Powered By Blogger

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Tống Hội yếu viết về Champa [1]



Tống Hội yếu viết về Champa [1]

Geoff Wade*

Người dịch: Hà Hữu Nga

Nước Champa [2] nằm ở phía tây nam Trung Quốc. Bơi qua biển về phía nam đến 三佛齊 Tam Phật Tề [3] mất 5 ngày. Theo đường bộ, đến nước 賓陀羅 Tân Đà La [4] mất một tháng. Đây là nước thần thuộc của Champa. Về phía đông, đến nước 麻逸 Ma Dật [5] mất hai ngày, còn đến 蒲端 Bồ Đoan mất bảy ngày. Về phía bắc, mất hai ngày thì đến Quảng Châu, và về phía đông bắc, mất một tháng mới đến 兩浙 Lưỡng Chiết [7]. Về phía tây bắc, mất hai ngày thì đến Giao Châu, [8], nhưng đi đường bộ thì phải mất nửa tháng. Lãnh thổ Champa tính từ đông đến tây là 700 dặm [9], từ bắc đến nam là 3000 dặm. Phía nam được gọi là 施備 Thi Bị [10] châu [11], phía tây gọi là 上源 Thượng Nguyên [12] châu, và phía bắc gọi là 烏里 Ô Lí châu. [13] Đất nước này không có thành trì xây tường bao, mà có hơn 100 làng. Số hương tộc có tới 300 – 500, hoặc thậm chí lên đến 700. Cũng có tên các huyện thị. [14]

Sản vật xứ này có trầm hương, [15] cau, [16], gỗ mun, [17] gỗ vang, cây song, mật ong, [18] bông gạo, vải hoa, gấm thêu, vải cát bá, chiếu mây, chiếu lá पत्र  bối đa diệp [19], vàng, bạc, và sắt thỏi. Về cốc loại và hoa màu thì họ không có lúa mỳ, mà có gạo tẻ, kê, gai dầu. Mỗi hộc [dung lượng 33.5 lít] hạt giống mà quan lại cung cấp cho người dân thì họ phải trả 100 hộc sản phẩm. Họ còn có hạt sen, mía, chuối, và dừa. Về chim thú thì có nhiều loại chim công, tê giác. Họ cũng nuôi nhiều trâu, bò. Tuy vậy họ lại không có khỉ. Ở đó còn có cả trâu bò rừng [21], nhưng không thể bắt chúng để kéo cày. Loài này chỉ dùng để giết thịt tế thần. Khi sắp giết thịt con vật tế, có một thầy cúng làm lễ, miệng đọc: “A-luo-he-ji-ba” [22]. Câu đó dịch ra có nghĩa là 早教他託生 Tảo giáo tha thác sinh – Xin sớm hóa kiếp cho nó! Khi được tê giác hoặc voi, thì  phải đem đến cho nhà vua. Người trong nước đa số cưỡi voi, một số thì đi bằng cáng vải mềm, lại có những người nhờ có Giao Châu mà mua được ngựa để cưỡi. Họ ăn thịt dê núi và “shui si”***. [23] Phong tục và trang phục của họ cũng tương tự như nước Đại Thực. [24] Họ không có tơ lụa và tằm. Thay vào đó họ sử dụng vải bông mịn cuốn ngang bụng và buông thõng xuống đến bàn chân. Phần thân trên được may với hai ống tay hẹp. Họ cuốn tóc thành búi, đuôi búi tóc buông xõa phía sau như đuôi chim liêu điếu****. 

Trong việc buôn bán, họ không dùng xâu tiền, mà chỉ dùng một số ít vàng bạc, hoặc dùng loại gấm cát bối để định giá trong các giao dịch đủ loại hàng hóa thực sự sinh lợi. Về nhạc khí thì họ có hồ cầm [nhị],[25] trống, trống lớn, sáo; trong một nhóm nhạc còn có cả các vũ công. Nhà vua búi tóc sau đầu, choàng một bộ cát phục bằng vải cát bối. [Nguyên văn Tống Hội yếu chú là: 原作[],據 “文獻通考”,卷三三二,“宋史”卷四八九改 – Nguyên tác viết là [cổ], căn cứ vào “Văn hiến Thông khảo”, quyển 332; “Tống sử”, quyển 489 đổi thành cát**]. Nhà vua đội mũ miện vàng, chạm hình hoa lá, đeo một chiếc vòng cổ trang sức thất bảo [gồm: vàng, bạc, lưu li, xà cừ, mã não, hổ phách, san hô] [Nguyên văn Tống Hội yếu chú là: 原作[],據“文獻通考”,卷三三二, “宋史”,卷四八九改 – Nguyên tác viết là sức [], căn cứ vào “Văn hiến Thông khảo”, quyển 332; “Tống sử”, quyển 489 đổi thành sức []**]. Hai ống chân để trần, đi giày không tất. [Tống Hội yếu chú:原作[],據 “文獻通考”卷三三二, “宋史”卷四八九改 - Nguyên tác viết là phục [], căn cứ vào “Văn hiến Thông khảo”, quyển 332; “Tống sử”, quyển 489 đổi thành cổ **]. Chân đi dép da, không tất. Phụ nữ cũng búi tóc sau đầu, không dùng trâm, lược; cách phục sức, vái lạy, chào hỏi cũng giống như nam giới vậy. 

Hàng ngày nhà vua ngồi thiền vào giờ ngọ, hoặc đi đây đi đó, cưỡi voi, xem săn bắn, đánh cá, đều vài ngày mới về; gần thì đi bằng cáng vải mềm, xa thì cưỡi voi, hoặc kiệu bốn người khiêng. Đi đầu đoàn tùy tùng là người mang khay trầu, theo sau là một đám đông có đến hơn ngàn lính mang theo cung tên, đao kiếm, khiên mộc; người dân đều cung kính bái vọng. Ông thường xuất cung hàng ngày, hoặc gần như vậy. Mỗi năm khi lúa chín, nhà vua cắt một nắm lúa. Sau đó đoàn tùy tùng và một đám phụ nữ gặt nốt chỗ lúa còn lại. Nhà vua cũng bổ nhiệm người anh trai của ông làm phó vương, hoặc người em trai làm thứ vương. Có tám vị quan lớn: đông, tây, nam, bắc mỗi phương có hai người; mỗi nhóm có nhiệm vụ riêng của mình. Họ không có lương, nhưng được nhận các khoản chi tiêu cần thiết từ các địa phương mà họ cai quản. Ngoài ra còn có thêm 50 văn lại, hữu lang trung, viên ngoại, tú tài, [27] phân chia quản lý tư liệu, vật quý, cũng không có lương, nhưng được chu cấp rùa, cá làm thực phẩm, lại được miễn thuế điệu, binh dịch [28]. [Tống Hội yếu chú: 原作[],據 “文獻通考”卷三三二, “宋史”卷四八九 - Nguyên tác viết là thiết [], căn cứ vào “Văn hiến Thông khảo”, quyển 332; “Tống sử”, quyển 489, đổi thành dịch []**]. Còn có 12 viên thuộc ty Tệ lẫm - Tiền gạo [29], hơn 200 viên chỉ huy binh lính [原作[],據 “文獻通考”卷三三二, “宋史”卷四八九 - Nguyên tác viết là thoát [], căn cứ vào “Văn hiến Thông khảo”, quyển 332; “Tống sử”, quyển 489, sửa thành giả []**]. Họ cũng không có lương. Có hơn 10.000 binh sỹ giỏi, [30] mỗi tháng được cấp 2 hộc gạo [Nguyên văn Tống Hội yếu: 勝兵萬餘人,月給米二斛 thắng binh vạn dư nhân, nguyệt cấp mễ nhị hộc [khoảng 120 lít**], trong khi đó bản dịch của Geoff Wade nhầm là đấu; nếu chỉ có hai đấu thì không thể là thắng binh được, mà là lính ốm đói!!!] [31], , và từ ba đến năm tấm vải để may quần áo cả mùa đông cũng như mùa hè.

Buổi tối, nhà vua ngủ một mình trên một chiếc giường, còn tất cả các thần thuộc đều ngủ trên chiếu trải dưới nền đất. Các vị cận thần khi nhìn thấy nhà vua thì lập tức quỳ gối thi lễ [32] [Nguyên văn -親近之臣見王,即胡跪而禮 – trong đó 胡跪 hồ quỳ là cách quỳ lạy của người Ấn]. Những người ở hơi xa chỉ cần chắp tay vái chào. Họ có tục lệ hàng năm vào ngày 15 tháng 12, ở ngoài thành buộc cây làm tháp. Nhà vua và thường dân đặt vải vóc, hương liệu, thảo dược lên đỉnh tháp rồi đốt để tế Trời. [Vì có chữ “tế Trời” nên tôi [Hà Hữu Nga] xin trích Nguyên văn chữ Hán trong Tống Hội yếu như sau [其風俗,每歲十二月十五日,城外縛木為塔,王及人民以衣物,香藥置於塔上,焚之以祭天 - Kì phong tục, mỗi tuế thập nhị nguyệt thập ngũ nhật, thành ngoại phược mộc vi tháp, vương cập nhân dân dĩ y vật, hương dược trí ư tháp thượng, phần chi dĩ tế thiên]. Khi có người bị bệnh tật thì họ lập tức hái cây lá cho uống. Về hình phạt thì họ cũng có gông cùm. Tội nhỏ thì lấy bốn người kéo troãi trên mặt đất, rồi dùng gậy song đánh, hai người đứng hai bên thay nhau quất. Tùy mức độ phạm tội mà đánh năm sáu mươi đến một trăm gậy. Những kẻ chịu án tử hình thì bị chói vào một thân cây, và người ta dùng một ngọn lao đâm qua cổ họng và chặt lìa đầu. Đối với kẻ giết người hoặc cướp của giết người thì bị tuyên án voi giày hoặc bị voi dùng dùng vòi cuốn chặt rồi ném xuống đất. Nhiều con voi được sử dụng vào việc xử án, và khi tội nhân được đem đến thì người quản tượng hướng dẫn cho chúng vài lần, sau khi đã hiểu thì chúng thực thi nhiệm vụ. Nếu phạm tội gian dâm thì đôi nam nữ phải nộp một con bò để chuộc tội. Những kẻ để thất thoát tài sản của nhà vua thì bị trói bằng dây thừng ở một chiếc ao bỏ hoang. Chỉ khi nào hoàn trả đầy đủ số tài sản thì mới được thả. 
______________________________________

Nguồn: Geoff Wade 2005. Champa in the Song hui-yao: A draft translation, Asia Research Institute, Working Paper Series, No. 53. Asia Research Institute, National University of Singapore, Dec. 2005.  

Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt Phu) là một sử gia chuyên về các diễn giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên niên sử so sánh, đặc biệt là công trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the Ming Shi-lu [Minh Thực Lục*]: An Open Access Resource, cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc. 

Người dịch chú:

* Danh nghĩa là dịch từ bản tiếng Anh của Geoff Wade, nhưng vì bản tiếng Anh có nhiều sai sót, nên trong thực tế tôi gần như dịch trực tiếp từ nguyên văn chữ Hán của Tống Hội yếu ra tiếng Việt.

*** 水兕 con thủy hủy mà Geoff Wade 韋傑夫 Vi Kiệt Phu nói không biết là con gì thì trong cổ thư Trung Quốc, đó đơn giản là một loại tê giác mà thôi. Nếu chỉ là hủy thì là Tê giác đực, còn 水兕 thủy hủy thì là tê giác cái. Theo sách 說文 Thuyết văn: 兕狀如野牛而靑 hủy tạng như dã ngưu, nhi thanh – Hủy trông giống như bò hoang, nhưng màu xanh; sách 爾雅 Nhĩ nhã: 兕似牛, 一角,靑色,重千斤;其皮堅厚,可製甲;交州記,角長三尺餘,形如馬鞭柄 hủy tự ngưu, nhất giác, thanh sắc, trọng thiên cân; kỳ bì kiên hậu, khả chế giáp - Hủy chính là bò, có một sừng, sắc xanh, nặng nghìn cân, da dày chắc, có thể dùng để chế áo giáp; Giao Châu ký: giác trường tam xích dư, hình như mã tiên bính – sừng dài hơn ba tấc, hình dạng tựa cán chiếc roi ngựa. 

**** Nguyên văn chữ Hán trong Tống Hội yếu: 撮發為髻,散垂餘髾於其後 toát phát vi kế, tán thùy dư sao ư kỳ hậu.

Chú thích

1. This account is contained in the 197th volume (蕃夷四) of the original text. The Champa text is found on pp. 7744-7755 of Volume 8 of the edition published by Zhong-hua shu-ju in Bei-jing in 1957.

2. “Champa” is the common translation of the Chinese term “Zhan-cheng” (占城), literally “the city of the Chams.”

3. Conventionally translated as Srivijaya, but seemingly a Chinese representation of the Arabic toponym Zābaj, through Hokkien vernacular pronunciation sña-but-zue of the characters 三佛齊. For a discussion of the references to Zābaj in Arabic texts, see G.R. Tibetts, A Study of the Arabic Texts Containing Materials on South-east Asia, E.J. Brill, Leiden and London, 1979. pp. 100-118.

4. This toponym Bin-tuo-luo (賓陀羅) appears to be a variant of Bin-tong-long (賓瞳龍), which is the most common Chinese representation of the name Pandurang[a]. For some studies of this polity, see P. Dupont, “Le Sud indochinois aux VIe et VIIe siècles. Tchen-La et Pānduranga”, Bulletin de la Société des Etudes Indochinois, XXIV-1 (1949) , pp. 9-25; and Paul Pelliot, “Textes chinois sur le Pānduranga” in BEFEO, Tome III (1903), pp. 649-654. However, some Chinese texts suggest two similarly-named polities subordinate to Champa in this period. The 12th-century text Ling-wai dai-da (嶺外代答), under its account of the country of Champa, notes: “Subordinate [to Champa] are the country of Bin-tong-long and the country of Bin-tuo-ling” (其屬有賓膧朧國賓陀陵國). See Zhou Qu-fei, Ling-wai dai-da jiao-zhu (Variorum edition of Ling-wai dai-da annotated by Yang Wu-quan), Zhong-hua shu-ju, Bei-jing, 1999. See p. 77. Most commentators consider this to be an error on the part of Zhou Qu-fei, probably as a result of taking two variant Chinese representations of the toponym Pandurang(a)/Phan Rang to be two separate polities. Panduranga was likely a major port in the 11th century. See the two early 11th-century Islamic tombstones from Panduranga as detailed in Paul Ravaisse, “Deux inscriptions çoufiques du Campā”, Journal Asiatique, Paris, 20: 2 (1922), pp. 247-289. Doubt has, however been cast upon the provenance of these two inscriptions.

5. “Ma-yi” (麻逸) is one of various ways of representing a polity name/toponym, often rendered as Mait. There seems to be an agreement that it lay in the modern Philippines Islands. Some suggest that it was the precursor of Maynila/Manila, while others aver that it represented Mindoro.

6. “Pu-duan” (蒲端) likely represents the toponym Butuan, a name which continues in use today for Butuan City which is located in the Agusan Valley within the modern province of Agusan del Norte in the northeastern part of Mindanao, the Philippines. The Song-hui-yao ji-gao also contains an account of Pu-duan, which has been translated into English by William Henry Scott in his Filipinos in China before 1500, China Studies Program, De La Salle University, Manila, 1989, pp. 27-28. For details of the 9th-13th century boats excavated in the Butuan area, see Margarita R. Cembrano, Patterns of the Past: The Ethno Archaeology of Butuan. For further details of Butuan-Champa connections, see Geoff Wade “On the Possible Cham Origin of the Philippines Scripts” in Journal of Southeast Asian Studies Vol 24:1 (March 1993), pp. 44-87. See particularly pp. 83-85.

7. Literally, the “two Zhe” (兩浙), the name of a Song administrative circuit, administered from the modern Hang-zhou and comprising much of the modern province of Zhe-jiang, Shang-hai Municipality and the southern part of Jiang-su Province.

8. Jiao-zhou (交州), a Tang administrative division including the Red River Valley. The capital varied in location over time, but the reference here suggests that the time/distance measured is to the Red River delta.  

9.  A Chinese li is usually ascribed an equivalence of one-third of a mile.

10. “Shi-bei” (施備), obviously representing a non-Chinese name. Some have attempted to see “Sri Vijaya” in these two characters, but this equivalence is difficult to endorse. In the Ming shi-lu of the early 15th century, a port named Shi-pi-nai Port (尸毘奈港口) is recorded in Champa (Tai-zong shi-lu juan 60.1a-4a of 1406 CE). This likely represents the same name as does “shi-bei”. “Shi-pi-nai” is apparently a transcription of Sri Vinaya (Sri Banoy), the port of the former Cham capital at Cha Ban. It is the modern port of Qui Nho’n.

11.  “Zhou” () is a widely used term for Chinese administrative divisions, variously rendered as region, prefecture or department.

12. “Shang-yuan” (上源), literally “Upper Source”. This may well be a translation rather than a phonetic representation of the name of the region.

13. “Wu-li” (烏里), a representation of a non-Chinese term. Likely equivalent to the Cham toponym Ulik/Ralīk, as attested in a 12th century Mi-so’n inscription. See L. Finot, “Notes d’epigraphie XI Les inscriptions de Mi-so’n”, in BEFEO, Tome IV (1904), pp. 972 and 975.

14.  “Cun-luo-hu” (村落戶).

15. “jian-chen xiang” (箋沉香). This might also be translated as “Poor and fine qualities of gharu wood” See Paul Wheatley, “Geographical Notes on some Commodities involved in Sung Maritime Trade”, JMBRAS, Vol. 32., pt 2, (June 1959), p. 71 and Freidrich Hirth and W.W. Rockhill, Chau Ju-kua: His Work on the Chinese and Arab Trade in the Twelfth and Thirteenth centuries, entitled Chu-fan-chï, St Petersburg, 1911, p. 206.

16.  Using the Chinese name “bin-lang”, which derives from the Austronesian term “pinang”.

17. 烏樠木 (wu-man-mu). The fact that earlier representations use the characters烏文木, which give a similar pronunciation in Cantonese, suggests that at least part of the term is the transcription of a non-Chinese name for ebony. See Hirth and Rockhill, Chau Ju-kua, p. 216. This could be linked with the Cham name “mökia” or the Khmer “mak peng”.

18. 黃臘, rather than the more common 黃蠟.

19. 貝多葉. The leaves of the Nipa or Palmyra palms. Bei-duo derives from Sanskrit “patra”, for leaf.

20. A Chinese unit of volume. During the Song period, approximately equivalent to 33.5 litres.

21. Probably the gaur (bos gaurus).

22. Most likely the Arabic/Islamic phrase “Allahu akhbar” (Allah is Great). The “ji” is pronounced “kip” in Hokkien..  

 23. “shui-si” is an unidentified water mammal. It was reportedly similar to a cow, according to the Nan-yue-zhi (南越志). The Xin Wu-dai shi also records that the people of Champa eat this “shui-si”.

24. Da-shi (大食), deriving from the Persian name Tazi, referring to a people in Persia, it was later used by the Persians to refer to the Arab lands. The Chinese used it from the Tang dynasty until about the 12th century to refer to Arabs.

25. A generic name for two-stringed bowed instruments.

26. The Chinese term suggests an ancient style of dressing the hair in a bun.

27. These titles are all formal Chinese titles and suggest little about the actual titles or functions of the Champa officials.

28. Here the Song shi variant of mian tiao yi (免調役) is preferred to the Song Hui-yao’s mian tiao she (免調設).

29. The Song shi variant tang-lin (帑廩 ) is here preferred to the Song Hui-yao’s bi-lin (幣廩).

30. sheng-bin (勝兵).

31. A Chinese unit of volume, equivalent during the Song dynasty to approximately 6.7 litres.  

32. The term used here is “hu-gui” (literally: the “foreign kneel”). It refers to a form of genuflection introduced to China by Buddhist monks from India and Central Asia, by which the right knee is placed on the ground next to the left foot. 


1 nhận xét:

  1. Thưa bác Nga,
    Ở đây bác quên chú niên đại của Tống Hội yếu, nên tạo chút khó khăn cho người quan tâm.
    Người đọc (là cháu) phải "chạy" qua "Champa nhìn lại" của Michael Vickery (bản dịch của bác) thì được biết "Tống Hội yếu được biên soạn “trong một quá trình trải từ đầu thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIII ... nhưng chưa bao giờ được in ra”. Sau đó nó đã được sử dụng làm một nguồn sử liệu cho việc biên soạn Tống sử vào thế kỷ XIV".

    Cám ơn công sức dịch thuật và chú giải của bác. Mong chờ những bản tiếp theo.
    Kinh,
    Nguyễn Quang Toản.

    Trả lờiXóa