Geoff Wade
Người dịch: Hà Hữu Nga
Giới thiệu
Một
trong những câu thành ngữ hầu như mọi người Trung Quốc xưa nay đều biết là 夜郎自大 Dạ
Lang tự đại [1]. Theo sử liệu Trung Quốc thì Dạ Lang là một chính thể nằm ở
phía nam của đế chế Tây Hán (206 TCN – 23 SCN). Còn đối với các bộ
sử châu Âu thì nhà Hán là một trong những đế chế tồn tại lâu dài nhất của Trung Quốc. Vậy
thì có phải chỉ duy nhất tồn tại mối quan hệ giữa “Dạ Lang” và “Trung Quốc”? Tôi cho
rằng kể cả trước đây và bây giờ đều không phải như vậy, và mục đích của tiểu luận
này là để chứng minh rằng cái tên Dạ Lang và Trung Quốc trong thực tế là có
cùng một cội nguồn – từ cái tên bản địa của một chính thể Lô Lô/Di [2] rộng lớn
kéo dài trong thời gian tối thiểu từ vài thế kỷ TCN đến những thế kỷ đầu SCN.
Điều này sẽ được thực hiện trước hết bằng việc xem xét cái mà giờ đây chúng ta
biết về Dạ Lang từ các nguồn sử liệu chữ Hán, sau đó bằng việc khảo sát hàng loạt
lý thuyết về nguồn gốc cái tên Trung Quốc, và cuối cùng thông qua việc tổng hợp
biên niên sử Lô Lô/Di để minh họa rõ cái tên bản địa của một chính thể phi Hán
lại được sử dụng như một ngoại danh cho một chuỗi chính thể Hán ở Đông
Á.
Dạ Lang trong sử liệu Hán
Các
sử liệu Hán dính dáng đến Dạ Lang đều gắn liền với những gì liên quan đến
chính thể 牂牁
Tang Ca, được
đề cập trong các văn bản có niên đại Chiến quốc, cho thấy nó tồn tại trong
khoảng thế kỷ VII TCN. Các công trình [3] về sau này cho biết về một cuộc tấn
công của Trương Kiểu, một tướng nhà Chu [4] chống lại Dạ Lang/Tang Ca vào cuối
thế kỷ IV hoặc đầu thế kỷ III TCN. Trong thế kỷ I TCN, các văn bản chữ Hán cho
chúng ta biết, Dạ Lang đã gây chiến với các chính thể láng giềng để mở rộng quyền lực và lãnh thổ. Một truyền
thống có lẽ là bản địa khác cũng được ghi lại trong các văn bản chữ Hán sớm,
nói về một vị “trúc vương” của Dạ Lang đã được sinh ra từ một thân trúc và đã
cai quản vùng 遯水
Độn Thủy.[5]
Có
thể khẳng định rằng các tư liệu viết về Dạ Lang khá rời rạc và rõ ràng tản mát ở nhiều nguồn khác nhau. Những tư liệu chi tiết nhất về chính thể này và láng
giềng của nó xuất hiện trong 史记 Sử ký của Tư Mã Thiên vào thế kỷ I
TCN. Các đoạn có liên quan của công trình này đã được Burton Watson dịch ra tiếng
Anh và có trong phần phụ lục của tiểu luận, nhưng vì mục đích của bài viết,
nên chỉ có thể cung cấp phần tóm tắt ngắn gọn.
Từ
các diễn giải này chúng ta có thể lượm lặt một vài ý tưởng liên quan đến việc
người Trung Quốc đã hiểu chính thể này và một số sự kiện tác động đến nó như thế
nào. Chương 116 của bộ 史記 Sử
ký, viết về các man dân vùng tây nam [6], ngay từ câu đầu tiên đã cho chúng ta
biết rằng quốc chủ Dạ Lang là thủ lĩnh chính trị chủ yếu của cư dân vùng
này, điều đó cho thấy một điều gì đó về quyền lực và ảnh hưởng của Dạ Lang
trong vùng vào các thế kỷ cuối cùng trước công nguyên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều
thủ lĩnh chính trị khác thể hiện một hệ thống các thái ấp hoặc hệ thống thứ bậc
về quyền lực. Trong số các tù trưởng của người 靡莫 Mi
Mạc sống ở phía tây Dạ Lang có thủ lĩnh của người 滇 Điền,
[7] còn ở phía bắc thì có nhiều thủ lĩnh chính trị nhỏ hơn, trong đó hùng mạnh
nhất là thủ lĩnh Cung Đô 邛都.
Tất cả các nhóm người này đều là các xã hội làm nông định cư. Xa về
phía tây có các bộ lạc chăn nuôi du mục có các tên gọi người Thủy và Côn
Minh.
Khi
người Hán tấn công Đông Việt trong những năm 130 TCN thì người ta bắt đầu biết
rằng dọc theo con sông có kinh đô của người Nam Việt, gọi là Tây Giang chảy qua
thành phố Quảng Châu bây giờ nối liền với sông Tang Ca [8] là thuộc vùng đất của
chính thể Dạ Lang. Người ta cũng biết thêm rằng Nam Việt vương đã sử dụng tuyến đường thủy
này để cố kiểm soát chính thể Dạ Lang. Sau này, nhằm xóa bỏ bằng được quyền lực
của Nam Việt, triều đình nhà Hán đã xây dựng kế hoạch sử dụng quân đội của người
Dạ Lang tiến xuôi dòng để tấn công thủ lĩnh Nam Việt. Cho đến bây giờ chúng ta
vẫn chưa biết chắc liệu cuộc tấn công ấy đã từng đưa lại kết quả hay không, mặc
dù thực sự đã có các cuộc thương thảo giữa sứ bộ nhà Hán là Đường Mông và thủ
lĩnh Dạ Lang 多同
Đa Đồng, và theo các sử liệu của nhà Hán thì quận 犍為 Kiền Vi đã được thành lập trong vùng, và con đường nối Dạ
Lang với các chính thể của người Hán xa hơn về phía bắc đã được bắt đầu mở, nhưng
lại không bao giờ hoàn thành. Vì nhà Hán bận bịu với nhiều sự kiện ở biên
giới phía bắc nên kế hoạch mở rộng về phương nam đã phải gác lại.
Có
một điều rõ ràng là vào giai đoạn này, Dạ Lang đã kiểm soát một dân số lớn, có
năng lực quân sự hùng mạnh, với số quân lính lên đến 100.000 người. Vì vậy rõ ràng Hán triều thực sự có tham vọng lớn nhằm kiểm soát Dạ Lang bằng việc mở
một con đường xuyên qua đất Thục đến chính thể này, hoặc bằng cách chiếm Nam Việt
rồi đi ngược lên. [9] Không còn nghi ngờ gì nữa, tối thiểu điều đó cũng phù hợp
với các hiểu biết đã có về Dạ Lang như một trung tâm thương mại chủ chốt giữa
các nền kinh tế của người Hán và các nền kinh tế thuộc đất Ấn Độ. Việc Trương
Khiên thấy tơ lụa và đồ tre trúc của đất 蜀 Thục, đất 邛 Cung trên đất Khương Cư được ghi lại trong 史記
Sử kí đã chứng tỏ điều đó. Các cuộc thương thảo giữa sứ bộ Hán triều
và các thủ lĩnh Điền và Dạ Lang về việc xác định tuyến đường đến Ấn Độ chính là
nguồn gốc của thành ngữ 夜郎自大 Dạ Lang tự đại
như đã đề cập ở trên. Các sự kiện này có niên đại khoảng những năm 120 TCN.
Còn những bằng chứng khác về thương mại và con người qua lại vùng này gồm có các nhạc
cụ và các nghệ nhân tiêu khiển từ đế chế Tây La Mã** đến kinh đô nhà Hán năm
120 TCN.
Mối
quan hệ giữa Dạ Lang và các chính thể 且蘭 [11] Thả Lan và 頭蘭 Đầu
Lan cũng được nhắc đến trong 史記 Sử
ký, nhưng không được rõ ràng. 頭蘭 Đầu Lan nằm trong, hoặc nằm gần quận
犍為 Kiền Vi, đã bị tấn công, chịu quy phục
nhà Hán, rồi theo nhà Hán tấn công Nam Việt. Sau đó, (vào khoảng năm 111 TCN,
các sử liệu Hán cho biết***) các chính thể này đều trở thành các bộ phận của một
quận mới Tang Ca, đặt tên theo tên của con sông đã được nói đến ở trên. Vì vậy
mà có lẽ họ đã từng là các bộ phận hoặc là thần thuộc của chính thể Dạ Lang trước
đó. Chính “Dạ Lang hầu” cũng đã đến kinh đô nhà Hán ở Tràng An để
nhận ấn tín. Điều đó cho thấy việc làm suy yếu quyền lực của vị thủ lĩnh này và
việc tích hợp ngày càng tăng đất đai của họ vào các chính thể của người Hán.
Qúa trình thống thuộc ấy có lẽ đã gia tăng sau năm 86 TCN, sau khi nhà Hán đã
đàn áp xong “cuộc bạo loạn” của 24 vùng tại 牂柯 Tang Ca, bao gồm cả 談指 Đàm
Chỉ và 同並 Đồng Tịnh với 30.000 người. Nhà
Hán đã lệnh cho Thục và Kiền Vi phải đưa 10.000 lính đến để trấn áp họ, và cuối
cùng cuộc nổi dậy đã hoàn toàn thất bại****. Năm 27 TCN cũng có một cuộc nổi dậy
tương tự như vậy của 郡夜郎王興
Dạ Lang vương Hưng, để rồi ông bị giết chết bởi chính bàn tay của các nhóm
trung thành với Hán triều. Những sự kiện tương tự liên tiếp diễn ra trong những
thế kỷ đầu công nguyên.
Nếu
chúng ta tổng kết các nhận định trong các sử liệu Hán về Dạ Lang thì có thể thấy
rằng trong khuôn khổ các giới hạn tạm thời của nó, chính thể Dạ Lang và tiền
thân Tang Ca của nó đã mở rộng, với tư cách là một chính thể chủ yếu, ở vào thế
kỷ III TCN, hoặc có lẽ thậm chí còn sớm hơn.
Cho đến khi các giới hạn địa lý được quan tâm, thì Hậu Hán thư [12] đã
lưu ý rằng Dạ Lang đã mở rộng về phía đông đến tận Giao Chỉ (bắc Việt Nam ngày
nay), về phía tây đến Điền quốc (tập trung xung quanh hồ Điền Trì ở Vân Nam),
và về phía bắc đến Cung Đô (ngày nay là Tứ Xuyên). Vì vậy đó là một chính thể rất
rộng lớn và hùng mạnh, dựa trên nền kinh tế nông nghiệp và đã thành thạo công
nghệ đồ đồng tiến bộ nhất trong thời gian đó. Có nhiều quan điểm khác nhau về
trung tâm chính trị của chính thể Dạ Lang, đối với một số nhà nghiên cứu thì Thả
Lan là kinh đô của quận Tang Ca, và cũng là Dạ Lang. Tuy nhiên, quan điểm được
chấp nhận phổ biến hơn cho rằng kinh đô của Dạ Lang nằm ở một nơi nào đó thuộc
phía tây tỉnh Quý Châu ngày nay.
Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc
Giờ
đây chúng ta sẽ quay trở lại với vấn đề thứ hai trong tầm tay – nguồn gốc tên gọi
“China”. Xã hội Hán cũng như chính thể Hán không sử dụng cái tên “China”, hoặc
bất cứ một loại tên gọi nào như vậy với tư cách là một tự danh. Họ thường sử dụng
tên các triều đại (Hán, Tống, Minh) [13] hoặc cái tên thông dụng 中國 [14] Trung
Quốc để nói về chính thể của họ. Điều đó có nghĩa là “China” chính là một cái
tên phi-Hán, ngày nay được nhiều ngôn ngữ phi Hán sử dụng [15] để gọi hàng chuỗi
chính thể đã cai trị các xã hội Trung Quốc. Nhưng nguồn gốc cái tên đó từ đâu
mà ra? Và nó đã phát triển như thế nào? Câu hỏi này đã từng khuấy tâm nhiều thế
hệ các nhà Hán học phương Tây và chưa hề đạt được đồng thuận thực sự.
Các
học giả theo truyền thống phương Tây từ lâu đã cho rằng việc đề cập sớm nhất đến
nơi chốn hoặc chính thể có cái tên liên quan đến từ địa danh tiếng Anh “China”
là Thinai (θίναι), được ghi trong Periplus Maris Erythraei. [16]
Vị trí đó nằm ở cực bắc Ấn Độ dương, vượt khỏi Chrysê. Ptolemy, trong bộ Địa lý
của ông viết vào thế kỷ II SCN đã nói đến vị trí đó dưới cái tên chính tả Sinai
(Σίναι). Ba thế kỷ sau, Kosmas Indikopleustes trong tác phẩm Topographia
Christiana [17] đã ghi lại cái tên Tzinitza, mà Laufer cho là đã phản
ánh cái tên Ba Tư Čīnistān hoặc cái tên Phạn ngữ Cīnasthāna. [18]
Vào
cùng thời gian đó, trong các kinh bổn Phật giáo được dịch ra chữ Hán, có nhắc đến
một cái tên có vẻ là ““China/Cīna”, được phục nguyên là zhina thông qua
một loạt ký tự - 脂那
china, 支那 china, hoặc 至那 chí na.
Vào đời nhà Đường (618-907 SCN) một từ khác đã xuất hiện trong các văn bản Phật
giáo chữ Hán: Mahā Cīna (摩訶支那 Mahā
Chi Na hoặc 摩訶至那 Mahā
Chí Na = Đại Cīna). Một văn bản thời nhà Đường của 慧苑 Huệ
Nguyên:
華嚴經音義 – Hoa nghiêm kinh Âm nghĩa, có ghi: 支那 china, có thể được dịch là “tư tưởng”.
Cái tên đó xuất phát từ một thực tế là nhiều người trong quốc gia này dấn thân
vào tư tưởng, còn nhiều người thì lại cam kết vào hành động. [19] Đại sư Nam Tống
法雲 [20] Pháp Hiển trong sách 翻譯名義集 Phiên dịch Danh nghĩa tập
của mình đã diễn giải
cái tên này như sau: 支那,此名文物國
- Cīna là để gọi tên một nước văn vật” [21].
Ở
phương Tây, việc thảo luận về nguồn gốc cái tên “China” có lẽ bắt đầu vào thế kỷ
XVII, trong tập Novus Atlas Sinensis Tập Bản đồ mới về Trung Quốc -
Vienna, 1655, vị giáo sĩ Dòng tên Martin Martini liên tưởng cái tên này với nước
秦 Tần [22]. Berthold Laufer cho rằng từ
nguyên mà Martini đề xuất không phải là sáng tạo của bản thân ông, mà xuất phát
từ giới Phật học Trung Quốc. Ông trích một đoạn kinh Tây Tạng Grub-mt‘a
šel-kyi me-long – Gương trong Siddhānta [सिद्धार्थ*成就者* Thành tựu giả], năm 1740 để chứng
minh [23]:
“Cái
tên China trong ngôn ngữ của họ là 神土 Sen-teu Thần
thổ - đất của thần linh. Một số tác giả đồng nhất nó với Dvīpa Pūrvavideha****.
Người Ấn Độ gọi đất đó là Mahā Tsīna, mahā nghĩa là to lớn, còn Tsīna
là cách viết sai lạc của chữ Ts’in [秦] Tần. Trong số
các Hoàng đế Trung Quốc thì Thủy hoàng, hoàng đế Tần là vị quốc chủ rất mạnh.
Ông đã chinh phục các dân tộc láng giềng và xác lập quyền lực của ông tại hầu hết
nước, đến mức là tên ông với tư cách là Hoàng đế nước Tần đã trở nên nổi tiếng ở
cả những vùng xa xôi hẻo lánh của thế giới. Theo thời gian, với sự thay đổi
liên tục của ngữ âm, cái tên Ts’in [秦] đã biến
thành Tsin và sau đó thành Tsina hoặc Tsīna, đó chính là nguồn gốc cái tên chữ
Phạn महाचीन* Mahā Tsīna (Đại Trung Hoa).”
Laufer
cho rằng ngay cả cái tên này hình như cũng không phải là nguồn gốc của lập luận
ấy và gợi ý, mà không có bằng chứng, rằng tác giả Tây Tạng có lẽ “đã bắt gặp
quan điểm này của tác giả Trung Quốc”, nhưng đồng thời lại vẫn đồng ý rằng
“truyền thống Trung Quốc chắc có lẽ không đưa ra bằng chứng thuần túy cho tính
chính xác của một từ nguyên” [24]. Ở đây cũng cần phải nhắc lại, như Laufer đã
xác quyết, rằng lý thuyết về mối tương liên giữa tên của chính thể Tần và cái
tên “China” không loại trừ là của phương Tây. Nhưng, mối tương liên giữa Tần và
China là lập luận diễn giải chủ yếu cho cái tên China vào đầu thế kỷ XIX.
Trong
nửa sau của thế kỷ XIX, Baron F. von Richthofen đã đề xuất rằng cái tên China
có nguồn gốc từ tên quận日南
Rinan Nhật Nam thời Hán, ngày nay thuộc Việt Nam. Ông đề xuất quan
điểm này dựa trên cơ sở tương đồng ngữ âm và đây là cảng biển thương mại duy nhất
với nước ngoài vào đầu Công nguyên. [25] Terrien de la Couperie đã phản đối
quan điểm này bằng cách cho rằng Nhật Nam không phải là một cảng biển ở Bắc Kỳ,
và cách phát âm cổ của những ký tự ấy có lẽ không hề tương đồng với “China”. Và
ông thay thế bằng quan điểm cho rằng chúng ta nên xem xét Điền quốc [Dian], một
chính thể sớm ở Vân Nam, bởi vì cách phát âm trung cổ của Dian [tεn] được đề xuất
đã cung ấp đủ bằng chứng tương tự về ngữ âm để có thể phát triển thành “China”.
Herbert Giles bác bỏ cả hai quan điểm trên vì đó chỉ là các phỏng đoán, và vẫn
lựa chọn cái tên Ts’in 秦 Tần
như là nguồn gốc của “China” [26].
Một
yếu tố mới đã được nhà Phạn học Hermann Jacobi đưa vào cuộc tranh luận khi ông
công bố một bài viết vào năm 1911. [27] Trong bài viết này, ông mô tả một tài
liệu tham khảo liên quan đến từ Cīna trong tác phẩm kinh điển của Ấn Độ अर्थशास्त्र* Arthaśāstra
của कौटिल्य*
Kautilīya, viết về nghệ thuật kinh tế chính trị trong quản lý quốc gia. Ông là
một thượng thư của nhà vua Chandragupta của Maurya, có thể có niên đại vào khoảng
300 TCN. Tham khảo này nói về nghề tơ tằm và dệt vải được làm ra ở nước Cīna,[28]
chắc chắn gợi về một địa hạt văn hóa tại Đông Á. Bài viết cũng minh họa việc sử
dụng từ Cīna trước thời nhà Tần thống trị thế giới Trung Hoa. Cả
Berthold Laufer [29] và Paul Pelliot [30] đều đưa phát hiện mới này vào các
nghiên cứu của họ, riêng Laufer thì kết luận rằng “rất có thể Cīna là một
cái tên cổ (có lẽ là của người Malay) gắn bó với vùng ven biển tỉnh Quảng Đông
và tuyến duyên hải lùi xa về phương nam, vào những thời điểm trước khi người
Hán đến định cư tại các vùng này”. [31] Pelliot, một phần dựa vào các nghi ngờ
của ông về việc xác định niên đại của अर्थशास्त्र*
Arthaśāstra và một phần dựa vào việc sử dụng tên gọi Qin ren (秦人)
Tần nhân, hoặc “người Tần” trong các văn bản Hán cổ, vẫn tiếp tục duy trì niềm
tin kiên định của ông vào mối tương liên giữa Qin [Tần] và China.[32] Vào đầu
thế kỷ XX, học giả Trung Quốc 夏曾佑 Hạ Tằng Hựu [33] nhận ra cái tên này có nguồn
gốc là một từ Ấn Độ, với nghĩa biên giới, nhưng ông lại không nói rõ là từ nào. [34]
Năm
1919, trong một nghiên cứu rất có ảnh hưởng Sino-Iranica Trung Quốc –
Iran, Laufer lại có vẻ đề cập đến các nguồn gốc của cái tên China. [35] Ông lưu
ý rằng những cái tên Ba Tư dùng để gọi Trung Quốc gồm có Čīn, Čīnistān và
Čīnastān, và những cái tên Ba Tư trung thế kỷ gồm có Čēn và Čēnastān. Còn những
cái tên người Armenia gọi Trung Quốc cũng gồm có Čen-k’ và Čenastan. Một cái
tên Khương Cư - Sogdian sớm còn được ghi lại là Čynstn (Čīnastān). Ông còn lưu
ý thêm là từ tiếng Phạn चीन*
Cīna và các biến thể tiếng Hy Lạp của Čīnai (Σίναι và θίναι), cho phép đi đến kết
luận rằng có vẻ như “các cách gọi tên Trung Quốc của người Ấn Độ, Iran và Hy Lạp
đều có một nguồn gốc chung và nguyên mẫu này có thể được tìm thấy ở chính Trung
Quốc”. Ông kết luận rằng “Giờ đây tôi nghiêng về phía cho rằng ở một mức độ khả
thể nào đó trong lý thuyết cũ thì cái tên “China” cần phải được tìm nguồn gốc
cho đến thời Tần”. [36] Ông tiếp tục gợi ý rằng trong khi Pelliot không thể đưa
ra được một lý lẽ ngữ âm học thuyết phục cho khả năng Qin/Ts’in [秦
Tần] là cội nguồn của cái tên China, thì ý nghĩa ngữ âm cổ của Qin/Ts’in (秦) là *din, *dzin, *džin or *dž’in, với phụ âm kêu ngạc
cứng hoặc âm răng ban đầu và nó có thể được thể hiện trong phụ âm vô thanh ngạc
cứng Č của tiếng Iran. Ông kết luận “Một
mặt, sự đồng thuận về ngữ âm học này, và mặt khác, sự trùng hợp của tiếng Phạn,
Iran, Hy Lạp dùng để gọi tên Trung Quốc đã thúc đẩy tôi chấp nhận từ nguyên
Ts’in [秦
Tần] như là một lý thuyết khả thể. [37] Lập luận này cũng được học giả người Nhật
Takakuwa Komakichi 高桑駒吉
Cao Tang Câu Cát
[38] ủng hộ trong công trình nghiên cứu Chūgoku
bunkashi 中国文化史
Trung Quốc Văn hóa sử.
Sau
này trong một công trình về Marco Polo, mà ông không thể hoàn thành trước khi mất,
Pelliot đã xem lại các nghiên cứu và các lý thuyết liên quan đến vấn đề nguồn gốc
tên gọi China và vẫn xác quyết về tính đúng đắn của lý lẽ Qin/Ts’in [秦
Tần], bằng cách đưa ra toàn bộ các bằng chứng ông đã thu thập cả đời về vấn đề
này. [39] Ông hân hoan nhắc nhở về sự xác nhận của Laufer, Otto Franke và Albert
Hermann. [40] Các học giả Trung Quốc mới đây đã xem xét cẩn trọng một loạt cách
giải thích đã được đề xuất về cái tên “China”. 葛方文 Cát
Phương Văn cho rằng Cīna là một từ tiếng Phạn để chỉ “phương Đông” và nó
đã trở thành một cái tên thông dụng cho vùng biên giới phía đông Ấn Độ, rồi sau
này cho phức hợp văn hóa mà ngày nay gọi là Trung Quốc. [41] Về cơ bản thì đó
là sự tiếp tục lập luận của Hạ Tằng Hựu vào đầu thế kỷ XX. 苏仲湘
Tô Trọng Tương đã theo đuổi một hướng đi khác, khi cho rằng chúng ta cần tìm
nguồn gốc của cái tên China từ tên gọi nước 荆 Kinh cổ.
[42] 饒宗頤
Nhiễu Tông Di
cũng xem xét các văn bản Ấn Độ có liên quan và xác định thêm các tài liệu tham
khảo đối với cái tên Cīna trong tác phẩm Arthaśāstra, trong công trình của Kālidāsa
vào thế kỷ IV SCN (đã sử dụng tên gọi Cīnamśuka hoặc Cīna Tơ tằm),
và thậm chí cả trong Mahābharata.[43] Ông có vẻ chấp nhận rằng việc thể hiện sớm
nhất cái tên Cīna là ở tác phẩm Arthaśāstra, và đồng ý rằng địa
danh ấy có nguồn gốc từ tên gọi nước Tần. [44] Haraprasad Ray đã trình bày tỷ mỷ
các tham khảo về cái tên Cīna xuất hiện trong các văn bản Ấn Độ cổ điển
[45], và ủng hộ quan điểm cho rằng nước Kinh chứ không phải là nước Tần mới là
nguồn gốc của tên gọi China.
Cho
đến ngày nay, cơ bản đó là tất cả những gì chúng ta hiểu biết được về các cội
nguồn tên gọi China. [46] Các nhà Hán học phương Tây trước đây đã đạt đến được
những gì hầu như có thể được gọi là một sự đồng thuận rằng tên gọi này xuất
phát từ tên chính thể của đế quốc Tần, một số học giả Trung Quốc và Ấn Độ thì lại
cảm thấy rằng tên gọi nước Kinh mới xứng đáng là ứng viên, trong khi đó chí ít
cũng có một chuyên gia lịch sử Trung Quốc chủ trương rằng tất cả các tên gọi đó
đều không có vẻ gì là nguồn gốc cả. [47] Ở đây, có lẽ cũng đáng để chỉ rõ rằng
không có một nhà nghiên cứu nào về vấn đề này coi là đáng giá để đặc biệt lưu ý
rằng trong khi Tần và Kinh là những cách thể hiện từ đơn âm tiết sớm nhất của từ
Cīna thì các hậu duệ của nó lại là các từ song tiết. Vấn đề này sẽ được
làm rõ thêm dưới đây.
_______________________________
Nguồn:
Geoff Wade 2009. The Polity of Yelang (夜郎) and the Origins of the Name ‘China’.
Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. Victor H. Mair, Editor Sino-Platonic
Papers Department of East Asian Languages and Civilizations University of
Pennsylvania, Philadelphia, PA 19104-6305 USA.
Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt
Phu) là một sử gia chuyên về các diễn
giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên niên sử so sánh, đặc biệt là công
trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the Ming Shi-lu [Minh Thực Lục*]: An Open Access Resource,
cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ
biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and
Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên
cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc.
Người
dịch chú:
* Các
từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn,
tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và
xác định nghĩa của từ mà thôi.
**
Có thể Geoff Wade đã nhầm Đông La Mã với Tây La Mã.
***
Trong số sử liệu Hán thì Sử kí, Tây nam di liệt truyện còn ghi rõ về các sự việt này
như sau: 及至南越反,上使馳義侯因犍為發南夷兵。且蘭君恐遠行,旁國虜其老弱,乃與其眾反,殺使者及犍為太守。漢乃發巴蜀罪人嘗擊南越者八校尉擊破之。會越已破,漢八校尉不下,即引兵,行誅頭蘭。頭蘭,常隔滇道者也。已平頭蘭,遂平南夷為牂柯郡。夜郎侯始倚南越,南越已,會還誅反者,夜郎遂入朝。上以為夜郎王。南越破後,及漢誅且蘭、邛君,並殺筰侯,厓駹皆振恐,請臣置吏。乃以邛都為越巂郡,筰都為沈犁郡,厓駹為汶山郡,廣漢西白馬為武都郡。[史記,西南夷列傳第五十六]
Đến lúc Nam Việt làm phản, Hoàng đế sai Trì Nghĩa hầu, dựa vào Kiền Vi mà xây dựng quân đội người Nam di. Chủ tể người Thả Lan sợ hãi chạy dài, nước bên cạnh bắt lấy người già cả đau yếu, rồi giúp dân chúng làm phản, giết sứ giả được cử đến Kiền Vi làm thái thú. Sau đó nhà Hán thử lấy tội nhân Ba Thục đánh Nam Việt, tám hiệu úy cùng đánh phá. Gặp lúc Nam Việt bị phá, tám hiệu úy Hán không hạ nốt, mà tức thì dẫn quân đi đánh Đầu Lan. Đầu Lan bị Điền quốc ngăn cách. Bình định xong Đầu Lan, rồi diệt nốt Nam di để lập Tang Kha quận. Dạ Lang hầu, ban đầu ỷ thế Nam Việt, Nam Việt không thuận, bèn quay ra đánh lại. Sau đó ưng thuận nhập triều. Hoàng đế phong cho làm Dạ Lang vương. Nam Việt đánh sau lưng, nhân lúc Hán phạt Thả Lan, Cung quân, đồng thời giết Tạc hầu, Nhai Mang thảy đều rung sợ, quy phục, và sắp xếp lại ngạch. Sau đó lấy Cung đô làm quận Việt Tây, Tạc đô làm quận Trầm Lê, Nhai Mang làm quận Vấn San, gia tăng người Hán về phía tây Bạch Mã làm quận Vũ Đô. [Sử kí, Tây nam di liệt truyện, đệ ngũ thập lục].
Đến lúc Nam Việt làm phản, Hoàng đế sai Trì Nghĩa hầu, dựa vào Kiền Vi mà xây dựng quân đội người Nam di. Chủ tể người Thả Lan sợ hãi chạy dài, nước bên cạnh bắt lấy người già cả đau yếu, rồi giúp dân chúng làm phản, giết sứ giả được cử đến Kiền Vi làm thái thú. Sau đó nhà Hán thử lấy tội nhân Ba Thục đánh Nam Việt, tám hiệu úy cùng đánh phá. Gặp lúc Nam Việt bị phá, tám hiệu úy Hán không hạ nốt, mà tức thì dẫn quân đi đánh Đầu Lan. Đầu Lan bị Điền quốc ngăn cách. Bình định xong Đầu Lan, rồi diệt nốt Nam di để lập Tang Kha quận. Dạ Lang hầu, ban đầu ỷ thế Nam Việt, Nam Việt không thuận, bèn quay ra đánh lại. Sau đó ưng thuận nhập triều. Hoàng đế phong cho làm Dạ Lang vương. Nam Việt đánh sau lưng, nhân lúc Hán phạt Thả Lan, Cung quân, đồng thời giết Tạc hầu, Nhai Mang thảy đều rung sợ, quy phục, và sắp xếp lại ngạch. Sau đó lấy Cung đô làm quận Việt Tây, Tạc đô làm quận Trầm Lê, Nhai Mang làm quận Vấn San, gia tăng người Hán về phía tây Bạch Mã làm quận Vũ Đô. [Sử kí, Tây nam di liệt truyện, đệ ngũ thập lục].
《史記•西南夷列傳》載:“建元六年,大行王恢擊東越,東越殺王郢以報。恢因兵威使番陽令唐蒙風指曉南越。南越食蒙枸醬。蒙問何從來,曰'道西北牂牁,牂牁江廣數里,出番禺城下'。蒙歸至長安,問蜀賈人,賈人曰:'獨蜀出枸醬,多持竊出市夜郎。夜郎者,臨牂牁江,江寬百餘步,足以行船。蒙乃上書上曰:…“竊聞夜郎所有精兵,可得十餘萬,浮船牂牁江,出其不意,此制越一奇也。誠以漢之強,巴蜀之饒,通夜郎道,為置吏,易甚'。上許之。乃拜蒙為郎中將,將千人,食重萬餘人,從巴蜀笮關入,遂見夜郎侯多同。蒙厚賜,喻以威德,約為置吏。”
Sử
kí - Tây nam di Liệt truyện chép: “Năm Kiến Nguyên thứ sáu, Đại
hành lệnh Vương Khôi đánh Đông Việt, Đông Việt giết Vương Dĩnh để báo đáp. Khôi
nhân có binh uy cử Phiên Dương lệnh Đường Mông hiểu dụ Nam Việt. Người Nam Việt
cho Mông ăn món cẩu tương của người Thục. Mông hỏi: làm sao có được món này,
người Nam Việt đáp: “Theo đường sông phía tây bắc Tang Ca, đi theo Tang Ca đến
đất Quảng chỉ vài dặm, rồi tới thành Phiên Ngu ở hạ lưu”. Mông quay về Trường An, hỏi lái buôn người Thục,
lái buôn nói: “Chỉ duy nhất đất Thục mới sản xuất được loại cẩu tương đó; hầu hết
bị lấy trộm bán sang Dạ Lang. Nước Dạ Lang đó, đến địa phận sông Tang Ca thì
sông rộng đến hơn trăm bộ, thoải mái bơi thuyền”. Sau đó Mông dâng thư, viết:
“Trộm nghe, Dạ Lang có một đội quân tinh nhuệ có đến hơn 10 vạn người, bơi thuyền
theo sông Tang Ca, bất ngờ một lần đánh lấy nước Việt. Thực sự thì Hán mạnh, Ba
Thục giàu có, thông được đến Dạ Lang, biến thành tay chân, thật dễ”. Hoàng đế
thuận lòng. Lại phong Mông làm Lang trung tướng, quản ngàn người, đưa hơn vạn
dân cùng đi, theo đường Ba Thục - Trách Quan mà vào, gặp được Dạ Lang hầu Đa Đồng.
Mông đối đãi với Đa Đồng nồng hậu, tỏ rõ uy đức, khái định lại ngạch”.
****西漢始元元年,《漢書•昭帝紀》:“益州,廉頭,姑繒,牂柯,談指,同並二十四邑皆反;遣水衡都尉呂闢胡募吏民及發犍為,蜀郡奔命擊益州;大破之。”《漢書•西南夷傳》:“孝昭始元元年;益州廉頭,姑繒民反;殺長吏。牂柯,談指,同並等二十四邑凡三萬餘人皆反。遣水衡都尉發蜀郡,犍為奔命萬餘人擊牂柯;大破之。”
Tây Hán
Thủy Nguyên nguyên niên – 86-TCN), “Hán thư - Chiêu đế kỉ” viết:
“Ích Châu, Liêm Đầu, Cô Tăng, Tang
Kha, Đàm Chỉ, Đồng Tịnh 24 vùng cùng làm phản, lệnh cho đô úy Thủy
Hoành là Lữ Tịch Hồ chiêu mộ quân dân kịp đến Kiền Vi, Thục Quận, nhanh chóng
chọn đánh Ích Châu, đại phá bọn làm phản”. “Hán thư – Tây Nam di truyện” viết:
“Hiếu Chiêu Hoàng đế năm Thủy Nguyên nguyên niên, Ích Châu Liêm Đầu,
Cô Tăng dân nổi lên làm phản, giết trưởng lại. Tang Kha, Đàm Chỉ, Đồng Tịnh
tất cả 24 ấp với 30.000 dân cùng làm phản. Lệnh cho đô úy Thủy Hoành
nhanh chóng tập hợp hơn một vạn quân dân
Thục Quận, Kiền Vi đánh Tang Kha, đại phá phản loạn”.
***** Dvīpa
Pūrvavideha द्वीप
पूर्वविदेह, trong các bản dịch chữ Hán của bộ kinh Suramgama
Sutra शूरंगम
सूत्र 首楞嚴三昧經 Thủ Lăng nghiêm Tam muội kinh
được dịch là:
佛婆提訶 Phật Bà Đề Ha; 東勝神洲 Đông
Thắng Thần châu; 東毘提訶洲 Đông Bì Đề Ha châu].
Chú thích
1.
A chengyu, or four-character axiom, often with historical allusion.
2.
A linguistic grouping under the Tibeto-Burman language family. The traditional
linguistic category is Lolo, but thespeakers of related languages in China
today are classed as part of the Yi (彜) ethnic
group.
3.
The Huayangguo zhi (華陽國志· 南中志) and the Hou Han shu (後漢書· 西南夷· 夜郎傳),
both works of the fourth century CE.
4.
A large empire located to the south of the more Sinitic polities subject to the
Zhou during the eighth–third centuries BCE. Its territory included the lower
Yangtze and extended over what are today the provinces of Hubei, Hunan, Henan
and Jiangsu.
5.
Recorded in both Huayangguo zhi (華陽國志· 南中志)
and Hou Han shu (後漢書·
西南夷· 夜郎傳). This is associated by some with the modern Beipan River (北盤江)
in Guizhou, but others claim it to have been located in the Zunyi region of
Guizhou. There is insufficient evidence at present to assign any firm modern
identification to the river.
6.
A reference to peoples south of the more Sinicized cultures of Ba and Shu in
what is today Sichuan province. It thus included areas which are today Yunnan,
Guizhou, northern Burma and northern Thailand.
7.
A major bronze-using culture, which extended from approximately 1000 BCE to 100
CE, located to the south of the Dian Lake in modern Yunnan. The culture and
polity have been detailed in Michèle Pirazzolit’Serstevens, La Civilisation
du Royaume de Dian a l’Époque Han, d’après le matérial exhume à Shizhai shan
(Yunnan) (Paris: École Française d’Éxtrême-Orient, 1974). Connections
between this culture and the Dongson culture that evolved in the Red River
valley are discussed in William Watson, “Dongson and the Kingdom of Tien” in
William Watson, Studies in Chinese Archaeology and Art (London: The
Pindar Press, 1997). Both textual and archaeological evidence suggests quite
some interaction between the Yelang and Dian cultures.
8.
Possibly the modern Beipan River (北盤江) in Guizhou.
9.
The general expansionist policies pursued by the successive Han rulers are
detailed in Yü Ying-shih, Trade and Expansion in Han China (Berkeley and
Los Angeles: University of California Press, 1967).
10.
This is recorded in the Hou Han shu, or the “History of the Latter Han.”
See Charles Backus, The Nanchao kingdom and T’ang China’s southwestern
frontier (Cambridge: Cambridge University Press, 1981), p. 18.
11.
The seat of which was located near the modern Fuquan, some 70 kilometres to the
east of the Guizhou capital Guiyang.
12.
A history of the Latter Han dynasty (25–220 CE), written in the fourth century.
13.
Sometimes prefixed by a Da (大 = Great) or Huang (皇 = Imperial).
14.
Commonly rendered in English since the seventeenth century as “The Middle
Kingdom.” This term seems to have first found its way into European languages
during the reign of Dom Manuel I of Portugal (1495–1521), when it was rendered
as: “O Império do Meio.” This is also the origin of many East Asian societies’
name for China: Chūgoku (Japanese); Jungguk (Korean); Trung Quốc (Vietnamese),
all of which derive from readings of the graphs 中國.
For some further background on the term, see Wolfgang Behr, “To translate’ is
‘to change’ - linguistic diversity and the terms for translation in Ancient
China,” http://www.ruhr-uni-bochum.de/gpc/behr/RTF/translate.rtf p. 4.
15.
Some of the variants include China (English, German, Portuguese, Dutch and
Spanish); Chine (French); Chin ن... چي
(Persian); Çin (Turkish); Kina (Swedish and Norwegian); Chiny (Polish); Čína
(Czech), Kiina (Finnish); Cheen (Hindi) and Kína (Hungarian). All scholars
accept that these terms share a common origin. Later foreign names for China,
including Cathay, derive from variants of the name Khitan/Qidan, and are
linguistically unrelated to the terms being discussed here.
16.
“The Voyage around the Erythraean Sea.” Originally compiled between 80 and 89
CE, it is available in annotated English translation in Lionel Casson, The
Periplus Maris Erythraei: Text with Introduction, Translation and Commentary (Princeton,
NJ: Princeton University Press, 1989).
17.
For which, see http://www.bautz.de/bbkl/k/Kosmas_i.shtml
18.
Berthold Laufer, “The name China,” T’oung Pao, Vol. XVIII (1912), pp.
719–26.
19.
“支那,翻为思維。經其國人多所思慮,多所制作,故以爲名.”
20.
Fa Yun (1088–1158).
21.
“支那,此名文物國.”
22.
The Qin empire is usually assigned dates of 221–206 BCE and its ruler Qin
Shihuangdi is credited in modern Chinese historiography with ending the Warring
States period and creating the first “unified” Chinese polity. However, a Qin
state had existed from possibly the ninth century BCE.
23.
Laufer, “The name China,” pp. 720–21.
24. Laufer, “The name China,” pp. 722.
25.
Ferdinand P.W. von Richthofen, China: Ergebnisse eigener Reisen und darauf
gegründeter Studien (Berlin, 1877), Vol. 1, pp. 504–10.
26.
Henry Yule and A.C. Burnell, Hobson-Jobson: A Glossary of Colloquial
Anglo-Indian words and Phrases, and of Kindred Terms, Etymological, Historical,
Geographical and Discursive (London: John Murray, 1903), pp.196–98.
27.
H. Jacobi, “Kultur-, Sprach- und Literarhistorisches aus dem Kautilīya,” Sitzungsberichte
der Königlich-Preussischen Akademie, XLIV (1911), pp. 954–73. See
especially p. 961.
28.
“kauceyam cīnapattācca cīnabhūmijāh.” See Chapter 11, p. 81.
29.
Laufer, “The name China,” pp. 719, 724.
30. Paul Pelliot, “L’Origine du nom de ‘Chine.’” T’oung Pao,
Vol. XVIII (1912), pp. 727–42.
31.
Laufer, “The name China,” p. 726.
32.
Pelliot, “L’Origine du nom de ‘Chine,’” pp. 736–40.
33.
Xia Zengyou (1863-1924).
34.
夏曾佑,中國歷史教科書.
Later reprinted as 中國古代史,上海,商務印書館, 1933.
35.
Berthold Laufer, Sino-Iranica: Chinese Contributions to the History of
Ancient Civilization in Ancient Iran, Chicago, Field Museum of History,
1919. See pp. 568–70.
36. Laufer, Sino-Iranica, p. 569.
37.
Laufer, Sino-Iranica, p. 570.
38.
Takakuwa Komakichi (1869–1927).
39.
Paul Pelliot, Notes on Marco Polo, 3 vols., Paris, Imprimerie Nationale,
1963–1973. The discussion on the origins of the term “China” can be found under
the entry “Cin” in Vol. 1, pp. 264–78.
40.
Paul Pelliot, Notes on Marco Polo, Vol. I, p. 268.
41.
Ge Fangwen 葛方文,
“Zhongguo mingcheng kao”《中国名称考》[A
Study of the Names of China], in Huadong shifan daxue xuebao《华东师范大学学报》1981
年第6
期.
42.
Su Zhongxiang 苏仲湘,
“Lun ‘Zhina’ yici de qiyuan yu Jing de lishi he wenhua” “论“支那”一词的起源与荆的历史和文化”
[On the origin of the term China and the history and culture of
Jing], in Lishi Yanjiu《历史研究》,
1979 年第4
期, pp. 34–48.
43.
Jao Tsung-I (Rao Zongyi) 繞宗頤,
“Shu bu yu Cinapatta: lun zaoqi Zhong, Yin, Mian zhi jiaotong”《蜀布與Cinapatta—論早期中印緬之交通》,
[The Cloth of Shu and Cinapatta — On Early Links between China, India and
Burma], Fanxue ji 梵學集[Collected
Sanskrit Studies] (Shanghai: Shanghai guji chubanshe, 上海, 上海古籍出版社,1993),
pp. 223–60. This is a selection of Professor Jao’s studies. This article was
originally published in Taiwan in 1974. See especially pp. 230–235.
44.
Jao, “Shu bu yu Cinapatta”, p. 235.
45.
Haraprasad Ray, “The Southern Silk Route from China to India — An Approach from
India” in China Report, Vol. 31 (1995), pp. 177–95. An interesting
reference he cites from the Sabhaparva chapter of the Mahabharata has
the ruler of Pragjyotish (Assam) employing in his army troops from Cina,
who “lived beyond the mountain.” See p. 179.
46.
A Chinese overview of these theories is contained in: Han Zhenhua, “Zhina
mingcheng qiyuan kaoshi” in Chen Jia-rong and Qian Jiang, Han Zhenhua xuanji
zhiyi: Zhongwai guanxi lishi yanjiu (Hong Kong: Centre of Asian Studies,
University of Hong Kong, 1999), pp. 1–12. 韓振華,“支那名稱起源考釋”,陳佳榮,錢 江 編 “韓振華選集之一:
中外關係歷史研究”, 香港,香港大學亞洲研究中心,1999 年,1 12 頁.
Professor Han, however, concluded that the name “China” derived from reference
to Seres— China as “the country of silk.”
47.
Endymion Wilkinson has offered an alternative origin, that “[the name China] is
therefore more likely to have come from cīna, the Sanskrit for
‘thoughtful’ or ‘cultivated.’” However, this idea, which accords with Hui
Yuan’s suggestion during the Tang dynasty, has not attracted much endorsement.
See Endymion Wilkinson, Chinese History: A Manual (Cambridge, Mass.:
Harvard University Asia Center, 2000), p. 753,n. 7.