Cách tiếp cận đồng đại lịch đại của Kim Định để nhận thức quá khứ
Le Minh Khai
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Như tôi đã nói trong một bài trước đây, các nhà nhân học
cấu trúc như Claude Lévi-Strauss đã tìm cách sử dụng cách
tiếp cận “đồng đại” (hàng dọc,
từ dùng của Kim Định) để nghiên cứu các xã hội loài người. Các cách tiếp cận đồng đại đòi hỏi nghiên cứu xã hội tại một thời điểm nhất định (chẳng
hạn như hiện tại), thay vì cố
gắng để hiểu được quá trình tiến hóa hoặc phát triển của một xã hội theo thời
gian có nghĩa là lịch đại, “ngang dọc” ( từ dùng của Kim Định).
Lý do vấn đề này hấp dẫn các nhà nhân học là vì một số xã hội mà họ nghiên cứu (như
các xã hội "nguyên thủy") không có thông tin chi tiết về quá khứ của
họ, ngoại trừ một số thông tin ngắn ngủi trong các tích truyện truyền miệng và huyền thoại. Do đó rất khó, nếu không phải là không thể, xác định các xã hội
ấy đã phát triển theo thời gian
ra sao.
Các cách tiếp cận đồng đại của nhân học cấu trúc cố gắng để bù đắp cho
sự bất lực này bằng cách cố gắng nhận thức sâu sắc hơn về một xã hội không biết lịch sử của mình. Bằng cách cố gắng khám phá ra một cấu trúc vô thức của các
lớp nghĩa cho những ý tưởng
và hành động của con người trong hiện tại, các nhà nhân học cấu trúc tìm cách hiểu biết thấu đáo hơn về cuộc sống của các
cộng đồng người mà thông tin về họ bị hạn chế.
Đồng thời, tình trạng hạn chế thông tin lịch sử của các tộc
người “nguyên thủy” mà một số nhà nhân học trong thế kỷ XX
nghiên cứu, thì
có những học giả như Kim Định
đã nhận ra tình
trạng tương tự như vậy, về sự hạn chế thông tin về các cư dân sớm ở những nơi như vùng đồng bằng sông Hồng. Khác với một số nhận định về những tích truyện mà ông dán nhãn “thần thoại”, cũng không hề có nhiều thông tin để kiến tạo nhận thức về các xã hội sớm.
Đó chính là lý do khiến cho phương pháp tiếp cận nhân học cấu trúc hấp
dẫn Kim Định, bởi vì trong
khi các học giả khác đã xác định rằng rất khó
liên kết các thông tin từ
các huyền thoại với các
thông tin được lịch sử ghi lại,
Kim Định nhận thấy vẫn có thể xem xét các thông tin từ những huyền thoại về phương diện đồng đại và vẫn
có thể học hỏi
được rất nhiều
điều.
Chỉ
có điều là đó
không phải là những gì mà
ông đã thực sự làm. Thay vào đó các, nghiên cứu đồng đại của ông luôn luôn được tạo ra từ một viễn
cảnh lịch đại. Đặc biệt, Kim Định đã có một ý tưởng rất rõ ràng về những gì đã xảy ra trong quá khứ, và khi ông tìm cách giải thích cấu trúc của các lớp nghĩa ẩn sau các huyền thoại, chứ không
phải là tạo ra một mô hình đồng
đại của những lớp
nghĩa phù hợp với nhau
như một hệ thống các ý tưởng ấy (như Lévi-Strauss đã tìm cách thực hiện), Kim Định chỉ đơn giản diễn giải các bộ phận của huyền thoại theo quan điểm lịch đại của
ông về lịch sử.
Chúng ta có thể thấy điều này trong cách
xem xét của ông về một số thông
tin cơ bản từ tích truyện Hồng Bàng thị, đã được đề cập trong một bài viết trên blog này, trong đó ông xem cuộc tuần du của Đế Minh về phương nam, là để chỉ sự vận động hướng tới ánh sáng, và tránh
khỏi đội quân xâm lược (Tôi không nghĩ rằng tích chuyện này thực sự là một “huyền thoại”, nhưng đó sẽ là một chủ đề cho bài khác...).
Ông
đào đâu ra cái ý tưởng về một đội quân xâm lược? Liệu
có thể xác định bằng cách
tạo ra một mô hình cấu trúc vô thức về nghĩa làm cơ sở cho việc
xây dựng tích truyện này được không? Nếu vậy, thí
cách thức là thế nào? Kim Định đã
không hề
giải thích
điều đó.
Tuy nhiên, khi đọc tác phẩm của ông thì
thấy rõ ràng là cuối cùng ông đã
đi tới những ý tưởng như vậy bởi vì chúng phản ánh quan điểm của ông về lịch
sử của khu vực, và quan điểm của ông thực sự duy nhất.
Đặc biệt Kim Định thấy rằng ban đầu khu vực của cái mà ngày nay được gọi là Trung Quốc lại chính là địa bàn sinh sống của những tộc người đã sáng tạo ra nghề nông mà mà ông cho là “Viêm tộc”. Theo Kim Định, những người mà bây giờ chúng ta gọi là người Hán Trung Quốc, theo Kim Định thì trong giai đoạn sớm ấy chính là “Hoa tộc”, sau đó mới di cư vào khu vực này. Những người thuộc Hoa tộc ấy, vẫn theo Kim Định, là người du mục. Rồi họ bắt đầu chinh phục Viêm tộc, nhưng trong quá trình đó, họ cũng đã tiếp nhận nhiều thực hành văn hoá của Viêm tộc.
Đặc biệt Kim Định thấy rằng ban đầu khu vực của cái mà ngày nay được gọi là Trung Quốc lại chính là địa bàn sinh sống của những tộc người đã sáng tạo ra nghề nông mà mà ông cho là “Viêm tộc”. Theo Kim Định, những người mà bây giờ chúng ta gọi là người Hán Trung Quốc, theo Kim Định thì trong giai đoạn sớm ấy chính là “Hoa tộc”, sau đó mới di cư vào khu vực này. Những người thuộc Hoa tộc ấy, vẫn theo Kim Định, là người du mục. Rồi họ bắt đầu chinh phục Viêm tộc, nhưng trong quá trình đó, họ cũng đã tiếp nhận nhiều thực hành văn hoá của Viêm tộc.
Khi đã hiểu được quan điểm lịch đại ấy, thì sẽ rất dễ dàng nhìn nhận cách thức tiếp cận “đồng đại”
của ông đối với một “huyền thoại”, Kim Định nhận thấy các dấu hiệu của cuộc di chuyển tránh một đội quân xâm lược. “Đội
quân xâm lược” ấy chính là Hoa tộc du mục đến chinh phục các vùng đất của Viêm tộc
làm nông.
Không có gì trong bản thân “huyền thoại” ấy có thể dẫn dắt một cách minh
bạch đến kết luận này, nhưng nếu
nhìn nhận huyền thoại thông
qua quan điểm lịch đại về quá khứ mà Kim Định đã sáng tạo ra, thì có thể đi đến được một kết luận như vậy.
Tuy
nhiên, điều này lại
dẫn đến hai vấn đề cơ bản.
Trước
hết là không có bằng chứng cho
thấy tộc Hoa / Hán di cư vào khu vực mà ngày nay gọi là Trung Quốc, và không có bằng chứng về
người du
mục chinh phục các
cư dân làm nông.
Thứ hai là với việc cam kết nghiên cứu đồng đại một “huyền thoại” bằng cách xem thông tin trong các “huyền thoại” thông qua lăng kính lịch đại, Kim Định đã
làm suy yếu những gì ông
tuyên bố sẽ làm. Bạn không thể tạo ra một nhận thức đồng đại về một “huyền thoại” bằng cách nhìn vào nó theo
cạc lịch đại. Không có cái thứ gọi là một “cách tiếp cận đồng đại lịch đại”, nhưng đó lại chính là những gì mà
các diễn giải của Kim Định
thể hiện.
Theo
đúng nghĩa, đã có một số
mâu thuẫn cơ bản trong cách tiếp cận nghiên cứu quá khứ
của Kim Định, và suy
cho cùng, những mâu thuẫn này đã làm suy yếu học thuật của ông. Tuy nhiên, các mâu thuẫn ấy lại chứa đựng rất nhiều tính sáng tạo, trí thông minh và thậm chí cả
sự lỗi lạc nữa, và đó chính
là những gì vẫn còn
làm cho công trình
của ông rất hấp dẫn người đọc.
___________________________________
Nguồn: Le Minh
Khai, Kim Định’s Diachronic Synchronic
Approach to Studying the Past. Đăng trong https://leminhkhai.wordpress.com/2015/06/25/kim-dinhs-diachronic-synchronic-approach-to-studying-the-past/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét