Powered By Blogger

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

Nghệ thuật trên đá như một nguồn sử liệu thời tiền sử (I)

Hamdi Abbas Ahmed Abd-El-Moniem

Người dịch: Hà Hữu Nga

Tóm tắt

[Tr.11] Không ít người có thể tin rằng lịch sử nhân loại chỉ bắt đầu từ sự xuất hiện của chữ viết cách đây vài nghìn năm (x. 4000-3000 BCE). Tuy nhiên, lịch sử của chúng ta đã kéo dài hơn thời điểm đó hàng triệu năm. Thực sự thì lịch sử nhân loại có cội rễ sâu xa trong quá khứ xa xôi được gọi là ‘thời tiền sử’. Vì không có bất kỳ hình thức chữ viết nào, nên thời kỳ “tiền sử” ấy có thể được xem xét trực tiếp chỉ bằng cách dựa vào việc nghiên cứu các di tích khảo cổ học. Mục đích của bài viết này là giới thiệu nghệ thuật trên đá đến người đọc và cho thấy vai trò quan trọng của loại tài liệu khảo cổ này trong việc nghiên cứu lịch sử nhân loại trước khi xuất hiện các ghi chép bằng văn bản. Do đó, công trình này được chia thành ba phần chính: phần đầu tiên đề cập đến định nghĩa về nghệ thuật trên đá và thực chất của nó; phần thứ hai được dành để chỉ ra tầm quan trọng của khía cạnh văn hóa vật chất trong việc khám phá một thời kỳ dài và đầy bí ẩn trong lịch sử ban sơ của con người, được đặc trưng bởi sự vắng mặt hoàn toàn của các ghi chép hoặc tài liệu lịch sử; phần thứ ba và phần cuối cùng, là phần quan trọng và không thể thiếu của công trình này, bao gồm những diễn giải hình ảnh nhằm thúc đẩy sự hiểu biết về nghệ thuật trên đá thời tiền sử như một nguồn thông tin cần thiết để viết lịch sử thời tiền sử.

1. Nghệ thuật Trên đá: Định nghĩa và Bản chất

1.1 Vài lưu ý chính yếu

Nhân tiện, cần phải nói rõ rằng loại tài liệu khảo cổ này đã được biết đến và nghiên cứu dưới nhiều tên gọi khác nhau như: nghệ thuật trên đá, nham bích nghệ, nghệ thuật tĩnh tại, nghệ thuật bất dịch chuyển, nghệ thuật bất động, nghệ thuật vách đá, nghệ thuật tranh tường, nghệ thuật trên tường, nghệ thuật hang động, nghệ thuật hang động đá cổ, nghệ thuật đá tiền sử, nghệ thuật tối cổ, nghệ thuật khảo cổ, nghệ thuật đá biểu tượng, văn bản hình vẽ, hình ảnh đá, bản vẽ đá, biểu diễn nghệ thuật trên đá, mô tả nghệ thuật trên đá, hình tượng trên đá, hình ảnh đá, dấu vết trên đá, chạm khắc trên đá, tranh trên đá, tranh tường, bích họa đá, khắc trên đá, khắc vạch trên đá, hình khắc trên đá, vết vạch trên đá, tranh khắc đá, bản vẽ chữ tượng hình, chữ tượng hình, tượng hình học, bản khắc đá, tranh vẽ hoặc hình ảnh nghệ thuật đá, hình ảnh đá, chữ khắc trên đá, tác phẩm điêu khắc trên đá, hồ sơ đá, tác phẩm điêu khắc;1 purakala2 ; ppefology hoặc pefology (với một chữ ‘p’ để dễ dàng và thuận tiện).3

1.2 Định nghĩa nghệ thuật trên đá

Khi nói đến thuật ngữ “nghệ thuật trên đá”, từ ‘đá’ dùng để chỉ một khối vật liệu đá lớn bê tông tự nhiên; một hòn đá lớn bất động; còn có cả những mảnh vỡ của những khối vật liệu như vậy.4 Dựa trên cách chúng được hình thành, đá có thể được chia thành ba loại: đá lửa, đá trầm tích và đá biến chất.5 Theo Từ điển Quốc tế Mới về Ngôn ngữ tiếng Anh của Webster, từ art nghệ thuật có nguồn gốc tiếng Latin ars, có nghĩa là kỹ năng, sự khéo léo hoặc khả năng thực hiện một số hành động nhất định, có được nhờ kinh nghiệm, nghiên cứu hoặc quan sát; sở trường.6 Do đó, thuật ngữ “nghệ thuật trên đá” chỉ đơn giản đề cập đến “bất cứ thứ gì được vẽ, sơn, chạm khắc hoặc rạch trên đá”.7 Những nét vẽ, tranh vẽ, chạm khắc hoặc khắc vạch này được thực hiện trong các hang động và nơi trú ẩn bằng đá hoặc trên các tảng đá và trên các vách đá. Trong hầu hết các nghiên cứu gần đây, nghệ thuật trên đá được nhắc đến để chỉ “những dấu vết do con người tạo ra trên bề mặt đá tự nhiên, không thể di chuyển được; phổ biến hơn là những thứ được thực hiện trên đá và được gọi là văn tự tượng hình - bao gồm các bức tranh, bản vẽ, vết bôi, vạch màu, bản in, họa tiết sáp ong - hoặc được cắt vào đá và gọi là tranh khắc đá - chạm khắc, rạch, mổ, khoét lỗ, mang tính biểu tượng mài, khắc, v.v.”.8 Điều này cũng có thể trùng khớp với định nghĩa của Hirst: “Nghệ thuật trên đá là thuật ngữ chung được sử dụng cho các hình thức biểu đạt nghệ thuật khác nhau của con người và tổ tiên trực tiếp của họ bằng cách rạch, khắc, vẽ, mổ hoặc các hình thức thể chất khác làm thay đổi bề mặt của các mỏm đá hoặc các vách hang động, hoặc đơn giản bằng cách di chuyển hoặc xếp đá lên cảnh quan để tạo thành một thiết kế hoặc mô thức nào đó.”

“Các tập hợp nghệ thuật trên đá bao gồm tranh khắc đá, chữ tượng hình, các tác phẩm địa họa và các hình xếp đá”.9 Do đó, nghệ thuật trên đá có thể được coi là bất kỳ dấu hiệu nhân tạo nào được con người cố ý tạo ra trên bề mặt đá (ví dụ: tranh tường hang động và nơi trú ẩn bằng đá, vách đá và các tảng đá lăn lớn) bằng kỹ thuật trừ (chạm khắc, đẽo bớt) hoặc bằng kỹ thuật cộng (sơn và/hoặc vẽ thêm vào). Nói cách khác, thuật ngữ ‘nghệ thuật trên đá’ biểu thị bất kỳ sự sửa đổi có chủ ý nào của con người đối với bề mặt đá bằng cách sử dụng các kỹ thuật trừ và/hoặc cộng. Tóm lại, thuật ngữ này chỉ tất cả các loại hình nghệ thuật (chạm khắc, đồ họa, hội họa) được thực hiện bởi con người trên bề mặt đá. Do đó, “nghệ thuật trên đá” có thể được định nghĩa đơn giản là những hình ảnh nhân tạo được chạm khắc, vẽ hoặc sơn trên bề mặt đá tự nhiên bất động. Từ những điều trên và như chúng ta sẽ thấy bên dưới, “nghệ thuật trên đá” là một thuật ngữ chung để chỉ các bản khắc (hình khắc trên đá), hội họa và đồ họa (tượng hình) hoặc sự kết hợp của cả hai (bản khắc đá hoặc văn tượng hình) được thực hiện trên mặt hoặc bề mặt đá. Tuy nhiên, thuật ngữ “nghệ thuật trên đá” ở châu Âu được sử dụng thường xuyên hơn hơn là thuật ngữ “tranh đá” ở Bắc Mỹ.10

Ngoài những gì đã được đề cập, điều quan trọng là phải chỉ ra hai loại định nghĩa khác về nghệ thuật trên đá: [tr.13] mang tính mô tả và mang tính phân tích. Một mặt, các định nghĩa mô tả về nghệ thuật trên đá hệ thống hóa trình tự thời gian khả thể của sự phát triển phong cách. Mặt khác, các định nghĩa phân tích về nghệ thuật trên đá lại tương thích với thông tin từ các nguồn dân tộc học hoặc nhận thức emic của người trong cuộc. Do đó, các định nghĩa công tác phải mô tả nghệ thuật trên đá là “một phần của hệ thống giao tiếp thị giác của một nền văn hóa được vẽ và chạm khắc trên bề mặt đá”. Hệ thống sẽ bao gồm một ‘vựng tập’ các yếu tố cụ thể đối với nền văn hóa cụ thể, có những mối quan hệ tương đồng với bối cảnh nhất định và thể hiện các nguyên tắc tổ chức vận hành chỉ ra cấu trúc nhận thức”.11 Do đó, nghệ thuật trên đá, như Fossati và những người khác nhấn mạnh, là “hình thức giao tiếp trực quan phi khẩu ngữ, giống như ngôn ngữ nói, bao gồm các hình tượng và biểu tượng của văn hóa. Do đó, cái cách thức mà các hiện tượng tự nhiên định hình thành một mã nghệ thuật khác nhau là tùy vào từng nền văn hóa”.12 Hassan cũng coi loại hình nghệ thuật này là “một hệ thống ký hiệu với cấu trúc cú pháp, nội dung biểu tượng/ngữ nghĩa và hàm ý thực dụng. Việc lựa chọn hình ảnh, cách sắp xếp không gian và phương thức trình bày cũng như mối quan hệ giữa các biểu tượng được điều chỉnh bởi một tập hợp các khái niệm”.13

1.3 Bản chất của nghệ thuật trên đá

Sau khi đã chỉ ra định nghĩa về nghệ thuật trên đá, tiếp theo chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về bản chất của nó. Nelson mô tả bản chất của loại hình nghệ thuật này xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu với sự xuất hiện của cái gọi là người Cro-Magnon. Theo mô tả của ông, “Nghệ thuật tĩnh đơn giản có nghĩa là những hình ảnh đại diện về con người và động vật được vẽ, khắc hoặc điêu khắc trên các vách hang động hoặc vách đá và do đó được cố định vĩnh viễn. Thuộc nhóm này cũng có một vài ví dụ về tạo hình bằng đất sét, bất động tương tự và do đó, giống như các tác phẩm tranh tường, theo một nghĩa nào đó là tài sản công cộng để mọi người xem”.14 Đến thời điểm này, người đọc hẳn đã nhận thấy rằng nghệ thuật trên đá rơi vào hai loại chính: tranh vẽ hoặc văn tượng hình và bản khắc hoặc tranh khắc đá. Ngoài hai loại này, bộ phận thứ ba cũng được xác định là geoglyphs địa họa.

1.3.1 Tranh đá hoặc tượng hình

Tượng hình (pictograph) đề cập đến bất kỳ dấu hiệu nào được tạo ra bằng kỹ thuật phụ gia (additive technique). Đó là “một hình ảnh được sơn hoặc vẽ trên một bề mặt; nó cũng có thể thuộc về một dạng hình ảnh mang tính biểu tượng được sử dụng như một phương tiện ghi nhớ thường không có tính ngữ âm mà mang tính biểu hiện”. Do đó, tượng hình họa là những bức tranh và/hoặc hình vẽ trên đá thể hiện ý nghĩa nghệ thuật. Một số tác giả nhận thấy thuật ngữ ‘tranh trên đá’ thích hợp hơn ‘tượng hình họa’ mặc dù thuật ngữ sau được sử dụng rộng rãi và ở Hoa Kỳ thường được hiểu là biểu thị một hình ảnh hoặc một thiết kế được vẽ hoặc khắc vạch trên mặt đá. Ở đây cũng cần phân biệt giữa hai loại chữ tượng hình: hình họa và hội họa (drawing and painting). Hình họa có nghĩa là sử dụng chất màu khô vẽ lên bề mặt. Còn hội họa đề cập đến việc sử dụng màu ướt vẽ lên bề mặt. Tóm lại, tượng hình họa được tạo ra bằng cách gia thêm màu lên bề mặt đá: các bức hình họa được tạo ra trên tường bằng bột màu khô còn các bức hội họa được tạo ra bằng bột màu ướt. Cả hai đều được tạo ra bằng cách sử dụng cọ, ngón tay và lòng bàn tay hoặc kỹ thuật in khuôn.16 Màu thường được làm từ khoáng chất được nghiền thành bột hoặc giã nhuyễn (ví dụ: đất son, oxit sắt đỏ). Các chất hữu cơ trong những bức tranh thời tiền sử này bao gồm: than củi, sợi thực vật, đá sét vôi bao gồm một phần các mảnh nguyên liệu (chẳng hạn như được nghiền và hóa lỏng bằng mỡ động vật hoặc huyết thanh) và một phần là ‘bút vẽ’ có đầu nhọn.

Thể loại nghệ thuật này (tức là tượng hình họa hoặc tranh trên đá) có thể được phân theo màu [tr.14] hoặc số lượng màu thành ba loại: tranh ‘đơn sắc’ được thực hiện chỉ bằng một hoặc một màu sắc duy nhất (ví dụ: đỏ, nâu hoặc đen); những bức tranh ‘lưỡng sắc’ có bóng được thực hiện bằng hai màu; và các bức tranh ‘đa sắc’ có bóng được thực hiện với nhiều hơn hai màu. Do đó, các bức tranh có ba phong cách chính: đơn sắc, lưỡng sắc và đa sắc. Các tác phẩm theo phong cách đa sắc đã tạo ra một số thành tựu tốt nhất của nghệ thuật trên đá. Ngoài các kỹ thuật vẽ tranh trên, kỹ thuật in khuôn (stenciling) cũng được sử dụng để tạo ra các bức tượng hình họa. Một kỹ thuật in khuôn phổ biến thời tiền sử liên quan đến việc thổi màu xung quanh một bàn tay đặt trên bề mặt đá để tạo ra hình ảnh khuôn ‘âm bản’ của bàn tay (khuôn vẽ bàn tay).

1.3.2 Hình khắc trên đá hoặc tranh khắc đá

Tranh khắc đá (petroglyph) hoặc tượng hình đồ (pictogram) đề cập đến bất kỳ dấu hiệu nào được tạo ra bằng kỹ thuật giảm trừ (subtractive techniques). Nó có nghĩa là “một đồ hình được khắc trên bề mặt của một tảng đá và không được tô màu trừ khi được mô tả cụ thể”.17 Kỹ thuật khắc, tốt nhất nên dành riêng cho “công việc được thực hiện bằng các đường rạch và đục vào nơi bề mặt đã được bóc bớt đi”.18 Điều này trùng hợp với quan điểm định nghĩa của Callahan cho rằng tranh khắc đá là ‘một hình ảnh được chạm khắc hoặc đục vào mặt đá bằng cách sử dụng các công cụ bằng đá [hoặc sắc bén]’.19 Do đó, tranh khắc đá là những hình chạm khắc trên đá thể hiện ý nghĩa nghệ thuật. Chúng có thể được định nghĩa đơn giản là những hình ảnh được chạm khắc hoặc đục vào mặt đá bằng đá, kim loại hoặc dụng cụ sắc nhọn. Nói chung, các bức tranh khắc đá hoặc bản khắc được tạo ra bằng cách loại bỏ đá khỏi lớp nền – bằng cách rạch, đục, dùng búa hoặc mài mòn – để lại dấu ấn âm bản.20 Về kỹ thuật sử dụng, các bản khắc có thể được chia thành các bản khắc được đục thành, bản khắc bằng búa, bản khắc bằng kỹ thuật khắc, bản khắc có rãnh hoặc khoét sâu, bản khắc mài mòn, bản khắc hình sợi (fililform) hoặc vết cào, bản khắc được cọ xát hoặc đánh bóng. Do đó, về mặt kỹ thuật, hình tượng được khắc hoặc chạm là một “mô thức hoặc dấu hiệu để lại trên đá, trong đó các mảnh vụn của bề mặt được loại bỏ bằng nhiều kỹ thuật khác nhau - đập, cào, cọ xát, khoan - tạo ra các hiệu ứng khác nhau: vết lõm hoặc vết đục khi bị đập; dải mỏng khi bị cào; các phần mịn mượt khi chà cọ hoặc khoan. Bất kỳ bức tranh khắc đá nào cũng là một tác phẩm chạm hoặc khắc bất kể kỹ thuật nào”.21

Dưới đây là một phác thảo rõ ràng để chỉ ra những khác biệt quan trọng nhất giữa các loại hình khắc trên đá hoặc tranh khắc đá khác nhau: 1) Vết đục: hình dạng lõm trên đá khi búa đá được sử dụng trực tiếp để tạo hình hoặc làm nhám bề mặt. Hình ảnh do đục được thực hiện bằng cách sử dụng một trong các phương pháp sau: i) Đục liền mạch: sử dụng đục đá hoặc dụng cụ sắc, bền khác để làm lõm hoàn toàn bề mặt sao cho khó hoặc không thể phân biệt được các vết đục riêng lẻ; ii) Vết đục chấm: làm lõm bề mặt theo kiểu không liền mạch, để lại những khoảng trống nhỏ giữa các vết đục riêng lẻ. 2) Vết gõ búa (liền mạch-chấm): hiệu ứng được tạo ra bằng cách gõ búa gián tiếp lên đá bằng cách điều khiển các cú đánh của dụng cụ búa thông qua một loại mũi búa hoặc búa đục lỗ. 3) Khắc: khắc hình vào đá bằng cách cắt các đường để tạo thành hình. 4) Rạch: rạch hình vào đá bằng cách cắt những đường sâu để phác thảo hình. 5) Chà mòn: chà mòn bề mặt đá bằng cách chà dụng cụ (dùng dụng cụ đá thô, bền chà xát nhẹ lên bề mặt đá; tác dụng nông hơn so với lỗ vũm). [Tr.15] 6). Lỗ vũm (cupule): tạo hình đá bằng cách mài mòn, chà xát bề mặt đá đủ để tạo ra những lỗ vũm giống như chiếc cốc. 7) Cào hình sợi: hiệu ứng được tạo ra bằng cách mài nhẹ hoặc cào xước lớp patina gỉ đá của những tảng đá đen xẫm bằng cách sử dụng một công cụ có lưỡi sắc; tác dụng nông hơn so với rạch. Bề mặt sáng hơn bên dưới lớp gỉ sẽ lộ ra qua việc tạo hình của nghệ sĩ. 8) Chà xát-đánh bóng: hiệu ứng được tạo ra bằng cách chà xát lên đá bằng một công cụ (ví dụ: hòn đá thon dài).

Do đó, sự khác biệt lớn giữa hai kỹ thuật chính được sử dụng để thực hiện các bản chạm khắc trên đá (tức là đục và rạch) có thể được giải thích như sau: đục, một trong những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong chạm khắc đá, liên quan đến việc sử dụng một vật sắc nhọn hoặc công cụ để làm thủng bề mặt đá và tạo ra các hình ảnh bằng các chấm. Do đó, việc đục chỉ đơn giản là gõ vào bề mặt đá bằng một công cụ. Rạch, cũng được sử dụng mặc dù không thường xuyên như đục, liên quan đến việc cắt bề mặt đá bằng một vật hoặc dụng cụ sắc nhọn để tạo hình các hình tượng. Các hình tượng khắc hoặc cào được thể hiện dưới dạng đường viền (hình tuyến) hoặc ở dạng hình ảnh toàn thân (hình tổng thể). Trong một số trường hợp, các nghệ sĩ đã sử dụng các kỹ thuật hỗn hợp để thực hiện các bản chạm khắc của họ. Ngoài các loại hình khắc này, người ta cũng có thể phân biệt các hình chạm nổi hoặc các hình tượng chạm khắc ba chiều (3D). Một hình tượng chạm khắc ba chiều vẫn được gắn liền với vách đá hoặc tảng đá.22 Do đó, các bản khắc ba chiều hoặc ‘cắt gọt’ được thực hiện bằng cách loại bỏ phần đá gốc xung quanh một hình tượng trên đá. Thuật ngữ ‘tượng hình’ (pictograph), như Willcox chỉ ra, đã được Mallery ở Mỹ sử dụng để bao hàm tất cả các hình thức ‘văn bản hình tượng’ (picture writing) dù được chạm khắc hay vẽ trên bất kỳ chất liệu nào, nhưng giờ đây đã có nghĩa là một bức tranh đá theo nghĩa cơ bản, như được thừa nhận đối với tranh tượng đá’.23 Một điểm quan trọng khác là từ ‘chạm hình’ (pictoglyph) là “thuật ngữ chung ít được sử dụng để chỉ tranh tượng đá hoặc tượng hình đá”.24

1.3.3 Địa họa

Đây là những hình ảnh được hình thành trên mặt đất bằng cách cạo đi vật liệu bề mặt để tạo thành hình ảnh từ lớp đất bên dưới lộ ra hoặc bằng cách sắp xếp các viên đá để tạo thành một hình như petroform (một hình tượng trưng được đặt trên mặt đất bằng đá hoặc đá cuội). 25 Do đó, geoglyph (địa họa) có thể được xem đơn giản là những hình ảnh quy mô lớn được tạo ra trên mặt đất. Thông thường, vật chất bề mặt được cạo đi để tạo thành hình ảnh trên lớp đất bên dưới, lộ ra ngoài hoặc bằng cách sắp xếp các viên đá để tạo thành hình ảnh. Tuy nhiên, địa họa là tác phẩm nghệ thuật trên đá dễ hỏng vỡ nhất. Từ tất cả những gì đã được đưa ra ở trên, cần hiểu rằng nghệ thuật trên đá bao gồm hai loại chính: bản khắc hoặc tranh khắc đá (các thiết kế được đục, cào, mài mòn hoặc chạm khắc theo cách khác vào vách đá, tảng đá, nền đá hoặc bất kỳ bề mặt đá tự nhiên nào) và tranh vẽ trên đá hoặc tượng hình đá (thiết kế được vẽ ở những vị trí tương tự). Ngoài ra, nghệ thuật trên đá còn bao gồm các hình địa họa (được tạo ra bằng cách sắp xếp các viên đá trên bề mặt hoặc loại bỏ vật liệu bề mặt khỏi nền đất).

1.3.4 Phong cách nghệ thuật đá

Phong cách là sự biểu hiện hữu hình của các hình thức văn hóa truyền thống trong bất kỳ xã hội nào. Nó phản ánh cách thức và biểu hiện tích cực, bắt nguồn từ văn hóa và cá tính. Theo đó, phong cách vận hành như một hệ thống giao tiếp trong các nhóm hoặc các thành viên có liên kết với nó. Điều này cũng có nghĩa là phong cách thể hiện hình thức bên ngoài của hành vi khuôn mẫu [tr.16] của xã hội và văn hóa của nó. Phong cách nghệ thuật là “một cách thức hoặc cách thức đặc biệt để thực hiện một điều gì đó, ví dụ như một cách trang trí hoặc hình dạng biểu cảm độc đáo”.26 Nó là ‘hình thức cố định - và đôi khi là các yếu tố, phẩm chất và biểu hiện cố định - trong nghệ thuật của một cá nhân hoặc một nhóm’.27 Phong cách là “một phương thức xây dựng và tổ chức các mô típ”.28 Phong cách, trên hết, là “một loại hình nghệ thuật...một cụm lặp đi lặp lại hoặc một phức hợp các đặc điểm có liên quan với nhau... [nó] không tách rời khỏi ý nghĩa hoặc nội dung”.29 McCarthy xác định phong cách cho các mục đích nghiên cứu nghệ thuật trên đá (RAS - Rock Art Studies). Theo định nghĩa của ông, phong cách là: “Thiết kế tổng thể hoặc Mô thức của một hình tượng, cho dù đó là nét phác, đường thẳng, liền mạch hay có thiết kế đường nét. Nó là thành phần cuối cùng của các dấu vết được chạm khắc, cào xước, mài mòn, đục hoặc dùng màu để mô tả một hình tượng, tức là cách thức mà các dấu hiệu của kỹ thuật được phân bổ trong một hình tượng”.30

Do đó, phong cách nghệ thuật trên đá là đặc trưng của kỹ thuật trang trí dựa trên việc sử dụng các biến thể cụ thể về hình dạng, kết cấu, màu sắc, chất lượng kỹ năng, v.v. Các phong cách đặc biệt thường tương ứng với thời kỳ và/hoặc khu vực địa lý cụ thể. Do đó, (các) phong cách nghệ thuật trên đá có thể được coi là (các) loại hình nghệ thuật trên đá lặp đi lặp lại có thể được đặt trong thời gian hoặc không gian; thường bao gồm việc xem xét chất lượng thẩm mỹ tổng thể của cách thể hiện. Hình ảnh nghệ thuật trên đá được đặc trưng bởi một số phong cách đặc biệt (ví dụ: tự nhiên, hiện thực, thông thường, cách điệu, sơ đồ, trừu tượng và hình học). Phong cách đầu tiên và có lẽ là phong cách cổ hơn là phong cách tự nhiên. Chủ nghĩa tự nhiên là “đặc điểm liên quan đến tự nhiên, phù hợp với tự nhiên và đối lập với chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa tượng trưng...các biểu tượng tự nhiên là những biểu hiện thể hiện sự chuyển động và sức sống. Những hình tượng động vật mang tính tự nhiên chủ nghĩa là những hình tượng mà tư thế của con vật là tự nhiên”.31

Chủ nghĩa hiện thực có thể được coi là “sự biểu hiện tái hiện một cách trung thực thiên nhiên với nhiều chi tiết cho phép xác định chính xác những gì được biểu đạt”.32 Nói cách khác, chủ nghĩa hiện thực là “chất lượng của một tác phẩm thể hiện một hạng mục của tự nhiên hoặc cuộc sống một cách khách quan mà không liên quan đến thơ ca hay trí tưởng tượng”.33 Cách điệu có thể được coi là “một cách thể hiện thông thường trong đó những nét đặc trưng nhất được giữ lại”.34 Cách điệu “không phải là chủ nghĩa duy tâm, mà là sự kết hợp một chủ đề vào một hệ thống cụ thể. Nghệ thuật cách điệu, trái ngược với nghệ thuật hiện thực và tự nhiên vẫn gần gũi với hình mẫu, bị loại bỏ và giải phóng khỏi nhu cầu về sự giống nhau. Trong cách điệu, hình mẫu không quá quan trọng bằng việc sử dụng hình ảnh một cách tự do với mục đích trang trí. Đây là lý do tại sao các hình vẽ cách điệu được lặp đi lặp lại thường xuyên và kết hợp thành các mô thức trang trí”.35

Sơ đồ hóa có thể được coi là “các cách biểu diễn thông thường trong đó một vài đặc điểm tối thiểu chỉ nhấn mạnh để nhận dạng một hình tượng... [Đó là] sự giảm dần các chi tiết của cách biểu hiện, cuối cùng dẫn đến số lượng đường nét tối thiểu cho phép ít nhất một nhận dạng gần đúng”.36 Trừu tượng hóa có thể được định nghĩa là “sự thể hiện trong đó tất cả các chi tiết giải thích bị loại trừ để chỉ ra một phẩm chất hoặc một ý nghĩa chỉ có thể hiểu được thông qua kiến thức trước đó”.37 Ở đây, người ta có thể phân biệt hai ý nghĩa hơi khác nhau của thuật ngữ này: (a). Nghệ thuật trừu tượng là nghệ thuật phi tượng hình: một sự biểu đạt là trừu tượng khi nó không chứa đựng sự tham chiếu trực tiếp đến hiện thực, mặc dù nó có thể [tr.17] giống với một số yếu tố của hiện thực hoặc mặc dù nó có thể được bắt nguồn từ một hình mẫu hiện thực. (b). Theo nghĩa hạn chế nhất, một hình tượng trừu tượng là sự thể hiện một hiện hữu hoặc vật thể tưởng tượng.38 Bảng sau mô tả phong cách của nghệ thuật trên đá được một số chuyên gia trong lĩnh vực này xem xét:39 phong cách cách điệu và sơ đồ trong khi phong cách sơ đồ của nghệ thuật trên đá bao gồm tính trừu tượng và hình học.

Phong cách

ứng dụng để

liên quan đến

các ghi chú khác

Chủ nghĩa tự nhiên

biểu hiện động vật (cả con người) và thực vật

 

 

Chủ nghĩa hiện thực

hình họa về một tòa nhà hoặc ngọn núi, nhưng không liên quan đến việc mô tả các sự vật sống động

 

 

 

 

 

 

 

 

mức độ giống nhau giữa đối tượng và sự thể hiện nó

 

 

Giống nhau đến mức bất kỳ ai quen thuộc với nó và đã quen nhìn và hiểu các bức tranh đều có thể nhận ra ngay chủ đề này.

 

Thông thường

 

Các hình ảnh thông thường sử dụng các thiết kế thay thế (thường được đơn giản hóa hoặc sơ đồ) để thể hiện hình thức hoặc đặc điểm tự nhiên của một vật thể hoặc hình thể.

Nó xác nhận các quy ước, nghĩa là sử dụng các hình thức đã thống nhất chung về ý nghĩa mà chúng ta đã hiểu (có thể bao gồm các biểu tượng).

Phong cách hóa

 

(Ít thích hợp cho ứng dụng trong nghệ thuật thời tiền sử)

Có nghĩa là kém sống động hơn so với chủ nghĩa tự nhiên nhưng vẫn có thể nhận ra được bởi bất kỳ ai biết về động vật, thực vật, v.v được thể hiện

Sơ đồ

 

Các cách trình bày được đơn giản hóa đến mức chỉ những người được hướng dẫn mới có thể nhận ra chúng (nó bị từ chối vì vô nghĩa khi áp dụng cho nghệ thuật phi biểu đạt)

 

 

 

Trừu tượng (Được sử dụng đồng nghĩa với hình học)

 

Các họa tiết không có yếu tố thông tin mang tính biểu tượng (họa tiết không dễ nhận biết)

 

Có hình thức nhưng không có ý nghĩa (nghĩa là hình ảnh không thể được xác định dễ dàng ngay cả khi nó có hình thức rõ ràng và xác định).

• thỏa mãn thị giác với sự thể hiện thực tế tối thiểu

• chọn những yếu tố nhất định và loại bỏ những yếu tố khác trong những gì được mô tả

• loại bỏ hoàn toàn tính đại diện, do đó không có nghĩa gì hơn là không mang tính đại diện.

Hình học

 

Các họa tiết hình học có dạng hoặc thiết kế hình học đơn giản, chẳng hạn như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình bầu dục, hình xoắn ốc, đường thẳng, hình chén, CLM, đường kẻ sọc, v.v. có hình thức nhưng không có ý nghĩa (tức là mô tả một hình thức dễ nhận biết hình dạng hình học)

 

Có hình thức nhưng không có ý nghĩa (tức là mô tả một hình dạng hình học dễ nhận biết)

• loại bỏ hoàn toàn tính đại diện, do đó không có nghĩa gì hơn là không mang tính đại diện.

 

Từ bảng trên, chúng ta có thể phân biệt hai phong cách lớn của nghệ thuật trên đá: phong cách nghệ thuật tiểu sử (nghệ thuật đại diện) và phong cách nghệ thuật hình học (nghệ thuật phi đại diện); phong cách tiểu sử bao gồm các phong cách tự nhiên, hiện thực, thông lệ, cách điệu và sơ đồ trong khi phong cách hình học bao gồm trừu tượng và hình học.

1.3.5 Chủ đề của nghệ thuật trên đá hoặc các phạm trù của họa tiết được thể hiện

Đối với chủ đề của nghệ thuật trên đá (tức là các chủ đề, đề tài và đối tượng được miêu tả), loại hình sáng tạo nghệ thuật này có thể được chia thành hai loại chính: thứ nhất là nghệ thuật đại diện, tượng hình hoặc tiểu sử, và thứ hai là nghệ thuật phi đại diện, phi tượng hình, mang tính hình học hoặc trừu tượng. Ngoài ra còn có một thể loại khác được gọi là nghệ thuật không định hình.

[Tr.18] Loại đầu tiên đề cập đến ý định miêu tả một đối tượng (tự nhiên hoặc nhân tạo, sinh vật hoặc không, thậm chí là hình tượng).40 Theo đó, loại này có nghĩa là tất cả các hình dáng của động vật (zoomorphs): chạy, gặm cỏ, ngã hoặc nằm, đuổi theo người; hình người (anthropomorphs): săn bắn hoặc rượt đuổi, chiến đấu, phục kích; nhảy múa, vũ đạo săn bắn như một phần của quá trình bùa chú hoặc nghi lễ; thần tượng: pháp sư, người tạo mưa; những sinh vật huyền hoặc; thực vật; lều lán và nhà ở; công cụ, vũ khí và dụng cụ. Điều thú vị là một số tác giả sử dụng thuật ngữ ‘các biểu hiện sinh-hình thái đại diện’ để chỉ các mô tả thuộc thể loại này, theo họ, bao gồm các hình ảnh giống con người (nhân hình), động vật và chim (hình tượng động hoặc hình động vật), bản in tay và dấu vết động vật cũng như dấu chân của chúng/họ.41

Loại thứ hai, nghệ thuật phi đại diện, ​phi hình tượng, mang tính hình học hoặc trừu tượng, như Willcox mô tả, bao gồm ‘các mô thức có bất kỳ dạng hình học [trừu tượng] nào (hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, lưới, tập hợp các đường thẳng song song, và/hoặc tất cả sự kết hợp của các dạng này, các đường ngoằn ngoèo [xoắn ốc] lượn sóng có nhịp điệu khá đều đặn’,42 hình dạng cong, các đường có bậc thang và đường chéo). Do đó, chúng ta có thể bao gồm trong danh mục này tất cả các biểu tượng quy ước như ngôi sao, mặt trăng và mặt trời. Loại thứ ba và cuối cùng, nghệ thuật vô định hình, bao gồm ‘những mô thức không có hình dạng xác định’ chẳng hạn như những đường uốn khúc hoặc chéo nhau, những đường chạm khắc mở hoặc đóng không có hình dạng, sự sắp xếp không đều của các chấm và/hoặc sự kết hợp của những thứ này.43 Chúng ta cần phải xem xét việc một số tác giả sử dụng thuật ngữ ‘sơ đồ’ để bao hàm tất cả các mô thức thuộc hai loại cuối cùng được đề cập ở trên.44

________________________________________________

Nguồn: Abd-EI-Moniem, Hamdi Abbas Ahmed (2009). Rock art as a source of the history of prehistory (An account to promote the understanding of prehistoric rock art). In Abgadiyat 4, no. 1 (2009), pp. 11–35.

Ghi chú

1. A term suggested by Pericot and Breuil to refer to rock engravings in North West of the Mediterranean peninsula. See: E. Ripoll-Perelló, ‘Proceedings of the Wartenstein Symposium on Rock Art of western Mediterranean and Sahara’, in: L.P. Garcia, E. Ripoll-Perelló (eds), Prehistoric Art of The Western Mediterranean and the Sahara, vii-xii (New York, 1964), x.

2. A term originated from India which means early art or palaeoart of all forms. See: O. Odak, ‘A New Name For A New Discipline’, Rock Art Research 8:1 (1991), 6.

3. A term suggested by Kumar and modified by Odak for ‘Rock Art Studies’ (RAS) where the first P would represent pictographs, and the second P would represent © Jim Zintgraff (Fig. 31) Panther Cave, the Rio Grande, the Lower Pecos region, Texas. http://www.rockart.org/   (Fig. 32) Xique-Xique I Site - Carnaúba dos Dantas - Seridó  RN (Brazil). (Fig. 33) Winkler’s Site 26, the Eastern Egyptian Desert. (Fig. 34) Zarzora, the Western Gilf Kebir. http://www. fjexpeditions.com/desert/rockart/Rock art as a source of the history of prehistory petroglyphs, E would stand for engravings on rocks, and F for figures on stone. See: Odak, Rock Art Research 8:1, 7. ‘Epipentology’- which refers to the study of paintings and engravings on exposed rock outcrops, walls of buildings, mobiliary objects, etc. - is also suggested as term to replace the phrase ‘Rock Art Studies’ (RAS).

4. W.T. Harris, F.S. Allen (eds), Webster’s New International Dictionary Of The English Language (London, 1918), 1842.

5. Webster’s Reference Library Concise Edition Encyclopedia (New Lanark, 2002), 37-38.

6. Harris, Allen (eds), Webster’s New International Dictionary Of The English Language, 129.

7. P. Bahn, Bluff your way in Archaeology (West Sussex, 1989), 62.

8. P.S.C. Taçon, C. Chippindale, ‘An archaeology of rock-art through informed methods and formal methods’ in: C. Chippindale, P.S.C. Taçon (eds.), The Archaeology of Rock-Art (Cambridge, 1998), 6.

9. K. Kris Hirst, ‘Rock Art’, Online: http://archaeology. about.com/od/rterms/g/rockart.htm 02/28/08.

10. K.L. Callahan, ‘ Rock Art Glossary’ (1997), www.geocities.com/Athens/Acroplis/.

11. N.H. Olsen, ‘Social roles of animal iconography: implication for archaeology from Hopi and Zuni ethnographic sources’, in: Howard Morphy (ed.), Animals Into Art (London: 1989), 427.

12. A. Fossati, L. Jaffe, M. Simões de Abreu (eds.), Rupestrian Archaeology Techniques and Terminology A Methodological Approach: Petroglyphs, (Val Camonica (Brescia), 1990), 24.

13. F.A. Hassan, ‘Rock art. Cognitive schemata and symbolic interpretation a matter of life and death’, Memorie dellá Societa Italiana di Scienze Naturrali e del Museo Civico di Storia Naturale di Milano XXVI –II (1993), 269 .

14. N. Nelson, ‘South African Pictures’, in: E.M. Weyer Jr (ed.), The Illustrated Library Of The Natural Sciences I (New York, 1958), 195.

15. Callahan, Online: www.geocities.com/Athens/ Acroplis/5579/glossary.html. 01/24/00

16. G.K. Ward, ‘Preservation of Rock Imagery’, Year Book Australia (ABS Catalogue No. 1301.0, 1991).

17. A. Willcox, The Rock Art of Africa (London, 1984), 11.

18. Willcox, The Rock Art of Africa, 11.

19. Callahan,Online: www.geocities.com/Athens/ Acroplis/5579/glossary.html. 01/24/00

20. Ward, ‘Preservation of Rock Imagery’. Year Book Australia (ABS Catalogue No. 1301.0).

21. Fossati, Jaffe, de Abreu, (eds), Rupestrian Archaeology Techniques and Terminology A Methodological Approach: Petroglyphs, 9.

22. Callahan, Online: www.geocities.com/Athens/ Acroplis/5579/glossary.html. 01/24/00

23. Willcox, The Rock Art of Africa, 11.

24. Callahan, Online: www.geocities.com/Athens/ Acroplis/5579/glossary.html. 01/24/00

25. Callahan, Online: www.geocities.com/Athens/ Acroplis/5579/glossary.html. 01/24/00

26. Callahan, Online: www.geocities.com/Athens/Acroplis/5579/glossary.html. 01/24/00

27. Shapiro in: Brandl, ‘Human stick figures in rock art’, in P.J. Ucko (ed.), Form in indigenous art (London, 1977), 222.

28. R. Layton, ‘Naturalism and cultural relativity in art’, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 34.

29. Munro in: Brandl, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 222.

30. McCarthy in: L. Maynard, ‘Classification and Terminology in Australian Rock Art’, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 388.

31. M. Lorblanchet, ‘From naturalism to abstraction in European prehistoric rock art‘, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 45.

32. E. Ripoll- Perelló, ‘The process of schematisation in the prehistoric art of the Iberian Peninsula’, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 418.

33. Lorblanchet, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 44.

34. Ripoll-Perelló, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 418.

35. Lorblanchet, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 46.

36. Ripoll-Perelló, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 418.

37. Ripoll-Perelló, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 418.

38. Lorblanchet, in: Ucko (ed.), Form in indigenous art, 49.

39. David S. Whitley (ed.), Handbook of Rock Art Research. (Walnut Creek, Calif., 2001). IFRAO Rock Art Glossary, Online: http://mc2.vicnet.net.au/home/glossar/web/glossary.html 12.03.08. Rock Art in Arkansas, Glossary, Online: http://arkarcheology.uark.edu/rock-art/index.html? Willcox, The Rock Art of Africa.

40. Willcox, The Rock Art of Africa, 11. Hamdi Abbas Ahmed Abd-El-Moniem

41. See, for example: C.J. Gradin, ‘Rock Art in Argentine Patagonia’, Anthropologie 98: 1 (1994), 149-172.

42. Willcox, The Rock Art of Africa, 11.

43. Willcox, The Rock Art of Africa, 11.

44. See, for instance: Willcox, The Rock Art of Africa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét