...v.v. Tất cả các nhà phê bình, từ Plato
đến Rousseau, Descartes đến Husserl đều vượt lên theo con đường này, bằng cách
thừa nhận thiện có trước ác, tích cực có trước tiêu cực, cái thuần khiết có
trước cái ô uế, cái đơn giản có trước cái phức tạp, cái bản chất có trước cái
ngẫu nhiên, cái được mô phỏng có trước cái mô phỏng, ...v.v. Và đó không chỉ là
một hành vi siêu hình duy nhất trong số các hành vi khác, mà nó là tình trạng
khẩn cấp thường hằng nhất, sâu sắc nhất và có uy lực nhất” [Derrida J.
1998, tr.236].
Vậy
là theo Derrida thì siêu hình học liên quan đến việc cài đặt các hệ thống phân
cấp và các trật tự của sự phụ thuộc trong các nhị nguyên luận khác nhau mà nó
phải đối đầu [Derrida
J. 1982, tr. 195].
Hơn nữa, tư duy siêu hình học ưu tiên cho sự hiện diện và tính thuần khiết được
trả giá bằng cái ngẫu nhiên và cái phức tạp, chỉ được coi là những dị thường không
quan trọng đối với việc phân tích triết học. Vậy thì về cơ bản, tư duy siêu
hình học luôn luôn ban đặc ân cho một phía của một cặp đối lập, và bỏ qua hoặc
gạt ra ngoài lề mặt còn lại của cặp đối lập đó.
Bằng
một nỗ lực khác nhằm giải thích cách xử lý và mối quan tâm của giải cấu trúc đối
với các đối lập, Derrida cho rằng “Một cặp đối lập của các khái niệm siêu hình
(nói/viết, hiện diện/vắng mặt, ...v.v.) không bao giờ là mặt đối mặt của hai
giới hạn, mà là một sự phân cấp và một trật tự phụ thuộc. Giải cấu trúc không thể
tự giới hạn hoặc vượt lên một cách trực tiếp trở thành trung tính hóa: nó phải,
bằng một hành vi kép, một khoa học kép, một văn bản kép, thực hành một cuộc lật
nhào cái đối lập cổ điển, và thay thế toàn bộ hệ thống. Trong hoàn cảnh đơn độc
đó giải cấu trúc sẽ cung cấp phương cách can thiệp vào lĩnh vực của các đối lập
mà nó phê phán” [Derrida J. 1982, tr.195].
Để hiểu rõ hơn về “phương pháp luận” nhị nguyên này – và đó cũng chính là giải
cấu trúc khái niệm phương pháp luận vì nó không còn tin vào khả tính của
một kẻ quan sát tuyệt đối ngoại tại đối với đối tượng/văn bản được xem xét
nữa – việc xem xét một ví dụ về loại giải cấu trúc này sẽ trở nên hữu ích đối
với trường hợp Nói/Viết dưới đây.
3. Các thuật ngữ chủ chốt trong các công trình ban đầu
Các thuật ngữ của Derrida thay đổi theo mỗi văn bản ông viết ra. Đây cũng chính là một phần trong chiến lược giải cấu trúc của ông. Ông tập trung vào các đề tài hoặc các từ đặc biệt trong một văn bản nhấn mạnh đến ý hướng dứt khoát hơn của văn bản đó vì tính mơ hồ của chúng. Không thể đề cập hết được các từ và đề tài ấy, vì chỉ riêng tiếng Anh, ông đã công bố khoảng 60 văn bản, vì vậy bài viết này chỉ đề cập đến một số thuật ngữ và tân dụng ngữ chủ chốt nhất từ các tư tưởng ban đầu của ông mà thôi.
Nói/Viết
Cặp đối lập nổi bật nhất trong các công trình sớm của Derrida liên quan đến nói và viết. Ngược lại, theo ông, các nhà tư tưởng như Plato, Rousseau, Saussure, và Levi-Strauss, đều gièm pha các từ được viết và việc nói đã được xác định giá trị, như một kiểu dẫn nghĩa thuần túy nào đó. Lập luận của họ là trong khi các từ được nói là những biểu tượng của kinh nghiệm tinh thần, thì những từ được viết lại là những biểu tượng của một biểu tượng đã có. Với tư cách là những biểu trưng của việc nói, chúng là phái sinh mang tính hai mặt, và một lần nữa hoàn toàn tách biệt khỏi tính thống nhất với tư tưởng riêng của người ta. Không đi vào chi tiết liên quan đến các cách thức mà các nhà tư tưởng ấy bắt đầu biện minh cho loại đối lập phân cấp này, điều quan trọng cần nhớ là chiến lược giải cấu trúc đầu tiên là đảo ngược các cặp đối lập hiện có này. Vì vậy, trong Nguyên bản học [De Grammatologie] Derrida đã cố gắng chứng minh rằng cấu trúc của văn bản và văn phạm lại quan trọng hơn và thậm chí còn “lâu đời” hơn cái cấu trúc thuần túy giả định của tự - hiện diện được coi là tiêu biểu của việc nói.
3. Các thuật ngữ chủ chốt trong các công trình ban đầu
Các thuật ngữ của Derrida thay đổi theo mỗi văn bản ông viết ra. Đây cũng chính là một phần trong chiến lược giải cấu trúc của ông. Ông tập trung vào các đề tài hoặc các từ đặc biệt trong một văn bản nhấn mạnh đến ý hướng dứt khoát hơn của văn bản đó vì tính mơ hồ của chúng. Không thể đề cập hết được các từ và đề tài ấy, vì chỉ riêng tiếng Anh, ông đã công bố khoảng 60 văn bản, vì vậy bài viết này chỉ đề cập đến một số thuật ngữ và tân dụng ngữ chủ chốt nhất từ các tư tưởng ban đầu của ông mà thôi.
Nói/Viết
Cặp đối lập nổi bật nhất trong các công trình sớm của Derrida liên quan đến nói và viết. Ngược lại, theo ông, các nhà tư tưởng như Plato, Rousseau, Saussure, và Levi-Strauss, đều gièm pha các từ được viết và việc nói đã được xác định giá trị, như một kiểu dẫn nghĩa thuần túy nào đó. Lập luận của họ là trong khi các từ được nói là những biểu tượng của kinh nghiệm tinh thần, thì những từ được viết lại là những biểu tượng của một biểu tượng đã có. Với tư cách là những biểu trưng của việc nói, chúng là phái sinh mang tính hai mặt, và một lần nữa hoàn toàn tách biệt khỏi tính thống nhất với tư tưởng riêng của người ta. Không đi vào chi tiết liên quan đến các cách thức mà các nhà tư tưởng ấy bắt đầu biện minh cho loại đối lập phân cấp này, điều quan trọng cần nhớ là chiến lược giải cấu trúc đầu tiên là đảo ngược các cặp đối lập hiện có này. Vì vậy, trong Nguyên bản học [De Grammatologie] Derrida đã cố gắng chứng minh rằng cấu trúc của văn bản và văn phạm lại quan trọng hơn và thậm chí còn “lâu đời” hơn cái cấu trúc thuần túy giả định của tự - hiện diện được coi là tiêu biểu của việc nói.
Chẳng
hạn trong toàn bộ chương Khóa giảng về
ngôn ngữ đại cương của mình, Ferdinand de Saussure đã cố gắng giới hạn ngôn
ngữ học vào ngữ âm học và những từ có thể nghe rõ [24], thậm chí ông còn đi xa
đến mức cho rằng “nói và viết là hai hệ thống ký hiệu khác biệt nhau: hệ thống
viết tồn tại chỉ với mục đích duy nhất là thể hiện hệ thống nói”.
Saussure
kiên định rằng ngôn ngữ có một truyền thống khẩu ngữ độc lập với viết, và
chính vị trí độc lập đó có thể tạo ra được một khoa học nói thuần túy. Derrida
nhất quyết không đồng ý với hệ thống thứ bậc này và thay vào đó, ông cho rằng
toàn bộ những gì có thể được khẳng định về viết – chẳng hạn, đó là tính dẫn
xuất và chỉ quy về các ký hiệu khác – thì cũng thực sự ngang bằng với nói.
Nhưng cũng như việc phê phán một lập trường về các tiền giả định không thể
chứng minh nào đó, bao gồm cả tư tưởng cho rằng chúng ta tự đồng nhất với bản
thân mình trong việc tự “nghe” mình tư duy, Derrida đã chứng minh rõ ràng một
trật tự thứ bậc như vậy là không thể đứng vững được từ trong chính văn bản của
Saussure. Ai cũng biết rằng Saussure là người đề xướng luận đề thường được quy
thành “tính chất võ đoán của ký hiệu”, và điều đó khẳng định, bằng cách đơn
giản hóa đáng kể vấn đề, là cái biểu đạt không có mối quan hệ cần thiết với
cái được biểu đạt. Saussure đã rút ra nhiều hệ quả từ lập trường này, nhưng
như Derrida đã chỉ rõ, quan niệm ấy về tính võ đoán và về “các thể chế phi động
lực” của các ký hiệu có vẻ khước từ khả tính của bất kỳ gắn kết tự nhiên nào
[Derrida J. 1976,
1994, tr.44]. Hơn nữa, nếu ký hiệu là võ đoán và né tránh bất kỳ quy chiếu cơ bản
nào với hiện thực thì dường như bất cứ loại ký hiệu nào (chẳng hạn ký hiệu nói)
lại có thể không tự nhiên hơn loại ký hiệu khác (chẳng hạn ký hiệu viết). Tuy
nhiên đúng ra thì cái tư tưởng về sự gắn kết tự nhiên ấy, mà Saussure dựa vào
để cho rằng “sự gắn kết tự nhiên” của chúng ta với âm thanh [25] và quan điểm
của ông cho rằng các âm thanh liên hệ mật thiết với các tư tưởng của chúng ta
hơn là từ được viết ra vì vậy đã phản lại chính cái nguyên lý cơ bản của ông
liên quan đến tính võ đoán của ký hiệu rồi.
Cổ bản Archi-écriture
Trong Nguyên bản học và những công trình khác nữa, Derrida cho rằng sự hình thành nghĩa, được quan niệm rộng rãi là luôn liên quan đến các ký hiệu khác, và người ta không bao giờ có thể chạm tới được một ký hiệu chỉ liên quan đến chính bản thân nó. Theo ông, “viết không phải là ký hiệu của ký hiệu trừ khi người ta nói rằng nó thuộc về toàn bộ các ký hiệu, có lẽ là chân thật một cách sâu sắc hơn nhiều” [Derrida J. 1976, 1994, tr.43], và quá trình quy chiếu vô tận này, cái quá trình không bao giờ đạt tới được nghĩa tự thân, thì lại chính là quan niệm về “viết” mà ông muốn nhấn mạnh. Đây không phải là viết được hiểu theo nghĩa hẹp, như được ghi chép lại theo nghĩa đen trên một trang giấy, mà là cái ông gọi bằng thuật ngữ Archi-écriture “cổ-bản”, nhưng đó là gì. Archi-écriture cổ-bản liên quan đến một quan niệm phổ quát về viết là sự tuyệt giao mà văn bản viết đưa vào giữa cái có ý định được truyền đạt và cái thực sự được truyền đạt là tiêu biểu cho một sự tuyệt giao cội nguồn làm cho mọi thứ mà người ta mong muốn giữ cho bất khả xâm phạm, bao gồm cả quan niệm tự - hiện diện trở nên đau đớn.
Cổ bản Archi-écriture
Trong Nguyên bản học và những công trình khác nữa, Derrida cho rằng sự hình thành nghĩa, được quan niệm rộng rãi là luôn liên quan đến các ký hiệu khác, và người ta không bao giờ có thể chạm tới được một ký hiệu chỉ liên quan đến chính bản thân nó. Theo ông, “viết không phải là ký hiệu của ký hiệu trừ khi người ta nói rằng nó thuộc về toàn bộ các ký hiệu, có lẽ là chân thật một cách sâu sắc hơn nhiều” [Derrida J. 1976, 1994, tr.43], và quá trình quy chiếu vô tận này, cái quá trình không bao giờ đạt tới được nghĩa tự thân, thì lại chính là quan niệm về “viết” mà ông muốn nhấn mạnh. Đây không phải là viết được hiểu theo nghĩa hẹp, như được ghi chép lại theo nghĩa đen trên một trang giấy, mà là cái ông gọi bằng thuật ngữ Archi-écriture “cổ-bản”, nhưng đó là gì. Archi-écriture cổ-bản liên quan đến một quan niệm phổ quát về viết là sự tuyệt giao mà văn bản viết đưa vào giữa cái có ý định được truyền đạt và cái thực sự được truyền đạt là tiêu biểu cho một sự tuyệt giao cội nguồn làm cho mọi thứ mà người ta mong muốn giữ cho bất khả xâm phạm, bao gồm cả quan niệm tự - hiện diện trở nên đau đớn.
Sự
tuyệt giao cội nguồn mà Archi-écriture “cổ-bản” quy về
này có thể được chia tách để thể hiện hai khẳng định liên quan đến sự phân biệt
về không gian và sự trì hoãn về thời gian. Để diễn giải khẳng định đầu tiên,
Derrida nhấn mạnh vào cách thức mà viết phân biệt với chính bản thân nó bằng
cách đơn giản cho rằng viết, và bằng việc mở rộng thì toàn bộ việc lặp lại,
chính là sực chia tách (được phân biệt) bằng sự vắng mặt làm cho nó trở nên cần
thiết. Ví dụ chúng ta viết ra một cái gì đó vì ta có thể quên ngay nó, hoặc để
truyền đạt một cái gì đó cho một ai đó không ở bên cạnh ta. Theo Derrida, toàn
bộ việc viết, để trở thành chính bản thân nó, phải có thể vận hành trong sự
vắng mặt của bất kỳ một kẻ nhận đã được xác định về phương diện kinh nghiệm [Margins of Philosophy, trans. Bass, Chicago: University
of Chicago Press, 1982, p. 375]. Derrida cũng coi sự trì hoãn là điển hình
của cái được viết ra và để tăng cường cho cái mà nghĩa của một văn bản
nào đó không bao giờ hiện diện, không bao giờ được nắm bắt hoàn toàn bởi sự nỗ
lực của một nhà phê bình nhằm trói chặt được nó. Nghĩa của một văn bản thường
hằng phụ thuộc vào những dị niệm của tương lai, nhưng khi cái gọi là tương lai
ấy tự “hiện diện” (nếu ta cố gắng và giới hạn cái tương lai ấy bằng cách quy
chiếu vào một niên đại hoặc một sự kiện cụ thể) thì nghĩa của nó không được
hiện thực hóa ngang nhau, mà tùy thuộc vào một tương lai khác có thể cũng không
bao giờ hiện diện. Chiếc chìa khóa để mở một văn bản thậm chí không bao giờ
hiện diện đối với bản thân tác giả, vì cái được viết ra luôn luôn trì hoãn
nghĩa của nó. Hệ quả là chúng ta không thể đơn giản đề nghị Derrida giải thích
chính xác điều mà ông nói bằng việc gợi ý rằng cái ẩn ý hiểm hóc đã được tuyên
là "Il n'y a pas de hors-texte"
- không có gì khác ngoài văn bản [De
la Grammatologie, p.158]. Bất kỳ một từ mang tính diễn giải nào mà Derrida có
thể xuất trình thì bản thân chúng đều đòi hỏi phải được diễn giải thêm. Vì vậy
cần phải nhấn mạnh rằng quan điểm của Derrida không quá coi mọi thứ chỉ đơn
giản là ký hiệu học hoặc ngôn ngữ học – vì đó là thứ mà ông dứt khoát khước từ
- nhưng những quá trình phân biệt và trì hoãn được phát hiện ra trong biểu
trưng ngôn ngữ học thì lại trở thành triệu chứng của một tình huống chung rộng
hơn khiến cho mọi thứ phải đau đớn, kể cả thể giác lẫn tri giác]. Vì vậy khái
niệm mang tính khái quát hơn về viết, Archi-écriture
“cổ-bản” lại quy về cái cách thức trong đó cái được viết ra có thể chỉ vì sự
trì hoãn mang tính “cội nguồn” này của nghĩa, là cái đảm bảo rằng nghĩa có thể
dứt khoát không bao giờ hiện diện. Cùng với khía cạnh phân biệt mà chúng ta đã
thấy ông cam kết, và sau đó mở rộng khỏi các giới hạn truyền thống viết, ông
bắt đầu mô tả hai quá trình trùng lặp này thông qua cái tân dụng ngữ nổi tiếng
nhất của ông, đó là: différance.
Derrida tìm cách phá vỡ cấu trúc
luận. Ông chỉ ra rằng nếu cái biểu đạt đòi hỏi nghĩa thông qua những khác
biệt của chúng với cái biểu đạt khác thì không có lý do tại sao quá trình này
lại không tiếp tục mãi mãi. Mỗi cái biểu đạt đều hướng đến một cái được biểu đạt, nghĩa của nó, đó là tự thân một cái biểu đạt khác, và cho đến vô cùng.
Không có một điểm dừng chủ yếu trong ngôn ngữ, mà chỉ có cái Derrida gọi là
“trò chơi bất tận”, những trật trẹo vô tận thông qua đó người ta tìm kiếm nghĩa,
nhưng không bao giờ tìm được.
Cách duy nhất để dừng cuộc chơi
khác biệt này là khi có cái mà Derrida gọi là “cái được biểu đạt siêu
việt” – một nghĩa tồn tại bên ngoài ngôn ngữ và vì vậy mà không đáng tin đối
với quá trình phá vỡ thường hằng vốn có trong việc hình thành nghĩa. Nhưng cái
được biểu đạt siêu việt kia không phải là gì khác ngoài một ảo
tưởng, được duy trì bởi “siêu hình học của hiện diện”, niềm tin vào trung
tâm điểm của truyền thống triết học châu Âu mà chúng ta có thể có lối tiếp cận
trực tiếp với thế giới một cách độc lập bằng những cách khác nhau. Với lập luận
này cái bắt đầu trở nên nổi tiếng là hậu cấu trúc luận đã được hình thành.
Câu nói nổi tiếng nhất của Derrida “Il n’y a pas de hors-texte - Không có gì khác ngoài văn bản” phải được hiểu trong ngữ cảnh này. Đúng ra ông đã nói rằng khi bạn coi ngôn ngữ là sự vận động thường hằng của những khác biệt trong đó không có điểm dừng chính yếu, thì bạn không thể viện tới tính hiện thực như là một chốn nương thân độc lập của ngôn ngữ được. Mọi thứ đều đòi hỏi tính không bền vững và tính mơ hồ mà Derrida khẳng định là cố hữu trong ngôn ngữ [Callinicos A. 2004. Derrida and “The Text”].
Câu nói nổi tiếng nhất của Derrida “Il n’y a pas de hors-texte - Không có gì khác ngoài văn bản” phải được hiểu trong ngữ cảnh này. Đúng ra ông đã nói rằng khi bạn coi ngôn ngữ là sự vận động thường hằng của những khác biệt trong đó không có điểm dừng chính yếu, thì bạn không thể viện tới tính hiện thực như là một chốn nương thân độc lập của ngôn ngữ được. Mọi thứ đều đòi hỏi tính không bền vững và tính mơ hồ mà Derrida khẳng định là cố hữu trong ngôn ngữ [Callinicos A. 2004. Derrida and “The Text”].
__________________________________
Nguồn:
Reynolds J. (2002) 2010. Jacques
Derrida (1930—2004), Internet Encyclopedia of Philosophy, A Peer-reviewed
Academic Resource.
Tác
giả:
TS. Jack Reynolds là Phó Khoa, Phó Giáo sư
và Điều phối viên Chương trình Triết học tại Đại học La Trobe, Melbourne,
Victorya, Australia. Ông đã viết
bốn cuốn sách: Chronopathologies: Chính trị của Thời gian trong Deleuze,
Derrida, Triết học Phân tích và Hiện tượng học
(Lexington Books 2012), Triết học Phân tích so
với Triết học
Châu Âu: Luận chứng về các Phương pháp và
Giá trị của
Triết học (Acumen 2010, với James Chase),
Merleau-Ponty và Derrida: gắn liền với tri
giác cơ thể và dị tính (Ohio năm
2004), Tìm hiểu về Chủ nghĩa hiện sinh (Acumen 2006). Ông cũng là đồng chủ biên bốn bộ tuyển tập: Liên
tục đồng hành với Chủ thuyết Hiện sinh
(2011), Hậu Phân tích
và Siêu châu lục: Xuyên vượt Phân chia Triết học
(liên tục năm 2010), Merleau-Ponty: Các khái niệm chủ chốt (Acumen
2008) và Nhận biết Derrida
(Continuum 2004). Ông hiện đang nghiên cứu về liên chủ thể và nhận thức về những kẻ khác, dựa
trên truyền thống hiện tượng cũng như các
phát hiện về tâm lý học phát triển và khoa học nhận thức.
Tài
liệu dẫn
Derrida J. 1992. Acts of
Literature, ed. Attridge, New York: Routledge.
Derrida J. 1999. Adieu to Emmanuel
Lévinas, trans. Brault & Naas, Stanford, California: Stanford
University Press.
Derrida J. 1993. Circumfessions:
Fifty Nine Periphrases, in Bennington, G., Jacques
Derrida, Chicago: University of Chicago Press.
Derrida J. 2001. On
Cosmopolitanism and Forgiveness, London: Routledge.
Derrida J. 1992. Deconstruction
and the Possibility of Justice, (inc. “Force of the Law”), eds.
Cornell, Carlson, & Benjamin, New York: Routledge.
Derrida J. 1981. Dissemination,
trans. Johnson, Chicago: University of Chicago Press.
Derrida J. 1991. Eating Well or the Calculation of the Subject: An Interview with Jacques Derrida
in Who
Comes After the Subject? eds. Cadava, Connor, & Nancy, New
York: Routledge, p 96-119.
Derrida J. 1985. The Ear of the
Other: Otobiography, Transference, Translation,
trans. Kamuf, ed. McDonald, New York: Schocken Books.
Derrida J. 1962, 1978. Edmund
Husserl’s ‘Origin of Geometry’: An Introduction,
trans. Leavey, Pittsburgh: Duquesne University Press.
Derrida J. 1986. Fors: The Anglish Words of Nicolas
Abraham and Maria Torok, trans. Johnson, in The Wolfman’s
Magic Word: A Cryptonomy, Abraham, N., & Torok, M., trans.
Rand, Minneapolis: University of Minnesota Press.
Derrida J. 1991-1995. The Gift of
Death, trans. Wills, Chicago: University of Chicago Press.
Derrida J. 1992. Given Time: i.
Counterfeit Money, trans. Kamuf, Chicago: University of Chicago Press.
Derrida J. 2000. Hostipitality,
in Angelaki:
Journal of the Theoretical Humanities, Vol. 5, Number 3, Dec.
Derrida J. 2000. Le Toucher: Jean-Luc Nancy, Paris: Galilée.
Derrida J. 1993. Le Toucher:
Touch/to touch him”, in Paragraph,
trans. Kamuf, 16:2, p 122-57.
Derrida J. 1998. Limited Inc.
(inc. “Afterword”), ed. Graff, trans. Weber, Evanston: Northwestern University
Press, 1998 edition.
Derrida J. 1982. Margins of
Philosophy, trans. Bass, Chicago: University of Chicago Press.
Derrida J. 1989. Memoires: for
Paul de Man, trans. Lindsay, Culler, Cadava, & Kamuf, New York: Columbia
University Press.
Derrida J. 1993. Memoirs of the
Blind: The Self-Portrait and Other Ruins, trans.
Brault & Naas, Chicago: University of Chicago Press.
Derrida J. 1996. Monolingualism of
the Other or the Prosthesis of Origin, trans. Mensh, Stanford: Stanford
University Press.
Derrida J. 1976, 1994. Nietzsche and the Machine:
Interview with Jacques Derrida (interviewer Beardsworth) in Journal of
Nietzsche Studies, Issue 7, Spring 1994 (NM). Of
Grammatology, trans. Spivak, Baltimore: John Hopkins University
Press.
Derrida, J., & Dufourmantelle,
A. 2000. Of
Hospitality, trans. Bowlby, Stanford: Stanford University Press.
Derrida J. 1995. On the Name
(inc. “Passions”), ed. Dutoit, Stanford: Stanford University Press.
Derrida J. 1970. Ousia
and Gramme: A Note to a Footnote in Being and Time” trans. Casey in Phenomenology
in Perspective, ed. Smith, The Hague: Nijhoff.
Derrida J. 1974, 1986, 1995. Parages,
Paris: Galilée, 1986. Points… Interviews, 1974-1995, ed. Weber, trans. Kamuf
et al, Stanford: Stanford University Press.
Derrida J. 1997. Politics of
Friendship, trans. Collins, New York: Verso.
Derrida J. 1972, 1981. Positions,
trans. Bass, London: Athlone Press.
Derrida J. 1989. Psyche:
Inventions of the Other” in Reading De Man Reading, eds. Waters & Godzich,
Minneapolis: University of Minnesota Press.
Derrida J. 1994. Spectres of Marx:
The State of the Debt, the Work of Mourning and the New International,
trans. Kamuf, New York: Routledge.
Derrida J. 1967, 1973. Speech and
Phenomena’ and Other Essays on Husserl’s Theory of Signs,
trans. Allison, Evanston: Northwestern University Press.
Derrida J. 2001. The Work of
Mourning, eds. Brault & Naas, Chicago: University of Chicago Press.
Derrida J. 1967, 1978. Writing and
Difference, trans. Bass, Chicago: University of Chicago Press.
Derrida J. 1976, 1994. Of Grammatology, trans. Spivak, Baltimore: John Hopkins University Press.
Derrida J. 1976, 1994. Of Grammatology, trans. Spivak, Baltimore: John Hopkins University Press.
Mới tham khảo một bài viết trên wiki về ARCHE-WRITNG. Tôi nghĩ thuật ngữ "cổ-bản" của bác chưa chính xác lắm. Nếu gọi là "cổ" thì hẳn đã là văn bản rồi. Ở đây lại lùi về xa hơn, khi chưa có ý thức về viết. Tôi nghĩ từ "sơ-bản" chính xác hơn:
Trả lờiXóaSơ-bản (arche-writing) là một thuật ngữ được Derrida sử dụng trong nỗ lực của ông nhằm tái định hướng quan hệ giữa nói và viết.
Derrida lí luận rằng ngay từ thời Plato, nói đã luôn được ưu tiên so với viết. Ở phương Tây, viết ngữ âm được xem như một sự bắt chước thứ cấp của nói, một bản sao nghèo nàn của nghệ thuật nói sống động. Derrida lí luận rằng nhiều thế kỉ sau nhà triết học Jean-Jacques Rouseau và nhà ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure đều đã trao cho viết vai trò thứ cấp hay kí sinh. Trong tiểu luận Hiệu thuốc của Plato, Derrida cố gắng đặt vấn đề ưu tiên này bằng cách trước hết làm phức tạp thêm hai thuật ngữ nói và viết.
Theo Derrida, tính chất phức tạp này dễ thấy trong từ Hy Lạp φάρμακον pharmakon, nghĩa là vừa “chữa trị” vừa “đầu độc”. Derrida lưu ý Plato lí luận rằng viết là “độc hại” đối với trí nhớ, vì viết chỉ là sự lặp lại, so với trí nhớ sống động cần cho nói. Tuy nhiên, Derrida chỉ ra rằng vì cả nói và viết đều dựa trên việc lặp lại nên ta khó có thể phân biệt chúng hoàn toàn.
Từ mới “sơ-bản” (arche-writing), "arch" nghĩa là “nguồn gốc, cơ bản hay cứu cánh”, là nỗ lực vượt khỏi sự phân chia đơn giản viết / nói. Sơ-bản qui về một loại viết mà nó vượt trước cả nói lẫn viết. Derrida lí luận rằng sơ-bản, theo một ý thức, sẵn có trong ngôn ngữ trước khi chúng ta sử dụng, nó đã là một cấu trúc / căn nguyên tiền-định, còn dễ uốn, là một cơ cấu bán-định của các từ và cú pháp. Derrida qui sự cố định này về văn bản, chỉ “văn bản” như thế mới có thể hiểu được trong các nền văn hóa không sử dụng văn bản, nó có thể hiểu như những vết khía trên một sợi dây hay thùng chứa, những tập quán cố định, hay những bố trí xung quanh khu vực sinh sống.
Nhà triết học John R. Searle lí luận rằng hầu hết các khái niệm của Derrida đều được mô tả là “đáng ngờ một cách hấp dẫn”, dựa trên “hiểu biết lập dị về lịch sử triết học phương Tây”vốn xem nhẹ tức tuyên ngôn sai nhiều tiết quan trọng về triết học và ngôn ngữ (vd: Derrida vặn vẹo ngữ học cấu trúc của Saussure)".
Bạn Phan Biên thân,
Trả lờiXóaChắc là còn phải học hỏi ở bạn nhiều lắm.
Rất cảm ơn.
Hà Hữu Nga