Vài dòng về Ezra Pound
Ezra Weston Loomis Pound (30 tháng 10 năm 1885 - 1 tháng
11 năm 1972) là một nhà thơ và nhà phê bình Mỹ sống xa xứ, một gương mặt quan trọng trong trào lưu hiện đại thời kỳ đầu. Sự
đóng góp của ông cho thơ bắt đầu bằng việc phát triển trường phái
hình tượng (Imagism), một trào lưu bắt nguồn từ thơ cổ điển Trung Quốc và Nhật Bản, nhấn
mạnh sự rõ ràng, chính xác và kinh tế của ngôn ngữ. Tác
phẩm của ông bao gồm Trả đũa (Ripostes) (1912), Hugh Selwyn Mauberley (1920) và tập
sử thi 120 phần chưa hoàn thành, Thi
khúc (The Cantos) (1917-1969). Hugh Selwyn Mauberley (1920) là một trường
ca của Ezra Pound, được coi là một bước ngoặt trong sự nghiệp của Pound (theo F.R. Leavis và các tác giả khác), và nó đã được nhanh chóng hoàn thành khi ông rời khỏi nước Anh. Cái
tên “Selwyn” có thể biểu hiện sự tôn kính đối với thành viên Câu lạc bộ Rhymers
là Selwyn Image, và nó còn gợi nhớ đến nhân vật chính của T. S. Eliot
trong Tình khúc của J. Alfred Prufrock.
Pound đã làm việc
tại London vào đầu thế kỷ 20 với tư cách là biên tập viên nước ngoài của một số
tạp chí văn học Mỹ và giúp khám phá và định hình các tác phẩm của những người
đương thời như T.S Eliot, James Joyce, Robert Frost và Ernest Hemingway.
Năm 1925, Ernest Hemingway viết:
“Chúng ta có Pound, một nhà thơ lớn, có thể nói là, đã cống hiến một phần năm cuộc đời của ông cho thi ca. Phần đời còn lại, ông cố gắng thúc đẩy vận may, cả vật chất
và nghệ thuật, cho bạn bè mình. Ông bảo vệ họ khi họ bị tấn công, đưa họ
đến các tạp chí và đưa
họ ra khỏi tù.
Ông cho họ
vay tiền.
Ông bán các bức tranh của họ. Ông thu xếp các buổi hòa nhạc cho họ.
Ông viết bài về họ.
Ông giới thiệu họ với những phụ nữ giàu có. Ông
đưa các nhà xuất bản đến để in sách cho họ. Ông ngồi thâu đêm với họ khi họ than
van quyết chết và ông đã chứng
kiến ý chí của họ. Ông trả cho họ các khoản chi phí bệnh viện và ngăn cản họ tự tử. Và cuối cùng một vài người trong số bạn
bè đó đã cố kìm không
bổ nhát dao chí tử xuống đầu ông ngay từ cơ hội đầu tiên”
(Hemingway 2006. Homage to Ezra, In This Quarter,
1, Spring 1925, 221–225, in Hemingway (2006), 5–6). Căm giận cảnh tàn sát của Thế chiến I, Pound đã mất niềm tin vào nước Anh và đổ lỗi
cho nguyên nhân của chiến tranh là do thực lợi và chủ nghĩa tư bản quốc tế. Ông
chuyển đến Italy vào năm 1924, và suốt những năm 1930 và 1940, ông đã ôm
ấp chủ nghĩa phát xít của
Benito Mussolini, bày tỏ sự ủng hộ Adolf Hitler và chính
trị gia phát xít người Anh Oswald
Mosley. Trong
Thế chiến II, ông đã được chính phủ Ý trả tiền để thực hiện hàng trăm chương
trình phát thanh trên đài phát thanh chỉ trích Hoa Kỳ, Franklin D. Roosevelt và
người Do Thái, do đó ông bị quân đội Hoa Kỳ bắt vào năm 1945 vì tội phản bội. Ông phải ở trong một trại giam của quân đội Hoa
Kỳ ở Pisa vài tháng trời, trong đó có ba tuần bị nhốt trong chuồng cọp ngoài trời với kích
thước 1,8 x 1,8 m, mà theo ông, điều đó đã gây ra sự suy sụp tinh thần cho Pound. Được
cho là không đủ sức khỏe để ra tòa xét xử, ông đã bị giam trong bệnh viện tâm thần St. Elizabeths
ở Washington, D.C., trong hơn 12 năm (The Pisan Cantos (80.665–67), Sieburth (2003), xiii.)
Trong khi bị giam tại Ý, Pound bắt đầu sáng
tác các phần của Thi khúc. Những
tác phẩm này được xuất bản dưới cái tên The Pisan Cantos (1948), do Thư viện
Quốc hội Mỹ trao tặng giải thưởng Bollingen năm 1949, và
đã gây tranh cãi nảy lửa. Chủ
yếu nhờ chiến dịch vận động của các đồng nghiệp, ông được thả ra khỏi St. Elizabeths năm 1958 và trở lại sống ở Ý cho đến khi qua
đời. Quan
điểm chính trị của ông chắc chắn cho thấy hiện
nay các tác phẩm của ông vẫn còn gây nhiều tranh cãi,
hệt như đã xảy ra lúc sinh thời; vào
năm 1933 Tạp chí Time gọi ông là “con mèo hư, không được luyện để đi ỉa đái đúng chỗ và rất nguy hiểm cho trẻ em.” Hemingway
đã viết: “Phần hay nhất trong các tác phẩm của Pound - và đó là trong Thi khúc - sẽ sống mãi chừng nào vẫn còn có bất kỳ cái
gì được gọi là văn học” (Books: Unpegged Pound. Time, 20 March 1933;
Hemingway (2006), 25, from The Cantos of Ezra Pound: Some Testimonies by
Ernest Hemingway, Ford Madox Ford, T. S. Eliot, Hugh Walpole, Archibald
McLeish, James Joyce, and Others, Farrar & Rinehart, March 1933).