Người dịch: Hà Hữu Nga
Khảo cổ học, xét cho cùng, là
một môn học mà sự thống nhất chủ yếu ẩn
tàng trong lý thuyết khảo cổ -
một mớ lý thuyết con rời
rạc không đầy đủ đòi
hỏi phải tìm cách hệ
thống hóa và cấu trúc thành một hệ thống mạch
lạc và toàn diện,
thành một giá
đỡ lý thuyết chung treo mắc mọi chiếc mão nghiên cứu nhỏ hẹp của bọn ta. [David L. Clarke 1973]
Mười bảy năm trước, trong một động bút kinh điển của nghỉ
về “thời đồng ấu quá
vãng” [the "loss of disciplinary
innocence,"]
của ngành học, David Clarke (1973) đắc ý rằng khảo cổ học
Anh-Mỹ đã cưỡi cổ được ba ngưỡng phát triển trí tuệ. Đó là ý thức, tự thức và tự
thức phê phán. Theo nghỉ, khảo cổ học đạt được ngưỡng
ý thức khi lần đầu tiên được ngã giá là một ngành học và bắt đầu
được thực hành bởi bọn chuyên gia. Khảo cổ học nổi lên thành giai đoạn tự thức khi hắn bắt đầu ngã giá các thủ tục
và mẹo mực riêng của mình. Cuối cùng, khảo cổ học đạt đến giai đoạn tự thức phê phán
với những nỗ lực của
ngành học nhằm nhận thức
được nền tảng triết học của chính hắn. Clarke (1973: 8) lưu ý
thêm rằng việc leo trèo từ giai đoạn này
sang giai đoạn tiếp theo là cả
một quá trình thích ứng, liên quan đến cả sự thay đổi nội dung của ngành học lẫn tinh thần thời
đại bên ngoài.
Ngày nay khảo cổ học đang phải đánh vật với những hàm ý sâu xa hơn của giai
đoạn thứ ba. Đó là các vấn đề nền
tảng về hữu thể học, tri thức luận và thực tiễn. Liệu có phải bọn khảo cổ học phát
hiện ra một ngày xưa khách quan, hay bọn
hắn tạo ra những ngày xưa thế chỗ? Phải coi khảo cổ học đúng là
khoa học nhân văn hay khoa học tự nhiên? Trách nhiệm xã hội của bọn hắn liên quan đến
việc sử dụng ngày xưa cho bây giờ là gì? Trong quá
trình xử lý những câu hỏi này và những vấn đề liên quan, khảo cổ học đã
một lần nữa nghẹo cổ sang triết học để
cầu tầm hướng dẫn. Hệt như thực chứng luận đã được khảo cổ
học quá trình chấp
nhận vào những năm 1960, giờ
đây hậu thực chứng luận
lại đang được trào lưu khảo cổ học hậu quá trình bấu
víu. Trào lưu hậu quá trình
này được biểu thị bằng cuộc ẩu đả khoa học luận của khảo cổ học quá
trình (Hodder 1982b, 1984a; Shanks và Tilley 1987) và việc dựng đặt các khuôn viên diễn giải thay thế
(Hodder 1986; Leone et al 1987).
Trong chương này, tôi xem xét nội dung triết học của ba
chương trình nghiên cứu có ảnh hưởng trong khảo cổ học Anh-Mỹ. Cụ thể, tôi
tập trung vào khảo cổ học thực chứng, mà khuôn viên thống trị của nó được thực hành cho khảo cổ học ngày
nay, và hai quá trình phát triển gần đây, nhưng vẫn còn cận biên, được gọi là khảo cổ học tường giải và khảo cổ học phê phán. [1] Tôi bắt đầu
bằng cách xem xét các
cội nguồn tri thức của các quá trình đó trong triết học và sau đó dẫn
chứng việc sử dụng chúng trong khảo cổ học, dựa trên các bài viết của bọn đại diện hàng đầu tương
ứng là Lewis Binford, Ian Hodder, và Mark Leone. Tôi không dám đảm bảo trọn vẹn, và trên thực tế, tôi hoàn toàn thừa nhận rằng mình bất công với nhiều lập trường đầy sắc thái trong
mỗi chương trình để làm nổi bật những điểm tương phản cụ thể giữa bọn hắn. Cuối cùng, tôi lẩm bẩm về một vài mối quan thiết mang tính nhận thức dựa
trên ba cách tiếp cận để nhủ rằng thay vì mang tính đối nghịch, như vẫn thường được xuất trình trong các cuộc cãi cọ, trên thực tế bọn hắn lại là các dự án bổ
sung, cần phải được đồng thời theo đuổi nếu khảo cổ học
dám nhận trách nhiệm là
một khoa học xã hội.
Mẹo
mực tiếp cận thực
chứng
Mặc dù có tác động lớn đến triết học khoa học, nhưng thuật ngữ thực chứng luận rất khó xác định bằng bất kỳ sự ngã giá nào. Một ngã giá gần đây đã phân biệt không dưới mười hai thánh phán khác nhau về khái niệm trên (Halfpenny 1982). Bất chấp đặc tính khả biến này, hầu hết các triết bút đều nhao nhao rằng thực chứng luận bao gồm lý thuyết về tri thức tìm cách giải thích các khẳng định có thể quan sát dựa trên kinh nghiệm, theo các quy luật chung. Ba học phái riêng biệt nhưng liên quan có thể được xác định, đó là thực chứng luận Comte, kinh nghiệm luận logic và thực chứng luận logic (Outhwaite 1978). Chủ yếu là loại sau, thực chứng luận lo gic, đã được Khảo cổ học mới tiếp nhận.
Thực chứng luận nguyên ủy được nhà xã hội học
người Pháp Auguste Comte khới
ra vào đầu thế kỷ XIX. Hắn được gọi là tri thức khoa học hoặc tri thức thực chứng để phân biệt với
đặc trưng tri thức phi
khoa học và phi
thực chứng của thần học và siêu hình học. Thực chứng luận Comte có ba
nguyên lý cơ bản (Halfpenny 1982). Thứ nhất, loại tri thức duy nhất
được chấp nhận là những tri thức thâu được thông qua các giác quan bằng mẹo mực
khoa học. Đó là, chỉ những phán
đoán về các hiện tượng có
thể quan sát nào khả chứng thì mới có ý nghĩa. Thứ hai là tất cả các ngành khoa học có
thể được tích hợp theo
một mô hình khoa học tự nhiên duy nhất. Luận đề khoa học-thống nhất này phản ánh quan điểm cho rằng, về nguyên tắc,
không có sự khác biệt giữa các hiện tượng tự nhiên và các hiện tượng xã hội. Thứ ba là sự tăng trưởng của tri thức chịu trách
nhiệm về tiến bộ xã hội.
Cụ thể, việc khám phá các quy luật của
xã hội là điều cần thiết để đạt được cả ổn định lẫn cải biến xã hội.
Trường thứ hai là
kinh nghiệm luận logic của Học phái Vienna, nổi lên trong những thập kỷ 1920 và 1930. Do Moritz Schlick chủ xướng, các thành viên
thường trực bọn hắn là Rudolph
Carnap, Herbert Feigl, Hans Hein, Viktor Kraft, Otto Neurath và Friedrich Weismann.
Học phái Vienna đã đả Comte về hai vấn đề chính (Outhwaite 1987). Bọn hắn cãi rằng quy luật phát triển xã hội của Comte là
không thể xác chứng và do đó mang tính siêu hình. Bọn hắn cũng cho rằng hành vi của
con người cuối cùng có thể được quy
giản thành các nguyên tắc vật lý. Nền tảng triết học của bọn hắn là sự phân biệt mang tính phân tích / tổng hợp. Các phán đoán phân tích là những
phán đoán chân theo nghĩa của
các thuật ngữ được sử dụng, trong khi các phán đoán tổng hợp là chân dựa trên cách thức mà mọi sự vật tồn tại trong thế giới thực.
Do đó, nhiệm vụ kép của bọn khoa học là phát
triển một lý thuyết về ngôn ngữ và một lý thuyết xác chứng.
Trường thứ ba là thực chứng luận logic trong các thập niên 1940 và 1950, thường được gọi là “quan điểm thụ nhận” của khoa học. Các đại diện chính bọn hắn là Rudolph Camap, Carl Hempel, Ernest Nagel và Karl Popper giai đoạn sớm. Bọn thực chứng logic đã bác bỏ sự phân biệt phân tích/ tổng hợp với lý do là ý nghĩa của các phán đoán không thể được xác lập mà không cần tham khảo các phán đoán khác mà bản thân bọn hắn cần được phân tích. Kết quả là, dự phóng trung tâm của thực chứng luận logic đã chuyển từ ngôn ngữ sang cấu trúc giải thích khoa học và nguyên tắc xác chứng. Đối với bọn thực chứng logic, cách giải thích nhân quả về một sự kiện liên quan đến việc diễn dịch một phán đoán mô tả về sự kiện từ một hoặc nhiều quy luật chung liên quan đến các phán đoán duy nhất về các điều kiện ban đầu. Quy trình này được Hempel chính thức hóa là mô thức diễn dịch - danh pháp học (D-N deductive-nomological) (Hempel 1942; Hempel và Oppenheim 1948). Các phiên bản gần đây đã nhấn mạnh đến xác suất hơn là các mô thức quyết định luận (ví dụ: Salmon et al. 1971).
Cần phải phân biệt hai mẹo mực tiếp cận xác chứng khác nhau đó. Bọn
xác chứng luận (confirmationist), chẳng hạn như Hempel thời kỳ đầu, cãi rằng bằng chứng thực nghiệm có thể được sử dụng
để hỗ trợ cho các phán
đoán. Số trường hợp lớn hơn được cho
là phù hợp với các dự phóng từ phán đoán và sự đa dạng của
các hoàn cảnh mà các trường hợp này xảy ra, trong đó trường hợp được xác chứng vững chắc hơn chính là trường hợp phán đoán. Bọn chứng ngụy luận (falsificationist), như Popper, giữ lập trường cho rằng không có
khoản hỗ trợ kinh nghiệm nào có thể
ngã giá hiệu lực
cho phán đoán vì lần quan sát tiếp theo cũng có thể hệt như chối đây đẩy việc xác chứng hắn. Sử dụng logic
này, Popper đã khới
lên rằng trong việc ngã giá hiệu lực của các phán đoán, bọn khoa học gia nên nỗ lực chối đây đẩy hơn là xác chứng các lý thuyết của bọn hắn.
Trong khảo cổ học,
Lewis Binford đã bán
sỉ một phiên bản thực chứng luận
logic để đả lại kinh nghiệm luận phi cấu trúc của
khảo cổ học truyền thống. Có
một rắc rối với mẹo mực
tiếp cận truyền thống là các lập luận chỉ có thể được ngã giá dựa vào thẩm quyền của lũ người
đề xướng. Thực chứng luận và mẹo mực khoa học đã được
chấp nhận vì bọn hắn cung cấp một
phương tiện khách quan để được tin vào những phán đoán về ngày xưa. Binford cố cãi cho việc sử dụng
mẹo mực khoa học trong
khảo cổ học từ “quan điểm khoa học-thực tiễn” (Binford 1972a: 78). Phán đoán ấy cho thấy lập trường công cụ luận của nghỉ, đó là quan điểm cho rằng khoa học thực sự hữu ích bởi vì hắn cho
ta một khuôn viên ngã giá các ý tưởng được đề xuất (Binford 1977a: 18).
Do đó khoa học có thể kiểm soát được khí
chất cá nhân.
Ngay từ sớm,
Binford và bọn khác (ví dụ,
Watson et a1.1971) đã nhấn mạnh mô hình diễn giải quy luật bao trùm và mẹo mực thử nghiệm như là hai đặc điểm nổi
bật trong mối liên hệ của các quan sát bây giờ với các sự kiện ngày xưa thông qua các quy luật hoạt động
văn hóa (Binford 1968b: 269) . Theo Binford, tính chính xác tri thức của bọn ta về ngày xưa phải được kiểm nghiệm một cách nghiêm
ngặt và tính nghiêm ngặt ấy phải được duy nhất thực hiện thông qua quy
trình thử nghiệm bằng mẹo mực khoa học
(Binford 1968a: 16). Trong thực tế, hắn liên quan đến việc
thực hiện các quan sát đối
với hồ sơ khảo cổ học, hình thành các giả thuyết để giải thích cho mô thức quan sát, và kiểm nghiệm các giả thuyết đó
dựa trên nguồn dữ liệu thực nghiệm
độc lập.
Vào cuối những
năm 1970, Binford bắt đầu thừa nhận một vấn đề nhận thức luận cơ bản với chương
trình của nghỉ. Đây là vấn đề
gán nghĩa cho hồ sơ khảo cổ trong trường hợp không có quan sát trực tiếp. Trong cái được gọi là đối
số “động - tĩnh” của mình, nghỉ đã chỉ ra rằng
không có lượng thống kê nghiên cứu nào có thể cung cấp thông tin cần thiết cho
mô hình và kiểm tra các đối
số về mối quan hệ giữa động và tĩnh (Binford 1983b:
67). Đó là do nghịch lý
mà bọn khảo cổ học phải
sử dụng “một bộ công cụ
khái niệm để ngã giá một bộ công
cụ khái niệm khác được làm ra để giải thích ngày xưa”
(Binford 1977a: 2). Ở đây
chúng ta thấy Binford phải
vật lộn với vấn đề duy trì sự khác biệt giữa các phán đoán lý thuyết (phân
tích) và các phán đoán
kinh nghiệm (tổng hợp).
Để túm cổ nghịch lý này,
Binford đề nghị bọn khảo cổ học
nghiên cứu các tình
huống ở những nơi mà
hành vi liên tục diễn ra. Nghỉ
cho rằng nghiên cứu thực địa nên tập trung vào những bối cảnh mà ở đó việc sản xuất, sử dụng
và loại bỏ các di vật
văn hóa vật chất có thể quan sát được bằng kinh nghiệm. Chỉ bằng
cách thực hiện các quan sát bây
giờ, thì bọn khảo cổ học mới
có thể vẽ ra được một “Phiến đá Rosetta”* để
diễn giải ý nghĩa của văn hóa vật chất ngày xưa. Cách tiếp cận của
Binford được gọi là “lý thuyết tầm
trung” (Binford 7977a:
6). Mặc dù có một số rắc
rối lý thuyết nhất định (xem Raab và Goodyear 1984), nhưng lý thuyết tầm
trung đã được chứng minh là một khuôn
viên nghiên cứu cực kỳ hiệu quả xoay quanh các tiểu khuôn viên thuộc dân tộc khảo cổ học, nghiên cứu
văn hóa vật chất hiện đại, và khảo cổ học thực nghiệm. Trong thực tế, việc
tích hợp một cách hệ thống các tiểu khuôn viên này chính là cái mà
Schiffer (1976) gọi là “khảo cổ học hành
vi”.
Có một sự thật rất đáng tò mò là, trong việc ứng dụng thực chứng luận logic, bọn khảo cổ học quá trình hầu như không chú ý đến việc phê phán thực chứng luận trong chính triết học. Binford, bằng sự im lặng tuyệt đối về chủ đề này, dường như ngụ ý rằng đó không phải là vấn đề của bọn khảo cổ học. Tuy nhiên, trong triết học, tòa dinh thự ấy lại đã bị rung lắc bởi chính bàn tay của bọn tạo dựng nó. Cả Hempel (1965) và Quine (1951) đều thẳng tay đả hai trụ cột của thực chứng luận: bản chất độc lập với lý thuyết của dữ liệu và cấu trúc logic của diễn giải khoa học. Kuhn (1970) và Feyerabend (1975) đã dự phần vào tình huống này bằng cách cãi rằng các nhân tố phi khoa học (xã hội học) ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nghiên cứu khoa học. Trong triết học, việc tái ngã giá này đã dẫn đến một số thay đổi căn bản đối với thực chứng luận (Glymour 1980) và khuyến khích sự hưng thịnh của các mẹo mực tiếp cận hậu thực chứng (Dallmayr và McCarthy 1977).
Các vấn đề như vậy đã xuất hiện liên quan đến chương trình khảo cổ học quá trình của Binford.
Alison Wylie (1989a) cho rằng nỗ lực diễn
giải khảo cổ học dựa
vào một tập hợp các mối quan hệ dẫn xuất mang tính quan sát, liên kết hành vi
và văn hóa vật chất được
thị cho là thiếu sót. Điều này là do dữ liệu dân tộc học về phương diện lý thuyết chất đầy dữ liệu khảo cổ học dẫn
đến kết quả là vấn đề diễn
giải chỉ đơn giản là chuyển từ môn học này sang môn học khác. Patty Jo
Watson (1986) đã chỉ ra rằng ngay cả khi bọn thị có được các nguyên tắc
xác chứng chắc chắn trong hiện tại, thì
vẫn không thể biện minh
được cho việc sử dụng chúng để giải thích các xã hội ngày xưa bởi bọn thị không bao giờ có
thể biết được phép ngoại
suy của mình chính xác
đến mức độ nào. Hai
phê phán trên dù đầy uy lực, nhưng bọn thị cũng không dại gì mà vồn vã nhảy vào kết
án rằng thực chứng luận
đã bị phá sản và tất cả những gì còn lại đều chỉ là bóng ma của tương đối luận. Mẹo mực kiểm nghiệm chí ít cũng có thể đem đến một “xác chứng hạn chế” cho các ý tưởng
của bọn họ, đặc biệt là khi
nó liên quan đến các chuỗi dữ liệu khác nhau được rút ra từ các nguồn khác nhau
(Wylie 1989a: 15). Trigger (1989) đã đi tới một quan điểm hệt như vậy khi nghỉ cho rằng sự tích cóp mạnh mẽ nguồn dữ liệu khảo cổ thực sự hạn chế việc diễn giải.
Các cách tiếp cận tường giải
Phép tường giải (hermeneutics) thuộc về một nhóm các cách tiếp cận triết học đa dạng, có chung mối quan thiết đến việc suy luận ý nghĩa thông qua diễn giải. Hắn có nguồn gốc thần học trong việc diễn giải các văn bản tôn giáo và đã phát triển thành một khuôn viên triết học để nhận thức các hiện tượng văn hóa. Hầu hết các cách tiếp cận tường giải đều giữ lại di sản triết học của mình và áp dụng phép ẩn dụ văn bản, theo đó việc nhận thức được ý nghĩa của thực tiễn xã hội có liên quan đến việc giải mã ý nghĩa của một tài liệu lịch sử. Có thể phân tách thành ba trường khác biệt: Tường giải lãng mạn, Tường giải triết học, và Tường giải văn bản. Trong khảo cổ học hậu quá trình, trường thứ nhất và thứ ba được bọn họ chú ý nhiều nhất.
Tường giải lãng mạn được phát triển ở Đức vào cuối thế kỷ XIX để cung cấp một nền tảng nhận thức luận cho các khoa học văn hóa** (Geisteswissenschaften) (Gadamer 1987). Hắn liên quan đến các tác phẩm của Wilhelm Dilthey và các môn đệ của nghỉ, Herman Nohl, George Misch, và Bernhard Groethuysen. Dự phóng của Dilthey là túm cổ cái nan đề về tri thức lịch sử, nghĩa là các khuôn viên tham chiếu khác nhau của sử bút và nền văn hóa được nghiên cứu. Để giải quyết vấn đề đó, nghỉ đã phát triển mẹo mực luận về sự chuyển dẫn phi lịch sử hoặc sự thấu cảm (Verstehen). Theo Dilthey, sử bút phải thực hiện hành vi đồng cảm tự chuyển dẫn bản thân về ngày xưa để từ đó trở thành một phần của nền văn hóa đang được nghiên cứu. Quy trình này bao gồm toàn bộ sự bao dong bản thân để siêu vượt kinh nghiệm sống, thế giới quan và mối quan thiết chuyên môn.
Phép tường giải triết học được liên đới tới các tác phẩm của Hans-Georg Gadamer. Hắn khác với phép tường giải truyền thống trong việc bác bỏ sự chuyển dẫn phi lịch sử và sự biện hộ của hắn cho một mẹo mực điều giải biện chứng (Gadamer 1987; Outhwatte 1987). Các khái niệm về sử tính và định kiến đặc biệt quan trọng trong mẹo mực của Gadamer. Theo quan điểm của nghỉ, việc diễn giải về ngày xưa luôn dựa trên quan điểm bây giờ. Thế có nghĩa là, diễn giải chỉ có thể dự phần bởi sử tính của chính hắn. Nghỉ còn khẳng định rằng khách tính là ảo tưởng vì hắn là một phần thực tiễn lịch sử của việc là một cá thể (Gadamer 1975: 267). Các định kiến, thay vì là một cái gì đó để loại trừ hoặc kìm nén, do đó là điều kiện cần cho việc nhận thức. Và nhận thức chỉ có thể đạt được thông qua sự đối đầu biện chứng của định kiến và khải tính dẫn đến việc thực hiện một dự phóng thông qua sự vận động có kiểm soát giữa ngày xưa và bây giờ. Vận động có kiểm soát này chính là quyển tường giải (hermeneutic circle) trứ danh của Gadamer.
Trường thứ ba có
thể được phân lập từ các
công trình của Paul Ricoeur,
kẻ đã xưng suất một lý thuyết
hành động như một văn bản. Ricoeur (1971) phân biệt hai kiểu đọc văn bản, đọc
ngây thơ và phân tích
cấu trúc. Đọc ngây thơ thích
hợp với một số văn bản
nhất định trong đó ý
nghĩa khới lên trực tiếp từ năng lực phán đoán đến chỉ vật (referent) và do đó, không
trở ngại gì cho nhận thức. Phân tích cấu
trúc là cần thiết cho các văn bản chẳng
hạn như các tác phẩm văn học,
mà ở đó có một chỉ vật gián tiếp thứ hai
cùng với chỉ vật trực tiếp. Việc
đọc được các văn bản văn học là nhờ ở việc “đoán” ý nghĩa hình tượng bằng cách đọc ngây thơ
và sau đó sửa đổi cách đọc đó theo các chỉ vật cấu trúc ở ngoại
giới. Sau đó
“các cú đoán” được ngã giá bằng cách sử dụng logic xác suất sao cho
cách đọc tốt nhất là
cách đọc có thể liên đới ý nghĩa hình tượng với ý nghĩa
cấu trúc theo cách sâu sắc, và nhất quán nhất.
Việc khới lên phép tường giải đối với khảo cổ học là do Ian Hodder lọ mọ tự nghỉ thực hiện. Vào cuối những năm 1970, Hodder, một cựu sinh viên của David Clarke, đã trải qua một cơn điên trí tuệ khiến nghỉ phải mày mò lại cơ sở triết học của khảo cổ học quá trình. Nghỉ tự lẩn thẩn cãi: “[N]an đề hơ hớ đối với bọn khảo cổ học là thèm giỏ dãi các thử nghiệm khoa học và khách quan, sợ suy đoán và thói chủ quan, nhưng cứ ngắc ngứ một điều gì đó về ngày xưa… Phải, cứ hấm hứ bất cứ điều gì về ngày xưa và những tơ tưởng ngày xưa, như gà mắc tóc trong dữ liệu mà lại muốn vọt khỏi dữ liệu để diễn giải dữ liệu, chẳng tài nào mà kiểm chứng được những diễn giải này bởi vì chính dữ liệu cũng dự phần cãi cọ chẳng khác nào các lý thuyết vậy” (Hodder 1984a: 28 ). Do đó, Hodder đã đây đẩy chối khảo cổ học quá trình dựa trên hai lý do: thứ nhất, vì không giải quyết được các vấn đề nhân học cơ bản như ý hướng tính lẫn hành động xã hội, và thứ hai là, vì những hạn chế của chương trình kiểm nghiệm thực chứng của hắn do dữ liệu quá đẫm lý thuyết.
Tơ tưởng của Hodder thậm chiết trung, tự nghỉ lọ mọ rút tỉa từ phép tường giải truyền thống và tường giải văn bản. Một trong những thần tượng trí tuệ được nghỉ mải dẫn là triết bút lịch sử R. G. Collingwood còn kiêm cả đào bới khảo cổ nghiệp dư. Là môn đệ của Dilthey, Collingwood tin rằng cách duy nhất để biết ngày xưa là phải hồi tưởng lại hắn. Về cơ bản, bọn sử bút (hay bọn khảo cổ) tìm cách phóng chiếu bản thân nghỉ/ thị quay ngược thời gian về một bối cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa tiềm ẩn một hành động nhất định. Giống như Dilthey và Collingwood, Hodder cãi rằng quy trình thấu cảm được biện minh dựa trên tính liên tục giữa ngày xưa và bây giờ, một thứ cộng cảm cứ như thể “mỗi sự kiện, mặc dù là duy nhất, đều có một ý nghĩa được tất cả mọi người của mọi thời thấu hiểu” (Hodder 1986: 95). Để ví dụ về quy trình này, nghỉ mải dẫn nghiên cứu của mình về thời đại đá mới ở Tây Âu để cho thấy ý nghĩa biểu tượng suy luận về nghi lễ và kiến trúc nhà cửa “có ý nghĩa” như thế nào trong các chiến lược xã hội tích cực liên quan đến việc hợp thức hóa việc kiểm soát các nguồn lực sản xuất và sinh sản.
Cách tiếp cận văn
bản của Hodder được phác ra trong cuốn sách Đọc quá khứ (Hodder 1986) và được thêu thùa trong một loạt
bài viết gần đây (Hodder
1988, 1989c). Trong
đó nghỉ xuất trình tơ tưởng đọc văn hóa vật chất theo
những cách tương tự như đọc “văn bản” văn học vậy. Tuy nhiên, việc
“đọc” này không phải là trực tiếp vì văn hóa vật
chất là một thứ “ngôn ngữ ít
logic, mơ hồ
hơn” diễn ngôn (Hodder 1989c: 72). Do đó, hành động đọc quá khứ liên
quan đến một cuộc đối thoại liên tục vận động giữa năng lực phán đoán và chỉ vật. Nói cách khác,
cách đọc này liên quan đến việc chuyển ý nghĩa từ ngữ cảnh này sang ngữ cảnh khác thông qua việc thực hành diễn giải, trong đó mỗi cá nhân tác nhân phải quyết định
khi có ý nghĩa phù hợp. Vậy thì, liệu các bọn đọc khác nhau có thể đạt đến cùng một ý nghĩa hoặc những ý nghĩa tương tự không?
Hodder trả lời câu hỏi này theo hai cách. Đầu tiên, nghỉ lưu ý rằng tính mơ hồ lúc nào cũng chường mặt ra đó, vì ý nghĩa của
một đối tượng không
bao giờ cố định,
mà luôn luôn phụ
thuộc vào việc tái diễn giải. Thứ hai, nghỉ cho rằng ngữ cảnh, được định nghĩa là kinh nghiệm có
tổ chức liên quan đến một sự kiện,
xác định mức độ mà điều tương tự có thể được coi là có cùng một ý nghĩa.
Việc phê phán khảo cổ
học tường giải vẫn còn tương đối thơ dại (xem Binford
1988; Earle và Preucel 1987; Watson 1986). Hầu hết các nghiên cứu đã chấp nhận
một lập trường ngoại
tại luận mà chỉ cãi rằng cách tiếp cận tường giải bị hết hơi do thiếu mọi mối quan thiết minh bạch về lý thuyết hoặc
mẹo mực. Tuy nhiên, cách cãi đó khó đứng vững, nếu người ta khẳng định nghiêm túc lập trường tường giải là không nên mã hóa việc diễn giải, mà trên thực tế
nên phân biệt các ngữ
cảnh khác nhau. Hơn nữa, điều tôi muốn
nói là việc Hodder sử dụng phép ẩn dụ văn bản. Trong phê bình văn học, người ta dự phóng điều giải giữa văn bản và
tác giả vì độc giả. Khi mẹo mực này được du nhập vào khảo cổ học, lập tức xuất hiện một số khó khăn.
Ngoại trừ trong một số trường hợp cực kỳ hiếm, không có tác giả nào được diễn giải bằng việc đọc văn bản
khảo cổ. Hồ sơ khảo cổ là một văn
bản da cừu gồm các hành động của nhiều tác giả, mà mỗi tác giả đều có sở thích và bản
sắc riêng. Thực tế này cho thấy chúng ta cần chú ý hơn đến những tác giả này là
ai, cách các văn bản được tạo ra và được gán ý nghĩa, ai là độc giả của chúng ta và lợi
ích của họ là gì.
_______________________________
Còn nữa…
Nguồn:
Preucel, Robert W. (1991), The Philosophy
of Archaeology. In Processual and
Postprocessual Archaeologies, Multiple Ways of Knowing the Past, edited by
Robert W. Preucel. Center for
Archaeological Investigations, Occasional Paper No. 10:17–29. Southern
Illinois University, Carbondale.
Tác giả:
Robert Preucel là Giáo sư Nhân học James Manning và Giám đốc Bảo tàng Nhân
học Haffenreffer, Đại học Brown.
Nghỉ nhận bằng tiến sĩ của
UCLA - University of
California, Los Angeles năm 1988. Luận án của nghỉ khảo sát về lưu chuyển nông nghiệp theo
mùa thời tiền sử trên cao nguyên Pajarito, New Mexico. Nghỉ là Học giả thỉnh giảng
thường niên của CAI (Center for
Archaeological Investigations) lần thứ 6 tại
SIU (Southern
Illinois University) Carbondale) năm 1989 và đã tổ
chức một hội nghị về cuộc luận
chiến về triết học Quá trình / Hậu Quá trình. Năm 1990, nghỉ đảm
nhận vị trí Trợ lý Giáo sư tại Đại học Harvard. Năm 1995, nghỉ rời Harvard để nhận vị trí Phó giáo
sư tại Đại học Pennsylvania. Nghỉ đã trở thành Giáo sư Nhân học Sally và Alvin
V. Shoemaker năm 2009 và giữ chức Chủ nhiệm Khoa (2009-2012) và
Giám đốc phụ trách Bộ phận Nhân
học và Khảo cổ học của Đại học Pennsylvania (2010-2012).
Ghi chú của người dịch:
* Phiến đá Rosetta
là một tấm bia Ai Cập cổ đại có khắc một sắc lệnh của nhà vua Ptolemy V ban
hành ở Memphis năm 196 TCN, được viết bằng ba ngôn ngữ: chữ tượng hình Ai Cập Cổ
đại, chữ Demotic, và chữ Hy Lạp cổ đại. Bởi vì trình bày cùng một văn bản bằng ba
hệ chữ viết nên tấm bia đã cung cấp chiếc chìa khóa vô giá giúp cho khoa học hiện
đại giải mã được chữ tượng hình Ai Cập.
** Trong ngữ cảnh của bài viết, cụm từ
tiếng Anh “sciences of culture” dễ gây hiểu lầm nếu không được Robert Preucel ghi chú đúng đắn bằng
tiếng Đức là Geisteswissenschaften (Gadamer 1987).
Thuật ngữ này thường được dịch ra tiếng Anh là
Humanities – các khoa học nhân văn, hoặc sciences
of mind là một tập hợp các khoa học nhân văn như triết học, lịch
sử, ngữ văn, âm nhạc học, ngôn ngữ học, văn học, luật học, thần học…v.v, là các môn học truyền thống
trong các trường đại học Đức.
Từ Geist tiếng
Đức có các nghĩa: tinh thần, linh hồn, tri thức, trí tuệ, trí năng, thần linh,
ma quỷ, thần kinh, rượu, v.v…Về phương diện khoa học nhân văn, từ này có nguồn
gốc từ chủ nghĩa duy tâm của Đức thế kỷ XVIII-XIX, đặc biệt là
khái niệm Volksgeist của Herder và
Hegel, mang nghĩa tinh thần của một dân tộc.
Từ Wissenschaft
là hiểu biết, khoa học. Thuật ngữ Geisteswissenschaften nhắc người ta nhớ rằng hệ
triết học Cựu
lục địa được thừa hưởng từ
các nghệ thuật thời trung cổ. Bên cạnh triết học, nó còn bao gồm các khoa
học tự nhiên, toán
học, các ngành học lịch sử,
ngữ văn, và sau đó là tâm lý học và các khoa học xã hội. Thuật ngữ Geisteswissenschaften đầu tiên được sử
dụng để dịch cụm từ “moral sciences”
– các khoa học đạo đức - của John Stuart Mill. Nhà
sử học, triết gia và nhà xã hội học Wilhelm Dilthey đã phổ biến thuật ngữ này, khi cãi rằng tâm lý học
và lĩnh vực xã hội học mới nổi – giống như các ngành ngữ văn và lịch sử - phải được coi là Geisteswissenschaft chứ không thể là Naturwissenschaft (khoa học tự nhiên). Lập
luận của nghỉ có ảnh hưởng rất lớn đến các lý thuyết của nhà xã hội học nổi tiếng người Đức Max Weber, mặc dù
Weber ưa thích hơn thuật ngữ Kulturwissenschaft (các khoa học văn hóa) vốn được các đồng nghiệp Neokantian của nghỉ là Wilhelm
Windelband và Heinrich Rickert xướng suất. Nếu không để ý đến lịch sử của thuật ngữ
Geisteswissenschaft thì rất dễ nghi oan là Robert Preucel kém tiếng Đức khi nghỉ dùng cụm từ “sciences of culture” tương đương nghĩa
với Geisteswissenschaft.
Tài liệu dẫn
Alison Wylie (1989). Archaeological Cables and Tacking:
The Implications of Practice for Bernstein's 'Options Beyond Objectivism and
Relativism', Philosophy of the Social Sciences 19 (1989):
1-18.
Binford, . R. (1987). Data, relativism and archaeological science. Man 22: 391-404.
Binford, L. R. (1989). The
"new archaeology" then and now. In Lamberg-Karlovsky, . C (ed.), Archaeological Thought in America,
Cambridge University ress, Cambridge pp. 50-62.
Binford,
L. R. (1968a). Archaeological perspectives.
in New Perspectives in Archaeology,
eds. S. R. Binford and L. R. Binford, pp. 5-32. Chicago: Aldine Publishing.
Binford,
L. R. (1968b). Methodological
considerations of the archaeological use of ethnographic data. in Man the Hunter, eds. R. B. Lee and I. De
Vore, pp. 268-273. Chicago: Aldine Publishing.
Binford,
L. R. (1968c). Post-Pleistocene
adaptations. in New Perspectives in
Archaeology, eds. S. R. Binford and L.R. Binford, pp. 313-342. Chicago: Aldine
Publishing.
Binford,
L. R. (1968d). Some comments on
historical versus processual archaeology. Southwest. J. Anthropol. 24: 267-275.
Binford,
L.R. (1972). An Archaeological
Perspective. New York: Seminar Press.
Binford,
L.R. (1977). General introduction. in
For Theory Building in Archaeology, ed.
L.R. Binford, pp. 1-13. New York: Academic Press.
Binford,
L.R. (1983a). In Pursuit of the Past:
Decoding the Archaeological Record. London: Thames and Hudson.
Binford,
L.R. (1983b). Working at Archaeology.
New York: Academic Press.
Clarke,
D. (1973). Archaeology: The loss of
innocence, Antiquity, 47(185), pp. 6 –18.
Dallmayr,
Fred R., McCarthy, Thomas A. (1977a). Introduction:
The Crisis of Understanding. In Understanding
and Social Inquiry, edited by Dallmayr, Fred R., McCarthy, Thomas A., 1–15.
Notre Dame: University of Notre Dame Press.
Dallmayr,
Fred R., McCarthy, Thomas A. (1977b). Max
Weber on Verstehen: Introduction. In Understanding
and Social Inquiry, edited by Dallmayr, Fred R., McCarthy, Thomas A., 19-23.
Notre Dame: University of Notre Dame Press.
Earle,
T. K., and Preucel, R. W. (1987).
Processual archaeology and the radical critique. Current Anthropology 8: 501-538.
Fay,
B. (1987). Critical Social Science:
Liberation and its Limits. New York: Cornell University Press
Feyerabend,
P.
(1975). Against method. Outline of an
anarchistic theory of knowledge,
London.
Gadamer, Hans-Georg (1975). Hermeneutics
and Social Science. First Published December 1, 1975.
Gadamer, Hans-Georg (1987). The Relevance of the Beautiful and Other
Essays, published on March, 1987.
Glymour,
Clark (1980). Theory and Evidence, Princeton
University Press.
Halfpenny, Peter (1982). Positivism and sociology: explaining social life. Controversies in sociology, series: 13, edited by T.B. Bottomore and M.J. Mulkay. London, George Allen & Unwin, 1982. 141 pp.
Hall, M. (1990). ‘Hidden history’: Iron Age archaeology in southern Africa. In: Robertshaw, P.T. (ed.) A History of African Archaeology: 59–77. London: James Currey.
Halfpenny, Peter (1982). Positivism and sociology: explaining social life. Controversies in sociology, series: 13, edited by T.B. Bottomore and M.J. Mulkay. London, George Allen & Unwin, 1982. 141 pp.
Hall, M. (1990). ‘Hidden history’: Iron Age archaeology in southern Africa. In: Robertshaw, P.T. (ed.) A History of African Archaeology: 59–77. London: James Currey.
Habermas, J. (1972). Knowledge and Human Interests, London: Heinemann
Habermas,
J. (1982). A Reply to My Critics, in Habermas:
Critical Debates, J. Thompson and D.
Held (eds.), Cambridge, MA: The MIT Press.
Habermas,
J. (1987). The theory of communicative
action: The critique of functionalist reason (Vol II). Boston, MA: Beacon
Press.
Held, Davis (1980). Introduction to
Critical Theory: Horkheimer to Habermas First Edition, University
of California Press.
Hempel,
Carl G. (1942).
The Function of General Laws in History,
The Journal of Philosophy39, no. 2 (1942): 35.
Hempel,
Carl G. (1965). Aspects
of Scientific Explanation. Media type Print, USA.
Hempel,
Carl G., and Paul Oppenheim (1948).
Studies in the
Logic of Explanation, Philosophy of Science, Vol. 15, No.
2. (Apr., 1948), pp. 135-175.
Hodder I., (I982a) Symbolic
and structural archaeology, Cambridge University Press, Cambridge.
Hodder I., (1982b). Theoretical Archaeology: A reactionary view. In Hodder, . (ed.), Symbolic and Structural
Archaeology, Cambridge University Press, Cambridge, p. 1-16. Hodder, . (1982c).
Hodder I, . (1984). Burials, houses, women and men in the
European Neolithic’,
in D. Miller and C.Tilley (eds) Ideology,
Power and Prehistory, Cambridge: Cambridge University Press.
Hodder I., (1986). Reading
the Past, Cambridge University Press, Cambridge.
Hodder, . (1988a). Material Culture Texts and Social Change: A Theoretical Discussion and some Archaeological Examples. Proceedings of the Prehistoric Society 4: 67-75.
Hodder I, . (1989). Writing archaeology: site reports in context. Antiquity 3: 268-27.
Kuhn, Thomas S., (1970). The structure of scientific revolutions, 2nd ed. Chicago, London: University of Chicago Press Ltd.
Leone, Mark P., (1978). Archaeology as the science of technology: Mormon town plans and fences. Journal Historical Archaeology: A guide to substantive and theoretical contributions, Pages 191-200
Hodder, . (1988a). Material Culture Texts and Social Change: A Theoretical Discussion and some Archaeological Examples. Proceedings of the Prehistoric Society 4: 67-75.
Hodder I, . (1989). Writing archaeology: site reports in context. Antiquity 3: 268-27.
Kuhn, Thomas S., (1970). The structure of scientific revolutions, 2nd ed. Chicago, London: University of Chicago Press Ltd.
Leone, Mark P., (1978). Archaeology as the science of technology: Mormon town plans and fences. Journal Historical Archaeology: A guide to substantive and theoretical contributions, Pages 191-200
Leone,
Mark P., (1981a). Archaeology’s Relationship to the Present and the Past. In Modern
Material Culture, Richard A. Gould and Michael B. Schiffer, editors, pp.
5–13. Academic Press, New York, NY.
Leone,
Mark P., (1981b). Childe’s Offspring. In Symbolic and Structural Archaeology,
Ian Hodder, editor, pp. 179–184. Cambridge University Press, New York, NY.
Leone,
Mark
P., P.B. Potter & P.A. Shackel. (1987).
Toward a critical archaeology. Current Anthropology 28:
283-302.
Outhwaite, W. (1976),
Review of A Realist Theory of Science’,
Social Studies of Science, February 1976.
Outhwaite, W. (1987), New philosophies of social science : realism, hermeneutics and critical
theory, London: Macmillan.
Quine,
W. V. (1951). Main trends in recent
philosophy: two dogmas of empiricism. In Philosophical Review. New York, 60, 20–43.
Raab, L. Mark; Goodyear, Albert C. (1984). Middle-Range Theory in Archaeology: A
Critical Review of Origins and Applications. American Antiquity. 49 (2):
255–268.
Ricoeur,
Paul (1971). What is a Text? Explanation
and Understanding. In idem (Eds.), From Text to Action: Essays in Hermeneutics. Vol. 2 (pp.
105-124). Evanston, IL: Northwestern University Press.
Salmon,
W. C., J. G. Greeno, and R. C. Jeffrey (1971). Statistical Explanationand Statistical Relevance, University of
Pittsburgh Press, Pittsburgh.
Schiffer M.B., (1976). Behavioral Archaeology.
Academic Press, New York.
Shanks, M., and Tilley, C. (1987a). Re-constructing Archaeology: Theory and
Practice, Cambridge University Press, Cambridge.
Shanks, M., and Tilley, C (1987b). Social Theory and Archaeology, Polity
Press, Cambridge.
Trigger B.G., (1989). A History of Archaeological Thought. Cambridge University Press.
Trigger B.G., (1989). A History of Archaeological Thought. Cambridge University Press.
Watson,
Patty Jo (1986) Archeological Explanation: The Scientific Method in Archeology.
Watson
PJ, LeBlanc SA, Redman CL. (1971). Explanation
in Archeology. New York: Columbia Univ. Press
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét