Về chuyện yêu Việt Nam, những chiếc
bàn hình chữ nhật, ghế bố và
di tích văn hóa Chiến tranh Lạnh
Le Minh Khai
Người dịch:
Hà Hữu Nga
Vài ngày trước đây, có một bài trên báo Dân Trí* viết về việc người Việt thèm thuồng được nghe người nước ngoài nói họ yêu Việt Nam.
Rõ ràng khi đội
bóng Manchester City chơi ở Việt
Nam thời gian gần đây, có ai đó đã cố nài mớm một số cầu
thủ nói "Xin chào Việt
Nam" và "Tôi yêu Việt Nam", nhưng các cầu thủ đó
lại lờ đi lời nài mớm ấy. Điều này làm phiền lòng một số người Việt, nhưng nó lại
khiến cho tác giả của bài báo phải
đặt câu hỏi là tại sao người
Việt lại
muốn được nghe người nước
ngoài nói rằng họ yêu Việt Nam.
Thực sự, trong nhiều năm qua các du khách nước ngoài thường được mớm những câu như "Tại sao bạn yêu Việt Nam?" Hoặc
"Điều gì làm cho bạn yêu thích Việt Nam?", cứ như thể sự hiện diện thể chất đơn thuần của họ trên
đất nước này
chính là bằng chứng về tình yêu
của họ đối với quốc gia ấy vậy.
Và trong khi cho đến bây giờ vô số người nước ngoài công khai bày tỏ tình yêu của họ đối với dân tộc Việt Nam, và trong khi cho đến bây giờ Việt Nam về cơ bản đã bắt đầu lập trình về phương diện văn hóa để mong đợi được nghe người nước ngoài nói rằng họ yêu Việt Nam, thì tác giả của bài viết trên báo Dân Trí lại cho rằng tình yêu Việt Nam không phải là một cái gì đó mà người Việt Nam phải mong đợi từ người nước ngoài, mà bản thân họ phải xứng đáng để người nước ngoài phải tôn trọng mình.
Đây là một điểm thú vị, nhưng tôi lại quan tâm nhiều hơn đến lịch sử của nhu cầu nghe người nước ngoài nói rằng họ yêu Việt Nam, và càng ngày tôi càng nhận thấy nó như là một phần của tính lỳ mà tôi gọi là "văn hóa Chiến tranh Lạnh" ở Việt Nam.
Với sự sụp đổ của
Bức tường Berlin, sự sụp đổ của Liên Xô và các động thái hướng tới một nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam trong những thập kỷ sau khi thực hiện chính sách Đổi Mới,
thì phần lớn Chiến tranh Lạnh đã đi đến hồi kết.
Tuy nhiên, vẫn có những khía cạnh của cuộc Chiến tranh Lạnh tiếp tục tồn tại ở những nơi như Việt Nam.
Các khía cạnh của cuộc Chiến tranh Lạnh còn lại là những yếu tố thuộc nền văn hóa của thời kỳ đó, và điều khiến cho người nước ngoài nói rằng họ yêu Việt Nam, theo tôi, chính là khía cạnh như vậy của văn hóa này.
Trong Chiến tranh
Lạnh, Liên Xô và Mỹ ganh đua để lôi kéo các đồng minh về phía họ. Thứ diễn ngôn mà Hoa Kỳ sử dụng tại thời điểm đó để nói về
các đồng minh của họ nhấn mạnh rằng tất cả họ đều "yêu
tự do", trong khi đó
đối với khối Xô Viết
thì ý tưởng về "tình
anh em xã hội chủ
nghĩa" mới là quan trọng.
Và khi các phái đoàn của các nước thuộc khối Liên Xô hội họp, họ thường tổ chức trong các hội trường lớn với những chiếc bàn hình chữ nhật và xung quanh là những chiếc ghế to lớn, nặng nề mà ở đó từng nhân vật phát biểu.
Sau cuộc họp, các
đại biểu đến từ các quốc gia xã hội chủ nghĩa anh em sẽ đi ăn cùng nhau, và ở
đó họ sẽ nâng hết ly vodka này đến ly vodka khác hầu chúc "tình hữu nghị giữa các dân tộc chúng ta" và vì
"hòa bình thế
giới."
Còn ngày nay, phần lớn các cuộc họp trực diện trên thế giới diễn ra trong những căn phòng kê bàn tròn hoặc hình bầu dục cho phép mọi người thảo luận tự do, và nếu sau đó những người tham dự cuộc họp quyết định đi ăn cùng nhau, thì có vẻ họ không đồng loạt nâng ly và nói "chúc mừng."
Tuy nhiên, Việt Nam thì lại khác. Việc dùng bàn
hình chữ nhật và xung
quanh kê
những chiếc ghế lớn, nặng nề vẫn chiếm ưu thế trong các phòng họp và người ta
vẫn mong được người nước ngoài bày
tỏ tình yêu đối
với Việt Nam.
Giống như những
bộ bàn ghế trong các
phòng họp Việt
Nam, tôi thấy kỳ
vọng này là một di tích của thời
kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó xuất phát từ một thời mà người Việt Nam, giống như các nước khác trong khối Xô Viết, cần phải chứng tỏ rằng họ là đối tác của các nước khác. Theo
tôi, nó cũng là
một di tích của thời kỳ
chiến tranh Việt / Mỹ khi người ta cần chứng tỏ sự ủng hộ của người nước ngoài đối với miền Bắc.
Còn về bộ bàn ghế hình chữ nhật to lớn nặng nề, thì cách giải thích cho việc
liên tục sử dụng chúng có thể dẫn đến một cuộc thảo luận còn dài, và sẽ đưa tôi vào một chủ đề mà dù
không biết thật
nhiều, nhưng tôi vẫn có
thể cảm nhận được.
Nhiều năm trước,
tôi đọc một số tác phẩm của các nhà nhân học lịch sử John
và Jean Comaroff. Trong
các tác phẩm của họ về các xã hội châu Phi trong thời kỳ thuộc địa, các tác
giả trên đã
thể hiện những cách thức thay đổi diễn ra tại thời điểm đó, kể cả những thay đổi trong các tư thế và vận
động của cơ thể.
Cụ thể hơn, những người dân châu Phi đã thay đổi từ việc ngồi xệp trên mặt đất và ăn bốc, đến việc ngồi vào bàn ăn và sử dụng thìa, dĩa…vv.
Chiến tranh Lạnh đã mang lại những thay đổi tương tự cho các nước thuộc khối Xô Viết. Khả năng và nhu cầu ngồi trong những bộ bàn ghế lớn, nặng nề kê hình chữ nhật và vận động (hoặc không vận động) cơ thể theo những cách nhất định, và chờ đợi từng người lần lượt phát biểu, tất cả đều học được từ thời điểm đó.
Và ngày nay họ vẫn còn thực hành, như là thực hành việc nài mớm người nước ngoài nói họ yêu Việt Nam vậy.
Tôi cảm thấy càng ngày càng nhận thức rõ hơn về nhiều khía cạnh văn hóa "Việt" vốn
là sản phẩm của thời kỳ
Chiến tranh Lạnh. Hy vọng rằng những nhà nhân học tài năng sẽ nghiên cứu và sớm
viết về chủ đề này.
_____________________________________
Nguồn: Le Minh Khai, On Loving Vietnam, Rectangular Tables, Big
Chairs and the Relics of Cold War Culture. https://leminhkhai.wordpress.com/2015/08/02/.
Ghi chú: * Lê Nguyễn Duy Hậu. Điều người Việt nên tự hỏi trước khi 'nâng cao sĩ diện'? Bài này đăng trên Tuần Việt Nam, báo Dân trí đăng lại http://dantri.com.vn/doi-song/, Dân trí Đời sống Thứ tư, 29/07/2015.
Ghi chú: * Lê Nguyễn Duy Hậu. Điều người Việt nên tự hỏi trước khi 'nâng cao sĩ diện'? Bài này đăng trên Tuần Việt Nam, báo Dân trí đăng lại http://dantri.com.vn/doi-song/, Dân trí Đời sống Thứ tư, 29/07/2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét