Powered By Blogger

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Thông chí – Thị tộc lược (I)

Trịnh Tiều [1]

Thị tộc lược đệ nhất
 
Thần cẩn án, Tư Mã Thiên [2] viết thư, Ban Cố  [3] viết chí, Đông Quan [4] viết kí, Hoa Kiệu [5] viết điển, Trương Bột [6] viết lục, Hà Pháp Thịnh [7] viết thụy, các sử quan ghi chép được những điều có ý nghĩa là ở chí. Nhưng chí thì lại là cái danh của cổ sử, nay đổi viết lược, lược là đại cương vậy.

Khái lược về Thị tộc
 
Từ thời Tùy Đường trở về trước, chức quan chỉ được ghi chép sơ sài, các nhà đều có phả hệ, còn việc tuyển cử quan lại tất do ở hồ sơ lưu, việc hôn nhân của các nhà tất do ở phả hệ. Các đời đều có đồ phả cục (cục vẽ phả hệ), bổ nhiệm lang lệnh sử
nắm giữ, nhưng dùng nhà nho bác cổ thông kim chủ trì việc soạn phả sự. Phàm là trăm quan có gia trạng về họ tộc thì đó ắt là thượng quan, cần được khảo định kỹ càng đầy đủ, lưu giữ vào bí các, giao cho tả hộ giữ. Nếu như các thư sách riêng tư giữ được yên ổn, tất tập hợp theo quan tịch (hồ sơ phủ quan), nếu hồ sơ lưu giữ không đầy đủ thì ắt là phải tra cứu theo các thư sách riêng tư, cái chế độ cận cổ ấy dùng để ràng buộc thiên hạ, dùng người cao quý thì phải kính trọng, sai người hèn kém thì phải có uy vậy. Vì thế mà người ta coi trọng cái học về phả hệ, mọi nhà lưu giữ sách vở về phả hệ. Từ thời Ngũ quý [8] trở đi, chọn dùng kẻ sỹ [10] không còn hỏi về gia thế, hôn nhân không còn hỏi xem có phải con nhà phiệt duyệt (gia đình lớn, có của cải, thế lực, danh tiếng, có công tích, lịch lãm) hay không, cho nên các thư sách trong các gia đình đó bị thất tán, đến nỗi sở học của họ cũng không truyền lại được.

Thời Tam đại [12] trở về trước, họ tộc chia ra làm hai, nam giới gọi là thị (), nữ giới gọi là tính (). Vì vậy mà thị phân biệt thành quý tiện, quý thì có họ (), tiện thì có tên mà không có họ (). Ngày nay chư man ở phương nam cái đạo lý đó vẫn còn lưu giữ. Ngày xưa chư hầu trách mắng chửi rủa đa phần nói: mất mạng, chết cả họ (墜命亡氏 trụy mệnh vong thị), quốc gia bại vong, vì việc làm sáng tỏ họ đã mất, cùng với việc giành được tước thất quốc đồng (失國同) thì có thể biết được đó là kẻ hèn kém vậy, họ ( tính) cũ có thể xưng là thị (), nhưng thị thì không thể xưng là tính được. 

Còn tính phân biệt hôn nhân, vốn có sự phân biệt giữa đồng tính, dị tính, thứ dân tính. Nếu thị mà đồng, tính bất đồng thì hôn nhân được chấp thuận; Nếu tính mà đồng, nhưng thị bất đồng thì hôn nhân không được chấp thuận. Thiên hạ đồng tính là một nhà, vì vậy mà đồng tính thì không thể kết hôn. Ba đời Hạ, Thương, Chu trở về sau, tính và thị hợp làm một, vì vậy phân biệt hôn nhân cũng lấy địa vọng [13] để xác định quý tiện. Đối với văn tự thì nữ sinh ra là tính, từ “họ” xưa (故姓 cố tính) đa phần liên quan tới nữ, như Cơ (), Khương (), Doanh (), Tự (), Quy (), Cật (), Vân (), Chu (), Ấp (), Nữ Phi (女丕), Liệu (). Đó chính là lý do để phụ nữ như Bá Cơ (), Quý Cơ (), Mạnh Khương (孟姜), Thúc Khương (叔姜) đều gọi là tính vậy (Tất cả những cái tên trên viết bằng chữ Hán đều có bộ nữ )*. Làm sao Tư Mã Tử Trường (Tư Mã Thiên*) biết được những điều nhỏ nhặt để nói Chu Công là Cơ Đán, Văn Vương là Cơ Bá nhỉ? Thời Tam đại không bàn chuyện đó vậy, rất may là sau thời Tam đại, tính thị hợp nhất, tuy Tử Trường biết chi tiết về hai đại sử gia ưu tú, nhưng chuyện này vẫn còn mơ hồ vậy!  

Cái học về họ tộc tối thịnh ở đời nhà Đường, nhưng quốc tính thì lại không đi đến kết luận cuối cùng. Lâm Bảo viết Nguyên Hòa Tính Toản [14] nhưng lại không hề biết nguồn gốc của bản thân tính. Thời Hán có quan phả nhà họ Đặng (鄧氏官譜 Đặng thị quan phả), Ứng Thiệu [15] có “Thị tộc thiên” (氏族篇), lại có cả “Dĩnh Xuyên Đại Thủ Liêu thị vạn tính phả” (潁川大守聊氏萬姓譜). Triều Ngụy lập cửu phẩm, đặt Trung chính, cấp châu có Đại Trung chính chủ bộ, cấp quận có Trung chính công tào, tất cả đều có hồ sơ lưu, được chuẩn bị sẵn cho việc tuyển cử quan lại. Tấn, Tống, Tề, Lương cũng theo như vậy. Tán kỵ Thường thị Cổ Bật, Thái bảo Vương Hoằng của nhà Tấn xưa, Vệ tướng quân Vương Kiệm của nhà Tề, Bắc Trung lang Tư nghị tham quân nhà Lương đều biết soạn phả sự, môn đệ của Vương Tăng Nhụ, tất cả đều có Bách gia phả, Từ Miễn cũng có Bách quan phả. Hà Thừa Thiên (何承天) [16] đời Tống (420 - 479) soạn sách “Tính uyển” (姓苑) cùng “Hậu Ngụy Hà Nam quan thị chí” (後魏河南官氏志), hai bộ sách đặc dị đó chính là tông miếu của ngôi nhà tộc họ vậy. Đường Đại Tông (762 - 779) lệnh cho chư nho soạn Thị tộc chí (氏族志) 100 quyển, Liễu Xung soạn “Đại Đường tính hệ lục” (大唐姓系錄) 200 quyển, Lộ Bức có  “Y quan phả” (衣冠譜), Vi Thuật có Khai Nguyên phả (開元譜), Liễu Phương có Vĩnh Thái phả (永泰譜), Liễu Xán có Vận lược (韻略), Trương Cửu Linh có “Vận phả” (韻譜), Lâm Bảo có “Nguyên Hòa tính toản” (元和姓纂), Thiệu Tư có “Tính giải” (姓解).

Các sách đó tuy đa dạng, nhưng đại khái có ba loại, là luận địa vọng (論地望) [12], luận thanh (論聲), và luận tự (論字). Bàn luận về tự (chữ) thì ắt phải lấy thiên bàng (偏旁) [17] làm chủ, bàn luận về thanh ắt lấy tứ thanh (四聲) [18] làm chủ, còn bàn luận về địa vọng ắt lấy quý tiện làm chủ, nhưng quý tiện thăng trầm, thì có gì là thường hằng chăng? Làm sao có thể chuyên lấy địa vọng làm chủ? Lấy thiên bàng làm chủ khả dĩ là Tự thư (字書 sách vỡ lòng như Tam tự kinh*) [19]; lấy tứ thanh làm chủ khả dĩ là Vận thư (韻書) [20], tất cả đều không liên quan đến họ tộc (姓氏 tính thị).

Phàm nói đến họ tộc (姓氏), là nói đến tất cả các bản thế bản [23], nhị thư công tử phả, nhị thư cùng bản Tả truyện. Nhưng Tả thị [24] thì lại hoàn toàn rõ ràng, do sinh ra được phú tính (), cấp đất, ban họ () [(胙之土而命之氏 Tạc chi thổ nhi mệnh chi thị, 左傳,隱公八年 Tả truyện, Ẩn công bát niên)], lại có tên hiệu, tên thụy, có quan tước, có thành ấp, những năm món vậy.  Nay tất không phải vậy, luận được tính (), nhận ra họ () có 32 loại thì luận đàm của họ Tả (Khâu Minh*) còn hạn hẹp lắm thay.   

Thứ nhất lấy nước làm họ (), thứ hai lấy ấp làm họ. Thiên tử, chư hầu lập nước, tất nhiên lấy nước làm họ, Ngu (), Hạ (), Thương  (), Chu  (), Lỗ  (), Vệ  (), Tề  (), Tống  () là loại họ như vậy. Khanh đại phu lập ấp, cố nhiên lấy ấp làm họ, Thôi (), Lô (), Bào (), Yến (), Tang (), Phí (), Liễu (), Dương () là loại họ như vậy. Thứ ba lấy hương làm họ, thứ tư lấy đình ( đình, cơ quan hành chính cấp cơ sở thời Tần Hán, 10 dặm là 1 đình, 10 đình là 1 hương*) làm họ. Phong kiến [25] có 5 hạng tước, hạng công () rồi đến hầu (), hầu rồi đến bá (), bá rồi đến tử (), tử rồi đến nam (). Cũng có 5 hạng phong, hàng quốc hầu (國侯) rồi đến ấp hầu (邑侯), ấp hầu rồi đến quan nội hầu () [26], quan nội hầu rồi đến hương hầu (), hương hầu rồi đến đình hầu (亭侯). Học giả cũng phân biệt thành 5 loại tước, nhưng không xem xét phong 5 hạng. Quan nội ấp có Ôn (), Nguyên (), Tô (), Mao (), Cam (), Phiền (), Tế (), Doãn () là loại họ như vậy. Nhưng còn tùy thuộc vào loại ấp, sửa đổi mà không khác soạn ra. Các họ Bùi (), Lục (), Bàng (), Diêm () được phong cho hương, nên lấy hương làm họ. Các họ Mi (), Thải (), Âu Dương (歐陽) được phong đình, nên lấy đình làm họ.    

Thứ năm là lấy đất làm họ. Có những người được phong đất, lấy đất phong làm họ, những kẻ không được phong đất thì lấy đất nơi cư trú làm họ. Đại khái không được lấy người làm họ, hoặc có thiện ác rõ ràng, loại tộc họ thì phồn thịnh, vì vậy căn cứ vào nơi mà mình sống, người ta xưng tên, ắt là lấy làm họ vậy. Kẻ sống ở Phó Nham [27] thì lấy Phó () làm họ, chuyển đến Kê Sơn [28] thì lấy Kê () làm họ, làm chủ tế ở Đông Mông [29] thì ắt lấy Mông () làm họ, thủ mộ ở Kiều Sơn [30] ắt trở thành họ Kiều. Có họ Nại vì Nại Ban được ăn lộc tại Nại Môn [31]; có họ Dĩnh vì Dĩnh Khảo Thúc là người được phong Dĩnh Cốc [32]; có họ Đông Môn vì Đông Môn Tương Trọng được phong ở Đông Môn [33], có họ Đồng Môn vì Đồng Môn Hữu Sư được ban ở Đồng Môn, tất cả đều cùng cách ấy vậy. Những người ẩn dật, Cao Tố Lâm Tẩu sống ở Lộc Lý, nên có họ Lộc Lý, sống ở Ỷ Lý, nên có họ Ỷ Lý, là để cho đẹp vậy.  
___________________________________

Người dịch: Hà Hữu Nga

Nguồn: 通志氏族略 校對,編輯:詹招琳1995117 一,通志 卷二十五 氏族略第一. “Thông chí, Thị tộc lược”. Giáo đối, biên tập: Chiêm Chiêu Lâm 1995 niên 11 nguyệt 7 nhật. Nhất, Thông chí, Quyển nhị thập ngũ thị tộc lược đệ nhất.  

Chú thích của người dịch:

[1] Trịnh Tiều (鄭樵 1104 - 1162) tự Ngư Trọng, người thời Nam Tống ở Quân Phủ Điền Hưng Hóa, (nay là Phủ Điền, Phúc Kiến), đại sử gia thời Tống, mục lục học gia, người đời gọi là Giáp Tế tiên sinh. Ông sinh ra vào thời Bắc Tống năm Sùng Ninh thứ ba (1104), tại một gia đình thư hương, nên được tiếp thu một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ. Năm Tuyên Hòa nguyên niên (1119), cha là Trịnh Quốc Khí mất tại Cô Tô (nay là Tô Châu, Giang Tô). Trịnh Tiều sinh ra không có ý định theo đòi khoa cử, dốc sức học hành trong 30 năm, lập chí đọc hết các sách cổ kim, Tiều cùng anh trai Trịnh Hậu lần mò mọi nơi nhờ tìm, mượn sách về đọc, “Tấc bóng chưa từng dám phí, gió sớm sương khuya khua bút nào ngơi, bếp nguội lạnh vẫn đọc ngâm không dứt” (寸陰未嘗虛度,風晨雪夜執筆不休,廚無菸火而諷誦不”(鄭樵文集》卷2《獻皇帝書》“Thốn âm vị thường hư độ, phong thần tuyết dạ chấp bút bất hưu, trù vô ư hỏa nhi phúng tụng bất tuyệt”, Trịnh Tiều văn tập, Quyển 2); lập chí “tham ngốn sách cổ kim, thèm làu thông bách gia chư tử, khát thạo sáu nghề cả văn lẫn võ, vậy nên một đời chẳng chút bợn lòng” (欲讀古今之書,欲通百家之學,欲討六藝之文而為羽翼,如此一生則無遺恨 dục độc cổ kim chi thư, dục thông bách gia chi học, dục thảo lục nghệ chi văn nhi vi vũ dực, như thử nhất sinh tắc vô di hận). Trọn đời theo nghiệp học, nào chuyên tâm khảo nghiệm cây cỏ, côn trùng, tôm cá, Tiều vẫn luôn bên “nông phu lão dã đi về, cùng hạc đêm vượn sớm sum vầy” (田夫老野往來,與夜鶴曉猿雜處 điền phu lão dã vãng lai, dữ dạ hạc hiểu viên tạp xử [(通志•昆蟲草木略序Thông chí - Côn trùng thảo mộc lược tự)]. Tiều đều để lại các thành tựu với các khoa kinh học, lễ nhạc, ngôn ngữ, khoa học tự nhiên, văn hiến học, sử học, thiên văn, địa lý, trùng ngư, thảo mộc [(通志•天文略•天文序)] cậy tài, không thua kém Lưu Hướng [(-77 đến -6 TCN, tôn thất nhà Hán, đại học giả, quan lại, cha của Lưu Hâm), Dương Hùng [(揚雄, 53 TCN – 18, là nhà văn, nhà triết học cuối đời Tây Hán, đầu đời Tân của Vương Mãng. Ông được Tam tự kinh xếp vào nhóm Ngũ tử) (宋史四三六卷《儒林列傳》六 Tống thư, Tứ tam lục quyển, Nho lâm Liệt truyện)], và cũng nổi tiếng đương thời ngang ngửa với những danh tướng như Lý Cương, Hàn Thế Trung (《宋史》卷436《鄭樵傳》- Tống thư, quyển 436, Trịnh Tiều truyện). Năm Thiệu Hưng thứ 19 (1149), đến kinh đô dâng sách “Chiếu tàng bí phủ” 140 quyển, được trao chức Hữu địch công lang, nhưng không nhận (《建炎以來系年要錄》卷157 Kiến viêm dĩ lai hệ niên yếu lục, Quyển157). Thiệu Hưng năm thức 20 (1152), tân quan Đồng An chủ bộ Chu Hy thượng sơn bái kiến Trịnh Tiều, Tiều chỉ dùng có đậu hũ trắng, muối trắng, gừng trắng, bánh gạo trắng đãi khách, hai người bàn luận về thơ văn ba ngày ba đêm. Thiệu Hưng năm thứ 27 (1157), bản thảo “Thông chí” hoàn thành, trong phần “Nhị thập lược” liên quan đến nhiều lĩnh vực tri thức, có thể coi là bộ Bách khoa Toàn thư sớm nhất thế giới vậy. Cùng trong năm này, Vương Luân (tiến sĩ, Giám sát Ngự sử) tiến cử Trịnh Tiều. Thiệu Hưng năm thứ 28 (1158), Ứng Cao Tông triệu về trao chức Hữu địch công lang, quản giác các văn tự Bộ binh, sau đổi trông coi nhạc miếu nam Đàm Châu. Năm Thiệu Hưng thứ 31 (1161), Trịnh Tiều bộ hành 3000 nghìn dặm đến Lâm An, dâng sách “Thông chí”, đúng thời gian đó Cao Tông đến Kiến Khang (nay là Nam Kinh), không có dịp gặp mặt, ban chiếu thăng Tiều làm xu mật viện biên tu kiêm quyền kiểm tường chư phòng văn tự. Thiệu Hưng năm thứ 32 (1162), mùa xuân Cao Tông Triệu Cấu quay về Lâm An, ngày 7 tháng 3 lệnh cho Trịnh Tiều dâng trình “Thông chí”, chính ngày nhận chiếu chỉ thì Trịnh Tiều bệnh chết. Trịnh Tiều trứ thuật suốt đời, “Thập niên nghiên cứu kinh điển”, biên soạn các sách sau: “Thư khảo”, “Thi biện vọng”, “Xuân thu khảo” gồm: “Tam niên vi lễ nhạc chi học”; có “Ích pháp”, “Hệ thanh nhạc phủ”; “Ba năm nghiên cứu văn tự học”, có “Tượng loại thư”, “Tục hãn giản”, “Phạm thư biên”; “Ngũ lục vi thiên văn địa lý chi học, vi trùng ngư thảo mộc chi học, vi phương thư chi học”, “Thiên văn thư”, “Xuân thu địa danh”, “Nhĩ nhã chú”, “Thi danh vật chí”, “Bản thảo thành thư”; “Tám chín năm nghiên cứu thảo luận đồ phả học, vong thư học”, có “Cầu thư khuyết kí”, “Giáo cừu bị lược”, “Thư mục chánh ngoa”, “Đồ thư chí”, “Tập cổ hệ địa lục”, gồm 81 bộ và hơn 900 quyển, hầu hết không lưu truyền được, chỉ còn lại “Thông chí”, “Nhĩ nhã chú”, “Thi biện vọng”, “Lục kinh áo luận”, “Hệ thanh nhạc phổ” 24 quyển và “Giáp Tế di cảo”. Trong đó việc ghi chép lại điển chương chế độ trong “Thông chí” là tối trọng yếu; thư chí trong “Nhị thập lược” có ý nghĩa tương đương như chính sử, đó là bản từ Tam hoàng Ngũ đế, ghi chép thành chính thư đến thời Tùy Đường.

[2] Tư Mã Thiên ( - 145 - ?), tự Tử Trường, người Hạ Dương (nay là Hàn Thành nam, Thiểm Tây). Là đại sử gia, văn gia thời Tây Hán, con trai Tư Mã Đàm. Năm 99 TCN ông bị vướng vào vụ Lý Lăng (李陵) thua trận quân Hung Nô ở miền Bắc. Hán Vũ Đế và đa số các quan trong triều cho rằng tội trạng thuộc về Lý Lăng, chỉ có một mình Tư Mã Thiên bênh vực vị tướng này. Hán Vũ Đế cho rằng Tư Mã Thiên bảo vệ Lý Lăng để ngầm chê Lý Quảng Lợi, anh vợ của Vũ Đế, là nhát gan. Tư Mã Thiên bị tội tử hình, nếu không chuộc bằng tiền bạc hoặc bị cung hình (thiến). Do không đủ tiền chuộc, ông đành chọn bị cung hình và bị cầm tù. Sau khi ra tù, Tư Mã Thiên trao làm Trung thư lệnh, là chức quan to chỉ dành cho hoạn quan. Luôn cảm thấy nhục nhã vì hình phạt, ông dồn tất cả tâm sức cho bộ Sử ký và hoàn thành vào năm năm 91 TCN. Theo Vương Quốc Duy trong “Thái sử công niên khảo” có lẽ ông mất vào năm 60 tuổi, năm 86 TCN cùng một năm với Vũ đế. Thời trai trẻ, ông thụ học với Khổng An Quốc (孔安國), Đổng Trọng Thư (董仲舒), đi đây đi đó phân tích diễn giải phong tục, thu thập viết thành các tập truyện. Khi mới nhậm chức Lang trung, phụng sứ đi tây nam. Năm Nguyên Phong thứ ba ( -108) làm Thái sử lệnh kế thừa sự nghiệp của cha, trứ thuật lịch sử. Ông là người hiểu thấu con người và sự vật, thông suốt biến cải cổ kim, trở thành người luận đàm duy nhất (究天人之際,通古今之變,成一家之言 Cứu thiên nhân chi tế, thông cổ kim chi biến, thành nhất gia chi ngôn). “Sử ký” được công nhận là điển phạm sử thư của Trung Quốc từ thời Hoàng đế đến Hán Vũ đế Nguyên Thú nguyên niên, trong vòng 3000 năm lịch sử. Sử ký trở thành thủ lĩnh của Nhị thập ngũ sử (Sử ký, Hán thư, Hậu Hán thư, Tam quốc chí, Tấn thư, Tống thư, Nam Tề thư, Lương thư, Trần thư, Ngụy thư, Bắc Tề thư, Chu thư, Tùy thư, Nam sử, Bắc sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Cựu Ngũ đại sử, Tân Ngũ đại sử, Tống sử, Liêu sử, Kim sử, Nguyên sử, Minh sử, Tân Nguyên sử, Thanh sử cảo), và Lỗ Tấn gọi là “Sử gia tuyệt đỉnh, Li Tao không vần” (史家之,無韻之離騷 Sử gia chi tuyệt xướng, vô vận Li Tao). Ở đây Lỗ Tấn xót xa nhắc lại lời Tư Mã Thiên viết về Li Tao của  Khuất Nguyên: Li Tao là do ưu sầu mà làm ra vậy, 離騷者, 猶離憂也 Li Tao giả, do li ưu dã, (史記: 屈原賈生傳 Sử Kí, Khuất Nguyên Giả Sinh truyện).

[3] Ban Cố (班固 32 – 92 SCN), tự Mạnh Kiên, người An Lăng, Phù Phong (nay là Hàm Dương, Thiểm Tây), là sử gia, văn gia trứ danh thời Đông Hán. Ban Cố xuất thân thế gia Nho học, cha là Ban Bưu, bác là Ban Tự, đều là những học giả nổi tiếng thời đó. Nhờ cha ông đào luyện, lên 9 tuổi, Ban Cố đã có khả năng viết văn tự, tụng đọc thi phú, 16 tuổi nhập thái học (là hệ thống đào tạo học vấn tối cao thời Hán), học rộng mọi thư sách, từ kinh điển Nho gia, lịch sử, triết học, không gì là không tinh thông. Năm Kiến Vũ thứ 30 (54 SCN), Ban Bưu chết, Ban Cố đến kinh thành Lạc Dương đưa cha về quê an táng, bắt đầu với cơ sở “Sử ký hậu truyện” của Ban Bưu, Cố bắt tay soạn “Hán thư” từ đầu chí cuối mất hơn 20 năm, vào giữ thời Kiến Sơ (76-84 SCN) thì cơ bản hoàn thành. Thời Hán Hòa Đế năm Vĩnh Nguyên nguyên niên (89), đại tướng quân Đậu Hiến suất quân bắc phạt Hung Nô, Ban Cố tùy quân xuất chinh, nhậm chức Trung hộ quân, hành trung lang tướng, tham nghị quân cơ đại sự, bị đại bại. Đậu Hiến là ngoại thích trong triều, anh của Đậu Thái hậu. Vì uy quyền của Đậu Hiến quá lớn, Hán Hòa đế quyết định trừ hậu họa. Năm 92, Hòa Đế sai hoạn quan Trịnh Chúng bất ngờ tập kích, bắt hết anh em và thủ hạ họ Đậu, khiến Hiến phải tự sát. Khi cùng Đậu Hiến đi đánh Hung Nô, ông đã để người nhà lạm quyền làm bậy, xô xát với Xung Kinh nhưng do ông có quan hệ với Đậu Hiến nên Xung Kinh đành chịu. Khi Đậu Hiến bị xử tội, Xung Kinh mang việc trước ra tố cáo, do đó Ban Cố bị bắt giam và và qua đời, thọ 61 tuổi. Cả đời Ban Cố trứ thuật rất nhiều. Với tư cách là sử học gia, “Hán thư” là sự tiếp nối của “Sử kí” của Trung Quốc cổ đại về sau và cũng là bộ sử trọng yếu, là một trong “Tiền tứ sử” (là 4 trong Nhị thập tứ (24) bộ sử, gồm có: i) Sử ký của Tư Mã Thiên; ii) Hán thư của Ban Cố; iii) Hậu Hán thư của Phạm Diệp; và iv) Tam quốc chí của Trần Thọ). Với tư cách là nhà viết phú, Ban Cố là một trong “Hán phú tứ đại gia” (Hán phú tứ đại gia là Tư Mã Tương Như, Dương Hùng, Ban Cố, và Trương Hành). “Lưỡng đô phú” (兩都賦) đã khai sáng mô thức kinh đô phú [(Dương Hùng là tác gia sớm nhất của thể loại kinh đô phú, ông ca tụng Thành Đô trong “Thục đô  phú” đã gây ảnh hưởng lớn. Đông Hán sơ, Đỗ Đốc viết một thiên miêu tả “Luận đô phú” về kinh đô, là nơi phồn hoa đô hội, vì vậy kinh đô phú chính thức bắt đầu trở thành trào lưu. Về sau văn học gia, sử học gia Ban Cố thời Đông Hán sáng tác “Lưỡng đô phú”, Trương Hành “Nhị kinh phú”, tiếp đến văn học gia Tây Tấn là Tả Tư viết “Tam đô phú”, tất cả đều vì chốn phồn hoa ấy đều làm nên “danh thiên” (thiên sách danh tiếng) trong kinh đô phú)], được đưa vào thiên thứ nhất của “Văn tuyển”. Đồng thời, Ban Cố còn là một nhà lý luận về kinh điển học, ông biên soạn thành “Bạch hổ thông nghĩa” (白虎通義) là tập đại thành đương thời về kinh học, sử sấm vĩ thần học được lý luận hóa, pháp điển hóa. [(《漢書·卷九·元帝紀第九》“Hán thư, Quyển cửu, Nguyên đế kỉ đệ cửu”; 《漢書注·卷九·元帝紀第九》“Hán thư chú, Quyển cửu”; 《後漢書》卷79《儒林列傳 “Hậu Hán thư”, Quyển 79 “Nho lâm liệt truyện”; 《後漢書·班固傳贊》“Hậu Hán thư, Ban Cố truyện tán”.《漢書·司馬遷傳》“Hán thư, Tư Mã Thiên truyện”)]
  
[4] Đông Quan (東觀) là Tàng thư lầu Hoàng gia, tại Nam Cung, thành Lạc Dương, hoặc là nơi đây dùng để trước thuật kiêm coi quản hồ sơ, điển tịch cung đình thời Đông Hán. Không có bất cứ tài liệu nào để khảo về niên đại tu tạo Nam Cung, Lạc Dương. Ở đây kiến trúc cao đại hoa lệ, trên tầng cao nhất có 12 gian, bốn phía xung quanh nhìn thấy điện các, xung quanh sum suê cây xanh bóng mát, cảnh trí rất u nhã. Từ thời Chương Đế, Hòa Đế về sau, là nơi lưu giữ hồ sơ của cung đình và là nơi tu soạn sách sử chủ yếu. Tàng thư lầu Đông Quan có ngũ kinh, chư tử, truyện ký, nghệ thuật bách gia, về sau còn mở cửa cho các cận thần tập trung đọc kinh truyện các loại. Cái tên Đông Quan gắn liền với bộ “Đông Quan Hán ký”, thời Hán người ta gọi là “Đông quan kí”, có 143 quyển, là một bộ sử Đông Hán, đồng thời còn là cơ quan biên soạn sử đương đại đầu tiên của Trung Quốc. Bộ ký này bắt đầu từ thời Quang Vũ đế (5 TCN – 57 SCN), kết thúc vào thời Linh đế (156 – 189 SCN), do Lưu Trân (?-126 SCN), Diên Đốc (?-167 SCN) cùng những người khác thời Hán soạn, vì Tu sử quán đặt ở Đông Quan nên lấy đó làm tên.

[5] Hoa Kiệu (華嶠 ?293 SCN), tự Thúc Tuấn, người Cao Đường, Bình Nguyên (nay là Vũ Thành, Sơn Đông). Là sử gia thời Ngụy Tấn, xuất thân vọng tộc huyện Cao Đường, là cháu Hoa Hâm, con trai thứ ba Hoa Biểu. Ban đầu làm thuộc lại cho Tư Mã Chiêu, bổ Thượng thư lang, sau chuyển thành Xa kị Tòng sự Trung lang. Thời Tấn Vũ đế, được ban tước Quan nội hầu, chuyển làm Thái tử Trung thứ tử, rồi bổ Thái thú An Bình. Năm Nguyên Khang thứ 3 (293) chết. Sử sách gọi ông là hiểu rộng biết nhiều (博聞多識 bác văn đa thức), các trứ tác có: “Lương sử chi chí”, làm quan đến Bí thư giám Nội đài Trung thư, chuyên quản về đồ thư điển tịch (kho sách và các tài liệu, kinh điển), sách “Biến quan bí tịch” của ông soạn thành “Hán hậu thư” 97 quyển. Lúc sinh thời, Kiệu có kế hoạch đổi “chí” thành “điển”, dự định soạn 10 thiên, nhưng chưa hoàn thành thì chết, “Thập điển” của “Hán Hậu thư” ngõ hầu còn chưa xong, về sau do con là Hoa Triệt tiếp tục trứ tác, nhưng cũng chưa xong thì chết, em Triệt là Sướng tiếp tục, cuối cùng “Thập điển” cũng được hoàn thành. Những năm cuối thời Tây Tấn, bản thảo “Hậu Hán thư” lưu tán thất lạc, chỉ còn sót lại hơn 50 quyển, Phạm Diệp thời Tống Nam Triều (420 - 479) viết “Hậu Hán thư” lấy sách của Hoa Kiệu làm lam bản (tài liệu nguồn) trực tiếp dẫn dụng Hoa Kiệu luận tán, nhưng Phạm Diệp kiểm nghiệm phương pháp của Hoa Kiệu không đầy đủ khi sao chép, chẳng hạn như Hoa Kiệu viết Dương Chấn (54 – 124, học giả, quan lại nổi tiếng vì là 四世太尉, 四世三公  tứ thế Thái úy, tứ thế tam công: bốn đời thái úy, bốn đời tam công) chết viết “ hoăng” (vì là đại thần*), trong bản của Phạm Thư lại chỉ viết “tốt (quan lại, đại phu chết, vẫn chữ đó, đọc là tuất). [(《晉書華表(子嶠)傳》,《晉書華嶠傳》,姚振宗《隋書經籍志考證》.“Tấn thư – Hoa Biểu (tử Kiệu) truyện”, “Tấn thư - Hoa Kiệu truyện”, Diêu Chấn Tông “Tùy thư kinh tịch chí khảo chứng”)].

[6] Trương Bột (張勃 ?-?) năm sinh, năm mất không rõ, ông là đại thần thời Hán Tuyên đế (91-49 TCN) và Hán Nguyên đế (76-33 TCN). Thời Hán Vũ đế con trai là danh thần Trương Thang, thời Hán Tuyên đế có cháu là Trương An Thế, Phú Bình hầu Trương Diên Thọ là chắt. Cha con liên tục thừa tập tước Phú Bình hầu, được phong quan Tán kỵ gián đại phu, được phong quốc vị ở Bình Nguyên. Thời Nguyên Đế, nhân vụ việc ông tiến cử Trần Thang phạm tội nên bị tước thực ấp 200 hộ. (Về Trần Thang, thuở nhỏ thích đọc sách, tính tình phóng khoáng, nhưng vì nhà nghèo nên không được dân làng coi trọng. Sau lưu lạc đến Trường An, quen biết Trương Bột, được Bột tiến cử Thang ra làm quan, trong khi chờ đợi triều đình phân bổ chức quan, cha Thang mất nhưng không về chịu tang nên bị hạ ngục. Bột bị triều đình khiển trách và tước mất hai trăm hộ thực ấp. Về sau, Thang xin được đi sứ Tây Vực rồi làm phó hiệu úy Đô hộ phủ ở Tây Vực*). Do về sau Thang được thăng tiến nên người đời gọi Bột là hiểu người tuyển tài (知人善選 tri nhân thiện tuyển). Sau khi Bột chết, con là Trương Lâm thừa tập Phú Bình hầu quốc [(《漢書張湯傳(卷五九). Hán thư, Trương Thang truyện, Quyển ngũ cửu)].

[7] Hà Pháp Thịnh (何法盛 ? - ?) người thời Nam Bắc Triều nhà Lưu Tống, là nhà sử học, làm quan tới Tương Đông Thái thú. Hà Pháp Thịnh xuất thân hiển quý từ xã hội thượng lưu thời đó. Vì sinh ra vào thời Phật giáo hưng thịnh nên trong danh tự của ông có từ “Pháp” thể hiện rõ sắc thái sùng trọng Phật pháp. Các trứ tác của ông có sử thư thể kỷ truyện (tương tự Sử ký Tư Mã Thiên*) “Tấn trung hưng thư” tổng cộng gồm 78 quyển viết về các sự tích thời Đông Tấn. Hậu thế có ý nói sách đó không phải là thủ bút của ông, mà là của Si Thiệu (郗紹). Hà Pháp Thịnh xem thấy bộ sách do Si Thiệu viết, sau thừa dịp Si Thiệu không ở nhà bèn lấy cắp bộ sách. Si Thiệu là sử gia Đông Tấn – Tống Nam Triều, quê quận trị Cao Bình, nay là Kim Hương, Sơn Đông, là chắt của Si Giám, làm đến Quốc tử Tế tửu, Đông Hải vương sư. Ông viết “Tấn Trung hưng thư” (晉中興書) có đưa cho Hà Pháp Thịnh xem. Thịnh có ý ăn trộm làm của mình, gặp Si Thiệu nói: Ngài danh vị đều quý đạt, việc gì phải đợi chờ cái thứ danh hão ấy. Ta học trò nghèo, đến giờ vẫn chẳng tiếng tăm gì, chỉ như đồ đệ của Viên Hoành, Can Bảo cậy nhờ vào viết lách mà để tiếng về sau. Nên dùng mà làm ân huệ”. Si Thiệu không ưng cho. Đến khi sách hoàn thành, Hà Pháp Thịnh đến thăm Si Thiệu, Thiệu đi vắng, liền lấy trộm, kết cục trở thành sách của Hà Pháp Thịnh. [(《隋書經籍志》載《晉中興書》七十八卷,題宋湘東太守何法盛撰“Tùy thư, Kinh tịch chí” tái “Tấn trung hưng thư” thất thập bát quyển”, đề Tống Tương Đông thái thú Hà Pháp Thịnh soạn)]. Về sau, đến năm Trinh Quán thời nhà Đường trước khi có quan tu Tấn thư, sách này được liệt vào một trong “Thập bát gia Tấn sử”. Đồng thời cũng trở thành nguồn tham khảo sử liệu quan trọng triều Tấn và 16 nước của các sử quan đời nhà Đường. ChỈ đến loạn An Sử làm bùng phát sự việc xưng tụng hiển đạt làm cho việc soạn viết Tấn thư rơi rụng bất minh, trong số đó có 14 quyển quyển mục hoàn toàn thất tán. Tất cả những gì liên quan đến quyển mục (sách kê theo mục) “Tấn trung hưng thư” của Hà Pháp Thịnh cũng bị thất tán, chỉ còn lại 7 quyển. Tuy nhiên, một phần nội dung của “Tấn trung hưng thư” do người đời Thanh là Thang Cầu (1804 – 1881 được tiến cử Hiếu liêm Phương chính năm 63 tuổi, chuyên về Tấn sử) biên tập vẫn còn được ra mắt người đọc. Cho đến nay vẫn còn có 2 cuốn “Chúng gia biên niên thể Tấn sử” (《眾家編年體晉史》) và “Cửu gia cựu Tấn thư tập bản” (《九家舊晉書輯本》) tập hợp được một phần nội dung. Ngày nay, trong sinh hoạt hàng ngày, có hai thành ngữ có nguồn gốc từ “Tấn trung hưng thư” (《晉中興書》) của Hà Pháp Thịnh là 勢成騎虎 “Thế thành kỵ hổ” (ở vào tình trạng “cưỡi trên lưng cọp”), cưỡi cọp khôn buông  (騎虎難下 kỵ hổ nan hạ) và 家雞野雉 “Gia kê dã trĩ” nói về việc Đô đình hầu Canh Dực thời Tấn coi thư pháp của mình là gà nhà (gia kê 家雞) còn thư pháp của Vương Hy Chi là chim trĩ (野雉dã trĩ), để ý nói gần với nghèo hèn mà lánh xa hiển quý.

[8] Ngũ quý (五季) là chỉ 5 đời: hậu Lương, hậu Đường, hậu Tấn, hậu Hán, hậu Chu; y học Trung Quốc lấy bốn mùa phối hợp với ngũ hành thì thành ngũ quý, tức là xuân thuộc mộc, hạ thuộc hỏa, trường hạ [9] thuộc thổ, thu thuộc kim, đông thuộc thủy; nguyên tắc của tự nhiên trong ngũ quý tất phải là: sinh (ra), trưởng (thành), hóa (biến hóa), thu (thu về), tàng (cất giữ).

[9] Trường hạ (長夏) là từ đa nghĩa, thứ nhất chỉ những ngày mùa hạ, đọc là “trường hạ”. Vì vào mùa này, ban ngày khá dài, cho nên gọi là “trường hạ” (ngày mùa hạ dài). Một nghĩa khác chỉ 6 tháng âm lịch, đọc là “trưởng hạ” (mùa hạ tăng thêm), trưởng chính xác là nghĩa sinh trưởng.  

[10] Sĩ () trong thời Xuân Thu (771 – 476 TCN), Tây Chu (440 – 256 TCN), là tên gọi tầng lớp công chức phong kiến thống trị, hầu hết là gia thần của các khanh đại phu [11]. Thời Tây Chu, đây là tầng lớp ở dưới tầng lớp khanh đại phu và ở trên thứ dân. Từ mạt kỳ Xuân Thu trở đi, dần dần sĩ trở thành tầng lớp thống trị với danh nghĩa tri thức. Xuân Thu Chiến Quốc chính là thời kỳ hình thành “sĩ nhân”, và chính Khổng Tử là người đưa ra tiêu chuẩn lý luận về tầng lớp “sĩ”. Trong sách “Luận ngữ - Tử Lộ”, Tử Cống hỏi: “Như thế nào thì có thể gọi là kẻ sĩ, thưa Thầy?” Khổng Tử đáp: “Tự lập thân mà có liêm sỉ, sai đi tứ phương mà không làm nhục mệnh vua thì có thể gọi là sĩ vậy”. “Luận ngữ - Chương Thái Bá”: “Kẻ sĩ không thể không rộng lượng, cam đảm, vì gánh nặng, đường xa. Đức nhân là ta tự gánh, chẳng phải  nặng sao? Đến chết mới buông gánh, há chẳng xa sao? ”. Đó là cái học thuyết coi trọng tính toàn vẹn cá nhân về phương diện đạo đức, coi trọng bản thân, là người trung quân ái quốc thì có thể được gọi là “sĩ”. Các khái niệm “sĩ” và “quân tử” về phương diện nào đó, có lúc cơ bản là rất nhiều tầng nhiều lớp vậy. Giả sử phân nhỏ thì chắc chắn việc tu dưỡng đức hạnh của kẻ “sĩ” sẽ đòi hỏi phải ngang với bậc “quân tử” hạ thấp đôi chút, vậy có thể nói “sĩ” là có chí hướng đến trở thành người quân tử. Tuân Tử hướng tới việc phân biệt “sĩ” thậm chí còn tỷ mỷ hơn nữa, cái gọi là “cũ sao kẻ sĩ làm quan” “cũ sao kẻ sĩ ở ẩn” (荀子儒效 “Tuân Tử - Nho hiệu”), thì chính là dòng nước trong vậy. Tuân Tử hướng tới yêu cầu tối minh xác về kẻ sĩ là phục tùng đạo chứ không phải phục tùng vua (從道不從君 tòng đạo bất tòng quân). Kẻ sĩ tham chính, cần phải truy tìm giá trị cơ bản của Nho gia, mà đạo nhân nghĩa chính là nền tảng. Điều đó cũng có nghĩa là đối với Tuân Tử, Khổng Mạnh ở vị trí hàng đầu trong việc xác lập khuôn phép cơ bản của kẻ sĩ, đó là kẻ sĩ chuyên tâm vào đạo (士志於道 sĩ chí ư đạo) (論語,里仁第四 Luận ngữ, Lý nhân đệ tứ)]. Tinh thần ấy của kẻ “sĩ”, về phương diện thực tiễn khả dĩ có thể là “hiệp sĩ”. Như việc ám sát Tần Vương Doanh Chính của Kinh Kha thất bại, tại thời điểm xuất phát trước khi thành tựu, Kinh Kha sảng ngôn: “Gió hiu hiu hề sông Dịch lạnh ghê, Tráng sĩ một đi hề không trở về” (風瀟瀟兮易水寒,壯士一去兮不復還 Phong tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn); đây là sứ mệnh mà bậc quân vương đã phó thác, không thể tiếc rẻ sinh mạng mình, mà vẫn sảng khoái đem phẩm chất cao khiết ra để làm thành điển phạm tinh thần của kẻ sĩ cho muôn đời sau. Phẩm chất đó cùng với tinh thần của Khổng Tử cũng là đồng nhất vậy. Thời Xuân Thu Chiến Quốc quần hùng cát cứ, chiến loạn liên miên. Chư hầu có tên tuổi, tiền của các nước như Xuân Thân Quân, Mạnh Thường Quân, thảy đều lấy việc nuôi kẻ sĩ trong nhà (養士 “dưỡng sĩ”) làm thời thượng, có khi tối đa lên đến vài ngàn người, lại cùng bàn bạc rất khoa trương. Điển tích “Mao Toại tự tiến cử” cho thấy tầng lớp kẻ “sĩ” đương thời đều không có một tiêu chí riêng biệt nào, được sử dụng làm quy chiếu chung về người tài khác với người bình thường. Họ thường xuất thân từ những gia đình bần hàn hoặc là quý tộc thất thế, chỉ giỏi duy nhất một nghề (一技之長 nhất kỹ chi trường), ấy là nương tựa vào tầng lớp quý tộc, giúp họ có được các phương tiện mưu sinh. Có những học sĩ viết sách lập thuyết, có những kẻ tri kỷ sẵn sàng đem cái chết ra đền ơn, có những thuật sĩ hiểu biết âm dương lịch toán, có những kẻ giỏi bày mưu đặt kế. Thậm chí họ tự xưng có tài để có thể thuyết phục được tầng lớp quý tộc, trở thành hạng “sĩ tộc” (士族), chẳng hạn như: Kinh Kha vì thái tử nước Yên mà đi giết Tần vương, Phùng Huyên làm khách ở nhà Mạnh Thường Quân, Tô Tần hợp tung, v.v.. [(余英時:〈東漢政權之立與士族大姓之關係〉,281-284. (Dư Anh Thời: “Đông Hán chính quyền chi lập dữ sĩ tộc đại tính chi quan hệ”, hiệt 281 – 284.); 《國語晉語四》:「公食貢,大夫食邑,士食田,庶人食力,工商食官,皂隸食職,官宰食加」(“Quốc ngữ, Tấn ngữ tứ”: “Công thực cống, đại phu thực ấp, sĩ thực điền, thứ nhân thực lực, công thương thực quan, tạo lệ thực chức, quan tể thực gia”); 近藤一成:〈宋代的士大夫與社會〉,217. (Cận Đằng Nhất Thành: “Tống đại đích sĩ đại phu dữ xã hội”, hiệt 240 -241); 陶晉生:《北宋士族》,1-4. (Đào Tấn Sinh: “Bắc Tống sĩ tộc”, hiệt 1-4)].

[11] Khanh đại phu (卿大夫): Thời Xuân Thu-Tây Chu, khanh đại phu là thần thuộc của quốc vương và chư hầu được ban phong đất đai. Quy định họ phải phục tùng lệnh vua, đảm nhiệm các chức quan trọng yếu, phù trợ nhà vua thực hiện việc cai trị, dồng thời tuân lệnh nhà vua trong việc huy động cống phú và các nghĩa vụ phục dịch khác. Nhưng trong số các khanh đại phu đó chỉ có một người làm chủ, truyền đời kiểm soát đại quyền quân chính của các đô ấp phụ thuộc. Vì chế độ phân phong thời Tây Chu đã hình thành, nên cũng ra đời trật tự các đẳng cấp tương ứng: Thiên tử - chư hầu – khanh đại phu – sĩ. 

[12] Thời Tam đại (三代) trong lịch sử Trung Quốc là ba triều Hạ, Thương, Chu gọi chung là tam đại. Từ “Tam đại” thấy sớm nhất ở thời Xuân Thu, trong sách Luận ngữ, quyển Vệ Linh công: Dân thời nay, cứ lấy đạo ngay thẳng thời Tam đại mà thật hành vậy (斯民也,三代之所以直道而行也Tư dân dã, tam đại chi sở dĩ trực đạo nhi hành dã). Sang thời Chiến Quốc, Tam đại vẫn dùng để chỉ Hạ, Thương và Tây Chu. Chỉ đến sau đời nhà Tần thì Tam đại hàm ý cả thời kỳ Đông Chu. Thời sơ kỳ nhà Chu, hai triều Hạ và Thương được gọi chung là Nhị đại. [(徐俊. 中國古代王朝和政權名號探源. 湖北武昌: 華中師範大學出版社. 200011: 1. Từ Tuấn (2000). Trung Quốc cổ đại vương triều hòa chính quyền danh hiệu tham nguyên. Hồ Bắc Vũ Xương: Hoa Trung Sư phạm Đại học Xuất bản xã. 2000 niên 11 nguyệt: 1.; 《荀子王制》:道不過三代,法不貳後王Tuân Tử, Vương chế”: “Đạo bất quá tam đại, pháp bất nhị hậu vương”; 《論語為政》“Luận ngữ, Vi chính”; 《四書或問孟子或問》卷1, “Tứ thư hoặc vấn,  Mạnh Tử hoặc vấn”, quyển 1.; 《朱文公文集》卷36 “Chu Văn công Văn tập” quyển 36.)].
  
[13] Địa vọng (地望): Thời Ngụy Tấn trở đi, thực hành chế độ “cửu phẩm trung chính” (九品中正制) [2], tầng lớp chúa đất (士族 sĩ tộc), các họ lớn (大姓 đại tính) thao túng quyền lực đẳng cấp tuyển cử tại các địa phương, một họ có các mối quan hệ rộng rãi ở các quận huyện sở tại, gọi là địa vọng. 

[14] Nguyên Hòa Tính Toản (元和姓纂) là sách chuyên về phả điệp họ tộc thời Đường.  Năm Nguyên Hòa thứ 7 (812), Đường Hiến Tông, Thái thường Tiến sĩ Lâm Bảo phụng chiếu soạn thành, lấy tính, vọng, phòng (cư dân), hệ thống kết cấu ba cấp xây dựng thư tịch về nguồn gốc các tộc họ, nguyên bản 10 quyển. Thời nhà Thanh soạn Tứ khố Toàn thư (四庫全書) vốn biên soạn từ “Vĩnh Lạc Đại điển” (永樂大典), đồng thời tiến hành công việc đính chính, tập hợp thành 18 quyển, các học giả nhà Thanh là Tôn Tinh Diễn (孫星衍 1753 - 1818), Hồng Oánh (không rõ năm sinh năm mất) tiến hành công việc so sánh đối chiếu lần hai, sau đó La Chấn Ngọc tiếp tục kiểm tra, đối chiếu lần thứ ba, Sầm Trọng Miễn cũng tiếp tục kiểm tra đối chiếu, viết thành “Nguyên Hòa Tính toản Tứ giáo kí” (元和姓纂四校記), đặc biệt quan trọng ở “Sam ngộ” (芟誤), “Thập di” (拾遺), “Chính bản” (正本) “Phạt Ngụy” (伐偽), công lực tối thâm hậu, đạt được kết quả tối đa; Vương Trọng Lạc cũng viết “Quan ư Sầm Trọng Miễn Nguyên Hòa Tính toản Tứ giáo kí” (關於岑仲勉元和姓纂四校記), so sánh với Sầm Trọng Miễn thì không bằng, nhưng cũng đem lại nhiều điều bổ ích.

[15] Ứng Thiệu (應劭) tự Trọng Viện, người Nam Đốn, Nhữ Nam (nay là Hạng Thành, Hà Nam) thời Đông Hán, năm sinh, năm mất không rõ, có giao thiệp với Tào Tháo, thời gian Tháo chiếm cứ Hà Bắc vào năm 207 thì ông đã qua đời. Cha là Ứng Phụng làm đến Tư lệ hiệu úy. Có người em trai là Ứng Tuần.Ứng Sướng, Ứng Cừ là chú. Thời niên thiếu, Thiệu dốc sức học hành, hiểu rộng biết nhiều, thời Hán Linh đế được cử làm Hiếu liêm, từng nhậm chức huyện lệnh Tiêu Huyện, ngự sử doanh lệnh. Năm Hy Bình thứ 2 làm Lang quan, năm thứ 6 là chủ bộ Nhữ Nam, năm Trung Bình thứ 6 (184) nhậm chức thái thú Thái Sơn. Thời Hiến đế Sơ Bình năm thứ 2 (191) đại phá vài vạn giặc khăn vàng Hoàng Cân. Thời gian làm thái thú Thái Sơn, phụng mệnh Tào Tháo đưa cha Tháo là Tào Tung về quê, Ứng Thiệu không đến, Đào Khiêm đến trước, cướp bóc và giết chết Tào Tung, Ứng Thiệu sợ Tào Tháo hỏi tội, nên chạy đến Viên Thiệu xin theo, trở thành quân mưu hiệu úy cho Viên Thiệu. Sau chết ở Nghiệp Huyện. Ông có viết “Hán quan nghi” (漢官儀) 10 quyển, “Phong tục thông nghĩa” (風俗通義) 30 quyển, “Hán thư tập giải âm nghĩa” (漢書集解音義) 24 quyển. Ngoài ra ông còn soạn “Xuân Thu đoạn ngục” (春秋斷獄). Hiện nay chỉ còn “Phong tục thông” 10 quyển, hựu Nghiêm Khả Quân (1762-1843, đại học giả triều Thanh, người Ô Trình, Chiết Giang) thu thập, chỉnh lý.

[16] Hà Thừa Thiên (何承天 370-447) nổi tiếng là tư tưởng gia, thiên văn học gia, âm nhạc gia nhà Tống Nam Triều. Ông người Đàm Nhân, Đông Hải (nay là Lâm Nghi, huyện Lan Lăng, Sơn Đông). Ông là cháu nội của Hữu vệ tướng quân Hà Luân Chất nhà Tây Tấn. Lên 5 tuổi cha chết, Hà Thừa Thiên được mẫu thân nuôi dưỡng, theo học cậu ruột Từ Quảng, những năm cuối nhà Đông Tấn nhậm Phụ quốc phủ Tham quân, thái thú Tầm Dương. Thời Nam Triều nhậm Thượng thư tái thừa. Do xúc phạm quyền quý nên bị vu hãm và bị bãi quan; sau này Tống Văn đế hạ mật chỉ cho nhậm chức Lại bộ lang, nhưng vì tiết lộ mật chỉ nên Hà Thừa Thiên bị bãi. Sau đó mất tại nhà. Hà Thừa Thiên từng dâng tấu đổi “Nguyên gia lịch” (元嘉歷), đính chính lịch cũ, trong đó đính chính thời khắc đông chí và thời nhật đông chí vốn là những tri thức rất thông dụng trong quan sát thiên văn của Trung Quốc cổ. Ông luận về chu thiên độ số và cự li hai cực tương đương cách tính số pi (pi = 3.1415926), ước tính là 3.1429 độ, và ảnh hưởng rất lớn đến lịch pháp hậu thế. Kiêm thông âm luật, ông phát minh ra một cách tiếp cận tân luật gọi là thập nhị bình quân luật (十二平均律), có tài đánh đàn tranh, sở trường chơi cờ, ông có viết các sách  “Đạt tính luận” (達性論), “Dữ tông cư sĩ thư” (與宗居士書), “Đáp nhan quang lộc” (答顏光祿), “Báo ứng vấn” (報應問). Ông từng phụng mệnh tu soạn “Tống thư” (宋書), chưa kết thúc thì chết. [(何承天.中國蘭陵[引用日期2016-12-03] Hà Thừa Thiên Trung Quốc lan lăng [dẫn dụng nhật kì 2016-12-03; 宋書 卷六十四 列傳第二十四.國學導航[引用日期2016-12-13; Tống thư, Quyển lục thập tứ liệt truyện đệ nhị thập tứ. Quốc học đạo hàng [dẫn dụng nhật kì 2016 - 12-13; 何承天籍貫 Hà Thừa Thiên tịch quán)].

[17]. Thiên bàng (偏旁) là chỉ một thể đối hợp chữ ( tự) được tiến hành phân chia để rồi sau đó đạt tới một bộ phận nhất định nào đó. Lấy phần bên phải của hợp thể chữ ban đầu gọi là “thiên” ( = lệch), thì phần bên trái là “bàng” ( = bên); giờ đây ta có hợp thể chữ tạo thành bộ phận gọi chung là “thiên bàng”. Vị trí bên phải chữ gọi là “tả thiên bàng”; ở bên trái gọi là “hữu thiên bàng”.

[18]. Tứ thanh (四聲) là khái niệm âm vận học Hán ngữ, được bắt đầu sử dụng để gọi 4 thanh điệu trong Hán ngữ trung cổ.  Trong các loại Hán ngữ địa phương thì tứ thanh cũng được sử dụng bằng vay mượn từ vựng ngôn ngữ như Tráng ngữ, Việt Nam ngữ, có những biểu hiện diễn biến bất đồng, mà hiện nay các loại Hán ngữ địa phương vẫn theo lối cũ sử dụng danh xưng tứ thanh hoặc biến thể của nó để gọi bản thân các thanh điệu. Khả năng khái niệm tứ thanh trong Hán ngữ thượng cổ đã tồn tại, đó tức là “cổ tứ thanh” (古四聲). Nhưng tứ thanh được coi là một đề xuất khái niệm tất khởi nguồn từ Thẩm Ước nhà Lương thời Nam Triều, Lương thư – Thẩm Ước truyện (梁書沈約傳) ghi lại việc Thẩm Ước viết bản Tứ thanh phả (四聲譜) chuyên thảo luận về vấn đề này. Tứ thanh phả cũng ghi lại việc Lương Vũ đế cung gặng hỏi Chu Xá (周舍469-524, Tiến sỹ, Tả quang lộc Đại phu, bác học đa tài, giỏi điển lễ) tứ thanh là gì. Xá đáp: Thiên tử thánh triết (天子聖哲). Về sau, Lục Pháp Ngôn [(562- ? 鮮卑人 người Tiên Ty, âm vận học gia, năm Nhâm Thọ nguyên niên (601) viết “Thiết vận” (切韻) 5 quyển, có ảnh hưởng lớn đến hậu thế)] đã chuẩn hóa tứ thanh là “bình thượng khứ nhập” (平上去入). Kỳ thực câu trả lời của Chu Xá “Thiên tử thánh triết” (平上去入) và “bình thượng khứ nhập” (平上去入), tuy dùng chữ bất đồng, nhưng nội hàm lại nhất trí: [ thiên] và [ bình] cùng là “bình thanh”; [ tử] và [ thượng] cùng là “thượng thanh”; [ thánh] và [ khứ] đều là “khứ thanh”; [ triết] và [ nhập] đều là “nhập thanh”. Tuy nhiên “Thiết vận” ra đời, lưu truyền xa rộng, [bình thanh] (平聲), [thượng thanh] (上聲), [khứ thanh] (去聲), [nhập thanh] (入聲) cuối cùng trở thành phiếm xưng của Tứ thanh.

[19] Tam tự kinh (三字經) là truyền thống viết tài liệu học tập khai mở cho tuổi nhi đồng của Trung Quốc, trong kinh điển cổ đại Trung Quốc, Tam tự kinh là độc bản tối giản rõ ràng, dễ hiểu. Tam tự kinh chọn những điển cố có tính khuôn phép rộng rãi, bao quát 5000 năm truyền thống văn hóa, lịch sử, văn học, triết học, thiên văn địa lí, nghĩa lý nhân luân, trung hiếu tiết nghĩa  với nội dung khá phong phú. Học thuộc lòng Tam tự kinh cũng đồng thời nắm bắt, phân tích các tri thức thông thường, truyền thống quốc học và lịch sử, các sự kiện mang tính giáo dục đạo lý. Về mặt nào đó, với cách thức ba chữ một câu thuận miệng như ngâm như hát, với lời văn gần gũi, lưu loát, có đặc điểm dễ nhớ, làm cho người ta cảm thấy thân thiết với “Bách gia tính (百家姓), “Thiên tự văn” (千字文), “Thiên gia thi” (千家詩) đã tạo thành một khóa học tư thục sơ cấp nhập môn, được gọi là “Tam bách thiên thiên” (三百千千). [( 三字經 正統文化教材精解. 益群書店股份有限公司. 2009-11-20. 1. Tam tự kinh chính thống văn hóa giáo tài tinh giải. Ích quần thư điếm cổ phần hữu hạn công ti. 2009 - 11-20.; 《三百千千》,《教育部重編國語辭典修訂本》 “Tam bách thiên thiên”, “Giáo dục bộ trọng biên quốc ngữ từ điển tu đính bản”; , 璇宗. 《王應麟著作集成》總序. 《清華大學學報(哲學社會科學版)》. 2011-04-01, 26 (4): 47. Phó Tuyền Tông. “Vương ứng lân trứ tác tập thành” Tổng tự. “Thanh Hoa Đại học Học báo (Triết học Xã hội Khoa học bản). 2011 – 04 - 01, 26 (4) : 47.

[20] Vận thư (韻書) là khảo sát âm vận và sắp xếp, soạn thành tự điển. Ghi chép, xây dựng hồ sơ từng nghĩa của mỗi từ nếu vẫn còn nghĩa, khôi phục việc sử dụng cách phiên thiết [21] để ghi lại một âm đọc. Vận thư và vận biểu [22] không đồng nhất trong cách xử lý. Tùy thuộc vào vận biểu chiếu theo mỗi cách thức xác định mà sắp xếp âm, vần, điệu thích hợp từ đó về sau. Ngay từ rất sớm, mục đích của việc biên soạn Vận thư là vì sáng tác văn học, là phương tiện cho thi nhân dựa theo vần điệu mà mô tả thi ca. Đồng thời Vận thư còn có tác dụng là một pho tự điển: có thể theo âm đọc của chữ mà kiểm tra ý nghĩa.

[21] Phiên thiết (反切) trong chữ Hán là dùng âm của hai chữ khác (được coi là đã biết cách đọc) ghép lại để chú âm cho cách đọc âm của một Hán. Phiên thiết là một phương pháp ghi chú cách đọc của người Trung Quốc, dùng trong các tự điển chữ Hán, trước khi có phương pháp dùng chữ Latin để ghi chú cách đọc ghép vần gọi là bính âm (拼音). Nghĩa là dùng âm của những chữ Hán thông dụng, mà chỉ dẫn cách đọc một chữ Hán mới theo quy tắc lấy phụ âm đầu (thanh mẫu 聲母) của chữ thứ nhất ghép với vần (vận mẫu 韻母) chữ thứ hai. Ví dụ chữ được Thuyết văn Giải tự quyển 12 phiên là “thư doanh”, thanh mẫu là “th” vận mẫu là “oanh” và âm đọc phiên thiết là “thanh”. Với phương pháp trên, có thể có rất nhiều cách phiên thiết cho một chữ Hán.
  
[22] Vận biểu (
韻表), còn gọi là vận đồ (韻圖), là một trong những loại ngữ âm biểu cổ đại, nó giúp cho toàn bộ cách thức mô tả phát âm của chữ Hán trong một tập hợp các dạng thức, người xem vận biểu tìm kiếm trong đó một chữ bất kỳ nào đó tức thì có thể kiểm tra tất cả các hàng dãy mà chữ đó thuộc về nó để xác định được cách thức phát âm. Trong cách phiên thiết của Vận thư thể hiện cách đọc âm, và cũng có thể xuất hiện trong hệ thống thể hiện của vận biểu. Hiện nay vẫn còn một vận đồ tối cổ, đó chính là “Vận kính”.
  
[23] Thế bản (世本) còn gọi là tác thế (作世), thế hệ (世系), thế kỉ (世紀), thế điệp (世牒), điệp kí (牒記), phả điệp (譜牒). “Thế” là chỉ thế hệ; “bản” tất là biểu thị sự khởi nguồn. Y cứ vào thuyết cho là do các sử quan thời tiên Tần (cũng có thuyết cho là thời Hán) các sử quan đã tu soạn, ghi chép về các thế hệ cùng họ tộc (thị tính) của các “Đế vương”, “Chư hầu”, “Khanh đại phu” từ thời Hoàng Đế đến thời Xuân Thu, vì vậy mà cũng ghi chép các đô ấp, việc sản xuất, kể cả phép tắc đặt tên thụy của họ. Tất cả các bộ sách đó có thể phân thành các loại “Đế hệ” (帝系), “Vương hầu thế” (王侯世), “Khanh đại phu thế” (卿大夫世), “Thị tộc” (氏族), “Tác thiên” (作篇) và “Cư thiên” (居篇) cho đến “Thụy pháp” (諡法), tất cả là 50 thiên.

[24] Tả thị (左氏) viết đầy đủ là “Tả thị Xuân Thu”, còn có tên gọi “Xuân Thu Tả thị truyện”, tương truyền do quan Thái sử nước Lỗ là Tả Khâu Minh sáng tác, trước đây vẫn viết là Tả thị. Tả Khâu Minh là quân tử nước Lỗ, Khổng Tử có kết giao với ông. Cũng có thể ông lớn tuổi hơn Khổng Tử, vì vậy mà Khổng Tử thường dẫn lời ông. Khâu Minh còn viết sách “Quốc ngữ”. 

[25] Phong kiến (封建) là cách nói tắt của phong bang kiến quốc (封邦建國) tức “Phong thổ kiến quốc” (封土建國). Tức thiên tử lấy phần đất bên ngoài khu vực quản hạt trực tiếp của mình mà phong cấp cho chư hầu, đồng thời ban cho những kẻ đó các tước vị; đến lượt mình, chư hầu lại tái phân phong cho các quý tộc, chư hầu cùng quý tộc tự mình quản lý phần lãnh địa đó. Mục đích của phân phong là nhường quyền cho chư hầu kiến lập phong quốc và quân đội, bảo vệ chính quyền trung ương, thu mua nhân tâm. Phong bang kiến quốc là một loại chế độ xã hội. Do cộng chủ, hoặc vương triều trung ương ban cấp cho các thành viên trong vương thất, vương tộc và công thần phân phong lãnh địa nên tạo thành một phạm trù chế độ chính trị phụ thuộc. Sau khi Vũ Vương diệt Trụ, luận công ban thưởng, đại phong cho công thần huynh đệ được coi là phên dậu của vương thất nhà Chu đã làm xong. Khương Thái công có công đầu nên được phong tại Tề. Đầu thời nhà Chu, việc phong bang kiến quốc trước sau tổng cộng là 71 phong quốc, trong đó họ Cơ chiếm tới 53 phong quốc, khu vực Trung Nguyên có Khang Thúc, phương đông có Thái Công Vọng và Bá Cầm, khu vực Hà Đông có Đường Thúc, phương bắc có con trưởng Triệu Công, phía nam có  “Hán Dương Chư Cơ” (các con gái họ Cơ) và hai bá phụ của Chu Văn vương.    

 [26] Quan nội hầu (), thời cổ gọi là Nội hầu, còn gọi là Luân hầu. Thời Tần Hán một bậc như nhau, sau đó sinh ra đối lập giữa việc tưởng thưởng các tướng lĩnh có quân công, người có tước hầu, nhưng quyền thống trị mà lại không có lãnh thổ, chỉ có tại các thực ấp quy định quyền trưng thu tô thuế. Từ Ngụy Tấn về sau, dần dần thực hành hư phong, Quan nội hầu với tước vị là một hạng, chẳng qua chỉ là tước vị danh xưng. Vì quan nội hầu đều gọi là “quân” () như “Bao Thành quân” chẳng hạn, cũng có gọi là hầu, như Lưu Kính được phong Kiến Tín hầu.    

[27] Phó Nham (傅巖) địa danh cổ, hiện nay thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Sơn Tây. Một hôm vua nhà Thương là Vũ Đinh (1250 – 1192 TCN) nằm mơ gặp người tên là Duyệt, bèn hỏi các đại thần nhưng không ai biết, ông tự mình đi tìm, khi đến đất Phó, nghe nói có người tên là Duyệt đang phạm tội, phải đi đắp đường ở chỗ hiểm trở. Vũ Đinh bèn sai triệu Duyệt đến ông thấy Duyệt là người tài, bèn tha tội đưa về triều phong làm tướng và lấy đất Phó ban cho Duyệt nên từ đó lấy đất Phó làm họ và mọi người gọi là Phó Duyệt.

[28] Kê tính (嵇姓), căn cứ vào “Nguyên Hòa Tính toản”, vua Hạ là Thiếu Khang phong cho con là Quý Trữ đất Hội Kê, nên sau có họ Kê ở đây. Đến đầu đời nhà Hán, gia tộc Kê thị di đến Kê Sơn Tiếu Quận và định cư ở đó nên đổi thành “Kê” thị. Ngoài ra sách “Văn chương tự lục” ghi, Kê Khang nguyên họ Hề thị, từ Hội Kê di đến Tiếu Quận, Trí Huyện, lấy chữ Kê () có bộ bán () ở trên đổi thành Kê () nên có họ Kê.

[29] Đông Mông (東蒙) Mông tính có nguồn gốc từ tên núi và tên chức quan mà thành. Dưới triều nhà Chu, có chức quan là Đông Mông chủ (東蒙主), cai quản, chủ trì tế tự Mông Sơn (蒙山). Những người làm chức quan này và con cháu cư trú tại Mông Sơn, lấy tên núi ấy làm họ, và hình thành cả dòng họ Mông vậy. Sách “Luận ngữ, Thiên 16, Quý thị” viết: “Nhiễm Hữu, Quý Lộ đến gặp Khổng Tử thưa: “Họ Quí sắp đánh nước Chuyên Du”. Khổng tử nói: “Này Cầu, việc đó là lỗi của anh sao? Nước Chuyên Du, tiên vương đã làm chủ ở núi Đông Mông, mà lại ở chính trong nước nữa, vậy là bề tôi của xã tắc, sao lại đánh người ta”. Nhiễm Hữu thưa: “Thầy Quý muốn vậy, còn hai chúng con là bề tôi, đều không muốn vậy”.

[30]. Kiều Sơn (橋山), sơn mạch ở phía tây tỉnh Thiểm Tây, là Đại Kiều Sơn tức Tý Ngọ Lĩnh (子午嶺), nằm ở giao giới Thiểm Tây - Cam Túc, phía nam tiếp liền Diệu Châu (nay là Diệu Châu khu), bắc chắn Diêm Châu (nay là huyện Định Biên), kéo dài liên tục hơn 800 dặm” “Đại Minh nhất thống chí”), nổi tiếng là đại lộ cổ. [(《史記封禪書》dài Sử ký, Phong thiện thư)].

[31]. Dĩnh Khảo Thúc (潁考叔 ? – 712 TCN): Năm743 Trịnh Trang công lên ngôi, theo lời thỉnh cầu của mẹ phong cho em là Cơ Đoạn ấp Kinh. Cơ Đoạn được phong ấp Kinh, gọi là Thái Thúc Đoạn (太叔段). Các đại thần lo ngại Thái Thúc Đoạn sẽ làm phản. Đoạn xây thành mới, tụ tập quân lính và vũ khí, chuẩn bị đánh vào kinh đô. Năm 722 TCN, Thái thúc Đoạn đánh Trịnh Trang công, mẹ là Vũ Khương làm nội ứng. Trịnh Trang công sai Tử Phong mang quân đánh Thái Thúc Đoạn ở đất Kinh. Người đất Kinh thấy quân Trịnh đến bèn phản lại Đoạn. Cuối cùng, do không chống lại nổi nên Đoạn tự vẫn. Trịnh Trang công giận mẹ giúp Đoạn làm phản nên an trí Vũ Khương tại ấp Dĩnh và thề “bất đáo hoàng tuyền bất tương kiến” (不到黃泉不相見) chỉ gặp lại mẹ khi nào xuống Hoàng Tuyền. Đại phu Dĩnh Khảo Thúc khuyên ông nên giữ đạo hiếu với mẹ. Vì vậy Trịnh Trang công muốn đón mẹ về, nhưng còn ngại lời thề. Dĩnh Khảo Thúc bày cho ông đào hầm đất, đến chỗ có suối chảy, coi đó là Hoàng Tuyền, sai người rước Vũ Khương tới làm lễ gặp mặt, hai mẹ con nối lại tình cảm cũ. [(《左傳》, 隱公 Tả truyện, Ẩn công)].

[32] Nại thị (耏氏): Thời Xuân Thu (771 – 476 TCN) Đại phu nước Tống Nại Ban (耏班), lấy danh tự của tổ tiên làm họ. Sách “Tả truyện - Văn Công thập nhất niên” viết: “Rồi Tống công lấy cửa thành thưởng cho Nại Ban, dùng cổng thành mà thu bổng lộc, nên gọi là Nại Môn vậy”. Chu Khoảnh Vương Cơ Nhâm Thần (? – 613 TCN) năm thứ 4, Tống Chiêu Công lấy thuế thu được từ cổng thành ban thưởng cho đại phu Nại Ban, hậu thế bền gọi là “Cổng Nại” (耏門 Nại môn). Sau này hậu duệ của Nại Ban lấy danh tự làm họ, gọi là Ban thị (班氏), các thế hệ tiếp nối đến ngày nay vậy.

[33] Đông Môn Tương Trọng (東門襄仲 ? - 601 TCN), Trọng Toại (仲遂), Công tử Toại (公子遂) hay Đông Môn Toại (東門遂), tên thật là Cơ Toại () là đại phu nước Lỗ thời Xuân Thu. Ông là con trai nhỏ của Lỗ Trang công, vua thứ 16 của nước Lỗ và em Lỗ Hi công, vua thứ 19 của nước Lỗ. Sau khi Lỗ Hi công lên ngôi, ông làm đại phu ăn lộc ở đất Đông Môn và được hưởng thế tập. Năm 634 TCN, Lỗ và Tề đánh nhau, Tề Hiếu công mang quân đi đánh biên giới phía bắc nước Lỗ, vua anh Lỗ Hi công sai Tương Trọng cùng Tang Văn Trọng đi sứ nước Sở cầu viện. Sở Thành vương điều quân cứu Lỗ, buộc vua Tề phải rút quân về. Năm 632 TCN, sau khi Tấn Văn công đánh bại quân Sở nắm quyền bá chủ, nước Lỗ lại ngả theo nước Tấn. Lỗ Hi công nhiều lần sai Tương Trọng đi sứ, kết giao với nước Tấn và nước Tề. Năm 620 TCN, nước Từ đem quân đánh nước Cử, Trọng Tôn Ngao đem quân cứu Cử cũng cùng lúc thay Tương Trọng đón Cử Nữ sang, Tôn Ngao say mê sắc đẹp của Cử Nữ nên thông dâm. Tương Trọng tức giận, xin Lỗ Văn công giúp binh đánh Trọng Tôn Ngao, Lỗ Văn công bắt Trọng Tôn Ngao trả Cử Nữ về nước. Năm 619 TCN, Chu Tương vương qua đời, Trọng tôn Ngao đi sứ nhà Chu để điếu tang, sau phải trốn sang nước Cử để gặp Cử Nữ, nước Lỗ lập con là Trọng Tôn Cốc thế tập. Trọng tôn Ngao nhớ nước, nhờ Trọng Tôn Cốc giúp mình về, Tương Trọng nghe tin, bắt Trọng Tôn Ngao không được tham gia chính sự nữa mới cho về. Trọng Tôn Ngao đành phải chấp nhận, nhưng chỉ hai năm sau lại trốn sang nước Cử, cuối cùng chết ở nước Tề. Năm 609 TCN, Lỗ Văn công qua đời, ông có hai người vợ là Ai Khương sinh ra công tử Ác và công tử Thị cùng Kính Doanh, sinh ra công tử Nỗi, Lỗ Văn công lập Ai Khương làm phu nhân và công tử Ác làm thế tử. Tương Trọng nhân đi sứ nước Tề, nhờ Tề Huệ công giúp mình, Tề Huệ công đồng ý. Tháng 10 năm đó, Tương Trọng lừa giết công tử Ác, công tử Thị lập Cơ Nỗi lên làm vua, tức Lỗ Tuyên công, rồi giết Thúc Trọng Huệ bá. Ai Khương bỏ về nước Tề. Năm 601 TCN, Đông Môn Tương Trọng qua đời. Ông làm đại phu trong 3 đời vua Lỗ. Sau khi Tương Trọng mất, Lỗ Tuyên công phong cho hai con của ông là công tôn Quy Phụ và công tôn Anh Tề làm đại phu, hình thành hai họ đại phu mới là Tử Gia và Trọng. [(《春秋左氏傳·僖公》Xuân Thu Tả thị truyện, Hy Công;《春秋左氏傳·文公》Xuân Thu Tả thị truyện, Văn Công;《春秋左氏傳·宣公Xuân Thu Tả thị truyện, Tuyên Công)].



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét