Học
thuật Toàn cầu và Tứ trụ khác của Lịch sử Việt Nam
Le Minh Khai
Người
dịch: Hà Hữu Nga
Tôi luôn suy nghĩ về
một số chủ đề mà tôi đã viết trước đây trên blog này: việc thúc đẩy quá
trình hội nhập của Việt Nam vào
thế giới toàn cầu về học thuật; tình
trạng thiếu vắng các
cam kết với học thuật lịch sử và / hoặc lý thuyết từ bên ngoài Việt
Nam về phía các sử gia tại Việt Nam trong vài thập kỷ qua; và
học thuật lịch sử của các học giả miền Nam Việt Nam - Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Phương và Lương Kim Định.
Trong nửa sau thế
kỷ XX có bốn học giả [dù tác giả Le Minh Khai không ghi
tên, nhưng ai cũng biết đó là các GS. Đinh Xuân Lâm - Phan Huy Lê - Hà Văn Tấn
- Trần Quốc Vượng, gọi tắt là Lâm Lê Tấn Vượng - HHN] được tập thể tin là đã kiến
lập lĩnh vực nghiên cứu lịch sử
ở Việt Nam, vì vậy mà họ được gọi là “tứ trụ” của học thuật lịch sử. Bốn
con người ấy
đều khởi nghiệp học thuật ở Bắc Việt Nam, và sau đó vẫn
tiếp tục sự
nghiệp của mình sau khi Bắc Nam thống
nhất.
Trong khi các
thành tựu của họ thực sự xứng đáng với lời khen ngợi, thì
càng đọc các tác phẩm của
các nhà sử học khác thời Việt Nam còn bị chia cắt, tôi càng nhận ra rằng còn có những sử gia khác, cũng
xứng đáng được ngợi ca.
Trong thực tế,
ngoài “tứ trụ” hiện thời, tôi có thể nghĩ ra thêm ít nhất một
tứ trụ nữa: Tạ Chí Đại Trường,
Nguyễn Phương, Lương Kim Định, Đào Duy Anh. Ba
người đầu tiên đã từng
sống và làm việc tại Nam
Việt Nam, còn Đào Duy Anh thì sống và làm việc ở miền Bắc.
Tứ trụ này đã không làm việc cùng nhau, và theo tôi được biết, vài người trong số đó chắc chắn không phải là bạn
bè của nhau. Tuy nhiên khi tôi đọc các công trình của họ, tôi không thể không băn khoăn tự hỏi tình trạng học
thuật lịch sử, đặc biệt là học thuật lịch sử sớm liệu có như ngày hôm nay nếu bộ
tứ này đặt
được nền móng cho thế hệ các
sử gia tương lai.
Khi chế
độ cai trị thực dân ở Việt
Nam dần dần đi vào hồi kết trong những năm sau Thế chiến II, các nhà sử học trên
cả nước bắt tay vào nhiệm vụ viết một lịch sử mới cho dân tộc. Khi
thực hiện công việc đó, họ đã có hơn một nửa thế kỷ học thuật được tạo ra trong thời kỳ thuộc địa để có thể tạo
dựng bộ lịch sử mới trên cơ sở đó. Tuy nhiên, không phải tất cả đã làm
như vậy.
Nói chung, các học
giả ở miền Bắc đã quay lưng lại với nền học thuật của thời kỳ thuộc địa và tìm nguồn cảm hứng trong các mô
hình lịch sử của chủ nghĩa Mác mà họ chấp nhận từ Trung Quốc và Liên Xô. Do đó họ đã cố gắng luận đoán thời điểm Việt Nam trở thành một quốc gia theo
định nghĩa dân tộc của
Stalin, và họ đã tìm cách xác định thời điểm tồn tại một xã hội nô lệ ở Việt Nam, một
giai đoạn mà môn
chép sử Maxist đã mặc định cho tất cả các xã hội đã qua.
Tuy nhiên, những thí nghiệm này đã chết yểu, và vào những năm 1960 cuộc đính hôn với lý thuyết này đã bị bỏ rơi.
Còn về phần tứ trụ khác của lịch sử Việt Nam, họ vẫn tiếp tục cam
kết với học thuật từ thời kỳ thuộc địa. Thật vậy, sự nghiệp của Đào Duy Anh với tư cách một học giả bắt đầu vào cuối những
năm 1930, do đó
về phương diện lý thuyết có thể
coi ông là một học giả thời thuộc địa, nhưng các công trình của ông trong những năm 1940 và 1950 đã đưa ông
đi theo những hướng mới, đặc biệt
là khi ông tìm cách “đọc qua” các nguồn sử liệu sớm để phát hiện ra các biểu tượng của ý nghĩa mà các học giả trước
đó đã không xem xét. Hơn
nữa, Đào Duy Anh đã có thể tiếp tục với những ý tưởng mà ông đã thực
hiện vì ông có thể đọc không chỉ các nguồn sử
liệu bằng chữ Hán, mà
ông còn đọc được các ý tưởng về
nhiều chủ đề khác nhau của các học giả bên ngoài Việt Nam viết bằng tiếng Pháp.
Tạ Chí Đại Trường,
Nguyễn Phương và Lương Kim Định, tất cả đều là các học giả tại Nam Việt Nam, và tác phẩm của họ, tương tự như vậy, được xây dựng trên các nghiên cứu trước đây
của các học giả thời thuộc địa. Tuy nhiên, tất cả các ý tưởng của họ đều là nguyên bản.
Trong một số ý tưởng gần đây của tôi, Lương Kim Định là một
học giả cam kết nhiều nhất về lý thuyết với nền học thuật phương Tây. Ông thiếu sức mạnh của
Tạ Chí Đại Trường trong việc
đọc một
cách chính xác và có phê phán các nguồn tư liệu gốc, nhưng ông lại truyền đạt ở một cấp độ rộng lớn hơn, khiến cho các công trình của ông dễ hiểu hơn đối với độc giả quốc tế.
Các tác phẩm của Nguyễn Phương về lịch sử sớm Việt Nam được công bố trong những năm 1960 là những công trình cấp tiến nhất trong đó ông đi
đến kết luận rằng về
cơ bản cho đến
thế kỷ thứ mười
vẫn chưa có Việt Nam. Và trong khi ông gán cho sự xuất hiện của Việt Nam với cuộc di cư dần dần về phương nam của các tộc
người từ Trung Quốc,
thì trong vài thập kỷ qua
các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường lại đề cập đến việc sáng tạo ra những tích truyện về giai đoạn sớm của Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ mười bốn, đã chứng tỏ rằng Việt Nam non trẻ như Nguyễn Phương đã lập luận trong những năm 1960. Chỉ
có điều là sự
hình thành
của Việt
Nam không dựa trên di cư, như Nguyễn Phương tin tưởng, mà
dựa trên các phát triển văn
hóa và xã hội.
Kết luận của
Tạ Chí Đại Trường về sự
hình thành dân tộc trong tấm gương lịch sử Việt Nam, là cái mà các học giả phương Tây bắt đầu nói về nhiều xã hội trong
những năm 1980 và 1990 với tư cách là các chủ đề như bản sắc dân tộc và sự hình thành các dân
tộc đã trở thành phổ biến. Trong
khi đó, trước thuật của Lương Kim Định cam
kết sâu sắc với một tuyến
lý
thuyết học thuật rộng dài ở châu Âu, kể từ các lĩnh vực xã hội học, nhân chủng học,
ngôn ngữ học đến Trung Quốc học.
Trước thuật của Đào Duy Anh là sản phẩm của một thời đại trước đó, và ít
lý thuyết, nhưng nó lại dễ dàng đứng cùng các trước thuật hàng đầu tại thời điểm đó, vượt khỏi những khu vực như Hồng Kông và Đài Loan, nơi mà
các học giả cũng
đã khai
thác các nguồn tư
liệu gốc theo cách tương tự. Và cuối cùng Nguyễn Phương đã phát triển một cách duy lý
các trước thuật hiện có để đi
đến các kết luận logic (tại thời điểm đó).
Trong khi bốn học
giả này đều rất khác nhau, thì lại có một điều đã thống nhất họ với nhau, đó là tất cả đều cam kết với
các ý tưởng hiện có và sau đó
đã đưa ra những ý tưởng mới về quá khứ. Quá khứ, trong học thuật của họ, “đang sống”, vì họ đem quá khứ đến cho độc giả của họ theo những cách mới và khiến
cho độc giả của họ suy nghĩ
về quá khứ từ những viễn cảnh khác nhau.
Một cách thành thật, có vô số “thế giới” học thuật trong thế giới ngày nay. Mục đích của học thuật ở khắp mọi nơi
không hề
giống nhau. Tuy nhiên, trong một số thế giới học thuật, mục tiêu là tìm ra
những cách thức mới để
suy nghĩ về một chủ đề sao cho chúng ta có thể hiểu được nó tốt hơn, và khi làm như vậy,
sự cam kết với lý thuyết và nền học thuật hiện có từ khắp nơi trên thế giới là có
tính chuẩn mực.
Đó chính là cái thế giới mà nền học thuật của Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Phương, Lương Kim Định và
Đào Duy Anh tích hợp vào. Trong thế giới đó, chắc chắn họ cũng có thể được coi
là “Tứ trụ”.
______________________________
Nguồn:
Le Minh Khai, Global Scholarship
and the Four Other Pillars of History in Vietnam. https://leminhkhai.wordpress.com/2015/06/23/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét