Trường hợp Phát triển vùng Châu Giang, Quảng Đông, Trung Quốc
Hà Hữu Nga
Vùng sông Châu Giang bao gồm 14 đô
thị và quận huyện: 廣州 Quảng Châu, 深圳 Thâm Quyến, 珠海 Chu Hải,
佛山 Phật Sơn, 江門
Giang Môn, 東莞 Đông
Quan, 中山 Trung Sơn,
惠州 Huệ Châu,惠陽 Huệ Dương, 惠東 Huệ
Đông, 博羅 Bác La,
肇慶 Triệu Khánh, 高要 Cao Yếu và 四會 Tứ Hội.
Năm 2000 có số dân là 23.07 triệu hoặc 30.8% dân số Quảng Đông. Từ khi Trung
Quốc tiến hành cải cách và mở cửa, Khu vực Châu Giang đã đạt được sự cất cánh
kinh tế bằng cách tận dụng những thiếu hụt trong thị trường nội địa và hướng
đến chuyển giao công nghệ của các nước và các khu vực đã phát triển để tăng
thêm khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực lao động, đất đai và khuôn khổ
chính sách. Điều đó được thực hiện bằng quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu
kinh tế và đô thị hoá diễn ra sôi động. Quá trình tích hợp kinh tế và viễn thông
khu vực đã đạt đến mức độ tương đối cao trong toàn quốc đã làm cho Châu Giang
trở thành trung tâm quan trọng của tư bản nước ngoài và của các công nghệ mới. Những thay đổi đã diễn ra theo kịch bản quốc
tế và quốc nội và sự chuyển dịch kinh tế từ giữa những năm 1990 đã làm cho khu
vực Châu Giang phải đối mặt với những thách thức trong sự phát triển bền vững
của nó [Xu Xueqiang 2002].
Trong cuốn sách xuất bản năm 1990, The Competitive Advantage of Nations, Michael E. Porter đã phân loại các “Giai đoạn Phát triển Cạnh tranh” của nhiều quốc gia thành 4 giai đoạn được gọi là “giai đoạn nhân tố dẫn đạo” (“nhân tố” gồm có lao động, đất đai vàcác nguồn sơ cấp khác), “giai đoạn đầu tư dẫn đạo”, “giai đoạn đổi mới dẫn đạo” và “giai đoạn sự thịnh vượng dẫn đạo”. Theo quan điểm của Porter, hầu hết các quốc gia vẫn đang ở giai đoạn đầu tiên, trong khi các nước đã công nghiệp hoá như Mỹ, Tây Đức, và Anh đã lọt vào giai đoạn thứ 2, 3 và 4. Trong những ngày đầu tiên cải cách mở cửa, khu vực Châu Giang đã tận dụng mọi yếu tố lao động, đất đai cũng như các lợi thế về khung chính sách và đã thành công trong phát triển kinh tế. Sau 20 năm phát triển với tốc độ cao, giờ đây về cơ bản khu vực này đã hoàn thành bước chuyển tiếp từ “giai đoạn yếu tố dẫn đạo” sang “giai đoạn đầu tư dẫn đạo”. Với tư cách là kết quả của các thay đổi trong các môi trường kinh tế quốc tế và quốc nội, các yếu tố thuận lợi đã đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh của khu vực sông Châu Giang giờ đây đã suy tàn. Thực tế đó thể hiện rõ qua 4 lĩnh vực sau: i) Mức lương, một yếu tố quyết định của chi phí sản xuất đã tăng lên đáng kể; ii) Với chính sách ưu tiên mà vùng Châu Giang được hưởng trong những ngày đầu tiên mở cửa ra ngoài biên giới, lợi thế chính sách của vùng nay đã không còn nữa; iii) Xung lực từ chuyển giao kỹ thuật của các ngành công nghiệp Hồng Kông đã trở nên yếu đi. Một mặt, vì 80% các ngành công nghiệp cần nhiều lao động đã chuyển vào Lục địa, đặc biệt là vùng sông Châu Giang nên phạm vi chuyển giao thêm đang cạn kiệt. Mặt khác trong khi vùng Châu Giang có nhu cầu xây dựng các công nghiệp định hướng công nghệ và cần nhiều vốn thì Hồng Kông lại chịu chính sự thiếu hụt đó nên không có khả năng cung cấp cho vùng Châu Giang đầy đủ các nguồn lực công nghệ cần thiết; và iv) Do bởi các thay đổi mức cầu quốc nội tổng thể và sản lượng công nghiệp nội địa tăng nên thị phần của sản phẩm vùng sông Châu Giang ở toàn Trung Quốc đã co lại. Từ những năm 1990, nổi bật với sự phát triển và mở cửa của khu Phố Đông Thượng Hải, khu vực sông Dương Tử đã vượt lên nhanh chóng trong khuôn khổ sử dụng tư bản nước ngoài và phát triển kinh tế [Wang Jun 1997; 韓超.王成新.牛林林2011].
Cục Thống kê Quảng Đông đã đánh giá mức độ phát triển kinh tế toàn
diện của vùng sông Châu Giang so với vùng sông Dương Tử bằng cách sử dụng 9 chỉ
số: GDP/đầu người, mức tăng trưởng công nghiệp cấp ba (khu vực dịch vụ) theo tỷ
lệ phần trăm của GDP, hệ số hiệu quả đầu tư, tỷ lệ lao động trong khu vực nhà
nước và tập thể bao gồm các nhà khoa học và các kỹ sư hoạt động trong các lĩnh
vực khoa học và công nghệ, số lượng bằng phát minh sáng chế của những người làm
trong các khu vực nhà nước và tập thể, quỹ đầu tư cho nghiên cứu & triển khai
theo tỷ lệ phần trăm GDP, mức độ tin cậy của xuất khẩu, tỷ phần vốn nước ngoài
trong vốn đầu tư tài sản cố định, và tổng tuyến quốc tế mà người lao động thuộc
các doanh nghiệp nhà nước và tập thể lựa chọn thông qua “Năm Mạng” (CHINANET,
CHINAGBN, UNINET, CNCNET and CMNET). Giả sử một yếu tố là 100 đối với vùng Châu
Giang thì chỉ số tổng hợp phát triển kinh tế của vùng Dương Tử là 88.3 và 100.1
trong thời gian tương ứng 1995 và 2000 đã cho thấy rằng khoảng cách giữa vùng
sông Dương Tử và Châu Giang đã thu hẹp trong giai đoạn “Kế hoạch 5 năm lần Thứ
chín” với việc đánh mất các thế mạnh truyền thống của nó. Các phân tích khác
cũng cho thấy rằng vùng sông Dương Tử đang có vị thế tốt hơn sông Châu Giang về
công nghệ, thúc đẩy giáo dục và đổi mới văn hoá, cải thiện hình ảnh, năng lực
vươn xa của vùng, tính chất trung tâm kinh tế, cấu trúc công nghiệp và quy mô
doanh nghiệp và khả năng phát triển dịch vụ tài chính vùng. Vì vậy vùng sông
Châu Giang đang và sẽ phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng trong tương
lai phát triển của nó. Hiện nay rất cần phải hướng đến “giai đoạn đổi mới dẫn
đạo” và làm mới lại năng lực cạnh tranh của vùng Châu Giang [Xu Xueqiang 2003].
Sự chuyển đổi từ “giai đoạn đầu tư dẫn
đạo” sang “giai đoạn đổi mới dẫn đạo” khó khăn hơn nhiều so với từ “yếu tố dẫn
đạo” sang “đầu tư dẫn đạo”, vì trong khi nhu cầu đầu tư có thể được thoả mãn
bằng tiết kiệm ở trường hợp “đầu tư dẫn đạo” thì các nhu cầu về đổi mới lại
không được thoả mãn bằng đầu tư trong trường hợp “yếu tố dẫn đạo”. Đổi mới không
chỉ tuỳ thuộc vào tích luỹ các kinh nghiệm mà quan trọng hơn, còn tuỳ thuộc vào
cái đạt được, vào sự phát triển và vào việc ứng dụng các kiến thức mới. Tuy
nhiên các điều kiện này lại không có được tại vùng sông Châu Giang. Sự phát
triển và ứng dụng các tri thức mới đặc biệt khó để đạt được trong khi sức lao
động địa phương có trình độ thấp trong khi thu nhập cao đã tác động tới động
lực của phát triển.
Hiện thời khu vực sông Châu Giang
đang phải chịu nạn thiếu hụt ghê gớm về nguồn nhân lực chất lượng, là yếu tố
sống còn đối với sự chuyển đổi phương thức tăng trưởng. Trước hết, qui mô tổng
thể và chất lượng trung bình của các nguồn nhân lực vẫn còn thiếu. Như đã thể
hiện trong cuộc tổng điều tra dân số lần thứ năm, chỉ có 3,08 triệu người trong
khu vực sông Châu Giang (đại diện bởi tỉnh Quảng Đông) là có trình độ giáo dục
cấp III hoặc hơn, như vậy vẫn kém hơn một nửa nguồn nhân lực vùng Giang Tô,
Triết Giang và Thượng Hải. Cứ 100.000 dân ở vùng sông Châu Giang (tức Quảng
Đông) thì 3560 người học hết cấp III trở lên. Con số đó chỉ đứng hàng thứ 11 so
với cả nước, trong đó vùng Dương Tử là 4492 (chẳng hạn Giang Tô, Triết Giang và
Thượng Hải) và đứng trung bình so với cả nước, trong khi Quảng Đông là tỉnh
phát triển kinh tế số 1 của Trung Quốc. Thứ hai, vùng sông Châu Giang có quá ít
các cơ sở nghiên cứu xuất sắc có thể sử dụng được nguồn chất xám tại đó. Chỉ có
22 viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Viện Hàn lâm Công trình
Trung Quốc (trụ cột và tiên phong trong nghiên cứu khoa học và nghiên cứu ứng
dụng), trong khi đó khu vực sông Dương Tử đông hơn gấp 10 lần, và thậm chí chỉ
Đại học Thanh Hoa thôi đã có 37 viện sĩ Hàn lâm. Trong khuôn khổ của các đại
học chủ chốt là các cơ sở nghiên cứu hàn lâm theo tiêu chuẩn cao nhất cũng như
cơ sở đào tạo đối với các trung tâm nghiên cứu tài năng nhất Trung Quốc thì chỉ
có 4 viện ở vùng sông Châu Giang, ít hơn ¼ của vùng Dương Tử với 17 cơ sở. Cho
đến nay các học trình cấp quốc gia thì vùng sông Dương Tử có tổng thể 48 môn
học, trong khi đó ở vùng sông Châu Giang chỉ có 5 (ít hơn 1/9 của vùng sông
Dương Tử). Đặc biệt là vùng sông Dương Tử đưa ra 5 chuyên ngành nghiên cứu gắn
liền với công nghệ thông tin điện tử hiện đại chẳng hạn như công nghệ viễn
thông điện tử, công nghệ bán dẫn và phần mềm computer, trong khi đó vùng Châu
Giang chỉ đưa ra được một chuyên ngành, điều đó cho thấy một hố sâu ngăn cách
giữa hai vùng. Với một qui mô cơ sở nghiên cứu và phát triển tài năng hạng nhất
hạn chế, Quảng Đông sẽ mất đi khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế và tham gia
vào cạnh tranh ngày càng tăng trong giai đoạn Trung Quốc đã trở thành thành
viên của WTO. [Wang Jun 1997; 韓超.王成新.牛林林2011].
Gắn liền với phát triển kinh tế và đô
thị hoá, việc thải nước của cư dân đô thị và ba loại rác công nghiệp trong vùng
Châu Giang ngày càng tăng. Trong năm 2000, lượng nước sinh hoạt thải ra lên đến
3.335 tỷ tấn, hoặc 74.5% tổng lượng nước thải, nhưng chỉ có 26.84% lượng nước
thải của tỉnh được xử lý, thấp hơn mức trung bình quốc gia. Trong tỉnh, 75% các
đô thị không được xây dựng thiết bị xử lý nước thải, làm ô nhiễm và giảm sút
đáng kể chất lượng nước sông chảy qua các đô thị và giảm sút chất lượng nước
tại nhiều quận huyện. Tần số mưa acid tại vùng Châu Giang vẫn còn cao, với 17
đô thị trên cấp quận được phân loại là vùng cần kiểm soát mưa acid, chiếm
khoảng 63% tổng diện tích toàn tỉnh. Trong một số đô thị tình trạng ô nhiễm
không khí nghiêm trọng do khí thải của các loại ô tô, xe cơ giới, tình trạng
thải rác vô tội vạ và “ô nhiễm trắng” nhức nhối làm cho môi trường sống phải
gánh chịu rất nhiều rủi ro. Đất nông nghiệp bị chiếm dụng cho mục đích phi nông
nghiệp làm cho môi sinh bị huỷ hoại và sức đề kháng với các thảm hoạ thiên
nhiên giảm sút đáng kể. Trong giai đoạn 1980 – 1993, khoảng 4.16 mẫu đất nông
nghiệp và gần 2 triệu mẫu rừng đã bị mất. Khả năng tự điều chỉnh của môi trường
đã bị suy giảm và môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất
lượng. Sự điều phối giữa hạ tầng cơ sở địa phương và sự phát triển đô thị vẫn
còn rất thiếu hụt trong khi sự phát triển của rất nhiều loại hình giao thông đã
không được đồng bộ hoá. Các trạm và cơ sở điện năng không thích hợp với các nhà
máy điện lớn và năng lượng sạch chỉ đáp ứng được khoảng 46%, thậm chí còn ít
hơn. Hiệu quả thấp và ô nhiễm đã rất rõ tại vùng Châu Giang. Vì giá đất và lao
động tăng nên phí tổn vốn cho cơ sở hạ tầng leo thang và ngăn cản việc phát
triển hạ tầng một cách hiệu quả [Xu Xueqiang 2003].
Các thị trấn có khuynh hướng mở rộng
theo phương thức không có kiểm soát, các đô thị không phân biệt chức năng, các
đô thị trung tâm không có những lợi thế nổi bật và cấu trúc không gian không
được điều phối. Các đô thị không hiện địa hoá, không quốc tế hoá với các chức
năng tập thể và phân phối vẫn hình thành trong khi tình trạng “phân cực hoá” và
“lan toả” của các chùm đô thị lại không đủ. Việc phân vùng hành chính hạn chế
sự phát triển của một số đô thị. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày
càng mở rộng. Gỉa sử tác động của yếu tố = 1 đối với các cư dân nông thôn thì
khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị mở rộng từ 1,72: 1 năm 1980 đã
lên đến 2,67: 1 và khoảng cách tiêu dùng từ 2,18:1 đến 3,03:1. Các khác biệt
vùng cũng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ thu nhập khả dụng (đã trừ thuế) trên
đầungười giữa vùng Châu Giang và các thị trấn vùng núi tăng từ 1,14:1 năm 1980
lên đến 1,74:1 với sự khác biệt giữa các cư dân nông thôn thuộc hai nơi trong
thu nhập dòng trên đầu người tăng từ 1,43:1 lên đến 1,57:1. Vào năm 2000 , thu
nhập khả dụng trên đầu người ở Thâm Quyến hơn gấp 4 lần so với Liên Giang. Vấn
đề phân phối không công bằng đang ngày càng trở nên trầm trọng. [Wang
Jun 1997; Xu Xueqiang 2002; 張旭亮2009].
Phát triển bền vững là một khái niệm phát triển mới tìm cách “thoả
mãn các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn các
nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Điều đó không chí có nghĩa là môi trường tốt
hơn, mà còn có nghĩa là tăng tính cạnh tranh, việc sử dụng bền vững các nguồn
tự nhiên, công bằng xã hội và mức độ tham gia của người dân. Hiện nay mối quan
tâm chủ yếu của chính phủ là kiểm soát sinh đẻ và bảo tồn các nguồn và môi
trường. Việc điều phối phát triển vùng đã được xây dựng thành chiến lược và vấn
đề quan tâm chăm sóc những người chịu thiệt thòi được xã hộichú ý hơn, đã cho
thấy rằng cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm cải thiện và hoàn chỉnh khái niệm phát
triển bền vững. Trong khi đó thái độ của các doanh nghiệp đối với các vấn đề
môi trường vẫn rất thụ động và mức độ tham gia thấp. Vai trò của các cơ quan
bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế cho thấy cần phải cố gắng hơn nhiều nhằm hoàn
thiện khái niệm phát triển bền vững.
Vùng kinh tế Châu Giang sử dụng các chỉ số dưới đây để đánh giá
phát triển bền vững: i) Các mục tiêu kinh
doanh của xí nghiệp: Đánh giá tầm
quan trọng của mục tiêu: tối đa hoá giá trị sản lượng; tối đa hoá lợi nhuận,
thực hiện trách nhiệm xã hội, theo cấp độ: quan trọng nhất, quan trọng, ít quan
trọng; ii) Nhận thức của Ban quản lý xí
nghiệp về môi trường: ô
nhiễm môi trường gắn liền với tăng trưởng kinh tế; cần phải có khoản bồi thường
tài chính khi để xảy ra ô nhiễm môi trường; tăng trưởng kinh tế phải được đặt
trong khuôn khổ ngăn chặn ô nhiễm môi trường; tăng trưởng kinh tế phải đạt được
mà không gây ô nhiễm môi trường; iii) Mức độ thiện chí đối với các chi phí bảo vệ
môi trường: thiện chí
hết mức; thiện chí tối thiểu; không thiện chí; iv) Vai trò của các bộ phận bảo vệ
môi trường trong các xí nghiệp: thanh tra và tư vấn về các biện pháp bảo vệ môi trường; đảm
trách các khoản chi phí bảo vệ môi trường; tham gia xây dựng các kế hoạch dài
hạn; tổ chức các hoạt động công cộng; quyết định ngân sách bảo vệ môi trường;
giáo dục môi trường cho các nhân viên; phát triển các sản phẩm và công nghệ
mới; các vấn đề khác; v) Các phương pháp bảo vệ môi trường: phát triển công nghệ; nguyên vật
liệu; sản xuất; thải bỏ phế thải; phân phối; giai đoạn khác; vi) Năm
thành lập các đơn vị bảo vệ môi trường trong xí nghiệp: Nghiên cứu các vấn đề tính bền vững
tại vùng Châu Giang: trước 1981; 1980-85; 1986-90; 1991-95; sau 1995; vi) Số
nhân viên của các đơn vị bảo vệ môi trường: ít hơn 5 người; 6-10 người; nhiều hơn 10 người. [Wang Jun 1997; Xu
Xueqiang 2002; 張旭亮2009].
Lãnh đạo Quảng Đông đã đề xuất chiến lược phát triển cho thế kỷ:
trong đó có ba chiến lược chủ yếu cần thực hiện, đó là hướng ngoại dẫn đao,
định hướng công nghệ và phát triển bền vững; tạo ra và thúc đẩy 4 lợi thế, đó
là khuôn khổ chính sách, các ngành công nghiệp, mở cửa và công nghệ; và dẫn đầu
trong hiện đại hoá một cách cơ bản. Chính sách phát triển đã được điều chỉnh về
cơ bản. Dựa trên kế hoạch chiến lược của tỉnh Quảng Đông nhằm đạt được cấp độ
hiện đại hoá cơ bản trong vòng 20 năm và chiến lược phát triển bền vững của
tỉnh, người ta đã xây dựng “Kế hoạch Phát triển hiện đại hoá Vùng kinh tế Châu
Giang (1996-2010)”. Kế hoach này đã xem xét một cách hệ thống và xác định các
vấn đề về môi trường, hạ tầng cơ sở, phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị và
phát triển xã hội của Vùng kinh tế Châu Giang với sự hợp tác toàn diện của các
quận huyện, đô thị trong vùng. Kế hoạch cũng đã khuyến nghị các chính sách và
biện pháp hiện đại hoá Vùng kinh tế Châu Giang [韓超.王成新.牛林林2011].
Chiến
lược nguồn nhân lực, lợi thế trong công nghệ: Thành
lập một hệ thống bồi dưỡng nhân tài sáng tạo để tạo điều kiện thúc đẩy phát
triển công nghệ thông tin ở Quảng Đông. Tăng cường cải cách hệ thống công nghệ;
các xí nghiệp đóng vai trò chính trong đổi mới công nghệ và các cơ sở nghiên
cứu khoa học sẽ phát triển gắn liền với thị trường kinh tế; xây dựng và phát
triển thị trường thương mại công nghệ. Phát triển ba trụ cột công nghiệp bao
gồm công nghiệp viễn thông điện tử, công trình điện tử và công nghiệp hoá
dầu. Thông qua việc ứng dụng công nghệ
mới, ba ngành công nghiệp trụ cột truyền thống gồm dệt may, thực phẩm - đồ giải
khát và vật liệu xây dựng sẽ được củng cố và phát triển. Các khoản thu thuế,
đất đai, v.v...sẽ được sử dụng để tài trợ cho các xí nghiệp công nghệ cao. Sẽ
thúc đẩy phát triển năng động 6 công nghệ tiên tiến cơ bản và các ngành công
nghiệp thích hợp khác, bao gồm công nghệ viễn thông điện tử, công nghệ sinh
học, vật liệu mới, tích hợp quang-cơ-điện tử, bảo tồn các nguồn năng lượng và
môi trường, và khai thác các nguồn lợi biển. Ứng dụng công nghệ tiên tiến mới
để hiện đại hoá và củng cố các ngành công nghiệp truyền thống, công nghiệp
trong nông nghiệp và công nghiệp dịch vụ. Cung cấp phương tiện thiết bị cho các
khu phát triển công nghệ cao và các khu phát triển công nghệ của vùng kinh tế
Châu Giang. Trợ giúp cho việc phát triển công nghiệp phần mềm [Wang Jun 1997].
Hoàn thiện chính sách, khai thác lợi thế chính sách:
Thực hiện chiến lược “Đại thương trường”
để thúc đẩy các xí nghiệp tư nhân, dân doanh nhằm tận dụng đầu tư nước ngoài và
liên kết thương mại xuất nhập khẩu, kết hợp với việc cải thiện các chính sách
thuế và tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn
cho kinh doanh xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tích cực
hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến và nỗ lực thực hiện việc phát triển
thương mại xử lý ngoài khơi. Các khoản thu thuế gia tăng sẽ được tài trợ cho
các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cam kết chắc chắn vào đổi mới công nghệ
[Wang Jun 1997].
Hỗ trợ dân doanh và phát triển các lợi thế mới: Đối
với các xí nghiệp tư nhân, các hạn chế về phạm vi kinh doanh và các yêu cầu bắt
buộc sẽ được dỡ bỏ nhằm tạo ra một sân chơi mới, trợ giúp một cách hiệu quả và
bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho các xí nghiệp tư nhân. Các xí nghiệp công
nghệ tư nhân cũng được hưởng những quyền lợi và vị thế ngang bằng với các xí
nghiệp nhà nước. Thực hiện chiến lược “Đại thương trường” nhằm đảm bảo cạnh
tranh công bằng cho các xí nghiệp tư nhân cam ngoại thương. Các xí nghiệp tư
nhân được phép hợp nhất với các xí nghiệp tập thể hoặc các xí nghiệp do nhà
nước sở hữu trong phát triển ngoại thương [Wang Jun 1997].
Tăng cường sinh thái, cảnh quan đô thị, cải thiện
môi trường: Tiến hành phân vùng bảo vệ nông nghiệp
và cấp phép sử dụng các khu đất vô chủ vào mục đích bảo vệ cho các mục đích
nông nghiệp. Việc quản lý bảo tồn môi trường sẽ được gắn kết chặt chẽ với tất
cả các dự án xây dựng. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nước và không khí. Kiểm
soát chặt chẽ việc nhập khẩu các đồ phế thải. Xây dựng các chức năng môi trường
cho các thuỷ vực ven biển. Thiết lập các vùng bảo tồn môi trường; phát triển
các vùng núi theo chế độ bảo tồn môi trường một cách nghiêm nhặt. Xây dựng “Kế
hoạch phát triển môi trường sinh thái tỉnh Quảng Đông”. Thành phố Quảng Châu đã
đưa ra các ơu tiên cao nhằm giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông với hơn 60
tỷ nhân dân tệ dành cho phát triển đô thị trong vòng 4 năm liên tục tính từ năm
1998. Bốn nhóm bao gồm 65 dự án đô thị chủ yếu trên đã được xúc tiến nhằm cải
thiện cấu trúc của thành phố. Các nhóm này bao gồm gia cố sông Châu Giang, cải
thiện đường thuỷ, cải tạo hệ thống chiếu sáng, nạo vét dòng chảy, chỉnh trang
mặt tiền và mái các khu nhà và phát triển cây xanh [Xu
Xueqiang 2003].
Chăm sóc những người chịu thiệt thòi và an sinh xã
hội: Việc thực hiện hệ thống an sinh xã hội
sẽ được đẩy mạnh theo quan điểm đảm bảo cuộc sống cho các công nhân viên thuộc
các xí nghiệp nhà nước bị mất việc làm. Mở rộng chế độ hưu trí và bảo trợ thất
nghiệp. Cuối năm 2001 số công nhân viên hưu trí của Quảng Đông là 10.651.500
người trong khi số công nhân viên nằm ngoài diện chính sách bảo trợ thất nghiệp
lên đến 8,19 triệu người. Vì thuế thu nhập, lương và thuế lương do các cá nhân
khai báo được sử dụng làm cơ sở cho việc tính các khoản phí bảo trợ xã hội nên
việc quản lý hệ thống này đã được cải thiện nhiều. Việc cải cách chế độ bảo hiểm
y tế cho cán bộ công nhân viên ở các đô thị đã cho thấy những tiến bộ đáng kể.
Trong 21 đô thị trên cấp huyện đã thực hiện cải cách thì có đến 5.299.200 cán
bộ công nhân viên nằm trong diện bảo trợ. Thông qua việc thành lập hệ thống
việc làm định hướng thị trường và một khung chính sách tái tuyển dụng người,
thị trường lao động Quảng Đông đã trở nên bền vững. Vào cuối 2001 số người thất
nghiệp là 345500, chiếm tỷ lệ 2.9%, dưới mức trần 3% mà chính quyền tỉnh đã đề
ra [Xu Xueqiang 2003]. Tăng
cường tái phân phối của cải đến các vùng núi và các vùng nghèo khó ở phía bắc
Quảng Đông nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo trong tỉnh [張旭亮2009].
Đẩy mạnh hợp tác, các lợi thế vùng, củng cố cạnh
tranh vùng: Vị trí tương lai của Quảng Đông trong cạnh tranh kinh tế quốc tế
và địa phương tuỳ thuộc phần lớn vào ba nhân tố sau: sức mạnh kinh tế tổng thể
của nhóm đô thị trung tâm ở Vùng Châu Giang; Phân bố hợp lý các ngành công
nghiệp trong nhóm đô thị; và tích hợp kinh tế của nhóm đô thị với Quảng Đông,
Hồng Kông và Ma Cao. Năm 1998 Hội nghị chung Hợp tác Hồng Kông - Quảng Đông đã
được tổ chức. Sau đó 5 cuộc họp đã được tiến hành nhằm thảo luận về các vấn đề
du lịch, hợp tác biên giới, phát triển Nam Sa, điều phối các sân bay, bảo vệ
môi trường, chất lượng nước Đông Giang và mối liên kết các mạng thông tin chính
phủ. Năm 2001, một nhóm liên lạc hợp tác giữa Quảng Đông và Macao đã được thành
lập, theo đó diễn đàn công dân Quảng Đông và Macao về kinh tế đã được tổ chức
vào ngày 7 tháng 11 năm 2001 nhằm thảo luận những vấn đề nhậy cảm và nóng bỏng
nhất trong lĩnh vực hợp tác [張旭亮2009].
Toàn bộ các sáng kiến chính sách này đã
giúp đỡ cho việc tăng cường khả năng của Vùng Châu Giang và tỉnh Quảng Đông
nhằm theo đuổi phát triển bền vững. Đó là: i) Phát triển kinh tế mạnh hơn nữa: cả GDP Quảng Đông và cán cân tiền
gửi giữa đô thị và nông thôn đã vượt 1000 tỷ nhân dân tệ; ii) Tiến bộ mới trong chính sách mở cửa: năm
2001, đầu tư nước ngoài sử dụng ở Quảng Đông đạt 12,97 tỷ USD và xuất khẩu
thương mại nước ngaòi là 95,42 tỷ USD bằng ¼ và 1/3 các con số của cả nước. Một
nửa trong số 500 xí nghiệp hàng đầu thế giới đã đầu tư vào Quảng Đông; iii) Nhanh
chóng phát triển các công nghệ tiên tiến: Năm 2001 các sản phẩm công
nghệ cao sản xuất tạivùng Châu Giang có giá trị tương đương 325,5 tỷ nhân dân
tệ và giá trị sản phẩm công nghệ gia công điện tử và viễn thông đạt trên 30%
sản lượng quốc gia. Xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt 130 tỷ nhân dân tệ,
hoặc 40% xuất khẩu quốc gia. Vùng Châu Giang là quê hương của các ngành công
nghiệp công nghệ cao với giá trị sản lượng lớn nhất trong cả nước; iv) Củng
cố sức mạnh công nghệ: năm 2001 tỷ lệ đóng góp của công nghệ tiên
tiến đạt 45%. Các xí nghiệp đã bắt đầu trở thành thành tố của công nghệ tiên
tiến và là cơ sở cho việc nuôi dưỡng các tài năng hàng đầu về công nghệ. Vùng
kinh tế Châu Giang xếp thứ 5 và thứ 6 quốc gia về số người có học vị tiến sĩ và
các ngành học tương ứng. Trong 5 năm qua vùng Châu Giang đã thu hút được 5768
chuyên gia và sinh viên nước ngoài và 141000 nhà chuyên môn và kỹ thuật viên
của các tỉnh khác đến làm việc và học tập tại đây. Sức mạnh công nghệ toàn diện
của Quảng Đông chỉ đứng sau Thượng Hải và Bắc Kinh, xếp vào hàng thứ ba trong
cả nước trong ba năm liền [Xu Xueqiang 2003]; v) Củng cố các chức năng của các
đô thị trung tâm: Thâm Quyến đã trở thành một trong 500 khu vực bảo
vệ môi trường tốt nhất thế giới. Sau giai đoạn “chuyển tiếp chừng mực” của
thành phố Quảng Châu, các chức năng của các đô thị trung tâm đã được củng cố và
Vùng kinh tế Châu Giang đã được đưa vào danh sách cuối cùng được trao Giải quốc
tế Dubai về việc Thực hiện Cải thiện Môi trường tốt nhất; vi) Đẩy
nhanh tốc độ hiện đại hoá: theo các tính toán thì Vùng kinh tế Châu
Giang được 87.7 điểm trong đánh giá toàn diện về phát triển bền vững vào năm
2000. Gìơ đây vùng này đang hướng tới cái đích hiện địa hoá (với số điểm là
100). Từ giữa những năm 1990 trở đi, do những thay đổi của các điều kiện trong
nước và quốc tế, và vì tái cấu trúc kinh tế, Vùng Châu Giang đã phải đối mặt
với hàng loạt thách thức trong phát triển bền vững, nhưng qua quá trình phát
triển và củng cố các lợi thế của nó trong khuôn khổ chính sách, các ngành công
nghiệp, mở cửa và phát triển công nghệ nên nền kinh tế của Vùng đã có khả năng
phát triển vượt lên nhiều khó khăn để đạt được những thành tựu to lớn. Để tăng
cường hơn nữa năng lực phát triển bền vững của Vùng Kinh tế Châu Giang, Đại hội
Tỉnh Đảng bộ Quảng Đông lần thứ 9 đã đề xuất hiện đại hoá trở thành mục tiêu
tổng thể, tính cạnh tranh của nó trong thương trường quốc tế sẽ được củng cố.
Bốn chiến lược phát triển chủ yếu là hướng ngoại dẫn đạo, định hướng công nghệ,
phát triển bền vững, điều phối theo vùng, cũng như củng cố và phát triển 5 lợi
thế: mở cửa, phát triển các ngành công nghiệp, phát triển công nghệ, khuôn khổ
chính sách, và phát triển môi trường sẽ được tận dụng triệt để nhằm đưa Quảng
Đông trở thành một tỉnh kinh tế vững mạnh [Wang Jun 1997; Xu Xueqiang 2002; 張旭亮2009].
Các kinh nghiệm phát triển Châu Giang bao gồm: i) khai thác ứng dụng các lý thuyết phát triển vùng của các học giả phương Tây, đặc biệt là lý thuyết phát triển vùng bất bình đẳng và mô hình lan toả tăng trưởng của Hirschman, lý thuyết cực tăng trưởng của F. Perroux và lý thuyết trung tâm tăng trưởng theo mô hình trung tâm - ngoại vi của Friedmann; ii) không ngừng điều chỉnh chiến lược phát triển vùng, cho dù sự điều chỉnh đó làm cho Trung Quốc phải trả những cái giá bất ổn kinh tế - xã hội lớn, điều đó thể hiện rõ nhất trong chiến lược phát triển vùng của Đặng Tiểu Bình; iii) chấp nhận bất bình đẳng kinh tế trong ưu tiên phát triển vùng và ra sức điều hoà các mâu thuẫn nảy sinh từ bất bình đẳng đó bằng các chiến lược xã hội, mà hai trong số đó là phát động các chiến dịch khuyếch trương một nền văn minh tinh thần TQ và một xã hội tiểu khang, hứa hẹn làm cho mọi người cùng giàu, theo thứ tự người giàu trước, người giàu sau của giới lãnh đạo Trung Quốc. iv) và cuối cùng là bài học về việc TQ hiện đang ra sức điều chỉnh phương thức phát triển vùng bất bình đẳng để quay trở về phát triển miền Tây, các vùng biên giới xa xôi, và đặc biệt là miền Nam (trường hợp vùng kinh tế Châu Giang) nhằm kết hợp với một chiến lược phát triển vùng mới xuyên biên giới quốc gia [World Bank 2003; 許學強,程玉鴻2006; 呂姍,林愛文2010].
Các kinh nghiệm phát triển Châu Giang bao gồm: i) khai thác ứng dụng các lý thuyết phát triển vùng của các học giả phương Tây, đặc biệt là lý thuyết phát triển vùng bất bình đẳng và mô hình lan toả tăng trưởng của Hirschman, lý thuyết cực tăng trưởng của F. Perroux và lý thuyết trung tâm tăng trưởng theo mô hình trung tâm - ngoại vi của Friedmann; ii) không ngừng điều chỉnh chiến lược phát triển vùng, cho dù sự điều chỉnh đó làm cho Trung Quốc phải trả những cái giá bất ổn kinh tế - xã hội lớn, điều đó thể hiện rõ nhất trong chiến lược phát triển vùng của Đặng Tiểu Bình; iii) chấp nhận bất bình đẳng kinh tế trong ưu tiên phát triển vùng và ra sức điều hoà các mâu thuẫn nảy sinh từ bất bình đẳng đó bằng các chiến lược xã hội, mà hai trong số đó là phát động các chiến dịch khuyếch trương một nền văn minh tinh thần TQ và một xã hội tiểu khang, hứa hẹn làm cho mọi người cùng giàu, theo thứ tự người giàu trước, người giàu sau của giới lãnh đạo Trung Quốc. iv) và cuối cùng là bài học về việc TQ hiện đang ra sức điều chỉnh phương thức phát triển vùng bất bình đẳng để quay trở về phát triển miền Tây, các vùng biên giới xa xôi, và đặc biệt là miền Nam (trường hợp vùng kinh tế Châu Giang) nhằm kết hợp với một chiến lược phát triển vùng mới xuyên biên giới quốc gia [World Bank 2003; 許學強,程玉鴻2006; 呂姍,林愛文2010].
______________________________________
Tài
liệu tham khảo
許學強,程玉鴻2006,珠江三角洲城市群的城市競爭力時空演變;1.中山大學城市與區域研究中心,廣東,廣州;2.暨南大學經濟學院,廣東,廣州. 地理科學, 2006,
26 (3).
Hứa Học Cường, Trình Ngọc Hồng 2006. Châu Giang tam giác châu thành thị quần đích thành thị cạnh tranh
lựcthì không diễn biến. Trung Sơn Đại học Thành thị dữ Khu vực
Nghiên cứu Trung tâm, Quảng Đông, Quảng Châu; 2. Tế Nam Đại học
Kinh tể Học viện, Quảng Đông, Quảng Châu. Địa lý Khoa học, 2006, 26 (3).
呂姍,林愛文2010.田密武漢城市圈城市競爭力測度與評價[期刊論文]國土與自然資源研究.
Lữ Sơn, Lâm Ái Văn 2010. Điền Mật Vũ Hán thành thị quyển
thành thị cạnh tranh lực trắc độ dữ bình giá [Kì san Luận văn] quốc thổ dữ
tự nhiên tư nguyên nghiên cứu.
張旭亮2009.浙中城市群城市綜合競爭力評價研究[期刊論文]-科技管理研究2009(11).
Trương Húc Lượng 2009. Chiết Trung thành thị quần thành thị tống hợp cạnh tranh lực bình giá nghiên cứu [Kì san Luận văn] - Khoa kĩ Quản lí Nghiên cứu 2009 (11).
韓超.王成新.牛林林2011.山東省城市綜合競爭力的時空演變研究[期刊論文]聊城大學學報:自然科學版2011(2).
Hàn Siêu, Vương Thành Tân, Ngưu Lâm Lâm 2011. Sơn Đông tỉnh thành thị tống hợp cạnh tranh lực đích thì không diễn biến nghiên cứu [Kì san Luận văn] Liêu Thành Đại học học báo: Tự nhiên Khoa học bản2011 (2).
Xu Xueqiang 2002. Study on the Sustainable Development of the Pearl River Delta Region. City and Region Research Centre Zhongshan University.
Wang Jun 1997. Competitive Advantages and Strategies of the Pearl River Delta in the New Era (translation), Social Science of Guangdong, 1997, Vol. 1.
World Bank 2003. China: Promoting Growth with Equity. Report No. 24169-CHA, September 3, Washington, D.C.
Trương Húc Lượng 2009. Chiết Trung thành thị quần thành thị tống hợp cạnh tranh lực bình giá nghiên cứu [Kì san Luận văn] - Khoa kĩ Quản lí Nghiên cứu 2009 (11).
韓超.王成新.牛林林2011.山東省城市綜合競爭力的時空演變研究[期刊論文]聊城大學學報:自然科學版2011(2).
Hàn Siêu, Vương Thành Tân, Ngưu Lâm Lâm 2011. Sơn Đông tỉnh thành thị tống hợp cạnh tranh lực đích thì không diễn biến nghiên cứu [Kì san Luận văn] Liêu Thành Đại học học báo: Tự nhiên Khoa học bản2011 (2).
Xu Xueqiang 2002. Study on the Sustainable Development of the Pearl River Delta Region. City and Region Research Centre Zhongshan University.
Wang Jun 1997. Competitive Advantages and Strategies of the Pearl River Delta in the New Era (translation), Social Science of Guangdong, 1997, Vol. 1.
World Bank 2003. China: Promoting Growth with Equity. Report No. 24169-CHA, September 3, Washington, D.C.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét