David Throsby
Người dịch: Hà Hữu Nga
Kinh tế học di sản đã nổi lên như một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng thực nghiệm riêng biệt trong kinh tế văn hóa. Bài viết xem xét sự phát triển của lĩnh vực này từ những năm 1990 và khám phá tác động của nó đối với thực tiễn và chính sách. Ba lĩnh vực nghiên cứu quan trọng được nhấn mạnh: lý thuyết và ứng dụng phân tích kinh tế cho các vấn đề di sản; phương pháp đánh giá và sự phù hợp của chúng để đánh giá giá trị văn hóa; và hiểu tác động kinh tế của chính sách di sản. Bài viết này minh họa một ví dụ về nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo trong một lĩnh vực cụ thể: đầu tư vào di sản như một động lực thúc đẩy các dự án đổi mới đô thị ở các nước đang phát triển. Nó nhắc lại tầm quan trọng liên tục của việc công nhận bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa và các tác động của việc thực hành di sản.
Khi Viện bảo tồn Getty tổ chức một hội thảo về các giá trị trong bảo tồn di sản ở Los Angeles vào tháng 12 năm 1998, lĩnh vực kinh tế di sản với tư cách là một chuyên ngành dễ nhận biết trong lĩnh vực kinh tế văn hóa đã được thiết lập vững chắc chỉ mới được một thập kỷ.1 Sự quan tâm lẻ tẻ đến các vấn đề di sản giữa các nhà kinh tế học đã xuất hiện được vài năm, nhưng bài báo của Alan Peacock gửi cho Học viện Anh năm 1994 lần đầu tiên thu hút sự chú ý rộng rãi đến các câu hỏi đặt ra liệu kinh tế học hình thức có được áp dụng cho quá trình ra quyết định về di sản hay không (Peacock 1995). Peacock, một học giả lỗi lạc người Anh, nhà kinh tế tài chính công và nhạc sĩ, lập luận rằng nếu các chính phủ cung cấp kinh phí cho việc bảo tồn di sản, thì công chúng nên được phép nói về cách chi tiêu tiền “của họ”. Sự can thiệp gay gắt của ông đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các chuyên gia di sản, với nỗi lo rằng sự xâm nhập của các nhà kinh tế vào lãnh địa của họ sẽ chuyển đổi tất cả các giá trị thành các thuật ngữ tiền tệ và cho phép dư luận đại chúng thiếu-hiểu biết ảnh hưởng đến việc phân bổ các nguồn lực bảo tồn (Cannon-Brookes 1996). Trong những năm ngay sau bài báo của Peacock, ngày càng có nhiều nhà kinh tế quan tâm đến tính kinh tế của di sản, dẫn đến sự xuất hiện của hai tuyển tập bài viết được xuất bản vào cuối những năm 1990 (Schuster, de Moncheaux, và Riley 1997; Hutter và Rizzo 1997). Các công trình này đã giúp trấn an những người hoài nghi khi biết rằng có nhiều cơ hội để các nhà kinh tế đóng góp hợp lý vào các cuộc thảo luận về di sản văn hóa mà không cho rằng các giá trị tài chính mới là điều quan trọng. Kể từ những ngày đó, tài liệu về kinh tế học di sản đã được bổ sung thêm một số tuyển tập mới (Navrud & Ready 2002; Rizzo & Towse 2002; Teutonico & Matero 2003; Licciardi & Amirtahmasebi 2012; Rizzo & Mignosa 2013) và ngày càng có nhiều bài báo và nghiên cứu chuyên khảo về nhiều vấn đề về lĩnh vực này.2 Các nhà nghiên cứu đã có thể đưa ra các phát triển lý thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực kinh tế văn hóa rộng lớn, nơi mà việc định giá hàng hóa và dịch vụ văn hóa nói chung vẫn là mối quan tâm chính đối với phân tích kinh tế. Trong bài viết này, tôi thảo luận về những cách thức mà kinh tế học có thể hỗ trợ trong việc hiểu rõ các giá trị xã hội liên quan đến quản lý bảo tồn di sản và đưa ra một số chỉ dẫn về định hướng đổi mới trong nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Các khái niệm cơ bản
Trong số các khái niệm kinh tế liên quan đến di sản đã xuất hiện, quan trọng nhất là vốn văn hóa, được định nghĩa là bất kỳ tài sản vốn nào thể hiện hoặc làm phát sinh giá trị văn hóa bên cạnh bất kỳ giá trị kinh tế nào mà nó sở hữu (Throsby 1999; Rizzo và Throsby 2006).3 Định nghĩa này đòi hỏi một số công phu. Trước hết, thuật ngữ “tài sản” gợi lên ý tưởng về một kho tàng, mà trong trường hợp di sản có thể tồn tại ở dạng hữu hình, chẳng hạn như một tòa nhà, một bức tranh, hoặc có thể là vô hình, như một kỹ năng thủ công truyền thống hay các vở kịch của William Shakespeare. Trong kinh tế học, bất kỳ hạng mục vốn nào, chẳng hạn như một ngôi nhà hoặc một chiếc ô tô, đều phù hợp cho việc phân tích vì nó tạo ra một dòng dịch vụ. Trong trường hợp vốn văn hóa, nguồn vốn tạo ra dòng dịch vụ theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như khi một khách du lịch đến thăm một di tích lịch sử, một người nào đó xem một bức tranh, hoặc việc biểu diễn vở kịch Hamlet. Những dòng chảy này có thể được hiểu là các quy trình sản xuất, trong đó đầu ra cuối cùng là dịch vụ văn hóa mà người tiêu dùng trải nghiệm.
Điểm thứ hai liên quan đến giá trị, cơ sở để các nhà kinh tế học diễn giải các đặc trưng của vốn văn hóa giúp phân biệt nó với các hàng hóa tư bản khác. Theo cách nói thông thường, khái niệm tài sản bao hàm giá trị, thường được nghĩ đơn giản về mặt tài chính. Vốn văn hóa cũng không khác - nó tạo ra giá trị kinh tế, và làm như vậy ở cả dạng cổ phần (một tòa nhà lịch sử có thể được bán) và dưới dạng dòng vốn (khách du lịch trả tiền để đến thăm một địa điểm). Nhưng không giống như tài sản vốn “thông thường”, các hạng mục của vốn văn hóa thể hiện hoặc tạo ra một loại giá trị bổ sung và khác: giá trị văn hóa (Throsby 2001). Khái niệm này tìm cách nắm bắt phạm vi các giá trị phi tiền tệ có thể quy cho các hiện tượng văn hóa. Trong trường hợp các tòa nhà, địa điểm di sản, v.v., khái niệm giá trị văn hóa có cùng nguồn gốc với ý nghĩa văn hóa (hoặc giá trị di sản) như được hiểu trong lĩnh vực di sản, sẽ được bàn đến dưới đây.
Cần lưu ý rằng việc đề xuất sự tồn tại của một khái niệm giá trị không thể đo lường bằng thuật ngữ tài chính, cũng như điều cần thiết trong định nghĩa kinh tế về vốn văn hóa, đòi hỏi các nhà kinh tế học theo truyền thống tân cổ điển nghiêm ngặt phải mở rộng tầm nhìn. Trong mô hình chuẩn của một nền kinh tế bao gồm các nhà sản xuất tối đa hóa-lợi nhuận, người tiêu dùng tối đa hóa-tiện ích và thị trường hoạt động hoàn hảo, thì giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ hoàn toàn có thể biểu thị được, ít nhất là về nguyên tắc, dưới dạng tiền tệ. Người ta cho rằng bất kể động cơ của nhu cầu là gì, nếu một cá nhân đánh giá cao thứ gì đó thì họ sẽ sẵn sàng trả tiền để có được thứ đó, và mức độ sẵn sàng trả tiền của họ có thể nắm bắt được tất cả các khía cạnh sở thích cơ bản của họ, bao gồm cả những sở thích xuất phát từ định giá thẩm mỹ hoặc các định giá văn hóa khác. Tuy nhiên, vì các nhà kinh tế quan tâm đến việc tìm hiểu quá trình ra quyết định, nên có thể thuyết phục một người theo chủ nghĩa truyền thống nghiêm ngặt xem xét các dạng giá trị khác nếu có thể chỉ ra rằng, độc lập với các tác động tài chính, các giá trị thay thế đó ảnh hưởng đến sự lựa chọn của mọi người và do đó, ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực.
Việc đưa khái niệm vốn văn hóa vào kinh tế di sản đã rút ra từ khái niệm song hành về vốn tự nhiên trong kinh tế học môi trường (El Serafy 1991; Jansson et al. 1994). Một song hành cụ thể liên quan đến tính bền vững. Việc quản lý vốn tự nhiên có thể được hiểu theo hệ mẫu phát triển bền vững về mặt sinh thái, trong đó các giá trị kinh tế, xã hội và môi trường được diễn giải trong một hệ thống tổng thể (Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển 1987; Costanza và Daly 1992). Tương tự như vậy, có thể thấy rằng tính bền vững cung cấp một khuôn khổ bao quát để diễn giải việc quản lý vốn văn hóa, cho phép đưa ra khái niệm phát triển bền vững về mặt văn hóa phản ánh khái niệm về đối tác môi trường của nó (Throsby 2017). Một ưu điểm nữa của sức mạnh đồng hợp lý thuyết này giữa vốn tự nhiên và vốn văn hóa là các phương pháp đánh giá giá trị của tài sản môi trường đã được chứng minh là có thể chuyển giao trực tiếp cho các quy trình định giá trong kinh tế học di sản văn hóa, như chúng ta sẽ thấy thêm trong phần tiếp theo.
Phương pháp đánh giá
Mặc dù có thể có một số khác biệt về chi tiết của các cách tiếp cận khác nhau để định giá tài sản di sản văn hóa từ góc độ kinh tế, nhưng sự khác biệt cơ bản giữa giá trị kinh tế và văn hóa được đề cập ở trên vẫn đúng, cho dù được áp dụng cho nguồn vốn tài sản hay dịch vụ mà chúng cung cấp. Vì vậy, chúng ta có thể chia việc tường trình của mình về các thủ tục định giá theo hai yếu tố giá trị này. Trước tiên, chúng ta chuyển sang giá trị kinh tế, giá trị này có thể được xác định bằng các phương pháp phân tích kinh tế và có thể biểu thị bằng tiền tệ - những giá trị mà các cá nhân sẵn sàng trả bằng cách này hay cách khác. Các phạm trù mà giá trị kinh tế của di sản có thể được phân chia tương ứng với ba cách có thể xác định được trong đó các cá nhân trải nghiệm di sản – giá trị sử dụng, giá trị không sử dụng hoặc giá trị như một ngoại tác sinh lợi.
Giá trị sử dụng tích lũy cho các cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp thông qua việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ di sản. Nó có thể được trải nghiệm, ví dụ, thông qua quyền sở hữu tài sản di sản, hoặc tận hưởng các dịch vụ của tài sản di sản (sống trong một ngôi nhà di sản hoặc làm việc trong một tòa nhà lịch sử). Những giá trị như vậy được phản ánh trong các quy trình thị trường, và có thể thấy trong các giao dịch tài chính khác nhau. Giá trị sử dụng trực tiếp của di sản cũng tích lũy cho khách du lịch đến thăm các địa điểm văn hóa, được đo bằng các biến như phí vào cửa. Khía cạnh thứ hai của định giá cá nhân là các giá trị phi sử dụng hoặc các giá trị sử dụng thụ động, được các cá nhân trải nghiệm nhưng không được phản ánh trong các quá trình thị trường, vì chúng bắt nguồn từ các thuộc tính của di sản văn hóa có thể được phân loại là hàng hóa công cộng. Việc tiêu dùng hàng hóa công cộng được định nghĩa là phi-cạnh tranh (tiêu dùng của người này không làm giảm giá trị của người khác) và phi-loại trừ (một khi hàng hóa có sẵn, thì mọi người không thể bị loại trừ khỏi việc tiêu dùng nó). Các nghiên cứu về kinh tế môi trường và sinh thái trong hơn 20 năm qua đã xác định được ba loại giá trị sử dụng thụ động có liên quan như nhau đối với di sản: giá trị tồn tại, giá trị lựa chọn và giá trị thừa kế.4 Tất cả các nguồn giá trị này làm phát sinh nhu cầu bảo tồn của di sản có thể biểu thị dưới dạng sẵn sàng chi trả của cá nhân, và việc đo lường sẽ được thảo luận dưới đây.
Loại giá trị thứ ba của di sản văn hóa do các cá nhân trải nghiệm có phần khác biệt so với hai loại trên, mặc dù nó bao hàm cả đặc điểm sử dụng và không sử dụng. Nó xuất phát từ thực tế là di sản có thể tạo ra tác động lan tỏa tích cực, hay còn gọi là ngoại tác. Ví dụ, các tòa nhà di sản sẽ tạo ra ngoại tác có lợi nếu người qua đường đạt được niềm vui nhất thời khi quan sát các phẩm chất thẩm mỹ hoặc lịch sử của chúng. Ví dụ, người đi bộ ở Milan có thể thưởng thức cảnh tượng của Duomo Nhà thờ Chính tòa khi họ đi bộ qua quảng trường liền kề. Về nguyên tắc, giá trị kinh tế của một lợi ích như vậy có thể được ước tính, mặc dù trên thực tế hiếm khi như vậy. Nhưng sự thật vẫn rõ ràng: tác động lan tỏa tích cực là một giá trị di sản có thể xác định được và có tiềm năng quan trọng tích lũy cho các cá nhân.
Liên quan đến đo lường, việc đánh giá các giá trị sử dụng phải đơn giản, vì chúng bắt nguồn từ các giao dịch tài chính có thể quan sát hoặc ước tính được. Người ta đã chú ý đến việc đánh giá các giá trị phi-sử dụng có vấn đề nhiều hơn trong nghiên cứu ứng dụng về kinh tế học di sản văn hóa, bằng cách điều chỉnh các phương pháp từ các lĩnh vực khác. Các cách tiếp cận được sử dụng có thể phân loại thành các phương pháp sở thích-bộc lộ và sở thích-tuyên bố. Phương pháp thứ nhất dựa vào suy luận từ hành vi được quan sát, chẳng hạn như việc sử dụng giá bất động sản để ước tính xem liệu chất lượng di sản của nhà ở trong một khu vực nhất định có ảnh hưởng đến giá bán của chúng hay không (Moorhouse and Smith 1994). Những nghiên cứu này và những nghiên cứu khác dựa trên dữ liệu về sở thích-bộc lộ, bao gồm cái gọi là phương pháp chi phí lữ hành (Bedate, Herrero, và Sanz 2004), giới hạn trong tính hữu ích cho việc ước tính các giá trị không sử dụng vì về cơ bản chúng đo lường các hiệu ứng lợi ích cá nhân hơn là hiệu ứng lợi ích chung (Armbrecht 2014). Do đó, việc đánh giá của các nhà kinh tế về lợi ích phi thị trường của di sản văn hóa chủ yếu tập trung vào các phương pháp sở thích-tuyên bố bằng cách sử dụng định giá ngẫu nhiên hoặc gần đây hơn là mô hình lựa chọn rời rạc.
Cách tiếp cận sở thích-tuyên bố liên quan đến việc yêu cầu mọi người cho biết họ sẵn sàng trả tiền cho những lợi ích nhận được, hoặc sẵn sàng chấp nhận bồi thường cho những mất mát của họ. Việc khảo sát có thể diễn ra trong các điều kiện cận-thử nghiệm, hoặc thông thường hơn, có thể được thực hiện thông qua các cuộc điều tra mẫu cá nhân. Ví dụ, giá trị phi-sử dụng của một địa điểm di sản địa phương có thể được đánh giá bằng cách sử dụng định giá ngẫu nhiên bằng phương pháp khảo sát một mẫu cư dân trong khu vực (Cuccia 2011). Những người trả lời có thể được yêu cầu giả định cho biết khoản tài chính tối đa mà họ sẽ đóng góp vào quỹ để hỗ trợ địa điểm di sản, hoặc thay vào đó liệu họ có sẵn sàng trả bằng một số phương tiện khác chẳng hạn như thông qua điều chỉnh thuế của mình (Tuan and Navrud 2008). Một thí nghiệm lựa chọn rời rạc mang lại nhiều thông tin hơn so với thông tin có thể thu được từ một thực hành định giá ngẫu nhiên. Phương pháp này có thể áp dụng cho di sản nói chung (Allen Consulting Group 2005), hoặc phổ biến hơn là định giá tiên chiêm (ex ante: trước khi xem thấy) hoặc hậu chiêm (ex post: sau khi xem thấy) đối với một dự án hoặc địa điểm bảo tồn cụ thể. Một nghiên cứu lựa chọn rời rạc điển hình được áp dụng cho một địa điểm di sản sẽ tìm kiếm đánh giá của người trả lời về nhiều thuộc tính như khả năng tiếp cận, chất lượng thẩm mỹ, cơ sở vật chất mà nó cung cấp, v.v. (Alexandros and Jaffry 2005; Willis 2009; Choi et al. 2010). Cần có một số yêu cầu thanh toán sao cho có thể suy ra mức độ sẵn sàng chi trả cho các thuộc tính khác nhau hoặc cho toàn bộ địa điểm di sản. Các khảo sát lựa chọn rời rạc được thực hiện trực tuyến dễ dàng và do đó có thể yêu cầu kích cỡ mẫu tương đối lớn. Chúng đòi hỏi thiết kế thử nghiệm phức tạp, tuy nhiên những loại phương pháp đánh giá này dự tính tìm ra các ứng dụng rộng rãi hơn trong tương lai.
Có thể rút ra được những kết luận nào về tính hữu dụng của các phương pháp đánh giá kinh tế này trong thực tiễn bảo tồn di sản? Một số hình thức định giá kinh tế của một dự án bảo tồn rất có thể phù hợp, nếu không nói là nhất thiết phù hợp, nếu dự án đang tìm kiếm nguồn tài trợ hoặc để giải trình nguồn tài trợ đã nhận được. Phần lớn các dự án di sản được bắt đầu vì lý do văn hóa hơn là vì lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, có khả năng là tất cả các dự án sẽ tạo ra những lợi ích nào đó mà giá trị của chúng có thể được trình hiện trong khuôn khổ tài chính. Tất cả các đánh giá đều có khả năng bao gồm một cách thức đo lường nào đó bằng tiền về các giá trị sử dụng trực tiếp. Ngoài ra, như một thành phần của đánh giá tổng thể về giá trị kinh tế của một dự án, có thể mong muốn hoặc cần thiết để chứng minh về mặt kinh tế rằng các lợi ích phi-sử dụng thực tế là to lớn hoặc có khả năng là to lớn. Thật vậy, đối với các dự án bảo tồn, thường thì các lợi ích phi sử dụng sẽ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị kinh tế của dự án.5 Tuy nhiên, các loại đánh giá kinh tế được mô tả ở trên đòi hỏi phải có chuyên môn và nguồn lực. Ngay cả khi nguồn lực có sẵn, thì chuyên môn có thể vẫn bị thiếu. Các xem xét, cân nhắc này củng cố đều góp phần khẳng định đề xuất cho rằng việc đánh giá các dự án quan trọng, tốt nhất nên được một nhóm bao gồm một hoặc nhiều nhà kinh tế có thể làm việc cùng với các chuyên gia di sản khác tiến hành đánh giá các khía cạnh kinh tế liên quan đến chi phí và lợi ích của dự án.
Giờ đây chúng ta chuyển sang đánh giá giá trị văn hóa. Trong kinh tế học về di sản, giá trị văn hóa đã được thể hiện như một khái niệm đa diện và luôn thay đổi mà không có đơn vị tính toán duy nhất (Mazzanti 2003; Choi 2010). Với đặc tính đa diện của nó, có ý kiến cho rằng cách thích hợp để tiến hành đánh giá giá trị văn hóa là phân tích các yếu tố cấu thành của nó (Throsby 2001, 26 - 31). Ví dụ, giá trị văn hóa của một tòa nhà di sản có thể được xác định là có các cấu thành thẩm mỹ, biểu tượng, xã hội, lịch sử, giáo dục và khoa học. Việc phân loại các khía cạnh giá trị văn hóa như vậy tương tự như đặc điểm kỹ thuật của các tiêu chí để đánh giá ý nghĩa văn hóa của các tòa nhà hoặc địa điểm được đưa ra trong các thủ tục đánh giá di sản như Hiến chương ICOMOS của Úc về các Địa điểm có Ý nghĩa Văn hóa (Hiến chương Burra) hoặc các yêu cầu đối với các địa điểm được đề cử vào Danh sách Di sản Thế giới.
Việc xác định giá trị văn hóa theo các khuôn khổ này là điều kiện tiên quyết để đánh giá toàn diện, nhưng việc đo lường lại làm xuất hiện các vấn đề. Đánh giá về cấp độ ý nghĩa văn hóa hoặc cấp độ giá trị văn hóa của một hạng mục di sản chắc chắn là một đánh giá chủ quan, vì vậy thách thức trước hết là phát minh ra các phương tiện đánh giá minh bạch nhất có thể, với hy vọng cung cấp một tiêu chuẩn chung bằng cách dựa vào đó người đánh giá có thể xác định điểm số mà họ muốn phân bổ cho một mục cụ thể theo một tiêu chí nhất định. Một điểm số như vậy có thể là một đánh giá trực tiếp đối với tiêu chí đó, một cách đại diện hiệu quả bằng số của một đánh giá định tính (“rất quan trọng”, “quan trọng”, “không đặc biệt quan trọng”, v.v.). Cách tiếp cận đánh giá này có thể được áp dụng trong thực tế bằng cách tìm kiếm sự đồng ý hoặc không đồng ý của các cá nhân với một loạt các tuyên bố định tính về các yếu tố giá trị văn hóa cụ thể, trong đó một số tuyên bố khác nhau có thể được sử dụng cho từng thành phần giá trị để cho phép khám phá các cách thể hiện giá trị khác nhau đó. Điểm số có thể biểu thị cho các câu trả lời cho phép tổng hợp các đánh giá giữa các cá nhân, các yếu tố giá trị hoặc cả hai; nếu cần, tổng hợp lại có thể được tính thành trọng số để phản ánh các mức độ quan trọng khác nhau gắn với các thành phần khác nhau.
Vấn đề Kinh tế trong Chính sách Di sản
Việc các chủ sở hữu tư nhân và cơ quan công quyền sử dụng và lạm dụng di sản văn hóa có những tác động đáng kể đến lợi ích công cộng. Vì lý do này mà hầu như tất cả các chính quyền - quốc gia, vùng, tiểu bang, địa phương - đều có chính sách di sản theo cách này hay cách khác. Chính sách của họ sẽ liên quan hệ trọng đến hành vi của chính họ, vì họ thường là người nắm giữ tài sản di sản, thông qua quyền sở hữu các tòa nhà công cộng lịch sử, v.v. Ngoài ra, cần có sự can thiệp về chính sách để kiểm soát hành vi của các chủ sở hữu cá nhân và tập thể đối với di sản nhằm ngăn chặn các hành vi được đánh giá là đi ngược lại lợi ích công cộng. Một số vấn đề chính sách phát sinh. Trước hết, mặc dù thực tế là hầu hết các nhà kinh tế thích sự vận hành của thị trường hơn là sự can thiệp của cơ quan quản lý như một phương tiện để tác động đến việc phân bổ nguồn lực trong bất kỳ ngành nào, nhưng quy định hóa ra lại là công cụ chính mà các chính phủ trên khắp thế giới sử dụng để đưa ra chính sách về di sản - nghĩa là, liệt kê các tòa nhà hoặc địa điểm di sản theo mức độ quan trọng của chúng. Việc lập danh sách áp đặt các ràng buộc đối với chủ sở hữu về cách thức sử dụng di sản, xem liệu nó có thể được sửa đổi hoặc bán trác hay không, v.v... Với tư cách là một công cụ chính sách, các quy định có một số nhược điểm mà các nhà kinh tế rất quen thuộc: chúng tạo ra sự kém hiệu quả, liên quan đến chi phí hành chính, đưa ra những động cơ khuyến khích sai trái và chúng có thể bị các nhóm lợi ích lợi dụng, biến thành lợi ích của riêng họ. Bất chấp những hạn chế này, các quy định có một số đặc điểm hấp dẫn trong việc thực thi chính sách, đặc biệt là trong trường hợp di sản: chúng trực tiếp, có tính quyết định và mang lại kết quả chắc chắn. Hơn nữa, chúng vận hành nhanh hơn nhiều so với sự can thiệp của thị trường - một lợi thế, chẳng hạn, khi cần thiết để ngăn chặn việc phá hủy một tài sản di sản.
Thứ hai, xung đột giữa lợi ích công và tư thường xuyên nảy sinh trong lĩnh vực di sản. Ví dụ: đánh giá của chủ sở hữu tư nhân về lợi ích và chi phí của một dự án bảo tồn liên quan đến việc tái sử dụng thích ứng tài sản di sản của họ sẽ chỉ dựa trên dòng tài chính vào và ra khỏi tài khoản cá nhân của họ, trong khi cùng một dự án được đánh giá ở cấp độ xã hội có khả năng bao gồm một loạt các lợi ích tập thể và chi phí không được cá nhân tính đến. Khi xem xét cách giải quyết các trường hợp chủ sở hữu tư nhân cho rằng mình bị thiệt thòi khi lên danh sách hoặc hậu quả của nó, chính phủ không thể bỏ qua mục đích chính của quy định di sản, đó là bảo vệ lợi ích công cộng phát sinh từ di sản được xây dựng ở bất kỳ cấp độ nào mà lợi ích đó được trải nghiệm. Đặc biệt, điều quan trọng là không nên cho phép nhu cầu cấp thiết tài chính ngắn hạn của một số chủ sở hữu tài sản lấn át lợi ích công cộng dài hạn. Chìa khóa để đạt được sự cân bằng phù hợp giữa lợi ích công và tư trong bảo tồn di sản đặc biệt nằm ở hai định hướng chính sách: áp dụng các thủ tục khách quan, nhất quán và kỹ lưỡng để đánh giá di sản và cung cấp đủ nguồn lực để đền bù khi có nhu cầu chính đáng có thể được chứng minh là thực sự tồn tại.
Cuối cùng, chúng tôi chuyển sang vấn đề cân bằng các mục tiêu kinh tế và văn hóa trong hoạch định chính sách di sản. Đối với một số dự án, việc tạo ra giá trị kinh tế và văn hóa có thể bổ sung và cân bằng, dẫn đến kết quả đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, có thể có sự đánh đổi giữa hai loại giá trị. Một số tòa nhà hoặc địa điểm di sản có thể có giá trị văn hóa cao nhưng giá trị kinh tế tương đối thấp, ngay cả khi giá trị kinh tế bao gồm các lợi ích phi thị trường. Những lợi ích khác có thể hoàn toàn ngược lại. Sự lựa chọn giữa chúng, nếu có, kéo theo một trao đổi nào đó giữa giá trị này đổi lấy giá trị kia. Chúng ta với tư cách cá nhân hay xã hội sẵn sàng từ bỏ bao nhiêu giá trị kinh tế để đảm bảo một cấp độ giá trị văn hóa nhất định và ngược lại? Trong thực tế, những tình huống khó xử này được giải quyết thông qua một số loại quy trình chính trị hoặc thủ tục đàm phán. Trong những trường hợp như vậy, không cần phải nói rằng việc đánh giá toàn diện cả giá trị kinh tế và văn hóa do dự án tạo ra, được thực hiện bằng cách sử dụng các thủ tục được thảo luận trong bài viết này, là cần thiết để đi đến quyết định cuối cùng hợp lý.
Một số lĩnh vực ứng dụng mới
Nghiên cứu về kinh tế di sản đã có một số hướng đổi mới trong những năm gần đây. Ví dụ, vai trò của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong việc đóng góp vào khái niệm terroir thổ sản trong phân tích quá trình địa phương hóa sản xuất rượu vang và thực phẩm chuyên biệt theo vùng đã được nghiên cứu (Douguet and O'Connor 2003; Cross, Plantinga and Stavins 2011; Anatole-Gabriel 2016). Trong bài viết này, tôi thảo luận thêm một ví dụ nữa về một lĩnh vực nghiên cứu mà kinh tế học đang được áp dụng cho các vấn đề di sản văn hóa: đổi mới đô thị tại các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, các tài sản di sản văn hóa tập trung đáng kể tồn tại trong kết cấu kiến trúc truyền thống của các thị trấn và thành phố. Ai cũng biết rằng quá trình phát triển đô thị ở những quốc gia như vậy thường vòng tránh khu vực trung tâm, nơi mô hình đường phố, mạng lưới xã hội và các hoạt động truyền thống không thay đổi, có lẽ trong nhiều thế kỷ (Razzu 2005). Trong những trường hợp như vậy, hiện đại hóa và mở rộng đô thị đã diễn ra ở những nơi khác, do đó, phần lõi lịch sử bao gồm một tập hợp ít nhiều đồng nhất của cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Mặc dù chúng có thể được các nhà bảo tồn quan tâm, nhưng những phần lõi lịch sử này đôi khi đặt ra những vấn đề khó khăn cho các nhà quy hoạch đô thị, đặc biệt khi chiến lược phát triển của thành phố là tăng mật độ nhà ở nội thành và mở rộng đầu tư thương mại quy mô lớn. Trong những trường hợp này, con đường phát triển thiết thực và tiết kiệm chi phí nhất cho thành phố có thể là di dời cư dân của vùng trung tâm, phá bỏ các tòa nhà và thay thế chúng bằng các công trình hiện đại.
Mặt khác, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một giải pháp thay thế khả thi cho việc phá dỡ có thể là phục hồi các tòa nhà di sản, nâng cấp cơ sở hạ tầng trong vùng lõi và cải thiện việc cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình địa phương (Rypkema 2013). Các trung tâm đô thị lịch sử, chẳng hạn như medinas các khu trung tâm và souks chợ búa ở nhiều thị trấn và thành phố thuộc Trung Đông và Bắc Phi, thường là mạng lưới liên kết của các ngành công nghiệp sáng tạo địa phương cung cấp hàng hóa và dịch vụ văn hóa cho cả cư dân và khách hàng, kể cả khách du lịch (Cernea 2001; Bigio và Licciardi 2010). Việc cải tạo vùng lõi cung cấp kích thích tố cho các ngành công nghiệp này, tạo thu nhập và việc làm cho người dân và doanh nghiệp địa phương. Hơn nữa, tài sản vốn văn hóa, cả vật thể và phi vật thể, đều rất quan trọng trong việc duy trì cấu trúc xã hội và văn hóa của cộng đồng (Steinberg 1996). Rõ ràng là sự gắn kết xã hội, sự tham gia của cộng đồng và sự phát triển vốn xã hội được tăng cường đáng kể trong môi trường đô thị thuộc lĩnh vực con người, phản ánh các giá trị văn hóa truyền thống và khuyến khích sự tham gia sáng tạo của người dân địa phương (Serageldin 1999; Bandarin và van Oers 2012; Rojas và Lanzafame 2011).
Chi tiêu công hoặc tư nhân cho bảo tồn di sản ở các thành phố và thị trấn ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể được coi là một dự án đầu tư, và do đó có thể định giá tiên chiêm (ex ante: trước khi xem thấy) hoặc hậu chiêm (ex post: sau khi xem thấy) khi sử dụng các phương pháp đánh giá đầu tư như phân tích chi phí-lợi ích. Về nguyên tắc, các phương pháp này liên quan đến việc tập hợp chi phí vốn của dự án, ước tính dòng lợi ích và chi phí được chiết khấu trong tương lai do dự án tạo ra và thể hiện kết quả dưới dạng thống kê như tỷ lệ chi phí lợi ích hoặc tỷ lệ phần trăm hoàn vốn đầu tư ban đầu. Các tính toán lý tưởng nên bao gồm đánh giá về bất kỳ tác động lan tỏa hoặc phi thị trường nào của dự án. Hơn nữa, bảo tồn di sản có thể được kỳ vọng sẽ có những tác động đáng kể về xã hội và văn hóa, và một số giải thích về những tác động này cũng nên được đưa vào phân tích. Tuy nhiên, khi các kỹ thuật này được áp dụng để đánh giá tác động kinh tế, xã hội và văn hóa của các chương trình phục hồi đô thị do di sản-dẫn dắt ở các nước đang phát triển, thì một số sửa đổi của các thủ tục thẩm định thông thường này như được sử dụng ở các nước phát triển là cần thiết. Quan trọng nhất, dữ liệu thường không có sẵn để ước tính chi tiết dòng thời gian của dự án về lợi ích và chi phí, và thậm chí chi phí vốn của dự án có thể khó xác định một cách chắc chắn do có nhiều nguồn tài chính có thể liên quan. Hơn nữa, một nghiên cứu định giá ngẫu nhiên nghiêm ngặt để đo lường các tác động phi thị trường có thể không thực hiện được do các nguồn lực cần thiết và các vấn đề trong việc xác định kích cỡ dân số khảo sát phù hợp.6
Trong những trường hợp này, một cách tiếp cận mang tính phương pháp luận có thể được áp dụng để duy trì khuôn khổ tổng thể được cung cấp bởi phân tích chi phí-lợi ích nhưng chỉ định lượng các thành phần khác nhau trong chừng mực dữ liệu cho phép. Thay vì đưa ra các ước tính chính xác về chi phí và lợi ích tài chính của dự án theo thời gian, cách tiếp cận như vậy có thể chỉ định một loạt các chỉ số kinh tế để nắm bắt một cách khái quát các tác động đối với cư dân, hộ gia đình và doanh nghiệp sống và hoạt động trong các khu vực bị ảnh hưởng, và tìm cách đo lường chúng thông qua các cuộc điều tra mẫu đối với các nhóm liên quan phù hợp. Nếu trung tâm thành phố lịch sử được khách du lịch đến thăm, thì chi tiêu của họ cũng có thể được tính vào đó. Hơn nữa, theo cách tiếp cận này, các công cụ khảo sát được sử dụng để thu thập dữ liệu về tác động kinh tế của việc đầu tư vào di sản ở các trung tâm lịch sử có thể được điều chỉnh để thu thập thông tin về các tác động xã hội và văn hóa của dự án. Ví dụ, một loạt câu hỏi về giá trị văn hóa được cảm nhận từ việc nâng cấp tài sản di sản có thể được đưa vào bảng câu hỏi và khả năng tác động có lợi đến sự gắn kết xã hội, chất lượng cuộc sống, v.v. do những cải thiện trong môi trường đô thị có thể cũng được điều tra. Mặc dù các quy trình này không có khả năng mang lại số liệu thống kê kết quả tiêu chuẩn của phân tích chi phí-lợi ích, chẳng hạn như tỷ lệ chi phí-lợi ích hoặc tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, nhưng chúng có thể cung cấp một giải thích rộng hơn và theo một nghĩa nào đó phong phú hơn về các tác động tổng thể của các dự án đầu tư đô thị do di sản-dẫn dắt. Đặc biệt, có thể tập trung chú ý vào vai trò cụ thể của bảo tồn di sản trong việc tạo ra lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa cho cộng đồng.7
Kết luận
Có thể lập luận rằng một thách thức lớn đối với lĩnh vực bảo tồn di sản trong thế kỷ 21 là chứng minh sự liên quan của lĩnh vực này với xã hội hoặc các xã hội mà nó phục vụ. Sự phù hợp trong bối cảnh này có thể được đánh giá dựa trên tham chiếu đến các giá trị: Các giá trị mà hoạt động bảo tồn dựa vào có phù hợp với các giá trị xã hội không? Việc xem xét câu hỏi này đòi hỏi phải mở rộng bối cảnh trong đó thực hành bảo tồn được đánh giá, đưa vào các quan điểm từ các khoa học xã hội và nhân văn, nơi suy tư về các giá trị xã hội là mối quan tâm chính. Kinh tế học có thể đóng góp nhiều vào sự phản ánh này. Trong truyền thống lâu đời của kinh tế chính trị, các cuộc tranh luận về giá trị và định giá đã đóng một vai trò cơ bản. Các vấn đề đã được tiến hành trong thời hiện đại trong lĩnh vực kinh tế học di sản, đặc biệt quan tâm đến việc khám phá mối tương tác giữa các giá trị kinh tế và văn hóa trong lý thuyết và thực hành đánh giá di sản. Một loạt các phương pháp phát sinh từ nghiên cứu này đã được áp dụng vào các cuộc khảo sát về các giá trị kinh tế và văn hóa do một loạt các dự án bảo tồn thực tế mang lại. Việc ra quyết định trong lĩnh vực bảo tồn di sản rõ ràng liên quan đến các giá trị đa chiều đòi hỏi nhiều chuyên môn khác nhau. Ở đây, tôi hy vọng đã chỉ ra rằng các nhà kinh tế học có thể đóng góp điều gì đó vào việc hoạch định chính sách di sản dựa trên giá trị vượt xa một đánh giá đơn giản tập trung vào lợi nhuận tài chính hữu hình. Ngược lại, các phương pháp tiếp cận giá trị và định giá được phát triển bởi các nhà kinh tế di sản cho phép tích hợp phân tích kinh tế chính thức vào các khái niệm rộng hơn về giá trị xã hội mà việc bảo tồn di sản cần phải phục vụ. Bằng những phương tiện này, các nhà kinh tế có thể hỗ trợ xây dựng các chiến lược chính sách phản ánh chặt chẽ hơn các giá trị của xã hội nơi các chính sách phải được áp dụng một cách hiệu quả.
________________________________________________
Nguồn: Throsby, David (2019). Heritage Economics: Coming to Terms with Value and Valuation. In Book: Values in Heritage Management: Emerging Approaches and Research Directions, Edited by Erica Avrami, Susan Macdonald, Randall Mason, and David Myers. https://www.getty.edu/publications/heritagemanagement/part-two/14/
Notes
1. See Mason (1999) for a report on the meeting.
2. For overviews of the field see Mason (2005) and Benhamou (2011). For a discussion from a conservation perspective of the potential for dialogue between economics and conservation practice see Mason (2008).
3. Usage of the term “cultural capital” in this sense is now well established in cultural economics. It contrasts with the way the term “cultural capital” is used in sociology, where it refers to the cultural competencies or acquired cultural knowledge of an individual or group, following the writings of Pierre Bourdieu (1986). In economics, these competencies and knowledge would be seen as one component in an individual’s human capital (Becker 1964).
4. For explanation of these terms see for example Throsby (2001, 78–79).
5. Note that if resources are not available for a full stated-preference evaluation for a particular heritage site, the relevant nonuse values may be inferred by reference to a similar study elsewhere, using so-called benefit-transfer methods. See Tuan, Seenprachawong, and Navrud (2009); Ulibarri and Ulibarri (2010).
6. An exception is the comprehensive contingent valuation study carried out in relation to the rehabilitation of the medina in Fez, Morocco, in the early 1990s, undertaken by the World Bank. See Carson, Mitchell, and Conaway (2002).
7. For illustrations of the development of these methodologies in evaluating urban heritage investments in developing countries, see applications in Macedonia and Georgia (Throsby 2012) and in Jordan (Throsby and Petetskaya 2014). For an outline of the methods used, see Throsby (2016).
References
Alexandros, Apostolakis, and Shabbar Jaffry. 2005. “Stated Preferences for Two Cretan Heritage Attractions.” Annals of Tourism Research 32 (4): 985–1005.
Allen Consulting Group. 2005. Valuing the Priceless: The Value of Historic Heritage in Australia. Research Report 2. Sydney: Heritage Chairs and Officials of Australia and New Zealand.
Anatole-Gabriel, Isabelle, ed. 2016. La valeur patrimoniale des économies de terroir: volume constitué des actes du colloque international “La valeur patrimoniale des économies de terroir comme modèle de développement humain,” tenu au collège des Bernardins, les 18 et 19 février 2015 et organisé par l’association des Climats du vignoble de Bourgogne-patrimoine mondial. Collection Sociétés. Dijon, France: Éditions universitaires de Dijon.
Armbrecht, John. 2014. “Use Value of Cultural Experiences: A Comparison of Contingent Valuation and Travel Cost.” Tourism Management 42 (6): 141–48.
Bandarin, Francesco, and Ron van Oers. 2012. The Historic Urban Landscape: Managing Heritage in an Urban Century. Chichester, UK: Wiley-Blackwell.
Becker, Gary S. 1964. Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to Education. New York: National Bureau of Economic Research.
Bedate, Ana, Luis César Herrero, and José Ángel Sanz. 2004. “Economic Valuation of the Cultural Heritage: Application to Four Case Studies in Spain.” Journal of Cultural Heritage 5 (1): 101–11.
Benhamou, Françoise. 2011. “Heritage.” In A Handbook of Cultural Economics, edited by Ruth Towse, 255–62. Cheltenham, UK: Edward Elgar.
Bigio, Anthony G., and Guido Licciardi. 2010. The Urban Rehabilitation of Medinas: The World Bank Experience in the Middle East and North Africa. Urban Development Series Knowledge Papers 9. Washington, DC: World Bank.
Bourdieu, Pierre. 1986. “Forms of Capital.” In Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education, edited by John G. Richardson, 241–58. New York: Greenwood.
Cannon-Brookes, Peter. 1996. “Cultural-Economic Analysis of Art Museums: A British Curator’s Viewpoint.” In Economics of the Arts: Selected Essays, edited by Victor Ginsburgh and Pierre-Michel Menger, 255–77. Amsterdam: North-Holland.
Carson, Richard T., Robert C. Mitchell, and Michael B. Conaway. 2002. “Economic Benefits to Foreigners Visiting Morocco Accruing from the Rehabilitation of the Fes Medina.” In Valuing Cultural Heritage: Applying Environmental Valuation Techniques to Historic Buildings, Monuments and Artifacts, edited by Ståle Navrud and Richard C. Ready, 118–41. Cheltenham, UK: Edward Elgar.
Cernea, Michael M. 2001. Cultural Heritage and Development: A Framework for Action in the Middle East and North Africa. Washington, DC: World Bank.
Choi, Andy S., Brent W. Ritchie, Franco Papandrea, and Jeff Bennett. 2010. “Economic Valuation of Cultural Heritage Sites: A Choice Modeling Approach.” Tourism Management 31 (2): 213–20.
Choi, Jong-Deok. 2010. “The Palace, the City and the Past: Controversies Surrounding the Rebuilding of the Gyeongbok Palace in Seoul, 1990–2010.” Planning Perspectives 25 (2): 193–213.
Costanza, Robert, and Herman E. Daly. 1992. “Natural Capital and Sustainable Development.” Conservation Biology 6 (1): 37–46.
Cross, Robin, Andrew J. Plantinga, and Robert N. Stavins. 2011. “What Is the Value of Terroir?” American Economic Review 101 (3): 152–56.
Cuccia, Tiziana. 2011. “Contingent Valuation.” In A Handbook of Cultural Economics, edited by Ruth Towse, 90–99. Cheltenham, UK: Edward Elgar.
Douguet, Jean-Marc, and Martin O’Connor. 2003. “Maintaining the Integrity of the French Terroir: A Study of Critical Natural Capital in Its Cultural Context.” Ecological Economics 44 (2–3): 233–54.
El Serafy, Salah. 1991. “The Environment as Capital.” In Ecological Economics: The Science and Management of Sustainability, edited by Robert Costanza, 168–75. New York: Columbia University Press.
Hutter, Michael, and Ilde Rizzo, eds. 1997. Economic Perspectives on Cultural Heritage. London: Macmillan.
Jansson, AnnMari, Monica Hammer, Carl Folke, and Robert Costanza, eds. 1994. Investing in Natural Capital: The Ecological Economics Approach to Sustainability. Washington, DC: Island.
Licciardi, Guido, and Rana Amirtahmasebi, eds. 2012. The Economics of Uniqueness: Investing in Historic City Cores and Cultural Heritage Assets for Sustainable Development. Urban Development Series. Washington, DC: World Bank.
Mason, Randall, ed. 1999. Economics and Heritage Conservation: A Meeting Organized by the Getty Conservation Institute, December 1998, Getty Center, Los Angeles. Los Angeles: Getty Conservation Institute.
Mason, Randall. 2005. Economics and Historic Preservation: A Guide and Review of the Literature. Washington, DC: Brookings Institution.
Mason, Randall. 2008. “Be Interested and Beware: Joining Economic Valuation and Heritage Conservation.” International Journal of Heritage Studies 14 (4): 303–18.
Mazzanti, Massimiliano. 2003. “Valuing Cultural Heritage in a Multi-Attribute Framework Microeconomic Perspectives and Policy Implications.” Journal of Socio-Economics 32 (5): 549–69.
Moorhouse, John C., and Margaret Supplee Smith. 1994. “The Market for Residential Architecture: 19th Century Row Houses in Boston’s South End.” Journal of Urban Economics 35 (3): 267–77.
Navrud, Ståle, and Richard C. Ready, eds. 2002. Valuing Cultural Heritage: Applying Environmental Valuation Techniques to Historic Buildings, Monuments and Artifacts. Cheltenham, UK: Edward Elgar.
Peacock, Alan. 1995. “A Future for the Past: The Political Economy of Heritage.” Proceedings of the British Academy 87:189–243.
Razzu, Giovanni. 2005. “Urban Redevelopment, Cultural Heritage, Poverty and Redistribution: The Case of Old Accra and Adawso House.” Habitat International 29 (3): 399–419.
Rizzo, Ilde, and Anna Mignosa, eds. 2013. Handbook on the Economics of Cultural Heritage. Cheltenham, UK: Edward Elgar.
Rizzo, Ilde, and David Throsby. 2006. “Cultural Heritage: Economic Analysis and Public Policy.” In Handbook of the Economics of Art and Culture, edited by Victor A. Ginsburgh and David Throsby, 1:983–1016. Handbooks in Economics 25. Amsterdam: Elsevier (North-Holland).
Rizzo, Ilde, and Ruth Towse, eds. 2002. The Economics of Heritage: A Study of the Political Economy of Culture in Sicily. Cheltenham, UK: Edward Elgar.
Rojas, Eduardo, and Francesco Lanzafame, eds. 2011. City Development: Experiences in the Preservation of Ten World Heritage Sites. Washington, DC: Inter-American Development Bank.
Rypkema, Donovan. 2013. “Heritage Conservation and Property Values.” In The Economics of Uniqueness: Investing in Historic City Cores and Cultural Heritage Assets for Sustainable Development, edited by Guido Licciardi and Rana Amirtahmasebi, 107–42. Urban Development Series. Washington, DC: World Bank.
Schuster, J. Mark, John de Moncheaux, and Charles A. Riley II, eds. 1997. Preserving the Built Heritage: Tools for Implementation. Salzburg Seminar. Hanover, NH: University Press of New England.
Serageldin, Ismail. 1999. Very Special Places: The Architecture and Economics of Intervening in Historic Cities. Washington, DC: World Bank.
Steinberg, Florian. 1996. “Conservation and Rehabilitation of Urban Heritage in Developing Countries.” Habitat International 20 (3): 463–75.
Teutonico, Jeanne Marie, and Frank Matero, eds. 2003. Managing Change: Sustainable Approaches to the Conservation of the Built Environment: 4th Annual US/ICOMOS International Symposium Organized by US/ICOMOS, Program in Historic Preservation of the University of Pennsylvania, and the Getty Conservation Institute, Philadelphia, Pennsylvania, April 2001. Los Angeles: Getty Conservation Institute.
Throsby, David. 1999. “Cultural Capital.” Journal of Cultural Economics 23 (1/2): 3–12.
Throsby, David. 2001. Economics and Culture. Cambridge, UK: Cambridge University Press.
Throsby, David. 2012. Investment in Urban Heritage: Economic Impacts of Cultural Heritage Projects in FYR Macedonia and Georgia. Urban Development Series Knowledge Papers 16. Washington, DC: World Bank.
Throsby, David. 2016. “Investment in Urban Heritage Conservation in Developing Countries: Concepts, Methods and Data.” City, Culture and Society 7 (2): 81–86.
Throsby, David. 2017. “Culturally Sustainable Development: Theoretical Concept or Practical Policy Instrument?” International Journal of Cultural Policy 23 (2): 133–47.
Throsby, David, and Ekaterina Petetskaya. 2014. The Economic Impacts of World Bank Heritage Investments in Jordan. Washington, DC: World Bank.
Tuan, Tran Huu, and Ståle Navrud. 2008. “Capturing the Benefits of Preserving Cultural Heritage.” Journal of Cultural Heritage 9 (3): 326–37.
Tuan, Tran Huu, Udomsak Seenprachawong, and Ståle Navrud. 2009. “Comparing Cultural Heritage Values in South East Asia: Possibilities and Difficulties in Cross-Country Transfers of Economic Values.” Journal of Cultural Heritage 10 (1): 9–21.
Ulibarri, Carlos A., and Victor C. Ulibarri. 2010. “Benefit-Transfer Valuation of a Cultural Heritage Site: The Petroglyph National Monument.” Environment and Development Economics 15 (1): 39–57.
Willis, Kenneth G. 2009. “Assessing Visitor Preferences in the Management of Archaeological and Heritage Attractions: A Case Study of Hadrian’s Roman Wall.” International Journal of Tourism Research 11 (5): 487–505.
World Commission on Environment and Development. 1987. Our Common Future. Oxford and New York: Oxford University Press
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét