Ngô Xuân Minh
Người dịch: Hà Hữu Nga
Chương 1. “Trung quốc – Tứ phương Tứ hải Man di”: Trật tự Địa chính trị Đại lục – Hải đảo của Văn minh Trung Hoa sơ khai
[Tr.3] Mặc dù là một quốc gia ven biển nằm ở phía tây Thái Bình Dương, Trung Quốc cổ đại về bản chất có một mô thức văn hóa lục địa, với tầm nhìn hướng về đất liền, và trật tự địa chính trị của các tương tác đất-biển của nền văn minh cổ đại lấy Đồng bằng Trung Nguyên (中原) làm trung tâm thuộc trung và hạ lưu sông Hoàng Hà và được bao quanh bởi “Tứ Phương Man Di” (四方蠻夷) trong “Tứ Hải” (四海). Tuy nhiên, các “man dân” trên biển ngoại vi là Di (夷 Yi), Việt (越 Yue) và Phiên (番 Fan) đã hoạt động và phát triển dọc theo bờ biển phía đông nam của Trung Quốc ở rìa của “Tứ phương” này. Ở đây, về mặt khách quan, họ đã đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong lịch sử cổ đại của nền văn minh Trung Hoa, từ truyền thống đi biển bản địa “thạo dùng thuyền” trong thời kỳ tiền sử và sơ sử cho đến “Con đường tơ lụa trên biển” thời trung cổ và lịch sử muộn thuộc các triều đại từ Hán (漢) đến Đường (唐). Văn hóa hàng hải ngoại biên của bờ biển phía đông nam Trung Quốc đại diện cho phần chính của lịch sử hàng hải Đông Á cổ đại, đã tiến hóa và phát triển dọc theo “Hào rãnh Bốn biển” (四海為壑 Tứ hải vi hác) trong trật tự địa chính trị đất-biển của nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Trong lịch sử so sánh giữa thế giới phương Đông và phương Tây, văn hóa hàng hải phương Đông cổ đại phát triển trong “Hào rãnh Bốn biển” này ở ngoại vi của nền văn minh Trung Quốc cổ đại nói chung khác với văn hóa hàng hải phương Tây phát sinh ở Địa Trung Hải và phát triển thành một trung tâm truyền bá đa văn hóa của nền văn minh phương Tây.
1.1 Mô thức Văn hóa Lục địa của một “Trung quốc” với Phiên thuộc “Tứ phương” và “trong Tứ hải” của Lịch sử Văn minh Đông Á
[Tr.4] Cả các khu vực đất liền và vùng biển đều đóng vai trò là không gian quan trọng cho các hoạt động của con người trong lịch sử lâu dài của thế giới. Các phát hiện khảo cổ học ở phương Đông và phương Tây chứng minh rằng con người đã tích cực tham gia vào các hoạt động hàng hải trong hàng nghìn năm từ thời tiền sử trong suốt thời sơ sử, dẫn đến hai hoạt động kinh tế và xã hội khác nhau trên đất liền và trên biển tương ứng. Do đó, cả đặc tính lục địa và đại dương đều là nội hàm kép vốn có của văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, đất liền và biển đóng vai trò khác nhau trong lịch sử khu vực của loài người, đặc biệt là trong nguồn gốc của các nền văn minh sơ khai của phương Đông và phương Tây.
Dù sao đi nữa, mô thức thông thường của lịch sử loài người cũng cho thấy rằng những vùng đất trên các đồng bằng màu mỡ của một vài con sông lớn ở Cựu Thế giới có tầm quan trọng then chốt đối với nguồn gốc và sự phát triển của các vương quốc và nền văn minh cổ điển sớm nhất. Sự xuất hiện và diễn tiến của các nền văn minh sớm nhất của các vương quốc và quốc gia ở cả phương Đông và phương Tây đều có quan hệ mật thiết với các con sông lớn, chẳng hạn như sông Tigris, sông Euphrates, sông Nile, sông Hằng, sông Hoàng Hà và sông Dương Tử. Các yếu tố văn hóa và môi trường trên cạn thiết yếu, bao gồm các đồng bằng phù sa rộng lớn ở trung và hạ lưu các con sông này, đất đai màu mỡ và canh tác nông nghiệp phát triển, sự tăng trưởng của các cư dân định cư, quá trình tích lũy của cải của các xã hội, v.v., tất cả đã tạo thành cơ sở cho các vương quốc sơ khai ở những vùng này. Kiểm soát lãnh thổ đất đai, cạnh tranh và xung đột về nguồn nước tưới tiêu, phân tầng và tập trung hóa trong các xã hội nông nghiệp, tất cả đều làm tăng tính phức tạp xã hội ở những vùng đất màu mỡ ôn hòa này của Cựu Thế giới. Chính trên những đồng bằng phù sa màu mỡ này, các vương quốc sớm nhất, chẳng hạn như Babylon cổ đại, Ai Cập cổ đại, Ấn Độ cổ đại và nhà Hạ (夏), nhà Thương (商) của Trung Quốc sơ khai, đã được hình thành và ra đời. “Ở những khu vực này, các Vương quốc rộng lớn đã hình thành và nền tảng của các quốc gia vĩ đại bắt đầu” (Hegel, G.W.F. 2001: 107).
Nền văn minh sớm của Trung Quốc cũng bắt nguồn từ đồng bằng phù sa lớn nhất tập trung ở trung và hạ lưu sông Hoàng Hà ở nội địa lục địa Đông Á, nổi tiếng là “Trung tâm Thế giới” (天下之中 Thiên hạ chi trung), vùng “Trung nguyên” và “Đại hà địa” (大河之上 Đại hà chi thượng) được ghi chép trong các tài liệu lịch sử cổ đại của Trung Quốc, từng là những vùng canh tác lý tưởng về mặt địa lý và môi trường để phát triển trồng trọt ngũ cốc. Lục địa Đông Á có trung tâm là vùng “Trung nguyên” này là một môi trường địa lý nội địa và nửa kín có hình dạng tự nhiên, không chỉ được bao quanh bởi các sa mạc, cao nguyên và núi lớn đóng vai trò là rào cản tự nhiên, mà còn ngăn cách với các quốc gia bên ngoài bởi đại dương mênh mông. “Bản thân Trung Quốc là một đơn vị địa lý khổng lồ, tương đối cô lập hoặc bán cô lập với thế giới bên ngoài.” “Quê hương của dân tộc Trung Hoa nằm trên lục địa rộng lớn ở Đông Á, trải dài từ cao nguyên Pamir ở phía tây, đại sa mạc ở phía bắc và núi non trùng điệp vùng tây nam, đến biển lớn và các đảo đại dương ở phía đông và đông nam tiếp giáp với Thái Bình Dương bao la. Những rào cản [tr.5] tự nhiên này của đồi núi và đại dương bao quanh đại lục tạo ra đơn vị địa lý nội địa và tương đối độc lập với một hệ thống có cấu trúc chặt chẽ bên trong” (Yan, W.M. 1987; Fei, X.T. 1989). Vùng nội địa tương đối độc lập với núi non, sa mạc và đại dương ấy được phân định là “Thế giới”, “Gầm trời” (天下 Thiên hạ), “Tứ hải” (四海), “Nội hải” (海内) trong tầm nhìn địa lý quốc gia Trung Quốc sơ khai của người Hoa Hạ (華夏) và người Hán (漢 Hán) trong các tài liệu lịch sử của họ.
Chương “Phi công” (非攻) trong Sách Mặc Tử (墨子) viết: 一天下之和,總四海之內 Nhất thiên hạ chi hòa, tổng tứ hải chi nội “Một thiên hạ hòa hợp, tất cả trong bốn biển” (Mo, D. et al. 2001: 105). Chương “Bất cẩu” (不苟) trong Sách Tuân Tử (荀子) viết về người quân tử: 推禮義之統,分是非之分,總天下之要,治海內之眾.Thôi lễ nghĩa chi thống, phân thị phi chi phân, tổng thiên hạ chi yếu, trị hải nội chi chúng. Thúc đẩy lễ nghĩa thống trị, phân biệt rạch ròi phải trái, cốt yếu là nắm lấy thiên hạ, sửa trị chúng dân trong bốn biển. (Xun , K. và cộng sự 1995: 40). [Chương “Vương chế” (王制) trong Lễ ký (禮記) viết: 凡四海之內九州,州方千里。州,建百里之國三十,七十里之國六十,五十里之國百有二十,凡二百一十國;名山大澤不以封,其餘以為附庸間田。八州,州二百一十國。天子之縣內,方百里之國九,七十里之國二十有一,五十里之國六十有三,凡九十三國;名山大澤不以封,其餘以祿士,以為間田。凡九州,千七百七十三國。天子之元士,諸侯之附庸不與。Phiên: Phàm tứ hải chi nội cửu châu, châu phương thiên lí. Châu, kiến bách lí chi quốc tam thập, thất thập lí chi quốc lục thập, ngũ thập lí chi quốc bách hữu nhị thập, phàm nhị bách nhất thập quốc; danh sơn đại trạch bất dĩ phong, kì dư dĩ vi phụ dung gian điền. Bát châu, châu nhị bách nhất thập quốc. Thiên tử chi huyện nội, phương bách lí chi quốc cửu, thất thập lí chi quốc nhị thập hữu nhất, ngũ thập lí chi quốc lục thập hữu tam, phàm cửu thập tam quốc; danh sơn đại trạch bất dĩ phong, kì dư dĩ lộc sĩ, dĩ vi gian điền. Phàm cửu châu, thiên thất bách thất thập tam quốc. Thiên tử chi nguyên sĩ, chư hầu chi phụ dung bất dữ. Dịch: Tổng cộng có 9 châu nằm trong bốn biển, mỗi châu dọc ngang ngàn dặm. Một châu có 30 nước dọc ngang trăm dặm, 60 nước dọc ngang 70 dặm, 120 nước dọc ngang 50 dặm, cả thảy có 210 nước. Tám châu còn lại, mỗi châu có 210 nước. Trong địa hạt của Thiên tử, có 9 nước dọc ngang trăm dặm, 21 nước dọc ngang bảy mươi dặm, 63 nước dọc ngang 50 dặm, tổng cộng là 93 nước; núi thiêng đầm lớn không được phép phân phong, còn lại làm lộc cho tầng lớp sĩ, làm ruộng rẫy. Cả thảy 9 châu có 1773 nước. Thiên tử xưng Nguyên sĩ, Chư hầu là Phụ thuộc, không đồng hàng.HHN] Chương “Phường ký” 坊記 trong cùng cuốn sách viết: 子云:「孝以事君,弟以事長」,示民不貳也,故君子有君不謀仕,唯卜之日稱二君。喪父三年,喪君三年,示民不疑也。父母在,不敢有其身,不敢私其財,示民有上下也。故天子四海之內無客禮,莫敢為主焉。故君適其臣,升自阼階,即位於堂,示民不敢有其室也。父母在,饋獻不及車馬,示民不敢專也。以此坊民,民猶忘其親而貳其君。Phiên: Tử vân: [hiếu dĩ sự quân, đễ dĩ sự trưởng], thị dân bất nhị dã, cố quân tử hữu quân bất mưu sĩ, duy bốc chi nhật xưng nhị quân. Tang phụ tam niên, tang quân tam niên, thị dân bất nghi dã. Phụ mẫu tại, bất cảm hữu kì thân, bất cảm tư kì tài, thị dân hữu thượng hạ dã. Cố thiên tử tứ hải chi nội vô khách lễ, mạc cảm vi chủ yên. Dịch: Lễ ký, Phường ký: Tử viết: “Đạo hiếu thờ vua chúa, đạo đễ kính trưởng thượng”, dạy cho chúng dân không được làm trái vậy, cho nên kẻ quân tử thờ vua không cầu quan tước, chỉ được gọi là nhị quân vào ngày xem quẻ [忠臣不事二君trung thần bất sự nhị quân – tôi trung không thờ hai chúa]. Để tang cha ba năm, để tang vua ba năm, dạy cho chúng dân không được nghi hoặc vậy. Cha mẹ còn, không dám nghĩ đến bản thân, không dám tư lợi của cải, dạy cho chúng dân biết trên dưới vậy. Vậy nên, Thiên tử trong bốn biển cư xử phải đúng lễ nghi, không được ra vẻ chủ tớ vậy. HHN] (Ruan, Y. 2009: 2916–2917, 3518). Luận ngữ (論語), Nhan Uyên Chương XII (顏淵,第十二) viết: “論語·顏淵第十二”: 司馬牛憂曰:「人皆有兄弟,我獨亡。」子夏曰:「商聞之矣:死生有命,富貴在天。君子敬而無失,與人恭而有禮。四海之內,皆兄弟也。君子何患乎無兄弟也? Phiên: Tư mã Ngưu ưu viết: nhân giai hữu huynh đệ, ngã độc vô. Tử Hạ viết: Thương văn chi hĩ: tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên. Quân tử kính nhi vô thất, dữ nhân cung nhi hữu lễ. Tứ hải chi nội, giai huynh đệ dã. Quân tử hà hoạn hồ vô huynh đệ dã? Dịch: Tư Mã Ngưu buồn rầu nói: người ta đều có anh em, tôi thì không. Tử Hạ nói: Thương tôi từng nghe: sống chết có mệnh, sang giàu ở trời. Kẻ quân tử kính trọng không sơ lầm, đối với người thì khiêm cung lễ nghĩa. Người ta trong bốn biển đều anh em cả. Vậy thì hà cớ kẻ quân tử lo buồn không huynh đệ. [HHN], (Ruan, Y. 2009: 5436)
Sách 淮南子(Hoài Nam tử), 地形訓 (Địa hình huấn): 闔四海之內,東西二萬八千里,南北二萬六千里,水道八千里,通穀其名川六百,陸徑三千里。禹乃使太章步自東極,至於西極,二億三萬三千五百里七十五步。使豎亥步自北極,至於南極,二億三萬三千五百里七十五步。凡鴻水淵藪,自三百仞以上,二億三萬三千五百五十里,有九淵。Phiên: Hạp tứ hải chi nội, đông tây nhị vạn bát thiên lí, nam bắc nhị vạn lục thiên lí, thủy đạo bát thiên lí, thông cốc kì danh xuyên lục bách, lục kính tam thiên lí. Vũ nãi sử thái chương bộ tự đông cực, chí ư tây cực, nhị ức tam vạn tam thiên ngũ bách lí thất thập ngũ bộ. Sử thụ hợi bộ tự bắc cực, chí ư nam cực, nhị ức tam vạn tam thiên ngũ bách lí thất thập ngũ bộ. Phàm hồng thủy uyên tẩu, tự tam bách nhận dĩ thượng, nhị ức tam vạn tam thiên ngũ bách ngũ thập lí, hữu cửu uyên. Dịch: Toàn bộ trong bốn biển, đông tây 2.8000 dặm, bắc nam 2.6000 dặm, đường biển 8000 dặm, đường sông hẻm núi 600 dặm, đường bộ 3000 dặm. Vì vậy vua Vũ sai bề tôi Thái Chương đi bộ từ cực đông sang cực tây tất cả là 2 ức (1 ức = 100 triệu) 3 vạn 3 nghìn và 5 trăm dặm và 75 bộ. Lại sai Thụ Hợi đi bộ từ cực bắc xuống cực nam là 2 ức 3 vạn 3 nghìn 5 trăm dặm và 75 bộ. Tổng cộng vực sâu đầm lớn, trong vòng 2 ức 3 vạn 3 nghìn 5 trăm 50 dặm có chín vực thẳm cao 3 trăm nhận (mỗi nhận = 8 thước). 覽冥訓 (Lãm minh huấn): 往古之時,四極廢,九州裂,天不兼覆,地不周載,火爁炎而不滅,水浩洋而不息,猛獸食顓民,鷙鳥攫老弱,於是女媧煉五色石以補蒼天,斷鼇足以立四極。殺黑龍以濟冀州,積蘆灰以止淫水。蒼天補,四極正,淫水涸,冀州平,狡蟲死,顓民生。Phiên: vãng cổ chi thì, tứ cực phế, cửu châu liệt, thiên bất kiêm phúc, địa bất chu tái, hỏa lãm viêm nhi bất diệt, thủy hạo dương nhi bất tức, mãnh thú thực chuyên dân, chí điểu quặc lão nhược, ư thị Nữ Oa luyện ngũ sắc thạch dĩ bổ Thương Thiên, đoạn Ngao túc dĩ lập tứ cực. Sát hắc long dĩ tế Ký châu, tích lô hôi dĩ chỉ dâm thủy. Thương Thiên bổ, tứ cực chính, dâm thủy hạc, Ký châu bình, giảo trùng tử, chuyên dân sinh. Dịch: Vào thời Thái cổ, bốn trụ trời sụp đổ, chín châu ly tán, trời không còn che, đất không còn chở, lửa thiêu hầm hập không dứt, nước dâng cuồn cuộn chẳng ngừng, mãnh thú ăn thịt dân đen, ác điểu rỉa xác kẻ già yếu. Vì vậy, Nữ Oa đã luyện đá ngũ sắc để vá trời, chặt chân Thần Ngao làm đủ bốn cột trụ Trời. Giết Rồng Đen cứu Ký Châu, gom tro lau làm đê ngăn lũ. Trời xanh lại dựng, lũ lớn lùi xa, Ký Châu thái hòa, muông hung thú tợn chết, dân lành sinh sôi. [HHN], (Liu, A. et al. 2010: 65, 92).
Cũng có một số kinh điển đề cập đến “tứ hải”, không rõ ràng đề cập đến “trong” biển hay “bên ngoài” biển, nhưng ngữ cảnh ngữ nghĩa của chúng có thể được hiểu là ý nghĩa của nội địa “trong bốn biển”. ”. Bài Huyền điểu (玄鳥) trong Thi kinh (詩經) viết: [天命玄鳥,降而生商,宅殷土芒芒。古帝命武湯,正域彼四方。方命厥后,奄有九有。商之先後,受命不殆,在武丁孫子。Phiên: Thiên mệnh huyền điểu, Hàng nhi sinh Thương, Trạch Ân thổ mang mang. Cổ đế mệnh Vũ Thang, Chánh vực bỉ tứ phương. Phương mệnh quyết hậu, Yểm hữu cửu hữu. Thương chi tiên hậu, Thụ mệnh bất đãi, Tại Vũ Đinh tôn tử. Dịch: Trời cho Thần Nhạn, Hạ sinh nhà Thương, Đất đai mênh mang. Xưa Trời lệnh Vũ Thang, Chỉnh trị cả bốn phương. Chư hầu phục mệnh, Hết thảy chín châu. Dòng dõi nhà Thương, Vững vàng thụ mệnh, Truyền lại Vũ Đinh...HHN] (Ruan, Y. 2009: 1344). Chương 離婁上 Ly Lâu Thượng: 孟子曰:「離婁之明,公輸子之巧,不以規矩,不能成方員。師曠之聰,不以六律,不能正五音。堯舜之道,不以仁政,不能賓士天下。Phiên: Mạnh tử viết: Ly Lâu chi minh, Công Thâu tử chi xảo, bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên. Sư Khoáng chi thông, bất dĩ lục luật, bất năng chính ngũ âm; Nghiêu Thuấn chi đạo, bất dĩ nhân chính, bất năng bình trị thiên hạ. Dịch: Mạnh tử nói: Ly Lâu minh bạch [Li Lâu, người đời Hoàng Đế, tương truyền có thể nhìn xa hơn trăm bước, thấy cả sợi lông thú mới mọc mùa thu. Vì thế, 離婁之明 Li Lâu chi minh dùng để tỉ dụ sức nhìn cực tốt. HHN], Công Thâu (Lỗ Ban) tinh xảo, nhưng chẳng dùng khuôn tròn thước vuông, thì chẳng dựng nên được vuông tròn. Quan nhạc sư Khoáng là người thính sáng, nếu không dùng sáu cặp (âm dương) âm luật [gồm 12 đơn vị: 黃鐘 (hoàng chung),大呂 (đại lữ),太簇 (thái thốc),夾鍾 (giáp chung),姑洗 (cô tẩy),中呂 (trung lữ),蕤賓 (nhuy tân),林鍾 (lâm chung),夷則 (di tắc),南呂 (nam lữ),無射 (vô xạ),應鐘 (ứng chung) HHN], thì cũng chẳng định được ngũ âm (宮,商,角,徵,羽 cung, thương, giốc, chủy, vũ). Đạo vua Nghiêu vua Thuấn nếu không có lòng nhân thì cũng không làm cho thiên hạ thái bình. HHN]. Sách Ly Lâu: 離婁上•第三章,孟子曰: 三代之得天下也以仁,其失天下也以不仁。國之所以廢興存亡者亦然。天子不仁,不保四海;諸侯不仁,不保社稷;卿大夫不仁,不保宗廟;士庶人不仁,不保四體。今惡死亡而樂不仁,是猶惡醉而強酒。Phiên: Ly Lâu thượng, đệ tam chương Mạnh Tử viết: Tam đại chi đắc thiên hạ dã dĩ nhân, kì thất thiên hạ dã dĩ bất nhân. Quốc chi sở dĩ phế hưng tồn vong giả diệc nhiên. Thiên tử bất nhân, bất bảo tứ hải; chư hầu bất nhân, bất bảo xã tắc; khanh đại phu bất nhân, bất bảo tông miếu; sĩ thứ nhân bất nhân, bất bảo tứ thể. Kim ác tử vong nhi nhạc bất nhân, thị do ác túy nhi cường tửu. Dịch: Mạnh tử nói: Đời Tam đại (Hạ, Thương, Chu của các vua Vũ, Thang, Văn, Võ) có được thiên hạ là vì có lòng nhân, mất thiên hạ (các vua Kiệt, Trụ, U, Lệ) là vì bất nhân. Nước chư hầu hưng hay phế, còn hay mất cũng hệt như vậy. Thiên tử mà bất nhân thì chẳng giữ được bốn biển; chư hầu bất nhân thì không gìn được xã tắc; quan khanh đại phu mà bất nhân thì mất tông miếu, kẻ sĩ, thứ dân bất nhân thì ngay đến thân thể cũng khó vẹn nguyên. Nay thù ghét mất chết mà vui thú điều bất nhân thì khác nào thù ghét mê lả mà rượu vẫn nốc tràn. HHN] (Ruan, Y. 2009: 5912). Thiên Đại Vũ mô (大禹謨) sách Thượng thư (尚書) nói: [曰若稽古,大禹曰文命,敷於四海,祗承於帝。曰:后克艱厥后,臣克艱厥臣,政乃乂,黎民敏德。Phiên: Viết nhược kê cổ, Đại Vũ viết Văn Mệnh (tên chữ của Đại Vũ), phu ư tứ hải, chi thừa ư đế. Viết: “Hậu khắc gian quyết hậu, thần khắc gian quyết thần, chính nãi nghệ, lê dân mẫn đức.” Dịch: Tích xưa kể rằng Đại Vũ tự Văn Mệnh trị vì cả bốn biển kính phục mệnh Trời. Lại nói: “Vua vượt khó phận vua, tôi vượt khó phận tôi, việc cai trị cậy ở người tài, dân đen cũng theo đòi đức hạnh”. HHN], (Ruan, Y. 2009: 282–283, 286).
Thiên Vũ cống (禹貢) trong sách Thượng thư (尚書) viết: 禹別九州,隨山濬川,任土作貢。禹敷土, 隨山刊木,奠高山大川。Phiên: Vũ biệt cửu châu, tùy sơn tuấn xuyên, nhậm thổ tác cống. Vũ phu thổ, tùy sơn khan mộc, điện cao sơn đại xuyên. Dịch: Vua Vũ chia đất đai làm chín châu, theo thế núi khơi sông, dùng đất ban phong. Vua Vũ phân đất đai thành bờ cõi, theo thế núi mà chặt cây, đặt định cúng tế núi cao sông lớn. HHN], (Ruan, Y. 2009: 320). Chương “Lễ khí” (禮器) của sách Lễ ký nói: 大饗其王事與!三牲魚臘,四海九州之美味也;籩豆之薦,四時之和氣也。內金,示和也。束帛加璧,尊德也。龜為前列,先知也。金次之,見情也。丹漆絲纊竹箭,與眾共財也。其餘無常貨,各以其國之所有,則致遠物也。其出也,肆夏而送之,蓋重禮也。Phiên: Đại hưởng kì vương sự dữ! tam sinh ngư lạp, tứ hải cửu châu chi mĩ vị dã; biên đậu chi tiến, tứ thì chi hòa khí dã. Nội kim, thị hòa dã. Thúc bạch gia bích, tôn đức dã. Quy vi tiền liệt, tiên tri dã. Kim thứ chi, kiến tình dã. Đan tất ti khoáng trúc tiễn, dữ chúng cộng tài dã. Kì dư vô thường hóa, các dĩ kì quốc chi sở hữu, tắc trí viễn vật dã. Kì xuất dã, tứ hạ nhi tống chi, cái trọng lễ dã. Dịch: Đại tế tiệc là do Thiên tử cử hành! Ba tế vật (bò, dê, lợn), ngư lạp (cá khô) là mĩ vị (món hiếm quý) của chín châu bốn biển vậy; các giỏ lễ vật là hòa khí của bốn mùa vậy. Nội kim (vàng, bạc, đồng) biểu thị hòa thuận vậy! Bó lụa thêm ngọc bích chỉ cho đức hạnh cao quý vậy. Rùa là hàng đầu, vì biết trước sự việc vậy! Vàng là thứ hai, để tỏ rõ chân tình vậy. Đan sa, sơn then, tơ tằm, sợi bông, mũi tên tre tất cả cũng là cống vật vậy. Ngoài ra còn là những hóa vật khác nhau, mà mỗi thứ đều do mỗi nước chư hầu dâng cống, suy cho cùng đều là tài vật từ các vùng xa xôi vậy. Khi sứ bộ ra về bèn cử khúc Tứ Hạ mà đưa tiễn, đại để là lễ trọng vậy. [HHN], (Ruan, Y. 2009: 3122).
Thiên Thục Chân huấn (俶真訓) trong sách Hoài Nam tử (淮南子) viết: 夫曆陽之都,一夕反而為湖,勇力聖知與疲怯不肖者同命,巫山之上,順風縱火,膏夏紫芝與蕭艾俱死。故河魚不得明目,稚稼不得育時,其所生者然也。故世治則愚者不能獨亂,世亂則智者不能獨治。身蹈於濁世之中,而責道之不行也,是猶兩絆騏驥,而求其致千里也。置猿檻中,則與豚同,非不巧捷也,無所肆其能也。舜之耕陶也,不能利其里;南面王,則德施乎四海。Phiên: Phù Lịch Dương chi đô, nhất tịch phản nhi vi hồ, dũng lực thánh tri dữ bì khiếp bất tiếu giả đồng mệnh, vu sơn chi thượng, thuận phong túng hỏa, cao hạ tử chi dữ tiêu ngải câu tử. Cố hà ngư bất đắc minh mục, trĩ giá bất đắc dục thì, kì sở sinh giả nhiên dã. Cố thế trị tắc ngu giả bất năng độc loạn, thế loạn tắc trí giả bất năng độc trị. Thân đạo ư trọc thế chi trung, nhi trách đạo chi bất hành dã, thị do lưỡng bán kì kí, nhi cầu kì trí thiên lí dã. Trí viên hạm trung, tắc dữ đồn đồng, phi bất xảo tiệp dã, vô sở tứ kì năng dã. Thuấn chi canh đào dã, bất năng lợi kì lí; nam diện vương, tắc đức thi hồ tứ hải. Dịch: Ôi! Kinh đô Lịch Dương qua một đêm bỗng biến thành hồ, bậc thánh nhân thông tuệ dũng lược cùng lũ hèn đớn bất tài đều chung số phận; trên núi Vu Sơn gió réo lửa bùng, cả cây to cáo hạ, mụn nấm linh chi, lẫn lùm tiêu ngải thảy đều chết cháy. Vì vậy, khi cá sông không thể nhìn xa, và cây giống kém phần sinh trưởng, thì cha mẹ của chúng cũng vậy. Do đó, khi thời thế bình trị thì kẻ ngu không thể tự mình làm loạn, và nếu thời thế tao loạn thì người ngoan đâu dám bình trị một mình. Thân quẫy trong thời loạn mà trách đạo không được thực hành, chẳng khác nào kìm cương tuấn mã cứ đòi nó phải phi ngàn dặm vậy. Con vượn bị nhốt vào cũi cũng chẳng hơn gì con heo sữa, sao linh lợi được vậy, đâu thể khuyếch trương được năng lực của nó vậy. Đế Thuấn mà cũng tự cày ruộng làm gốm đấy, nhưng đâu có ích lợi gì cho quê hương của Ngài; bậc đế vương yên vị quay mặt về phương Nam, noi theo đức mà trị bình bốn biển. [HHN], (Ruan, Y. 2009: 3122).
Thiên Lãm Minh huấn (覽冥訓) trong sách Hoài Nam tử (淮南子) viết: 覽冥訓:逮至當今之時,天子在上位,持以道德,輔以仁義,近者獻其智,遠者懷其德,拱揖指麾而四海賓服,春秋冬夏皆獻其貢職,天下混而為一,子孫相代,此五帝之所以迎天德也。夫聖人者,不能生時,時至而弗失也。輔佐有能,黜讒佞之端,息巧辯之說,除刻削之法,去煩苛之事,屏流言之跡,塞朋黨之門,消知能,修太常,隳肢體,絀聰明,大通混冥,解意釋神,漠然若無魂魄,使萬物各復歸其根,則是所修伏犧氏之跡,而反五帝之道也。Phiên: Lãm Minh huấn: Đãi chí đương kim chi thì, thiên tử tại thượng vị, trì dĩ đạo đức, phụ dĩ nhân nghĩa, cận giả hiến kì trí, viễn giả hoài kì đức, củng ấp chỉ huy nhi tứ hải tân phục, xuân thu đông hạ giai hiến kì cống chức, thiên hạ hỗn nhi vi nhất, tử tôn tương đại, thử ngũ đế chi sở dĩ nghênh thiên đức dã. Phù thánh nhân giả, bất năng sanh thì, thì chí nhi phất thất dã. Phụ tá hữu năng, truất sàm nịnh chi đoan, tức xảo biện chi thuyết, trừ khắc tước chi pháp, khứ phiền hà chi sự, bính lưu ngôn chi tích, tắc bằng đảng chi môn, tiêu tri năng, tu thái thường, huy chi thể, truất thông minh, đại thông hỗn minh, giải ý thích thần, mạc nhiên nhược vô hồn phách, sử vạn vật các phục quy kì căn, tắc thị sở tu phục hi thị chi tích, nhi phản ngũ đế chi đạo dã. Dịch: Cho đến nay, Thiên tử ở ngôi tôn, đề cao đạo đức, bổ sung nhân nghĩa, người gần hiến trí, kẻ xa mến đức, chắp tay cung kính chỉ huy mà bốn biển vẫn tòng phục, xuân hạ thu đông thảy đều cống nạp, thiên hạ hỗn độn mà vẫn dung hợp làm một, con cháu đời đời trị vì, ngũ đế sở dĩ được ban thiên đức cũng nhờ đó vậy. Ôi! kẻ thánh nhân không thể sinh ra thời thế, nhưng dựa vào thời thế mà trừ bỏ vậy. Kẻ phò tá có tài, trừ mầm mống sàm nịnh, dứt xảo biện ngoa ngôn, loại hình luật khắc nghiệt, bỏ chính sự phiền hà, ngăn đồn thổi vô cớ, chặn cánh cửa bè phái, diệt trí năng, dưỡng nghi lễ, hủy thân thể, vứt thông minh, khơi tăm tối, cởi ý, mở thần, bơ thờ không hồn phách, để vạn vật trở về nguồn chính là chỉnh trị công nghiệp dòng dõi Phục Hy, trái ngược với lề thói của Ngũ Đế vậy. [HHN], (Liu, A. et al. 2010: 52, 92).
Sơn Hải kinh (山海經) Nam Kinh hải ngoại (海外南經) viết: 地之所載,六合之間,四海之內,照之以日月,經之以星辰,紀之以四時,要之以太歲,神靈所生,其物異形,或夭或壽,唯聖人能通其道。海外自西南陬,至東南陬者。結匈國在其西南,其為人結匈。南山在其東南。自此山來,蟲為蛇,蛇號為魚。一曰南山在結匈東南。比翼鳥在其東,其為鳥青,赤,兩鳥比翼。一曰在南山東。羽民國在其東南,其為人長頭,身生羽。一曰在比翼鳥東南,其為人長頰。有神人二八,連臂,為帝司夜於此野。在羽民東。其為人小頰赤肩。盡十六人。畢方鳥在其東,青水西,其為鳥人面一腳。一曰在二八神東。讙頭國在其南,其為人人面有翼,鳥喙,方捕魚。一曰在畢方東。或曰讙朱國。狄山,帝堯葬于陽,帝嚳葬于陰。爰有熊、羆、文虎、蜼、豹、離朱、視肉。吁咽、文王皆葬其所。一曰湯山。一曰爰有熊、羆、文虎、蜼、豹、離朱、𩿨久、視肉、虖交。其范林方三百里。Phiên: địa chi sở tái, lục hợp chi gian, tứ hải chi nội, chiếu chi dĩ nhật nguyệt, kinh chi dĩ tinh thần, kỉ chi dĩ tứ thì, yếu chi dĩ thái tuế, thần linh sở sinh, kì vật dị hình, hoặc yểu hoặc thọ, duy thánh nhân năng thông kì đạo. Hải ngoại tự tây nam tưu, chí đông nam tưu giả. Kết hung quốc tại kì tây nam, kì vi nhân kết hung. Nam sơn tại kì đông nam. Tự thử sơn lai, trùng vi xà, xà hào vi ngư. Nhất viết nam sơn tại kết hung đông nam. Bỉ dực điểu tại kì đông, kì vi điểu thanh, xích, lưỡng điểu bỉ dực. Nhất viết tại nam sơn đông. Vũ dân quốc tại kì đông nam, kì vi nhân trường đầu, thân sinh vũ. Nhất viết tại bỉ dực điểu đông nam, kì vi nhân trường giáp. Hữu thần nhân nhị bát, liên tí, vi đế ti dạ ư thử dã. Tại vũ dân đông. Kì vi nhân tiểu giáp xích kiên. Tận thập lục nhân. Tất phương điểu tại kì đông, thanh thủy tây, kì vi điểu nhân diện nhất cước. Nhất viết tại nhị bát thần đông. Hoan đầu quốc tại kì nam, kì vi nhân nhân diện hữu dực, điểu uế, phương bộ ngư. Nhất viết tại tất phương đông. Hoặc viết hoan chu quốc. Địch sơn, đế Nghiêu táng vu dương, đế Khốc táng vu âm. Viên hữu hùng, bi, văn hổ, vị, báo, li chu, thị nhục. Hu yết, văn vương giai táng kì sở. Nhất viết thang sơn. Nhất viết viên hữu hùng, bi, văn hổ, vị, báo, li chu, si cửu, thị nhục, hô giao. Kì phạm lâm phương tam bách lí. Dịch: Đất chở vạn vật, trong cõi lục hợp (thượng, hạ, đông, tây, nam, bắc), bao bọc bốn biển, nhật nguyệt sáng soi, tinh tú vạch đường, bốn mùa giềng mối, Thái Tuế buộc đòi, thần linh sinh ra, vạn vật dị hình, thọ dai chết yểu, chỉ có thánh nhân tường minh lẽ đó. Hải ngoại khéo là tận mé đông nam chí mé tây nam. Nước Kết Hung nằm mé tây nam, bọn đó là rợ Kết Hung. Nam Sơn nằm về phía đông nam nước đó. Rợ Nam Sơn gọi sâu trùng là rắn, kêu rắn là cá. Có kẻ nói Nam Sơn ở mé đông nam Kết Hung. Chim kiêm kiêm sống ở phía đông nước đó, loại chim ấy có lông màu xanh, đỏ, trống mái liền cánh. Có kẻ nói chúng ở phía đông Nam Sơn. Nước Lông Vũ ở mé đông nam, rợ ấy đầu dài, mình mọc lông vũ. Có kẻ nói ở phía đông nam nơi ở của chim kiêm kiêm có giống rợ má dài. Có hai mươi tám vị thần nhân, liền tay, là Thần Cầm canh ở cõi đó. Ở phía đông của rợ Lông Vũ có rợ má nhỏ vai đỏ. Tất cả có mười sáu tên. Chim Tất phương sống ở mạn đông, phía tây Thanh Thủy, giống chim ấy mặt người, một chân. Có kẻ nói nó ở phía đông của bọn 28 Thần nhân. Nước Hoan Đầu ở mạn nam, rợ đó mặt người, có cánh chim, mỏ chim, là loài ăn cá. Có kẻ nói rợ đó ở phía đông của giống chim Tất phương, hoặc đó là nước Hoan Chu vậy. Tại Địch Sơn, Đế Nghiêu táng tại phía Dương (Nam), còn Đế Khốc táng tại phía Âm (Bắc). Rồi thì Hữu Hùng, Gấu Bi, Hổ Vằn, Vượn, Báo, Li Chu (Thần cầm, Cận thần của Hoàng đế) và Thị Nhục (động vật huyền thoại). Cả Hu Yết và Văn Vương đều được an táng ở đó. Có kẻ nói là Thang Sơn. Lại có kẻ nói: Hữu Hùng, Gấu Bi, Hổ Vằn, Vượn, Báo, Li Chu, Si Cửu, Thị Nhục và Hô Giao. [吁咽:郭璞《注》: “所未詳也”。袁珂《校注》以為是人名,即帝舜。Phiên: Hu Yết: Quách Phác “Chú”: “sở vị tường dã”. Viên Kha “Giáo chú” dĩ vi thị nhân danh, tức Đế Thuấn. Dịch: “Hu Yết” – Quách Phác ghi chú là “Vẫn chưa rõ”. Viên Kha đối chiếu, và chú là Đế Thuấn vậy. [HHN], (Yuan, K. 2014: 171)
_____________________________________________
(Còn nữa…)
Nguồn: Chunming Wu 吴春明 Ngô Xuân Minh (2021). The Prehistoric Maritime Frontier of Southeast China Indigenous Bai Yue and Their Oceanic Dispersal, The Archaeology of Asia-Pacific Navigation, Volume 4, Series Editor, The Center for Maritime Archaeology, The Belt and Road Research Institute, Xiamen University, Xiamen, Fujian, China; published by the registered company Springer Nature Singapore Pte Ltd. The registered company address is: 152 Beach Road, #21-01/04 Gateway East, Singapore 189721, Singapore.
Tác giả: Ngô Xuân Minh, nam, sinh năm 1966, quê ở Cổ Điền, Phúc Kiến. Giáo sư Khoa Lịch sử của Trường Nhân văn cũ, Đại học Hạ Môn, và hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ về Khảo cổ học và Bảo tàng học. Ông cũng là nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Văn minh Cổ đại thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Viện Văn hóa Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông, Trung tâm Nghiên cứu Lương Chử Quốc tế (Chiết Giang), đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hải Dương (Thanh Đảo). Giám đốc kiêm Phó Tổng thư ký Hội Nghiên cứu Lịch sử Dân tộc Bách Việt. Vào ngày 14 tháng 10 năm 2014, Đại học Hạ Môn đã khai trừ ông khỏi đảng và thu hồi tư cách giáo sư của ông vì bị tố cáo quấy rối tình dục và quan hệ bất chính với một số sinh viên đã tốt nghiệp và nghiên cứu sinh. Vào tháng 1 năm 2018, ông trở thành thủ thư của Viện Nghiên cứu Biển Đông thuộc Đại học Hạ Môn.
Tài liệu dẫn
Ban, G. 班固, 1962. History of the Han Dynasty. Originally published in East Han Dynasty, new edition, Beijing: Zhonghua Book Company (Han Shu 《汉书》, 中华书局 Zhongua Shuju).
Fei, X.T. 费孝通, 1989. The Integration Pattern of the Pluralistic Cultures of Chinese Nation. Journal of Peking University, No. 4, pp. 1–19 (Fei Xiaotong, Zhonghua Minzu de Duoyuan Yiti Geju 《中华民族的多元一体格局》, in Beijing Daxue Xuebao 《北京大学学报》).
Hegel, Georg Wilhelm Friedrich, 2001. The Philosophy of History. Kitchener: Batoche Books.
Li, B.Q. 李伯谦, 1990. The Development Stage and Zoning System of Bronze Culture in Ancient China. Huaxia Archaeology, No. 2, PP. 82–91 (Zhongguo Qingtong Wenhua de Fazhan Jieduan yu Fenqu Xitong 《中国青铜文化的发展阶段与分区系统》, in Huaxia kaogu 《华夏考古》).
Liu, A. 刘安, Chen, J. 陈静, ed. 2010. The Book of the Prince of Huainan. Originally published in Han Dynasty, new edition, Zhengzhou: Zhongzhou Ancient Book Publishing House (Huai’nanzi 《淮南子》, Zhongzhou Guji Chubanshe 中州古籍出版社).
Mo, D. 墨翟, Shi, M. 施明 (ed.), 2001. Book of the Master Mocius. Originally made by D. Mo in Warring State period and annotated by M. Shi. New edition, Guangzhou: Guangzhou Press (Mozi 《墨子》, Guangzhou chubanshe 广州出版社).
Ruan, Y. 阮元, ed. 2009. The Thirteen Classics, with Annotations and Commentaries. Originally published in Song Dynasty and re-edited & printed by Ruan Yuan in 20th year of Jiqqing (嘉庆) reign (1815) of Qing dynasty. New edition, Beijing: Zhonghua Book Company (Shisanjing Zhushu 《十三经注疏》, Zhongua Shuju 中华书局).
Sima, Q.司马迁, 1959. Records of the Historian. Originally published in Han Dynasty, with annotations by S.J. Zhang (张守节) of Tang Dynasty, Z. Sima (司马贞) of Tang Dynasty and Y. Pei (裴骃) of Song Dynasty. New edition, Beijing: Zhonghua Book Company (Shiji《史记》, Zhongua Shuju (中华书局).
Xun, K. 荀况, Zhang, J. 张觉, ed. 1995. Annotation on the Book of Master Xuncius. Originally made by K. Xun in Warring State period and annotated by J. Zhang with new edition, Shanghai: Shanghai Classic Publishing House (Xunzi Yizhu 《荀子译著》, Shanghai Guji Chubanshe 上海古籍出版社).
Yan, W.M. 严文明, 1987. The Unity and Diversity of the Prehistoric Cultures in China. Cultural Relics, No. 3, PP. 38–50 (Zhongguo Shiqian Wenhua de Tongyixing yu Duoyangxing 《中国史前文化的统一性与多样性》, in Wenwu 《文物》).
Yuan, Ke 袁珂ed. 2014. Commentaries on the Classic of the Mountains and Seas (final revision). Beijing: Beijing United Publishing House (Shanhaijing Jiaozhu 《山海经校注》 (最终修订版), Beijing Lianhe Chubanshe 北京联合出版社).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét