Stephen J. Lycett và
Stephen J. Shennan
Người dịch: Hà Hữu Nga
Tóm tắt
Cuốn Khảo cổ học phân tích (Analytical Archaeology) của David Clarke, (1968) đã được coi là một công trình chủ chốt xuất hiện khi những ý tưởng và phương pháp tiếp cận mới đang góp phần tạo dựng khảo cổ học thành một ngành học. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng một số ý tưởng cốt lõi của nó chỉ được lựa chọn và xem xét kỹ hơn trong những năm gần đây. Tại lễ kỷ niệm 50 năm xuất bản công trình này, chúng tôi phác thảo các tư tưởng trọng yếu được thảo luận trong Khảo cổ học phân tích và đánh giá vai trò của nó trong các cuộc thảo luận đang diễn ra. Chúng tôi kết luận rằng dưới ánh sáng của các công trình gần đây, có thể được coi là xem xét lại một số chủ đề trung tâm của nó, có nhiều điều sẽ đạt được trong cuộc thảo luận khảo cổ học đương đại bằng cách xem lại cuốn sách của Clarke.
Cuốn Khảo cổ học phân tích (Analytical Archaeology) của David Clarke, (1968) đã được coi là một công trình chủ chốt xuất hiện khi những ý tưởng và phương pháp tiếp cận mới đang góp phần tạo dựng khảo cổ học thành một ngành học. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng một số ý tưởng cốt lõi của nó chỉ được lựa chọn và xem xét kỹ hơn trong những năm gần đây. Tại lễ kỷ niệm 50 năm xuất bản công trình này, chúng tôi phác thảo các tư tưởng trọng yếu được thảo luận trong Khảo cổ học phân tích và đánh giá vai trò của nó trong các cuộc thảo luận đang diễn ra. Chúng tôi kết luận rằng dưới ánh sáng của các công trình gần đây, có thể được coi là xem xét lại một số chủ đề trung tâm của nó, có nhiều điều sẽ đạt được trong cuộc thảo luận khảo cổ học đương đại bằng cách xem lại cuốn sách của Clarke.
Bình luận về một
cuốn sách đã tồn tại nửa thế kỷ có lẽ
cần một sự biện minh nào đó. Một số người có
thể chỉ ra một cách rõ ràng nhất thực
tế là Khảo cổ học phân tích của David
Clarke (sau đây là
gọi tắt là AA) được công nhận rộng rãi là một ấn phẩm nòng cốt trong khảo cổ học
thế kỷ 20, đặc biệt là góp
phần khai sinh ra Khảo cổ học 'Mới' hoặc Khảo cổ học 'Quá trình' (chẳng
hạn xem: Trigger 1989; Johnson 1999). Tuy nhiên, trong một thời đại mà việc thảo luận về ‘các học phái’, có lẽ ít thời thượng hơn trước đây, ai đó cũng có thể thấy
điều này giống như việc hạ
giá một sản phẩm đã
một thời nổi tiếng thành một loại phụ phẩm trong lịch sử ngành học. Hơn nữa, cái chết của
Lewis Binford năm 2011 có thể cũng nhắc nhở chúng
ta về nhiều thứ mà cái chết không đúng lúc của David Clarke
đã cướp đi của ông ấy (và cả giới khảo cổ học) một thứ thuộc loại khánh lễ 'sinh mạng tận đầu' (tiệc mừng chết) và việc đánh giá về công
trình của một nhà tư tưởng lớn vẫn luôn xuất hiện cùng với sự ra đi của
họ. Tất nhiên, ở
một mức độ nào đó, một số
đánh giá như vậy đã xuất hiện không
lâu sau khi ông qua đời năm 1976 (Hammond et al. 1979; Hodder et al. 1981). Tuy
nhiên, về tổng thể, đối
với Clarke, cái viễn cảnh năm mươi năm “chín muồi” đã bị mất đi không theo cung cách như với Binford.
Mặc dù những biện
minh trên có vẻ hợp lý, nhưng động
lực của chúng tôi để viết bình luận này không chỉ đơn thuần là nỗi nhớ. Vài năm
trước, đã xuất hiện một bài bình luận
(Shennan 1989) đánh giá những đóng góp của cả AA của Clarke lẫn New Perspectives – Những viễn cảnh mới của Sally và Lewis
Binford, được xuất bản cùng năm (Binford and Binford 1968). Bài bình luận này đã thừa nhận tầm ảnh hưởng
to lớn của cuốn sách đã được
biên tập của Binfords về lĩnh vực này và
cho rằng nhiều bài học nổi bật nhất của nó phần lớn đã được tiếp thụ. Việc đánh giá
cuốn sách Clarke
có phần khác biệt: “Hơn
nữa, Khảo cổ học Phân tích vẫn còn
là một sự tò mò và hầu như không có bất
cứ ảnh hưởng nào” (Shennan 1989:
831). Bài viết tiếp tục cho rằng có ít nghiên cứu thực sự vận hành các tư tưởng trọng tâm của cuốn sách (Shennan 1989:
833).
Chúng tôi nghĩ rằng giờ là lúc thích hợp để đánh giá lại các khẳng định này, đặc biệt là trong bối cảnh các công trình gần đây thuộc lĩnh vực này có thể được xem là quay trở lại một số vấn đề cốt yếu đã được bàn đến trong AA. Trước tiên, chúng tôi xem xét một số ý tưởng trung tâm của AA, đặc biệt là những ý tưởng mà theo Shennan (1989) đã xuất hiện để lại công việc còn dang dở. Nhiều tư tưởng của Clarke đã có thể thấy cuộc thảo luận ngày hôm nay càng trọng đại hơn. Tuy nhiên, liệu đây có phải là ảnh hưởng trực tiếp thay vì là phát minh lại hoặc là nguồn cảm hứng từ các nguồn khác thì vẫn còn là câu hỏi. Theo đó, chúng tôi cho rằng có thể có lợi cho một thế hệ các nhà khảo cổ trẻ tuổi khi xem lại nguyên bản để có được cái nhìn sâu sắc mới.
Một khảo cổ học phân tích về hình thái học văn hóa quá khứ
Cái thâm thúy và đặc trưng thách thức của thuật ngữ, ngôn ngữ và tư tưởng được trình bày trong AA đã được bình thảo rộng rãi (ví dụ: Chapman 1979: 109; Sherratt 1979: 197; O’Brien 2010: 317). Trong nhiều khía cạnh, cấu trúc của cuốn sách tưởng là đơn giản. Nó bắt đầu với một phác thảo về một số tuyên bố và tiền đề chính của nó, trong phần giới thiệu mà chính tác giả của nó đã mô tả là “có tính bút chiến” (polemic) (Clarke 1968: 3). Sau đó, cuốn sách phác thảo lý thuyết hệ thống (chương 2), bản chất của văn hóa là thông tin (chương 3), phân loại phân cấp dữ liệu khảo cổ bao gồm các thuộc tính, hiện vật, loại hình, tập hợp, nhóm văn hóa và các phức hợp công nghệ (chương 4- 8), thảo luận về cách thức mà dữ liệu dân tộc học có thể và không liên quan đến các thực thể có thể quan sát về phương diện khảo cổ học (chương 9), tiếp theo là xem xét thêm về các quá trình mà các thực thể khảo cổ học nắm được, bị mất đi và biến đổi theo thời gian và không gian (chương 10). Phần thứ hai của cuốn sách (có tiêu đề Phương pháp) liên quan đến phân loại bằng số và thao tác thống kê, phương pháp máy tính và nghiên cứu trường hợp, mang tính chất tiên phong của khung tổng thể, chắc chắn không phải lúc nào cũng phù hợp với mục đích của ông (chương 11-13 ). Cuốn sách kết thúc với một chương (14) có tiêu đề hấp dẫn “Tóm tắt và kết luận”.
Một cấu trúc như vậy gây nhầm lẫn về tính phức tạp và mật
độ của các tư tưởng được ních
đầy trong 664 trang sách. Việc Clarke đã dùng hơn 226 trang để mô tả cách thức ghi chép khảo cổ bao gồm các thuộc tính, hiện vật, loại hình, tập hợp và những kết hợp rườm rà hơn
nữa, có lẽ đã chỉ ra còn thêm một điều gì đó hiện diện. Điều này có lẽ, một phần, là hậu quả của mật độ và sự phong phú của các tư tưởng lan tỏa lần
đầu tiên được bộc
lộ bởi một con người (có lẽ vô cùng đáng
hồi tưởng)
chỉ mới 30 tuổi lúc
viết ra chúng. Đôi khi AA chắc cũng có thể gây bực dọc. Ở trang 182,
Clarke đã trình bày một sơ đồ được sao chép rộng rãi có tên là Cách thức đưa mô hình vào hệ thống, với nhận thức muộn có thể được coi là một nỗ lực ban đầu để mô hình hóa
học tập xã hội trong bối cảnh biến đổi thuộc tính nhân tạo nội tại và xuyên suốt các quần thể hiện vật. Sơ đồ này
được kết nối (thông qua chú thích) với hai sơ đồ khác, một ở trang 639 và
một ở trang 650, gần như ở cuối
cuốn sách. Trong sơ đồ này, ông cũng giới thiệu các thuật ngữ là chìa khóa để hiểu các
ý tưởng rộng lớn hơn, như ‘Designata’, Conceptat’ và ‘Percepta’. Tuy nhiên, cho
đến trang 649
các thuật ngữ này vẫn
không thực sự được định nghĩa. Tương tự, các đơn vị đa hợp (polythetic) (không rời rạc) được thảo luận
đầu tiên với độ dài ở các trang 37-38, một sơ đồ minh họa các khía cạnh liên quan đến vấn đề này được thể hiện ở trang 56, được
minh họa và tái mở rộng
ở trang 246, liên quan đến các khái niệm trước đó, lại được minh họa và
mở rộng lại ở trang 300, và cuối cùng tiếp tục được thảo luận và
minh họa lại ở trang 367 trong bối cảnh các ví dụ tộc chí học. Tất nhiên,
điều này trong một chừng mực nào đó có thể được sử dụng như một bằng chứng về
các chủ đề và mạch tư duy mạnh mẽ chạy qua
các phần mở rộng của cuốn sách dày
664 trang, và điều đó chắc sẽ đúng.
Tuy nhiên, sự phân
cách giữa các yếu tố có thể và chỉ nên được hiểu trong mối quan hệ với nhau trở thành một đặc tính cũng đặc
trưng cho AA. Điều này đặc biệt có
vấn đề làm thành chướng
ngại vật cho các yếu tố thấu đáo và kích thích xuất hiện trong các trang ở giữa khiến người đọc phải vất vả hơn để duy trì
cảm giác kết nối. Ở một mức độ nào đó, AA
có thể được tiếp cận một cách hữu ích không phải với tư cách là một lối tự sự đơn lẻ, mà như những cuốn sổ tay được xuất bản của một
nhà tư tưởng sâu sắc và đầy
khơi gợi. Chúng tôi hối
hả nhấn mạnh rằng chúng tôi không hoàn toàn có ý ám chỉ đó là thực chất của AA, là thứ sẽ báo hại cho cấu trúc của
cuốn sách mà Clarke áp đặt cũng
như các tự sự và chủ đề bao quát xuyên suốt văn bản. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng một lối tư duy như vậy
có thể giúp chuẩn bị cho người đọc, cả về bản chất của nhiệm vụ trước mắt họ, cũng như để thực hiện được nhiệm vụ đó.
Trớ trêu thay, với những gì chúng ta vừa nói, phần lớn AA về cơ bản có thể được coi là một đối
số [1] để đạt được độ chính xác
[2] (Clarke 1968: 19). Đó là, độ chính xác trong các quy mô mô tả khảo
cổ học; trong thuật ngữ được sử dụng để mô tả các quá trình văn hóa xã hội có
thể liên quan đến dữ liệu khảo cổ học; và độ chính xác của logic, quy trình và phương pháp.
Như đã được bình luận rộng rãi trong những năm qua, phần lớn các bình luận sau này tập trung
vào vai trò của dữ liệu định lượng và phương pháp thống kê. Tất nhiên, các quy trình phương pháp,
tính toán và thống kê trong nghiên cứu khảo cổ học đã tăng lên và đa dạng theo
nhiều cách khác nhau trong những thập kỷ gần đây, như đã thấy trong tất cả mọi
thứ từ việc sử dụng dữ liệu hệ
gene [3] cổ xưa cho đến các chương trình xác định niên đại carbon phóng xạ thống kê
quy mô lớn (Griffiths 2017). Tuy nhiên, Clarke nhấn mạnh sự cần thiết phải có
độ chính xác về mặt thuật ngữ, logic và lý thuyết, ít nhất phải bằng độ chính
xác của phương pháp.
Ngoài ra, cuốn
sách cũng đã tung ra thêm một số
thông điệp. Chúng bao gồm bản chất hệ thống của các hệ thống văn hóa và đặc
tính vượt thời gian của chúng; văn
hóa (chủ yếu) là một hệ thống thông tin mà mọi người chia sẻ xuyên thời gian và
không gian; các thực thể văn hóa là đa hợp (tức là, giao
nhau trong ít nhất một số thuộc tính và về cơ bản không rời rạc); các đơn vị và
các mô thức được xác định
trong không gian và thời gian không ít ‘thực’ và không ít ‘áp đặt’ so với các đơn vị
và mô thức mà các
nhà dân tộc học
quan sát được, chúng chỉ đơn
giản là khác nhau. Hơn nữa, mặc dù không trực tiếp thể hiện nó, nhưng Clarke xác định rằng
các hệ thống văn hóa và dữ liệu khảo cổ học có phát sinh từ chúng, mang
các thuộc tính và hệ quả thiết yếu của một hệ thống tiến hóa có
nguồn gốc biến đổi. Để làm cho những vấn đề này trở nên có nghĩa, AA không nao núng tung thêm một thông điệp nữa. Tuy nhiên, hầu hết khảo cổ học có
thể và nên dựa vào
các chuyên ngành khác để
có được các nguồn ý tưởng, phương pháp và khái niệm giúp nhận thức được các hệ thống văn hóa
của con người, lĩnh vực khảo cổ học sở hữu “nguồn dữ liệu đặc biệt” liên
quan đến mục đích cuối cùng của nó (AA: 14).
Những dữ liệu đặc biệt này – hiện
vật, các thuộc tính, sự biến đổi và phân tán của chúng theo thời
gian và không gian - làm cho khảo cổ học trở thành “một môn học có đặc
quyền của nó” (AA: 13). Trái ngược với Binford (1962), đi theo Willey và Phillips (1958: 2) tuyên bố rằng
“khảo cổ học là
nhân học hoặc không là
gì cả”, Clarke nhấn mạnh khi kết luận rằng
“khảo cổ học là khảo
cổ học, là khảo cổ học.”
(AA: 13). Khẳng quyết này đã đặt ‘chất liệu’ vật chất vào
trung tâm của mọi
nỗ lực khảo cổ học và nhấn mạnh các khía cạnh hình thức không gian và thời
gian duy nhất (thay đổi và ổn định) là thế mạnh quyết định của nó. Khảo cổ
học có liên quan đến, và phải kết nối với các ngành khác, nhưng dữ liệu và đóng
góp của nó là duy nhất, là cách tiếp cận
bắt buộc.
Xin được bình luận thêm về một số khía cạnh trong những vấn đề này. Clarke không chỉ đơn giản hài lòng với thực tế là các mô thức khảo cổ học có thể không cùng kiểu loại hoặc là thứ giống như những gì các nhà nhân học quan sát được ở các dân tộc đang sống bằng cách trực tiếp nghiên cứu hành vi của con người. Đối với Clarke (AA: 372), các mô thức khảo cổ học có thể được xác định theo thời gian và không gian, “tuyệt đối không phải là một yếu tố không đáng kể so với các tập mô thức bộ lạc, ngôn ngữ học hoặc lịch sử - chúng chỉ khác nhau mà thôi”. Clarke đã nhận thấy những điều này theo một số ý nghĩa đánh dấu các điểm tương tác xã hội, khi cho rằng các mô thức không–thời gian khảo cổ học tạo thành “một thực thể thực sự tồn tại đánh dấu sự kết nối thực sự” mà tình trạng thiếu kết nối với các thực thể ngôn ngữ tộc người “không làm cho nó trở nên kém thực hoặc ít quan trọng hơn” (AA : 364). Điều đó không có nghĩa là các vấn đề dân tộc học hay nhân học không phải là mối quan thiết trọng tâm đối với các nhà khảo cổ học, vì chương 9 của AA đã nói rất rõ. Thay vào đó, các nhận xét này cần được nhìn nhận trong bối cảnh cuốn sách nhấn mạnh vào việc phân định các mô thức và các thực thể khảo cổ học – trong khuôn khổ khảo cổ học (nghĩa là vật chất) và vận hành ở các cấp độ khác nhau – nhưng đều quan thiết đến các vấn đề nhân học rộng hơn .
Clarke đã đề cập đến một số ý tưởng trung tâm của mình về việc phân tích cấu trúc của hồ sơ hiện vật với tư cách là “hình thái học văn hóa - cultural morphology” (AA: 83). Có thể sử dụng một cụm từ hay hơn là "hình thái học của văn hóa" (the morphology of culture), đặc biệt là nếu người ta nỗ lực để hiểu điều mà Clarke muốn nói bằng văn hóa với tư cách là hệ thống thông tin được chia sẻ, còn “hình thái học” thì đề cập đến kết quả vật chất không-thời gian của nó như đã thấy về phương diện khảo cổ học, và được đo bằng các quy mô khác nhau. Đối với Clarke, văn hóa là một “hệ thống thông tin”, bao gồm các ý tưởng và “các phương thức hành vi học được cũng như các biểu hiện vật chất của nó, về phương diện xã hội được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và từ một xã hội hoặc cá nhân này sang một xã hội và cá nhân khác” (AA: 19). Cấu phần thiết yếu này chính là cái mà cuốn sách bám chặt.
Mối liên hệ này với
văn hóa, với tư cách là thông tin truyền
tải về phương diện xã hội và có thể
đo lường được về mặt khảo cổ khi thay đổi các mô thức không-thời gian, đã trực tiếp kết nối AA với các thế hệ nhà khảo cổ trước đây thuộc truyền thống ‘lịch sử văn hóa’. Như Shennan (1989: 834) từng viết “Clarke đã tiếp cận văn hóa tương tự
như cách tiếp cận truyền thống [tức là, lịch sử văn hóa] đã làm, còn Khảo cổ học Mới thì không.” Nói
một cách công bằng, như Sherratt (1979: 197) đã lưu ý, về phương diện này, AA đồng thời “nhìn cả về quá khứ lẫn tương lai.” Việc Clarke tìm được một nguồn cảm hứng
nào đó đối với các khía cạnh thống
kê và phương pháp luận của AA từ các công trình gần đây được các
nhà khảo cổ học Bắc Mỹ thực hiện, đã được
ghi nhận trong một thời gian (Chapman 1979: 124). Tương tự, các gợi ý cho rằng AA kết nối theo một số cách với
truyền thống tri
thức bắt nguồn từ Gordon Childe cũng đã được đưa ra (Chapman 1979: 123; Shennan
1989: 833). Tuy nhiên, về mặt
triết học, thậm chí các
gắn kết mạnh mẽ hơn với các ý tưởng từ các nhà nhân học người Mỹ trước đó như
Alfred Kroeber (mà
bốn công trình của ông được AA
trích dẫn so với chỉ một công
trình duy nhất của Childe) cũng dễ
dàng nhận ra trong suốt cuốn
sách. Đặc biệt là trường hợp liên quan đến việc truyền tải và truyền bá văn hóa quan sát được về mặt khảo cổ học trong
các mô thức tạo tác qua thời gian và
không gian. Với một số trường hợp ngoại lệ hiếm gặp, chẳng hạn như Mời tham gia Khảo cổ học (Invitation to Archaeology) của Deetz (được xuất bản chỉ vài tháng trước
đó và có một số điểm tương đồng về
các từ viết tắt với AA),
điều này trái ngược với chính sách tiêu thổ của Khảo cổ học Mới. Theo đó, yếu tố triết học Clarke này đã gây nên sự chỉ trích mạnh
mẽ của Binford (1972). Trong
những năm sau đó, vai trò trung tâm của văn hóa với tư cách là hệ thống thông
tin và mối quan hệ của nó với hiện vật tạo tác, các đặc điểm của
chúng và các mô hình không gian và thời gian rộng hơn chính là khía cạnh chưa hề được AA
khám phá (Shennan 1989). Mặc dù thành công trong việc giải quyết các vấn đề khác, nhưng ‘Khảo
cổ học Quá trình’ đã đưa ra hầu hết cái thứ không hợp thời
này, nếu không làm
cho thấm nhuần quan niệm về ‘lịch sử văn hóa’ như
là một từ
dơ dáy, cổ lỗ, nghèo
thông tin lý thuyết và, do đó, không thích đáng.
Trong khi AA có thể được coi là nhấn mạnh việc xem xét các dạng mô thức theo không gian và thời gian phù hợp với các cách tiếp cận trước đó (xem, ví dụ, Lyman et al. 1997), Clarke rõ ràng kêu gọi tăng độ chính xác và tinh vi bằng cách sử dụng các mô thức khảo cổ học và các quá trình liên quan đến sự hình thành của chúng được thụ nhận, mô tả, định lượng và phân tích một cách logic. Liên quan đến sự phê phán của ông về một số cung cách trước kia, trong đó điều này đã được thực hiện về mặt khảo cổ, thì bản thân Clarke không thể bị buộc tội là e rè được (AA: xiii, 131; 1973).
Khảo cổ học phân tích và khảo cổ học văn hóa - tiến hóa: một hậu duệ gần đây? “Các quá trình chính yếu là những quá trình biến đổi không thể tránh khỏi, sự phát triển đa tuyến [phân nhánh các dòng truyền tải văn hóa], phát minh, truyền bá và lựa chọn văn hóa. Kết hợp trong nhiều hoán vị và trạng huống, các quá trình này tạo ra các quá trình phức tạp như sự tích hợp văn hóa, tăng trưởng văn hóa, phân rã và tan rã. (D.L. Clarke, AA: 22)
Với nhiều điều đã nói ở trên, sự trùng lặp giữa một số nguyên lý trung tâm của cách tiếp cận Clarke, như được mô tả trong AA và các công trình gần đây đôi khi được dán nhãn ‘khảo cổ học tiến hóa’. Thật vậy, những người sử dụng khuôn khổ rộng lớn ấy thường dễ dàng thừa nhận mối liên hệ này ở một mức độ nào đó (ví dụ: O’Brien and Lyman 2000; Shennan 2002, 2004; Lycett 2015). Các cách tiếp cận đương đại đối với tiến hóa văn hóa, trong đó khảo cổ học tiến hóa là một phần, theo Darwin khi nhấn mạnh rằng tiến hóa là một quá trình ‘truyền lại bằng sự biến đổi’ dựa trên biến thể có thể di truyền và sự sao chép khác biệt của biến thể đó theo thời gian và không gian. Những nguyên tắc như vậy cũng là cốt lõi của AA. Clarke (AA: 152) đã lưu ý cách thức mà “b[iến] thể không thể tránh khỏi trong số các hiện vật cũng như các thuộc tính của chúng, và sự thay đổi mức độ dân số là cơ sở của sự thay đổi phát triển.” Đối với Clarke (AA: 161), một số biến thể không thể tránh khỏi này là kết quả của đức tài khéo và sáng tạo của con người, như trích dẫn ở đầu phần này nhấn mạnh, nhưng quan trọng là, một số kết quả thuộc lĩnh vực này còn do các nhân tố ngẫu nhiên “từ sự bất lực của con người mà sao chép lặp đi lặp lại và chính xác … ngay cả khi mong muốn sao chép chính xác.” Trong khi đó, thông qua học tập xã hội, “thực thể dân số có 'tính di truyền' - và quỹ đạo tiền lệ” (AA: 134) nhưng cái “biến thể không thể tránh khỏi lại chính là cơ sở của sự thay đổi phát triển, cung cấp cơ chế theo đó một loại hình hiện vật hoặc tập hợp hiện vật phát triển thành một loại hình hoặc tập hợp khác” (AA: 161).
Trong những năm gần đây,
các tiếp cận văn hóa - tiến hóa đã tích cực theo đuổi nhiều tuyến tư tưởng ấy. Không gian ngăn
chặn bất cứ thứ gì giống như một đánh giá đầy đủ (xem Shennan 2011; Mesoudi 2011; Lycett 2015; để biết một loạt các ví
dụ có liên quan xuất hiện trong vòng 20 năm qua). Tuy nhiên, các nhà khảo cổ
học tiến hóa đã thể
hiện mối quan thiết được làm mới lại trong việc lần theo tuyến trao truyền xã hội và những tác động vật chất của nó (chẳng
hạn, Lipo et al. 1997; Bettinger and Eerkens 1999; Kohler et al. 2004; Buchanan
and Hamilton 2009; Shennan et al. 2015), xem xét các tuyến trao truyền và phân rẽ, phát tán
và hội tụ của chúng (ví dụ: O'Brien và cộng sự 2001; Harmon et al. 2006;
Lipo et al. 2006; VanPool et al. 2008; Jennings và Waters 2014; Prentiss et al.
2015), xem xét biến thể không-thời gian
trong các hiện vật bằng cách sử dụng các mô hình và nguyên tắc tiến hóa (ví dụ: Neiman 1995;
Lyman et al. 2009; Lipo et al. 2010; Okumura và Araujo 2014; Eren et al. 2015; Buchanan
et al. 2016), nghiên cứu sự thay đổi trong bối
cảnh trôi dạt và chọn lọc
(ví dụ, Shennan và Wilkinson 2001; Lycett 2008; Brantingham và Perreault
2010; Cochrane et al. 2013) và sử dụng các bộ dữ liệu dân tộc học và dân tộc
học lịch sử để thông báo mức
độ hiểu biết về biến thể hiện
vật và hành vi của nó khi phụ thuộc vào các lực lượng tiến
hóa (Jordan và Shennan 2003; Rogers và cộng sự. 2009; Tehrani et al. 2010;
Jordan 2015; Lycett 2017). Mô phỏng máy tính, một cách tiếp cận mà Clarke thừa nhận giá trị
tương lai của
nó cũng đã được sử dụng để mô hình hóa các vấn đề cốt lõi của cách tiếp cận được phác thảo trong AA (ví dụ: Neiman 1995; Crema et al.
2014; Rorabaugh 2014) và vai trò của lỗi sao chép trong các truyền thống tạo tác hiện vật ngày càng được chú ý nhiều hơn (ví
dụ, Eerkens 2000; Eerkens và Lipo 2005; Hamilton và Buchanan 2009; Kempe et al.
2012; Schillinger et al. 2016). Tóm lại, ở đây có nhiều điều mà chúng ta
có thể thừa nhận là có liên quan đến các yếu tố chủ chốt trong mối quan thiết của Clarke như được
mô tả trong AA.
___________________________________________
Còn nữa…
Nguồn: Lycett, Stephen J. and Stephen J. Shennan (2018). David
Clarke’s Analytical Archaeology at
50, Journal
World Archaeology, Volume 50,
2018 - Issue 2: The
Archaeology of Celebrations.
Tác giả:
1. Tiến sĩ Stephen J. Lycett là một nhà nhân chủng học tiến hóa và nhà khảo cổ nhân học, chuyên khảo sát các tương tác giữa các khía cạnh văn hóa và sinh học trong quá trình tiến hóa của chúng ta. Trọng tâm nghiên cứu của ông là trao truyền văn hóa, học tập xã hội và các thức mà các nhân tố này tác động đến các mô thức trong các dữ liệu văn hóa. Ông là Giám đốc Phòng thí nghiệm Nhân học Tiến hóa và Khảo cổ Nhân học, và là Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học Khảo cổ học, Tạp chí Tiến hóa Người và Nhân học Tiến hóa.
2. Giáo sư Viện sĩ Stephen J. Shennan là một nhà khảo cổ học và học thuật người Anh, Từ năm 1996, ông là GS. khảo cổ học lý thuyết. Ông là giám đốc ViệnKhảo cổ học tại Đại học College London từ năm 2005 đến 2014. Shenan tập trung vào tiến hóa văn hóa và khảo cổ học theo thuyết Darwin, áp dụng các lý thuyết sinh thái học tiến hóa và cây phát sinh chủng loại vào Khảo cổ học. Vào tháng 7 năm 2006 Shenan được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Anh quốc.
1. Tiến sĩ Stephen J. Lycett là một nhà nhân chủng học tiến hóa và nhà khảo cổ nhân học, chuyên khảo sát các tương tác giữa các khía cạnh văn hóa và sinh học trong quá trình tiến hóa của chúng ta. Trọng tâm nghiên cứu của ông là trao truyền văn hóa, học tập xã hội và các thức mà các nhân tố này tác động đến các mô thức trong các dữ liệu văn hóa. Ông là Giám đốc Phòng thí nghiệm Nhân học Tiến hóa và Khảo cổ Nhân học, và là Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học Khảo cổ học, Tạp chí Tiến hóa Người và Nhân học Tiến hóa.
2. Giáo sư Viện sĩ Stephen J. Shennan là một nhà khảo cổ học và học thuật người Anh, Từ năm 1996, ông là GS. khảo cổ học lý thuyết. Ông là giám đốc ViệnKhảo cổ học tại Đại học College London từ năm 2005 đến 2014. Shenan tập trung vào tiến hóa văn hóa và khảo cổ học theo thuyết Darwin, áp dụng các lý thuyết sinh thái học tiến hóa và cây phát sinh chủng loại vào Khảo cổ học. Vào tháng 7 năm 2006 Shenan được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Anh quốc.
Ghi chú của người dịch:
[1]
Đối số: Trong toán học, đối
số của một hàm là một giá trị phải có để có được kết quả của hàm,
còn được gọi là một biến độc lập. Ví dụ, hàm nhị phân f (x, y) = (x2
+ y2) có hai đối số, x và y, trong một cặp có thứ tự (x, y). Hàm
siêu bội
là một ví dụ về hàm bốn đối số; số lượng đối số mà một hàm
có được gọi là số
đối số (arity) của hàm. Một
hàm lấy một đối số duy nhất làm đầu vào, chẳng hạn như hàm f (x) = x2
thì được gọi là hàm đơn phân
(unary function); hàm có hai hoặc nhiều biến
thì được coi là có một miền bao gồm các cặp theo thứ
tự hoặc bộ dữ liệu của các giá trị đối số; đối số của hàm vòng là một góc; đối số của hàm giải tích hyperbol là góc
hyperbol. Một hàm toán học có một hoặc nhiều đối số dưới dạng các biến độc lập,
cũng có thể chứa các tham số;
các biến độc lập được đề cập trong danh mục các đối số
mà hàm có
được, trong khi các tham số thì không [Ơn Giời, ngày xưa từ Khoa sử Mễ Trì mò lên
Thượng Đình học trộm toán của thầy Vinh, thầy Quốc, và sau này khi đi làm ở
Viện Khảo cổ có lê la học thêm thầy Hoàng Phương ở Hàng Chuối nên còn ghi chép
và nhớ được tí tẹo].
[2] Độ chính xác (precision): liên quan đến lượng thông tin được truyền đạt bởi số các chữ số; nó cho thấy
mức độ
gần sát của hai hoặc nhiều phép
đo với nhau. Chẳng hạn nếu nhà khảo cổ học cân một chiếc chopper năm lần và mỗi lần có được
số đo là 1,321 kg thì phép đo của họ là rất chính xác. Độ
chính xác chính là một giá trị bằng số thập phân sau
số
nguyên và nó không liên quan đến mức chính xác (accuracy) là mức độ tin cậy của một kết quả đo hay
quan trắc thường được đo bằng sai số, tức là độ sai lệch so với giá trị “thực”
của kết quả đo hay quan trắc đó. Các khái niệm về độ
chính xác (precision) và mức chính xác (accuracy) gần như liên quan với nhau, và rất dễ bị nhầm lẫn.
Độ chính xác là một số hiển thị một lượng các chữ số, và nó thể hiện
giá trị của số đó. Ví dụ giá trị thích hợp của số pi là 3,14 và là xấp xỉ chính xác của nó.
Nhưng chữ số đo độ chính xác của nó là 3,14159265358…v.v.
[3] Dữ liệu hệ gene thuộc Genomics – Hệ
gen học - người Trung Quốc gọi là Cơ nhân tố học, 基因组学, là một lĩnh vực sinh học liên ngành tập trung vào cấu trúc, chức năng, tiến
hóa, lập bản đồ và chỉnh sửa bộ gen. Bộ gen là bộ DNA hoàn chỉnh của một sinh vật,
bao gồm tất cả các gen của nó. Trái ngược với di truyền học, nghiên cứu về các
gen riêng lẻ và vai trò của chúng trong di truyền, Genomics nhắm vào đặc tính tập thể và định
lượng của tất cả các gen của một sinh vật, mối liên hệ và ảnh
hưởng của chúng đối với sinh vật. Các gen có thể điều khiển việc sản xuất protein với sự hỗ trợ của các enzyme và các phân tử truyền
tin. Đổi lại, protein tạo nên các cấu trúc cơ thể như các cơ quan, các mô cũng như kiểm soát các phản ứng hóa học và mang tín hiệu giữa các tế
bào. Genomics cũng liên quan đến giải trình tự và phân tích bộ gene thông qua việc sử dụng trình tự DNA và tin sinh học thông lượng cao để lắp
ráp và phân tích chức năng và cấu trúc của toàn bộ bộ gen. Những tiến bộ trong nghiên cứu bộ gene đã tạo ra một cuộc cách mạng
trong sinh học hệ thống và nghiên cứu khám phá để tạo điều kiện cho sự hiểu biết về cả các hệ thống
sinh học phức tạp nhất như bộ não. Lĩnh vực này cũng
bao gồm các nghiên cứu về hiện tượng liên gene (trong bộ gen) như tính át gene, tính đa tính trạng, ưu
thế lai và các tương tác khác giữa vị trí gene trên nhiễm sắc
thể và alen (thành
tố của 1 cặp hoặc chuỗi chứa đựng thông tin di truyền, nằm ở một vị trí nhất định
trên nhiễm sắc thể tương đồng và nó bị chia tách trong sự hình thành các giao tử)
trong bộ gene.
References
Bettinger, R.L. and Eerkens, J. 1999. Point typologies, cultural
transmission, and the spread of bow-andarrow technology in the prehistoric
Great Basin. American Antiquity, 64: 231-242.
Binford, L.R. 1962. Archaeology as anthropology. American
Antiquity, 28: 217-225.
Binford, L.R. 1972. Contemporary model building: paradigms and the
current state of Palaeolithic research. In Models in Archaeology (ed
D.L. Clarke). London: Methuen, pp.109-166.
Binford, S.R. and Binford, L.R. (ed.). 1968. New Perspectives
in Archaeology. Chicago: Aldine.
Bortolini, E., Paganim, L., Crema, E.R., Sarno, S., Barbieri, C.,
Boattini, A., Sazzini, M., da Silva, S.G.,
Martini, G., Mespalu, M., Pettener, D., Luiselli, D., Tehrani,
J.J. 2017. Inferring patterns of folktale diffusion using genomic data. Proceedings
of the National Academy of Science USA doi: 10.1073/pnas.1614395114.
Boyd, R. and Richerson, P.J. 1985. Culture and the Evolutionary
Process. Chicago: University of Chicago Press.
Brantingham, P.J. and Perreault, C. 2010. Detecting the effects of
selection and stochastic forces in archaeological assemblages. Journal
Archaeological Science, 37: 3211-3225.
Buchanan, B. and Hamilton, M. 2009. A formal test of the origin of
variation in North American early Paleoindian projectile points. American
Antiquity, 74: 279-298.
Buchanan, B., Hamilton, M.J., Kilby, J.D. and Gingerich, J.A.
2016. Lithic networks reveal early regionalization in late Pleistocene North
America. Journal of Archaeological Science, 65: 114-121.
Cavalli-Sforza, L.L. and Feldman, M.W. 1981. Cultural
Transmission and Evolution: A Quantitative Approach. Princeton, NJ:
Princeton University Press.
Chapman, R. 1979. ‘Analytical Archaeology’ and after. In Hammond,
N., Isaac, G., Chapman, R., Sherratt, and Shennan, S. (Eds.), Analytical
Archaeologist: London: Academic Press, pp.109-144.
Clarke, D.L. 1968. Analytical Archaeology. London: Methuen.
Clarke, D.L. 1973. Archaeology: the loss of innocence. Antiquity,
47: 6-18.
Cochrane, E.E., Rieth, T.M. and Dickinson, W.R. 2013. Plainware
ceramics from Sāmoa: insights into ceramic chronology, cultural transmission,
and selection among colonizing populations. Journal of Anthropological
Archaeology, 32: 499-510.
Crema, E.R., Kerig, T. and Shennan, S. 2014. Culture, space, and
metapopulation: a simulation-based study for evaluating signals of blending and
branching. Journal of Archaeological Science, 43: 289-298.
Deetz, J. 1967. Invitation to Archaeology. New York: The
Natural History Press.
Eerkens, J.W. 2000. Practice makes within 5% of perfect: visual
perception, motor skills, and memory in artifact variation. Current
Anthropology, 41: 663-668.
Eerkens, J.W. and Lipo, C.P. 2005. Cultural transmission, copying
errors, and the generation of variation in material culture and the
archaeological record. Journal of Anthropological Archaeology, 24:
316-334.
Eerkens, J.W. and Lipo, C.P. 2007. Cultural transmission theory
and the archaeological record: context to understanding variation and temporal
changes in material culture. Journal of Archaeological Research, 15:
239-274.
Eren, M.J., Buchanan, B. and O’Brien, M.J. 2015. Social learning
and technological evolution during the Clovis colonization of the New World. Journal
of Human Evolution, 80: 159-170.
Griffiths, S. 2017. We’re all cultural historians now: revolutions
in understanding archaeological theory and scientific dating. Radiocarbon,
59: 1347-1357.
Hamilton, M.J. and Buchanan, B. 2009. The accumulation of
stochastic copying errors causes drift in culturally transmitted technologies:
quantifying Clovis evolutionary dynamics. Journal of Anthropological Archaeology,
28: 55-69.
Hammond, N., Isaac, G., Chapman, R., Sherratt, A. and Shennan, S.
(Eds.) 1979. Analytical Archaeologist: Collected Papers of David L. Clarke.
London: Academic Press.
Harmon, M.J., Van Pool, T.L., Leonard, R.D., Van Pool, C.S., and
Salter, L.A. 2006. Reconstructing the flow of information across time and
space: a phylogenetic analysis of ceramic traditions from pre Hispanic western
and northern Mexico and the American southwest. In Mapping Our Ancestors:
Phylogenetic Approaches in Anthropology and Prehistory (eds C.P.
Lipo, M.J. O'Brien, M. Collard, S. Shennan). New Brunswick: Aldine Transaction,
pp. 209-229.
Hodder, I. 1991. Reading the Past. Cambridge: Cambridge
University Press.
Hodder, I., Isaac, G. and Hammond, N. 1981. Pattern of the
Past: Studies in Honour of David Clarke. Cambridge: Cambridge University
Press.
Jennings, T.A. and Waters, M.R. 2014. Pre-Clovis lithic technology
at the Debra L. Friedkin site, Texas: Comparisons to Clovis through site-level
behavior, technological trait-list, and cladistic analyses. American Antiquity
79: 25-44.
Johnson, M. 1999. Archaeological Theory: An Introduction.
Oxford: Blackwell.
Jordan, P. 2015. Technology as Human Social Tradition: Cultural
Transmission among Hunter-Gatherers. Berkeley: University of California
Press.
Jordan, P. and Shennan, S. 2003. Cultural transmission, language,
and basketry traditions amongst the California Indians. Journal of
Anthropological Archaeology, 22: 42-74.
Kempe, M., Lycett, S.J. and Mesoudi, A. 2012. An experimental test
of the accumulated copying error model of cultural mutation for Acheulean
handaxe size. PLoS One, 7: e48333.
Kohler, T.A., Van Buskirk, S. and Ruscavage-Barz, S. 2004. Vessels
and villages: evidence for conformist transmission in early village
aggregations on the Pajarito Plateau, New Mexico. Journal of Anthropological
Archaeology, 23: 100-118.
Leonard, R.D. 2001. Evolutionary archaeology. In Archaeological
Theory Today (ed I. Hodder), Oxford: Polity/Blackwell, pp.65-97.
Lipo, C.P., Madsen, M.E., Dunnell, R.C. and Hunt, T. 1997.
Population structure, cultural transmission, and frequency seriation. Journal
of Anthropological Archaeology, 16: 301-333.
Lipo, C.P., O'Brien, M.J., Collard, M. and Shennan, S. 2006.
Cultural phylogenies and explanation: why historical methods matter. In Mapping
Our Ancestors: Phylogenetic Approaches in Anthropology and Prehistory (Eds
Lipo, C.P., O'Brien, M.J., Collard, M., Shennan, S.). New Brunswick: Aldine
Transaction, pp. 3-16.
Lipo, C.P., Hunt, T.L. and Hundtoft, B. 2010. Stylistic
variability of stemmed obsidian tools (mata’a), frequency seriation, and the
scale of social interaction on Rapa Nui (Easter Island). Journal of Archaeological
Science, 37: 2551-2561.
Lycett, S.J. 2008. Acheulean variation and selection: does handaxe
symmetry fit neutral expectations? Journal of Archaeological Science,
35: 2640-2648.
Lycett, S.J. 2015. Cultural evolutionary approaches to artifact
variation over time and space: basis, progress, and prospects. Journal of
Archaeological Science, 56: 21-31.
Lycett, S.J. 2017. Cultural patterns within and outside of the
post-contact Great Plains as revealed by parfleche characteristics:
Implications for areal arrangements in artifactual data. Journal of
Anthropological Archaeology, 48: 87-101.
Lyman, R.L., O’Brien, M.J. and Dunnell, R.C. 1997. Americanist
Culture History: Fundamentals of Time, Space, and Form. New York: Plenum
Press.
Lyman, R.L., Vanpool, T.L. and O’Brien, M.J.. 2009. The diversity
of North American projectile-point types, before and after the bow and arrow. Journal
of Anthropological Archaeology, 28: 1-13.
Mesoudi, A. 2011. Cultural Evolution: How Darwinian Theory can
Explain Human Culture and Synthesize the Social Sciences. Chicago
University Press, Chicago.
Mesoudi, A. 2017. Pursuing Darwin’s curious parallel: prospects
for a science of cultural evolution. Proceedings of the National Academy of
Sciences, 114: 7853-7860.
Neiman, F.D. 1995. Stylistic variation in evolutionary
perspective: inferences from decorative diversity and interassemblage distance
in Illinois Woodland ceramic assemblages. American Antiquity, 60: 7-36.
O’Brien, M.J. 2010. The future of Paleolithic studies: A view from
the New World. In New Perspectives on Old Stones: Analytical Approaches to
Paleolithic Technologies (eds S.J. Lycett and P.R. Chauhan). New York:
Springer, pp. 311-334.
O’Brien, M.J. and Lyman, R.L. 2000. Applying Evolutionary
Archaeology: A Systematic Approach. Plenum, New York.
O’Brien, M.J., Darwent, J. and Lyman, R.L. 2001. Cladistics is
useful for reconstructing archaeological phylogenies: Palaeoindian points from
the southeastern United States. Journal of Archaeological Science, 28:
1115-1136.
Okumura, M. and Araujo, A.G. 2014. Long-term cultural stability in
hunter–gatherers: a case study using traditional and geometric morphometric
analysis of lithic stemmed bifacial points from Southern Brazil. Journal of
Archaeological Science, 45: 59-71.
Parker-Pearson, M. 1998. The beginning of wisdom. Antiquity,
72: 680-686.
Prentiss, A.M., Walsh, M.J., Foor T.A. and Barnett, K.D.. 2015.
Cultural macroevolution among high latitude hunter–gatherers: a phylogenetic
study of the Arctic Small Tool tradition. Journal of Archaeological
Science, 59: 64-79.
Rogers, D.S., Feldman, M.W. and Ehrlich, P.R. 2009. Inferring
population histories using cultural data. Proceedings of the Royal Society B,
276: 3835-3843.
Rorabaugh, A.N. 2014. Impacts of drift and population bottlenecks
on the cultural transmission of a neutral continuous trait: an agent based
model. Journal of Archaeological Science, 49: 255-264.
Schillinger, K., Mesoudi, A. and Lycett, S.J. 2016. Copying error,
evolution, and phylogenetic signal in artifactual traditions: an experimental
approach using “model artifacts.” Journal of Archaeological Science, 70:
23-34.
Shennan, S.J. 1989. Archaeology as archaeology or as anthropology?
Clarke’s Analytical Archaeology and the Binfords’ New Perspectives in
Archaeology 21 years on. Antiquity, 63: 831-835.
Shennan, S.J. 2002. Genes, Memes and Human History: Darwinian
Archaeology and Cultural Evolution. London: Thames and Hudson.
Shennan, S.J. 2004. Analytical archaeology. In A Companion to
Archaeology (ed J. Bintliff). Oxford: Blackwell, pp. 3-20.
Shennan, S.J. 2011. Descent with modification and the
archaeological record. Philosophical Transactions of the Royal Society B,
366: 1070-1079.
Shennan, S.J. and Wilkinson, J.R. 2001. Ceramic style change and
neutral evolution: a case study from Neolithic Europe. American Antiquity,
66: 577-593.
Shennan, S.J., Crema, E. and Kerig, T. 2015.
Isolation-by-distance, homophily, and ‘core’ vs. ‘package’ cultural evolution
models in Neolithic Europe. Evolution and Human Behavior, 36: 103-109.
Sherratt, A. 1976. Obituary: David Clarke. Nature, 262:
634.
Sherratt, A. 1979. Problems in European prehistory. In Analytical
Archaeologist (eds N. Hammond, G. Isaac, R. Chapman, Sherratt, A. and S.
Shennan). London: Academic Press, pp.193-206.
Small, H.G. Cited documents as concept symbols. Social Studies
of Science, 8: 327-340.
Sinclair, A. 2016. The intellectual base of archaeological
research 2004-2013: a visualisation and analysis of its disciplinary links,
networks of authors and conceptual language. Internet Archaeology 42 https://doi.org/10.11141/ia.42.8
Stark, M.T., Bowser, B.J. and Horne, L. 2008. Cultural
Transmission and Material Culture: Breaking Down Boundaries. Tucson:
University of Arizona Press.
Sommerhoff, G. 1950. Analytical Biology. Oxford: Oxford
University Press.
Tehrani, J.J., Collard, M. and Shennan, S.J. 2010. The
co-phylogeny of populations and cultures: reconstructing the evolution of
Iranian tribal craft traditions using trees and jungles. Philosophical Transactions
of the Royal Society B, 365: 3865-3874.
Trigger, B.G. 1989. A History of Archaeological Thought.
Cambridge: Cambridge University Press.
Vanpool, T.L., Palmer, C.T. and Vanpool, C.S.. 2008. Horned
serpents, tradition, and the tapestry of culture. In Cultural Transmission
and Archaeology: Issues and Case Studies (ed M.J. O’Brien).
Washington, D.C.: Society for American Archaeology Press, pp.
77-90.
Willey, G.R. and Phillips, P. 1958. Method and Theory in
Archaeology. Chicago: University of Chicago Press.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét