Thực tính và Sử tính - những yếu tố cấu thành
Thế giới sống trong triết học
Husserl
Sebastian Luft
Người dịch: Hà Hữu Nga
Giới
thiệu
Không có gì phải nghi ngờ rằng “Thế giới” là một chủ
đề cơ bản của Hiện tượng luận muộn của Husserl. Thế giới đối với Husserl – dựa
trên các phân tích trước đó của ông về Dingwahrnehmung tri
giác các sự vật từ khoảng năm 1905, và đặc trưng hóa của ông về ‘thái độ tự
nhiên đối với thế giới” trong công trình Ideen I
Các tư tưởng I, năm 1913 – ngày càng rộng lớn hơn, và cuối cùng được sử dụng để
nói về cái Bedeutungshorizont* lớp nghĩa
phổ quát, dẫn đến cái dạng thức cuối cùng trong tư duy của Husserl. Với dạng thức
này, lần đầu tiên lớp nghĩa phổ quát, được dẫn giải một cách minh bạch bằng một
bút pháp hoàn toàn thay đổi, xuất hiện bằng một thuật ngữ lừng danh Lebenswelt Thế giới sống. Thuật ngữ này, như suy diễn
ban đầu, không phải là một khái niệm hoàn toàn mới, có thể trực giao với Hiện
tượng học Husserl như là một cách phân tích mang tính eidetischer** thị kiến về ý thức, [1], mà chỉ bằng những cách thức may mắn gắn chặt
các nỗ lực của Husserl nhằm tìm ra được một thứ hiện tượng học siêu
việt toàn diện, định hướng noetisch - noematisch trí năng – lý tính. Lebenswelt Thế giới sống và chủ thể tính siêu việt chính là hai cực của
một mối tương quan phổ quát.
Cho đến giờ mọi thứ đều được biết đến, nhưng vẫn cần
phải xem xét kỹ hơn các vấn đề và các trở ngại. Lebenswelt Thế giới
sống, trong thực tế không chỉ là một thuật ngữ dùng cho “cái thế giới mà chúng
ta sống trong đó” theo nghĩa các giao tác, mà đôi khi thậm chí bằng ngôn ngữ
khoa học, và là một thuật ngữ phức tạp trong ngữ cảnh triết học muộn của
Husserl với tiêu đề Hiện tượng học Di truyền Genetischen Phänomenologie.
Hiện tượng học Di truyền không chỉ phân tích cái cấu thể của các hành động mang
tính chủ đích, mà còn là cả sự phát triển của chúng trong một “lịch sử có chủ
đích nữa”. Với nghĩa đó, Husserl đã khẳng
định về một triết học đã trưởng thành với tư cách là Hiện tượng học siêu việt, như một quá trình chủ đề hóa về sử tính, tức là không phải một lịch
sử như hiện thực, mà là việc diễn giải nó trong khuôn khổ của một chiều kích siêu việt của nó. Tuy nhiên chỉ có cách này thì Faktizität der
Lebenswelt thực tính của thế giới sống mới có thể được làm sáng tỏ, tức là khi
nó được nhận thức là một loại trầm tích hành vi có chủ ý. Vì vậy thực tính của
thế giới sống không thể không có câu hỏi siêu việt. Toàn bộ sự vật
lại càng thêm phức tạp bởi một thực tế là Husserl, trong giai đoạn muộn đã cẩn
trọng khuôn hiện tượng học vào một hệ thống. Hiện tượng học Husserl đã tiến
hành tái cấu trúc hệ thống cấu thể siêu việt của thế giới sống. Đó
chí ít cũng vẫn là một lược đồ rất đại quát trong quan niệm của Husserl về phân
loại hiện tượng học thành một lối diễn giải di truyền-thống kê về cấu thể thế
giới.
Nhưng
hình thức cuối cùng của triết học Husserl khởi lên, chứ không phải là một mớ vấn
đề lộn xộn như một hệ thống phức tạp nhằng nhịt dây rợ. Mặt khác, điều đó
không làm cho hệ thống các chủ đề ấy có thể kết nối với nhau. Như Donn Welton đã
chỉ ra là trong triết học muộn “có tính hệ thống” của Husserl lại không có
một hệ thống, đó chỉ là một phương pháp có tính hệ thống mà trong hai thập kỷ
cuối cùng của đời mình, ông đã khai triển. [2] Theo nghĩa đó, bài viết này chọn
luận đề ấy của Welton làm xuất phát điểm để theo đuổi cái mục tiêu khiêm tốn nhất,
đó là tái cấu trúc mối tương liên hệ thống của thế giới sống, thực tính và sử
tính trong công trình muộn của Husserl. Nhưng như vậy không có nghĩa là lấy ra
bất cứ thuật ngữ nào từ công trình muộn này của ông, mà chỉ là những khái niệm
cốt lõi giúp rọi sáng vào khái niệm thế giới sống trong hiện tượng học Husserl,
một lý thuyết hoặc một phương pháp hiện vẫn không được kết thúc toàn vẹn, mà
theo một cách nào đó, nó còn phải được tạo dựng. Cái kho tàng giàu có của các bản
thảo chưa được công bố về chủ đề này và cái đặc trưng cụm từ Lebenswelt Thế giới sống lặp đi lặp lại –
sự ngờ vực có thể có về chủ đề này, tất cả đều đã được nói đến để nhìn vào những
khía cạnh đáng được đề cập lại trong khái niệm Thế giới sống của Hiện tượng học
Husserl. Tuy nhiên vẫn có và sẽ còn có nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh thú vị
chưa được giải quyết.
Vì
vậy Welton và các tư tưởng được đề cập đến trong một truyền thống nhất định
...v.v, đã quay trở lại với công trình của Ludwig Landgrebes, vốn đặc biệt tập
trung vào các suy tư của Husserl về lịch sử. Theo Landgrebes, một từ nổi tiếng
của Hiện tượng học Husserl trong một dạng thức chín muồi, luôn song hành hoặc bổ
sung cho thuật ngữ Thế giới sống của Hiện tượng học chính là “Lý thuyết Siêu việt Lịch sử”. [3] Cái lịch sử mà Husserl ghi chú,
vẫn thường được Landgrebes trích dẫn chính là “sự kiện vĩ đại của các Hữu thể tuyệt đối”
[4]. Thực tính của câu hỏi ở đây, có thể bạn cũng đoán ra được, không có gì
khác hơn là Thế giới sống, miễn là các đời sống lịch sử của con người đã tạo
hình nên thế giới này cùng các lợi ích của nó sao cho Thế giới sống, theo nghĩa
nghiêm nhặt của từ này, đang diễn ra. Tuy nhiên điều đó đòi hỏi phải có một quan
niệm cụ thể, được phát triển chu đáo về Faktizität Thực tính, đặc biệt
được sử dụng để diễn giải. Đích nhắm đến của Faktizität Thực tính không
có nghĩa đơn giản là cái mà Heidegger xử lý trong “Phép tường giải Thực tính” của
ông theo nghĩa đen là để giải thích trong mối tương tác liên động với vấn đề siêu việt. Đây chính là thách thức thực sự cho người diễn giải công
trình muộn của Husserl.
Mặt khác, không cần cố gắng
để rao giảng những đặc tính phổ quát quá lớn, chúng ta vẫn
có thể nói rằng lịch sử
của hiện tượng học của Husserl
vận hành như một "lý
thuyết siêu việt" về các tính chất phổ quát đó rồi,
và nó còn là Thế giới sống, bởi vì tất cả mọi thứ đều làm cho cuộc sống trần thế,
về bản chất, trở nên có tính lịch sử, và theo đúng nghĩa một thế giới có kết
thúc. Nói một cách chặt chẽ, cái gì là lịch sử thì không được minh định rõ
ràng. Việc tồn tại mối liên hệ giữa thế giới sống, thực tính và lịch sử dường
như ít có đối lập. Tuy nhiên trong nghiên cứu thì lời
đáp cho câu hỏi về mối quan hệ cấu trúc của chúng lại là những nỗ lực cuộn lại
hầu hết các trang lịch sử, hoặc ở một mức độ nhất định là hiện tượng học, có thể
hoạt động như một loại triết học lịch sử. Tuy nhiên, ngược lại, thay cho câu hỏi
thế giới sống là một yếu tố sử tính hoặc lịch sử siêu việt như thế
nào, tôi muốn thay đổi vấn đề ở đây, và để hỏi một lý thuyết hiện tượng học về
thế giới sống đòi hỏi sử tính của việc nhận thức về cấu thể của chúng như thế
nào.
Thực
sự khái niệm lịch sử trong ngữ cảnh Hiện tượng học là gì, người ta hoàn toàn có
thể tìm thấy ở thuật ngữ thứ hai được đề cập đến trong Tiêu đề của bài viết. Và
ở đây, đã bắt đầu quan tâm nhất mực đến cái gì là thực tính biệt lập và đã được xem xét kỹ trong công trình muộn của
Husserl, điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa lịch sử và thực tính, còn “Phép
tường giải” có thể được coi là chương trình đối trọng với cách tiếp cận chủ thể siêu việt của Husserl [6] – mà vấn đề này đã được kết nối với một
cách suy tư về chương trình Hữu thể luận về Thế giới sống. Thực tính hầu như là
siêu việt chỉ được hiểu theo cách đối lập với “tự nhiên”, hoặc theo tôi, đó chính xác là nơi mà câu hỏi về “sự đối lập” thực sự mãnh liệt, được đề xuất.
Với câu hỏi làm thế nào để định nghĩa được “thực tính” của Husserl giai đoạn muộn,
xác định được cái vị thế của hiện tượng học gắn liền với nó như một hiện tượng
học siêu việt không thể tách rời. Câu hỏi ngược về mức độ mà thực
tính, trong mối quan hệ với lĩnh vực ý thức siêu việt phải thực sự là
một bộ phận của một lý thuyết phức tạp về thế giới sống - và nếu không có các
câu hỏi về mối quan hệ với Heidegger này – đến lượt mình, lại muốn sa thải nó với
tư cách là các câu hỏi về nghĩa hoặc không thích hợp ở đây, đã thực sự cuốn hút
tôi. Vì vậy, sẽ không chỉ đơn giản hiểu được Faktizität thực tính chính là Tatsächlichkeit
thực tính và thế giới sống như vậy chính là cái “thế giới sống thực sự”, mà nó cần phải được minh định ở mức độ nào cái thực tính trong tầm quan trọng đặc
biệt của nó là một phần cần thiết của cái thế giới sống và gắn liền, theo
nguyên nghĩa của từ, với hiện tượng sử tính thuộc hệ thống tọa độ của một “hữu
thể thế giới sống”, hoặc chí ít thì nó cũng tiên báo về các phác thảo. Cuối
cùng, sự kết nối nội tại của các hiện tượng này phải được minh định dứt khoát,
sao cho cả hai yếu tố không chỉ là những yếu tố lý thuyết phụ thuộc của một lý
thuyết thế giới sống rộng lớn hơn, mà còn là chức năng hệ thống mà nó đem lại.
Vấn
đề trước hết ở đây là chương trình “hữu thể thế giới sống” phải được tái cấu
trúc. Nó phải chứng tỏ rằng việc suy tư năng động về toàn bộ các mặt là để diễn
giải về thế giới sống bởi bản thân sự vật đối với hiện tượng của các cuộc đọ sức
lịch sử. Vấn đề thứ hai là thiết lập cách thức mà quá trình đặc trưng hóa của lịch
sử vẫn sục sôi trong câu hỏi siêu việt về định nghĩa đặc biệt về thực
tính. Phần cuối cùng là để chỉ rõ cách thức mà mối quan hệ siêu việt
của Husserl và việc quyết định về thực tính là quyết định cho việc nhận thức về thế giới sống về phương diện
lịch sử và “ý nghĩa” của nó.
______________________________
Nguồn: Luft,
Sebastian 2005. Faktizität und Geschichtlichkeit als Konstituentien der Lebenswelt in
Husserls Spätphilosophie, Phänomenologische Forschungen. Felix Meiner
Verlag.
Tác giả: Sebastian Luft, giáo sư
triết học, thành viên Ban Giám đốc của Viện Goethe tại đại học Marquette, một đại học Công giáo La Mã Dòng Tên tại
Milwaukee, Winsconsin, Hoa Kỳ, được John Martin Henni thành lập năm 1881. Đại học
mang tên nhà truyền giáo thế kỷ XVII, đức cha Jacques Marquette. Luft chuyên về Hiện tượng học,
Phép tường giải, Triết học Văn hóa, Tri thức học, Triết học Lịch sử; Viết nhiều
nhất về Hiện tượng học Husserl, chú trọng đến Chủ thuyết Kant Mới, Khả tính Triết
học Siêu việt Văn hóa, Hữu thể luận Heidegger, và Phép tường giải
Gadamer.
Ghi chú của người dịch:
Ghi chú của người dịch:
* ὁρίζω hourizō đường chân trời, tiếng Hy Lạp cổ, phương ngữ vùng đảo Αιγαίο Πέλαγος, Aigaio Pelagos, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, có từ căn là ὅρος với nghĩa vạch ranh giới, ranh giới.
** eidetischer - eidetic là một trong số vài từ tạo thành linh hồn của Hiện tượng học Husserl, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ εἰδητικός, có hình dạng, diện mạo, với động từ εἴδω eido thấy, hiểu. Cách đây hơn hai mươi năm, khi vừa học tiếng Đức, vừa mày mò tự học tiếng Hy Lạp cổ để đọc Husserl và Heidegger bằng nguyên bản, đặc biệt là để hiểu thao tác nghĩa các từ Hy Lạp cổ của Heidegger, tôi đã dịch eidetischer - eidetic của Husserl là “thị kiến”, vì có cảm giác eidetic có cái gì đó gần gũi và có thể có từ căn liên quan đến từ eye mắt trong tiếng Anh, mà không chú ý đến các biến thể của động từ εἴδω. Không những thể, đã có lúc tôi giật mình vì thấy trong tiếng Hy Lạp có từ μάτι mắt, và nhủ thầm lẽ nào mấy ông bạn Hy Lạp cổ lại vay từ mata mắt, mặt của người Việt cổ proto-Malayo-Polynesian? Nhưng về sau lại quá thất vọng với mừng thầm này khi biết rằng μάτι mắt, chỉ là dạng rút gọn thời Trung cổ của từ μάτιν matin, và đến lượt mình thì μάτιν cũng chỉ là dạng rút gọn của từ ὀμμάτιον ommation, và từ ὄμμα mới là mắt. Thật đáng thất vọng!. Tuy nhiên, trong tiếng Hy Lạp cổ vẫn còn một từ khác, ὀφθαλμός ophthalmic là mắt có nguồn gốc từ động từ ὁράω horáo, oráo. Nhiều năm sau tôi mới biết được rằng εἴδω eido chỉ thấy dưới dạng εἶδον eidon, phần quy tắc thời bất định của nó là ὁράω horáo, oráo “Tôi thấy”, “Tôi biết”. Đặc biệt là khi đọc những người chủ trương Laryngeal Theory lý thuyết phụ âm thanh hầu, về phương diện ngôn ngữ học lịch sử, chấp nhận đề xuất về sự tồn tại của một hoặc nhiều hơn một phụ âm được gọi là “phụ âm thanh hầu” trong ngôn ngữ nguyên Ấn – Âu. Ngày nay các thanh hầu này đã biến mất trong các ngôn ngữ Ấn - Âu hiện đại, nhưng vẫn còn thấy một số thanh hầu trong các ngôn ngữ Hittite và các ngôn ngữ khác vùng Anatolia. Các phụ âm này được gọi như vậy vì người ta cho rằng có một vị trí phần hầu, thuộc về nắp thanh quản, hoặc hầu khi phát âm một số phụ âm đã làm cho nó khít thanh quản lại. Dựa trên kết luận ấy, các nhà nghiên cứu cho rằng εἴδω, ὄμμα, ὁράω có nguồn gốc sâu xa hơn, với từ căn *akṣ, gốc nhánh của từ căn *okʷ (tức là *H₃ekʷ). [Có thể xem chẳng hạn: Beekes, Robert S.P. 1969. The development of the Proto-Indo-European laryngeals in Greek. The Hague-Paris: Mouton.; Beekes, Robert Stephen Paul 1969. The Development of Proto-Indo-European Laryngeals in Greek. The Hague: Mouton. no ISBN - Doctoral dissertation at the University of Leiden.; Beekes, Robert Stephen Paul 1995. Comparative Indo-European Linguistics: An Introduction. Amsterdam: John Benjamins.; Lindeman, Frederik Otto 1970. Einführung in die Laryngaltheorie. Berlin: Walter de Gruyter & Co. no ISBN - Sammlung Göschen.; Melchert, H. Craig 1994. Anatolian historical phonology. Amsterdam-Atlanta: Rodopi.; Zair N. 2012. The Reflexes of the Proto-Indo-European Laryngeals in Celtic (Brill), pp. 3-4.].
Trong số 32 từ tiếng Phạn có nghĩa là mắt tôi tìm được một số trường hợp trùng khớp với các nhận định trên, đó là các từ अक्षि ákṣi, अक्षन् akSan; riêng từ mắt आविर्मुखी AvirmukhI rất thú vị, vì có từ căn आवि āvi là mặt trời. Phải chăng trong nhiều nguyên ngôn ngữ, gốc gác sâu xa nhất của từ mắt luôn gắn với mặt trời, hoặc cũng chính là từ mặt trời? Tôi mạo muội cho rằng điều đó không chỉ đúng với trường hợp từ tiếng Phạn आविर्मुखी AvirmukhI, mà còn đúng với trường hợp mắt – MATA trong ngôn ngữ Proto-Viet, Proto-Malayo-Polynesian và nhiều nguyên ngôn ngữ khác nữa, trong đó có thể kể đến cả trường hợp chữ Hán 見 jiàn, kiến [nhìn, thấy] được cấu tạo bởi chữ 目 mục - mắt và chữ 人 nhân - người. Ngoài ra chữ 見 kiến, về phương diện ngữ pháp, còn là trợ động từ chỉ thể bị động; chữ 目 mục cũng là từ căn của chữ 現 hiện trong từ Hiện tượng, chữ 顯 hiển [vinh hiển], 睍 hiển [mắt lồi]. 顯 hiển là một chữ tượng hình khá thú vị: kim văn vẽ một người đứng trông tơ dưới ánh mặt trời, do sợi tơ rất nhỏ nên phải đưa ra ngoài ánh mặt trời mới nhìn thấy rõ, nên nguyên nghĩa của từ 顯 [vinh] hiển này là rõ ràng [經詩: 無曰不顯 Kinh thi: vô viết bất hiển – đừng nói không rõ, Trong [詩經,大雅 Thi kinh, Đại nhã]. Về sau, chữ 顯 hiển được mở rộng nghĩa thành vinh hiển. Riêng chữ 目 mục, ban đầu, trong giáp cốt văn và kim văn đều vẽ hình con mắt nằm ngang, nhưng đến loại chữ tiểu triện thì nó được vẽ dọc, nên trông không giống với con mắt thật nữa, và sau này nghĩa của nó cũng được mở rộng thành mắt lưới 綱舉目張 cương cử mục trương - găng giềng lưới mở [đây là loại triết lý hành xử của người Trung Quốc cổ: nghĩa đen là căng dây giềng ra thì tự khắc các mắt lưới đều mở, có nghĩa là chỉ cần nắm lấy cái cốt yếu thì mọi sự sẽ được như ý]. Chữ 綱目 cương mục trong 欽定越史通鑑綱目 Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chính là lấy từ tích này. Về chữ 目 mục, Thuyết văn còn chú: 凡目之屬皆從目 – Phàm mục chi chúc giai tòng mục - dán mắt mà nhòm (Thuyết văn Giải tự, Quyển tứ, Mục bộ).
Chú thích:
1
Diese These ist in der Forschung anfangs mitunter vertreten worden (z.B. von
Walter Biemel), wurde aber rasch verworfen. Wie Donn Welton mutmaßt, verwendet
Husserl den Begriff „Lebenswelt“ erstmals in seiner Vorlesung von 1919, Natur
und Geist, vgl. D. Welton: The Other Husserl. The Horizons of
Transcendental Phenomenology. Bloomington 2000. 339 (sowie die Endnote hierzu,
460, Nr. 14). Der Passus der Vorlesung, auf den Welton hier verweist, ist nun
veröffentlicht in: Edmund Husserl: Natur und Geist. Vorlesungen Sommersemester 1919.
Husserliana Materialien, Bd. IV. Dordrecht/Boston/London 2002. 17 f. Anm., interessanterweise
in einer gestrichenen (und nicht vorgetragenen?) Passage. Obwohl Husserl das Thema
der Lebenswelt bereits weitaus früher behandelt – Welton verweist an dieser
Stelle, wie übrigens Husserl selbst mehrmals, auf die Vorlesung 1910/11, Grundprobleme
der Phänomenologie, veröffentlicht in Hua XIII –, ist es nicht
unwahrscheinlich, dass der Begriff „Lebenswelt“ erst 1919 tatsächlich
verwendet wird – immerhin doch bemerkenswert früh.
2.
Zu dieser „Systematik“ von Husserls genetischer Phänomenologie, vgl. die
Darstellung bei Donn Welton: The Systematicity of Husserl’s Transcendental
Philosophy: From Static to Genetic Method. In: D. Welton (Hg.): The New
Husserl. A Critical Reader. Bloomington 2003. 255-288, sowie seine breitere,
aber im Wesentlichen die gleichen Thesen vertretende Ausführung in The Other
Husserl (op. cit.), Kap. 13-15. Welton erläutert in beiden Darstellungen seine
These, daß es sich bei Husserls „System“ weniger um eine Systematik handelt,
wie man sie aus den Systembemühungen des Deutschen Idealismus kennt, sondern
daß Husserls „System“ vielmehr als eine systematische Methode zu
verstehen sein müsse („The Systematicity of Husserl’s Transcendental
Philosophy“, 282, „[…] Husserl as developing not a system of philosophy but a
philosophical method“). Ich werde hierauf zurückkommen. Seine These ist im
Allgemeinen, daß „Husserl’s most enduring discovery was how a transcendental
characterization of subjectivity and a transcendental characterization of world
mediate each other“ (The New Husserl, op. cit., 223). Vgl. hierzu auch
neuerdings Christian Bermes: ‚Welt‘ als Thema der Philosophie. Vom
metaphysischen zum natürlichen Weltbegriff. Hamburg 2004 (v.a. Kap. III und
IV). Auf Weltons wie Bermes’ Arbeiten wird zurückzukommen sein.
3.
Vgl. Ludwig Landgrebe: Faktizität und Individuation, Studien zu den Grundfragen
der Phänomenologie. Hamburg 1982. IX, sowie: Meditation über Husserls Wort ‚Die
Geschichte ist das große Faktum des absoluten Seins‘. Ebd., 43. Vgl. auch:
Phänomenologische Bewußtseinsanalyse und Metaphysik. In: Der Weg der
Phänomenologie. Das Problem einer ursprünglichen Erfahrung. Gütersloh 1963. 75
ff., hier v.a. 100 ff.
4.
Vgl. die berühmte Beilage XXXII in: Hua VIII, 497 ff., insbes. 506, vgl. hierzu
Landgrebes Texte, die diese Passagen ausführlich kommentieren und inzwischen
Klassiker der Husserlforschung geworden sind: Meditation über Husserls Wort …,
sowie: Faktizität und Individuation. Beide wieder abgedruckt in: Faktizität und
Individuation. op. cit. 38-57 bzw. 102-116.
5.
Vgl. hierzu David Carr: Phenomenology and the Problem of History. Evanston/Ill.
1974. Vgl. insbes. Kap. 5, 110 ff., worin dieser Versuch unternommen wird. So
spricht Carr von einer „historischen Reduktion“, die die Geltungsursprünge der
Welt als historischer aufklären will. Vgl. auch seine rezenteren Studien in:
Interpreting Husserl. Critical and Comparative Studies.
Dordrecht/Boston/Lancaster 1987 (Phaenomenologica 106). Insbes. Text Nr. 3, 71
ff., sowie Text Nr. 10, 213 ff., und Nr. 11, 227 ff. Vgl. auch weiterhin
Karl-Heinz Lembeck: Gegenstand Geschichte. Geschichtswissenschaftstheorie in
Husserls Phänomenologie. Dordrecht/ Boston/ London 1988 (Phaenomenologica 111).
Zum Begriff der Faktizität vgl. insbes. ebd. 231-34.
6.
Aus dieser Perspektive wird Husserls Rede von der Phänomenologie als
„Hermeneutik des Bewußtseinslebens“ (vgl. Hua XXVII, 177) in ihrer vollen
kritischen Schärfe deutlich. Während für Martin Heidegger die Phänomenologie
als „Hermeneutik der Faktizität“ das alltäglich-durchschnittliche Leben des
Menschen auslegen soll, ist ein „hermeneutisches“ Verfahren für Husserl auf das
Bewußtseinsleben anzuwenden, welches aber als Korrelat die in seinen Leistungen
konstituierte Lebenswelt hat. Auch in einer Husserlschen „Hermeneutik“ geht es letztlich
um die Lebenswelt, aber als Korrelat zum weltkonstituierenden transzendentalen Bewußtsein.
Im gerade zitierten Vortrag Phänomenologie und Anthropologie, der als
Replik auf Max
Scheler und v.a. Heidegger intendiert war, fährt Husserl etwas weiter unten
fort: „Nach all dem verstehen wir auch, daß die Umwendung von der naiven
Weltforschung zur Selbsterforschung des transzendentalen egologischen
Bewußtseinsbereichs nichts weniger bedeutet als eine Abwendung von der Welt und
einen Übergang in eine weltfremde und darum interesselose theoretische
Spezialität. Im Gegenteil: Es ist die Wendung, die uns eine wirklich radikale Welterforschung,
ja wie sich zeigt darüber hinaus, eine radikal wissenschaftliche Erforschung des
absoluten, des im letzten Sinne Seienden ermöglicht.“ (ebd. 178) Zu Husserls
Projekt einer „hermeneutischen Phänomenologie“ im Verhältnis zu Heidegger bzw.
den Neukantianern,vgl. vom Verf.: Husserl’s Concept of the Transcendental
Person. Another Look at the Husserl-Heidegger Relationship. In: International
Journal of Philosophical Studies 13/2 (2005). 141-177, sowie: A Hermeneutic
Phenomenology of Subjective and Objective Spirit: Natorp, Husserl and Cassirer.
In: The New Yearbook for Phenomenology and Phenomenological Philosophy IV
(2004). 209-249.