Powered By Blogger

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Kim Định, Trang Tử và Lévi-Strauss




Kim Định, Trang Tử và Lévi-Strauss

Le Minh Khai

Người dịch: Hà Hữu Nga

Trong công trình năm 1973, Cơ cấu Việt Nho, Kim Định đã giới thiệu lý thuyết cấu trúc luận đến độc giả của mình. Phụ thuộc nhiều vào thông tin trong tác phẩm Nhân học Cấu trúc của Claude Lévi-Strauss, Kim Định lưu ý người đọc về tầm quan trọng của những phát hiện mà nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure đã thực hiện trong những năm đầu thế kỷ XX đối với cấu trúc luận.

Khi cho rằng ngôn ngữ bao gồm các “ký hiệu” ngôn ngữ học chứa đựng một hình ảnh-âm thanh (cái biểu đạt) ​​và một khái niệm hoặc những khái niệm, liên kết với nó (cái được biểu đạt), và ý nghĩa của cái biểu đạt đã được xác lập thông qua các mối quan hệ của chúng với những cái biểu đạt khác trong ngôn ngữ, de Saussure lập luận rằng ngôn ngữ phải được nghiên cứu như là nó tồn tại ở một thời điểm (đồng đại) để hiểu được cách thức toàn bộ hệ thống các ký hiệu ngôn ngữ liên quan vận hành, chứ không phải là để xem xét các hiệu đơn lẻ đã thay đổi ra sao theo thời gian (lịch đại) như các nhà ngôn ngữ học đã thực hiện trước thời ông.

Vì vậy, khi giới thiệu khái niệm cách tiếp cận đồng đại này cho việc nghiên cứu ngôn ngữ, Kim Định tiếp tục giải thích cách tiếp cận này có thể được áp dụng cho việc nghiên cứu lịch sử ra sao.

Kim Định giới thiệu với độc giả của mình về sự khác biệt giữa lịch sử đồng đại (sử hàng dọc) và lịch sử lịch đại (sử ngang dọc), hoặc những gì ông gọi là chủ nghĩa lịch sử (duy sử). Cách tiếp cận thứ hai này tập trung vào việc dẫn chứng bằng tài liệu những thay đổi quan sát được qua thời gian, hoặc cái được giới học thuật lịch sử Pháp trong thế kỷ XX gọi “các sự kiện(événements). Lịch sử đồng đại, Kim Đinh giải thích, khác nhau nó hoạt động bằng tiềm thức, không cần phải tự thể hiện bản thân trong một cá nhân và do đó không thể được ghi lại trong thời gian hoặc không gian, nhưng nó vẫn có thể được gọi là lịch sử vì nó là chân thật mặc dù không có thực (vraie mais irréelle). Cách Kim Định lý giải iết bằng tiếng Việt là thật tuy không thực (vraie mais irréelle).

Ý tưởng về một cái gì đó có thể là thật tuy không thực ấy là một thứ mà Kim Định nhìn nhận  giống với một dòng trong sách Trang Tử mô tả vũ trụ như sau: 有實而無乎處者,宇也;有長而無本剽者,宙也。Hữu thực nhi vô hồ xứ giả, vũ dã ; Hữu trường nhi vô bản phiểu giả, trụ dã: dịch ý: Cái có thực mà không định được nơi chốn thì là (không gian) vậy; Cái lâu dài mà không truy được gốc ngọn thì gọi là trụ (thời gian) đấy. [莊子•庚桑楚, Trang Tử - Canh Tang Sở]. Liên hệ quan niệm này với lịch sử, Kim Định cho rằng “cái hiện hữu đó là một tác động hoặc nguyên lý có thể hướng dẫn, hoặc một lý tưởng có thể hỗ trợ, con người, nhưng thực tế là nó không có nơi chốn” có nghĩa là nó không cần kết tinh hoặc có hình dạng trong một cá nhân cụ thể. Do đó nó là một nguyên mẫu (sơ nguyên tượng) hoặc một mô hình (điển loại) tồn tại trong một loại thiên đường (thiên thai) mà người ta đều mong muốn trở nên hiển hiện.

Để minh họa cho các khái niệm trừu tượng này, Kim Định quay trở về với tích truyện trong Lĩnh Nam chích quái Đại Việt sử ký toàn thư về Đế Minh, hậu duệ đời thứ ba của Thần Long, là người đã đi về phương nam đến vùng Ngũ Lĩnh và thành thân với một người phụ nữ tên là Vụ Tiên.

Trước thế kỷ XX, các học giả ở Việt Nam đã nghi ngờ tính xác thực của tích truyện đó, tuy nhiên họ vẫn coi đó như là một dấu hiệu của một dòng chính thống liên kết các triều đại Việt nối tiếp nhau với một cội nguồn cổ xưa của quyền lực chính trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, tích truyện này được các học giả Pháp và Việt Nam đầu tiên giải thích bởi nhằm chỉ các cuộc di cư thực, có thể giúp xác định rõ người Việt là ai (về phương diện chủng tộc).

Trong cấu Việt Nho, Kim Định xuất trình một giải thích mới về tích truyện này, một tích truyện được lấy cảm hứng - nhưng không theo đúng với những ý tưởng - của cấu trúc luận. Theo Kim Định, không có lý do gì để nghĩ rằng những con người được đề cập đến trong tích truyện này đã từng tồn tại. Thay vào đó, cái mà tích truyện này khải lộ với ông chính là các nguyên tắc và các nguyên mẫu mà người ta tìm thấy trong cấu trúc của xã hội.

Trước hết, Kim Định thấy trong tích truyện này một nguyên tắc di chuyển về phía ánh sáng ("minh" trong tên Đế Minh, có nghĩa là “ngời sáng hay ánh sáng), một cách quy chiếu đến phương nam. Thứ hai, ông lập luận rằng nó cho thấy một tác động của cuộc rút lui trước một đội quân xâm lược. Và thứ ba, việc quy chiếu đến Ngũ Lĩnh là một chỉ dấu cho Kim Định về sự hiện diện của một nền văn hóa theo quan niệm Ngũ Hành trong Kinh dịch.

Làm thế quái nào mà Kim Đnh lại dựng đặt lên các ý tưởng này? Một phần đó là bằng cách sử dụng một số các khái niệm của cấu trúc luận. Đặc biệt, cách đọc cấu trúc luận về một tích truyện tìm kiếm các khái niệm, nhất là cái các khái niệm ở thế đối lập nhị phân với nhau, để cố gắng tìm được một mô thức chung để trình bày các tình tiết này.

Các đối lập nhị phân trong tích truyện này là gì vậy? Ừ thì, cái đối lập của ánh sáng là bóng tối. Ánh sáng thường được kết hợp với những điều tốt, còn bóng tối thì với những điều xấu. Sự đối lập của hành động di chuyển về phương nam là sự di chuyển về phương bắc.

Tuy nhiên, làm thế nào, chúng ta biết được Ngũ Lĩnh, bằng cách nào đó lại chỉ định một nền văn hóa dựa trên cơ sở Ngũ hành? Đó chính chỗ mà Kim Định rơi vào thế rắc rối

Một trong những chỉ trích ch yếu đối với cấu trúc luận là nó trao quá nhiều quyền lực cho “nhà cấu trúc luận” (tức là, người sản xuất ra tri thức học thuật) để xác định ý nghĩa. Điều này chắc chắn đã xảy ra trong trường hợp của Kim Định. Trước hết, Kim Định đã không tiếp cận nghiên cứu về quá khứ từ một quan điểm trung lập. Ông đã có một chương trình nghị sự rõ ràng. Ông muốn tạo ra một loại nền tảng đạo đức/tâm linh cho người dân Việt, và ông muốn nền tảng đó là của riêng họ, chứ không phải là một thứ được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc phương Tây.

Vì vậy, cái cung cách mà ông đã thực hiện điều này chính là bằng cách tuyên bố rằng trước khi Trung Quốc Trung Quốc thì đã có một nền văn hóa đó, và nền văn hóa đó chính Việt. Tuy nhiên, để chứng minh điều này, ông cần bằng chứng, và đối với các giai đoạn sớm nhất của lịch sử trong khu vực (ví dụ, thời đại của các bậc trị vì huyền thoại như Thần Nông và Hoàng Đế) thì chỉ có rất ít thông tin. Tuy nhiên, cấu trúc luận đã cung cấp cho Kim Định bằng chứng bởi vì nó cho phép ông diễn giải những thông tin hạn chế để ông xử lý theo những cách thức mới lạ. Và đó chính xác là những gì ông đã làm.

Vậy thì những kết luận của ông có chính xác không? Không. Các kết luận của ông là quá hỏng. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét công trình của ông từ viễn cảnh thời gian khi ông tạo ra nó, thì dẫu sao nó cũng cực kỳ ấn tượng. Đó là ông đã có thể làm chủ được các khái niệm trừu tượng những con người như Claude Lévi-Strauss đã nói đến, ông đã có thể kết nối những khái niệm đó với các mô tả trong các văn bản Trung Hoa cổ đại, và đưa ra một cách giải thích/diễn giải mới lạ về tiền sử Việt, (ít nhất ở một mức độ nào đó) dựa trên tất cả các ý tưởng này, đóđiều cực kỳ ấn tượng.

Nói cách khác, việc cố gắng nhận thức được những gì Kim Định đã tìm cách thực hiện, và việc luận ra được cách thức và lý do tại sao ông thất bại, đó đơn giản là một điều thật hấp dẫn.
_______________________________________

 

Nguồn: Le Minh Khai, Kim Định, Zhuangzi and LéviStrauss, đăng trong Le Minh Khai’s SEAsian History Blog https://leminhkhai.wordpress.com/2015/06/22/kim-dinh-zhuangzi-and-levi-strauss/

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét