Powered By Blogger

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Chính trị học họ tộc Trung Quốc cổ (I)**


Lai lịch họ Hà (1*)

Vài nét về vị thủy tổ

Về vị thủy tổ họ Hà, thời Chiến Quốc nhà Tần thôn tính nước Hàn [1], vì vụ án Bác Lãng Sa [2], Tần Thủy Hoàng muốn nhổ cỏ tận gốc (斬草除 trảm thảo trừ căn), có ý định giết sạch dòng họ Hàn lúc bấy giờ. Vị thủy tổ chạy đến sông Lư Giang, lấy nghề chèo đò mưu sinh, một ngày nọ có viên nha lại nhà Tần qua đò. Ngồi trên thuyền, lại viên vui miệng hỏi về danh tính ông. Ông vô tình lấy ngón tay chỏ chỉ xuống sông rồi nói “Hà”, vì tính người ta trôi đi như nước, nhập thêm mãi vào thì có thể nên người. Sau đó nơi sông Lư Giang ấy đã nhanh chóng tụ hội thành gia đình họ Hà danh tiếng, để rồi hai chữ Lư Giang đã trở thành biểu trưng của họ Hà. Ngoài Lư Giang ra, cho đến giờ, họ Hà còn có hai nơi danh tiếng khác, đó là Đông Hải và Trần Quận. Đông Hải chính là huyện Đàm Thành ở tỉnh Sơn Đông. Còn Trần Quận là quận Dĩnh Xuyên nay là huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam. Tại cửa chính các gia đình họ Hà thường treo hai câu đối: “東海家聲遠,廬江世澤長 Đông Hải gia thanh viễn, Lư Giang thế trạch trường” (Danh tiếng gia tộc Đông Hải vang xa, Ân huệ truyền đời Lư Giang còn mãi). Hai câu đối đó cho thấy rõ lai lịch của họ Hà. Về số người của các gia đình họ Hà toàn Trung Quốc, thì họ Hà Lư Giang là đông nhất.

Một nhánh từ họ Chu đổi thành họ Hà. Sách Hậu Hán thư, quyển thượng còn ghi: Chu Miêu thực chất là họ Chu, mạo xưng họ Hà. Vì sao Chu Miêu lại đổi thành họ Hà? Thật ra là vì đương thời Hán Linh đế có một vị Hà Hoàng hậu rất được sủng ái, bà lại có một người anh trai tên là Hà Tiến [3] được phong đại tướng quân, đương thời địa vị đại tướng quân rất cao, tương đương với địa vị tam công. Chu Miêu là huynh đệ cùng mẹ khác cha với Hà Hoàng hậu, vì vậy đã đổi họ Chu thành họ Hà, cuối cùng mang tên Hà Miêu [4]. Hà Miêu cũng làm đến Xa kỵ tướng quân, chỉ sau địa vị đại tướng quân. Vì lý do đó mà người ta vẫn thường nói họ Hà, họ Hàn và một bộ phận họ Chu là anh em cùng họ.

Hơn nữa, một chi của họ Hà là Hán tộc có nguồn gốc ngoại tộc. Ngũ đại sử, quyển thượng ghi Thổ Cốc Hồn [5] cũng có họ Hà. Ở đây, việc phát âm “thổ cốc hồn, đương nhiên thành “đột dục hồn nguyên lai là do mọi người thuộc tộc người Tiên Ti ở Liêu Đông đều gọi như vậy. Sau thời Ngụy Tấn, có tù trưởng người Tiên Ti là Đồ Hà [6] Thiệp Quy (徒何涉歸) ông ta có hai người con, con lớn là Đột Dục Hồn (突浴魂), con nhỏ là Nhược Dục Phong (若浴瘋). Hai anh em đều được phân chia thống suất phần bộ lạc riêng, về sau hai anh em bất hòa, Đột Dục Hồn dẫn dắt thành công bộ lạc của ông ta, thiên di về phía tây, cho đến thế hệ con cháu có tên gọi Diệp Diên đã sử dụng tên gọi Đột Cốc Hồn làm tên nước.   

Bản đồ đương thời Đột Dục Hồn, hiện nay thuộc một dải Cam Túc, lịch sử sớm nhất của nhân vật họ Hà (何姓 Hà tính) e rằng rốt cuộc chính là Hà hầu sau thời Đường Nghiêu vậy. Căn cứ của thuyết này là Hà hầu đương thời ẩn cư tại núi Thương Ngô [7] tu luyện phép trường sinh bất lão, toàn gia có tới 200 người, đều lấy nghề làm ruộng để duy trì sinh hoạt. Khi Đại Thuấn tuần du phương nam đã từng nghỉ lại tại nhà Hà hầu, đến thời Hạ Vũ, cả nhà Hà hầu đều thành tiên. Hiện nay tại Nghi Sơn có miếu thờ Hà hầu bên cạnh miếu thờ Đại Thuấn vậy.   

Nghi Sơn là núi Thương Ngô, cũng chính là nơi an táng Đại Thuấn, địa điểm này hiện ở huyện Trữ Viễn, tỉnh Hồ Nam. Đối chiếu với những tích xưa, thì thấy chính là Hà hầu đã tham dự vào thời đại Đế Nghiêu và sống tới thời Hạ Vũ, tính từ đầu đến cuối, sống đến 510 năm, đáng tiếc là sử tích lại ghi không đủ chi tiết, không rõ cái đạo mà toàn gia Hà hầu đã thành tiên, có còn lưu lại bất cứ cái gì trên thế gian này không, nếu như quả thực có câu chuyện về những người nhà của ông, thì đã có một chi họ Hà, tồn tại đến hơn 2000 năm rồi. Vì họ Hà có vài phương diện bất đồng về nguồn gốc, con cháu đời sau sinh sôi nhanh chóng, đến mức có thể coi là một gia tộc đông đúc. Tại Bách gia tính, họ Hà là một họ lớn, đứng ở vị trí thứ 21 về dân số, tại Đài Loan, dân số họ Hà đông thứ 27, còn vào thời nhà Thanh, Hà là họ lớn thứ 5 trong toàn quốc, chỉ sau Trần (), Lâm (), Trương (), Hoàng ().         

Khởi nguồn của tông tộc họ Hà ở Lư Giang

Theo ghi chép về tư liệu và truyền thuyết trên thẻ tre cổ đại, nguồn gốc Hà vốn là Hàn, tức là tông tộc họ Hà do họ Hàn chuyển hóa mà thành. Ngay từ khi bắt đầu thời Tây Chu, Hàn ( tên nước thời Chiến Quốc, bị Tần thôn tính, thuộc vùng Sơn Tây ngày nay) theo sau Hàn ( tên nước thời Xuân Thu thuộc vùng Giang Nam ngày nay), Tấn, Hàn () lại là con của Chu Vũ vương, là chú của Chu Thành vương, vì có công được phong ở đất Hàn, thành nước Hàn cổ. Sau đó Bình Vương thiên di về phía đông, Hàn thôn tính Tấn. Bảy đời truyền đến em trai Tấn Văn hầu là Thành Sư, được phong ở Khúc Ốc, gọi là Hoàn Thúc, đổi hệ họ Cơ (họ Cơ là triều Chu vương và sinh xuất từ chư hầu công tính nhà Chu). Con trai thứ của Hoàn Thúc bảo vệ nhà Tấn có công, được thụ phong ở Hàn Nguyên, gọi là Hàn Vũ tử. Cháu ba đời của Vũ Tử là Hàn Quyết là Tấn khanh, lúc mới thụ phong đã lấy Hàn làm họ. Truyền đến Tuyên Huệ vương thì mới xưng vương, cùng Tề, Sở, Yên, Triệu, Ngụy, Tần gọi là bảy nước, người đời gọi là 7 cường quốc thời Chiến Quốc. Truyền đến Hàn vương An, tại vị được 7 năm thì bị Tần diệt, vì vậy mà nước Hàn đã mất. Hạng Lương theo kế của Trương Lương, lập con của An là Hoành Dương quân Thành làm Hàn vương, không lâu, bị Hạng Vũ nước Sở tiêu diệt. Đúng lúc đó em của Thành là Doãn gặp tai vạ, phải chạy nạn về quê cùng cha mẹ, đổi họ là Thập ma* (vì trong chữ Hán 什麼 ‘Thập ma’ là từ nghi vấn ‘cái gì, nào’; và ‘hà’ cũng là ‘cái gì, sao, đâu’). Hậu duệ của họ Hà đều bằng lòng nhận Doãn công (允公) là tị tổ của bản tộc.

Hơn nữa căn cứ vào các ghi chép trên thẻ tre thì sau khi Tần diệt Hàn vương An, quốc tộc Hàn trốn chạy, ẩn náu tám phương, để tránh sự truy bức của nhà Tần. Có người con của Hàn Ly vương [8] là Hàn Giam () [9] chạy trốn đến Lư Giang, và cư ngụ tại đây. Sau khi chết, cùng Khương Thái thái táng tại Đông Hương, gần cánh đồng Hoài Cương, Lư Giang, hậu thế gọi là Thập ma phần cương mộ. Ngôi mộ đó thời Tống vẫn còn, chính danh thần triều Tống là Lý Quang [10] (gọi là Trang Giản) từng thấy ngôi mộ đó và đã đến điếu niệm. Vì vậy hậu thế xác định Giam công () là viễn tổ của họ Hà quận Lư Giang ngụ cư ở Lư Giang là vị thủy thiên tổ (Vị tổ di cư đầu tiên).  

Lai lịch họ Hà

Trong các tư liệu thẻ tre có nhiều loại giải thích: (i) Hàn Giam tị nn Lư Giang, sống ở nơi đầu mối giao thông trọng yếu, làm nghề chèo thuyền, từng bị mắc nạn nên phải tự cấp, sau Tần Thủy Hoàng bị phục kích ở Bác Lãng Sa, nghi là quý tộc lục quốc [(Hàn (), Triệu (), Ngụy (), Tề (), Sở (), Yên () hãm hại, nên đã lệnh bí mật cho người dò la trinh thám, hòng bắt được kẻ có ý đồ ám sát. Lúc ấy mật thám nhà Tần Thân Đồ là người (平易近們 bình dịch cận môn - dễ cảm) dễ gần, được Giam chở thuyền qua sông, lên thuyền hỏi họ của Giam, không biết đó là mật thám, vừa đúng lúc trời quá lạnh, ông chỉ tay xuống nước cố ý đùa: “Đó là họ của ta vậy”. Ông muốn lấy nước lạnh để ví với họ Hàn. Mật thám liền hỏi: “Nếu vậy thì là họ Hà chăng?”, ông đáp: “Thân Đồ làm người lẽ nào lại không thuận theo dòng nước?” rồi mật thám bèn ghi họ Hà vào sổ mà đi. Sau đó Giam nghe biết lệnh của nhà Tần, cả kinh mà ngầm than thở: “Nhà ta thoát khỏi nạn bị chém giết, nhờ một chữ Hà vậy, lẽ nào lại chẳng phải là thiên khải về sau?” bèn lấy làm họ. (ii) Thời nước Hàn bị diệt, bà Hàn vương An đang mang thai, chạy trốn về nhà mẹ, sinh ra con trai trong lòng bàn tay có chữ Hà, bèn lấy Hà làm họ. (iii) Họ Hiên Viên [11] về sau có người tên Điền Văn Cao, làm điền chính quan, có công được phong Lư Giang, ban họ Hà. (iv) Thời vua Nghiêu có vị Hà hầu, mộ thuật trường sinh, ẩn cư ở núi Thương Ngô, Đại Thuấn tuần thú phương nam, nghỉ tại nhà Hà hầu, gọi là họ Hà. (v) Hàn Dũ [12] cùng Hà Sinh Viên trong tsách, là để chỉ “Hàn với Hà cùng tính vì âm đọc nghe gần nhau vậy”, nó chỉ hai âm chữ (thanh mẫu, vận mẫu, và thanh điệu) gần nhau, vì vậy Hàn chuyển hóa thành “Thập ma”. (vi) Về sau được phong ở đất Kỷ, và rồi Kỷ cũng trở thành “Thập ma”.

Loại giải thích này có cái gì đó mang sắc thái thần thoại, đa phần có tính chất truyền thuyết, có vẻ là phỏng đoán của người đời sau, mong muốn khoa học phát triển để làm sáng tỏ, không chỉ có biết tận tín mà thôi. Như đã nói Hàn vương An Thái thái sinh con có chữ “Hà” tại giữa lòng bàn tay, giống như chịu ảnh hưởng của sách Tả truyện lâu đời; Hà hầu, ban họ Điền Chính, thuyết về nước Kỷ, vì vậy mà trở nên không đáng tin. So sánh năng lực có thể nhờ cậy để chuyển hóa Hàn thành Thập ma, không chỉ là hai vấn đề phát âm và tính gần cận, mà đồng thời sau đó còn là Hàn bị diệt vong, người thuộc thị tộc Hàn ở cấp bậc chính trị cao bị Tần làm hại, nên việc đổi họ là hành vi tránh bị làm hại. Cho đến việc đổi họ “Hà”, chúng ta thấy rõ không phải là trùng hợp tình cờ với “Hà”, mà là trùng hợp với sự sùng kính liên quan đến tô tem (圖騰 đồ đằng). 

Trên cơ sở quần thể Hán tộc cổ đại xác định Thân Đồ, lấy tô tem là Thân Đồ, từng là một sự mở rộng rõ ràng của các biểu tượng, như các họ Ngưu (), Mã (), Long (), Hùng (), Lộc (鹿), Dương (), Bách (), Liễu (), Thạch (), Vân (), Lôi (), v.v., đều có khả năng liên quan đến những người dễ cảm trước (平易近們 tiên bình dịch cận) đã từng rất sùng bái những biểu tượng người cũng như các biểu tượng động, thực, khoáng vật này, lấy những biểu tượng đó giả làm tô tem, vì vậy mà rốt cuộc là Thân Đồ vậy.

Có thể nhận thấy là chính Thập ma từng là một trong số “tiên bình dịch cận” sùng kính đối tượng, là vì chỗ của họ Hà có sông nước (), mà nước là một trong “ngũ hành”, và nhiều người tin rằng quả bầu và sắn dây có cảm tình đặc biệt gần gũi, vì vậy mà người xưa cũng đã lấy “Hà” làm họ (như Kính Châu, Cam Túc có họ Hà), hệt như nước (), sông (), hồ (), biển () đều cùng một dạng trở thành nhiều ngạo tín đồ đồng dạng với Thân Đồ. Tông tộc họ Hà ngay từ rất sớm đã có khả năng sử dụng chữ “Hà” (), sau này có khả năng cải đổi loại hình. Thế thì xá tử ( tương đương với 什麼 thập ma là phương ngữ vùng Tứ Xuyên vẫn dùng*) có thể đổi thành Thập ma chăng? Hay là tổ tông lâu đời nhận là Thân Đồ thuận thủy lại chẳng tốt lành sao!  
__________________________________

Người dịch: Hà Hữu Nga

Nguồn: 何氏來歷, 五支來源,何氏淵源, Hà thị lai lịch - Ngũ chi lai nguyên, Hà thị uyên nguyên. http://www.heshi.org/wzly-1.htm

Chú thích của người dịch:

(1*) Chưa tìm được tên tác giả bài viết, mong được chỉ bảo.

[1] Hàn quốc (韓國 403230 TCN) là một trong các chư hầu của nhà Chu, và là một “Chiến quốc thất hùng”, cùng nước Ngụy, nước Triệu hợp xưng là Tam Tấn (三晉). Theo Sử ký, gia tộc họ Hàn có nguồn gốc từ quý tộc nhà Chu, do đó cùng mang họ Cơ ( Cơ tính), thuộc dòng dõi của vị quân chủ đầu tiên của nước Tấn Đường Thúc Ngu. Cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 7 TCN, cuộc tranh chấp ngôi vị quân chủ nước Tấn giữa dòng trưởng và dòng thứ nổ ra. Dòng thứ với thủy tổ Khúc Ốc Hoàn Thúc Cơ Thành Sư dần có ưu thế. Trong cuộc tranh danh ngôi vị này, con thứ của Cơ Thành Sư là Cơ Vạn đóng vai trò đắc lực. Vì vậy, khi Tấn Vũ Công lên ngôi, đã phong cho chú mình đất Hàn Thànhm thực ấp. Lãnh thổ của nước Hàn trải rộng trong khu vực ngày nay là miền nam tỉnh Sơn Tây, miền bắc tỉnh Hà Nam. Phía tây giáp với Tần, phía bắc giáp Ngụy và Triệu, phía đông giáp Tề, phía nam giáp Sở. Từ đó Cơ Vạn được gọi là Hàn Vạn, trở thành thủy tổ của các đời quân chủ nước Hàn sau này, được con cháu dâng tôn hiệu là Hàn Vũ tử. Gia tộc Hàn với căn cứ Hàn Thành, lại xuất thân quý tộc quân chủ, nhiều đời làm quan khanh, nhanh chóng phát triển thành một thế lực chính trị của nước Tấn, dần trở thành một trong Lục khanh của nước Tấn. Sau những cuộc tranh giành đẫm máu, Lục khanh chỉ còn lại 3 nhà có thế lực lớn nhất. Năm 403 TCN, Hàn Kiền, Ngụy Tư và Triệu Tịch đã cùng nhau chia sẻ nước Tấn một thời hùng mạnh ra thành ba nước, gọi là Hàn, Triệu và Ngụy, được một số sử gia coi là khởi đầu thời kỳ Chiến Quốc cũng như Hàn trở thành một thể chế chính trị độc lập. Chu Uy Liệt vương buộc phải công nhận các nước chư hầu mới này và phong cho họ tước hầu. Đỉnh cao của nước Hàn là trong thời kỳ trị vì của Hàn Ly hầu (hay còn gọi là Hàn Chiêu hầu) Hàn Vũ. Hàn Ly hầu dùng Thân Bất Hại (申不害, ?-337 TCN) làm tướng quốc và áp dụng các triết lý Pháp gia của Thân Bất Hại. Các chính sách của Thân Bất Hại đã giúp củng cố và tăng cường sức mạnh cho nước Hàn, làm cho hầu quốc này trở thành một xã hội tiểu khang. Tới năm 323 TCN Hàn Uy hầu (Hàn Khang) đã tự xưng vương, tức Hàn Tuyên vương (hay Hàn Tuyên Huệ vương). Hàn là nước đầu tiên trong số 6 quốc gia lớn bị Tần tiêu diệt. Cuộc xâm lăng của Tần bắt đầu vào quận Thượng Đảng (上党郡) của Hàn, với trận Trường Bình năm 260 TCN. Người nổi tiếng nhất của Hàn có lẽ là triết gia Hàn Phi của Pháp gia. Những người nổi tiếng khác còn có Thân Bất Hại, Hiệp Luy, Bộc Diên, Trịnh Quốc. [(司馬遷《史記秦始皇本紀》:二十九年,始皇東遊, Mã Tiên “Sử kí, Tần Thủy Hoàng bn kỉ”;史記卷69·蘇秦列傳·第九Sử ký, quyển 69, Tô Tần Liệt truyn, Đệ cửu”; 資治通鑒》卷16Tư trị thông giám”, Quyển 1 chí 6.)]
 
[2] Bác Lãng Sa (博浪沙) gắn liền với Trương Lương (張良 266 – 254 TCN), tự Tử Phòng (子房), là danh thần khai quốc nổi tiếng của nhà Hán, cùng với Hàn Tín, Tiêu Hà được người đời gọi Hán sơ Tam kiệt (漢初三傑), giúp Lưu Bang diệt Tần, thắng Hạng Vũ, sáng lập ra nhà Hán lừng lẫy lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là một trong 10 đại quân sư kiệt xuất nhất lịch sử Trung Quốc, đứng thứ 3 sau Tôn Vũ, Tôn Tẫn và đứng trên các bậc quân sư kiệt xuất khác như Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn, và  được hậu thế gọi là Mưu Thánh (謀聖). Năm 230 TCN, nước Hàn bị Tần Thủy Hoàng diệt, em chết, nhưng Trương Lương không lo chôn cất mà tập hợp 300 tôi tớ trong nhà tìm thích khách giết vua Tần để báo thù cho nước Hàn. Ông tìm được một lực sĩ, làm một cái chùy sắt nặng 120 cân, năm 218 TCN, nhân Thủy Hoàng du hành miền đông, nhóm của Lương rình đánh vua Tần ở bãi cát Bác Lãng, nhưng lại đánh nhầm phải xe tùy tùng nên giết hụt vua Tần. Tần Thủy Hoàng nổi giận truy lùng khắp thiên hạ, Lương đổi tên họ, trốn ở Hạ Bì. Nhờ đức tính khiêm tốn, nhún nhường, ông được Hoàng Thạch Công truyền cho cuốn "Thái Công binh pháp" dặn Lương rằng:Đọc  sách này sẽ làm thầy bậc vương giả; mười năm sau ứng nghiệm; mười ba năm sau đến gặp ta, đó là tảng đá màu vàng dưới chân núi Cốc Thành ở phía bắc sông Tế, đó chính là ta vậy”. [(司馬遷《史記留侯世家 Mã Tiên “Sử kí, Lưu hầu thế gia”; 司馬遷《史記秦始皇本紀 Mã Tiên “Sử kí, Tần Thủy Hoàng bn kỉ”)].

[3] Hà Tiến (何進) tự là Toại Cao, xuất thân bình dân, làm nghề bán thịt ở Nam Dương, nơi khởi phát của Quang Vũ đế nhà Đông Hán. Thời Hán Linh đế, em gái cùng cha khác mẹ của ông là Hà thị được tuyển vào cung và được sủng ái. Hà thị được lập làm hoàng hậu năm 180, Hà Tiến là ngoại thích được vào cung làm quan. Năm 184, Trương Giác gây loạn Khăn vàng, Tiến được Hán Linh đế phong chức Đại tướng quân lãnh trách nhiệm dẹp loạn. Nhờ sự tố giác của một đệ tử Khăn Vàng là Đường Chu, ý định khởi sự vào tháng 3 của Trương Giác bị lộ. Hà Tiến bắt Mã Nguyên Nghĩa, người phụ trách các thủ hạ của Trương Giác tại Lạc Dương mang xé xác. Cuối năm đó anh em Trương Giác bị dẹp, Hà Tiến được phong làm Thận hầu (慎侯). Người em trai cùng mẹ Hà Miêu cũng được vào triều làm quan. Đầu năm 189, Hán Linh Đế qua đời, con Hà hoàng hậu là thái tử Lưu Biện lên nối ngôi, tức là Hán Thiếu đế, Hà hậu trở thành Hà thái hậu lâm triều xưng chế, cùng Hà Tiến điều hành triều chính. Trong triều còn lực lượng muốn đối phó với Hà Tiến là Phiêu kỵ tướng quân Đổng Trọng. Đổng Trọng cũng vốn là ngoại thích đời trước, cô Đổng Trọng là Đổng Thái hậu là mẹ chồng Hà thái hậu, hai người mâu thuẫn nhau nên Đổng Trọng cũng bất hòa với Hà Tiến. Vì vậy anh em Hà Tiến ép Đổng thái hậu trở về đất phong cũ của chồng. Sau khi Đổng thái hậu lên đường, Hà Tiến lập tức phát binh vây nhà Đổng Trọng, bắt sống và cách chức, Đổng Trọng tự sát, rồi Đổng thái hậu cũng qua đời. Trong triều chỉ còn lực lượng hoạn quan đang chống lại Hà Tiến. Viên Thiệu, thủ hạ của Hà Tiến đề nghị bãi chức các hoạn quan. Hà Tiến phong Viên Thiệu làm Tư Lệ hiệu úy. Hà Tiến theo ý kiến của Viên Thiệu, vào cung Trường Lạc gặp Hà thái hậu xin ý chỉ giết hết các hoạn quan. Trong các hoạn quan có người nghe được chuyện bèn báo với Trương Nhượng. Trương Nhượng cùng Đoàn Khuê vội huy động vài mươi quân lính cầm binh khí phục sẵn, đợi lúc Hà Tiến ra cửa cung bèn đổ ra bắt sống, mang tới dưới lầu Thượng thư rồi kể tội ông là người vong ân bội nghĩa và giết chết ông trước điện Gia Đức [(後漢書·五行志一·屋自壞“Hậu hán thư, Ngũ hành chí nhất, Ốc tự hoại”;後漢書·靈思皇后“Hậu Hán thư, Linh tư Hoàng hậu”;三國志·董卓傳》引《英雄記》“Tam quốc chí, Đổng trác truyndẫn “Anh hùng kí”)]. 

[4] Hà Miêu (何苗 ?189) tự thúc đạt, vốn họ Chu, tên thật là Chu Miêu, là em khác cha, khác mẹ của Hà Tiến, là anh cùng mẹ khác cha của Hoàng hậu Hà thị. Bố Miêu tên Chu Hưng là chồng trước của Vũ Dương Quân, mẹ Hà Hoàng hậu, sinh hạ được Chu Miêu. Hưng lấy Hà Chân lúc Hà Chân đã có con trai Hà Tiến, Chu Miêu theo mẹ nhập vào gia đình họ Hà và đổi họ là Hà Miêu. Năm Trung Bình th4 (187), Hà Miêu làm Hà Nam doãn, nhân chinh phạt giặc Huỳnh Dương có công nên được bổ làm Xa kị tưng quân, và phong Tế Dương huyn hầu. Sau khi Hán Linh đế chết, Hà Tiến muốn trừ hoạn quan, Hà Miêu được hoạn quan hối lộ, tố với Hà Thái hậu về ý đồ của Hà Tiến, cản trở Hà Tiến diệt hoạn quan. Ngày Mậu Thìn (25) tháng 8 năm Kỉ Tị (189), Hà Tiến vào cung Trường Lạc gặp Hà thái hậu, Trương Nhượng cùng Đoàn Khuê vội huy động vài mươi quân lính cầm binh khí phục sẵn, đợi lúc Hà Tiến ra cửa cung bèn đổ ra bắt sống, và giết chết. Thủ hạ của Hà Tiến là Viên Thiệu mang quân đánh vào hoàng cung giết các hoạn quan báo thù cho Hà Tiến, Hà Miêu cũng mang quân vào cung phối hợp với Viên Thiệu giết hoạn quan, nhưng tướng quân Ngô Khuông kể tội Hà Miêu từng thông đồng với hoạn quan, đến nỗi Hà Tiến bị giết, nên cùng em Đổng Trác là Đổng Mân giết chết Hà Miêu. [(後漢書·五行志二·草妖“Hậu Hán thư, Ngũ hành chí nhị, Thảo yêu;三國志·董卓傳》引《英雄記“Tam quốc chí, Đổng trác truyndẫn “Anh hùng kí”; 三國志·牽招傳“Tam quốc chí, Khiên chiêu truyn”)].  
  
 [5] Thổ Cốc Hồn (吐谷渾 người Tuyuhun) Thổ Cốc Hồn hay Thổ Dục Hồn cũng gọi là Hà Nam Quốc (河南國) là một vương quốc hùng mạnh người Tiên Ti lập nên tại Kỳ Liên Sơn và thung lũng thượng du Hoàng Hà, tồn tại từ năm 285 đến năm 670. Nước Thổ Dục Hồn được thành lập vào năm 284 sau khi chinh phục được sắc dân mà họ gọi là người Khương, bao gồm trên 100 bộ lạc phối hợp lỏng lẻo. Sau khi Thổ Dục Hồn mất tại Lâm Hạ, Cam Túc vào năm 317, những người con trai của ông đã mở rộng lãnh thổ với việc đánh bại các nước Tây Tần (385-430) và Hạ (407-431). Các nhóm Tiên Ti này là nòng cốt của Thổ Dục Hồn và dân số lên đến 3,3 triệu người lúc đỉnh cao. Họ thực hiện các cuộc viễn chinh về phía tây, từng có lúc xa đến Hòa Điền ở Tân Cương, lập nên một đế quốc rộng lớn bao phủ Thanh Hải, Cam Túc, Ninh Hạ, phía bắc Tứ Xuyên, phía đông Thiểm Tây, phía nam Tân Cương, và nhiều phần của Tây Tạng, kéo dài 1.500 km từ đông sang tây và 1.000 km từ bắc xuống nam. Họ là thế lực lần đầu tiên trong lịch sử đã thống nhất vùng tây bắc Trung Quốc, phát triển tuyến phía nam của Con đường tơ lụa, cho đến khi bị Thổ Phồn tiêu diệt. Người Thổ Dục Hồn là những chuyên gia trong việc chăn nuôi ngựa, họ cũng có các hoạt động nông nghiệp. Là một vương quốc giữa các đế quốc Trung Hoa ở phía đông (Bắc Ngụy và Nam triều) và các bộ lạc thảo nguyên khác như Nhu Nhiên và Sắc Lặc, người Thổ Dục Hồn đóng vai trò như những sứ giả và thương gia, trong khi đó cũng có nhiều nhà truyền giáo của Phật giáo và khách lữ hành đi qua đất nước của họ. Khi nhà sư hành hương người Hán là Tống Vân (宋雲), viếng thăm khu vực vào năm 518, ông đã lưu ý rằng người dân ở đây có một ngôn ngữ viết. Người Thổ được cho là hậu duệ của người Thổ Dục Hồn.

[6] ĐHà (徒何), là từ vị Hán ngữ, được giải thích là họ có tên kép (phức tính). Phức tính: Bắc Chu có ĐHà Bật, xem “Cựu Đường thư, Lý Bí truyện”. “Chu thư, Lý Bật truyện” tác “Đồ Hà”. [(舊唐書李泌傳》。《周書李弼傳徒河)].

[7] Thương Ngô sơn chính là Hoa Quả sơn tại Liên Vân cảng sơn mạch Vân Thai Sơn, Giang Tô. Vân Thai Sơn tên cổ Uất Châu Sơn, thời Đường Tống gọi là Thương NSơn. Năm Thiên Khải thời Minh đổi thành Vân Thai Sơn. Sách Tây Du Ký của NThừa Ân gọi Vân Thai Sơn thuộc Đông Hải Ngạo Lai quốc. Lý Bạch đời Đường có thơ: "Minh nguyệt bất quy trầm bích hải, Bạch vân sầu sắc mãn Thương N.” (明月不歸沉碧海,白雲愁色滿蒼梧 Trăng sáng không theo ông về biển xanh, Mây trắng buồn vương khắp núi Thương Ngô.). Tô Thức đời nhà Tống: “Uất uất Thương Ngô hải thượng sơn, Bồng lai phương trượng hữu vô gian” (鬱鬱蒼梧海上山,蓬萊方丈有無間) Sum suê núi Thương Ngô trên biển, Đây chốn bồng lai không không có có) mô tả hoàn toàn đúng Vân Thai n. Đó chính là một "Hải nội tứ đại danh linh”. Năm Gia Tĩnh nhà Minh đạo giáo hưng thịnh, đạo sĩ vân tập nơi này lên đến 2 vạn vị, núi còn được coi là “Thất thập nhất phúc địa.” Tuy nhiên có một Thương Ngô khác, còn gọi là Cửu Nghi n ở phía nam thành phố Vĩnh Châu huyện Ninh Viễn, tỉnh HNam, thuộc nam Lĩnh n mạch gọi là Manh Chử lĩnh, trải dài hơn 2000 dặm, nam tiếp La P, bắc nối lin Hành Nhạc. Thương Nn chính là nơi Đại Thuấn nam tuần.

[8] Hàn Ly vương (韓厘王 ? – 273 TCN), Cơ tính, họ Hàn, tên là Cữu, con trai Hàn Tương vương, thời Chiến Quốc Hàn Quốc quốc quân (295 - 273 TCN). Hàn Ly vương năm thứ 12 (284 TCN), Hàn Ly vương cùng Tần Chiêu vương gặp nhau tại Tân thành của Tây Chu, giúp Tần đánh T. Tbại trận, TMẫn vương chạy trốn. Hàn Ly vương năm thức 15 (280 TCN), Hàn Phi Tử sinh ra trong gia đình quý tộc Hàn. Hàn Ly vương năm thức 20 (275 TCN), Hàn bị Tần diệt, chém tới hơn 4 vạn thủ cấp.  

[9] Hàn Giam (), căn cứ vào “Trinh dương thủy mộc kí” (“湞陽水木記) thì Hàn Giam, sau đổi tên Hà Giam, là quý tộc nước Hàn hậu k Hàn vương An, vốn là Công tộc đại phu, từng cùng Hàn Phi nắm chính sự đất nước. Nhân vì thái độ của nước Tần, nên thoái ẩn tại Hàn Nguyên. Đổi họ là do Hàn vương An bị kiếp nạn, nước mất nhà tan, Giam cùng vợ lưu lạc đến sống tại Lư Giang, làm nghề chở đò, vì bị Tần truy tìm nên đổi thành họ Hà. “Trinh dương thủy mộc kí còn ghi: “Sơ tổ Giam công cùng Khương phu nhân mất, táng tại Đông Hương, Lư Giang nhìn ra cánh đồng Hoài Cương, các thế hệ sau bồi phụ, và gọi là Hà phần cương mộ. Điều đặc biệt là có những gia đình họ Hà (kể cả ở VN) nhiều đời vẫn chọn những chữ chỉ các loại ngọc, tất nhiên phải có bộ ngọc như ở chữ Giam ( vốn cũng là một loại ngọc) đặt tên cho con cháu như là một loại tộc hiệu ngầm. Có một GS. nổi tiếng, từ đời cụ kỵ cách đây vài trăm năm đến đời cháu của ông vẫn được đặt tên theo cách này. Chẳng biết họ có liên quan gì đến cụ hay không!.

[10] Lý Quang (李光 1078 – 1159) tự Thái Phát, hiệu Chuyển vật Lão nhân, người Thượng Ngu, Việt Châu, nay là Ngu Đông, Chiết Giang), cùng Lý Cương, Triệu Đỉnh, Hồ Thuyên được gọi là “Nam Tống Tứ danh thần”. Năm Sùng Ninh thứ 5 đời Huy Tông (1106) tiến , tri huyện Khai Hóa. Năm Kiến Viêm nguyên niên đời Cao Tông (1127), được đề bạt làm bí thư thiếu giám. Năm Thiệu Hưng nguyên niên (1131) phong tri châu VChâu, đổi nhậm Lại bộ thị lang. Năm thứ 8 (1138) ban Tả trung đại phu, được trao chức Tham tri chánh sự. Năm thứ 9 (1139) bất hòa với Tần Cối, đi làm tri phủ Thiệu Hưng, rồi đổi đề cử Đỗng tiêu cung. Năm thứ 11 (1141), thăng Ninh Viễn quân tiết độ phó sứ. Năm thứ 14 (1144) đổi đi Quỳnh Châu. Năm thứ 20 (1150) đổi đi Xương Hóa  quân. Năm thứ 25 (1155) Tần Cối chết, chuyển về Sâm Châu. Năm thứ 28 (1158) phục chức T triều phụng đại phu. Năm thứ 29 (1159), chết ở Giang Châu, 82 tuổi, ban tên thụy là Trang Giản. Năm thứ 31 (1161) truy phục Tả trung đại phu. 宋史》卷三六三有傳 “Tống sử, Quyển tam lục tam có truyện về ông. Thời nhà Thanh sơ khai永樂大典“Vĩnh Lạc đại điển tập hợp thành 莊簡集“Trang Giản tập 18 quyển.

[11] Hiên Viên thị chính là danh tự của Hoàng đế, thời niên thiếu tư duy mẫn tiệp, tuổi thanh niên thì đôn hậu can trường, tuổi trưởng thành thông minh kiên nghị. Hoàng Đế có họ là Công Tôn thị (公孫氏), do sống ở tên Hiên Viên (軒轅) nên từ đó ông được gọi là Công Tôn Hiên Viên (公孫軒轅), là con của Thiếu Điển và con gái bộ tộc Hữu Kiệu Phù Bảo (附寶). Mẹ ông đã nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rớt vào mình mà thụ thai sinh ra ông. Thuở nhỏ, ông rất thông minh, có tính thần linh, dáng vẻ ngoài rất kỳ dị, khi còn bọc trong tã đã biết nói, lớn lên cần cù hiểu biết sáng suốt, thường khuyên người đồng thời lo làm lành và tu ngũ đức, được bầu làm tù trưởng bộ lạc Hữu Hùng (有熊氏). Hoàng Đế sinh ra ở đất Thọ Khâu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) sau chuyển đến sống ở ven sông Cơ Thủy, từ đó mới lấy tên sông làm họ Cơ ().

[12] Hàn Dũ (韓愈 768824) tự Thoái Chi 退之, sinh tại đất Hà Dương, Hà Nam, Trung Quốc (nay thuộc Mạnh Châu, tỉnh Hà Nam), tổ phụ người đất Xương Lê (nay thuộc Hà Bắc), nên ông thường tự xưng là Hàn Xương Lê (昌黎), làm quan về đời vua Đường Hiến Tông (806 - 820) tới Binh bộ thị lang, Lại bộ thị lang.  Cha mẹ Hàn Dũ mất khi ông còn bé, sống cùng anh trai là Hàn Hội. Năm 781, Hội mắc bệnh chết nên ông cùng chị dâu trở về quê nhà tại Hà Dương, sau chuyển tới Tuyên Thành. Năm Trinh Nguyên thứ 2 (786) ông tới Trường An dự thi nhưng ba lần đều không đỗ. Cuối cùng, vào kỳ thi năm Trinh Nguyên thứ 8 (792), ông đỗ tiến sĩ và ứng thi vào Lại bộ nhưng cũng không trúng ba lần. Đến năm Trinh Nguyên thứ 11 (795) mới được tiến cử. Năm Trinh Nguyên thứ 17 (801), ông nhậm chức tứ môn bác sĩ tại Quốc tử giám, rồi giám sát ngự sử. Nhân Quan Trung bị hạn hán kéo dài, ông đã dâng biểu "Ngự sử đài thượng luận thiên hạn nhân cơ trạng", hặc tội quốc thích là Kinh triệu doãn Lý Thực nên bị biếm làm huyện lệnh Dương Sơn. Năm Nguyên Hòa thứ 6 (811), ông nhận chức Quốc tử bác sĩ, rồi làm Lang trung Lễ bộ. Năm 815 cùng Bùi Độ chinh phạt Hoài Tây, nhờ có công lao được cất nhắc làm Thị lang Hình bộ. Năm Nguyên Hòa thứ 14 (819), nhân việc Đường Hiến tông cho rước Phật tích vào cung để thờ, Hàn dâng biểu can gián, xuýt bị Hiến Tông xử tử. May nhờ có các quan như Bùi Độ và Thôi Quần hết sức kêu xin, Hàn mới thoát khỏi tội chết, bị giáng chức xuống làm thứ sử ở Triều Châu xa xôi. Đường Mục Tông lên ngôi, ông trở về kinh, nhậm các chức vụ Quốc Tử giám Tế tửu, Binh bộ thị lang, Lại bộ thị lang, Kinh triệu doãn kiêm Ngự sử đại phu. Năm 824, ông mắc bệnh chết, đến thời Nguyên Phong nhà Tống, ông được truy phong là Xương Lê bá. Hiện tại, ở trấn Tây Quắc, huyện Mạnh Châu còn mộ của ông tại Hàn trang. 

* Những chỗ có đánh dấu (*) cũng là ghi chú của người dịch.

** Đầu đề của người dịch 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét