Powered By Blogger

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long*

Hà Hữu Nga

1. Đặt vấn đề

1.1. Mục tiêu xây dựng NTM và các tiêu chí liên quan đến QLRRTTDVCĐ

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội Khóa XIII về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020 với các mục tiêu sau: 1) Mục tiêu tổng quát là xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững; 2) Mục tiêu cụ thể: i) Đến năm 2020 số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, miền là: Miền núi phía Bắc: 28,0%; Đồng bằng sông Hồng: 80%; Bắc Trung Bộ: 59%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 60%; Tây Nguyên 43%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng sông Cửu Long: 51%); Khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; ii) Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã (trong đó, mục tiêu phấn đấu của từng vùng, min là: Miền núi phía Bắc: 13,8; Đồng bằng sông Hồng: 18,0; Bắc Trung Bộ: 16,5; Duyên hải Nam Trung Bộ: 16,5; Tây Nguyên: 15,2; Đông Nam Bộ: 17,5; Đng bng sông Cửu Long: 16,6); cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí; iii) Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã; iv) Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015 (Thủ tướng Chính phủ 2016a).

Đáng chú ý là trong số 19 tiêu chí NTM thì có đến 3 tiêu chí với 6 nội dung liên quan trực tiếp đến việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ (quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng) trong xây dựng NTM nói chung cũng như việc xây dựng NTM ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Đó là các tiêu chí và các nội dung cụ thể sau: i). Tiêu chí 2, Giao thông, Nội dung 2.3: Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; ii) Tiêu chí 3, Thủy lợi, Nội dung 3.2: Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ; iii) Tiêu chí 17, Môi trường, Nội dung 17.1: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hp vệ sinh và nước sạch theo quy định; Nội dung 17.2: Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; Nội dung 17.3: Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; Nội dung 17.6: Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch gồm: Sạch nhà, Sạch bếp, Sạch ngõ, theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động (Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam, 2014).

1.2. Tính bức thiết và tầm quan trọng của việc QLRRTTDVCĐ trong xây dựng NTM

Cần phải khẳng định rằng xây dựng NTM là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân, mà trước hết và trực tiếp là toàn thể các cộng đồng dân cư nông thôn. Trong bối cảnh rủi ro thiên tai ngày càng tăng và ngày càng tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào công cuộc xây dựng NTM, thì việc QLRRTTDVCĐ đã trở nên vô cùng bức thiết. Muốn thực hiện được các tiêu chí liên quan trực tiếp kể trên trong xây dựng NTM, thì hệ thống Đảng, Chính quyền và người dân không còn cách nào tốt hơn là phải thực hiện việc QLRRTTDVCĐ. Sáng kiến QLRRTTDVCĐ đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới và đã đem lại kết quả rõ ràng. Tuy nhiên, thực hiện QLRRTTDVCĐ thường được xây dựng trên cơ sở các dự án, và các dự án đó vẫn phải dựa vào nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài, và thông thường kết thúc dự án đồng nghĩa với kết thúc tài trợ, dẫn đến mọi hoạt động quản lý rủi ro thiên tai cũng kết thúc theo. Điều đó có nghĩa là, khi nào cộng đồng chưa thực sự là những người chủ của mọi hoạt động quản lý rủi ro thiên tai, thì việc quản lý rủi ro thiên tai không thể thực hiện được một cách bền vững. Cơ sở của việc thực hiện QLRRTTDVCĐ được xây dựng trên các trụ cột bền vững sau: i) Người dân địa phương chịu tác động trực tiếp và hàng ngày với rủi ro thiên tai nên họ có yêu cầu sống còn về việc quản lý rủi ro thiên tai; ii) Liên quan đến hiểu biết về rủi ro thiên tai ở địa phương, không ai bằng các cộng đồng dân cư ở chính địa phương đó, nhất là khi cuộc sống và lợi ích của họ bị thiên tai đe dọa hàng ngày, hàng giờ; iii) Các cộng đồng dân cư địa phương chính là nguồn lực vô tận cần được khai thác và phát triển trong việc quản lý rủi ro thiên tai. Vì vậy, trong quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), cộng đồng không chỉ là đối tượng hưởng lợi mà còn đóng vai trò chính trong tất cả các quá trình quản lý liên quan.

2. Đánh giá thực trạng Chương trình MTQG xây dựng NTM ở ĐBSCL

2.1. Vài nét khái quá về vùng ĐBSCL

2.1.1. Những đặc điểm chung về vùng ĐBSCL

ĐBSCL nằm ở cuối dòng chảy của sông Mê Kông trước khi đổ ra Biển Đông và một phần nhỏ ra Vịnh Thái Lan. Đây là một vùng đất thấp và bằng phẳng, cao độ trung bình phổ biến từ 1 đến 2 m so với mực nước biển, được bồi tụ bởi phù sa của sông Mekong. ĐBSCL có diện tích 39.734 km2, trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 700 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản, là nơi sinh sống của hơn 18 triệu dân và được xem là vựa lúa lớn nhất của cả nước, cung cấp 55% sản lượng gạo, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, hơn 60% lượng thủy sản và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước. ĐBSCL trải dài từ Mỹ Tho ở phía Đông đến Châu Đốc và Hà Tiên ở phía Tây Bắc, xuống Cà Mau ở cực Nam của Việt Nam. Thượng lưu ĐBSCL nằm dọc theo hai nhánh sông Bassac (sông Hậu) và sông Mê Công (sông Tiền) gần Phnom Penh. Về phương diện hành chính, ĐBSCL được chia thành 13 tỉnh, bao gồm thành phố Cần Thơ ở trung tâm, trực thuộc trung ương và 12 tỉnh là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Dòng sông Mê Công chảy qua hệ thống kênh rạch trước khi đổ ra biển Đông và Vịnh Thái Lan. Thành phố Hồ Chí Minh (HCM) là cửa ngõ quan trọng nhất nằm ngay bên ngoài ĐBSCL, nên lũ từ sông Mê Công một phần chảy qua sông Vàm Cỏ và đi vào thành phố HCM. ĐBSCL khá bằng phẳng, cao độ tại Châu Đốc là khoảng 3 đến 4 m và cao độ trung bình của ĐBSCL là khoảng 0,8 m so với mực nước biển trung bình. Vào mùa mưa, dòng chảy đổ vào hai nhánh sông chính là Bassac/ sông Hậu và Mê Công/ sôngTiền (80-85%). Một phần lưu lượng chảy tràn vào nội đồng (10-15%). Phần lớn (khoảng 50%) diện tích của ĐBSCL bị ngập lũ theo mùa lên đến 3 m, chủ yếu là vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Dòng chảy kiệt trong mùa khô gây xâm nhập mặn ở các vùng ven biển của ĐBSCL, gây ảnh hưởng đến hơn 1,4 triệu ha đất. Bờ biển có chiều dài khoảng 600 km với hệ thống đê biển có cao trình tương đối thấp và rừng ngập mặn (Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ HTCS&MT Hà Lan 2013). Về mặt địa lý, ĐBSCL tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ, Biển Đông, Campuchia, vịnh Thái Lan, bao gồm cả các đảo Đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, Hòn Khoai. ĐBSCL được giới hạn bởi sông Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia ở phía Tây. Phía đông bắc và đông của ĐBSCL là các dòng sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ, Soài Rạp thuộc hệ thống sông ngòi Đông Nam Bộ.

2.1.2. Phân vùng địa lý ĐBSCL

Các nhà địa lý học chia ĐBSCL thành ba vùng: 1) Vùng Thượng châu thổ ĐBSCL: giới hạn rìa phía bắc và đông chạy dọc theo hữu ngạn sông Vàn Cỏ Tây cho đến Tân An, quặt xuống đông nam qua Mỹ Tho, Cần Thơ, đến gần Đức Long, rồi quay ngược lên Rạch Giá. Đây là vùng thường bị ngập vào mùa mưa bởi nước sông Cửu Long dâng lên. Vùng này có hai tiểu vùng điển hình là: i) Tiểu vùng trũng Đồng Tháp Mười, dài 130 km, rộng 60 – 70 km, có tổng diện tích hơn 8000 km2, lớn hơn ½ diện tích châu thổ Bắc Bộ; ii) Dải đất trũng Tây Sông Hậu nằm ở phía tây nam Đồng Tháp Mười, là vùng chuyển tiếp giữa phần cực tây (An Giang – Kiên Giang) và phần duyên hải phía đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu), nên môi trường tiểu vùng này mang đặc tính sông – biển (Lê Bá Thảo 1990, tr. 294 - 297). 2) Vùng Hạ châu thổ ĐBSCL: là vùng giàu có nhất của Nam Bộ. Vùng này có các tiểu vùng sau: i) Tiểu vùng cửa sông Đồng Nai – Vàm Cỏ, rìa phía đông từ Long Thành đến Bà Rịa; rìa phía tây tiếp giáp với Đồng Tháp Mười, rìa phía nam là dải đất hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây; ii) Tiểu vùng Hạ Châu thổ: các đô thị trù phú hầu như đều tập trung ở tiểu vùng này, điển hình như: Sa Đéc, Bến Tre, Mỹ Tho, Gò Công, Trà Vinh, v.v…Ngay cả Cần Thơ cũng nằm trong ranh giới của vùng đất phì nhiêu này (Lê Bá Thảo 1990, tr. 298 - 302). 3) Vùng đất mới Tây Nam Bộ: bắt đầu từ ranh giới phía nam của Tây Hậu Giang và từ tỉnh Sóc Trăng ở phía đông, Hà Tiên, Rạch Giá ở phía tây, xuống đến Mũi Cà Mau ở phía nam. Vùng này gồm các tiểu vùng sau: i) Dải đất thấp trung bình Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau; ii) Dải đất thấp Rạch Giá – Hà Tiên: nằm ở tây nam Châu Đốc và Long Xuyên; Phần đất còn lại ra đến biển là vùng đầm lầy ngập nước, riêng vùng Rạch Giá – Hà Tiên đã được khai thác từ lâu đời và khá phát triển; iii) Tiểu vùng rừng U Minh với vùng rừng rộng đến 190.000ha chia làm hai nửa gần bằng nhau là U Minh Thượng ở phía bắc và U Minh Hạ ở phía nam; iv) Đảo Phú Quốc: là hòn đảo lớn nhất nước ta, với diện tích 66.000 ha, dài 50km, rộng 15 - 30km; v) Mũi Cà Mau trước đây bao phủ chủ yếu là cây đước, khu vực rộng nhất đến 30km, chiều ngang kéo dài 45 – 50km (Lê Bá Thảo 1990, tr. 311 - 314). Về phương diện địa lý nhân văn, việc phân ĐBSCL thành các tiểu vùng có ý nghĩa to lớn đối với các hoạt động nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong xây dựng NTM. Việc làm rõ các tiểu vùng sẽ giúp là rõ các đặc trưng rủi ro thiên tai khác nhau, để từ đó có thể có được những hoạt động nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong xây dựng NTM thích hợp với từng tiểu vùng và cho toàn bộ vùng ĐBSCL.

2.2. Khái quát tình hình nông thôn vùng ĐBSCL

2.2.1. Một số đặc điểm nổi bật của nông thôn vùng ĐBSCL

Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2016 của TCTK cho thấy một số đặc điểm nổi bật của khu vực nông thôn vùng ĐBSCL như sau: i) Về đơn vị hành chính và nhân khẩu: có 1.293 xã, 8.610 thôn, ấp, 3.349.111 hộ với trên 12 triệu nhân khẩu. Trong số các xã có 17 xã thuộc khu vực miền núi (đều tập trung tại tỉnh An Giang), 21 xã hải đảo (gồm 15 xã tại Kiên Giang, 4 xã tại Trà Vinh và 2 xã tại Cà Mau); ii) Về phân loại hộ nông thôn theo ba khu vực kinh tế: hộ nông, lâm, thủy sản chiếm 57,88% (giảm 7,7 điểm phần trăm so với năm 2011); hộ công nghiệp và xây dựng chiếm 17,31% (tăng 4,83 điểm phần trăm so với năm 2011); hộ dịch vụ chiếm 20,78% (tăng 0,89 điểm phần trăm so với năm 2011); còn lại 4,03% là kiểu hộ khác (tăng 1,98 điểm phần trăm so với năm 2011); iii) Về phân loại hộ nông, lâm, thủy sản: hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong các hộ nông, lâm, thủy sản nhưng có xu hướng giảm. Năm 2011, hộ nông nghiệp chiếm 84%, năm 2016 giảm còn 81,2%. Trong khi đó, hộ thủy sản tăng từ 15,8% năm 2011 lên 18,6% năm 2016; iv) Về số hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất của hộ: 57,1% số hộ nông thôn ở ĐBSCL có thu nhập chính từ nông, lâm, thủy sản. Tỷ lệ này giảm so với năm 2011 (65,3%); v) Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn: kết quả điều tra cho thấy chất lượng, trình độ của lao động nông thôn vùng ĐBSCL rất thấp. Năm 2016 còn tới 76,5% lao động chưa qua đào tạo và 13,8% lao động đã qua đào tạo những không có bằng, chứng chỉ. Lao động có trình độ cao hơn chỉ chiếm khoảng 10% còn lại (Tổng hợp của VPĐP NTM Trung ương 2018).

2.2.2. Kết cấu hạ tầng nông thôn

Về cơ bản, kết cấu hạ tầng nông thôn của khu vực ĐBSCL tương đối hoàn chỉnh về điện, giao thông, trường học, y tế, thông tin, môi trường: 100% số xã có điện; 97,93% số xã có đường ô tô từ UBND đến UBND huyện; 98,45% số xã có trường mầm non; 99,3% số xã có trường tiểu học; 98,92% số xã có trạm y tế xã; 97,37% số xã có hệ thống loa truyền thanh xã; 81,98% số xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; 72,85% số xã có thu gom rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, ở phạm vi thôn, ấp (sau đây gọi chung là ấp), tỷ lệ ấp có đầy đủ các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu còn tương đối hạn chế, đặc biệt với các ấp thuộc xã miền núi và xã hải đảo: 74,51% số ấp có đường xe ô tô đến UBND xã; 46,9% số ấp có nhà văn hóa ấp; 3,88% số ấp có thư viện;18,25% số ấp có sân thể thao; 32,37% số ấp có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; 15,84% số ấp có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt tập trung; 41,27% số ấp có thu gom rác thải sinh hoạt (Tổng hợp của VPĐP NTM Trung ương 2018).

2.2.3. Kinh tế nông thôn

Kinh tế nông thôn ĐBSCL thể hiện khá rõ qua các đặc trưng sau: i) Hệ thống chợ, cửa hàng dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản: 74,63% số xã có chợ, tuy nhiên chỉ có 31,56% số xã có chợ nằm trong quy hoạch chợ của huyện; tỷ lệ ấp có chợ chỉ chiếm 16,79%, cho thấy phần lớn hoạt động mua bán phục vụ sinh hoạt hàng ngày của các hộ phải di chuyển từ ấp đến xã; ii) Mạng lưới khuyến nông, lâm, ngư và thú y: 89,79% số xã có cán bộ khuyến nông, lâm, ngư; 92,96% số xã có cán bộ thú y; 76,72% số xã có người hành nghề thú y tư nhân. Ở phạm vi ấp, 16,66% số ấp có cộng tác viên khuyến nông, lâm, ngư; 38,27% số ấp có cộng tác viên thú y. Tỷ lệ ấp có cộng tác viên khuyến nông, lâm, ngư có sự chênh lệch khá lớn giữa các tỉnh trong khu vực. An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh có 44,73% và 32,94% số ấp có cộng tác viên khuyến nông, lâm, ngư, trong khi đó các tỉnh có tỷ lệ số ấp có cộng tác viên khuyến nông, lâm, ngư thấp là Vĩnh Long, Cà Mau, Trà Vinh (lần lượt là: 0,39%; 0,75%; 7,77%). An Giang cũng là tỉnh có tới 98,93% số ấp có cộng tác viên thú y; iii) Tổ hợp tác: ĐBSCL là khu vực có tỷ lệ THT lớn nhất cả nước. Tỷ lệ xã có THT ở ĐBSCL là 84,84% (bình quân cả nước là 28,49%); tỷ lệ xã có THT nông nghiệp, lâm nghiệp ở ĐBSCL là 75,1% (bình quân cả nước là 25,44%); tỷ lệ xã có có THT thủy sản ở ĐBSCL là 18,64% (bình quân cả nước là 4,99%). Số THT nông nghiệp bình quân 1 xã của cả nước là 1,71 THT/xã, ở ĐBSCL là 7,4 THT/xã. Các tỉnh có số lượng THT bình quân 1 xã cao là: Cần Thơ (25.83 THT/xã; Trà Vinh (17,88 THT/xã); Vĩnh Long (15,1 THT/xã); iv) Doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản: ĐBSCL có 25,21% số xã có doanh nghiệp/chi nhánh doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản (chỉ thấp hơn khu vực ĐNB với 50,54%); v) Làng nghề: làng nghề không phải là điểm nổi bật ở ĐBSCL khi chỉ có 7,97% số xã có làng nghề và 2,58% số ấp có làng nghề. Xã, ấp có làng nghề tập trung ở một số tỉnh như Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long (Tổng hợp của VPĐP NTM Trung ương 2018).

2.2.4. Đời sống dân cư nông thôn

Đời sống nông thôn ĐBSCL thể hiện nổi bật ở một số lĩnh vực sau: i) Điều kiện sống của hộ gia đình: 99,42% số hộ sử dụng điện; 33,83% số hộ sử dụng nước máy; 33,2% số hộ sử dụng nước giếng khoan; 27,81% số hộ sử dụng nước mưa, sông hồ; 41,75% số hộ sử dụng củi; 56,24% số hộ sử dụng gas, biogas; 65,5% số hộ sử dụng nhà tắm xây; 60,72% số hộ sử dụng hố xí tự hoại, bán tự hoại; 82,5% số hộ có xe máy; 94,22% số hộ có tivi; 91,48% số hộ có điện thoại di động; 9,52% số hộ có máy vi tính; ii) Bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh: 69,57% số người tham gia bảo hiểm y tế (cả nước 76,43%); 27,39% số người được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế (cả nước 32,52%); tần suất khám chữa bệnh tại trạm y tế xã của 1 người dân là 1,01 lượt/năm (cả nước 0,79 lượt/năm); iii) Hoạt động văn hóa: 34,25% số hộ nông thôn có thành viên đọc sách báo năm 2015 (cả nước 38,49%); địa điểm đọc sách báo tại bưu điện văn hóa xã hoặc tủ sách của thôn chiếm tỷ lệ rất thấp, lần lượt là 2,34% và 1,7% (cả nước là 2,32% và 1,1%); tỷ lệ hộ tham gia hoạt động của nhà văn hóa ấp/xã năm 2015 là 15,96%, trong đó tỷ lệ hộ tham gia thường xuyên là 26,26% (thấp hơn nhiều so với cả nước ở cả hai chỉ tiêu này: 53,64% và 49,88%) (Tổng hợp của VPĐP NTM Trung ương 2018).

2.3. Kết quả xây dựng NTM vùng ĐBSCL

2.3.1. Kết quả chung so với cả nước

Đến hết tháng 11/2018, khu vực ĐBSCL có 7 đơn vị cấp huyện và 436 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm 33,85% tổng số xã trong khu vực). ĐBSCL có số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn thấp hơn so với ĐBSH và ĐNB. Các đơn vị cấp huyện đạt chuẩn tại ĐBSCL gồm: thị xã Bình Minh (Vĩnh Long); huyện Phong Điền (Cần Thơ); thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang); thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp); huyện Tân Hiệp (Kiên Giang); huyện Phước Long (Bạc Liêu); thành phố Châu Đốc (An Giang). Kết quả tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM của ĐBSCL còn tương đối thấp (33,85%). Số tiêu chí bình quân/xã tại ĐBSCL là 14,24%, xấp xỉ bằng bình quân chung của cả nước (14,33%), trong khi đó tỷ lệ xã đạt chuẩn của cả nước là 41,32%, cao hơn 7,47% so với ĐBSCL. Tại ĐBSCL, các tiêu chí đạt chuẩn chiếm tỷ lệ thấp gồm: môi trường, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, hộ nghèo... (Tổng hợp của VPĐP NTM Trung ương 2018).

2.3.2. Kết quả xây dựng NTM ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL

Trong nội bộ khu vực ĐBSCL, kết quả xây dựng NTM của từng tỉnh, thành đến hết 30/9/2018 như sau: Kết quả thống kê ở Bảng 2 cho thấy thành phố Cần Thơ là đơn vị dẫn đầu về tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM với 75% số xã đã đạt chuẩn và có số tiêu chí bình quân/xã đạt 17,94 tiêu chí. Tuy nhiên, do Cần Thơ chỉ có 36 xã tham gia xây dựng NTM, đồng thời là địa phương có điều kiện kinh tế phát triển mạnh hơn các tỉnh còn lại trong khu vực nên kết quả này không phải là điều đáng ngạc nhiên. Đối với 12 tỉnh còn lại, Vĩnh Long, Hậu Giang và Long An có tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM khá cao so với bình quân chung của khu vực; kết quả thấp nhất là Bến Tre với chỉ 14,97% số xã đạt chuẩn. Xét về số tiêu chí bình quân/xã thì các tỉnh đạt kết quả cao lại gồm Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp (đều trên 15 tiêu chí), duy chỉ có trường hợp Bến Tre do có tỷ lệ xã đạt 19 tiêu chí thấp nên kéo theo số tiêu chí bình quân/xã cũng thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực (11,66 tiêu chí) (Tổng hợp của VPĐP NTM Trung ương 2018).

3. Thực trạng rủi ro thiên tai tác động đến việc triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM ở ĐBSCL

3.1. Các loại rủi ro thiên tai ở vùng ĐBSCL

1) Bão: là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam, trong vòng hơn 50 năm (1954- 2006) đã có 380 trận bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó 33% đổ bộ vào Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Bão vào thường gặp lúc triều cường nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt. Có tới 80 - 90% dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão. 2) Lũ lụt: Lũ các sông vùng ĐBSCL chủ yếu từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều kết hợp với khả năng điều tiết của Biển Hồ. Lũ diễn biến chậm, kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ 4 đến 5 tháng trong năm, làm ngập hầu hết toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long. 3) Ngập úng: Ngập úng thường do mưa lớn gây ra, ở một số vùng thời gian ngập úng kéo dài. Ngập úng tuy ít gây tổn thất về người nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái. 4) Hạn hán: Trong những năm gần đây, hạn hán liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước, kể cả ở vùng ĐBSCL. Hạn hán có năm làm giảm từ 20 - 30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân. Việc chống hạn thường gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nước, các hồ chứa nước thượng nguồn cũng bị cạn kiệt. 5) Xâm nhập mặn: Các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ là khu vực chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất với 1,77 triệu ha đất bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích. Chi phí xây dựng các công trình ngăn mặn, giữ ngọt rất tốn kém. 6) Tố, lốc: Tố là hiện tượng gió mạnh đột ngột, phạm vi hẹp, do đám mây dông phát triển đặc biệt mạnh tạo ra. Tố có hướng gió thay đổi đột ngột, tốc độ gió từ cấp 8 trở lên. Kèm theo tố thường là mưa rào, cá biệt còn có cả mưa đá. Lốc là vùng gió xoáy phạm vi rất hẹp nhưng cường độ gió lại rất mạnh, do đám mây dông mạnh và có cấu trúc đặc biệt tạo nên. Tố thường kèm theo gió mạnh gây đổ cây cối, nhà cửa, phá huỷ đường dây thông tin, đường dây tải điện, làm đắm tàu thuyền cỡ nhỏ. 7) Sạt lở: bao gồm: sạt lở bờ sông, bờ biển, các sườn núi dốc và lún, nứt đất. Sạt lở bờ sông là hiện tượng phổ biến xảy ra hàng năm tại các sông thuộc vùng ĐBSCL làm mất đi số lượng đáng kể diện tích đất ở, đất canh tác; phá huỷ nhiều làng mạc ven sông. Sạt lở bờ biển do sóng, thuỷ triều, nước biển dâng và dòng hải lưu gây ra, dẫn đến biển xâm thực, mất nhà ở, phá huỷ môi trường. 8) Động đất và sóng thần: Động đất là sự rung động mặt đất, được tạo ra bởi các dịch chuyển đột ngột của các khối địa chất trong lòng đất, các vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở đất. Sóng thần là sóng biển có chu kỳ dài, lan truyền với tốc độ lớn. Khi tới gần bờ, tùy theo độ sâu của biển và địa hình vùng bờ, sóng thần có thể đạt độ cao lớn tới hàng chục mét, tràn sâu vào đất liền, gây ra thảm họa lớn. 9) Nước biển dâng: là hiện tượng mực nước biển trung bình hàng năm cao hơn mức mực nước biển trung bình nhiều năm trước do ảnh hưởng của biến đối khí hậu toàn cầu, là một nguy cơ thiên tai to lớn đối với vùng ĐBSCL. (Phụ lục II: Thiên tai và công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam, Ban hành kèm theo Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg., ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).

3.2. Khung cấp độ rủi ro thiên tai ở vùng ĐBSCL

Theo quy định chi tiết của Chính phủ, rủi ro thiên tai gồm có: 1) Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão có 3 cấp, thấp nhất là cấp 3 và cao nhất là cấp 5. 2) Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá có 2 cấp: i) Rủi ro thiên tai cấp độ 1: Lốc, sét, mưa đá mức độ trung bình, trên phạm vi nhỏ. ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 2: Lốc, sét, mưa đá mức độ mạnh, trên phạm vi rộng. 3) Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn có 3 cấp: i) Rủi ro thiên tai cấp độ 1; ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 2; iii) Rủi ro thiên tai cấp độ 3. 4) Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng có 3 cấp: i) Rủi ro thiên tai cấp độ 1; ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 2; iii) Rủi ro thiên tai cấp độ 3. 5). Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán có 4 cấp: 1). Rủi ro thiên tai cấp độ 1; ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 2; iii) Rủi ro thiên tai cấp độ 3; iv) Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi xảy ra tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm. 6). Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt có 5 cấp: i) Rủi ro thiên tai cấp độ 1; ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 2; iii) Rủi ro thiên tai cấp độ 3; iv) Rủi ro thiên tai cấp độ 4; v) Rủi ro thiên tai cấp độ 5 là cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt khi có tác động tổ hợp với các thiên tai khác. 7) Cấp độ rủi ro thiên tai do sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy có 2 cấp: i). Rủi ro thiên tai cấp độ 1; ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi có khả năng xảy ra mưa với lượng mưa trên 300 mm trong 24 giờ, mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày, trên các sườn dốc có độ dốc cao hơn 25 độ, với các nền đất yếu, đất bở rời; hoặc đất sườn tàn tích. 8) Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn có 2 cấp: i) Rủi ro thiên tai cấp độ 1; ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi xảy ra trường hợp nhiều cửa sông vùng ven biển bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu tới hơn 50 km tính từ cửa sông. 9) Cấp độ rủi ro thiên tai do nước dâng có 3 cấp: i) Rủi ro thiên tai cấp độ 1; ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 2; iii) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi độ cao nước dâng từ trên 4 m đến 6 m ở dải ven biển Nam Bộ. 10). Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển có 3 cấp: i) Rủi ro thiên tai cấp độ 1; ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 2; iii) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi có gió mạnh từ cấp 9 trở lên, xảy ra trên vùng biển ven bờ. 11). Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất có 5 cấp: 1). Rủi ro thiên tai cấp độ 1; ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 2; iii) Rủi ro thiên tai cấp độ 3; iv) Rủi ro thiên tai cấp độ 4; v) Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được lớn hơn cấp VIII, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam. 12). Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần có 2 cấp là cấp 3 và cấp 5: i) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng có thể gây ra sóng lớn, bất ngờ ở các dải ven biển; ii) Rủi ro thiên tai cấp độ 5 có sức hủy diệt, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ 2014).

3.3. Rủi ro thiên tai tác động đến công cuộc xây dựng NTM ở vùng ĐBSCL

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã công nhận 3 vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cấp do biến đổi khí hậu là: vùng hạ lưu sông Mê Kông (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập) (IPCC, 2007). Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do mực nước biển dâng. Hầu hết các tác động này là ở vùng ĐBSCL (Dasgupta, S., Laplante, B., Meisner, C. M., Wheeler, D., & Jianping Yan, D., 2007). Các nghiên cứu dựa trên mô hình khí hậu vùng PRECIS với kịch bản A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu giai đoạn 1980-2000 cho thấy, vùng ĐBSCL sẽ bị tác động sau: i) Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-350C lên 35-370C; ii) Lượng mưa đầu vụ hè thu (15/4-15/5) sẽ giảm chừng 10-20%; iii) Sự phân bố mưa tháng sẽ có khuynh hướng giảm vào đầu và giữa vụ hè thu nhưng gia tăng một chút vào cuối mùa mưa; iv) Tổng lượng mưa năm tại An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng sẽ giảm chừng 20%, thời kỳ bắt đầu mùa mưa sẽ trễ hơn khoảng 2 tuần lễ. Kết quả nghiên cứu từ mô hình khí hậu, mô phỏng thủy văn, và mô hình lưu thông đại dương sau đó được đưa vào mô hình thủy động lực, mô hình EIA 3D, để phân tích thủy văn chi tiết hơn về hệ thống vùng lũ sông Mê Kông. Mô hình này có thể mô tả các đặc điểm ba chiều của lũ lụt, dòng chảy, chất lượng nước, và xói mòn và bồi lắng trong các hồ, hồ chứa, kênh sông và vùng ngập lũ của khu vực nghiên cứu (Koponen J, Kummu M, Sarkkula J., 2004; Water and Development Research Group, Helsinki University of Technology, Finland and Southeast Asia START Regional Center [SEA START RC], Chulalongkorn University, Thailand 2009). Nhìn chung, diễn biến khí hậu hiện nay và tương lai đang ngày càng trở thành những yếu tố bất lợi cho sản xuất, sinh kế và đời sống của người dân ĐBSCL (Le Anh Tuan and Suppakorn Chinvanno, 2011, p. 210).

Tác động của BĐKH có thể chia thành các mức độ như sau: i) Mức độ cao (cao và rất cao): BĐKH có thể gây ra những tổn thất đáng kể về kinh tế, sinh thái - môi trường và xã hội; ii) Mức độ trung bình: BĐKH gây một số khó khăn nhất định về sinh kế, nếu có sự hỗ trợ của chính quyền, các nhà khoa học và các tổ chức xã hội có thể hạn chế các tác động; iii) Mức độ thấp (thấp và rất thấp): BĐKH có một số tác động làm hạn chế hoạt động sinh kế người dân, có nguy cơ bị tổn thương và có thể tự chống đỡ và phục hồi (Lê Anh Tuấn, Hoàng Thị Thủy và Võ Văn Ngoan, 2014).

3.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL

Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định vùng ĐBSCL là khu vực dễ bị tổn thương của biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Peter and Ruysschaert 2008; Dasgupta et al. 2007; IPCC 2007; UNDP 2007; ADB 1994). Biến đổi khí hậu sẽ có tác động phức tạp và đáng kể đến sản xuất nông nghiệp và chất lượng cuộc sống nói chung trong khu vực. Các khu vực dành cho sản xuất nông nghiệp, như các cánh đồng lúa, vườn cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản sẽ thu hẹp; sản lượng và năng lực sẽ giảm. Thực tế cho thấy, mùa khô năm 2016, mặn đã xâm nhập sâu đến 90 km vào các tỉnh/thành ven biển ở ĐBSCL, với diện tích khoảng 300.000 ha. (Entzinger, Han và Peter Scholten, 2016). Tại vùng Hạ châu thổ ĐBSCL thuộc Bến Tre cho thấy: từ năm 1982 đến 1993 nồng độ mặn cao nhất thường diễn ra vào các đỉnh điểm mùa khô vào các tháng 2, 3, 4. Ranh mặn 6‰ vào tháng 12 xuất hiện cách huyện Ba Tri 6 km, qua các xã Bình Thới (huyện Bình Đại), Mỹ Nhơn (huyện Ba Tri). Năm 2010, ranh mặn 4‰ xâm nhập các sông chính lên tới 60km, ranh mặn 1‰ gần như bao phủ toàn tỉnh. Năm 2013, ranh mặn 1‰ trên 3 sông lớn là Hàm Luông, Cửa Đại và Cổ Chiên vào sâu trong đất liền từ 57 - 68km, gần như toàn bộ diện tích tỉnh Bến Tre chìm trong nước mặn. Năm 2016, cả tỉnh có 155/164 xã, phường, thị trấn bị nhiễm mặn với độ mặn 1g/lít. Đây cũng là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL công bố thiên tai hạn mặn và phải đề nghị Trung ương hỗ trợ khẩn cấp 80 tỷ đồng để đắp hàng loạt đập tạm ngăn mặn. Khí hậu thay đổi thất thường, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột giữa ngày và đêm làm tôm, nghêu và sò huyết bị sốc nhiệt và chết hàng loạt. Triều cường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau làm ngập úng cục bộ một số nơi. Tình trạng sạt lở đất diễn ra thường xuyên, nhất là vùng cửa sông và ven biển từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Lốc xoáy xảy ra vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Bão, áp thấp nhiệt đới không chỉ gây tổn thất ngay thời điểm xảy ra mà nó còn làm ảnh hưởng đến các vụ trồng trọt và nuôi thuỷ sản ở các mùa vụ vào những năm tiếp theo. (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2018, tr. 468-470).

3.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống người dân ở ĐBSCL

Theo các kịch bản BĐKH của IPCC (2007) và Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (VN) (2009), ba huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú của Bến Tre nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Theo kịch bản mới nhất (năm 2016) của Bộ Tài nguyên và môi trường, nếu mực nước biển dâng 50cm thì 6,21% diện tích tỉnh Bến Tre có nguy cơ ngập, nước biển dâng 80cm là 12,8% và khi nước biển dâng 100 cm thì ngập 22,2%. Trong đó, các huyện có diện tích ngập lớn nhất tỉnh là Ba Tri (45,91% diện tích), Bình Đại (34,16%), Thạnh Phú (47%) (Bộ TN&MT 2016). Từ năm 1996 đến 2010, Bến Tre có khoảng 9 đợt lũ và nước dâng do triều cường. Các đợt lũ ở Bến Tre là “lũ mặn”, hàng năm vào mùa mưa khi gió chướng xuất hiện kết hợp với triều cường đẩy nước mặn vào sâu trong nội đồng gây tình trạng ngập lụt cục bộ và xói lở bờ biển. Các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Bến Tre bao gồm: bão số 5 Linda (năm 1997), bão số 7 Dawn (1998) và siêu bão số 9 Durian (2006). Bão Durian với sức gió mạnh 150 km/ giờ giật trên 185 km/ giờ, gió, lốc xoáy, “lũ mặn” đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của các nông hộ, đã làm 989 ha hoa màu hư hại nặng, các hộ nuôi tôm bị tràn bờ, các hoạt động diêm nghiệp, đánh bắt đình trệ. Thiệt hại nặng nề nhất là tại 3 huyện vùng ven biển: Tại huyện Thạnh Phú, tất cả hệ thống điện của huyện bị mất hoàn toàn. Có 1.096 ngôi nhà bị tốc mái, 285 ngôi nhà bị sập. Tại huyện Ba Tri, sập hoàn toàn 4.338 căn nhà, tốc mái hư hỏng 16.403 căn, làm 2 người chết, 99 người bị thương, chìm 10 chiếc tàu. Định mức thiệt hại toàn huyện trên 282,67 tỷ đồng. Tại huyện Bình Đại, có 7 người chết do nhà sập, cây đè. 60 người bị thương, sập hoàn toàn 2.753 căn nhà và tốc mái 24.534 căn. (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2018, tr. 465-467). Thêm vào đó, nước tràn vào nhà gây ô nhiễm môi trường, phát sinh bệnh tật; ngoài ra, mưa bão còn làm hệ thống đê biển dễ bị phá vỡ, đe dọa các công trình ven biển, tàn phá rừng ngập mặn, sạt lở, xói mòn đất (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2018 tr. 467).

3.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu và di cư ở ĐBSCL

Áp lực môi trường lên vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn dễ bị tổn thương đã góp phần tạo nên các luồng di cư lớn trong thập kỷ qua. Luồng di cư này bao gồm di cư nội vùng, cũng như sự hình thành hành lang di cư giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Entzinger, Han và Peter Scholten, 2016). Di cư có thể dẫn đến sự gia tăng dân số đáng kể, ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị và tạo ra các vấn đề xã hội mới, từ đó sẽ có tác động môi trường đối với các khu vực đô thị (Water and Development Research Group, Helsinki University of Technology, Finland and Southeast Asia START Regional Center [SEA START RC], Chulalongkorn University, Thailand 2009). Trong giai đoạn từ năm 2004-2009, di cư thuần từ vùng đồng bằng sông Cửu Long vào khu vực Đông Nam Bộ (bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh) đã đạt đến 714.000 người. Tính đến nay, đây là hành lang di cư lớn nhất ở Việt Nam (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009). Người di cư tự phát từ vùng đồng bằng sông Cửu Long gặp phải một số trở ngại do hệ thống đăng ký lưu trú của Việt Nam, hay còn gọi là hệ thống hộ khẩu (Entzinger, Han và Peter Scholten, 2016). Để được hưởng đầy đủ các dịch vụ địa phương, người di cư phải đăng ký lưu trú tại xã/phường nơi họ muốn sinh sống gồm đăng ký thường trú hoặc tạm trú. (Đặng Nguyên Anh 2009) Nếu không đăng ký, người di cư sẽ không được hưởng các dịch vụ này hoặc phải quay trở về địa phương cũ. Tuy đã có luật để đăng ký lưu trú của người di cư giữa các tỉnh hiệu quả hơn, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng luật này vẫn chưa có tác động đáng kể (Chun và Sang, 2012; Demombynes và Vũ, 2016). Người di cư, kể cả từ vùng ĐBSCL đến, hiện chiếm 21% dân số Thành phố Hồ Chí Minh (Đặng Nguyên Anh, Leonardelli và Dipierri, 2016). Sau trận lụt nghiêm trọng năm 2000, ý thức về sự cần thiết của việc tái định cư để thích ứng với biến đổi môi trường đã được nêu rõ trong một chương trình toàn diện của chính phủ với tên gọi “Sống chung với lũ” (Võ và Mushtaq, 2011). Chương trình đã thực hiện tái định cư cho hơn 90.000 hộ gia đình trong vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2009-2013 (Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, 2009; Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 2014: 3).

Nghiên cứu trường hợp tại xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang cho thấy biến đổi khí hu, áp lực môi trường chính là động lực thúc đẩy mt cách mnh mẽ dòng di dư rời khỏi địa phương. Theo sliệu di cư từ năm 2009-2014, An Giang đã là mt tnh có tlxuất cư trên 1000 dân ln thba, chiếm đến 52,2% trong ba tnh thuộc ĐBSCL, chỉ đứng sau Hu Giang (56,4%) và Cà Mau (54,3%) (Tng cc thng kê, 2015). Bên cạnh đó, qua kết qunghiên cu của đề tài ti 7 tỉnh điển hình thuộc ĐBSCL cũng cho thấy thêm rằng An Giang đang là tỉnh đứng đầu trong 7 tnh vshộ gia đình có người đã và đang di cư khỏi địa phương cư trú chiếm đến 73,8%, tiếp đến là Hu Giang (68%), Trà Vinh (67,3%), Tin Giang (64%), Cà Mau (58,7%), Long An (43%) và Cần Thơ (36,5%). Chính vì vy, việc quan tâm đến các động thái di cư ở An Giang là mt trong nhng nhim vrt cp thiết trong bi cảnh đương đại. Riêng trường hp tại xã Vĩnh Lộc, tlệ gia đình có người đã và đang rời khỏi địa phương đã lên đến 72% (Nguyễn Văn Bình 2018, tr. 265). Biểu đồ trên đã cho thấy lịch sử động thái di cư tại xã Vĩnh Lộc có xu hướng tăng qua từng năm và có thể nói 2009 là điểm xuất phát đáng lưu ý khi tỷ lệ di cư tăng đột biến lên mc 2,7% khi con số này luôn được ổn định chưa từng vượt qua khi mc 2% trong sut hơn 4 thập niên ktthời điểm đó. Đặc biệt dòng di cư xuất hin ngày càng phbiến trong những năm gần đây, điển hình nht là trong những năm 2012, 2013 và 2015, đây 3 năm có tỷ lệ người ri khi địa phương cao nhất và đột biến, lần lượt chiếm 4,2%; 4,5% và cui cùng là 4%, tăng gấp đôi so với những năm trước đó như 2011 chỉ chiếm 2,7%, 2010 chiếm 2,2%. Trong khi đó, giai đoạn 2012-2015 người dân Vĩnh Lộc phi đối mt vi nhiu khó khăn do sự thay đổi nhanh chóng quy lut của mùa lũ, mực nước trnên thấp hơn mức bình thường và đỉnh điểm vào năm 2015 nước lũ hoàn toàn không về trên đồng xã Vĩnh Lộc (dẫn theo Nguyễn Văn Bình 2018, tr. 259).

4. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong xây dựng NTM ở vùng ĐBSCL

4.1. Tầm quan trọng, khái niệm cơ bản, nguyên tắc và các bước thực hiện QLRRTTDVCĐ

4.1.1. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ

Sáng kiến nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (QLRRTTDVCĐ) đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới và đã đem lại kết quả rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn phải dựa vào nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài và thường khi kết thúc tài trợ cũng có nghĩa kết thúc các hoạt động này. Do đó, khi nào cộng đồng còn chưa đủ năng lực trở thành những người chủ dự án, thì dự án không thể thực hiện được một cách bền vững. Để áp dụng bài học này một cách hiệu quả, cần phải có cơ chế thực hiện việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ cho mọi người dân và các bên liên quan (Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017, tr. 25-26). Việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ là rất quan trọng vì: i) Người dân địa phương cần có đủ năng lực hiểu rõ về các cơ hội cũng như hạn chế của mình; ii) Người dân hiểu rõ về các vấn đề địa phương khi cuộc sống và lợi ích của họ bị đe dọa; ii) Chính cộng đồng là nguồn lực phát triển dồi dào và quý giá nhất của địa phương. Vì vậy, trong QLRRTTDVCĐ và thích ứng với BĐKH, năng lực của cộng đồng có vai trò chính yếu trong tất cả các quá trình quản lý rủi ro thảm họa một cách hiệu quả. Nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ cho chính cộng đồng còn đặc biệt quan trọng ở các khía cạnh sau: i) Nâng cao năng lực thông tin tốt hơn cho cộng đồng: Các cộng đồng địa phương là nguồn thông tin tốt nhất về môi trường sống của họ; vì vậy cần nâng cao năng lực thu thập thông tin đầy đủ và chính xác hơn, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng và tình trạng thực tế của họ; ii) Nâng cao năng lực tham gia cho cộng đồng: Quá trình tham gia của người dân làm tăng niềm tin, phát triển kỹ năng, năng lực và hợp tác của người dân địa phương; iii) Nâng cao năng lực ứng phó thích hợp hơn để cộng đồng có đủ năng lực đưa ra được các giải pháp ứng phó thích hợp hơn đối với nhu cầu và mong muốn của người dân; iv) Nâng cao năng lực học hỏi chuyên môn cho cộng đồng giúp cho các chuyên gia bên ngoài sẽ có hiểu biết toàn diện hơn về cộng đồng khi họ giúp đỡ cộng đồng; v) Nâng cao năng lực hướng tới phát triển của cộng đồng giúp các thành viên hiểu biết rõ ràng về các giải pháp thực tế đối với cộng đồng và họ sẽ có thái độ tích cực đối với phát triển; vi) Nâng cao năng lực giảm thiểu chi phí QLRRTTDVCĐ ở mức thấp hơn giúp người dân có đủ năng lực quản lý và bảo vệ môi trường tốt hơn; vii) Nâng cao năng lực của cộng đồng nhằm đưa ra các giải pháp mang tính nhân văn và bền vững hơn góp phần làm cho cuộc sống của cộng đồng địa phương ổn định và bền vững hơn (Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017, tr. 27-28). 

4.1.2. Giải thích các khái niệm cơ bản

Cộng đồng: Một cộng đồng có thể được xem là một nhóm người cùng có một hoặc nhiều điểm chung, như cùng môi trường sống, nơi sống, cùng chịu rủi ro thảm họa hoặc cùng chịu ảnh hưởng do rủi ro thảm họa gây ra. Họ có thể cùng chia sẻ những vấn đề, mối quan tâm, hy vọng hoặc cách ứng xử. Tuy nhiên, cộng đồng không phải lúc nào cũng đồng nhất do các thành viên trong cộng đồng có thể có các mối quan tâm khác nhau. Trong báo cáo này, thuật ngữ cộng đồng được sử dụng để mô tả những người cùng sống trong thôn, xã thuộc địa phương cụ thể (Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017, tr.27).

Quản lý rủi ro thiên tai: là quá trình sử dụng các quyết định hành chính, tổ chức, kỹ năng và năng lực quản trị một cách hệ thống để thực hiện các chính sách, chiến lược và các năng lực ứng phó của cộng đồng và xã hội để làm giảm tác động của rủi ro thiên tai. Quản lý rủi ro thiên tai bao gồm tất cả các hình thức hoạt động, các biện pháp cấu trúc và phi cấu trúc để tránh (phòng ngừa) hoặc hạn chế (giảm thiểu, chuẩn bị và ứng phó) với các tác động tiêu cực của các nguy cơ. Quản lý rủi ro thiên tai thường được chia thành ba lĩnh vực hoạt động chính: i) Giảm thiểu rủi ro thiên tai (phòng ngừa, giảm nhẹ, và chuẩn bị); ii) Ứng phó rủi ro thiên tai (cứu hộ và cứu trợ), và iii) Phục hồi rủi ro thiên tai: trong khi các lĩnh vực hoạt động này thường được gọi là các “giai đoạn” riêng biệt hoặc các hợp phần của quản lý rủi ro thiên tai cho việc tài trợ hành chính và các mục đích xây dựng chương trình, thì trong thực tế chúng đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau (United Nations Office for Disaster Risk Reduction 2013).

Giảm nhẹ thiên tai: Bao gồm các biện pháp được tiến hành nhằm mục tiêu giảm bớt những tác động tiêu cực của thiên tai tới cộng đồng, xã hội và môi trường. Giảm nhẹ đề cập đến các biện pháp có thể tiến hành để giảm thiểu tác động phá huỷ và gây ngừng trệ của thiên tai và nhờ đó, giảm bớt mức độ nghiêm trọng của thiên tai. Các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, được chia thành hai lọai biện pháp chính: 1) Biện pháp công trình: bao gồm việc đầu tư xây dựng các công trình để kiểm soát và hạn chế những thiệt hại trực tiếp do thiên tai gây ra, như: hệ thống đê, kè, đập, hồ chứa nước để ngăn lũ, hệ thống kênh mương để tiêu thoát nước lũ trong mùa mưa, dẫn ngọt trong mùa khô, hệ thống cầu, đường, bến cảng, khu neo đậu tàu thuyền, các điểm/ nhà tránh, trú lũ, bão, vv,.... 2) Biện pháp phi công trình: bao gồm các biện pháp mang tính chất pháp lý như: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác quản lý thiên tai (nghiêm cấm người dân xây dựng nhà ở phía ngoài đê, cấm tàu, thuyền ra khơi khi có bão, áp thấp nhiệt đới...), hay các biện pháp để triển khai các hoạt động cụ thể nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai mà không cần phải đầu tư nhiều kinh phí, vật tư, thiết bị và nhân công để xây dựng những công trình có quy mô lớn, như: các hoạt động đào tạo, lập kế hoạch, nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường tăng lực, thay đổi cơ cấu mùa vụ, giống vật nuôi, cây trồng... (Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, 2010, tr. 2-3)

Ứng phó với rủi ro thiên tai: là việc cung cấp trợ giúp hoặc can thiệp trong hoặc ngay sau khi rủi ro xảy ra để đáp ứng được nhu cầu của những người bị ảnh hưởng, thhông thường là trung hạn và ngắn hạn. Ứng phó rủi ro thiên tai bao gồm các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, như cung cấp thực phẩm, nước và vệ sinh, nhà ở, dịch vụ y tế và các trợ giúp khác cho người bị ảnh hưởng; bảo vệ những người dễ bị tổn thương - ví dụ như những người không tự nguyện di chuyển khỏi nhà của họ do một sự cố nguy hại hoặc có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như khuyết tật (The Sphere Project, 2011). Vì những lý do này, cần phải thực hiện giảm nhẹ nhằm hỗ trợ và củng cố việc phục hồi sớm và giảm nguy cơ đối với những người bị ảnh hưởng rủi ro thiên tai (De Silva, Samantha; Burton Cynthia 2008).

Phục hồi rủi ro thiên tai: là các quyết định và hành động được thực hiện sau rủi ro thiên tai nhằm phục hồi hoặc cải thiện cuộc sống của cộng đồng bị ảnh hưởng, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho việc điều chỉnh cần thiết để giảm nguy cơ rủi ro thiên tai. Phục hồi là cơ hội để phát triển và áp dụng các biện pháp giảm nguy cơ rủi ro thiên tai (United Nations, 2004). Đặc biệt là trường hợp các thành viên là lao động chính trong gia đình bị chết hoặc bị khuyết tật vĩnh viễn. Đối với nhiều hộ gia đình, tình trạng dễ bị tổn thương về kinh tế và xã hội của họ sẽ không chỉ tăng lên, mà khả năng đối phó với những cú sốc tương lai cũng có thể bị xói mòn. Do đó, để có hiệu quả và bền vững, các sáng kiến phục hồi phải gắn với bối cảnh và quy trình phát triển của quốc gia và địa phương, cũng như sự hiểu biết về các điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị đã tồn tại trước rủi ro thiên tai (De Silva, Samantha; Burton Cynthia 2008).

Nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ: là quá trình nâng cao năng lực giảm  thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của người dân và tăng cường năng lực của họ trong việc phòng ngừa, giảm nhẹ và chuẩn bị ứng phó với thảm họa thiên tai. Trước hết là nâng cao năng lực đánh giá toàn diện về mức độ rủi ro của người dân đối với thiên tai và phân tích tình trạng dễ bị tổn thương cũng như năng lực của họ là cơ sở của chương trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Tiếp đó là việc nâng cao năng lực tham gia trực tiếp của người dân trong cộng đồng vào quá trình thực hiện các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) ở cấp địa phương. Mục tiêu của nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ là tạo ra một cộng đồng có đủ năng lực đảm bảo cho mình an toàn hơn, có năng lực thích ứng cao hơn. Phương pháp nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ trước hết là làm cho người dân có đủ năng lực chịu rủi ro, chủ động tham gia vào việc xác định, phân tích, xử lý, giám sát và đánh giá rủi ro thảm họa nhằm giảm tình trạng dễ bị tổn thương và không ngừng nâng cao năng lực của họ (Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017, tr.28).

4.1.3. Nguyên tắc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ

1) Nâng cao năng lực để cộng đồng có thể đóng vai trò trung tâm và tham gia tích cực vào các hoạt động QLRRTTDVCĐ: Nâng cao năng lực của cộng đồng trước hết là làm cho cộng đồng không chỉ là đối tượng hưởng lợi trực tiếp mà còn đóng vai trò chính trong QLRRTT và thích ứng với BĐKH (bao gồm năng lực lập kế hoạch, thực hiện, quản lý, theo dõi và đánh giá các hoạt động dựa trên nhu cầu của cộng đồng); làm cho cộng đồng có đủ năng lực thực sự tham gia vào toàn bộ quy trình QLRRTT và thích ứng với BĐKH: có đủ năng lực đánh giá rủi ro, xây dựng kế hoạch, lựa chọn và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thảm họa, có đủ năng lực theo dõi và đánh giá các hoạt động QLRRTT và thích ứng với BĐKH. 2) Nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc sắp xếp ưu tiên cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất: Bất cứ một hoạt động hay giai đoạn QLRRTTDVCĐ nào cũng cần được xây dựng dựa trên lợi ích của những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng, bao gồm phụ nữ, người già, người khuyết tật, người nghèo; người bị bệnh hiểm nghèo, các nhóm DTTS, hộ gia đình đơn thân và trẻ em. Nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ còn bao gồm cả các vấn đề giới và đảm bảo cho phụ nữ của cộng đồng có đủ năng lực và cơ hội tham gia vào tất cả các giai đoạn thực hiện nhằm đảm bảo vai trò, nhu cầu và bình đẳng giới giữa nam và nữ. 3) Nâng cao năng lực nhận thức về rủi ro, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng của cộng đồng: i) Nâng cao năng lực nhận thức rủi ro là: Tất cả mọi người đều có đủ năng lực thấy được rủi ro trong cộng đồng mình, cộng đồng cần có đủ năng lực nhận thức, tôn trọng và ghi nhận sự đa dạng đó; ii) Nâng cao năng lực nhận thức về tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng của các thành viên cộng đồng: Các cá nhân, gia đình và các nhóm khác nhau trong cộng đồng cần được nâng cao năng lực nhận thức để hiểu rõ tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng khác nhau của từng cá nhân, hộ gia đình, và các nhóm người khác nhau. Sự khác nhau đó là do: lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội, nghề nghiệp, sinh kế, tộc người, ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa, môi trường sống của họ. 4) Nâng cao năng lực áp dụng các phương pháp tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực: i) Nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc huy động các tổ chức, cá nhân bên ngoài cộng đồng tham gia hỗ trợ và hướng dẫn người dân địa phương trong quá trình quản lý rủi ro thiên tai khi cần thiết; ii) Nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc sử dụng hàng loạt phương pháp, bao gồm cả các biện pháp công trình và phi công trình. Đặc biệt nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc sử dụng các biện pháp phi công trình, như các hoạt động về giáo dục, y tế, nước sạch, nông – lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, công nghệ, kỹ thuật hiện đại và kiến thức bản địa, kinh nghiệm của người dân địa phương. 5) Nâng cao năng lực lồng ghép các hoạt động giảm thiểu rủi ro thảm họa vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội địa phương: i) Thảm họa được coi là các vấn đề và rủi ro của quá trình phát triển. Việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ cần hướng tới năng lực cải thiện đời sống, đặc biệt của người nghèo và nâng cao chất lượng môi trường; ii) Việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ phải được coi là một phần không thể tách rời của quá trình phát triển dài hạn, để hướng tới mục đích xóa đói giảm nghèo, giảm sự bất công xã hội và giảm suy thoái môi trường; iii) Đồng thời nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ còn cần phải đảm bảo rằng cộng đồng có đủ năng lực tham gia vào thiết kế, thực hiện các hoạt động phát triển KT-XH không làm gia tăng các rủi ro thảm họa. 6) Nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ còn là việc nâng cao khả năng của cộng đồng trong việc ứng dụng các phương pháp tiếp cận linh hoạt và thường xuyên cập nhật: i) Đó là nâng cao năng lực của cộng đồng và các cán bộ trong việc chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp và công cụ được liên tục cập nhật dựa trên tình hình thực tế và làm phong phú thêm quá trình thực hiện QLRRTTDVCĐ; ii) Nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc thực hiện QLRRTTDVCĐ cần có sự linh hoạt tùy thuộc vào từng loại thiên tai, thảm họa, vào từng cộng đồng cụ thể; iii) Nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc đánh giá các RRTT, đặc biệt là cộng đồng có đủ năng lực đánh giá RRTT theo chu kỳ (ví dụ: 6 tháng hay hàng năm) hoặc theo yêu cầu phát sinh (ví dụ: khi bắt đầu bất kỳ một chương trình/dự án phát triển KT-XH nào). 7) Nâng cao năng lực cộng đồng chính là biến các hoạt động giảm thiểu rủi ro thảm họa trở thành mục đích cao nhất của QLRRTTDVCĐ: Đó chính là việc thực hiện chiến lược chính trong QLRRTTDVCĐ là tăng cường năng lực, khả năng, nguồn lực của những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội và giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương nhằm mục đích tránh xảy ra các thảm họa trong tương lai. 8) Nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ là cách tiếp cận hiệu quả và trực tiếp nhất để giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu: i) QLRRTTDVCĐ là cách tiếp cận liên tục hoàn thiện và hướng tới cả những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai (ví dụ biến đổi khí hậu, bệnh dịch…); ii) Làm cho các cộng đồng ở vùng ĐBSCL có đủ năng lực ứng phó với những biến đổi của nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5-0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm, với đủ loại thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt (Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017, tr.28).

4.1.4. Các bước thực hiện nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ

Bước 1: Nâng cao năng lực giới thiệu về QLRRTTDVCĐ cho nhóm thực hiện và các bên liên quan ở địa phương. 1) Mục đích: i) Giới thiệu tốt nhất về chương trình và nội dung thực hiện QLRRTTDVCĐ tại địa phương cho chính quyền, các tổ chức kinh tế xã hội và cộng đồng; ii) Định hướng rõ ràng các nội dung thực hiện chương trình tại địa phương. 2) Đảm bảo tốt nhất nguyên tắc thực hiện: i) Có sự tham gia tích cực của cộng đồng bao gồm cả nam giới, nữ giới và các bên liên quan; ii) Thông tin được chia sẻ kịp thời, đầy đủ cho các bên liên quan và người dân trong cộng đồng; iii) Ưu tiên truyền tải, chia sẻ thông tin cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương: người già yếu, neo đơn, bệnh tật, trẻ em, phụ nữ, các cộng đồng DTTS (Bộ NN&PTNT, 2014; Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017). Bước 2: Nâng cao năng lực chuẩn bị thực hiện QLRRTTDVCĐ: 1) Mục đích: i) Chuẩn bị và lên kế hoạch một cách đầy đủ và chi tiết để huy động nguồn lực nhằm triển khai thực hiện tốt nhất các hoạt động tại địa phương; ii) Thống nhất cách thức và cơ chế thực hiện chương trình tại địa phương; 2) Đảm bảo tốt nhất nguyên tắc: i) Cộng đồng cùng các bên liên quan được tham gia đầy đủ vào quá trình lập kế hoạch thực hiện; ii) Thành viên trong nhóm thực hiện có đại diện cả nam giới và phụ nữ; iii) Ưu tiên tới nhu cầu và vai trò của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong cộng đồng; iv) Kế hoạch đã phê duyệt phải được chia sẻ với cộng đồng và các bên liên quan. 3) Đảm bảo tốt nhất nội dung thực hiện: i) UBND cấp xã/ huyện ra quyết định thành lập nhóm thực hiện bao gồm Nhóm hỗ trợ kỹ thuật và Nhóm cộng đồng; ii) Nhóm thực hiện tổ chức tập huấn về QLRRTTDVCĐ; iii) Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng cho nhóm thực hiện QLRRTHDVCĐ; iv) Thu thập các thông tin cơ bản về cộng đồng; v) Nhóm thực hiện lên kế hoạch chi tiết bao gồm cả nhân sự và nguồn lực tài chính (Bộ NN&PTNT, 2014; Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017). Bước 3: Nâng cao năng lực đánh giá rủi ro thảm hoạ dựa vào cộng đồng và xác định các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thảm họa: 1) Mục đích là đảm bảo tốt việc: i) Xác định, đánh giá và xếp hạng các rủi ro thảm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng của cộng đồng. 2) Thực hiện đầy đủ nguyên tắc: i) Thông tin được thu thập và phân tích có sự tham gia tích cực của cộng đồng bao gồm cả nam giới và phụ nữ, trong đó ưu tiên sự tham gia của các đối tượng dễ bị tổn thương; ii) Nâng cao năng lực cho cộng đồng ngay trong quá trình đánh giá rủi ro; iii) Đánh giá rủi ro thảm họa trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu. 3) Đảm bảo đúng qui trình đánh giá: i) Xác định các thông tin cần thu thập trong quá trình đánh giá hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương, khả năng và nhận thức của cộng đồng về rủi ro thảm họa; ii) Thu thập thông tin: Thông qua các buổi họp dân, phỏng vấn, thảo luận nhóm có trọng tâm; iii) Tổng hợp kết quả đánh giá, chia sẻ và xác minh thông tin với cộng đồng (Bộ NN&PTNT, 2014; Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017). Bước 4: Nâng cao năng lực lập kế hoạch QLRRTTDVCĐ: 1) Mục đích là đảm bảo thực hiện tốt nhất các hoạt động sau: i) Xây dựng được kế hoạch giảm thiểu rủi ro thảm họa và thích ứng với BĐKH có sự tham gia của cộng đồng; ii) Lồng ghép kế hoạch giảm thiểu rủi ro thảm họa vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 2) Thực hiện đầy đủ nguyên tắc: i) Đảm bảo kế hoạch phải được lập dựa trên kết quả đánh giá rủi ro đã có tính đến các yếu tố giới, thực tế và phù hợp với bối cảnh của địa phương; ii) Bảo đảm phát huy dân chủ cấp cơ sở với sự tham gia của cộng đồng, ưu tiên các nhóm dễ bị tổn thương; iii) Kế hoạch phải cụ thể và thường xuyên được rà soát và cập nhật; iv) Lồng ghép kế hoạch giảm thiểu rủi ro thảm họa vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư của địa phương (Bộ NN&PTNT, 2014; Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017). Bước 5: Nâng cao năng lực thực hiện kế hoạch QLRRTTDVCĐ: 1) Mục đích là thực hiện tốt nhất các bước sau: i) Tạo cơ hội cho cộng đồng quản lý việc thực hiện các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thảm họa; ii) Cộng đồng tham gia thực hiện và theo dõi các hoạt động với sự ủng hộ và hỗ trợ hiệu quả của nhóm thực hiện cũng như các bên liên quan khác. 2) Thực hiện đầy đủ nguyên tắc: i) Đảm bảo sự phối hợp và tham gia của cộng đồng và các bên liên quan thông qua chia sẻ thông tin và thực hiện kế hoạch; ii) Đảm bảo các thủ tục và quy trình thực hiện công khai, minh bạch; iii) Kế hoạch này được xem xét và điều chỉnh thường xuyên đề phù hợp với tình hình thực tế; iv) Sử dụng các phương pháp và công cụ thích hợp với văn hóa và truyền thống của cộng đồng và ưu tiên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (Bộ NN&PTNT, 2014; Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017). Bước 6: Nâng cao năng lực theo dõi và đánh giá có sự tham gia:1) Mục đích là thực hiện tốt nhất các hoạt động sau: i) Để cộng đồng biết rõ các hoạt động trong kế hoạch; ii) Đánh giá đúng quá trình hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững; iii) Tạo ra một hệ thống thông tin phản hồi thường xuyên. 2) Thực hiện đầy đủ nguyên tắc: i) Có sự tham gia của cộng đồng, chính quyền và các bên liên quan; ii) Cần bảo đảm việc nâng cao năng lực và tính làm chủ của cộng đồng địa phương; iii) Theo dõi và đánh giá cần có sự linh hoạt và vận dụng thích hợp tùy theo đặc thù của từng dự án và nhu cầu cụ thể (Bộ NN&PTNT, 2014; Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC, 2017).

4.2. Thực trạng năng lực QLRRTTDVCĐ ở vùng ĐBSCL

4.2.1. Bài học về năng lực QLRRTTDVCĐ từ kinh nghiệm bão Linda

Chỉ trong 1 đêm (từ 19 giờ ngày 2.11 đến sáng sớm 3.11.1997), bão Linda đổ bộ vào đất liền các tỉnh phía Nam với tốc độ và sức gió kinh hoàng, đã cướp đi sinh mạng trên 3.000 người dân vùng đất Nam Bộ vốn “ngàn năm không có bão”, gây thiệt hại tại 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, kết quả là 778 người chết, 2.123 người mất tích, 1.232 người bị thương; làm sập 107.892 ngôi nhà, 204.564 ngôi nhà bị hư hại; đánh chìm 2.897 tàu thuyền, làm hư hỏng 1.856 tàu thuyền, 316 tàu bị mất tích; 136.334ha nuôi trồng thủy sản bị vỡ, ngập…Thiệt hại về vật chất ước tính 7.200 tỉ đồng. Trong đó, riêng tỉnh Cà Mau đã có 128 người chết, 1.164 người mất tích và 601 người bị thương (Báo Lao động, 2017). Tại hội thảo đánh giá và đúc rút bài học kinh nghiệm từ cơn bão Linda cách đây 20 năm, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - nguyên Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Lê Huy Ngọ nhớ lại: Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống Thiên tai gọi điện đến tất cả các lãnh đạo địa phương khu vực bị ảnh hưởng của bão để cảnh báo, nhưng họ đều nói “trong đây làm gì có bão mà ngoài đó cứ hốt hoảng với bão”. Thậm chí, khi Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão triển khai ứng phó, họ vẫn hết sức chủ quan. Đến trưa 2 tháng 11, khi những đợt mưa lớn, những vùng gió xoáy vào đến đất liền, nhiều người dân còn tò mò chạy ra “xem bão như thế nào”! Không ai chằng buộc nhà cửa, chỉ một số ít mua mì tôm về tích trữ trong nhà, trong bụng vẫn không tin là bão sẽ xảy ra trên vùng đất “trăm năm không có bão”. Đến 7 giờ tối, khi bão chính thức đổ bộ vào Cà Mau, những người dân ở đây mới thực sự kinh hoàng. Hàng nghìn tàu thuyền không kịp vào bờ; nhà cửa không được gia cố; tài sản và con người không được sơ tán, thảm họa đã xảy ra ngay trước mắt. Chỉ trong vòng 1 đêm, gần 3.000 người đã thiệt mạng hoặc bị vùi chôn đâu đó dưới đáy biển với hai từ “mất tích” (Báo Lao động, 2017). Thiệt hại nặng nề của cơn bão Linda đến các tỉnh phía Nam đã thật sự làm thay đổi nhận thức của người dân ven biển phía Nam rằng miền Tây không có bão. Ông Lương Ngọc Lân - Giám đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu - cho biết: “…khi kêu gọi người dân vào tránh bão họ lại không tin; chính điều này gây nên thiệt hại lớn”. Tại Cà Mau, ông Tô Quốc Nam - Phó GĐ Sở NN&PTNT - cho biết: “Thiệt hại do cơn bão Linda đã được tổng kết, đánh giá; hằng năm chúng tôi đều tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão, nhưng 3 năm gần đây chúng tôi chuyển từ diễn tập sang tập huấn. Những người được tập huấn là những người trực tiếp phòng tránh bão nên hiệu quả cao hơn.” Theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai: “Năng lực phòng chống thiên tai hiện nay còn hạn chế, chúng ta chưa có cơ quan chuyên trách, cán bộ chuyên nghiệp thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; sự vào cuộc của cộng đồng trong các hoạt động này còn hạn chế”. Vì vậy việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng được cho là yếu tố cốt lõi giúp giảm thiểu rủi ro thiên tai. Quan trọng nhất là làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, dự báo tình hình mưa lũ, để người dân nắm được và biết cách phòng tránh; đồng thời các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động chuẩn bị tốt phương án phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị mình, địa phương mình, đặc biệt là phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy - lực lượng - hậu cần - phương tiện tại chỗ) (Báo Lao động, 2017).

4.2.2. Từng bước hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, và thể chế QLRRTTDVCĐ trong xây dựng NTM

Kể từ khi thực hiện CTMTQG xây dựng NTM, việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ vùng ĐBSCL đã có những bước tiến đáng kể so với trước đó. Trước hết là sự quan tâm của Chính phủ, nỗ lực của Bộ NN&PTNT, và các ban ngành có liên quan ở Trung ương và các địa phương, vì vậy cho đến nay chúng ta đã có một bộ công cụ pháp lý và thể chế làm chỗ dựa vững chắc cho việc triển khai thực hiện các hoạt động QLRRTTDVCĐ trong xây dựng NTM vùng ĐBSCL. Ngay từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Thủ tướng Chính phủ 2007); tiếp đó, năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1002/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. (Thủ tướng Chính phủ, 2009). Ngay sau đó, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn số 4270/BNN-ĐĐ về việc xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. (Bộ NN&PTNT 2009). Năm 2014 là Quyết định Số 44/2014/QĐ-TTg Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai (Thủ tướng Chính phủ, 2014); năm 2017 có Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (Chính phủ 2017); và mới đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 417/QĐ-TTg Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (Thủ tướng Chính phủ  2019). Đặc biệt ngay từ rất sớm, trong Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, Chính phủ đã xác định quan điểm: “Công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, đồng thời huy động mọi nguồn lực của cộng đồng” (Thủ tướng Chính phủ 2007). Với quan điểm nhà nước và nhân dân cùng làm…đồng thời huy động mọi nguồn lực của cộng đồng”, Nhà nước đã thực sự coi cộng đồng và người dân là trung tâm của công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Hơn nữa, trong Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, ở Mục “IV. Nhiệm vụ và Giải pháp, Chính phủ xác định rõ Tiểu mục c) Xã hội hoá và phát triển nguồn nhân lực: i) Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch giảm nhẹ thiên tai tại địa phương; ii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; iii) Xây dựng năng lực tự phòng ngừa thiên tai, phát huy truyền thống tương thân tương ái trong cứu trợ thiên tai; iv) Tổ chức lực lượng tự ứng phó tự nguyện của cộng đồng; v) Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong các ứng phó, khắc phục hậu quả; vi) Phát triển lực lượng tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất; vii) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Ở Mục “V. Kế hoạch hành động”, Chính phủ đã đề ra các kế hoạch cụ thể liên quan đến cộng đồng như sau: “Tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu từ nay đến năm 2020 như sau: 1). Đối với biện pháp phi công trình: đ) Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng: i) Đưa kiến thức về thiên tai vào chương trình cho học sinh phổ thông; ii) Đào tạo và tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng; iii) Tổ chức thông tin và tuyên truyền rộng rãi về các hình thái thiên tai và biện pháp phòng, chống” (Thủ tướng Chính phủ 2007).

4.2.3. Tập huấn, trang bị bộ công cụ nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ trong xây dựng NTM

Trong những năm gần đây, việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ vùng ĐBSCL đã được cải thiện đáng kể nhờ nỗ lực của Bộ NN&PTNT, và hàng loạt chương trình, dự án có liên quan. Ngay từ năm 2010, Tổng Cục Thủy lợi đã xây dựng bộ công cụ và sử dụng để tập huấn “Tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch phòng, chống lụt, bão cấp tỉnh và huyện khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” (Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão 2010). Cũng trong năm 2010, đã có Dự án “Tổng hợp các bài học về phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai tại Đồng Tháp và Tiền Giang: một mô hình có sự tham gia, đóng góp cho chương trinh QLRRTT dựa vào cộng đồng cấp quốc gia tại Việt Nam” được Oxfam thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011. Dự án đã xây dựng và triển khai nhiều mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng rất hữu ích và thiết thực như: 1) Các mô hình của tổ chức Oxfam, bao gồm: i) Mô hình câu lạc bộ truyền thông “Sống chung với lũ”; ii) Mô hình diễn tập cảnh báo bão - lũ khẩn cấp tại cấp xã; iii) Mô hình lồng ghép giới trong quản lý thiên tai; iv) Mô hình dạy bơi cho phụ nữ và trẻ em; 2) Các mô hình của tổ chức CARE: i) Mô hình lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng; ii) Mô hình trồng nấm bào ngư nhằm cải thiện sinh kế cho người nghèo; 3) Các mô hình của tổ chức World Vision: i) Mô hình lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai có sự tham gia của cấp hộ gia đình; ii) Mô hình lồng ghép phổ biến kiến thức phòng ngừa thiên tai vào các hoạt động ngoại khóa cho học sinh (CARE, Oxfam và World Vision 2010). Cùng năm, Trung tâm Phòng chống Thiên tai Châu Á (Asian Disaster Preparedness Center) đã cử chuyên gia giúp An Giang xây dựng Tài liệu kỹ thuật và tổ chức tập huấn với “Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại tỉnh An Giang”, nhằm tăng thêm năng lực đối phó với thiên tai, giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương. Sau đó tỉnh đã xây dựng và tiến hành tập huấn “Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai đến năm 2020 của tỉnh An Giang” và “Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai đến năm 2020 của tỉnh An Giang” (Lê Thị Mộng Phượng 2010, tr.6-9). Năm 2012 với sự hỗ trợp của tổ chức World Vision Vietnam, tỉnh Cà Mau cũng đã xây dựng dự án Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng và đề xuất kế hoạch thực hiện từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 3 năm 2015. (Lê Anh Tuấn & Nguyễn Ngọc Huy, 2012). Tiếp đó, năm 2014, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai của Bộ NN&PTNT và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã phát hành Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Bộ NN&PTNT, 2014) dành riêng cho cấp xã, đã góp phần nâng cao đáng kể năng lực QLRRTTDVCĐ cho cán bộ cơ sở và các cộng đồng dân cư vùng ĐBSCL. Mới đây, cán bộ cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long cũng như toàn bộ các tỉnh ĐBSCL đã có thêm bộ công cụ mới với chất lượng rất cao, đó là tài liệu tập huấn dành cho tập huấn viên cấp huyện Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn – Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam – Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế CTIC xây dựng và tiến hành tập huấn (Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC 2017). Ngoài ra trong năm 2017, công cuộc QLRRTTDVCĐ ở cấp xã còn được trang bị và tập huấn bằng một công cụ cực kỳ quan trọng nữa, đó là Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giới trong công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Tài liệu dành cho cấp xã) (Tổng cục Phòng, chống thiên tai & Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2017). Tuy nhiên nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ đối với vùng ĐBSCL để có thể đáp ứng được các tiêu chí xây dựng NTM thực sự là một công việc cam kho, phức tạp và cần rất nhiều nỗ lực và thời gian của cộng đồng và các bên liên quan.

4.2.4. Nghiên cứu trường hợp thích ứng với BĐKH và nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ trong xây dựng NTM ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng

Theo ông Lê Minh Trường, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng: Liên quan đến việc thích ứng với BĐKH trong xây dựng NTM ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) do ở đây không có kênh dẫn nước ngọt, mà phải chờ nước mưa, cho nên lúa chỉ làm được một vụ, và cũng chỉ phục vụ được cho nhu cầu lương thực của địa phương mà thôi. Còn lại để thích ứng với BĐKH thì cộng đồng phải chuyển đổi canh tác dựa vào các mô hình nuôi tôm và trồng hành, hẹ. Đất nuôi tôm và trồng hành hẹ chủ yếu là vì lý do hạn hán nên chuyển từ đất lúa sang (Hà Hữu Nga, 2019). Trước những khó khăn kinh tế của địa phương, nhiều người dân đã di cư ra thành phố và khu công nghiệp tìm việc làm, tỷ lệ di dân Vĩnh Hải đi làm ở Bình Dương khá cao. Ông Trần Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu cho rằng: Về các khó khăn đối với việc thực hiện các tiêu chí NTM: Do mưa bão, nhiều kênh rạch, người dân thường cư trú phân tán tại các chòm xóm thưa thớt và khá biệt lập nên Vĩnh Hải gặp khó khăn nhất là tiêu chí giao thông. Tác động của BĐKH ngày càng trở nên rõ ràng hơn: trước đây dường như rất hiếm gặp bão, áp thấp, nhưng bây giờ thì thường xuyên; tỷ suất triều cường xâm nhập mặn ngày càng tăng, vì vậy người dân ứng phó bằng cách phát triển đầm tôm một cách ồ ạt. Để thích ứng với BĐKH, việc chuyển sang trồng hành hẹ cũng không đơn giản, vì mưa trái mùa, xâm nhập mặn cũng làm cho hành chết nhiều; nắng nóng bất thường cũng tàn phá cây trồng, vật nuôi, làm ảnh hưởng đến thức ăn cho tôm, cụ thể là khó phát triển loại trùng artermia làm thức ăn nuôi tôm (Hà Hữu Nga, 2019).

Ở Vĩnh Châu, tác động của BĐKH đối với công cuộc xây dựng NTM đã thấy khá rõ, thông thường, theo quy luật, mùa nắng từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng gần đây, mưa nắng đã trở nên thất thường. Đầu tháng 9 người dân thường canh tác hành để thu hoạch bán vào dịp Tết, nhưng có những năm bất ngờ nước mưa ngập mênh mông, không thể trồng hành bán vào dịp Tết được. Ngày xưa có các con nước nhỏ và con nước lớn vận hành theo ngày rằm âm lịch, nhưng nay quy luật ấy đã biến đổi, nên việc làm mùa vụ cũng không thể theo quy luật nữa. Hiện nay cộng đồng đang nỗ lực thích ứng với những BĐKH bất thường đó mà canh tác, điều chỉnh thời vụ, chẳng hạn chuyển canh tác hành sang tháp chạp, phương thức này có ảnh hưởng nhất định đến giá cả, mức độ tiêu thụ, và thu nhập, vì không đúng dịp Tết. Ngoài thay đổi mùa vụ, đội ngũ cán bộ KHKT cũng thực hiện nhiều khóa tập huấn nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ trong xây dựng NTM để người dân có thể can thiệp nhằm điều hòa ôxy trong nước, ngăn tình trạng tôm bệnh chết hàng loạt; bên cạnh đó người dân tự thích nghi bằng cách quay trở lại canh tác truyền thống, dùng phân hữu cơ, làm bờ bao thu nước, làm tăng chuỗi giá trị của cây hành tím Vĩnh Châu, là đặc sản địa phương đã có bảo hộ thương hiệu. Địa phương chủ trương không bán nguyên liệu thô nữa mà xây dựng đề tài nghiên cứu chế biến. Tuy nhiên việc canh tác cây hành tím không giống với các loại hoa màu khác; đặc biệt là tình trạng khai thác nước ngầm quá mức khiến cho nguồn tài nguyên này đang ngày càng cạn kiệt, nên vấn đề đặt ra cho người dân là phải có phương án QLRRTTDVCĐ để dự trữ nước tưới, tưới tiết kiệm theo mô hình tưới nhỏ giọt của Israel, kết hợp với việc cộng đồng thử nghiệm trồng hành trong mùa mưa (Hà Hữu Nga, 2019a).

Theo ông Trần Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải thì cho đến nay xã mới đạt được 12/19 tiêu chí NTM, còn lại 7/ 19 tiêu chí chưa đạt là: i) Tiêu chí số 2 (Giao thông); ii) Tiêu chí số 5 (Trường học); iii) Tiêu chí số  11 (Hộ nghèo); iv) Tiêu chí số 13 (Hình thức tổ chức sản xuất); v) Tiêu chí số 16 (Văn hóa); vi) Tiêu chí số 17 (Môi trường); vii) Tiêu chí số 18 (Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh). Trong 7 tiêu chí chưa đạt kể trên có 5 tiêu chí liên quan trực tiếp đến BĐKH và quản lý thiên tai, đó là: i) Tiêu chí số 2 (Giao thông); ii) Tiêu chí số  11 (Hộ nghèo); iii) Tiêu chí số 13 (Hình thức tổ chức sản xuất); iv) Tiêu chí số 16 (Văn hóa); v) Tiêu chí số 17 (Môi trường). Hai tiêu chí còn lại (Tiêu chí số 16: Văn hóa và Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh) liên quan gián tiếp đến BĐKH và quản lý thiên tai vì: do ảnh hưởng của cơn bão Linda nên nhiều cộng đồng cư dân trong xã bị xáo trộn do phải tái định cư, đã hơn 20 năm nay nhưng các cộng đồng này vẫn chưa hoàn toàn ổn định kể cả về văn hóa và an ninh – trật tự xã hội, nên có thể nói năng lực thích nghi với BĐKH và năng lực QLRRTTDVCĐ vẫn chưa đủ đáp ứng được các tiêu chí NTM đã nói ở trên (Hà Hữu Nga, 2019b).

Đối với trường hợp 7/19 tiêu chí NTM của xã Vĩnh Hải chưa đạt được đều có liên quan đến năng lực thích nghi với BĐKH và năng lực QLTTDVCĐ, trong đó ấp Trà Sết là điển hình. Ấp có 820 hộ, với 3235 khẩu, người Kinh 55 hộ (6,70%) với 245 khẩu (7.57%); Hoa 125 hộ (15,24%), 544 khẩu (16,81%); Khmer 640 hộ (78,04%), 1754 khẩu (54,29%). Khó khăn trong phát triển NTM của ấp là: i) Là ấp tái định cư sau cơn bão Số 5 Linda khủng khiếp năm 1997; ii) Dân cư không thuần nhất, ngoài những hộ bị ảnh hưởng bão còn là những hộ lang thang, nghèo khổ, không đất đai nhà cửa cùng tái định cư sau bão Số 5; iii) Dân cư hầu hết không nhà cửa, không đất sản xuất và rất nghèo khó, nếu có thì hầu hết cũng là nhà cửa lụp xụp còn lại sau bão dọn về đây; iv) Cư dân hầu hết là người DTTS (74.68%); v) Nghề nghiệp kiếm sống qua ngày chủ yếu là bắt nghêu, sò ngoài bãi biển; vi) Một số hộ khá giả hơn thì nuôi tôm thẻ và trồng hoa màu (hành tím, cấy lúa); vii) Dân trí trong ấp nhìn chung thấp, ít chịu hợp tác, đặc biệt là trong việc làm vệ sinh môi trường, kênh mương giữa ấp chứa đầy rác thải rất bẩn thỉu, dân luôn vứt rác bừa bãi bất kể chỗ nào. Sau cơn bão, chính quyền gom dân gặp nạn của 8 ấp lại, gồm dân các ấp sau: i) Âu Thọ A, ii) Âu Thọ B; iii) Trà Sết; iv) Giồng Nổi; v) Huỳnh Kỳ; vi) Mỹ Thanh; vii) Vĩnh Thạnh A; và viii) Vĩnh Thạnh B. Lúc đầu chuyển về đây có 250 hộ có các hoàn cảnh sau: i) Bị bão tàn phá nhà cửa; ii) Sống lang thang ngoài đê biển; iii) Dân không có đất thổ cư ở 8 ấp trên. Chi hội phụ nữ luôn tích cực vận động chị em thu gom rác thải, nhưng do tập quán lâu đời của người DTTS nên thực tế chưa chuyển biến sâu rộng. Ấp Trà Sết có trên 417 ha đất để canh tác: i) Trồng hành, ớt, củ cải, dưa hấu, cấy lúa (chủ yếu để lấy rơm phủ mát hành) chiếm khoảng 50% nguồn thu; ii) Nuôi tôm chiếm khoảng 10%; iii) Khai thác biển ven bờ, chiếm khoảng 20%; iv) Làm thuê chiếm khoảng 20% thu nhập. Vì vậy trẻ em bỏ học khoảng 30 cháu theo cha mẹ đi làm thuê. Hiện nay cả ấp có đến 31 hộ bỏ đi làm thuê cả nhà, nếu kể cả những người đi lẻ thì cả ấp có khoảng trên 200 người. Đầu tiên, người Khmer do không có đất, không việc làm nên đi nhiều, nay cả người Kinh, dù có đất trồng hành cũng bỏ đi, vì thu nhập từ làm thuê vẫn cao hơn. Trong ấp có khoảng 36 hộ buôn bán nhỏ, chủ yếu là người Kinh và người Hoa, chiếm hơn 80% số hộ buôn bán. Về nội dung “Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch” trong Tiêu chí 17 vẫn là khó khăn lớn của các cộng đồng trong xã và ấp Trà Sết. Người Kinh có tập quán làm mộ nhỏ hơn, vành đai bao quanh mộ có diện tích vài chục mét vuông, nhưng người Tiều (người Hoa gốc Triều Châu) thì làm vành đai với diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông, rất tốn kém, vì họ thường giàu có và có nhiều đất đai; còn người Khmer thì hợp với tiêu chí văn minh vì hoả táng và đưa lên chùa (Hà Hữu Nga, 2019b).      

Đề xuất kiến nghị của cán bộ và người dân xã Vĩnh Hải trong việc nâng cao năng lực QLTTDVCĐ nhằm thực hiện đủ 19 tiêu chí NTM: i) Ưu tiên nguồn lực phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế cho người dân, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với các kỹ năng, công cụ nâng cao năng lực QLTTDVCĐ; ii) Ưu tiên phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, có chương trình, kế hoạch đầu tư vào các công trình nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro thiên tai đối với cộng đồng; iii) Đề nghị Phòng Kinh tế Thị xã sửa chữa nâng cấp mạng lưới điện; hỗ trợ thực hiện các mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ cao vào thích ứng với BĐKH trong sản xuất; hỗ trợ HTX đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm OCOP (hành, hẹ) thích nghi với BĐKH chủ lực của xã; iv) Để có thể trợ giúp thiết thực cho việc nâng cao năng lực QLTTDVCĐ, dựa trên một cơ sở hạ tầng môi trường vững chắc, đề nghị Chi nhánh Nước sạch Vệ sinh Môi trường Nông thôn Thị xã mở mạng thêm 3 tuyến ống gồm: Tuyến cặp lộ bê tông sau chùa Pà Len, Tuyến lộ Giồng Sao; và Tuyến lộ Nam Sông Hậu thuộc ấp Châu Thọ B; v) Đề nghị lồng ghép các chương trình, dự án liên quan đến việc nâng cao năng lực QLTTDVCĐ vào mục tiêu xây dựng NTM; tăng thêm nguồn vốn cho việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án nâng cao năng lực QLTTDVCĐ.

Kết luận

Liên quan đến những khó khăn trong việc đạt được các tiêu chí xây dựng NTM ở vùng ĐBSCL, đã có những khái quát được gọi là các “nút thắt” như sau: i) “Nút thắt” lớn nhất là thiếu vốn; ii) “Nút thắt” thứ hai là nguồn nhân lực xây dựng NTM còn nhiều hạn chế; iii) “Nút thắt” thứ  ba là một số tiêu chí còn chưa phù hợp với thực tiễn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long; iv) “Nút thắt” thứ  tư là kết cấu hạ tầng của khu vực yếu kém; v) “Nút thắt” thứ năm là vấn đề nâng cao thu nhập cho nông dân còn nhiều khó khăn. Và để cởi các “Nút thắt” trên, các giải pháp được đưa ra là: i) Nâng cao nhận thức của người dân về chương trình xây dựng NTM; ii) Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với từng địa phương, khu vực; iii) Tập trung huy động mọi nguồn lực cho xây dựng NTM; iv) Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; v) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong xây dựng NTM; vi) Thường xuyên sơ kết, tổng kết chương trình, qua đó rút ra những bài học từ thực tiễn, phát hiện những mô hình triển khai có hiệu quả từ đó tổ chức nhân rộng (Phan Việt Châu, 2015).

Có thể thấy các khái quát trên được nhìn từ một góc độ hoàn toàn khác với góc độ mà báo cáo này đề cập, đó là việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ nhằm giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của các thành viên cộng đồng và tăng cường năng lực của họ trong việc phòng ngừa, giảm nhẹ và chuẩn bị ứng phó với thảm họa thiên tai. Mục đích của việc nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ là cộng đồng phải có đủ năng lực đánh giá được toàn diện về mức độ rủi ro, tình trạng dễ bị tổn thương cũng như năng lực giảm nhẹ và phục hồi sau rủi ro thiên tai của mình. Trung tâm của hoạt động nâng cao năng lực QLRRTTDVCĐ chính là sự tham gia trực tiếp của người dân vào mọi quá trình thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ và phục hồi trong và sau rủi ro thiên tai ở cấp địa phương. Toàn bộ dữ liệu và các phân tích được trình bày trong báo cáo này đều cho thấy những mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp giữa năng lực QLRRTTDVCĐ và thực trạng đạt hoặc chưa đạt được các tiêu chí và nội dung cụ thể của các tiêu chí NTM ở các địa phương vùng ĐBSCL. Và để giải quyết cái “nút thắt” trung tâm này thì còn cần phải có thêm những khảo sát chuyên sâu trên thực địa về các vấn đề có liên quan.

_________________________________________

* Nguồn: Hà Hữu Nga (2019). Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Công nghiệp Nông thôn, ISSN 1859-4026, số 34-2019, tr. 116-124.

Danh mục các từ viết tắt

BCH PCLB&TKCN: Ban chỉ huy Phòng chống lụt bào & Tìm kiếm Cứu nạn

BĐKH:  Biến đổi khí hậu

CTIC:    Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế

CTMTQG: Chương trình Mục tiêu Quốc gia 

DTTS:    Dân tộc thiểu số

ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐBSH:   Đồng bằng Sông Hồng

ĐNB:     Đông Nam Bộ

HTCS&MT: Bộ Hạ tầng cơ sở và Môi trường (Hà Lan)

LHPN:   [Hội] Liên hiệp Phụ nữ

NTM:     Nông thôn mới

Nxb.:      Nhà xuất bản

QH:        Quốc hội

QLRRTH: Quản lý rủi ro thảm họa

QLRRTT: Quản lý rủi ro thiên tai

QLRRTTDVCĐ: Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

THT:        Tổ hợp tác

trđ/ng:     Triệu đồng/người

TW:        Trung ương

VPĐP NTM: Văn phòng Điều phối NTM

Tài liệu dẫn

Asian Development Bank (1994). Climate change in Asia: Vietnam country report. Asian Development Bank, Manila.

Ban chỉ đạo phòng chống Lụt bão Trung ương, Chính phủ Việt Nam (2009). Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Hà Nội.

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương (2012). Chương trình sống chung với lũ. Hà Nội.

Báo Lao động (2017). Bão Linda 20 năm ám ảnh và lời cảnh báo của thiên nhiên. https://laodong.vn/phong-su/. Báo Lao động, ngày 01/11/2017.

Bộ KH&CN (2018). Quyết định Số 3235/QĐ-BKHCN Về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn 2016-2020: “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai”, Mã số: KC.08/16-20, bắt đầu thực hiện từ năm 2019, Hà Nội ngày 24 tháng 10 năm 2018.

Bộ NN&PTNT (2008). Chương trình, Kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Hà Nội, tháng 11 năm 2008.

Bộ NN&PTNT (2009). Công văn số 4270/BNN-ĐĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Hà Nội ngày 24 tháng 12 năm 2009.

Bộ NN&PTNT (2014). Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Tài liệu quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Tài liệu dành cho cấp xã). Xây dựng và biên tập bởi: Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai; Hỗ trợ bởi: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Hà Nội.

Bộ NN& PTNT – HCTĐ Việt Nam – CTIC (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn – Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam – Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế CTIC) (2017). Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Tài liệu Tập huấn dành cho tập huấn viên cấp huyện, Quyển 1: Nội dung về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Vĩnh Long, tháng 6, năm 2017.

Bộ TN&MT (2008). Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. (Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ). Hà Nội tháng 7 năm 2008.

Bộ TN&MT (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Nxb. Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

Bộ TN&MT (2019). Chương trình hành động tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Hà Nội.

Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ HTCS&MT Hà Lan (2013), Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long - Tầm nhìn và chiến lược dài hạn nhằm phát triển Đồng bằng sông Cửu Long an toàn, trù phú và bền vững. Bản tiếng Việt, tháng 12/2013.

CARE, Oxfam và World Vision (2010). Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng - Một số mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của các tổ chức CARE, Oxfam và World Vision. Việt Nam 2010.

Chính phủ (2017). Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 2017.

Chun, J. và L.T. Sang (2012). Nghiên cứu và đối thoại chính sách về biến đổi khí hậu, di dân và tái định cư tại Việt Nam. Báo cáo cuối cùng cho Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Hà Nội.

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão (2010). Tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch phòng, chống lụt, bão cấp tỉnh và huyện khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”. Hà Nội, tháng 3 năm 2010.

Dasgupta, S., Laplante, B., Meisner, C. M., Wheeler, D., & Jianping Yan, D., (2007). The impact of sea level rise on developing countries: a comparative analysis. World Bank policy research working paper, (4136) (2007).

Demombynes, G. và L.H. Vũ (2016). Hệ thống đăng ký hộ khẩu Việt Nam. Ngân hàng Thế giới và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

De Silva, Samantha; Burton Cynthia (2008). Building Resilient Communities - Risk Management and Response to Natural Disasters through Social Funds and Community-Driven Development Operations. The World Bank. http://siteresources. worldbank.org/

Đặng Nguyên Anh (2009). Hệ thống đăng ký hộ khẩu và Phúc lợi của người di cư từ nông thôn ra thành thị. Phát triển Kinh tế-xã hội của Việt Nam, 59:75-80.

Đặng Nguyên Anh, I. Leonardelli và A.A. Dipierri (2016). Di cư, môi trường và biến đổi khí hậu: Đánh giá quốc gia tại Việt Nam. Trong Báo cáo Di cư, Môi trường và Biến đổi khí hậu, Tổ chức Di cư quốc tế, Geneva.

Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam (2014). Hướng dẫn Thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Hà Nội ngày 21 tháng 3 năm 2014.

Entzinger, Han và Peter Scholten (2016). Thích nghi với biến đổi khí hậu thông quan di cư - Một nghiên cứu về trường hợp Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo cho Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM).

Hà Hữu Nga (2019a). Ghi chú thực địa tại Thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Đề tài Điều tra, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các vùng để phục vụ tổng kết Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng NTM. Thảo luận với cán bộ xã và Thị xã Vĩnh Châu (UBND Thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng sáng 5/4/2019).

Hà Hữu Nga (2019b). Ghi chú thực địa tại Thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Đề tài Điều tra, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các vùng để phục vụ tổng kết Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng NTM. Thảo luận với Ban Phát triển NTM Ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng chiều 5/4/2019).

IPCC (2007). The Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel for Climate Change.  IPCC, Geneva, Switzerland.

Koponen J, Kummu M, Sarkkula J (2004). Modelling Tonle Sap Lake environmental change. Paper presented at the SIL XXIX International Congress of Limnology, Lahti.

Le Anh Tuan and Suppakorn Chinvanno (2011). Climate Change in the Mekong River Delta and Key Concerns on Future Climate Threats, In M.A. Stewart and P.A. Coclanis (eds.), Environmental Change and Agricultural Sustainability in the Mekong Delta, Advances in Global Change Research 45, Springer Science+Business Media B.V. 2011.

Lê Anh Tuấn, Hoàng Thị Thủy và Võ Văn Ngoan (2014). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 6.

Lê Anh Tuấn & Nguyễn Ngọc Huy (2012). Dự án Thích ứng với Biến đổi Khí hậu dựa vào cộng đồng (CBAC) tại tỉnh Cà Mau – Báo cáo kết quả khảo sát và đề xuất kế hoạch dự án. Cà Mau, tháng 9/2012.

Lê Bá Thảo (1990), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Lê Thị Mộng Phượng (2010). Tài liệu kỹ thuật “Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại tỉnh An Giang”. An Giang tháng 9 năm 2010.

Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2014). Tái định cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam - Giảm thiểu tác động và tính dễ bị tổn thương với khí hậu cực đoan và áp lực khí hậu thông qua di cư tự phát và di cư có hướng dẫn. Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Hà Nội.

Nguyễn Thị Thu Thủy (2018). Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Bến Tre – Thực trạng và các giải pháp nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng. Trong Kỷ yếu Hội thảo Phát triển nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long từ thực tiễn đến chính sách của Đại học KHXH&NV-ĐHQG TP.HCM, tr. 461 - 479. TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2018.

Nguyễn Văn Bình (2018). Di cư do biến đổi khí hậu, áp lực môi trường: Cậu chuyện phát triển bền vững vùng ĐBSCL nhìn từ cộng đồng gốc của những người di cư (Nghiên cứu trường hợp vùng thượng nguồn xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang). Trong Kỷ yếu Hội thảo Phát triển nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long từ thực tiễn đến chính sách của Đại học KHXH&NV-ĐHQG TP.HCM, tr. 252-270. TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2018.

Peter C, Ruysschaert G (2008). Climate change & human development in Vietnam: a case study for the human development report 2007/2008. Oxfam and UNDP.

Phan Việt Châu (2015). Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Lý luận Chính trị, số 8-2015.

The Sphere Project (2011). Sphere Handbook, Humanitarian Charter and Minimum Standards in Humanitarian Response, Hobbs the Printer, Southampton, United Kingdom.

Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, Hà Nội, 16 - 11 - 2007.

Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 1002/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2009.

Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định Số 44/2014/QĐ-TTg Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai. Hà Nội ngày 15 tháng 08 năm 2014.

Thủ tướng Chính phủ (2016a). Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. (Ban hành kèm theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tưng Chính phủ), Hà Nội 2016.

Thủ tướng Chính phủ (2016b). Quyết định số 1980-QĐ-TTG ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Hà Nội 2016.

Thủ tướng Chính phủ  (2019). Quyết định 417/QĐ-TTg Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu. Hà Nội ngày 13/4/2019.

Tổng cục Phòng, chống thiên tai & Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2017). Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giới trong công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Tài liệu dành cho cấp xã), Hà Nội năm 2017. 

Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) (2009). Điều tra dân số Việt Nam. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Hà Nội.

Tng cc thống kê (2015). Điều tra dân svà nhà gia kthời điểm 1/4/2014: Các kết quchyếu, Nxb: Thng kê, Hà Nội.

United Nations (2004). Living with Risk - A global review of disaster reduction initiatives. 2004 Version - Volume I, New York and Geneva.

United Nations Development Programme (2007). Human Development Report 2007/8, Fighting climate change: human solidarity in a divided world. Palgrave MacMillan, New York.

United Nations Office for Disaster Risk Reduction (2013). Annual Report 2013, Biennium Work Programme, 9-11 Rue de Varembé, 1202 Geneva, Switzerland.

Võ, T.D. và S. Mushtaq (2011). Sống chung với lũ: Đánh giá Chương trình tái định cư tại vùng đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Trong: Biến đổi môi trường và Bền vững nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (M.A. Steward và P.A. Coclanis, chủ biên), Nxb. Springer, Dordrecht, trang 181.

Water and Development Research Group, Helsinki University of Technology (TKK), Finland and Southeast Asia START Regional Center (SEA START RC), Chulalongkorn University, Thailand (2009). Water and climate change in the lower Mekong basin: diagnosis & recommendations for adaptation. Project Report for the Finnish Ministry for Foreign Affairs, 28 Apr 2009.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét