Powered By Blogger

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

“Phương pháp Siêu việt” về Tiếp nhận Phê phán Lý tính Thuần túy trong Chủ thuyết Tân-Kantianism (I)

Konstantin Pollok

Người dịch: Hà Hữu Nga

Thuật ngữ ‘Chủ thuyết Tân-Kantianism’ phải được xác định về mặt chức năng hơn là về bản chất [….]; nó là một chủ đề được định hướng bằng việc đặt vấn đề.1

1. Chủ thuyết Tân-Kantianism nào?

[Tr.346] Trong lịch sử triết học, đã có một số làn sóng theo Chủ thuyết Kantianism sau lần xuất bản đầu tiên của tác phẩm Phê phán Lý tính Thuần túy. Chúng khác nhau không chỉ về cơ sở văn bản có sẵn tại một thời điểm nhất định. Các làn sóng đó cũng bắt nguồn từ các động cơ khá đa dạng của việc tiếm đoạt triết học Kant và theo đuổi các mục tiêu tranh luận khác nhau. Làn sóng đầu tiên xuất hiện gần như ngay lập tức sau khi Kant khởi động dự án phê phán của mình: Johann Schultz viết bài bình luận đầu tiên về Phê phán Lý tính Thuần túy vào năm 1784; Carl Christian Erhard Schmid xuất bản cuốn từ điển Kant đầu tiên vào năm 1786; và vào năm 1796, Jacob Sigmund Beck đã đem đến cho chủ nghĩa duy tâm thịnh thời của Đức với quan điểm Duy nhất có thể mà làm cơ sở đánh giá Triết học Phê phán. Một số Kantians đầu tiên này đã có trao đổi rộng rãi với Kant, do đó hỗ trợ sự phát triển của triết học Kant ngay từ đầu. Trái ngược với mục đích của Johann Gottlieb Fichte và các nhà duy tâm luận Đức khác không còn là học giả Kant nữa, thì mục đích của những người Kantians đó chỉ giới hạn ở việc hiểu rõ hơn về các tác phẩm phê phán của Kant, bắt đầu với bài giảng nhậm chức Giáo sư Đại học Königsberg De Mundi Sensibilis atque Intelligibilis Formis et Principiis (1770) - Về Hình thức và Nguyên tắc Hợp lý, Dễ hiểu của Thế giới của ông. 

[Tr.347] Ở đầu khác của chiếc đĩa cân thời gian, làn sóng chủ thuyết Kantianism gần đây nhất và vẫn đang tiếp diễn có nguồn gốc từ Die Grenzen des Sinns: ein Kommentar zu Kants Kritik der reinen Vernunft - Giới hạn Tri giác: Bình luận về Phê phán Lý tính Thuần túy của Kant của Peter Strawson (1966) cũng như Phân tích của Kant (1966) và Biện chứng của Kant (1974) của Jonathan Bennett. Họ đã làm cho triết học siêu việt của Kant thu hút sự chú ý rộng rãi hơn trong số các nhà triết học nói tiếng Anh và cùng với Các cá nhân của Strawson (1959), đã gây ra cuộc tranh luận về “các lập luận siêu việt”. Sự hồi sinh của triết học Kant, thường được gọi là Chủ thuyết Tân-Kantianism (Neukantianismus), bắt đầu với Kant und die Epigonen – Kant và các Hậu duệ của Otto Liebmann và Geschichte des Materialismus und Kritik seiner Bedeutung in der GegenwartLịch sử Chủ nghĩa Duy vật và Phê phán Ý nghĩa Hiện tại của nó của Friedrich Albert Lange vào những năm 1860. Cuộc hồi sinh này kết thúc với cái chết của Alois Riehl và Paul Natorp cùng với tuyên bố về chung cục của Chủ thuyết Tân-Kantianism được coi là “sự xuất hiện lịch sử”2 của Heinrich Rickert vào những năm 1920. Tất nhiên, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, bất kỳ định nghĩa rõ ràng nào về thời kỳ đó vẫn còn là vấn đề. Trên thực tế, trào lưu “trở lại Kant” đã là một phụ-hiện tượng biểu hiện ưu thế của những người hậu-Kantians (trước hết là Hegel) vào nửa đầu thế kỷ XIX.3 Nhưng các tiểu luận này đều không đạt đến cấp độ của một công trình triết học nghiêm túc, cũng như họ không chia sẻ những giả định cơ bản trong cách giải thích của họ về Kant. Do đó, trong phần sau, tôi sẽ giới hạn việc sử dụng thuật ngữ Tân-Kantianism và các từ họ hàng của nó cho trào lưu triết học cụ thể, khoảng từ năm 1870 đến năm 1924.

Nhưng một điều khác, chất lượng cục bộ của thuật ngữ Tân-Kantianism cũng phải được định giá. Mặc dù việc tiếp nhận Kant của thế giới nói tiếng Anh trong thế kỷ XIX chưa bao giờ đạt đến cấp độ của một chủ thuyết Tân-Kantianism mà phần lớn vẫn là sự chỉ trích định hướng-Kant đối với chủ nghĩa kinh nghiệm, nhưng đã có những cách tiếp cận Tân-Kantianist đối với siêu hình học ở Pháp (ví dụ, Charles Renouvier) và ở Ý (ví dụ, Carlo Cantoni).4 Nhưng chỉ ở Đức, thì các triết gia mới dựa vào Kant để đẩy lùi chủ nghĩa duy tâm hậu-Kantian cũng như một số hình thức chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa tự nhiên đã xuất hiện như một phản ứng với chủ nghĩa duy tâm Hegel. Chỉ ở đây, chúng ta mới tìm thấy [348] phong trào Tân-Kantian được phân biệt về mặt thể chế thành các “trường”, thường được gọi là trường Marburg và Tây Nam Đức hoặc Baden.5 Những người đầu tiên gồm Hermann Cohen, Paul Natorp, và Ernst Cassirer, những người tiếp theo bao gồm các nhân vật quan trong nhất là Wilhelm Windelband và Heinrich Rickert. Điều mà các triết gia này chia sẻ với những người trong làn sóng đầu tiên của chủ thuyết Kantianism là mối quan tâm lớn hơn đến nghĩa đen của các văn bản của Kant so với thế hệ tiếp theo, bao gồm Arthur Schopenhauer, Johann Friedrich Herbart và Jakob Friedrich Fries.

Một số Tân-Kantians đã rất nỗ lực trong việc chuẩn bị các ấn bản mới và mang tính phê phán của các văn bản của Kant, trong số đó có bản Akademie Ausgabe (1900–) vẫn chưa hoàn thiện. Nhưng đồng thời, làn sóng hiện tại của chủ thuyết Kantianism được thừa hưởng từ những người Tân-Kantians là mối quan tâm có hệ thống đối với triết học lý thuyết của Kant, với sự nhấn mạnh vào nhận thức luận được trả giá bằng hữu thể luận. Điều này không có nghĩa là những người Tân-Kantians hoặc Kantians trong truyền thống phân tích tự giới hạn mình vào các vấn đề lý thuyết hoặc thậm chí nhận thức luận, mà nguồn gốc của cả hai phong trào có thể được tìm thấy trong mối bận tâm với Phê phán đầu tiên của Kant. Và cả hai phong trào đều cam kết sử dụng các văn bản của Kant để soạn thảo một cách có hệ thống các tư tưởng của ông hơn là để giải trình ngữ văn. Chính Wilhelm Windelband, người đưa ra phương châm cho những người Tân-Kantians trong Präludien – Khúc dạo đầu của mình: “Hiểu Kant có nghĩa là vượt qua Kant.”6

Không có một tuyên ngôn Tân-Kantian nào. Do đó, khá khó để xác quyết các nhà triết học này có điểm chung gì. Chúng ta có thể kỳ vọng một cách hợp lý rằng càng xem xét kỹ các công trình cụ thể của họ, thì sự khác biệt về triết học của họ sẽ càng đáng chú ý hơn, và những gì ban đầu có vẻ giống như các yếu tố kết nối sẽ biến thành những tương đồng họ hàng ít nhiều mơ hồ. Nhưng có một vài nguyên tắc được tìm thấy trong Phê phán Lý tính Thuần túy của Kant tối thiểu có thể cấu trúc nên một bức tranh sơ phác. Điều này không có nghĩa là những người theo Tân-Kantians hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này, mà tiền đề của chúng hoặc các kết luận của chúng đều có trong Kant; như đã đề cập, tất cả họ đều thấy mình đang phát triển các phương pháp tiếp cận tự-lập về phương diện triết học trong một “tinh thần” Kantian. Vì vậy, mặc dù ở đây tôi không thể đề cập đến toàn bộ các Tân-Kantians, thay vì chỉ có thể tập trung vào một số nhân vật [349] quan trọng nhất, mà tôi nghĩ rằng người ta có thể xác định một số tuyên bố trọng tâm của Phê phán ít nhiều ngầm thỏa mãn không nhiều so với mặt bằng chung mà chỉ là các xuất phát điểm của dự án Tân-Kantian. Đó là:

i) Siêu hình học - một nhận thức tư biện hoàn toàn cô lập về lý tính tuyệt đối tự nâng lên trên tất cả các giao giảng từ kinh nghiệm,…. cho đến nay vẫn chưa được số phận ưu ái đến mức có thể bước vào con đường an toàn của một ngành khoa học… [Der Metaphysik, einer ganz isolierten spekulativen Vernunfterkenntnis, die sich gänzlich über Erfahrungsbelehrung erhebt, und zwar durch bloße Begriffe (nicht wie Mathematik durch Anwendung derselben auf Anschauung), wo also Vernunft selbst ihr eigener Schüler sein soll, ist das Schicksal bisher noch so günstig nicht gewesen, daß sie den sichern Gang einer Wissenschaft einzuschlagen vermocht hätte; (Bxix) - Siêu hình học, một nhận thức tư biện hoàn toàn biệt lập của lý tính, vượt lên trên tất cả các giáo huấn kinh nghiệm, cụ thể là thông qua các khái niệm đơn thuần (không giống như toán học, bằng cách áp dụng chúng vào trực giác), nơi mà bản thân lý tính được cho là học trò của chính nó, nhưng vẫn chưa có được một số phận đặc biệt thuận lợi để có thể dấn thân vào con đường khoa học an toàn; (B xiv)- HHN chú] Như Kant đã nhìn thấy mô hình cho một phép siêu hình học được biện minh trong các ngành khoa học liên quan đến tính chắc chắn hiển nhiên có sẵn trong chúng, do đó, nhận thức luận của các Tân-Kantians đặt nền tảng tri thức luận trên tiền đề cho rằng tri thức theo nghĩa chặt chẽ nhất thiết phải bao gồm các xác quyết về giá trị phổ quát. Gultigkeit, Geltung - Hiệu lực là một trong những khái niệm trọng tâm nhất đối với họ. Và vì họ cũng chia sẻ với Kant quan điểm về tính hệ thống của tri thức thích hợp, nên mục tiêu Tân-Kantian là giải thích về mặt triết học đối với các nguyên tắc của tất cả các loại khớp nối văn hóa, không chỉ khoa học tự nhiên mà còn là đạo đức học, thẩm mỹ, tôn giáo, và thậm chí cả sư phạm và kinh tế chính trị.

ii) Các điều kiện về khả tính của kinh nghiệm nói chung đồng thời cũng là điều kiện về khả tính xảy ra các đối tượng của kinh nghiệm, và về cách giải thích này có giá trị khách quan trong một phán đoán tổng hợp tiên nghiệm. (A 158 / B 197) Không giống như chủ nghĩa duy tâm tư biện của Schelling hoặc toàn diện hơn, của Hegel, những người Tân-Kantians không trực tiếp cố giải thích những khớp nối văn hóa đó. Họ phân biệt giữa các điều kiện hiện hữu của các hiện tượng văn hóa cụ thể và các điều kiện có hiệu lực của chúng, và - cũng như Kant – biện hộ cho ưu tiên của các điều kiện hiệu lực hơn là các điều kiện hiện hữu. Hoặc, nói theo khuôn khổ kinh viện: việc phân tích ratio cognoscendi nguyên do tri thức được ưu tiên hơn việc điều tra ratio essendi nguyên do tồn tại, với khái niệm nhận thức (Erkenntnis) không bị giới hạn trong tri ​​thức khoa học mà bao gồm tất cả các loại kinh nghiệm (Erleben) hoặc thế giới quan. Tuy nhiên, thực tế thì những người Tân-Kantians nhấn mạnh các điều kiện logic của kinh nghiệm khả thể và thường đánh đồng Erkenntnistheorie lý thuyết nhận thức với Erkenntnislogik logic nhận thức không hề đưa đến việc họ dự định một logic hình thức. Natorp viết về phương diện hệ mẫu: “Cũng theo Kant, không có định luật nào về chân lý hình thức đơn thuần mà không bắt nguồn từ định luật gegenständlichen Wahrheit chân lý khách quan; do đó, cũng không có logic hình thức nào sẽ không phải được thiết lập dựa trên lôgic ‘siêu việt.’”7 Như chúng ta sẽ thấy trong phần tiếp theo, việc tuân theo “phương pháp [350] siêu việt” sẽ bảo đảm cho triết học vị thế của một khoa học, hoặc những người Tân-Kantians cũng hy vọng như vậy. Không giống như các nhà triết học thuộc trường phái Marburg, một số đồng nghiệp của họ thuộc trường phái Tây Nam đã tìm cách đưa ra một loại Letztbegründung biện minh tối hậu nào đó.

iii) “Nhất tính siêu việt của thống giác là thứ nhất tính mà qua đó tất cả các đa tạp được đưa ra bằng một trực giác được thống nhất trong một khái niệm về đối tượng. Về mặt đó, nó được gọi là khách quan, và phải được phân biệt với nhất tính chủ quan của ý thức, là sự xác định ý thức nội tại, qua đó đa tạp trực giác được đem lại cho sự kết hợp như vậy về phương diện thực nghiệm.” (B 139)

Mặc dù Cohen trong ấn bản đầu tiên Kants Theorie der Erfahrung Lý thuyết Kinh nghiệm của Kant đã giải thích khái niệm tổng hợp của Kant về các quá trình tinh thần, và những người Tân-Kantians khác sau đó đã cố gắng giải thích “nhất tính chủ quan của ý thức” bằng cách cung cấp các tuyến tâm lý học thực nghiệm cơ bản, nhưng cách tiếp cận chính của họ lại không chỉ để hiểu về Phê phán đầu tiên của Kant mà còn về nhận thức luận nói chung được xác định bởi quaestio juris vấn đề định luật, hoặc câu hỏi về tính hợp lệ của tri ​​thức của chúng ta (xem A 84 / B 116). Lực đẩy chính của bất kỳ Erkenntnistheorie lý thuyết nhận thức Tân-Kantian nào cũng là phản-tâm lý học.8 Các khái niệm về Faktum sự thật và Geltung tính hợp lệ đều tách bạch nhị nguyên luận cơ bản Tân-Kantian. Khái niệm chủ thể nhận thức là chủ thể logic, hay đúng hơn là chủ thể logic-siêu việt, chứ không phải là chủ thể kinh nghiệm, một tồn tại người hay cá nhân con người.

Trong khi tồn tại hay không tồn tại có thể được khẳng định bằng các chủ thể logic siêu việt, thì nó lại không thể được khẳng định bằng chủ thể kinh nghiệm. Đó là khái niệm về một chủ thể bao hàm bởi khái niệm tri thức chung, và do đó được coi là cần thiết để thiết lập các nguyên tắc cơ bản về giá trị khách quan của bất kỳ nhận thức nào. Với tư cách khảo sát siêu việt về các tiêu chuẩn giá trị cơ bản của bất kỳ khớp nối văn hóa nào, Chủ thuyết Tân-Kantianism coi bản thân nó như đang diễn giải [351] và đồng thời mở rộng phạm vi mà Kant đã chỉ định cho Phê phán. Triết học có thể đạt được địa vị của một khoa học bằng cách cung cấp phân tích siêu việt – chứ không phải là mô tả phả hệ - về các hiện tượng văn hóa như khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. Chính Ernst Cassirer là người đã phát biểu điều này một cách rõ ràng nhất và liên hệ nó với Phê phán thứ nhất của Kant và việc sử dụng từ “hiểu biết”: “Hiểu biết ở đây không được hiểu theo nghĩa kinh nghiệm, như sức mạnh tâm lý của tư tưởng con người, mà đúng ra là theo nghĩa thuần túy siêu việt, như toàn bộ văn hóa tri thức và tinh thần.”9

2. Phê phán với tư cách làm một “Luận đề về Phương pháp” (Bxxii)

2.1. Tiền thân của Chủ thuyết Tân-Kantianism

[352] Trong phần tiếp theo, tôi sẽ tập trung vào các Tân-Kantians, những người một mặt đưa ra bản tường trình chi tiết nhất về Phê phán đầu tiên của Kant, mặt khác có ảnh hưởng lớn nhất đến các diễn giải tiếp theo về Kant. Mặc dù có những tác giả đôi khi, hoặc thậm chí theo tiêu chuẩn, được coi là Tân-Kantians, chẳng hạn như Natorp, Vorländer, Paulsen, Riehl, Vaihinger, Windelband, Rickert, Bauch, hoặc Lask, nhưng chương này sẽ không đụng đến hoặc sẽ chỉ tiếp xúc theo cách thứ cấp về họ bởi vì cách diễn giải của họ về Phê phán hoặc không rõ ràng lắm, hay chỉ là một lý thuyết tự lập hơn là một diễn giải, hoặc không có bất kỳ tác động đáng kể nào đến các cách diễn giải nổi bật khác.10 Do đó, trọng tâm chính sẽ là tường trình về Phê phán của Cohen và của Cassirer. Nhưng để đánh giá đầy đủ các thành tựu của họ, có lẽ cần phải đưa ra một ý tưởng về nền tảng triết học cho những diễn giải đó.

Otto Liebmann và Friedrich Albert Lange thường được coi là những người mở đường quan trọng cho chủ thuyết Tân-Kantianism. Thật chẳng dễ dàng gì để xác định được sự khởi đầu của một trào lưu triết học, và Klaus Köhnke đã chứng minh rằng Liebmann không phải là một trong những người chủ trương mạnh mẽ nhất của chủ thuyết Tân-Kantianism.11 Nhưng ngay từ sớm, tác phẩm Kant und die Epigonen – Kant và Hậu duệ của Liebmann (1865) đã được coi là một trong những hình đại diện của trào lưu.12 Việc tái tạo lịch sử này ít nhất một phần là do câu văn khuôn mẫu mà Liebmann đã dùng để khép lại các chương 2–5 cũng như toàn bộ cuốn sách: Wir müssen zu Kant zurückkehren – “Chúng ta phải trở về với Kant.”13

[353] Tuy nhiên, đặc biệt không phải Kant lịch sử cũng như Phê phán Lý tính Thuần túy mà các nguyên-Tân-Kantians này thấy đáng xem xét lại. Họ nhận ra những lời chỉ trích do các epigone hậu duệ của Kant đưa ra và cố gắng tách những gì họ cho là hiệu quả khỏi những gì thuộc về các Schulphilosophie Trường phái Triết học Đức và do đó có tính tư biện và không thể trụ vững được. Liebmann bắt đầu khảo sát của mình, Es ist unsere Aufgabe, den echten Gehalt der Kantischen Lehre von der unreinen Schlacke zu scheiden - Nhiệm vụ của chúng tôi là tách thực chất nội dung học thuyết Kantian khỏi thứ cặn gỉ phân chia bất tịnh.”14 Để có được một cái nhìn rõ ràng về “thật Kant”, chắc chắn người ta phải giải phóng Phê phán khỏi những “bện xoắn thời trung cổ” của nó và tập trung vào “tinh hoa của Phê phán Lý tính Thuần túy”,15 cái Thẩm mỹ Siêu việt. Trong khi phép Phân tích và bảng các phạm trù cụ thể “phải và có thể được đơn giản hóa một cách đáng kể,”16 theo Liebmann và các Tân-Kantians khác, thì việc sử dụng thực tế các ý tưởng của lý tính (Biện chứng) hoàn toàn không thể được đề cập đến trong triết học phê phán. Những ý tưởng liên quan đến những gì không thể nói, và do đó thuộc về thẩm mỹ và tôn giáo. Động lực phản-siêu hình học này, liên hệ chặt chẽ với thái độ phản-duy tâm luận hoặc phản-Hegel của họ, sau đó đã bị suy yếu và bị thay thế bằng những nỗ lực của một cách tiếp cận phê phán đối với đạo đức học, mỹ học và tôn giáo. Liebmann chỉ cần một vài trang để cho người đọc biết phần có thể trụ vững của Phê phán - những gì mà echte thật Kant  – chuyển tải. Tuy nhiên, mối quan tâm chính của ông là “sai lầm quá rõ ràng” của Kant: “Làm thế nào Kant lại đưa một Ding an sich - vật tự nó vào triết học của mình mà rõ ràng là không có chỗ cho nó?”17 Trước khi tự đưa ra lời đáp cho câu hỏi này, Liebmann bảo vệ Kant chống lại epigoni các hậu duệ của ông - ví dụ như cuốn Aenesidemus (tên của nhà triết học cổ Hy Lạp theo chủ nghĩa hoài nghi) của Schulze - người “không biết gì về quan điểm siêu việt” bởi vì ông không thấy rằng “‘để có tính thực nghiệm’ và ‘để trở thành một đại diện’ là giống nhau đối với Kant.”18

Cách riêng của Liebmann dẫn trở lại nhận thức luận của Kant, không còn bao gồm Ding an sich - vật tự nó nữa mà chỉ giới hạn trong thế giới hiện tượng. Như chúng ta sẽ thấy ngay sau đây, đặc biệt là cách diễn giải của ông về những sự xuất hiện đó đã tạo nên thế giới khoa học của kinh nghiệm có lợi cho sự trỗi dậy của chủ thuyết Tân-Kantianism Marburg. Đối với Liebmann, không hiểu biết, không lý tính có thể nắm bắt được những gì nằm ngoài thế giới hiện tượng. Việc nói về các vật tự thân hoặc thậm chí là các noumena [cái chỉ có thể là đối tượng của một trực giác thuần túy trí tuệ, đối lập với hiện tượng, một thuật ngữ do Kant tạo ra, từ noumenon trong tiếng Hy Lạp “cái được nhận thức”, phân từ hiện tại thụ động giống trung của noein hiểu, nhận thức bằng tâm trí(từ noostâm trí), với hậu tố bị động menos. HHN]

một cách nhầm lẫn [354] cho thấy rằng lý tính có cách tiếp cận vào cái “thế giới trí tuệ” đó. Thay vào đó, Liebmann khuyên nên “đắm mình” vào những kiệt tác nghệ thuật - Giao hưởng số 9 của Beethoven, Sistine Madonna của Raphael, Faust của Goethe - để tìm ra “cái thay thế” cho vật tự nó của Kant, một “câu trả lời cảm tính”, “không có gì được nói ra hoặc thậm chí là suy nghĩ về.”19 Vì vậy Liebmann nhìn thấy cơ sở thực sự của triết học trong cái mà ông coi là chủ nghĩa hiện tượng của cái Thẩm mỹ, và với một cách định tính nào đó về phép Phân tích.  Thậm chí ông không đề cập đến Học thuyết Phương pháp, và ông hoàn toàn không tán thành Phép biện chứng.

Khi trở lại và làm mới bài Phê phán đầu tiên của Kant, Lange, cũng như Liebmann, đã nhìn thấy cơ hội khắc phục tình trạng nghèo nàn mà triết học đã mang lại bởi chủ nghĩa duy vật, thứ vốn là phản ứng đối với chủ nghĩa duy tâm Hegel. Cả hai tác giả đó đều tách những gì có thể giúp hoàn thành nhiệm vụ này khỏi những bộ phận triết học lý thuyết của Kant mà họ cho là hoàn toàn thiếu sót. Theo Geschichte des Materialismus – Lịch sử Chủ nghĩa Duy vật của Lange (1866), vấn đề khiến Kant vượt xa những người tiền nhiệm của ông là khả tính tiên nghiệm của các phán đoán tổng hợp. Cuối cùng, nó đã đưa Kant đến với cái nhìn nổi tiếng sâu sắc của ông “các đối tượng, hoặc những gì tương tự, trải nghiệm mà chỉ riêng chúng có thể được nhận thức (như là các đối tượng nhất định) phù hợp với các khái niệm đó” (B xvii).

[In der Metaphysik kann man nun, was die Anschauung der Gegenstände betrifft, es auf ähnliche Weise versuchen. Wenn die Anschauung sich nach der Beschaffenheit der Gegenstände richten müßte, so sehe ich nicht ein, wie man a priori von ihr etwas wissen könne; richtet sich aber der Gegenstand (als Objekt der Sinne) nach der Beschaffenheit unseres Anschauungsvermögens, so kann ich mir diese Möglichkeit ganz wohl vorstellen. Weil ich aber bei diesen Anschauungen, wenn sie Erkenntnisse werden sollen, nicht stehen bleiben kann, sondern sie als Vorstellungen auf irgend etwas als Gegenstand beziehen und diesen durch jene bestimmen muß, so kann ich entweder annehmen, die Begriffe, wodurch ich diese Bestimmung zu Stande bringe, richten sich auch nach dem Gegenstande, und denn bin ich wiederum in derselben Verlegenheit, wegen der Art, wie ich a priori hievon etwas wissen könne; oder ich nehme an, die Gegenstände, oder, welches einerlei ist, die Erfahrung, in welcher sie allein (als gegebene Gegenstände) erkannt werden, richte sich nach diesen Begriffen, so sehe ich sofort eine leichtere Auskunft, weil Erfahrung selbst eine Erkenntnisart ist, die Verstand erfodert, dessen Regel ich in mir, noch ehe mir Gegenstände gegeben 15werden, mithin a priori voraussetzen muß, welche in Begriffen a priori ausgedrückt wird, nach denen sich also alle Gegenstände der Erfahrung notwendig richten und mit ihnen übereinstimmen müssen.

Trong siêu hình học, người ta có thể cố gắng làm điều gì đó tương tự trong chừng mực có liên quan đến trực giác về các đối tượng. Nếu trực giác phải phù hợp với bản chất của các đối tượng, thì không hiểu làm thế nào người ta có thể biết bất cứ điều gì về nó một cách a priori tiên nghiệm; nhưng nếu đối tượng (với tư cách là đối tượng của các giác quan) phù hợp với bản chất của năng lực thị giác của chúng ta, thì tôi có thể hình dung khá rõ về khả tính này. Tuy nhiên, bởi vì tôi không thể dừng lại với các trực giác này, nếu chúng phải trở thành nhận thức, nhưng tôi lại liên hệ chúng với tư cách đại diện cho một cái gì đó như một đối tượng và phải xác định điều này thông qua chúng, thì tôi có thể chấp nhận các khái niệm mà thông qua đó tôi có thể đạt được quyết định này, cũng phụ thuộc vào đối tượng, và sau đó tôi lại rơi vào tình trạng bối rối tương tự vì cách tôi có thể biết được điều gì đó về điều này là tiên nghiệm; hoặc tôi giả định rằng các đối tượng, hoặc, cùng một thứ, cái trải nghiệm mà chỉ riêng chúng được biết đến (như các đối tượng đã cho), phù hợp với các khái niệm này, thì ngay lập tức tôi thấy một lời đáp dễ dàng hơn, bởi vì bản thân trải nghiệm là một loại nhận thức đòi hỏi sự hiểu biết, mà do đó cái quy tắc về nó tôi phải giả định tiên nghiệm về bản thân mình ngay cả trước khi các đối tượng được trao cho tôi, được thể hiện trong các khái niệm tiên nghiệm, theo đó tất cả các đối tượng của kinh nghiệm do đó nhất thiết phải phù hợp và tương xứng với chúng (B xvii), HHN].

Nhưng đối với Lange, những đối tượng này “chỉ là đối tượng của chúng ta…, toàn bộ thế giới khách quan… không phải là khách quan tính tuyệt đối, mà chỉ là khách quan đối với con người và bất kỳ hiện hữu nào có tổ chức tương tự, trong khi… bản chất tuyệt đối của sự vật, ‘vật tự nó’, bị che đậy trong bóng tối không thể xuyên thủng.” 20 Ông hoàn toàn loại bỏ vật tự nó của Kant với tư cách là “siêu giác”21 và loại bỏ khái niệm tự do khỏi việc xem xét nhận thức luận.22

Điều trở nên quan trọng đối với những người Tân-Kantians sau này là việc Lange đánh giá lại giác tính như một nguồn tri ​​thức ngang hàng với sự hiểu biết. Nhưng họ không theo quan điểm triết học phê phán của ông, mà đối với Lange chủ yếu liên quan đến tính tiên nghiệm của không gian và thời gian với tư cách là “các hình thức mà thông qua các điều kiện hữu cơ, có thể cần phải có ở những hiện hữu khác, nhất thiết phải tuân theo cơ chế cảm giác của chúng ta.”23 Vì vậy, cuối cùng, Lange không chỉ tống khứ vật tự nó, như Liebmann đã làm, mà còn sửa đổi phần tích cực trong triết học siêu việt của Kant theo cách thức khó có thể thấy bất cứ điều gì [355] siêu việt trong đó. Sự tái tạo của ông về Thẩm mỹ Siêu việt theo kiểu “sắp xếp tâm-vật lý, do đó chúng ta bị ép buộc phải trực cảm sự vật trong không gian và thời gian”24 khó có thể đồng tình với Phê phán. Tuy nhiên, theo Karl Vorländer, một trong những người Tân-Kantians trường phái Marburg của thế hệ tiếp theo, Geschichte des Materialismus Lịch sử Chủ nghĩa Duy vật của Lange “đã đánh dấu một cách hiệu quả nhất thắng lợi của phong trào Tân-Kantian.”25 Mặc dù những người Tân-Kantians Marburg đã sớm tách mình khỏi chủ thuyết tâm-vật lý của Lange, nhưng công trình Geschichte des Materialismus của ông thuộc trong số những tác phẩm được đọc nhiều nhất của toàn bộ phong trào Tân-Kantian.26 Cái “đánh dấu chiến thắng đó một cách hiệu quả nhất” một mặt chính là việc Lange bác bỏ động thái Kant tách biệt giác tính và sự hiểu biết ngay từ đầu tác phẩm Phê phán, và mặt khác là sự kiên trì của ông đối với học thuyết của Kant cho rằng tri thức khách quan nhất thiết bị hạn chế ở các hiện tượng. Trong việc chỉ trích tác phẩm Phê phán, Lange đã thể hiện một cách rõ ràng hơn nhiều so với Liebmann. Nhưng cả hai đều có chung quan điểm cho rằng echte thực Kant chính là empirischer Realist một nhà hiện thực thực nghiệm chứ không phải là transzendentaler Idealist một nhà duy tâm siêu việt. Và cả hai người đều nghĩ rằng những gì họ tiếp thu được từ chủ nghĩa duy tâm của Kant sẽ tốt hơn được ghi lại bằng sự chiêm nghiệm thẩm mỹ và tôn giáo.

Tuy thế, không phải ngẫu nhiên mà họ gần như giới hạn hoàn toàn mối quan tâm của mình với tác phẩm Phê phán vào phần Thẩm mỹ, cũng không phải ngẫu nhiên mà Lange đã tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của Phê phán ở vật lý-tâm lý. Một mặt, đối với những người tiền nhiệm trực tiếp và đương thời của họ, là Friedrich Adolf Trendelenburg và Kuno Fischer, vốn đã tranh luận gay gắt về lý thuyết không gian và thời gian của Kant,27 và mặt khác, những người như Johann Friedrich Herbart, đã dứt khoát chỉ trích Kant về cơ sở tâm lý yếu trong Phê phán định hướng-năng lực (được cho là) ​​của ông, và Hermann Helmholtz, vốn phủ nhận các dạng trực giác có giá trị tiên nghiệm và thay vào đó biện luận cho việc diễn giải sinh lý học về lý thuyết kinh nghiệm của Kant.28

[356] Thời kỳ mở đầu của chủ thuyết Tân-Kantianism đã kết thúc khi các Tân-Kantians ở Marburg lần đầu tiên bác bỏ cách diễn giải Phê phán chỉ là một lý thuyết đơn thuần về tổ chức tâm sinh lý của bộ máy nhận thức của chúng ta, và thứ hai, mở rộng phạm vi của học thuật Kant. Họ không chỉ xem xét toàn bộ Phê phán mà còn cố gắng làm rõ ý nghĩa phần còn lại của triết học phê phán của Kant. Mặc dù xuất phát điểm triết học của Cohen đã được định hình sẵn bởi Lange, người mà Cohen mang nợ vì bênh vực cho chức giáo sư Marburg của mình, Cohen đã biện luận cho việc “phục hồi quyền lực của Kant”29 chống lại những biến dạng tâm-sinh lý của các nguyên lý trung tâm trong Phê phán. Chính Cohen là người đã giải quyết một cách sâu sắc và rõ ràng nhất Phê phán đầu tiên của Kant, và chính việc Cohen hiểu nhận thức luận về Phê phán trong mối quan hệ mà mỗi Tân-Kantian tiếp theo đã tự định vị mình. Cho dù Kants Theorie der Erfahrung – Lý thuyết Kinh nghiệm Kant của ông, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, được xem như một bình luận gần gũi về Phê phán hay với tư cách là một tái tạo có hệ thống, thì tác phẩm này vẫn thể hiện sự trở lại của Phê phán đối với cuộc thảo luận triết học nghiêm túc vào năm 1871.

____________________________________

(Còn nữa…)

Nguồn: Pollok, Konstantin (2010). The “Transcendental Method” On the Reception of the Critique of Pure Reason in Neo-Kantianism. In The Cambridge Companion to Kant's Critique of Pure Reason, edited by Paul Guyer, University of Pennsylvania, pp. 346-379.

Notes
I would like to thank Michael Friedman for helpful comments on an earlier version of this chapter. I am also grateful to Reinhard Brandt, who introduced me to the Neo-Kantian reading of Plato and Kant while supervising my dissertation on Kant’s philosophy of science at Marburg University. Brandt was a student at Marburg of Klaus Reich’s who in turn was a student at Freiburg of Julius Ebbinghaus’s who in turn was a student of Windelband’s at Heidelberg.

1 Ernst Cassirer in his Davos disputation with Martin Heidegger; appendix to Heidegger, Kant und das Problem der Metaphysik (Frankfurt/Main: Klostermann, 1991), pp. 271–96, here p. 274; trans. Richard Taft, Kant and the Problem of Metaphysics (Bloomington: Indiana University Press, 1997), p. 193.

2 Heinrich Rickert, “Alois Riehl”, Logos 13 (1924/25), 164 (“geschichtliche Erscheinung”).

3 See, for example, Friedrich Eduard Beneke, Kant und die philosophische Aufgabe unserer Zeit: Eine Jubeldenkschrift auf die Kritik der reinen Vernunft (Berlin: Mittler, 1832), p. 89: “Only the true Kantian doctrine… is what brings us the future, purged of its cinders and freed of its distorting covers.”

4 See Charles Renouvier, Essais de Critique Générale, 3 vols. (Paris: Ladrange, 1854–1864), and Carlo Cantoni, Emanuele Kant, 3 vols. (Milano: Brigola, 1879–1884). See also Alice Bullard, “Kant in the Third Republic: Charles Renouvier and the Constructed Self”, Proceedings of the Western Society for French History 25 (1998), 319–28.

5 See Klaus Christian Köhnke, Entstehung und Aufstieg des Neukantianismus: Die deutsche Universitätsphilosophie zwischen Idealismus und Positivismus (Frankfurt am Main: Suhrkamp, 1986), pp. 179, 478, 484–85. Köhnke traces the term Neo-Kantianismus back to 1859; as opposed to Schopenhauerianismus and Hegelianismus, the term Neukantianismus became popular in the 1870s. 

6 Wilhelm Windelband, Präludien: Aufsätze und Reden zur Philosophie und ihrer Geschichte (1884), 9th ed., vol. 1 (Tübingen: Mohr, 1924), p. iv.

7 Paul Natorp, “Über objective und subjective Begründung der Erkenntniss (Erster Aufsatz)”, Philosophische Monatshefte 23 (1887), pp. 257–86, at p. 257.

8 Even Rickert, who tries to incorporate a “transcendental psychology” into epistemology, calls the “‘Critique of Reason’….a science that asks not for the being but for the sense, not for the facticity but for the validity, not for the reality but for the values.” (“Zwei Wege der Erkenntnistheorie: Transscendentalpsychologie und Transscendentallogik”, Kant-Studien 14 (1909), 228.) For a profound discussion of the Neo-Kantian anti-psychologism, see R. Lanier Anderson, “Neo-Kantianism and the Roots of Anti-Psychologism”, British Journal for the History of Philosophy 13 (2005), 287–323. See also Martin Kusch, Psychologism: A Case Study in the Sociology of Philosophical Knowledge (London: Routledge, 1995), pp. 169–77, who primarily focuses on the anti-psychologism of Windelband and Rickert.

9 Ernst Cassirer, Kants Leben und Lehre (1918), Gesammelte Werke, vol. 8, ed. B. Recki (Hamburg: Meiner, 2001), p. 150. In this context, it is remarkable that Cassirer’s later view on culture is more akin to that of the Southwest Neo-Kantians, especially Windelband, than to that of Cohen or Natorp, whereas in his early writings, Cassirer followed more the scientific reading of Kant’s transcendental philosophy. Concepts like ‘object’, ‘reality’, ‘perception’, or ‘experience’ essentially refer to scientific, law-oriented worldviews in his Substanzbegriff und Funktionsbegriff: Untersuchungen über die Grundfragen der Erkenntniskritik (1910), Gesammelte Werke, vol. 6, ed. B. Recki (Hamburg: Meiner, 2000). However, in his Philosophie der symbolischen Formen (1923, 1925, 1929), he acknowledges autonomous forms of a “primitive thinking” as related to our non-scientific “world of perception” (Wahrnehmungswelt); see, for example, Philosophie der symbolischen Formen: Dritter Teil, Phänomenologie der Erkenntnis, in Gesammelte Werke, vol. 13, ed. B. Recki (Hamburg: Meiner, 2002), pp. 13–18, 52–53. Retrospectively, Cassirer describes this shift in “Zur Theorie des Begriffs: Bemerkungen zu dem Aufsatz von G. Heymans” (1928): “What I now believe to see more clearly and sharply than in the discussion in my earlier work is this: that for such a ‘theory of meaning’ mathematics and the mathematical sciences will always be an important and indispensable paradigm but they do not constitute the whole sphere of meaning itself. The entire sphere of ‘exact’ concepts…, in order to be correctly understood, grasped, and assessed as a particular kind of meaning, must be contrasted with other forms of giving meaning [Sinngebung]… For we can no longer attempt to infer the general form of the ‘concept in general’ [Begriffüberhaupt] from the particular form of mathematical and mathematical-physical concepts” (Gesammelte Werke, vol. 17, ed. B. Recki, Hamburg: Meiner, 2004, p. 84). On Cassirer’s development and his change in view around 1920 (the beginning of the Weimar Republic, 1919), Cassirer’s Zur Einsteinschen Relativitätstheorie. Erkenntnistheoretische Betrachtungen, 1921), see also John Michael Krois, Cassirer. Symbolic Forms and History (New Haven: Yale University Press, 1987), and Michael Friedman, A Parting of the Ways: Carnap, Cassirer, and Heidegger (Chicago, IL: Open Court, 2000), chapter 6.

10 Following the terminology introduced by Anderson, the authors treated here count as orthodox Neo-Kantians who share the “commitment… to the idea that every norm, or claim to ‘validity’, must have some a priori or non-contingent ‘transcendental’ basis” (Anderson, “Neo-Kantianism,” 306). Since the works of Windelband or Rickert, who are “orthodox” Neo-Kantians in Anderson’s sense, present self-standing theories rather than interpretations of the Critique, I will nevertheless not deal specifically with them here. For Windelband’s and Rickert’s anti-psychologisms, see Anderson, “Neo-Kantianism,” 313–18.

11 See Köhnke, Entstehung, p. 214.

12 See Bruno Bauch’s Preface to the 1912 reprint of Liebmann’s Epigonen, as well as Wilhelm Windelband, “Otto Liebmanns Philosophie,” Kant-Studien 15 (1910), III-X.

13 Otto Liebmann, Kant und die Epigonen: Eine kritische Abhandlung, ed. B. Bauch (Berlin: Reuther & Reichard, 1912), p. 216 and passim (“Es muß auf Kant zurückgegangen werden”).

14 Ibid., p. 18.

15 Ibid., p. 20.

16 Ibid., p. 21.

17 Ibid., p. 28.

18 Ibid., p. 45. In the subsequent chapters, Liebmann deals with other prominent epigoni, the idealistic (Fichte, Schelling, Hegel), the realistic (Herbart), the empirical (Fries), and the transcendent (Schopenhauer) tendencies. All of them tried but failed to improve on Kant’s philosophy because they followed, or at least did not sufficiently modify, Kant’s doctrine of the thing in itself.

19 Ibid., pp. 65, 67.

20 Lange, Geschichte des Materialismus und Kritik seiner Bedeutung in der Gegenwart, ed. A. Schmidt (Frankfurt am Main: Suhrkamp, 1974), p. 455.

21 Ibid., p. 484.

22 Influenced by Cohen, Lange accepts the thing in itself as a limiting concept in the second edition of his Geschichte from 1873–75; cf. Ibid., p. 498.

23 Ibid., p. 485.

24 Ibid., p. 486; Lange acknowledges the influence of psycho-physiologists such as Herman Helmholtz, Wilhelm Max Wundt, and Gustav Theodor Fechner; see sect. III, chs. II-IV of his Geschichte, pp. 776–872.

25 Vorländer, Geschichte der Philosophie, 2nd ed., vol. 2 (Leipzig: Dürr, 1908), p. 420.

26 See Köhnke, Entstehung, p. 233.

27 For a documentation of this controversy over our fundamental ignorance about spatio-temporal properties of things in themselves, and also for Cohen’s philosophical dependency on his teacher Trendelenburg, see Köhnke, Entstehung, pp. 257–72.

28 See Herbart, Psychologie als Wissenschaft, neu gegründet auf Erfahrung, Metaphysik und Mathematik, in Sämtliche Werke, vol. 5, eds. K. Kehrbach and O. Flügel (Langensalza: Beyer, 1890), pp. 426–34, and Helmholtz, Die Thatsachen in der Wahrnehmung (1878), repr. In Vorträge und Reden, 4th ed., vol. 2 (Braunschweig: Vieweg, 1896), pp. 213–47. It seems that despite his remoteness from the Critique’s literal meaning, Helmholtz must nevertheless be seen as a Kantian of some sort and therefore one of the precursors of Neo-Kantianism. In his “populärwissenschaftliche” address given in Königsberg in 1855, he advertises Kant’s philosophy as the only possible way to close the recently opened gap between philosophy and natural science (see Helmholtz, “Über das Sehen des Menschen” [1855], repr. in Vorträge und Reden, 4th ed., vol. 1, Braunschweig: Vieweg, 1896, pp. 85–117). But still, Helmholtz’s Kantianism remains within the limits of what Kant called a “physiological derivation” (A 86/B 119) when he speaks of the “standpoint of a human being without any experience” as the starting point of the investigation of space and time as subjective and necessary forms of intution that are “given…. insofar [their] perception is tied to the possibility of motoric impulses of the will for which the mental and bodily ability must be given to us by our organisation” (Thatsachen in der Wahrnehmung, p. 225). Instructive Neo-Kantian readings of Helmholtz can be found in Michael Friedman, Dynamics of Reason: The 1999 Kant Lectures at Stanford University (Stanford, CA: Center for the Study of Language and Information, 2001), pp. 108–110, and in David Hyder, The Determinant World: Kant and Helmholtz on the Physical Meaning of Geometry (Berlin: De Gruyter, 2009), p. 578a, fn 28, line 7.

29 Cohen, Kants Theorie der Erfahrung (Berlin: Du ̈ mmler, 1871), p. vi.

 

 

 

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét