Powered By Blogger

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Nhị nguyên luận Platon, Aristotles, Thomas Aquinas và René Descartes

Hà Hữu Nga

Chất nhị nguyên luận

Hình thái cơ bản nhất của nhị nguyên luận chất nhị nguyên luận [substance dualism], coi tâm linh và cơ thể hai chất riêng biệt về hữu thể luận. Theo D.M. Armstrong, tâm linh là những gì về phương diện logic, có năng lực tồn tại độc lập. Tâm linh - hay linh hồn - bao gồm một chất phi vật chất, trong khi cơ thể được cấu thành từ chất vật lý được gọi là vật chất. Chất, tâm linh và cơ thể có năng lực ảnh hưởng lẫn nhau mang tính nhân quả; đây là hình thái chất nhị nguyên luận tương tác luận (Armstrong, D.M., 1961; 1999).

Nhị nguyên luận sớm Platon

Plato [427-347 TCN] linh hồn là siêu hình [Φαῖδρος -Phaedrus - Đối thoại], nói về những ngày cuối cùng của cuộc đời của Socrates [470-399 TCN]. Plato, qua miệng của Socrates: cơ thể như một nhà tù giam giữ linh hồn. Πλάτωνος (Φαίδων ή Περί ψυχής): το σώμα είναι η φυλακή της ψυχής - le corps est la prison de l'âme - ergastulo corporis anima. Bị giam giữ, linh hồn buộc phải tìm kiếm chân lý bằng chính phương tiện của cơ thể và không thể đạt được tri thức về các đối tượng cao nhất, vĩnh cửu, bất biến, cũng không thể nhận thức được về tri ​​thức, đó chính là các Hình thái (Μόρφα - Forms). Để được tri ​​thức hoặc hiểu biết về các bản chất thuần khiết của sự vật, thì linh hồn phải tự nó trở nên thuần khiết bằng việc thực hành triết học, thực hành chết khi còn sống. Linh hồn phải vật lộn để tách mình khỏi cơ thể càng nhiều càng tốt và chuyên chú vào việc suy ngẫm về những sự vật có thể hiểu được nhưng vô hình. Mặc dù sự hiểu biết hoàn hảo về các Hình thái luôn vượt quá khả năng của con người, nhưng các linh hồn thuần khiết trước và sau khi chết vẫn có thể hiểu biết hoàn hảo, vì nó có khả năng tách biệt khỏi cơ thể. Platon cho rằng linh hồn có thể tồn tại không cần cơ thể. Các sự vậthai mặt đối lập trong chính bản thân chúng: một cái gì đó trở nên cao hơn, thì nó phải cao hơn so với lúc còn thấp hơn; một cái đó nặng hơn, thì nó phải nặng hơn lúc nó còn nhẹ hơn. Cái chết bắt nguồn từ sự sống, nên sự sống phải đến từ cái chết, và chúng ta sẽ lại tái sinh sau khi chết. Thời gian giữa chết và tái sinh thì linh hồn ngoài cơ thể, ngắm nhìn các Hình thái không trộn lẫn với vật chất trong sự viên mãn thuần khiết và nguyên chất của chúng. Cái chết sẽ giải thoát linh hồn, làm thấu hiểu về chân lý, vì vậy, linh hồn triết học thì không sợ chết và thực sự mong muốn được chết để giải thoát.

Nhị nguyên luận Aristotles

Thuật ngữ Chất hình luận [hylomorphism - ὕλημορφή] là hai từ Hy Lạp ὕλη hyle [gỗ, vật chất] và μορφή, morphē hình thức, hình thái. Aristotle định nghĩa linh hồn là thứ làm cho một sinh vật sống còn sống: sống là một thuộc tính của sinh vật, hệt như kiến ​​thức và sức khỏe vậy. Linh hồn là một hình thức, một nguyên tắc hoặc nguyên nhân xác định của một sinh vật sống. Linh hồn liên quan đến cơ thể của nó với tư cách là hình liên quan đến chất vậy. (Περὶ Ψυχῆς, Perì Psūchês; Latin: De Anima - On the Soul 413a20-21)

Chất hình luận Linh hồn - Thể xác

Theo Aristotle không có vấn đề về việc giải thích tính thống nhất của cơ thể và linh hồn, hệt như không có vấn đề về việc giải thích tính thống nhất của chất sáp và hình dạng của nó vậy. Giống hệt như sáp gồm chất sáp và một hình dạng nhất định, một sinh vật sống một cơ thể và thuộc tính sống - linh hồn. Aristotle bác bỏ học thuyết đầu thai của Pitago, chế giễu ý niệm cho rằng bất cứ linh hồn nào cũng có thể sống hệt như bất kỳ một thể xác nào vậy. (On the Soul 407b20-24, 414a22-24).

Nhận xét của Robinson và John Vella

Theo Timothy Robinson, vẫn chưa rõ liệu Aristotle có đồng nhất linh hồn với cấu trúc của cơ thể hay không. Theo cách diễn giải của Aristotle, một cơ thể được tổ chức chính xácmột cơ thể đã sống chỉ đơn giản là nhờ cấu trúc của nó. Theo một diễn giải khác, thuộc tính sống - có nghĩa là linh hồn - lại là một cái gì đó bên cạnh cấu trúc của cơ thể. Robinson diễn giải: Một chiếc xe chạy được không chỉ vì cấu trúc của nó mà còn vì sự hoạt động trong động cơ của nó. Một cơ thể sống được vì cấu trúc, mà còn vì linh hồn - thuộc tính bổ sung, và đó chính là thứ mà một cơ thể được tổ chức chính xác cần để sống được (Robinson, Timothy 1995, tr. 46). John Vella sử dụng con quái vật Frankenstein để minh họa: xác chết của Frankenstein đã là một cơ thể con người được tổ chức đầy đủ, nhưng nó không còn sống nữa; khi Frankenstein kích hoạt chiếc máy của mình, thì xác chết đó có được một thuộc tính mới, thuộc tính sống, mà Aristotle gọi linh hồn (Vella, John 2003, tr. 92).

Các cơ thể sống và Linh hồn

Theo Aristotle, chất của một vật sống chính là cơ thể của nó, thứ cần có một linh hồn để sống được. Tương tự như vậy, chất của một quả cầu bằng đồng là đồng, thứ cần có tính tròn để một hình cầu. Thế là, đồng cũng vẫn là đồng ấy sau khi không còn là một hình cầu nữa. Vì vậy, một cơ thể vẫn chính là cơ thể đó sau khi chết. (Shields, Christopher 2003, tr. 291). Aristotle ngụ ý rằng một cơ thể không còn là chính cơ thể đó sau khi chết: một cơ thể đã bị mất linh hồn thì nó không còn khả năng sống nữa. Nếu chất của một sinh vật sống là cơ thể của nó, thì cơ thể đó phải có khả năng sống theo định nghĩa đó về chất (Aristotle, On the Soul 412b15). Cơ thể năm tuổi bao gồm chất khác so với cơ thể bảy mươi tuổi của ta. Nếu cơ thể năm tuổi và cơ thể bảy mươi tuổi bao gồm các chất khác nhau, thì cái gì làm cho chúng cùng một cơ thể? Đó là linh hồn của ta. Bởi vì cơ thể năm tuổi và cơ thể bảy mươi tuổi vẫn chỉ có linh hồn đó, cuộc sống của ta, có thể đồng nhất cả hai là cơ thể của ta. Ngoài linh hồn, chúng ta không thể xác định được tập hợp chất nào là cơ thể của mình. Do đó, cơ thể ta không còn cơ thể của ta sau khi nó chết. Còn một cách lý giải khác dựa trên sự phân biệt giữa chất "gần" [proximate] và "chất không gần". Khác với cơ thể được tổ chức đầy đủ, "cơ thể" này vẫn là cùng một vật ngay cả sau khi chết. Ngược lại, khi ông nói rằng cái cơ thể không còn là cùng một cơ thể sau khi chết, thì ông lại sử dụng từ "cơ thể" để chỉ cáithể được tổ chức đầy đủ, (theo cách giải thích này) không phải vẫn là chính cái cơ thể sau khi chết (Shields, Christopher 2003, tr. 293).

Trí tuệ

Theo Aristotle trí tuệ (nous - νοῦς, νόος), khả năng suy nghĩ, không có cơ quan cơ thể (trái ngược với các khả năng tâm lý khác, chẳng hạn như tri giác - giác quan và trí tưởng tượng). Trong thực tế, nó không trộn lẫn với cơ thể và nó có thể tồn tại ngoài cơ thể. Điều này mâu thuẫn với khẳng định của Aristotle cho rằng linh hồn là một hình thức [εἶδος - eidos] hoặc thuộc tính: hai loại hoặc hai bộ phận của trí tuệ. Hai năng lực trí tuệ này, theo truyền thống được gọi là "trí tuệ thụ động" và "trí tuệ chủ động" hay "trí tuệ tác nhân". Theo một cách diễn giải, khả năng suy nghĩ của một người (không giống như các khả năng tâm lý khác của ông ta) thuộc về một cơ quan vô thể nào đó khác biệt với cơ thể của mình. Điều này chung quy lại là một dạng nhị nguyên luận. Có lnhị nguyên luận Descartes chưa phải là một nhị nguyên luận đủ lông đủ cánh (Shields, Christopher 1993). Một cách diễn giải khác dựa trên sự phân biệt giữa trí tuệ thụ động và trí tuệ tác nhân. Theo cách giải thích này, trí tuệ thụ động là một thuộc tính của cơ thể, trong khi trí tuệ tác nhân là một chất khác biệt với cơ thể. Một số người ủng hộ cách giải thích này nghĩ rằng mỗi người có trí tuệ tác nhân riêng của mình, có lẽ tách khỏi cơ thể khi chết. Những người khác giải thích trí tuệ tác nhân là một hiện hữu linh thánh duy nhất, có lẽ là kẻ Vận động bất động [Unmoved Mover], Thượng đế của Aristotles. Một cách giải thích thứ ba dựa trên lý thuyết cho rằng một hình thức đơn lẻ có khả năng có các thuộc tính riêng của mình. Theo cách giải thích này, linh hồn là một thuộc tính của cơ thể, nhưng khả năng suy nghĩ là một thuộc tính của chính linh hồn, chứ không phải của cơ thể. Nếu đúng như vậy, thì linh hồn là hình thức của cơ thể, nhưng hành động suy nghĩ lại không cần liên quan đến bất kỳ cơ quan nào của cơ thể. (Shields, Christopher 1988, tr.145)

Mục đích luận của Aristotles

Aristotle coi vũ trụ vốn có mục đích: tiềm năng tồn tại vì lợi ích của thực tế. Chất tồn tại vì lợi ích nhận được hình thức của nó, và một sinh vật nhìn đượcmục đích của việc nhìn thấy. Mỗi thứ đều có những tiềm năng - một kết quả của hình thức của nó; vì hình thức, một con rắn có khả năng trườn. Một sự vật càng đạt được tiềm năng, thì nó càng đạt được mục đích. (Irwin, Terence 1990, tr. 237). Aristotle lấy thế giới quan mục đích luận này làm cơ sở cho lý thuyết đạo đức của ông: Nhờ hình thức của mình một con người có những khả năng nhất định. Mục đích của con người trong cuộc sống là để thực hành những khả năng đó càng đầy đủ càng tốt. Khả năng đặc trưng nhất của con người, không có ở bất kỳ sinh vật nào khác, chính là khả năng tư duy. Do đó, đời sống con người tốt nhất là một đời sống lý trí. (Aristotle, 1934, 1098a7-8).

Nhị nguyên luận Trung cổ

Các nhà thần học thời trung cổ theo Aristotle cho rằng linh hồn của một hiện hữu sống như là hình thức của hiện hữu, đặc biệt là hình thức mang tính bản chất [substantial form] của . Nhưng họ bất đồng và một số nhà tư tưởng thời trung cổ cho rằng linh hồn của X là hình thức bản chất duy nhất của X, chịu trách nhiệm về tất cả các đặc điểm của cơ thể X. Ngược lại, các nhà tư tưởng khác lại lập luận rằng một hiện hữu sống chứa ít nhất hai hình thức mang tính bản chất - 1) hình dạng và cấu trúc cơ thể của nó, và 2) linh hồn của nó, là thứ làm cho cơ thể của nó sống. (Cross, Richard 1998, tr. 70)

Nhị nguyên luận Thomas Aquinas

Thomas Aquinas cho rằng linh hồn X là hình thức bản chất duy nhất của X, mặc dù X cũng có nhiều hình thức ngẫu nhiên lý giải cho các đặc điểm không bản chất của X. Aquinas định nghĩa một hình thức bản chấtcái làm cho chất của X tạo thành X, mà trong trường hợp của một con người thì chính năng lực lý trí. Ông quy tất cả các đặc điểm khác của một con người vào các hình thức ngẫu nhiên. Tuy nhiên, Aquinas đã không tuyên bố rằng linh hồn giống hệt với người đó. Ông cho rằng một con người thích hợp là một hỗn hợp của hình thức và chất, đặc biệt là chất chủ yếu nhất. Hình thức và chất được tách riêng có thể giữ lại một số các thuộc tính của một con người nhưng là dù sao cũng không đồng nhất với người đó. Vì vậy, một xác chết không thực sự hoặc có khả năng một con người (Stump, Eleanore 2002).

Lý thuyết cấu hình về Linh hồn và Lý trí

Cơ thể là chất được "cấu hình", tức là được cấu trúc, trong khi linh hồn là một "kẻ cấu hình được cấu hình".  Nói cách khác, linh hồn chính là một thứ được cấu hình, nhưng nó cũng cấu hình cho cơ thể đó (Stump, Eleanore 1995, tr.514). Một xác chết chỉ đơn thuần là chất đã được một lần cấu hình bởi linh hồn. Nó không có năng lực cấu hình của một con người. Aquinas tin rằng năng lực lý trí là một thuộc tính của riêng linh hồn, không phải của bất kỳ cơ quan nào của cơ thể. Tuy nhiên, ông tin rằng bộ não có một chức năng nhận thức cơ bản nào đó. Việc quy năng lực lý trí cho linh hồn cho phép ông khẳng định rằng các linh hồn đã lìa khỏi xác có thể giữ lại năng lực lý trí của mình, mặc dù ông đã kiên định rằng một tình trạng như vậy là không tự nhiên. (Stump, Eleanore 1995, tr. 519).

Nhị nguyên luận Descartes

Nhị nguyên luận Descartes, được xây dựng để giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tâm linh và cơ thể. Nói cách khác, đó là giải quyết mối quan hệ bản thể giữa thuộc tính tinh thần và thuộc tính vật chất, mà suy cho cùng là giữa Tự nhiên và Văn hóa. Theo suy nghĩ thông thường thì con người có cả hai thuộc tính đó. Các thuộc tính vật chất bao gồm kích thước, trọng lượng, hình dáng, màu sắc, vận động trong không gian và thời gian, vv. Còn các thuộc tính tinh thần lại liên quan đến ý thức, niềm tin, ham muốn, và chúng được quan niệm là do một tự ngã (cái tôi) chi phối. Có nhiều cách để phân chia các loại nhị nguyên luận, nhưng người ta thường dùng cách phổ biến nhất là phân chúng thành hai loại: i) Nhị nguyên luận bản chấtNhị nguyên thuộc tính. Nhị nguyên luận bản chất cũng thường được gọi nhị nguyên luận Descartes”. Riêng tôi đề xuất một cách phân loại khác, đó là nhị nguyên luận biện chứng (phương Đông) và nhị nguyên luận siêu hình (phương Tây).

Năm tiên đề Decarstes

Để xây dựng học thuyết của mình, Descartes đã xác lập 5 tiên đề về các thuộc tính chủ yếu làm nền tảng cho môn siêu hình học nhị nguyên luận như dưới đây:

Tiên đề 1 - Tính hoàn thiện khẳng định: các thuộc tính chủ yếu thì đều hoàn thiện;

Tiên đề 2 - Tính bản chất: Nếu một chất có các thuộc tính thuộc về một thuộc tính chủ yếu nào đó, thì thuộc về bản chất của chất đó, có nghĩa là nó có các thuộc tính thuộc về thuộc tính chủ yếu đó;

Tiên đề 3 - Tính duy nhất: Nếu một sự vật x có các thuộc tính thuộc về một thuộc tính chủ yếu, thì nó có một phần y có thuộc tính chủ yếu đó như là thuộc tính chủ yếu duy nhất của nó;

Tiên đề 4 - Tính toàn diện: Đối với mỗi thuộc tính cơ bản của một sự vật, thì có một thuộc tính chủ yếu nào đó của sự vật mà nó thuộc về; và

Tiên đề 5 - Tính loại trừ: Không có thuộc tính cơ bản nào thuộc về nhiều hơn một thuộc tính chủ yếu (Descartes R. 1993).

Trong Meditations, Descartes khước từ vận động như một thuộc tính ứng viên chủ yếu: Tôi có thể hiểu rất rõ vận động tách rời khỏi hình dạng, và ngược lại...Nhưng tôi không thể hiểu được đầy đủ về loại chuyển động tách rời khỏi cái sự vật mà vận động diễn ra...và tôi không thể tưởng tượng lại có được vận động trong một cái gì đó không có khả năng có được hình dạng”. (Descartes R. 1996).

Trong công trình Méditations métaphysiques, René Descartes [1596 - 1650] gọi tâm linh là vật tư duy [Une chose qui pense] và cơ thể là vật mở rộng [votre corps, comme une chose étendue]. "Tâm linh" và "cơ thể" "kết nối" với nhau bằng tuyến tùng - chiếc ghế của linh hồn.“ Khi chúng ta muốn "di chuyển cơ thể theo một cách nào đó, thì ý muốn này tác động lên tuyến đó để thúc giục linh hồn hướng về phía các cơ bắp gây ra hiệu ứng này. Ngược lại, cơ thể cũng có thể gây ảnh hưởng đến linh hồn.".

Mục đích luận và Vật lý Lượng tử

Chất hình luận [hylomorphism] sống lại khi Werner Heisenberg phát minh thế giới kép cơ học lượng tử. Các nguyên tử, các hạt cơ bản không phải là hiện thực; chúng tạo thành một thế giới tiềm năng hay khả năng. Sóng xác suất là định lượng của khái niệm khả tính - potentia trong triết học của Aristotle. Nó một loại hiện thực vật lý kỳ lạ chỉ ở giữa khả tính và hiện thực. (Herbert, Nick 1985).

_________________________________

Nguồn: Hà Hữu Nga (2004). Nhị nguyên luận Platon, Aristotles, Thomas Aquinas và René Descartes, Powerpoint bài nói tại Đại học Khoa học Huế tháng 12 năm 2004.

Tài liệu dẫn

Aristotle. Nichomachean Ethics 1098a7-8. Aristotle in 23 Volumes, Vol. 19, translated by H. Rackham. Cambridge, MA, Harvard University Press; London, William Heinemann Ltd. 1934.

Armstrong, D.M. (1961). Perception and the Physical World, London: Routledge.

Armstrong, D.M. (1999). The Mind-Body Problem: An Opinionated Introduction, Boulder, CO: Westview Press.

Cross, Richard 1998. The Physics of Duns Scotus. Oxford: Oxford UP, p. 70.

Descartes R. 1993. Méditations Métaphysiques, translated to French from Latin by Michelle Beyssade (Paris: GF, 1993), accompanied by Descartes' original Latin text and the French translation by the Duke of Luynes (1647).

Descartes R. 1996. Meditations on First Philosophy, translated by John Cottingham (Cambridge: Cambridge University Press).

Herbert, Nick 1985. Quantum Reality: Beyond the New Physics. New York: Anchor Books

Irwin, Terence 1990. Aristotle's First Principles. Oxford: Oxford UP, 1990, p. 237

Robinson, Timothy. Aristotle in Outline. Indianapolis: Hackett, 1995., tr. 46.

Shields, Christopher 1988. Soul as Subject in Aristotle's “De Anima". In Classical Quarterly 38.1 (1988): 145

Shields, Christopher 1993. Some Recent Approaches to Aristotle's De Anima". De Anima: Books II and III. Clarendon Press.

Shields, Christopher 2003. A Fundamental Problem about Hylomorphism. In Stanford Encyclopedia of Philosophy. Stanford University. 29 June 2003.

Stump, Eleanore 1995. Non-Cartesian Substance Dualism and Materialism without Reductionism. In Faith and Philosophy 12.4 (October 1995): 514. 

Stump, Eleanore 2002. Resurrection, Reassembly, and Reconstitution: Aquinas on the Soul. In Die menschliche Seele: Brauchen wir den Dualismus? Edited by Bruno Niederbacher and Edmund Runggaldier. Frankfurt: Ontos Verlag, 2002, 151-172.

Vella, John. Aristotle: A Guide for the Perplexed. NY: Continuum, 2003, tr. 92.

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét