Powered By Blogger

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

Ecce Homo – Kẻ Người (I)

Friedrich Nietzsche

Người dịch*: Hà Hữu Nga

Ecce HomoKẻ Người, [Chen ngang: Ioannes 19 (Latin): 1Tunc ergo apprehendit Pilatus Jesum, et flagellavit. 2Et milites plectentes coronam de spinis, imposuerunt capiti ejus: et veste purpurea circumdederunt eum. 3Et veniebant ad eum, et dicebant: Ave, rex Judæorum: et dabant ei alapas. 4Exivit ergo iterum Pilatus foras, et dicit eis: Ecce adduco vobis eum foras, ut cognoscatis quia nullam invenio in eo causam. 5(Exivit ergo Jesus portans coronam spineam, et purpureum vestimentum.) Et dicit eis: Ecce homo. 6Cum ergo vidissent eum pontifices et ministri, clamabant, dicentes: Crucifige, crucifige eum. Dicit eis Pilatus: Accipite eum vos, et crucifigite: ego enim non invenio in eo causam. 7Responderunt ei Judæi: Nos legem habemus, et secundum legem debet mori, quia Filium Dei se fecit. Giăng 19 (Việt): 1Bấy giờ Pilatus bắt Chúa Jesus và quất roi Ngài. 2Còn bọn lính thì bện một mão trào gai chụp lên đầu Ngài và khoác cho chiếc thụng điều. 3Đoạn chúng đến gần Ngài nói: Mầng vua Juda: đồng vả Ngài. 4Rồi Pilatus mới ra mà nhủ chúng: Nầy, ta dẫn nghỉ đến để lũ ngươi biết rằng ta không tìm được cớ chi kết tội nghỉ.5 (Bấy giờ Đức Jesus xuất hiện đầu đội mão trào gai, khoác thụng điều) Hắn còn nhủ chúng: Nầy, Kẻ ngườiEcce homo. 6Vậy đám thầy tế và lũ công sai đồng gào lên: Đóng đinh hắn lên cây thập tự! Đóng đinh hắn lên cây thập tự! Pilatus nhủ tiếp: Chính lũ bây bắt nghỉ, lại đòi đóng đinh thập tự nghỉ: về phần ta chẳng hề thấy nghỉ có tội chi sất. 7Dân Juda giả nhời hắn: Bọn ta có luật, theo luật đó thời hắn phải chết, bởi hắn xưng hắn con Chúa Giời – Tân ước, John 19: 1-8.  Ecce homo: Wie man wird, was man ist – Kẻ người: Sao thành được thế là tác phẩm nguyên gốc cuối cùng của Friedrich Nietzsche (1844-1900), được viết vào năm 1888 và mãi đến năm 1908 mới xuất bản; trên thực tế, với tác phẩm này Nietzsche đã tự thách thức bằng những lời phán xét nhạo báng cùng tiêu đề các chương sách có thể được coi là châm chọc, nhiếc móc, tự đắc hoặc ma lanh (Kaufmann, Walter (1967). Editor's Introduction, in On the Genealogy of Morals (translated by Walter Kaufmann and R.J. Hollingdale) and Ecce Homo (translated by Walter Kaufmann), edited by Walter Kaufmann. New York: Vintage, 1967. pp. 201–209. - HHN]  

1. Giới thiệu 

1. Tôi dự định là trong một thời gian rất ngắn khiến cho đồng loại của mình phải đương đầu với nhu cầu trọng đại chưa từng có đối với họ, riêng với tôi, trên hết, nhất thiết phải tuyên bố tôi là ai. Về cơ bản, chắc là mọi người đều hay: vì tôi đã không bỏ mình mà không làm chứng [Chen ngang: Apostelgeschichte (Đức): 8Und es war ein Mann zu Lystra, der mußte sitzen; denn er hatte schwache Füße und war lahm von Mutterleibe, der noch nie gewandelt hatte. 9Der hörte Paulus reden. Und als dieser ihn ansah und merkte, daß er glaubte, ihm möchte geholfen werden, 10sprach er mit lauter Stimme: Stehe aufrecht auf deine Füße! Und er sprang auf und wandelte. 11Da aber das Volk sah, was Paulus getan hatte, hoben sie ihre Stimme auf und sprachen auf lykaonisch: Die Götter sind den Menschen gleich geworden und zu uns herniedergekommen. 12Und nannten Barnabas Jupiter und Paulus Merkurius, dieweil er das Wort führte. 13Der Priester aber Jupiters aus dem Tempel vor ihrer Stadt brachte Ochsen und Kränze vor das Tor und wollte opfern samt dem Volk. 14Da das die Apostel Barnabas und Paulus hörten, zerrissen sie ihre Kleider und sprangen unter das Volk, schrieen 15und sprachen: Ihr Männer, was macht ihr da? Wir sind auch sterbliche Menschen gleichwie ihr und predigen euch das Evangelium, daß ihr euch bekehren sollt von diesen falschen zu dem lebendigen Gott, welcher gemacht hat Himmel und Erde und das Meer und alles, was darinnen ist; 16der in den vergangenen Zeiten hat lassen alle Heiden wandeln ihre eigenen Wege; 17und doch hat er sich selbst nicht unbezeugt gelassen, hat uns viel Gutes getan und vom Himmel Regen und fruchtbare Zeiten gegeben, unsere Herzen erfüllt mit Speise und Freude. (Apostelgeschichte, 14: 8-17). Actus Apostolorum (Latin): 5Cum autem factus esset impetus gentilium et Judæorum cum principibus suis, ut contumeliis afficerent, et lapidarent eos, intelligentes confugerunt ad civitates Lycaoniæ Lystram et Derben, et universam in circuitu regionem, et ibi evangelizantes erant.7 Et quidam vir Lystris infirmus pedibus sedebat, claudus ex utero matris suæ, qui numquam ambulaverat. 8Hic audivit Paulum loquentem. Qui intuitus eum, et videns quia fidem haberet ut salvus fieret, 9dixit magna voce: Surge super pedes tuos rectus. Et exilivit, et ambulabat. 10 Turbæ autem cum vidissent quod fecerat Paulus, levaverunt vocem suam lycaonice, dicentes: Dii similes facti hominibus descenderunt ad nos. 11 Et vocabant Barnabam Jovem, Paulum vero Mercurium: quoniam ipse erat dux verbi. 12 Sacerdos quoque Jovis, qui erat ante civitatem, tauros et coronas ante januas afferens, cum populis volebat sacrificare. 13 Quod ubi audierunt Apostoli, Barnabas et Paulus, conscissis tunicis suis exilierunt in turbas, clamantes 14 et dicentes: Viri, quid hæc facitis? et nos mortales sumus, similes vobis homines, annuntiantes vobis ab his vanis converti ad Deum vivum, qui fecit cælum, et terram, et mare, et omnia quæ in eis sunt: 15 qui in præteritis generationibus dimisit omnes gentes ingredi vias suas. 16 Et quidem non sine testimonio semetipsum reliquit benefaciens de cælo, dans pluvias et tempora fructifera, implens cibo et lætitia corda nostra. (Actus Apostolorum 14: 5-17). Công vụ các Sứ đồ: 8Lúc này ở Lystra có một kẻ bị tật nguyền ở chân từ khi sinh ra và chưa bao giờ đi được. 9Kẻ ấy lặng nghe Phao-lô thuyết giảng. Còn Phao-lô thì chăm chú nhìn và thấy hắn có đức tin nên có thể chữa lành,10đặng nói lớn: Đứng lên đi!. Kẻ ấy bèn bật dậy mà bước đi. 11Khi đám đông thấy Phao-lô chữa lành cho kẻ nọ, họ cất tiếng Lycaoni mà rằng: “Kìa các thần đã giáng xuống cùng chúng ta thật hệt giống người!” 12 Họ gọi Barnaba là thần Zeus còn Phao-lô là Hermes, vì thấy ngài là người thuyết giảng.13 Và thầy tế cả thần Zeus, giữ đền thờ ở cổng thành, mang bò đực và tràng hoa đến trước cổng và muốn dâng của lễ cùng đám đông. 14 Nhưng khi các vị sứ đồ Barnaba và Phao-lô hay được, thì bèn xé áo và sấn vào đám người mà kêu lên rằng:15 “Kìa các anh em, đừng làm những đều này! Chúng ta cũng chỉ là người, hệt như các anh em; chúng ta mang Tin-lành đến cho, đặng để anh em khước bỏ những thần linh hư ảo kia mà đến với Đức Chúa Trời hằng sống, là Đấng đã tạo dựng đất trời, sông biển cùng muôn loài. 16Trong các đời trước, chính Đấng ấy đã để cho mọi con dân tự đi đường lối riêng mình. 17 Dầu vậy, Ngài đã không bỏ mình mà không làm chứng, đã giáng phước lành bằng cách cho anh em nước mưa từ trời và những mùa hoa trái tốt tươi, làm thỏa lòng anh em bằng đồ ăn thức uống cùng niềm hân hoan.” - HHN]. Nhưng tính bất cân xứng giữa cái kỳ vĩ trong nhiệm vụ của tôi và sự ti tiện của những kẻ cùng thời với tôi, được bộc lộ ở chỗ người ta đã không nghe thấy tôi và không nhìn thấy tôi. Tôi sống dựa vào niềm tin ở chính mình, và có lẽ chỉ là một định kiến ​​khi cho rằng tôi còn sống…. Tôi muốn nói chuyện với bất kỳ người thông sáng [Chen ngang: Propter peccata terrae multi principes eius; et propter hominem intellegentem et sapientem rectus ordo longior erit (Latin) - Liber Proverbiorum 28: 2]; Bei Aufruhr im Land mehren sich die Herrscher; aber mit einem klugen und gebildeten Mann an der Spitze herrscht dauerhafte Ordnung (Deutsche). Bởi vì có nhiều tội ác nên xứ nọ có nhiều vua chúa; nhưng nhờ người thông sáng và khôn khéo nên xứ đó sẽ bền vững dài lâu. Cựu ước, Châm ngôn, 28: 2] nào ở Thượng Engadine [một thung lũng trong vùng núi cao ở bang Graubünden, Thụy Sĩ - HHN] vào mùa hè để thuyết phục bản thân rằng tôi không còn sống... Trong những trường hợp này, tôi có nghĩa vụ, trái ngược với thói quen của mình, thậm chí niềm tự hào về bản năng của tôi còn trỗi dậy nhiều hơn nữa, cụ thể là: Nghe này! Bởi vì tôi chính là kẻ đó. Vì Chúa, đừng nhầm lẫn tôi với bất kẻ nào khác! 

2. Ví dụ, tôi hoàn toàn không phải con bù nhìn, cũng chẳng là quái thú đạo đức - thậm chí tôi còn trái ngược về bản chất với loại người cho đến nay vẫn được tôn sùng là đức hạnh. Trong chúng ta, đối với tôi, dường như đây chính là một phần niềm tự hào của tôi. Tôi là đệ tử của Triết gia-Tửu thần Dionysus, tôi thích làm Dâm thần hơn làm một vị thánh. Nhưng hãy cứ đọc thủ bút này đã. Có lẽ tôi đã thành công, có lẽ thủ bút này không có ý nghĩa nào khác ngoài việc thể hiện sự tương phản này một cách hân hoan và nhân ái. Điều cuối cùng tôi hứa sẽ là cải thiện nhân loại. [Chen ngang: 16Omnis Scriptura divinitus inspirata est et utilis ad docendum, ad arguendum, ad corrigendum, ad erudiendum in iustitia, 17ut perfectus sit homo Dei, ad omne opus bonum instructus. Nova Vulgata, Ad Timotheum Epistula II Sancti Pauli Apostoli (Latin); 16Jede von Gott eingegebene Schrift ist auch nützlich zur Belehrung, zur Widerlegung, zur Besserung, zur Erziehung in der Gerechtigkeit; 17so wird der Mensch Gottes zu jedem guten Werk bereit und gerüstet sein.  Neues Testament, St. Paulus bis Timotheus 2 (Deutsche) – Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa trời soi-dẫn, ((a): nguyên bổn rằng Cả Kinh thánh đều chịu Chúa Trời hà hơi vào) có ích cho sự dạy dỗ, bể trách, sửa trị dạy người trong sự công bình, 17hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn-vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành. (Đoạn dịch trên chép từ: II TI-MÔ-THÊ 3:4, tr. 267, Kinh-Thánh, Tân ước, United Bible Societies, Vietnamese 53V-UBS-1990-18.1M Printed in Korea), trong đó các từ Latin: docendum được dịch là: dạy dỗ, arguendumbể trách, corrigendum sửa trị, và erudiendumdạy người; riêng từ  corrigendum, Kinh thánh tiếng Đức dùng từ Besserung - cải thiện, thì tất nhiên trong Ecce Homo, Friedrich Nietzsche cũng dùng từ tiếng Đức cùng gốc verbessern cải thiện trong câu  “Das letzte, was ich versprechen würde, wäre, die Menschheit zu verbessern - Điều cuối cùng tôi hứa sẽ là cải thiện nhân loại”; quay trở lại với ghi chú “Omnis Scriptura divinitus inspiratasoi-dẫn, ((a): nguyên bổn rằng Cả Kinh thánh đều chịu Chúa Trời hà hơi vào): trong chúng ta, bất cứ ai có đọc Kinh thánh thì đều biết việc dịch từ divinitus inspirata thật không hề đơn giản, giáo lý của Thần học Cơ đốc giáo cho rằng những người soạn thảo Kinh thánh là con người được Chúa Trời dẫn dắt nên Kinh thánh chính là lời của Đức Chúa Trời. Từ tiếng Latin inspirata có gốc động từ spirare nghĩa là thở khi thêm tiếp đầu ngữ in thành inspirare thời cổ La Mã có nghĩa đen là “thở sâu” và nghĩa bóng là truyền dẫn cho, làm cho thấm nhuần điều gì đó trong tình cảm, lý trí. Cho đến khi linh mục, nhà thần học Latin Eusebius Sophronius Hieronymus, còn gọi là Thánh Jerome (khoảng 342 – 420 SCN) dịch Kinh thánh tiếng Hy Lạp sang tiếng Latin thì từ θεοπνευστος theopneustos được dịch thành divinitus inspirata có nghĩa đen là “được thần thánh hà hơi cho”, vì từ này được ghép bằng hai từ θεός (theós - thần thánh)πνέω (pnéō – thở). Các Giáo phụ thường gọi các tác phẩm khác với các tài liệu đã thành hoặc sẽ thành quy điển Kinh thánh là “được soi dẫn” (Metzger, Bruce 1987. The Canon of the New Testament: Its Origin, Development and Significance - Quy điển của Tân Ước: Nguồn gốc, Sự phát triển và Tầm quan trọng của nó. New York: Oxford University. p. 270)]. Tôi không hề lập nên bất kỳ một thần tượng mới nào cả; những thần tượng cũ có thể dạy cho ta biết tất cả thế nào là chân đất sét. [Chen ngang: Daniel 2: 31-35 (Latin): 31Tu, rex, videbas, et ecce quasi statua una grandis: statua illa magna, et statura sublimis stabat contra te, et intuitus ejus erat terribilis. 32Hujus statuæ caput ex auro optimo erat, pectus autem et brachia de argento, porro venter et femora ex ære, 33tibiæ autem ferreæ: pedum quædam pars erat ferrea, quædam autem fictilis. 34Videbas ita, donec abscissus est lapis de monte sine manibus: et percussit statuam in pedibus ejus ferreis et fictilibus, et comminuit eos. 35Tunc contrita sunt pariter ferrum, testa, æs, argentum, et aurum, et redacta quasi in favillam æstivæ areæ, quæ rapta sunt vento, nullusque locus inventus est eis: lapis autem, qui percusserat statuam, factus est mons magnus, et implevit universam terram. Daniel 2:31-35 (Tiếng Đức): 31Du, König, hattest einen Traum, und siehe, ein großes und hohes und hell glänzendes Bild stand vor dir, das war schrecklich anzusehen. 32Das Haupt dieses Bildes war von feinem Gold, seine Brust und seine Arme waren von Silber, sein Bauch und seine Lenden waren von Kupfer, 33seine Schenkel waren von Eisen, seine Füße waren teils von Eisen und teils von Ton. 34Das sahst du, bis ein Stein herunterkam, ohne Zutun von Menschenhänden; der traf das Bild an seinen Füßen, die von Eisen und Ton waren, und zermalmte sie. 35Da wurden miteinander zermalmt Eisen, Ton, Kupfer, Silber und Gold und wurden wie Spreu auf der Sommertenne, und der Wind verwehte sie, daß man sie nirgends mehr finden konnte. Der Stein aber, der das Bild zerschlug, wurde zu einem großen Berg, so daß er die ganze Welt füllte.  Cựu ước, Daniel 2: 31Hỡi vua, vua nhìn-xem, và nầy, có một pho tượng lớn. Pho tượng đó to-lớn và rực-rỡ lạ thường; đứng trước mặt vua, và hình-dạng dữ-tợn. 32Đầu pho tượng nầy bằng vàng ròng; ngực và cánh tay bằng bạc; bụng và vế bằng đồng; 33ống chơn bằng sắt; và bàn chơn thì một phần bằng sắt một phần bằng đất sét. 34Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến đập vào bàn chơn bằng sắt và đất sét của tượng, và làm cho tan-nát. 35Bấy giờ sắt, đất sét, đồng, bạc, và vàng đều cùng nhau tan-nát cả; trở nên như rơm-rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió đùa đi, chẳng tìm nơi nào cho chúng nó; nhưng hòn đá đã đập vào pho tượng thì hóa ra một hòn núi lớn và đầy khắp đất”. (Đoạn dịch trên chép từ: ĐA-NI-ÊN 2: 31-35, tr. 995, Kinh-Thánh Cựu ước, United Bible Societies, Vietnamese 53V-UBS-1990-18.1M Printed in Korea) – HHN]. Lật đổ thần tượng (tôi gọi toàn bộ những gì “lý tưởng” là thần tượng) - đó là một phần nghề nghiệp của tôi. Hiện thực đã bị tước mất giá trị, ý nghĩa và tính xác thực của nó đến mức người ta đã nói dối về một thế giới lý tưởng... “Thế giới thực” và “thế giới biểu kiến” - trong tiếng Đức: erlogne Welt - thế giới giả tạo và Realität hiện thực... Sự dối trá của lý tưởng cho đến nay vẫn là lời nguyền đối với hiện thực, bản thân loài người đã chịu khuất phục trước bản năng sâu xa của nó và đã trở nên giả dối thông qua nó - đến mức tôn thờ cả những giá trị trái ngược với những giá trị trước hết đảm bảo cho người ta sự thịnh vượng, tương lai, và các quyền tốt đẹp trong tương lai.

3. Kẻ nào biết hít thở bầu không khí của những tác phẩm của tôi thì đều biết rằng đó là thượng khí, là hùng khí. Người ta phải được tôi luyện thành con người như vậy, nếu không sẽ có cơ chết cóng. Băng giá gần kề, nỗi cô đơn rùng rợn - nhưng vạn vật nằm trong ánh sáng êm đềm làm sao! người ta được hít thở tự do làm sao! thế giới dưới kia nhỏ bé xiết bao! - Triết học, như tôi đã thấu hiểu nó, sống với nó cho đến nay, là cuộc sống tự nguyện trên những đỉnh băng sơn - cuộc kiếm tìm vạn vật lạ kỳ đầy nghi vấn hiện tồn, vạn vật đã nhiễm bùa mê đạo đức. Từ trải nghiệm mãi lang thang trong cấm địa kia, tôi đã học được cách thấu hiểu những nguyên do mà cho đến nay việc lý tưởng hóa và đạo đức hóa đã được thực hiện khác xa mong muốn: lịch sử ẩn tàng của các triết gia, tâm lý kín nhẹm của những tên tuổi vĩ đại, trước tôi thảy đều bừng sáng. – Bao nhiêu chân lý mà trí năng phải chịu đựng?, bao nhiêu chân lý mà một tinh linh dám liều mình? đối với tôi, các câu hỏi đó ngày càng trở thành thước đo giá trị thực sự. Lầm lạc (- niềm tin vào lý tưởng -) không phải là mù quáng, lầm lạc là ươn hèn ... Mọi thành tựu, mọi bước tiến về nhận thức đều xuất phát từ lòng dũng cảm, từ sự cứng rắn đối với bản thân, từ sự trong sạch đối với bản thân ... Tôi không bác bỏ những cái lý tưởng, tôi chỉ đeo găng trước chúng... Cố giành cho được thứ bị cấm-Nitimur in vetitum: [Chen ngang: trong Những cuộc tình-Amores, III, iv, 17, của thi sĩ La Mã nổi tiếng Ovid (Publius Ovidius Naso khoảng 43 TCN-18 SCN. Cụm từ Nitimur in vetitum nằm trong khổ thơ dưới đây:

“Vidi ego nuper equum contra sua vincla tenacem
ore reluctanti fulminis ire modo;
constitit ut primum concessas sensit habenas
frenaque in effusa laxa iacere iuba!
nitimur in vetitum semper cupimusque negata;
sic interdictis imminet aeger aquis.”;

“Vừa mới đây thôi ta đã thấy c ngựa nổi điên

bành miệng kiên ngoan căng hàm thiếc vụt thành tia chớp;

nó khựng lại khi đám dây rợ thít thịt da lỏng bớt

bó sợi cương buông thõng dưới bờm tung!

chẳng phải đời ta trái cấm kia ruổi miết không cùng,

khắc khoải khôn nguôi những chối từ thèm nhạt;

– HHN phiên đen]

 

với dấu hiệu này, triết lý của tôi tất chiến thắng, bởi vì cho đến nay chỉ có chân lý là luôn luôn bị cấm đoán như một vấn đề nguyên tắc.

 

4. Trong các công trình của tôi thì Zarathustra đại diện cho chính triết lý đó. Đó là món quà lớn nhất tôi tặng cho nhân loại, một món quà mà chưa bao giờ nhân loại từng được ban tặng. Cuốn sách này, với một tiếng nói trải hàng ngàn năm, không chỉ là cuốn sách cao quý có được, cuốn sách đầy chất thượng sơn khí - toàn bộ thực tại người mờ xa tít tắp dưới kia – mà nó còn là chốn thẳm sâu nhất, được sinh ra từ của kho vô tận của chân lý, một vực thẳm tút hút, tha hồ thùng nào thùng nấy hối hả múc đầy bạc vàng thiện lành. Ở đây không có “nhà tiên tri” nào nói cả, không kẻ nào trong lũ lưỡng tính bệnh tật khủng khiếp và ý chí quyền lực được gọi là những người sáng lập ra các tôn giáo. Trên tất cả, người ta phải nghe chính xác âm thanh phát ra từ cái miệng này, thứ âm thanh chim trả - halkyonischen Ton [Chen ngang: Tiếng Hy Lạp ἀλκυονίδες ἡμέραι, tiếng Latin [h]alcyonis dies - những ngày Halcyon” biểu thị một tương ứng ngắn ngủi giữa hạnh phúc của thiên nhiên và linh hồn; trong thần thoại Hy Lạp, Ἀλκυόνη-Alcyone hoặc Halcyone, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại: ἀλκυών, là chim trả, chim bói cá, cùng Κήϋξ - Ceyx là cặp vợ chồng phải hứng chịu cơn thịnh nộ của thần Zeus; Alcyone là con gái của Vua Aeolus xứ Aeolia, là công chúa Thessalian và sau này là nữ hoàng của Trachis; Ceyx là con trai của Eosphorus thường được dịch là Lucifer; Alcyone và Ceyx kết hôn và rất hạnh phúc bên nhau ở Trachis; theo lời kể của Pseudo-Apollodorus, họ thường gọi nhau một cách báng bổ là “Zeus” và “Hera”, khiến Zeus rất tức giận, vì vậy khi Ceyx đang ở trên biển để xem bói với ​​một nhà tiên tri, thần Zeus giáng một cú sét vào con tàu của chàng; ngay sau đó, Morpheus, vị thần của những giấc mơ, cải trang thành Ceyx, hiện hình trước Alcyone để nói cho nàng biết về số phận của chàng, và nàng đã đau khổ gieo mình xuống biển; vì lòng trắc ẩn, các vị thần đã biến cả hai thành cặp chim trả, hay còn gọi là “chim halcyone”, theo tên nàng; thi sĩ Ovid và học giả Gaius Julius Hyginus (64 TCN – 17 SCN) cũng kể lại sự biến hình của cặp đôi này sau khi Ceyx mất tích trong một cơn dông tố khủng khiếp, mặc dù cả hai đều bỏ qua việc Ceyx và Alcyone gọi nhau là Zeus và Hera làm Zeus tức giận để giáng họa; ngoài ra, người ta còn cho rằng do không biết gì về cái chết của Ceyx trong vụ sét đánh, Alcyone tiếp tục cầu nguyện tại bàn thờ Hera để chàng trở về an toàn; Ovid cũng kể thêm chi tiết nàng nhìn thấy thi thể của Ceyx trôi dạt vào bờ biển trước khi nàng định tự tử; cả Ovid và Hyginus đều làm cho sự biến hình trở thành nguồn gốc từ nguyên của ἀλκυονίδες ἡμέραι, “tuần chim trả”, bảy ngày trong mùa đông không bao giờ có bão; họ khẳng định rằng nguyên ủy đó là 14 ngày mỗi năm (bảy ngày trước và bảy ngày sau ngày ngắn nhất trong năm) trong thời gian đó nàng Alcyone - chim bói cá - đẻ trứng và làm tổ trên bãi biển và cha nàng Aeolus, thần gió ngưng làm gió và làm dịu sóng để nàng có thể sinh đẻ một cách an toàn, và từng cặp chim có thể nuôi dưỡng lũ con non của chúng; vì vậy mà cụm từ này đã được sử dụng để chỉ bất kỳ khoảng thời gian yên bình nào.] kia, để không làm điều bất công đáng thương đối với ý nghĩa của trí tuệ của mình. “Đó là những lời nói êm đềm nhất đem theo dông tố, những tư tưởng đi kèm với đôi chân chim bồ câu dẫn đường cho thế giới” [Nietzsche, Friedrich (2004). Also sprach Zarathustra, I-IV, hrsg. Colli, Giorgio; Montinari, Mazzino, München. S. 189.]

“Trái vả ngọt căng tròn lìa cành rớt xuống; khẽ chạm đất, làn da đỏ au tứa nước. Ngọn gió bấc ta khiến vả kia chín mọng.”

“Khác nào chùm trái chín kia những bài học này ban xuống các ngươi, kìa bạn hữu của ta: nào hãy cạn những dải nước thơm, những cùi vả ngọt! Trong buổi chiều thu, dưới trời xanh ngát” –

Nơi đây không tiếng cuồng tín, nơi đây không lời “thuyết giảng”, nơi đây không màng đức tin: từ kho đụn vô biên ánh sáng và vực thẳm khôn cùng phúc lạc từng giọt, từng chữ nhỏ đều - nhịp điệu của những lời này dịu dàng chậm rãi. Dòng phúc lạc kia kêu đòi những kẻ người ưu tuyển nhất; được làm thính giả nơi đây là một đặc ân vô song; chẳng phải ai cũng rảnh để chú tâm đến Zarathustra... Zarathustra không phải là một kẻ quyến rũ với tất cả những điều này sao? ... Nhưng ông ta nói gì khi lần đầu tiên trở về cõi cô quạnh đời mình? Hoàn toàn trái ngược với những gì mà bất kỳ “hiền giả”, “thánh nhân”, “Đấng Cứu thế” và những kẻ suy đồi nào sẽ nói trong hoàn cảnh ấy ... Ông ta không chỉ nói khác mà còn thực khác tất cả lũ kia ...

Ta giờ đây rời gót một mình, hỡi môn đệ của ta! Và giờ đây các ngươi cũng hãy một mình cất bước! Ao ước vậy thay.

Kìa hãy biến đi mà kháng cự Zarathustra! Và nầy: hãy biết hổ ngươi về kẻ đó! Có thể kẻ kia đã phản bội các ngươi.

Trí nhân không chỉ phải yêu kẻ thù mình, mà còn năng ghét đắng bằng hữu nữa.

Một kẻ vẫn mãi chỉ là học trò thì báo đáp thầy mình tệ bạc. Vầy lẽ nào các ngươi lại chẳng háo giật vòng nguyệt quế nầy trên đỉnh đầu ta?

Các ngươi tôn kính ta: nhưng ngộ nhỡ một ngày nọ, niềm kính ngưỡng kia sụp đổ? Đừng tưởng bở rằng bức tượng này chẳng lọ giết ngươi!

Miệng lưỡi các ngươi tin trọn Zarathustra? Nhưng kẻ ấy có gì xứng đáng! Kìa, các ngươi môn đệ của ta, với cả lũ điều chi hệ trọng!   

Bọn ngươi chửa tìm nhau: ở nơi kia đã tìm thấy ta rồi. Cả lũ giáo dân nào đâu có khác; thử hỏi đức tin đào được ở chốn nao.

Giờ ta lệnh cho các ngươi đánh mất ta và hãy tìm thấy bản thân các ngươi; chỉ khi nào tất thảy lũ ngươi đều chối bỏ ta thì ta mới trở về cùng các ngươi…

 

Vào cái ngày trọn vẹn này, đất trời như đều chín mọng và đâu chỉ những chùm nho đang thậm màu nâu, một chớp nắng bỗng rượi xuống cuộc đời: ta nhìn sau, ta nhìn trước, ta chưa bao giờ được thấy phúc lạc tràn trề đến vậy. Đâu phải là vô cớ mà hôm nay đây ta đã vùi chôn bốn mươi tư năm cuộc đời mình, ta đành lòng vậy – còn những gì trong đó đã là sự sống thì thảy đều cứu chuộc, thảy đều bất tử. Cuốn sách đầu tiên tái thẩm định mọi giá trị, các bài hát của Zarathustra, cuốn Chạng vạng Thần tượng, nỗ lực ta triết lý bằng cây búa - tất cả đều là quà tặng trong năm nay, thậm chí là những tháng tận cùng! Sao ta có thể không mang ơn suốt cả cuộc đời? - Và đó là cách ta tự kể cho ta về chính cuộc đời mình.

_________________________________________

Còn nữa…

Nguồn: Nietzsche, Friedrich (1954). Ecce homo: Wie man wird, was man ist. Werke in drei Bänden. München 1954, Band 2, S. 1065-1070.

Tác giả: Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 - 1900) là một triết gia, nhà phê bình văn hóa, nhà soạn nhạc, nhà thơ, nhà văn và nhà ngữ văn Đức có các tác phẩm gây ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử tri thức hiện đại. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhà ngữ văn cổ điển trước khi chuyển sang triết học. Ông trở thành người trẻ nhất từng giữ chức Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Cổ điển tại Đại học Basel vào năm 1869 ở tuổi 24. Nietzsche từ chức vào năm 1879 do các vấn đề sức khỏe khiến ông đau đớn gần hết cuộc đời; ông đã hoàn thành phần lớn các tác phẩm cốt lõi của mình trong thập kỷ tiếp theo. Năm 1889, ở tuổi 44, ông bị suy sụp và mất hoàn toàn năng lực tinh thần. Ông sống những năm còn lại dưới sự chăm sóc của mẹ cho đến khi bà qua đời vào năm 1897 và sau đó là chị gái Elisabeth Förster-Nietzsche cho đến lúc ông qua đời năm 1900. Tác phẩm của Nietzsche trải từ các luận chiến triết học, thơ ca, phê bình văn hóa và tiểu thuyết theo văn phong cách ngôn và sự mỉa mai. Các yếu tố nổi bật trong triết học của ông bao gồm việc phê phán triệt để chân lý, thiên về viễn cảnh luận; phê phán phả hệ về tôn giáo, đạo đức Kitô giáo và lý thuyết liên quan về đạo đức ông chủ - nô lệ; khẳng định thẩm mỹ về cuộc sống làm lời đáp cho cả “cái chết của Thượng đế” và cuộc khủng hoảng sâu sắc của chủ nghĩa hư vô; ý niệm về sức mạnh của lý trí phê phán và thói phóng đãng; và việc đặc trưng hóa chủ thể con người như là sự thể hiện ý chí cạnh tranh, được hiểu là ý chí quyền lực. Sau khi ông qua đời, em gái ông là Elisabeth trở thành người phụ trách và biên tập các bản thảo của Nietzsche. Tư tưởng của Nietzsche đã được phổ biến rộng rãi trong những năm 1960 và những ý tưởng của ông kể từ đó đã có tác động sâu sắc đến các nhà tư tưởng thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 trên toàn bộ triết học — đặc biệt là trong các trường phái triết học lục địa như chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu cấu trúc — cũng như nghệ thuật, văn học, tâm lý học, chính trị và văn hóa đại chúng [Young, Julian (2010). Friedrich Nietzsche: A Philosophical Biography. Cambridge University Press.]

* Ghi chú của người dịch: Chót dại động đến cái L'Archéologie du Savoir - Khảo cổ học Tri thức của M. Foucault nên buộc phải quay về với Nietzsche. Thật ra thì chẳng đúng là dịch, mà phải gọi là đọc và làm tư liệu về Ecce Homo của Nietzsche mà thôi. Để đọc hiểu Nietzsche buộc phải có tí Kinh thánh và Classics (Hy - La), chẳng còn cách nào khác cả, vì bản thân các tác phẩm của ông, đặc biệt là Ecce Homo đều thấm đẫm tri thức cổ học của một Nietzsche vốn là giáo sư cổ học.  

 

 


 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét