Phiên Bỉnh Chiêu
Người dịch: Hà Hữu Nga
Kể từ thời nhà Hán và nhà Tấn, ở Ba Thục, Giang Hoài, Lĩnh Nam, cho đến Khuê Chiết và các khu vực liền kề khác của đất nước, đều có các hoạt động của người Đản (Diên). Lấy thuyền làm nhà, dựa vào nước để mưu sinh là một nét đặc trưng trong cuộc sống của người Đản. Bài viết này đưa ra một đánh giá chi tiết và nghiên cứu văn bản về các lý thuyết học thuật khác nhau liên quan đến nguồn gốc của người Đản, người ta tin rằng người Đản là một bộ phận hậu duệ của người Bách Việt cổ đại, và họ bảo lưu tục xăm mình của người Việt cổ đại, quen sông nước thạo thuyền bè, thích thủy sản, thờ rắn, v.v. Sau đó, người Đản dần dần dung hợp thành Hán tộc.
Người Đản (Diên), thường được gọi là Bọ nước, tung tích hoạt động của họ thấy ở các khu vực Đông Nam và Nam Trung Quốc. Sử sách Trung Quốc chép người Diên có ở Xuyên [Tứ Xuyên], Ngạc [Hồ Bắc], Tương [Hồ Nam], Kiềm [Quý Châu] và những nơi khác nữa; vấn đề là tuy trùng tên nhưng có phải họ đều thuộc cùng một cộng đồng không? Người Đản là một dân tộc thiểu số trong lịch sử Trung Quốc, họ còn lưu giữ nhiều đặc điểm văn hóa, tục thờ rắn vẫn được truyền bá rộng rãi trong dân gian, liệu đó có phải là di tích văn hóa của người Đản hay không? Bài viết chỉ xin trao đổi một số ý kiến về vấn đề này.
1. Địa bàn phân bố của người Đản
Người Đản trong lịch sử được gọi là người Diên, và chữ 蛋 Đản lần đầu tiên xuất hiện trong cụm từ “胡夷蛋蠻” Hồ Di Đản Man, sách 嶺南節度饗軍堂記 Lĩnh Nam Tiết độ Hưởng Quân đường kí của Liễu Tông Nguyên vào thời nhà Đường. Đây là ghi chép sớm nhất về tên gọi người Đản. Tại sao lại gọi là 蛋 Đản, có người cho rằng 蜒 Diên [con sên] là từ thông tục của 蛋 Đản, có người giải thích thuyền của người Đản hình quả trứng nên gọi là Đản (quả trứng), lại có ý kiến cho rằng người Đản lấy trứng thay cho thuế phú, còn có quan điểm coi người Đản có nguồn gốc từ người 但 [Đãn] cổ đại. Lý do tại sao thì vẫn cần phải được nghiên cứu thêm. Vì người Đản sống trên thuyền, kể từ thời nhà Đường và nhà Tống, nên trong sử sách đã xuất hiện các tên gọi khác nhau như 遊艇子 [Du đĩnh tử] “Mọi thuyền”, 白水郎 [Bạch thủy lang] Bọ nước và 九姓漁戶 [Cửu tính ngư hộ] “Ngư hộ chín họ” [陳 Trần 錢 Tiền 林 Lâm, 李 Lý, 袁 Viên, 孫 Tôn, 葉 Diệp, 何 Hà, và 許 Hứa].
Trong
sử sách Trung Quốc, người Diên xuất hiện sớm hơn người Đản. Họ có địa bàn phân
bố rộng, xuất hiện ở các tỉnh Tây Nam, Trung Nam và Đông Nam Bộ. Người Diên Ba
Thục thấy trong “Hoa Dương quốc chí - Ba chí” của Thường Cừ đời Tấn: “Vùng đất ấy
kéo dài đến Ngư Phúc ở phía đông, và đến Phần Đạo ở phía bắc tiếp giáp Hán
Trung, đến tận Kiềm Phù ở cực Nam. Nó
thuộc về các rợ 蹼 Bốc, 責 Trách,
直 Trực, 共 Cộng,
努 Nỗ, 責直 Trách
Trực, 夷 Di,
蜒 Diên.
Theo 南齊書•高逸•明僧傳 Nam Tề thư · Cao Dật · Minh Tăng truyện, Huệ, cháu trai của Tăng Thiệu, viết “Năm Kiến Chi nguyên niên, [Thiệu] làm Thứ sử Ba Thục, và ông đã vỗ về Man Diên”. “Nam thư - Châu Quận chí”, “Lương thư - Trương Tề truyện”, “Trần thư - Từ Thế Phổ truyện”, “Chu thư - Dị Vực truyện”, “Chu thư - Lục Đằng truyện”, “Bắc sử - Lục Đằng truyện” và các sách khác đều có ghi chép về hoạt động của Man Diên. “Tùy thư - Dương Tố truyện” gọi khu vực Ba Thục của người Diên là “Ba Diên”. “Man thư” viết: “Rợ Diên sống trong khe núi, còn người Ba Hạ sống nơi thành thị, đối với Trung Nguyên thì phong tục, nghi lễ và âm nhạc bất đồng.
Các khu vực Ba Thục cùng Ngạc [Hồ Bắc], Tương [Hồ Nam], Kiềm [Quý Châu] ngay từ thời Tam Quốc đã được ghi nhận là có rợ Diên. Theo “Tam Quốc chí - Hoàng Cái truyện”, khi Hoàng Cái làm thứ sử Vũ Lăng của nước Ngô, thì bọn tù trưởng các rợ Vũ Di gồm Ba, Triết, Do, Đản đều quy phục. Đản [誕] chính là rợ Diên vậy. “Đường Ngữ Lâm”: “Gia Cát Vũ hầu cai quản Thục, khắc chế Man Diên xâm phạm địa giới của người Hán.” “Bắc sử - Man truyện” chép: “Thiên Hòa nguyên niên (566), lệnh cho Khai phủ Lục Đằng đốc thúc bọn Vương Lượng, Tư Mã Duệ thảo phạt... Chỉ có một con đường nhỏ dẫn lên theo bậc thang, mà Man dân làm thành dốc đứng, không dành cho binh tướng.” “Tùy thư - Địa lý chí”: “Người quận Trường Sa xen lẫn cả rợ Di Diên, gọi là Mạc Diêu.” “Thái Bình Hoàn Vũ kí - Kiềm Châu, mục huyện Bành Thủy chép: “Người ta nói rằng man Vũ Lăng đều là hậu duệ của Bàn Hồ, mà người xưa cho là nơi định cư của rợ Diên. Văn nhân thời Minh là Tào Học Linh trong sách “Thục trung Danh thắng kí” mục Bành Thủy, dẫn “Cựu kinh” chép: “Vùng đất giáp Kinh Sở [Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu] đẹp như Ba Thục, Năm sông (Ngũ Khê: Hùng Khê, Mãn Khê, Dậu Khê, Vũ Khê, Thần Khê vì vậy Hoài Hóa từ cổ đã được gọi là Ngũ Khê chi địa) ôm ấp, các rợ Man Diên quần tụ. Quang Tự, Tú Sơn huyện chí viết: Vùng khê động Tú Sơn khuất khúc sâu hiểm là nơi các rợ Nô, Nhương, Di, Diên cư trú từ xa xưa. Từ đó có thể thấy, dưới thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, rợ Diên đã sinh sôi ở khu vực Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý Châu, trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, hoạt động của họ vẫn tiếp tục và quyền lực của họ vẫn hưng thịnh không ngừng.
Rợ Đản hoạt động ở khu vực Lĩnh Nam kể từ thời Tùy Đường đã liên tục được ghi lại. “Tùy thư - Nam man truyện” chép: 南蠻雜類,與華人錯居,曰蜒,曰獽,曰俚,曰獠,曰㐌,俱無君長,隨山洞而居,古先所謂百越是也。其俗斷髮文身,好相攻討,浸以微弱,稍屬於中國,皆列為郡縣,同之齊人,不復詳載。大業中,南荒朝貢者十餘國,其事迹多湮滅而無聞。今所存錄,四國而已。[Tùy thư, Quyển bát thập nhị Liệt truyện Đệ tứ thập thất Nam Man] Nam Man tạp loại, dữ Hoa nhân thác cư, viết Diên, viết Nhương, viết Lí, viết Lão, viết Đà, câu vô quân trưởng, tùy san đỗng nhi cư, cổ tiên sở vị Bách Việt thị dã. Kì tục đoạn phát văn thân, hảo tương công thảo, tẩm dĩ vi nhược, sảo chúc ư Trung Quốc, giai liệt vi quận huyện, đồng chi Tề nhân, bất phục tường tái. Đại Nghiệp trung, nam hoang triều cống giả thập dư quốc, kì sự tích đa nhân diệt nhi vô văn. Kim sở tồn lục, tứ quốc nhi dĩ. Các rợ phương Nam là loài hỗn tạp, sống xem lẫn với người Hoa, được gọi là Diên, Nhương, Lí, Lão, Đà, tất cả đều không có kẻ quân trưởng, chúng sống trong lũng động, từ cổ xưa vẫn gọi là Bách Việt vậy. Các rợ đó có tục cắt tóc xăm mình, thích đánh lẫn nhau, xem ra hèn yếu, có chút lệ thuộc vào Trung Quốc, đều được chia thành quận huyện, chẳng khác gì nhau, không cần lặp lại tình tiết vậy. Trong thời Đại Nghiệp, có hơn mười nước Nam man hoang mọn kia đến triều cống, những sự tích đó đa phần mai một, không còn tung tích. Cho đến nay những ghi chép còn lại chỉ có bốn nước mà thôi [Tùy thư ghi lại được Lâm Ấp, Xích Thổ, Chân Lạp và Bà Lợi-HHN].
Sách “Xương Lê toàn tập - Thanh Hà Quận công Phòng công mộ kiệt minh”: Bài minh trên mộ Thanh Hà Quận công ghi: “Cai quản 13 châu vùng núi non, bọn Man rừng Diên động, tuân thủ những điều cốt tử”. Cố Viêm Vũ “Thiên hạ Quận quốc Lợi bệnh thư” quyển 104 dẫn “Tấn thư” Đào Hoàng dâng sớ nói: “Thời Tấn, Quảng Châu… trong vòng 60 dặm, có tới hơn 5 vạn hộ tòng phục, đều là các rợ Man, Diên tạp cư.” [Nguyên văn của Phiên Bỉnh Chiêu là: 顧炎武《天下郡國利病書》卷104引《晉書》陶橫上疏雲:“晉時,廣州…週圍六十餘裡,賓服者五萬餘戶,皆蠻、蜒雜居.”Cố Viêm Vũ “Thiên hạ Quận quốc Lợi bệnh thư” quyển 104 dẫn “Tấn thư” Đào Hoàng thượng sơ vân: “Tấn thì, Quảng Châu… chu vi lục thập dư lí, tân phục giả ngũ vạn dư hộ, giai Man, Diên tạp cư.”
[Vì không có《天下郡國利病書》卷104 Thiên hạ Quận quốc Lợi bệnh thư” quyển 104 trong tay nên đành chịu, không biết là Cố Viêm Vũ và tác giả họ Phiên ai sai ai đúng, còn trong Tấn thư, quyển 57, Mục Đào Hoàng thì viết như sau: 吳既平,普減州郡兵,璜上言曰:「交土荒裔,斗絕一方,或重譯而言,連帶山海。又南郡去州海行千有餘里,外距林邑纔七百里。夷帥范熊世為逋寇,自稱為王,數攻百姓。且連接扶南,種類猥多,朋黨相倚,負險不賓。往隸吳時,數作寇逆,破郡縣,殺害長吏。臣以尪駑,昔為故國所採,偏戍在南,十有餘年。雖前後征討,翦其魁桀,深山僻穴,尚有逋竄。又臣所統之卒本七千餘人,南土溫濕,多有氣毒,加累年征討,死亡減耗,其見在者二千四百二十人。今四海混同,無思不服,當卷甲清刃,禮樂是務。而此州之人,識義者寡,厭其安樂,好為禍亂。又廣州南岸,周旋六千餘里,不賓屬者乃五萬餘戶,及桂林不羈之輩,復當萬戶。至於服從官役,纔五千餘家。二州脣齒,唯兵是鎮。又寧州興古接據上流,去交址郡千六百里,水陸並通,互相維衛。州兵未宜約損,以示單虛。夫風塵之變,出於非常。臣亡國之餘,議不足採,聖恩廣厚,猥垂飾擢,蠲其罪釁,改授方任,去辱即寵,拭目更視,誓念投命,以報所受,臨履所見,謹冒瞽陳。」又以「合浦郡土地磽确,無有田農,百姓唯以採珠為業,商賈去來,以珠貿米。而吳時珠禁甚嚴,慮百姓私散好珠,禁絕來去,人以飢困。又所調猥多,限每不充。今請上珠三分輸二,次者輸一,粗者蠲除。自十月訖二月,非採上珠之時,聽商旅往來如舊」。Phiên: Ngô kí bình, phổ giảm châu quận binh, Hoàng thượng ngôn viết: “Giao thổ hoang duệ, đẩu tuyệt nhất phương, hoặc trùng dịch nhi ngôn, liên đới sơn hải. Hựu Nam Quận khứ Châu Hải hành thiên hữu dư lí, ngoại cự Lâm Ấp tài thất bách lí. Di soái Phạm Hùng thế vi bô khấu, tự xưng vi vương, sổ công bách tính. Thả liên tiếp Phù Nam, chủng loại ổi đa, bằng đảng tương ỷ, phụ hiểm bất tân. Vãng lệ Ngô thì, sổ tác khấu nghịch, công phá quận huyện, sát hại trưởng lại. Thần dĩ uông nô, tích vi cố quốc sở thải, thiên thú tại nam, thập hữu dư niên. Tuy tiền hậu chinh thảo, tiễn kì khôi kiệt, thâm sơn tích huyệt, thượng hữu bô thoán. Hựu thần sở thống chi tốt bản thất thiên dư nhân, Nam thổ ôn thấp, đa hữu khí độc, gia luy niên chinh thảo, tử vong giảm háo, kì kiến tại giả nhị thiên tứ bách nhị thập nhân. Kim tứ hải hỗn đồng, vô tư bất phục, đương quyển giáp thanh nhận, lễ nhạc thị vụ. Nhi thử châu chi nhân, thức nghĩa giả quả, yếm kì an nhạc, hảo vi họa loạn. Hựu Quảng Châu nam ngạn, chu toàn lục thiên dư lí, bất tân chúc giả nãi ngũ vạn dư hộ, cập Quế Lâm bất ki chi bối, phục đương vạn hộ. Chí ư phục tòng quan dịch, tài ngũ thiên dư gia. Nhị châu thần xỉ, duy binh thị trấn. Hựu Ninh Châu, Hưng Cổ tiếp cứ thượng lưu, khứ Giao Chỉ quận thiên lục bách lí, thủy lục tịnh thông, hỗ tương duy vệ. Châu binh vị nghi ước tổn, dĩ thị đan hư. Phu phong trần chi biến, xuất ư phi thường. Thần vong quốc chi dư, nghị bất túc thải, thánh ân quảng hậu, ổi thùy sức trạc, quyên kì tội hấn, cải thụ phương nhậm, khứ nhục tức sủng, thức mục canh thị, thệ niệm đầu mệnh, dĩ báo sở thụ, lâm lí sở kiến, cẩn mạo cổ trần. Hựu dĩ Hợp Phố quận thổ địa khao xác, vô hữu điền nông, bách tính duy dĩ thải châu vi nghiệp, thương cổ khứ lai, dĩ châu mậu mễ. Nhi Ngô thì châu cấm thậm nghiêm, lự bách tính tư tán hảo châu, cấm tuyệt lai khứ, nhân dĩ cơ khốn. Hựu sở điều ổi đa, hạn mỗi bất sung. Kim thỉnh thượng châu tam phân thâu nhị, thứ giả thâu nhất, thô giả quyên trừ. Tự thập nguyệt cật nhị nguyệt, phi thải thượng châu chi thì, thính thương lữ vãng lai như cựu. Dịch: Nước Ngô diệt, khắp các châu quận binh bị đều giảm, Hoàng dâng sớ viết: “Vạt đất Giao kia, một phương hoang hiểm, ngôn ngữ bất đồng, phải nhiều lần dịch, núi biển dằng dịt. Vả, Nam Quận - Chu Hải đã hơn ngàn dặm, mà tới Lâm Ấp chỉ bảy trăm dặm. Di soái Phạm Hùng, thảo khấu ngoài vòng, tự ý xưng vương, đánh mắng trăm họ. Lại liền Phù Nam, chủng loại hỗn tạp, bầy lũ ỷ dựa, cậy hiểm bất tuân. Quen thói thời Ngô, toan tính phản nghịch, công phá quận huyện, sát hại trưởng lại. Thần vì hèn yếu, may nhờ nước cũ chọn dùng, thiên thú phương Nam, mười năm có lẻ. Dẫu sau trước chỉ toan đánh dẹp, diệt lũ hung tợn, nhưng non thẳm hang sâu, chúng còn lẩn lút. Vả, đám quân binh thần từng quản lĩnh, hơn bảy ngàn tên, Nam thổ ẩm thấp, ngút ngàn chướng độc, lại luôn năm chinh thảo, bệnh tật tử vong, giờ chỉ còn hai ngàn bốn trăm hai mươi đứa chẵn. Nay bốn biển hòa chung, nơi nơi thần phục, hợp lúc cuốn giáp, tra gươm, chăm lo lễ nhạc. Hiếm thay thức giả bản châu! Dân ghét cảnh an vui, ham gây họa loạn. Lại nam ngạn Quảng Châu, xa ngoài sáu ngàn dặm, hơn năm vạn nhà chẳng chịu phục tùng, cùng lũ bất kham Quế Lâm thêm vạn nhà nữa. Thế mà chịu gánh việc quan cũng chỉ đến hơn năm ngàn nhà. Hai châu môi hở răng lạnh chỉ biết trông nhờ quân binh. Vả, Ninh Châu, Hưng Cổ tiếp giữ thượng lưu, xa ngoài Giao Chỉ ngàn sáu trăm dặm, thủy bộ đều thông, cùng nhau gìn giữ. Châu binh chưa nên tiết giảm, kẻo mà thưa vắng. Ôi, gió bụi biến thiên, sinh xuất phi thường. Thần, phận thừa vong quốc, nói bàn chẳng trọn, thánh ân sâu dày, lỗ mỗ tâu bày, những mong xá tội, cải đổi thụ chức, từ bỏ nhơ nhuốc, tiếp nhận ân sủng, lau mắt để coi, nguyện dâng sinh mệnh, lấy báo ân làm thụ hưởng, lấy phẩm hạnh mà nhìn, cẩn trọng dâng lời ngu muội. Lại do, Hợp Phố đất đai cằn cỗi, đâu ruộng để cày, nên trăm họ phải lấy mò châu làm nghiệp, khách buôn qua lại, đổi ngọc kiếm cơm. Như thời Ngô cấm ngặt mò châu, sợ trăm họ tư tán ngọc quý, cấm tuyệt giao thương, người người khốn khó. Vả, hạn chồng lên hạn, chẳng thể lấp đầy. Nay xin, ngọc tốt ba phần thu hai, hạng trung thu một, hạng thô miễn trừ. Từ tháng Mười đến tháng Hai, ấy vụ khôn mò ngọc tốt, kệ khách buôn như cũ vãng lai. - HHN]
Sách “Lĩnh ngoại Đại đáp” của Chu Khứ Phi đời Tống, “Xuyết canh lục” của Đào Tông Nghi nhà Minh, “Cổ kim Đồ thư Tập thành” của Trần Mộng Lôi nhà Thanh, “Thiên hạ Quận quốc Lợi bệnh thư” của Cố Viêm Vũ cuối Minh-đầu Thanh, “Viêm kích Kỉ văn” của Điền Nhữ Thành nhà Minh, “Xích nhã” của Quảng Lộ nhà Minh, cho đến “Quảng Đông Tân ngữ” của Khuất Đại Quân nhà Thanh, “Việt thuật” của Ngại Tự nhà Thanh, “Sơn Đồng Khê Tiêm chí” của Lục Thứ Vân nhà Thanh, “Việt Phong” của Lý Điều Nguyên nhà Thanh, “Lĩnh Nam Tạp kí” của Ngô [Hạo?] Chấn Phương nhà Thanh, và các địa phương chí đều có ghi lại các hoạt động của người Đản, người Diên ở vùng Lưỡng Quảng. Các hoạt động này chủ yếu diễn ra khu vực bờ biển Lĩnh Nam và các khu vực đông tây Lưỡng Giang đến vùng ven biển hai bên sông Châu Giang.
Lịch sử người Đản Phúc Kiến có thể truy nguyên đến triều đại Ngô Tôn thời Tam Quốc. Theo “Tống thư- Nguyên Phong lệnh”. Vào năm Thái Khang thứ ba (282 SCN), Tấn Vũ đế cắt đặt chức Giáo úy Điển thuyền tỉnh Kiến An. Sách “Nguyên Hòa quận huyện Đồ chí” của Lý Cát Phủ nhà Đường viết: “Chính nhà Ngô kia đã lập nên 曲部都尉 Khúc bộ Đô úy chuyên quản bọn thuyền nhân giang hồ đó”. Giáo sư Hàn Chấn Hoa cho rằng 曲部 “Khúc bộ” có thể là chữ 典那 “Điển na” viết sai. 舟腸 Chu Tràng là loại thuyền dài của người Việt, và nó thường được kết hợp với một loại thuyền dài khác hình chim hạc [鴿盯cáp trành], được gọi chung là 舟鳥盯 “chu điểu trành”. Sách Khang Hi Tự điển chú 盯 “trành” trong “Việt Tuyệt thư” người Việt gọi thuyền là 須慮 tu lự. 長 trường tức là 燈 đăng vậy. Sách “Tập vận” [của Đinh Độ và đồng nghiệp đời Tống Nhân Tông-HHN] đã phiên thiết âm 烏 ô. 鵝盯nga trành là thuyền có dáng dài vậy”. Sách “Chánh tự thông” [của Trương Tự Liệt thời Minh Sùng Trinh] chú: 船小而長者曰鸼 “thuyền tiểu nhi trường giả viết chu” [chu 鸼 tên một loài chim trong sách cổ, Thuyết văn gọi là 鶌鳩 khuất cưu, một loại chim nước mà người Quảng Đông gọi là [gwat6] hạc-HHN]” – thuyền nhỏ mà dài thì gọi là chu. [Theo “Việt tuyệt thư” thì người Việt thường dùng loại thuyền 䑠鸼 liễu chu. Sách “Thái bình hoàn vũ kí” viết: 船頭尾尖高,當中平闊,衝波逐浪,都無畏懼,名曰䑠鸼船 Thuyền đầu vĩ tiêm cao, đương trung bình khoát, xung ba trục lãng, đô vô úy cụ, danh viết liễu chu thuyền.” Đầu ngẩng đuôi vút, lòng thuyền phẳng rộng, cưỡi sóng lướt bão, thảy không nao núng, đúng thật liễu chu thuyền. - HHN]. Hạc giang 鶴肛 thuyền hình đuôi hạc là loại thuyền thủy chiến của người Việt. Sách “Lương thư - Vương Tăng Biện truyện” ghi: 及王師次南州,賊帥侯子鑑等,率步騎萬餘人於岸挑戰,又以鴿盯千艘,並載士,兩邊悉八十掉,掉手皆越人,去來趣襲,捷過風電。“Cập vương sư thứ Nam Châu, tặc soái Hầu Tử Giám đẳng, suất bộ kị vạn dư nhân ư ngạn thiêu chiến, hựu dĩ cáp trành thiên tao, tịnh tái sĩ, lưỡng biên tất bát thập điệu, điệu thủ giai Việt nhân, khứ lai thú tập, tiệp quá phong điện.” “Kịp lúc đoàn quân Hoàng đế đến Nam Châu, tặc soái Hầu Tử Giám, dẫn hơn vạn lính bộ binh và kị binh đến bờ sông khiêu chiến, lại đem ngàn chiến thuyền [鴿盯cáp trành] chở quân binh, hai bên có đến 80 mái chèo, các tay trèo đều là người Việt, tới lui thoăn thoắt, vun vút như chớp. Loại 鶴肛 hạc giang đó đầu đuôi cao nhọn còn được gọi là Liễu Ô Thuyền hoặc Ô Thuyền.
Vào thời Ngụy - Tấn, tại Phúc Châu có đặt chức Điển giải Đô úy (Điển thuyền Giáo úy) [Chức danh quân sự Giáo úy: Theo ghi chép lịch sử, chức danh này đã tồn tại trong đội quân khởi nghĩa vào cuối thời nhà Tần. “Hạng Vũ Bản kỉ” chép: 秦二世元年七月,陳涉等起大澤中。其九月,會稽守通謂梁曰:“江西皆反,此亦天亡秦之時也。吾聞先即制人,後則為人所製。吾欲發兵,使公及桓楚將。”是時桓楚亡在澤中。梁曰:“桓楚亡,人莫知其處,獨籍知之耳。”梁乃出,誡籍持劍居外待。梁復入,與守坐,曰:“請召籍,使受命召桓楚。” 守曰:“諾。”梁召籍入。須臾,梁眴籍曰:“可行矣!”於是籍遂拔劍斬守頭。項梁持守頭,佩其印綬。門下大驚,擾亂,籍所擊殺數十百人。一府中皆懾伏,莫敢起。梁乃召故所知豪吏,諭以所為起大事,遂舉吳中兵。使人收下縣,得精兵八千人。梁部署吳中豪傑為校尉、候、司馬。有一人不得用,自言於梁。梁曰:“前時某喪使公主某事,不能辦,以此不任用公。”眾乃皆伏。於是梁為會稽守,籍為裨將,徇下縣。
Phiên: Tần Nhị thế Nguyên niên thất nguyệt, Trần Thiệp đẳng khởi Đại Trạch trung. Kì cửu nguyệt, Hội Kê thủ Thông vị Lương viết: “Giang Tây giai phản, thử diệc thiên vong Tần chi thì dã. Ngô văn tiên tức chế nhân, hậu tắc vi nhân sở chế. Ngô dục phát binh, sử công cập Hoàn Sở tướng.” Thị thì Hoàn Sở vong tại trạch trung. Lương viết: “Hoàn Sở vong, nhân mạc tri kì xứ, độc Tịch tri chi nhĩ.” Lương nãi xuất, giới Tịch trì kiếm cư ngoại đãi. Lương phục nhập, dữ thủ tọa, viết: “Thỉnh triệu Tịch, sử thụ mệnh triệu Hoàn Sở.” Thủ viết: “Nặc.” Lương triệu Tịch nhập. Tu du, Lương thuấn Tịch viết: “Khả hành hĩ!” Ư thị Tịch toại bạt kiếm trảm thủ đầu. Hạng Lương trì thủ đầu, bội kì ấn thụ. Môn hạ đại kinh, nhiễu loạn, Tịch sở kích sát sổ thập bách nhân. Nhất phủ trung giai nhiếp phục, mạc cảm khởi. Lương nãi triệu cố sở tri hào lại, dụ dĩ sở vi khởi đại sự, toại cử Ngô Trung binh. Sử nhân thu hạ huyện, đắc tinh binh bát thiên nhân. Lương bộ thự Ngô Trung hào kiệt vi giáo úy, hậu, ti mã. Hữu nhất nhân bất đắc dụng, tự ngôn ư Lương. Lương viết: “Tiền thì mỗ tang sử công chủ mỗ sự, bất năng bạn, dĩ thử bất nhậm dụng công.” Chúng nãi giai phục. Ư thị Lương vi Hội Kê thủ, Tịch vi tì tướng, tuẫn hạ huyện.
Dịch: Tần Nhị thế Nguyên niên, tháng Bảy, bọn Trần Thiệp khởi sự ở Đại Trạch [Đại Trạch hương, nay là Tô Châu, Giang Tô], Hội Kê quận thủ Ân Thông nói với Hạng Lương: Cả Giang Tây làm phản, ấy là lúc Trời bỏ nhà Tần vậy. Tình thế này, nếu không lập tức áp chế người thì chắc chắn sẽ bị người áp chế. Tôi muốn khởi binh, dùng ông và Hoàn Sở làm tướng. Lúc bấy giờ Hoàn Sở đang trốn đến vùng đầm trạch. Lương nói: “Hoàn Sở trốn, ngoài Tịch [Hạng Vũ] ra, chẳng ai biết đâu mà lần.” Lương bèn đi ra, dặn Tịch cầm kiếm đứng bên ngoài đợi. Lương quay vào, ngồi xuống cùng quận thủ, nói: “Xin gọi Tịch vào, lệnh cho y triệu Hoàn Sở về.” Quận thủ đáp: “Phải”. Lương gọi Tịch vào. Thoáng chốc, đưa mắt về phía Tịch nói: “Làm chứ hỉ!” Liền đó, Tịch tuốt kiếm chém đầu Quận thủ. Hạng Lương nắm đầu Quận thủ, lột dây thao buộc ấn. Bọn thuộc hạ cả kinh, nhiễu loạn, Tịch giết chết hàng chục tên. Phủ chúng khiếp phục, không dám chống cự. Lương bèn triệu tập bọn quan lại và hào kiệt đã từng quen biết, nói rõ duyên cớ khởi đại sự, rồi phát binh ở Ngô Trung [vùng Giang Tô, Triết Giang]. Lại sai người thu gom trong huyện được tám ngàn tinh binh. Lương cắt đặt các hào kiệt Ngô Trung làm giáo úy [thời Tần Hán là chỉ huy cấp trung đoàn đến sư đoàn - HHN], hậu [kiểm sát quân đội-HHN], tư mã [thời Chiến quốc mỗi đạo quân có một tư mã, dưới chức chủ tướng và phó tướng, hàm đại phu, sách “Uý Liễu tử” (thời Tần-Hán) chép: 令百人一卒,千人一司馬,萬人一將,以少誅眾,以弱誅強.Lệnh bách nhân nhất tốt, thiên nhân nhất tư mã, vạn nhân nhất tướng, dĩ thiểu tru chúng, dĩ nhược tru cường. Sai khiến được một trăm người phải là một người lính, một ngàn người phải là một tư mã, một vạn người phải là một viên tướng, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh - HHN]. Có một kẻ không được dùng, tìm gặp Lương để hỏi cho ra nhẽ. Lương đáp: “Ta nhớ có một đám tang nhờ ông làm một việc mà còn chẳng đặng, giờ nào dám cậy ông gánh vác”. Đám chúng cả phục. Rồi đó Lương làm quận thủ Hội Kê, Tịch làm phó tướng, đoạt lấy toàn quận. - HHN].
Một trong những mục đích hiển nhiên của việc đặt chức Điển giải Đô úy (Điển thuyền Giáo úy) là để cai quản các hộ thuyền hoặc hộ đèn ở Phúc Châu. Đồng thời, ở Ôn Ma (nay là quận Liên Giang) Phúc Châu, có một 溫麻船屯 “Ôn Ma Thuyền Truân” [Thuyền đồn Ôn Ma]. Ôn Ma lệnh. Thái Khang năm thứ tư (283), Tấn Vũ Đế, lập Thuyền đồn Ôn Ma.”① Thuyền Ôn Ma là loại thuyền lớn ghép bằng năm tấm ván, còn được gọi là thuyền Ôn Ma Ngũ hội. Loại thuyền này có nguồn gốc từ huyện Vĩnh Ninh, còn huyện Dự Chương thì kết ghép năm tấm ván làm thành một chiếc thuyền lớn, nhân đó lấy Ngũ Hội làm địa danh vậy. ② Dần dần, nó còn được dùng mở rộng để gọi là “Ngũ phàm thuyền” - Thuyền năm buồm, hay “Ô thuyền” - Thuyền quạ, sau này trở nên rất phổ biến đối với người Đản ở Phúc Kiến.
____________________________________
(Còn nữa…)
Nguồn: 番炳釗 (1998). 蛋民的歷史來源及其文化遺存.《廣西民族研究》1998年 第 4期 总第 5 期. Phiên Bỉnh Chiêu, 1998. Đản dân đích lịch sử lai nguyên cập kì văn hóa di tồn. Quảng Tây Dân tộc Nghiên cứu 1998 niên đệ 4 kì tổng đệ 5 kì.
注釋:
①《宋書》卷36《州郡二·晉安郡》。
② 晉週處《風土記》,《太平禦覽》 卷770 引。
③ 韓振華《試釋福建水上蛋民(白水郎)的歷史來源》,《廈門大學爹報》」954年第5期第 152頁。
④ (輿地紀勝》卷128引宋王達《福州南台江》詩。
⑤ 《北史·楊敷傳》。
⑥ 《隋書》卷2《高祖紀下 。
⑦ 徐坷《清稗類鈔·種族表》。
⑧ 王守仁《王文成公全書》卷13《剿平安義叛黨疏》,
⑨羅香林《中夏系統中之百越·古代百越分布考》,獨立出版社,1943年。
10.韓振華《試釋福建水卜蛋民(白水郎)的歷史來源》,《廈門大學學報》1954年第5期第149 頁。
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét