Lĩnh Nam thời tiên Tần chính là lãnh thổ Trung
Quốc (1)
GS.TS. Lương Đình Vọng
Phương quốc (方國) [1] Tây Âu và phương quốc Lạc Việt ở Lĩnh Nam thời tiên Tần, kế thừa nhóm dân tộc ngữ tộc Đồng Tráng để mở mang sự nghiệp của Lĩnh Nam và Biển Nam Trung Hoa, thông qua sự phân bố rộng khắp địa danh tự “nà” (那) ở Lĩnh Nam, đã để lại những tượng đài phát triển được khắc trên trái đất. Bài viết này nhấn mạnh đến việc làm sáng tỏ những thành tựu và công lao của phương quốc Lạc Việt.
Tổ tiên của các nhóm dân tộc Tráng Đồng thời tiên Tần
tại Lĩnh Nam
đã thành lập phương quốc Tây Âu và Lạc Việt, đó đều là các
chính quyền địa phương đương thời tại Trung Quốc. Phương quốc Tây Âu nằm ở khoảng thượng lưu Tây
Giang thuộc sông Châu Giang, phía bắc sông Tầm Giang, Kiềm Giang, phía đông Liễu
Giang; phương quốc Lạc Việt nằm ở phía nam sông Tầm Giang và Kiềm Giang, phía
tây sông Liễu Giang, và đan xen trong khu vực Úc Giang. Phương quốc Lạc Việt phát
triển ở vùng
trung bộ Lĩnh Nam cho đến quần đảo Nam Sa, để
lại một số lượng lớn các địa danh trên đất liền. Đây
là những tượng
đài được khắc trên trái đất, bất cứ ai muốn xóa bỏ cũng đều là việc làm vô
ích.
1.1. Kiến lập phương quốc Lạc Việt
Phương quốc Lạc Việt
do liên minh bộ lạc tập hợp thành, với một quá trình lâu dài. Trong
những năm đầu của triều đại nhà Thương, Thương Thang [3] khi vừa mới có được thiên hạ, thì lập tức đã cho người
đứng đầu chính phủ, là Y Doãn [4] ban dụ khắp nơi, lệnh cho các địa hầu
quốc tiến cống để tỏ lòng thần phục đối với triều đại mới nhà Thương. Đoạn
văn dưới đây
được ghi lại trong “Dật Chu thư – Vương Hội giải, quyển bảy” (逸周書•卷七王會解): “Dật Chu thư – Vương Hội giải”: “Đông Việt hải cáp [5] (ngao hến), Tây Âu rắn ve, Rắn
ve thật khoái khẩu. Thấy người Việt nạp…Đồ trân bảo của nước Cô Muội, lại còn hến
Âu Văn, sò đen Cô Muội, cua lớn Hải
Dương…Cỏ gian người Cầm, đại trúc người Lộ, ba ba Trường Sa. Chiêng trống tây Ngư Phục (địa danh cổ, nay là thành
Bạch Đế, Phụng Tiết, Trùng Khánh*). Lông đuôi chim trĩ Man Dương. Phỉ thúy
Thương Ngô (nay là huyện Thương Ngô, khu tự trị người Tráng, Quảng Tây), chim
trả ấy, để lấy lông cánh. Phần còn lại thì đều biết cả rồi. Khuôn phép
từ thời xa xưa, Nam man đã đến, và tất cả chúng đều thờ phương Bắc.” Trong dụ chỉ này,
lần đầu tiên Y
Doãn đề cập đến “Lộ nhân đại trúc” và “Thương Ngô phỉ thúy”. Lộ nhân (路人) tức là người Lạc Việt, đó chính là
yêu cầu người
Lạc Việt tiến cống trúc lớn để thể hiện “Nam man đã
đến, và tất cả chúng đều thờ phương Bắc”, tức là thần phục triều đại mới.
Vào thời điểm đó, “Lộ nhân” vẫn có thể là bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc, sau đó vì người Lạc Việt giảm bớt con cái,
làng mạc lại sản sinh, và vào thời điểm đó họ cũng đã đơn độc tiến cống phương Bắc rồi. Sau
đó, Lạc Việt trở
nên lớn hơn trong tranh đấu, đại thể vào giữa và cuối thời
Thương đã trở thành một phương quốc. Thời gian khi phương quốc Lạc Việt được
thành lập, thì
lịch sử đã không ghi lại được,
nhưng những ngôi mộ do đô thị của phương quốc để
lại tiết lộ
niên đại tương đối của quá trình thành lập phương quốc.
Một trong những phương pháp thông dụng chủ yếu của thế
giới để tìm kiếm thành phố cổ, đó là thông qua các ngôi mộ cổ để xác định vị
trí của đô thành, chính đô thành Ân Thương cũng được xác định bởi mộ táng. Điều
đó cũng đúng với phương quốc Lạc Việt, năm 1985 đã khai quật hàng trăm ngôi mộ
của triều đại Thương và Chu ở Nguyên Long Pha thuộc thị trấn Mã Đầu của huyện Vũ
Minh và những ngôi mộ lân cận khu vực An Đẳng Ương thuộc thời Chiến Quốc, đây
là quần thể mộ duy nhất trong thời tiên Tần tại Lĩnh Nam, điều này cho thấy đô
thành của phương quốc Lạc Việt là tại khu vực gần đó.
Về niên đại của các ngôi mộ ở Nguyên Long Pha, huyện
Vũ Minh, “Bộ dữ liệu niên đại C14 của Khảo cổ học Trung Quốc 1965-1991” xuất bản
năm 1994 đã công bố 8 niên đại Nguyên Long Pha, sớm nhất là 3230 ± 100 năm, niên
đại hiệu chỉnh vòng cây là 1520 – 1310 năm TCN, những năm cuối cùng thời Xuân
Thu. Niên đại 1520 – 1310 năm TCN thuộc thời kỳ đầu nhà Thương. Theo công trình
ba đời “Niên biểu Hạ Thương Chu”, thì thời gian Thương Thang lập quốc là khoảng
1600 TCN, trải qua suốt các đời Thương
Thang, Thái Đinh, Ngoại Bính, Trung Nhâm, Thái Giáp, Ốc Đinh, Thái Canh, Tiểu
Giáp, Ung Kỉ, Thái Mậu, Trung Đinh, Ngoại Nhâm, Hà Đản Giáp, Tổ Ất, Tổ Tân, Ốc Giáp,
Tổ Đinh, Nam Canh, Dương Giáp, Bàn Canh (tiền Thiên Ân) với 20 triều vua, thời Thiên
Ân là năm 1300 TCN. Khoảng thời gian 300 năm, với 20 đời vua, bình quân mỗi vị
vua là 15 niên. So sánh niên đại hiệu chỉnh vòng
cây 1520 – 1310 năm TCN của khu mộ Nguyên Long Pha, thì chắc chắn đô thành Lạc
Việt phải bắt đầu được vào khoảng thời gian từ đời vua thứ 6 của triều đại nhà Thương
là Ốc Đinh đến đời vua thứ 20 là Bàn Canh. Như vậy có thể nói rằng, trong 200
năm với 20 đời vua giữa Ốc Đinh và Bàn Canh, đó chính là thời kỳ tụ hợp của phương
quốc Lạc Việt vậy. Từ đó chúng tôi đi đến kết
luận là người Lạc Việt bắt đầu định cư tại khu vực phụ cận Nguyên Long Pha vào
năm 1520 TCN. Tại thời điểm này, không phải là khởi đầu thành lập đất nước, mà
chắc chắn phải đến khoảng năm 1300 TCN, thì phương quốc Lạc Việt mới được sinh
ra, muộn nhất, cũng không thể muộn hơn năm
1046 TCN, là năm Vũ vương Cơ Phát diệt Trụ vương và thành lập triều đại Tây Chu.
Vì bình đựng rượu bằng đồng được khai quật từ khu mộ Nguyên Long Pha, phải là bằng
chứng về chính quyền địa phương mới được thành lập của triều đại nhà Thương. Đối
với việc xác định bình rượu đồng, nhà cổ văn tự Dong Canh cho rằng: “Bình đựng
rượu bằng đồng là hiện vật thuộc giai đoạn trước thời Tây Chu, từ thời hậu Tây
Chu trở đi không còn thấy hiện vật này nữa”. “Trước thời Tây Chu trở về trước”
cho thấy rõ đó là thời nhà Thương.
1.2. Kiến lập dân tộc và quản lý địa vực
Địa vực quản lý của phương quốc Lạc Việt, về phía bắc đến Tầm Giang, Kiềm Giang, phía nam sông Hồng Thủy, chính bắc có phương quốc láng giềng Tây Âu, tây bắc có láng giềng Dạ Lang; phía đông đến tây nam La Định, Quảng Đông ngày nay, liền kề với nước Mân và sau khởi dựng nước Nam Việt; đông nam đến đảo Hải Nam và quần đảo Tây Sa, quần đảo Đông Sa, quần đảo Nam Sa; chính nam đến ngay Giao Chỉ, Cửu Chân; phía tây nối liền Văn Sơn Vân Nam thành một dải, liền kề nước Điền, sau là nước Câu Đinh khởi dựng, tại tây bộ Bách Sắc, Quảng Tây là một dải Tây Lâm và Điền Lâm liền kề nước Câu Đinh. Đây là chính quyền địa phương duy nhất trong giai đoạn tiên Tần, địa hạt tương đối rộng lớn. Giai đoạn sau của Âu Lạc một số thượng tầng tại khu vực Giao Chỉ, Cửu Chân kiến lập ngắn hạn nước Âu Lạc, nước Nam Việt nổi lên, vào năm 204 TCN diệt nước Âu Lạc, lập hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, lãnh thổ phía nam của phương quốc Lạc Việt đã co lại còn lãnh thổ Sùng Tả, Bách Sắc, Phòng Thành của Quảng Tây hiện nay. Khu vực quản lý của phương quốc Lạc Việt ở phía tây nam Quảng Đông, đảo Hải Nam và Quảng Tây, luôn luôn là tổ tiên của các tộc Tráng (壯), Đồng (侗), Lê (黎), Mu Lão (仫佬), Mao Nam (毛南), Bố Y (布依), Thủy (水), Thái (傣), địa vực phân bố của tổ tiên dân tộc ngữ tộc Tráng Đồng, tuy nhiên sau này một bộ phận dân tộc ngữ tộc Tráng Đồng thiên di tới bắc bộ Giao Chỉ, Lào, Thái Lan, Miến Điện và bang A Tát Mỗ (Assam) của Ấn Độ, nhưng bộ phận chính thì vẫn sống tại quê hương gốc. Chỉ tính từ khởi đầu với “người Liễu Giang” [6] đến nay đã có tới 50.000-100.000 năm lịch sử. Việc phân tích cấu trúc hộp sọ cho thấy “Người Liễu Giang” về cơ bản tương đồng với những dấu hiệu thể chất của người Tráng, điều đó cho thấy “Người Liễu Giang” chính là tổ tiên của người Tráng vậy. “Người Liễu Giang” và những hậu duệ dân tộc ngữ tộc Tráng Đồng của họ, đã luôn sinh sống tại Lĩnh Nam, tộc Hán là Tần Thủy Hoàng đã vào Lĩnh Nam sau khi thống nhất Lĩnh Nam vào năm 214 TCN, lịch sử Tùy Đường ghi lại việc tộc người Miêu Dao vào Lĩnh Nam chỉ từ triều đại Tùy Đường, các nhóm dân tộc khác như Hồi và Di thậm chí còn muộn hơn. Dân tộc Kinh tại Đông Hưng đến thời Minh mới từ An Nam thiên di đến. Từ đây, chúng ta có thể rút ra kết luận là việc thành lập phương quốc Lạc Việt chủ yếu là tổ tiên tộc người Tráng, tiếp đến là tổ tiên các dân tộc thuộc ngữ tộc Tráng Đồng gồm: Đồng, Lê, Mu Lão, Mao Nam, Bố Y, Thủy, Thái. Thế hệ sau, khi truy tìm sự phân bố dân tộc của khu vực này, nói: “Ở phía nam Quảng Châu, Thương Ngô, Úc Lâm, Hợp Phổ, Trữ Phổ, Cao Lương liền một dải đều có, cả một vùng rộng hàng ngàn dặm”.
Phương quốc Lạc Việt thực sự tồn tại, từ thời Chiến Quốc
đến năm thứ 6 niên hiệu Nguyên Đỉnh (111 TCN) thời Tây Hán, trước khi diệt vong;
sách “Lã Thị Xuân Thu”, “Sử ký”, Hán thư” tất cả đều có ghi chép. “Lã thị Xuân thu”, quyển 14 “Hành hiếu lãm đệ nhị - Bản
vị” ghi: “Gia vị tuyệt hảo: Gừng Dương Phác, Quế Chiêu Dao, Măng Việt Lạc,
Tương Lễ Vỹ, Muối Đại Hạ, Rượu Tể Yết, Sắc trông như ngọc, Trứng Trường Trạch.
Đồ ăn ngon: Lúa Huyền Sơn, Thóc Bất Chu, Gạo Dương Sơn, Nếp Nam Hải”. Trong đoạn trên, có ba nơi liên quan đến sự phân bố của
tổ tiên người Tráng, đó là quế Chiêu Diêu, măng Việt Lạc, nếp Nam Hải; Chiêu
Diêu tức núi Chiêu Diêu, Miêu Nhân Sơn ở thành phố Quế Lâm; Nam Hải bao gồm cả
Lĩnh Nam và các đảo, nếp Nam Hải tức là loại nếp đen. Cao Dụ nhà Hán chú giải:
“Việt Lạc, tên nước” “khuẩn (菌)
chính là trúc duẩn (竹筍) măng
trúc vậy”. “Lã thị Xuân thu” đích
thị dẫn Y Doãn giải nói cho Thương Thang “chí vị” (至味) những
hương vị tuyệt đỉnh của các loại đặc sản của các vùng khác nhau tại Trung Quốc,
mà đương thời gọi là những món ngon đến điếng lưỡi Trung Quốc (舌尖上的中國 thiệt tiêm thượng
đích Trung Quốc). Đến thời Chiến Quốc, Trung
Nguyên vẫn còn nhớ đến vị măng Việt Lạc, điều đó cho thấy Lộ (tức là Lạc) đã cống
nạp măng trúc, đến thời Chiến Quốc trở thành nước Lạc Việt, họ vẫn tiếp tục tiến
cống, thế có nghĩa là, trong thời Thương Chu, Lạc Việt đã là một phương quốc của
chính quyền trung ương, mà vùng hành chính của nó đương nhiên thuộc lãnh thổ Trung
Quốc.
“Sử kí - Nam Việt vương
liệt truyện” viết, “Hơn năm, Cao Hậu mất, liền bãi binh. Đà nhân đó đem binh uy
hiếp vùng biên, đem tài vật đút lót Mân Việt, Tây Âu, Lạc, để dễ bề sai khiến vậy”.
[Tập giải]: Hán thư âm nghĩa viết: “Lạc Việt vậy.” [Chú dẫn]: Họ Trâu nói: “Lại
có Lạc Việt”. Họ Diêu nhận xét: Quảng Châu ký viết: “Giao Chỉ có ruộng Lạc,
theo nước triều lên xuống, người ta ăn ruộng đó, nên gọi là “người Lạc”. Có Lạc
vương, Lạc hầu. Các huyện tự gọi là “Lạc tướng”, ấn đồng dây đeo xanh, tức là lệnh
trưởng ngày nay vậy. Về sau con vua Thục đem binh đánh Lạc hầu, tự xưng là An
Dương vương, trị sở tại huyện Phong Khê. Rồi đó Nam Việt vương Úy Đà công phá An
Dương vương, lệnh cho hai viên sứ cai quản hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Đông
tây hơn vạn dặm. Lại còn đi xe che lọng vàng cắm cờ tiết bên trái, xưng “Chế” (制),
ngang bằng với Trung Quốc vậy”. “Vả lại, phương nam ẩm thấp, sống giữa man di,
phía đông Mân Việt chỉ ngàn chúng cũng xưng vương; phía tây, Âu Lạc cởi truồng,
cũng xưng vương”. “Chỉ dụ Âu Lạc thuộc Hán: dẫn tác “Hán thư”: Âu Lạc hơn ba vạn
khẩu hàng Hán”.
“Sử kí”: “Âu Lạc
đánh nhau, Nam Việt xao động”. Truyền thuyết dân gian Tráng tộc “Thần cung bảo
kiếm” viết, quốc vương Tây Âu phái Vương tử giúp quốc vương phương quốc Lạc Việt
tặng cho quốc vương Nam Việt Triệu Đà bảo kiếm để biểu thị sự hữu hảo giữa Tây
Âu và Lạc Việt. Con trai quốc vương Tây Âu phải lòng công chúa của phương quốc
Lạc Việt. Nhưng vì Hắc Quy Tinh (Rùa Đen) quậy phá dẫn đến hai nước đại chiến. Để xóa bỏ hiểu lầm, hoàng tử tự đâm cổ mà chết, còn công
chúa thì băm nát Hắc Quy Tinh, thương khóc hoàng tử, nước mắt hóa thành
trân châu. Dòng máu của hoàng tử biến thành dòng suối trong xanh chảy ra biển.
Truyền thuyết ấy và Sử ký viết về “Âu Lạc đánh nhau, Nam Việt xao động” đều khả
dĩ trở thành ấn chứng. Trong truyền thuyết cả Âu và Lạc đều là quốc gia.
“Hán thư - Cao đế kỉ
hạ” ghi “Tháng Năm, chiếu viết: “Thói quen của người phương nam là thích đánh
nhau, trước thời nhà Tần, người Trung Huyện của ba
quận ở phía nam, được cho cùng sống với nhau. Gặp lúc thiên hạ diệt Tần, Nam
Hải Úy Đà cai trị ở phương nam vẫn yên bình, rất có lễ nghi, người Trung Huyện
vốn dĩ không giảm bớt, thói tục người Việt đánh lẫn nhau ngày chỉ càng tăng, tất
cả đều dựa vào sức lực. Nay lập Đà làm Nam Việt Vương. Sứ giả Lục Giả bèn trao ấn.
Đà nhận ấn, lạy sát đất xưng thần. Như Thuần viết: “Người Trung Huyện là dân
huyện Trung Quốc vậy. Tần Thủy Hoàng cướp đất Lục Lương mà đặt ra các quận Quế Lâm,
Tượng Quận, Nam Hải, vẫn gọi là ba quận”. Lý Kỳ viết: “Tham dục thì lấy mốc giới
mà ngăn cách, khiến cho không phải đánh lẫn nhau vậy”. “Lục Lương” tức là “Lạc”
chuyển âm, “Dân Trung Huyện, dân huyện Trung Quốc vậy”, Trung Huyện chỉ Lĩnh
Nam, minh xác dân ở đây là dân Trung Quốc, đất ở đây là đất Trung Quốc.
“Hán thư - Tây nam di lưỡng Việt triều tiên truyện - Nam Việt”: “Đà nhân đó đem binh uy hiếp vùng biên, đem tài vật đút lót Mân Việt, Tây Âu, Lạc, để dễ bề sai khiến vậy”. Nước Nam Việt là chính quyền địa phương của nhà Hán, nước Mân, Tây Âu, Lạc Việt vâng theo sự cai quản của nước Nam Việt, tuy nhiên, trong trạng thái bán tự trị, Triệu Đà chỉ lấy quân binh uy hiếp vùng biên, còn công việc cai trị vẫn theo lề thói quy tắc. “Hán thư - Cảnh Vũ chiêu tuyên nguyên thành công thần biểu”: “Tương Thành hầu giám Cư Ông [7], vì quan giám Nam Việt Quế Lâm là Cư Ông nghe tin Hán binh phá Phiên Ngung, nên đã dụ được hơn 40 vạn dân Âu Lạc ra hàng, được phong hầu, hưởng lộc 830 hộ.” Người Trung Huyện tức là dân Trung Quốc, thời nước Nam Việt bị diệt, rất nhiều người Âu Lạc tự ra hàng nhà Hán.
“Tiền Hán thư” quyển 95 “Nam Việt
vương truyện”: “Văn đế nguyên niên (179 TCN) thư cho Đà viết: “Kính thăm Nam Việt
vương rất lao tâm khổ ý… Bây giờ trẫm nguyện với vương xóa bỏ những hiềm oán
cũ, từ nay trở về sau, lại cho trao đổi sứ giả như xưa. (Sư cổ viết: Từ nay lại
trao đổi sứ giả, mãi mãi) Vậy nên sai Lục Giả sang giãi bày bản ý của trẫm cho
vương rõ. Vương cũng nên nghe theo, đừng có gây sự giặc cướp tai vạ nữa. Nay
xin biếu vương: 50 áo thượng trữ (Sư Cổ giải nghĩa: áo có trang sức bằng bông gọi
là “trữ”), 30 áo trung trữ, 20 áo hạ trữ. Vậy mong vương nghe âm nhạc, quên nỗi
buồn, thăm hỏi đến nước láng giềng” (Đoạn dịch này trích lại của sách “Khâm định
Việt sử Thông giám Cương mục”, Bản dịch của Viện Sử học 1957-1960, Nxb. Giáo Dục - Hà Nội 1998, tr.
14). Hán Văn đế “đặt câu hỏi” cho chính
quyền địa phương là các nước Mân, Tây Âu , Lạc Việt, điều đó chỉ ra rằng Hán Văn đế rất rõ ràng với cấp dưới của mình.
“Hậu Hán thư - Mã Viện
truyện”: “Dâng tấu tách bạch về luật Việt và luật Hán, bác hơn 10 điều, nhằm ứng
phó với người Việt, Viện tuyên phải lấy các định chế cũ để cai quản, từ đó Lạc
Việt tin làm theo cách thức cũ của Mã tướng quân”.
__________________________________
Nguồn: 梁庭望(2015)嶺南先秦就是中國的領土(四),四論嶺南先秦就是中國的領土,2015年07月17日來源:廣西民族報網 字號:[大 中 小]
Lương Đình Vọng 2015, Tứ luận Lĩnh Nam
tiên Tần tựu thị Trung Quốc đích lĩnh thổ, 2015 niên 07 nguyệt 17 nhật lai
nguyên: Quảng Tây dân tộc báo võng tự hiệu: [đại trung tiểu].
Người dịch: Hà Hữu Nga
Người dịch: Hà Hữu Nga
Tác giả: Lương Đình Vọng, bút danh Âu Vân, sinh năm 1937, người dân tộc Tráng, huyện Mã Sơn, Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 1961 tốt nghiệp hệ ngữ văn, Học viện Dân tộc Trung ương. Ông là Giáo sư của Bộ môn Ngôn ngữ của Đại học Dân tộc Trung ương và nhiều chức vụ quan trọng khác của Học viện Dân tộc Trung ương; được nhiều giải thưởng khoa học xã hội về nghiên cứu dân tộc Tráng và dân tộc thiểu số Trung Quốc nói chung.
Chú thích của người dịch
[1]
Phương quốc (方國) là hình thức liên bang đại
quốc cổ đại; theo nghiên cứu của các học giả trong những năm gần đây, vương triều
nhà Thương là một sự kết hợp của cổ quốc (trung ương) và các phương quốc (địa
phương). Một số học giả gọi thể liên hợp này là “liên minh các phương quốc”. Học
giả Tô Bỉnh Kỳ [2] định nghĩa: Cổ quốc là nói đến một
thực thể chính trị ổn định, độc lập cao hơn bộ lạc, đó là, hình thức thành bang
sớm của quốc gia nguyên thủy. Văn hóa Hồng Sơn 5000 năm trước khởi đầu cho giai
đoạn bang quốc. Thời đại của bang quốc về sau chính là thời đại của các phương
quốc, Trung Quốc cổ đại phát triển đến giai đoạn phương quốc vào khoảng
4000 năm trước.
[3] Thương Thang (商湯; 1675 TCN - 1588 TCN), thường được gọi là Thương Thang (商湯), Vũ Thang (武湯), Thành Thang (成湯) Thiên Ất (天乙), Đại Ất (大乙) hay Cao Tổ Ất (高祖乙), là vị vua sáng lập triều đại nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Thương Thang họ Tử (子), tên thật là Lý (履), xuất thân từ bộc tộc người Thương, ông trị vì từ năm 1617 TCN - 1588 TCN, khoảng 30 năm; trong đó 17 năm là Thủ lĩnh bộ lạc, 13 năm làm quân chủ nhà Thương. Ông nổi tiếng trong lịch sử là người quân chủ hiền minh, được sự trợ giúp của hai đại thần Y Doãn và Trọng Hủy, đã khởi binh lật đổ Hạ Kiệt tàn bạo, người cai trị cuối cùng của nhà Hạ. Người đời sau ngưỡng mộ công tích sự nghiệp và đức độ của ông, cùng với Đại Vũ và Chu Vũ vương hợp xưng làm Tam vương (三王).
[4]
Y Doãn (伊尹) là tướng
nhà Thương, có công giúp Thành Thang tiêu diệt nhà Hạ, thành lập nhà Thương và
phò nhà Thương ổn định trong thời gian đầu. Sử sách chép chưa hoàn toàn thống
nhất về nguồn gốc của Y Doãn. Sử ký Tư Mã Thiên nêu ra những thuyết khác nhau về
việc Y Doãn đến với Thành Thang. Trong một thời gian, Y Doãn đã bỏ Thương sang
làm quan cho Hạ Kiệt, nhưng sau đó thấy Kiệt hoang dâm tàn bạo, khinh rẻ chư hầu
nên Y Doãn trở lại với Thành Thang. Y Doãn thực chất được Thành Thang cử sang
làm gián điệp bên nhà Hạ, lợi dụng sự bất mãn của nàng Muội Hỷ khi nàng không
còn được Hạ Kiệt sủng ái để lấy tin tức về tình hình Hạ Kiệt. Sau khi nắm được
nội tình nhà Hạ, Y Doãn trở về với Thành Thang. Ngoài ra, Thành Thang còn thu dụng
một người ở bộ lạc khác đến là Trọng Hủy, cho làm tả tướng. Năm 1767 TCN,
Thương Thang đánh thắng Hạ Kiệt trong trận quyết định ở Minh Điều. Hạ Kiệt thua
trận, bị mất ngôi và bị đày ra Nam Sào. Thành Thang làm vua không lâu, năm 1761
TCN thì qua đời. Y Doãn là nguyên lão 4 triều vua, làm phụ chính, dạy dỗ vị vua
trẻ rất cẩn thận. Tương truyền Y Doãn sống hơn 100 tuổi mới mất. Y Doãn cùng
Chu Công Đán nhà Chu trở thành những tấm gương mẫu mực về trung thần phò ấu
chúa trong lịch sử Trung Quốc.
[5]
Hải cáp (海蛤) Văn
cáp còn có tên hải cáp xác, là vỏ xác của một loài hến (ngao) nhỏ ở biển
(Meretrix lusoria Gmelin.), họ Hến (Veneridae), sống quần thể ở trong bùn nơi bể
cạn, thịt ngon, thường được dùng làm thức ăn. Vỏ hến nung và nghiền thành bột gọi
là cáp phấn. Về thành phần hóa học, văn cáp chủ yếu là canxi cacbonat...Theo
Đông y, văn cáp vị mặn, tính hàn; vào kinh phế và thận. Có tác dụng thanh nhiệt,
lợi thấp, tán uất kết. Trị ho hen, tràng nhạc, đờm kết, tiểu tiện ít, băng huyết,
đới hạ. Thường dùng dưới dạng thuốc bột. (Theo Lương y Minh Phúc).
[6] Người Liễu Giang
(柳江人), hóa thạch được phát hiện năm 1958, thuộc giai đoạn
muộn của sơ kỳ đá cũ tại tại hệ thống hang động đá vôi thuộc huyện Liễu Giang,
tỉnh Quảng Tây, trong khu tự trị của người Tráng.
[7] Tương Thành hầu,
họ Cư, tên Ông (湘成侯居翁) là vị quan giám cuối cùng
của quận Quế Lâm thời Nam Việt. Năm thứ 6, niên hiệu Nguyên Đỉnh (111 TCN) Lộ
Bác Đức và Dương Bộc đem quan Hán tiến vào Phiên Ngung dẹp loạn Lữ Gia, Cư Ông đã
dụ được 2 viên quan sứ nơi này đem hơn 40 vạn dân Âu Việt cùng Lạc Việt ra hàng
nhà Hán. Nhờ có công lao này ông đã được
nhà Hán phong tước Tương Thành hầu (Sử ký, Nam Việt Úy Đà liệt truyện).
* Những chỗ
có đánh dấu (*) cũng là ghi chú của người dịch.
** Đầu đề của người dịch
** Đầu đề của người dịch