Người dịch: Hà Hữu Nga
Giới thiệu: Hiện diện, Vắng mặt và Chốn khác
Bài viết này thảo luận về các khái niệm bằng chứng và cấu trúc từ bên trong nhận thức luận được truyền cảm hứng về hiện tượng luận. Các khái niệm này được đặt định dựa trên hai nền tảng siêu hình, một siêu hình học hiện diện so với siêu hình học không hiện diện hoặc vắng mặt. Bài viết gồm ba phần, bắt đầu với phần giới thiệu về lý thuyết tri thức của Husserl, trong đó bằng chứng đóng vai trò như một điểm lý tưởng tạo nên kho tri thức và đóng vai trò như một chốn buông neo mang tính mục đích luận trong quá trình tri thức. Theo tinh thần Derridean, quan điểm này được diễn giải dựa trên siêu hình học hiện diện, trong đó trò chơi cấu trúc được ổn định (một cách lý tưởng) bởi một điểm nguồn của bằng chứng.
Sau đó là việc xuất trình một phê phán Derridean về bằng chứng, bằng cách đối lập giữa siêu hình học hiện diện với siêu hình học không hiện diện hoặc vắng mặt. Theo Derrida, điều kiện khả tính của cấu trúc là vắng mặt. Trò chơi liên tục của các yếu tố bên trong một cấu trúc xuất hiện từ không hiện diện nguyên ủy, và vắng mặt này vượt khỏi việc vận hành cấu trúc cụ thể.
Cuối cùng, bài viết khảo sát xem liệu siêu hình học về vắng mặt có thể được diễn giải và hiện thực hóa một cách phù hợp từ bên trong tường trình của Merleau-Ponty, như được phát triển trong La structure du comportement - Cấu trúc Hành vi (1942) của ông hay không. Tường trình này liên quan đến các cấu trúc động, phân tầng, yêu cầu diễn giải chức năng xuất hiện từ bên ngoài bản thân cấu trúc. Phù hợp với Derrida, cần có một điểm vắng mặt để tạo ra vai trò của các yếu tố, và điểm vắng mặt này được thể hiện như một điểm rõ ràng nằm ngoài sự vận hành cấu trúc. Trong cách diễn giải được trình bày ở đây, sự vắng mặt được chỉ ra ở cấp độ tổ chức tức là cấp độ khác với cấp độ cấu trúc được đề cập. Từ chốn khác đó, một cấu trúc có thể được cấp cho ý nghĩa hoặc chức năng. Vì cấu trúc phải được bộc lộ với tư cách cấu trúc, nên cần phải có một chốn khác. Đây là cách thức mà vấn đề viễn kiến có thể được minh định về mặt nhận thức luận.
1. Bằng chứng làm Nền tảng cho Lý thuyết Tri thức của Husserl
1.1. Bằng chứng làm Cơ sở Biện minh
Trong hành trình tìm kiếm một nền tảng kiến thức vững chắc, Husserl gặp phải vấn đề lý tính (Vernunft), tức là vấn đề tìm ra các điều kiện của các đối tượng thực sự tồn tại. Trong Trầm tư Descartes (1931), Husserl đề cập đến vấn đề này như một vấn đề Cartesian: “Làm thế nào mà bằng chứng (clara et distincta perceptio) lại có thể khẳng định hơn là một đặc tính của ý thức trong tôi? Bên cạnh sự loại trừ (có lẽ không phải không tối quan trọng) về việc chấp nhận thế giới là tồn tại, đó là vấn đề Descartes, được cho là đã được giải quyết bởi các veracitas chân lý thần thánh” (Husserl, 1960: 82–83).1
Khoảng cách giữa ý thức và chân lý đối với Descartes được lòng nhân từ của Đức Chúa Trời bắc cầu. Nhờ ơn Chúa mà một điều gì đó không thật sẽ không thể minh nhiên. Husserl, ngược lại, nhằm đạt được một lý thuyết bằng chứng về chân lý mà không viện đến Chúa như một sự đảm bảo cho chân lý. Quan niệm về bằng chứng sẽ vận hành như một công cụ loại bỏ sự hiện diện của Chúa; tự nó phải đảm bảo một cơ sở vững chắc cho tri thức.
Husserl tin rằng nguồn gốc của vấn đề Descartes là hai phần. Trước hết, thực tế là Descartes đã không hiểu được ý nghĩa thực sự của quy giản siêu việt và quy giản thành bản ngã thuần túy. Thật vậy, bản ngã Descartes vẫn là một bản ngã trần tục, tức là một phần của thế giới, đối với Husserl, là một điều phi lý. Thứ hai, Husserl tin, ngược lại với Descartes, rằng cái cōgitātum (Latin, danh động từ cōgitō ‘tư duy’ - HHN), và không chỉ cōgitātō (cōgitātō ngôi thứ hai số ít trong mệnh lệnh thức chủ động tương lai của cōgitō; ngôi thứ ba số ít trong mệnh lệnh thức chủ động tương lai của cōgitō - HHN) là một phần của bằng chứng tuyệt đối. Điều này có nghĩa là khách thể không hoàn toàn bên ngoài chủ thể, và do đó, đối với Descartes, nó không đòi hỏi một nguồn thần thánh bảo đảm cho chân lý của nó.2
Ngay cả khi cách diễn đạt và các điểm trọng tâm khác nhau, Husserl vẫn sẽ bám vào trực giác này xuyên suốt từ Khảo sát Logic đến Ý tưởng.3 Bằng chứng là cơ sở biện minh cuối cùng trong lý thuyết kiến thức của ông. Trong Khảo sát Logic, Husserl tuyên bố rằng nếu không có bằng chứng, thì chân lý vẫn nằm ngoài tầm với, ngay cả trong một tập hợp các phán đoán gắn kết nội tại. “Do đó, chúng tôi quan niệm ‘kiến thức’ theo nghĩa rộng hơn, nhưng không hoàn toàn lỏng lẻo: chúng tôi tách nó ra khỏi ý kiến ít cơ sở hơn, bằng cách chỉ vào một ‘dấu hiệu’ nào đó của tình trạng sự việc được giả định hoặc về tính đúng đắn của phán quyết mà chúng tôi đã thông qua. ‘Dấu hiệu’ hoàn hảo nhất của tính đúng đắn là bằng chứng bên trong, nó được coi là chỉ báo tức thời của bản thân chân lý” (Husserl, 2001, vol.1: 17).4
Trong khi đó, Husserl cũng thừa nhận rằng những điều hiển nhiên tức thời là tầm thường. Đây không phải là dự đoán từ phía ông về những gì hiển nhiên tức thời; kiến thức không đạt tới được bất cứ thứ gì xa hơn bằng chứng đạt được. Tuy nhiên, bằng chứng chỉ dành cho một số trường hợp rất hạn chế, và do đó kiến thức thông qua bằng chứng vẫn chưa phải là khoa học. Đối với khoa học, chúng ta cần một sự cố kết hệ thống, một tập văn bản có cấu trúc của các phán đoán, theo nghĩa lý thuyết. Do đó, dựa trên nền tảng của bằng chứng biện minh tối hậu, một lý thuyết tri thức cũng phải nghiên cứu cách thức mà tính cố kết hệ thống là khả thể, và nó làm như vậy bằng cách khảo sát các mối quan hệ-tri thức giữa các bằng chứng đặt nền móng và các luận chứng (Begündung).
1.2. Bằng chứng là Khả tính Lý tưởng
Vì vậy, đối với Husserl, cái nhìn sâu sắc về chân lý phải đi kèm với bằng chứng. “Bằng chứng bên trong không là gì khác ngoài ‘kinh nghiệm’ của chân lý” (Husserl, 2001: 121).5 Tuy nhiên, khả tính của bằng chứng là lý tưởng. Trong trường hợp bằng chứng về mặt tâm lý là không thể, thì lý tưởng nhất vẫn là khả thể. Ví dụ, về mặt tâm lý bằng chứng là không thể nếu chúng ta gặp phải số lượng rất lớn; tuy nhiên, về mặt lý tưởng, nó vẫn là một trải nghiệm khả thể. Bằng chứng không chỉ - mà về bản chất của nó – mà còn tuân theo các quy luật lý tưởng. Mặc dù bằng chứng cũng tồn tại trong các điều kiện tâm lý, nhưng không có cách quy giản nó thành cảm giác bằng chứng. Điều này ngụ ý rằng tâm lý học khôngđủ tư cách để nói về một điều gì đó liên quan đến bản chất của bằng chứng. Tâm lý học chỉ có thể giải thích các điều kiện tự nhiên của nhận thức con người mà theo đó có sự xuất hiện hoặc không xuất hiện của kinh nghiệm bằng chứng. Tuy nhiên, không có gì để nói về bằng chứng như một khả tính lý tưởng, một khả tính cho ý thức thuần túy nói chung.
Trong Khảo sát Logic, Husserl coi kinh nghiệm về bằng chứng trong trường hợp phán đoán và trong trường hợp nhận thức là có cấu trúc tương tự. “Phán đoán hiển nhiên bên trong là (...) một kinh nghiệm về tính cho trước ban đầu: phán đoán không-hiển nhiên giữ vững vị trí võ đoán của một đối tượng trong trí tưởng tượng đến mức nhận thức được đầy đủ về nó. Một sự vật được nhận thức đầy đủ không phải là một sự vật chỉ đơn thuần có nghĩa theo cách này hay cách khác: mà nó là một sự vật chủ yếu được nắm bắt mà không có dư lượng ”(Husserl, 2001: 121).6
Vì vậy, bằng chứng không phải là một khái niệm tâm lý học, mà trước hết là một khái niệm nhận thức luận, và thậm chí là một khái niệm siêu hình. Nó là sự thỏa thuận giữa cái đơn thuần có nghĩa và cái có nghĩa trong sự hiện diện nguyên thủy của nó. Nói cách khác, nó là sự thống nhất giữa ý nghĩa (Sinn) của mệnh đề và ý nghĩa được đưa ra theo kiểu nguyên thủy (originär nguyên gốc). Nói một cách tổng quát hơn, trong tri thức dựa trên bằng chứng, bản thân đối tượng (có thể là hiện thực hoặc lý tưởng) hiện diện với chúng ta.
Ví dụ, trong nhận thức, giới hạn lý tưởng của sự thỏa thuận giữa ý định và trực giác là một trường hợp bằng chứng.7 Đối tượng hiện diện hoặc được đưa ra đúng như nó được dự định. Không có ý định bộ phận nào vẫn còn mà không có sự hoàn thành trực quan. Giới hạn lý tưởng là trường hợp tự ngã tuyệt đối của đối tượng hiện diện trong nhận thức, và điều này dành cho từng mặt và từng khía cạnh của đối tượng. Tuy nhiên, giới hạn này là lý tưởng và không bao giờ trải qua nhận thức thực sự bằng giác quan. Do đó, đối với mỗi đối tượng thực sự tồn tại tương ứng với Ý tưởng về một ý thức khả thể, trong đó đối tượng có thể nắm bắt được một cách nguyên bản và đầy đủ.
Cho dù Husserl giải quyết các phán đoán hay các nhận thức, thì đối với ông bằng chứng vẫn là nền tảng cuối cùng của tri thức, điểm lý tưởng đảm bảo giữ chặt các đối tượng thực sự tồn tại, nền tảng nhận thức luận đem lại kết thúc lý tưởng cho cấu trúc nhận thức và tri thức khoa học. Đó là giới hạn không-bao-giờ-đạt-tới của quá trình tri thức và vận hành như một cực thu hút mang tính mục đích luận của nó.
2. Cử chỉ Siêu hình về Bằng chứng: Phê phán Derridean
2.1. Hiện diện Ổn định của Trung tâm
Derrida (1967: 409ff)8 coi hiện tượng luận của Husserl, đặc biệt là trong Khảo sát Logic đầu tiên, là chỉ dấu của một cử chỉ siêu hình đặc trưng của truyền thống triết học và khoa học hay nhận thức phương Tây. Nó bao gồm việc vô hiệu hóa trò chơi cấu trúc của các yếu tố bằng cách cung cấp cho nó một trung tâm, một điểm hiện diện hoặc một nguồn cội cố định. Đối với cử chỉ siêu hình đó, Derrida muốn tạo ra sự khác biệt, hoặc ít nhất là muốn chỉ ra một “sự kiện” tiềm năng.
Đúng là trong tri thức phương Tây, khái niệm cấu trúc bao hàm cả sự vận hành hạn chế của các yếu tố và tác động qua lại năng động giữa các yếu tố trong chức năng của tổng thể cấu trúc. Các yếu tố vận hành khác nhau trong một cấu trúc. Chúng không vận hành một cách tự do hay ngẫu nhiên mà thay vào đó tuân theo các nguyên tắc liên quan đến tổ chức hoặc cấu trúc. Cũng đúng là việc giới thiệu một trung tâm hoặc một điểm cố định đã luôn kèm theo quan điểm kinh điển này một cách tự nhiên.9 Trung tâm là điểm cân bằng, định hướng và tổ chức một cấu trúc. Nó đưa cấu trúc vào trạng thái nghỉ ngơi bằng cách làm giảm hoặc trung hòa tính cấu trúc của cấu trúc. Điều này xảy ra bằng cách hạn chế cái mà Derrida gọi là trò chơi (jeu) của cấu trúc.
Tuy nhiên, bản thân trung tâm không trực tiếp tham gia trò chơi của cấu trúc: nếu tất cả các yếu tố trong một cấu trúc đều có thể thay thế được, thì trung tâm của cấu trúc lại không thể như vậy, điều này chỉ ra chính xác giới hạn của trò chơi thay thế. Trung tâm vừa đóng lại vừa mở ra hoặc tạo điều kiện cho trò chơi cấu trúc (Derrida, 1967: 409). Do đó, trung tâm của một cấu trúc có một vị thế đặc biệt. Nó vừa cài đặt vào cấu trúc mà nó điều khiển, vừa vô hiệu hóa tính cấu trúc của cấu trúc ấy. Theo nghĩa đó, nó là cả ở trong và ngoài cấu trúc. Derrida đề cập đến khái niệm cấu trúc tập trung như một trò chơi có cơ sở vững chắc, tức là một trò chơi được cấu thành bởi tính bất động làm nền móng và tính chắc chắn đáng yên lòng mà bản thân nó thì bị loại khỏi trò chơi (Derrida, 1967: 410).10 Trung tâm được đặt tên một cách hờ hững là bắt đầu và kết thúc, điểm hiện diện duy nhất có thể bộc lộ ý nghĩa lịch sử (cội nguồn và mục đích) của những lặp lại, thay thế và biến đổi của các yếu tố được neo chắc trong cấu trúc. Rõ ràng, một siêu hình học về sự hiện diện, ngụ ý một trung tâm giới hạn động thái không ngừng của các phần tử trong cấu trúc, đang vận hành trong lý thuyết tri thức của Husserl. Điểm hiện diện đặt định trong khái niệm bằng chứng của ông. Về điều này, Husserl công khai thừa nhận nguồn gốc và tham vọng Cartesian của mình. Ngay cả khi ông từ chối giải pháp Cartesian về phương diện là một Thượng đế bảo lãnh, ông vẫn tìm kiếm một điểm bảo đảm, cố định, một điểm đưa các quá trình tri thức, phán đoán và nhận thức ngơi nghỉ, một điểm bên ngoài cấu trúc của tri thức cho phép và đảm bảo sự vận hành trung thành tối hậu của nó. Vị trí của sự hiện diện linh thánh bảo lãnh được thực hiện bởi giới hạn lý tưởng của bằng chứng. Cùng tuyến với Descartes, và với nhiều triết gia đã làm việc với cùng một lựa chọn siêu hình học, Husserl tìm kiếm tính chắc chắn, để làm chủ. Như Derrida đã nói một cách chính xác, cuối cùng nó liên quan đến việc làm chủ trạng thái xao xuyến, một trạng thái gắn liền với việc được ngụ ý và neo chắc trong trò chơi.
2.2. Siêu hình học về Vắng mặt
Đối lập với siêu hình học về hiện diện, Derrida tập trung vào các điều kiện khả tính của cấu trúc trong khuôn khổ vắng mặt. Cái khiến cho cấu trúc trở nên khả thể là cái thoát ra khỏi cấu trúc, cái không thể bị bắt giữ từ bên trong cấu trúc. Một cấu trúc không có trung tâm đặc quyền, không có chủ thể hoặc quy chiếu đặc quyền. “Do đó, người ta phải từ bỏ diễn ngôn khoa học hoặc triết học, nhận thức, vốn có như một yêu cầu tuyệt đối, đó là yêu cầu tuyệt đối để trở về cội nguồn, trung tâm, nền tảng, nguyên tắc, v.v.” (Derrida, 1967: 420, bản dịch của chúng tôi).11
Trò chơi của cấu trúc, với sự vận động vô tận của thay thế, lặp lại, biến đổi và hoán vị của các yếu tố, không còn nữa với tư cách chân trời của nó sự cạn kiệt khả thể và bất khả thể của một lĩnh vực. Ngược lại, nó chỉ ra sự vắng mặt của một trung tâm có thể dừng lại và tạo dựng trò chơi của những thay thế, và ngụ ý theo đúng nghĩa bản chất hoàn toàn khác của bản thân lĩnh vực đó. Về vấn đề này, Derrida tin rằng sự chuyển dịch siêu hình đã trở nên khả thể bởi sự phản ánh tiến bộ về quan niệm tính cấu trúc của cấu trúc, được khởi xướng vào cuối thế kỷ 19 và đạt đến đỉnh cao trong trào lưu cấu trúc luận.
Do đó, đúng là không gian siêu hình mở ra, liên quan đến cái mà Derrida gọi là một cuộc xâm nhập bằng ngôn ngữ của lĩnh vực tính phổ quát có vấn đề. Trong trường hợp vắng mặt trung tâm hiện diện, vắng mặt điểm cội nguồn hoặc mục đích, mọi thứ trở thành diễn ngôn, nghĩa là, một hệ thống trong đó cái được biểu đạt trung tâm (nguyên gốc hoặc siêu việt), không bao giờ hoàn toàn hiện diện bên ngoài một hệ thống của các khác biệt.
Điều hữu ích ở đây là lưu ý rằng sự vắng mặt của một trung tâm không có nghĩa là ở trung tâm của cấu trúc có một chỗ trống, hoặc trung tâm vẫn ở đó nhưng đã bị trống rỗng. Đúng hơn, cấu trúc chỉ khả thể từ một điểm trống, tức là từ một thứ gì đó thoát ra khỏi cấu trúc. Thật vậy, giải pháp mà Derrida đề xuất, không quá nhiều để ngăn chặn trò chơi vô tận của cấu trúc bằng cách bảo vệ nó thông qua một điểm hiện diện hoặc bằng cách đưa ra tính trống rỗng ở trung tâm của cấu trúc. Đó là xem xét bất kỳ câu trả lời nào cho việc vắng mặt điểm gốc cố định, không phải như một sự hoàn thành (một sự hiện diện), mà như một bổ sung trôi nổi, một bổ sung cục bộ và tạm thời, một cái gì đó xuất hiện trước hoặc thay cho, sự vắng mặt. “Không thể xác định trung tâm và làm cạn kiệt tổng thể hóa bởi vì dấu hiệu thay thế cho trung tâm, cung cấp cho nó, tiếp quản vị trí của nó trong sự vắng mặt của nó, dấu hiệu đó trên hết cũng như một bổ sung. Sự chuyển động của ý nghĩa bổ sung cho một cái gì đó, ngụ ý rằng luôn có nhiều hơn, nhưng sự bổ sung đó là trôi nổi bởi vì nó thay thế, nó cung cấp cho sự thiếu vắng bên cạnh cái được biểu đạt” (Derrida, 1967: 423, bản dịch của chúng tôi).12 Vì chuyển động cấu trúc luận, nên cái biểu đạt thường là những gì đã được coi là hoàn thành nhiệm vụ này. Bản thân nó là trống không, có thể diễn giải vô thời hạn, và vận hành như một bổ thể theo nghĩa có đó. Do đó, từ thời điểm cái bổ sung gia nhập nền cảnh, thì cái mà chúng tôi gọi ‘siêu hình học của sự vắng mặt’ của Derrida, phải được gọi một cách thích hợp hơn là ‘siêu hình học về sự trì hoãn’ hoặc ‘siêu hình học về sự hoãn lại’.13
Trong phần cuối cùng của bài viết, siêu hình học về sự vắng mặt này, liên quan đến ý tưởng về bổ thể, được cấp cho một loại “xác thịt” nào đó trên cơ sở quan điểm tổ chức, lấy cảm hứng từ Cấu trúc Hành vi của Merleau-Ponty (1942).
3. Merleau-Ponty: Cấu trúc và Ý nghĩa
Nếu chúng ta tiếp tục với ý tưởng của Derrida về một siêu hình học trì hoãn hay hoãn lại, thì vấn đề lớn là quan niệm về “vị trí khác” như một điều kiện chân thực của khả tính cấu trúc. Điều đó phải được thực hiện mà không viện vào một điểm hiện diện hoặc cố định, hoặc thậm chí không viện đến một vị trí trống không ở trung tâm của cấu trúc. “Vị trí khác” không chỉ ra sự vắng mặt cần được hoàn thành. Nó chỉ ra một vị trí mà từ đó cấu trúc với tư cách cấu trúc trở nên khả thể. Nói cách khác, nó là cái viễn kiến mà từ đó cấu trúc có thể được nhìn thấy. Điều đó sẽ được trình bày rõ ràng trong khuôn khổ “logic của sự dẻo dai" liên quan đến siêu hình học của sự chậm trễ. Vì vậy, một tài khoản hiện tượng học về các cấp độ tổ chức được trình bày dựa trên Merleau-Ponty (1942). Tài khoản đó đóng vai trò như một khuôn khổ để phác thảo ý tưởng về quan điểm, từ cả tài khoản tổ chức và “logic bổ thể”.
3.1. Tiếp cận Cấu trúc với Sinh thể
Trong tường trình cấu trúc của mình về sinh thể, Merleau-Ponty chỉ trích các quan điểm hoạt lực luận hoặc toàn luận, cũng như các quan điểm nguyên tử luận hoặc quy giản luận. Ông coi cả hai lựa chọn toàn luận và nguyên tử luận là hai mặt của cùng một đồng tiền. Thật vậy, theo quan điểm hoạt lực luận, thì nhất tính của sinh thể được thiết lập thông qua một nguyên tắc (entelechy - tính mục đích tự thân) thống nhất các cơ chế hoạt động riêng biệt. Nguyên tắc này không chỉ tạo ra hệ thống sống như một hệ thống có mục đích, được tổ chức có ý nghĩa. Từ cơ sở của nó còn có một hình ảnh cơ giới luận của một thực thể sống, tức là khối lượng vật chất partes extra partes - một bộ phận như một thứ bên ngoài đối với một bộ phận khác đòi hỏi một nguyên tắc thống nhất. Merleau-Ponty tin rằng toàn bộ sinh thể không chỉ là tổng cộng các bộ phận của nó. Nhưng ông cũng chống lại giải pháp hoạt lực luận, trong chừng mực nó gợi ra một nguyên tắc thống nhất bí ẩn. Chính xác thì giải pháp của ông là gì? Thứ nhất, ông thừa nhận rằng khi mô tả hành vi của các hệ thống sống, thì không thể thiết lập mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng một cách tuyến tính. Không có mối quan hệ nhân quả tuyến tính nào giữa những gì nhạy cảm hay cách khác xuất hiện và các mô thức phản ứng mà sinh thể tạo ra. Thứ hai, để giải thích cho bất khả tính này, Merleau-Ponty đưa ra giả định về cấu trúc trong mối quan hệ với sinh thể.14 Chính vì bản chất cấu trúc của sinh thể mà kích thích và phản ứng không cặp đôi với nhau theo tuyến tính.
Thứ ba, giả định về cấu trúc đi đôi với cách giải thích chức năng. Vì bản thân tác nhân kích thích không quy định cách thức nó phải được tính đến, nên không thể tránh khỏi việc giải thích cái viễn kiến mà bên ngoài nó một kích thích có được ý nghĩa. Vấn đề viễn kiến là một vấn đề lớn liên quan đến các hệ thống sống, và có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề về tính chức năng.
Vấn đề này có hai khía cạnh. Một mặt, nó đề cập đến việc diễn giải một cách tích cực bản thân sinh vật có cấu trúc động. Mặt khác, nó đề cập đến một trường hợp diễn giải, một chủ thể nhận thức không thể không thừa nhận bản chất có mục đích, có ý nghĩa của các hệ thống sống.
Đối với Merleau-Ponty, không thể nghi ngờ rằng hành vi của sinh vật liên quan đến các mối quan hệ có ý nghĩa. Đối tượng của sinh học là không thể tưởng tượng được nếu không thừa nhận những nhất tính có ý nghĩa mà nó mở ra và đối tượng nhận thức gặp phải. Merleau-Ponty rất rõ ràng về một thực tế là điều này không dẫn đến một hình thức hoạt lực luận mới. “Không có câu hỏi - như chúng ta đã thường xuyên nói đến – về việc quay trở lại với bất kỳ hình thức nào của hoạt lực luận hay vật linh luận, mà chỉ đơn giản nhận ra rằng đối tượng sinh học không thể được nắm bắt nếu không có các nhất tính về ý nghĩa mà một ý thức tìm thấy và nhận ra mở ra trong đó” (Merleau-Ponty, 1998: 161).15
Tuy nhiên, điều gì sẽ đảm bảo sự thật rằng nó không phải là một giải pháp hoạt lực luận? Về vấn đề này, cần phải nói chính xác hơn các ý tưởng của Merleau-Ponty về cấu trúc và chức năng. Cuối cùng, chúng ta quay trở lại ý tưởng về viễn kiến.
Thứ nhất, chúng ta đã thấy rằng kích thích và phản ứng về bản chất, không liên quan tuyến tính với nhau vì việc diễn giải sống động, tích cực một cấu trúc có liên quan. Hàm ý của cấu trúc làm cho kích thích và phản ứng trở thành hai thời điểm của một quá trình tuần hoàn, theo đó hành vi của sinh thể không thể được nhận thức như một chức năng đơn giản của môi trường vật chất xung quanh. Sinh thể đóng góp vào cấu thành của “kích thích”; nó tạo ra hoặc thậm chí là viễn kiến mà kích thích có thể có tác động cụ thể và có thể thay thế cho mối quan hệ cụ thể với phản ứng. Do đó ý nghĩa nảy sinh từ sự trao đổi biện chứng lẫn nhau giữa sinh thể và môi trường. Nó không hiện diện một cách thụ động theo một trật tự bên ngoài và theo đúng nghĩa, được đồng hóa (xem hiện thực luận), cũng không phải là de novo bắt đầu được tạo dựng lại bởi óc sáng tạo (xem duy tâm luận). Vì vậy, quan hệ nhân quả vòng tròn vận hành trong sinh thể, nhưng cũng trong mối quan hệ giữa sinh thể và môi trường của nó.
Thứ hai, những hiện tượng cấu trúc đó liên quan đến kinh nghiệm của con người, là kinh nghiệm về vô số cấu trúc hoặc những tổng thể có ý nghĩa. Về vấn đề này, Merleau-Ponty khẳng định rằng cấu trúc của hành vi được trình bày rõ ràng trong khuôn khổ mối tương quan giữa nhận thức và hình thức. “Cấu trúc của hành vi như nó tự thể hiện trong trải nghiệm tri giác không phải là sự vật cũng không phải là ý thức; và chính điều này làm cho nó trở nên mờ đục đối với tâm trí. (….) hành vi không phải là một sự vật, nhưng cũng không phải là một ý tưởng. Nó không phải là vỏ bọc của một ý thức thuần túy và, với tư cách là nhân chứng của hành vi, tôi không phải là một ý thức thuần túy. Chính đây là điều mà chúng tôi muốn nói khi cho rằng hành vi là một hình thức” (Merleau-Ponty, 1998: 127).16 Trong những đoạn khác, Merleau-Ponty sử dụng thuật ngữ “ý nghĩa” và “ý thức”, thay vì “hình thức” và “nhận thức”. “Các hành vi quan trọng có một ý nghĩa; chúng không được định nghĩa, ngay cả trong khoa học, như là tổng cộng của các quá trình bên ngoài với nhau, mà là sự bộc lộ không gian và thời gian của một số nhất tính lý tưởng nhất định. (….) chỉ có thể nói rằng nó là một tổng thể có ý nghĩa đối với một ý thức biết nó, không phải là một sự vật nằm trong-chính-nó (en soi)” (Merleau-Ponty, 1998: 159).17 Sinh thể được nhận thức và biết đến như một nhất tính về ý nghĩa; nhất tính của nó không phải là vẻ ngoài, mà là một hiện tượng. Tuy nhiên, một hiện tượng chỉ được nhìn thấy từ một viễn kiến nhất định, trong trường hợp này là viễn kiến nhận thức của con người.
3.2. Chức năng và Viễn kiến bên trong Quan điểm Phân tầng
Ý tưởng của Merleau-Ponty về cấu trúc và viễn kiến phải được đặt định trong một quan điểm phân tầng. Cốt lõi của nó có thể được hệ thống hóa như sau. Trước hết, việc quan niệm hành vi của một sinh thể về mặt cấu trúc, bao hàm ý tưởng về phép biện chứng giữa một thứ gì đó vận hành ở một cấp độ tổ chức nhất định và một thứ gì đó nằm bên ngoài nó, ở một cấp độ tổ chức khác. Cụ thể hơn, nó luôn luôn là cấp độ tổ chức được đặt định trên cấp độ cấu trúc tập trung thực hiện việc diễn giải.
Hay nói cách khác, việc diễn giải luôn đòi hỏi một cấp độ mà từ đó một cái gì đó được coi là có ý nghĩa. Không thể thừa nhận ý nghĩa từ bên trong cấp độ trọng tâm, vì cấp độ trên được đòi hỏi để nhận ra việc diễn giải là có ý nghĩa. Theo cách này, Merleau-Ponty tuyên bố rằng giải phẫu học vay mượn từ sinh lý học, và sinh lý học vay mượn từ sinh học. Môn sinh lý học chỉ đơn thuần nói và giải thích từ cấp độ riêng của nó là không thể. Một sinh lý học vay mượn từ sinh học thay vào đó là một sinh lý học giải thích, am tường, có thể nhận ra ý nghĩa của các quá trình sinh lý. Do đó, quan điểm tổ chức phân tầng này thể hiện khá tự nhiên ý tưởng về một vị trí khác, tức là vị trí rõ ràng là bên ngoài cấp độ tổ chức mà từ đó việc giải thích được khởi xướng.
Thứ hai, cách giải thích phân tầng chắc chắn liên quan đến quan điểm chức năng luận. Một cái gì đó ở cấp độ sinh lý chỉ có thể có một chức năng nếu nó liên quan đến cấp độ sinh học nằm trên nó. Trong cùng một mạch, chức năng được ưu tiên hơn giải phẫu, còn tổ chức thì hơn việc xếp đặt cạnh nhau. Do đó, chính tác động diễn giải của cấp độ tổ chức rõ ràng nằm trên cấp độ cấu trúc làm cho chức năng có thể thấy được hoặc có thể hình dung được. Hơn nữa, quan điểm chức năng luận về sinh thể tương quan với các giá trị sinh học của sinh thể.
Thứ ba, Merleau-Ponty gợi ý một bức tranh thứ bậc trong đó ý thức của con người hoặc nhận thức của con người vận hành như một ví dụ diễn giải tối hậu, lớp tổ chức tối hậu mà từ đó ý nghĩa của các lớp khác có thể được bộc lộ.
Ba điểm đó cho thấy rằng các tường trình cấu trúc liên quan đến ý tưởng về sự phân tầng, bao hàm ý tưởng về phép biện chứng giữa một cái gì đó vận hành ở một cấp độ tổ chức nhất định và một cái gì đó nằm bên ngoài nó. Chính ở lớp tổ chức rõ ràng nằm bên ngoài so với cấp độ, mà cuối cùng viễn kiến nhận thức luận gia nhập bối cảnh. Viễn kiến đó về bản chất là mang tính diễn giải và có tính chức năng luận.
3.3. Viễn kiến Diễn giải: Hiện diện hay Bổ thể?
Như Merleau-Ponty gợi ý một bức tranh thứ bậc trong đó trường hợp diễn giải cuối cùng là ý thức hoặc nhận thức của con người, thì điều quan trọng là phải chính xác nhất có thể về vị trí của trường hợp đó. Liệu ý thức hoặc nhận thức có vận hành trong bối cảnh siêu hình của sự hiện diện, như trong lý thuyết bằng chứng của Husserl về tri thức không? Hay thay vào đó là một trường hợp cung cấp chính xác cho tình trạng thiếu hụt hoặc sự vắng mặt của cái được biểu đạt trung tâm?
Về vấn đề này, đối với Merleau-Ponty, cái đầu tiên cần nhấn mạnh là ý thức không phải là vấn đề trung tâm, mà là nhận thức. Nhận thức là yếu tố không thể quy giản được trong hiện tượng luận của Merleau-Ponty, và tương đương như vậy, cấu trúc cũng không thể quy giản được. Đầu tiên là lĩnh vực nhận thức cũng như những cái cho trước mang tính hiện tượng, và chúng không thể được giải thích trên cơ sở sinh lý học. “Sinh lý học sống của hệ thần kinh chỉ có thể được hiểu bằng cách bắt đầu từ những cái cho trước mang tính hiện tượng” (Merleau-Ponty, 1998: 88).18
Điều quan trọng thứ hai, và được kết nối chặt chẽ với điều đầu tiên, là vấn đề cơ bản của Merleau-Ponty không phải là ý nghĩa, mà là cấu trúc. Cấu trúc là một hình thức được tổ chức nên, và hình thức là một tổng thể có ý nghĩa. Cấu trúc là cách thức ngẫu nhiên mà vật chất tự thể hiện với chúng ta để có một ý nghĩa. Chính nhờ mối liên hệ đó với tồn tại (vật chất) mà Merleau-Ponty đã thoát khỏi duy tâm luận. Nghĩa hay ý nghĩa chỉ thuộc về trật tự của ý thức, trong khi cấu trúc không thể tách rời khỏi sự tích hợp vật chất của nó. Cấu trúc là cách thức mà vật chất có một ý nghĩa đối với chúng ta. Nó không thể tan biến thành ý tưởng về một tinh thần thuần túy. Do đó, cấu trúc là giới hạn của tư duy phê phán. Bởi vì nó không thể quy giản thành ý nghĩa, cái hiện thực gia nhập tư duy siêu việt. “Điều sâu xa trong khái niệm 'Gestalt' hình thức, mà từ đó chúng tôi bắt đầu, không phải là ý tưởng về ý nghĩa mà là ý tưởng về cấu trúc, sự kết hợp của một ý tưởng và một tồn tại không thể phân biệt được, sự sắp xếp ngẫu nhiên mà các chất liệu bắt đầu có ý nghĩa trong sự hiện diện của chúng ta, tính dễ hiểu ở trạng thái sơ sinh” (Merleau-Ponty, 1998: 206–207).19
Do đó Merleau-Ponty công nhận quyền của cả siêu việt luận và hiện thực luận. Một mặt, ông bác bỏ các khía cạnh duy tâm và duy lý trí của siêu việt luận. Hiện thực luận cho thấy rằng hiện thực không mở ra cho một ý thức cấu thành, mà trái ngược, còn chống lại nó. Mặt khác, Merleau-Ponty bác bỏ ý tưởng hiện thực luận cho rằng mọi thứ ở thế giới bên ngoài đều được tiền-cấu thành. Quan niệm cấu trúc thể hiện chính xác cái ngã tư đường giữa siêu việt luận và hiện thực luận: đó là cách thức mà vật chất có ý nghĩa đối với kẻ nhận thức.
Kết quả là, ý thức hay nhận thức không chỉ phải đối phó với ý nghĩa thuần túy (xem Husserl và vấn đề hoàn thiện trong trực giác), mà còn phải đối mặt với sự phản kháng của thế giới được nhận thức. Sự phản kháng như vậy làm xáo trộn sự hiện diện của một điểm bằng chứng. Thế giới không còn trong suốt đối với ý thức, mà như được nhận thức, là một vấn đề diễn giải liên tục từ một viễn kiến nhất định. Điều đó xảy ra theo cách thức của bổ thể liên tục vì sự vắng mặt của ý nghĩa thuần túy hay cái được biểu đạt trung tâm. Cấu trúc và nhận thức chỉ có thể được coi là dự phòng, hoặc bị trì hoãn và hoãn lại khi liên quan đến những gì đã được cung cấp.
3.4. Hệ quả cho các Điều kiện Khả tính Siêu việt
Merleau-Ponty, thông qua tường trình cấu trúc của mình, nhận ra một sự thay đổi căn bản về vị thế của tính siêu việt và do đó góp phần vào sự thay đổi “cử chỉ” siêu hình theo cách mà Derrida quan niệm về nó. Tuy nhiên, cái siêu nghiệm bắt nguồn từ cái thực nghiệm, nhưng không vỡ vụn thành một vấn đề thực nghiệm. Đối với Husserl, sự thay đổi vị thế của cái siêu việt này sẽ làm xuất hiện một phép nghịch hợp. Không chỉ vì lý thuyết bằng chứng về tri thức mà hiện tượng luận của ông ngụ ý về một siêu hình học hiện diện. Nó cũng dựa trên siêu hình học hiện diện ở mức độ mà nó liên quan đến một không gian trong đó các điều kiện của khả tính được phân biệt rõ ràng như những sản phẩm không thể chạm tới và không chạm tới được của một bản ngã có ý thức hoặc siêu việt cuối cùng hiện diện với chính nó (xem Derrida, 1967).
Merleau-Ponty nhằm mục đích tránh một thứ duy lý trí luận hoặc duy tâm luận không có cơ sở mà ông thấy được ngụ ý trong quan điểm đó về tính siêu việt. Trong đó, ông dựa nhiều hơn vào công trình di truyền-siêu việt của Husserl, nơi mà cơ thể và vấn đề liên chủ thể tính trở thành các nguồn thỏa thuận chính giữa cái siêu việt và cái thực nghiệm. Về vấn đề này, thuật ngữ “chủ nghĩa kinh nghiệm siêu việt” (N. Depraz, 2001) đã được giới thiệu, đề cập đến một hình thức siêu việt luận hủy hoại bất kỳ loại siêu việt luận thuần túy nào. Đối với Depraz, ý tưởng về một chủ nghĩa kinh nghiệm siêu việt thực sự mang tính Derridean, nó là nơi mà sự thuần khiết của phân tích siêu việt đối đầu với những bất tịnh (bắt nguồn từ thứ khác, thời gian, thế giới thực nghiệm) mà nhờ đó phân tích siêu việt được chăm bẵm một cách thích đáng. Theo nghĩa đó, nó là từ cuối cùng của hiện tượng luận Husserlian, và nó là điểm khởi đầu phân tích của Merleau-Ponty. Một quan điểm cấu trúc không còn có thể khẳng định tính thuần khiết của các điều kiện siêu việt như cách Husserl có. Từ thời điểm cấu trúc gia nhập vào bối cảnh, các điều kiện khả tính của viễn kiến pha trộn với cái thực nghiệm và với sự phản kháng của thế giới được nhận thức. Phản kháng đó đặc biệt rõ ràng trong trường hợp các sinh thể chống lại cách tiếp cận về nghĩa hoặc ý nghĩa thuần túy, và đòi hỏi một quan điểm có tính đến các giá trị nội tại của bản thân sinh thể. Viễn kiến chức năng luận không thể gắn bó các quyết định của sinh thể trên cơ sở bên ngoài hoàn toàn.
4. Kết luận
Sự khác biệt cốt lõi giữa hiện diện và bổ thể có thể được hình thành như sau. Trong trường hợp hiện diện, có một điểm neo ổn định tuyệt đối, cố định của cấu trúc, trong khi trong trường hợp bổ thể, một cái gì đó ở trên cùng như một phần tử nổi một phần và tạm thời ổn định động lực học. Do đó, việc đánh giá sự khác biệt giữa hai loại siêu hình học liên quan đến hai vấn đề.
Thứ nhất, sự phân biệt dựa trên sự khác biệt về tiềm năng ổn định. Chức năng ổn định của một bổ thể là tạm thời và cục bộ, trong khi chức năng ổn định của một điểm hiện diện là tuyệt đối và phổ biến. Do đó, vấn đề quan trọng nhất trở thành vấn đề tính ổn định và ổn định hóa. Khía cạnh của sự ổn định hóa nhiều hay ít khiến cho sự phân biệt giữa cả hai loại siêu hình học này là dần dần. Tuy nhiên, còn có một khía cạnh thứ hai.
Thứ hai, liệu điều đó có che đậy cái vắng mặt hay không, về cơ bản phụ thuộc vào việc liệu nó có được công nhận theo đúng nghĩa hay không, tức là liệu nó có được công nhận là kết quả từ một viễn kiến nào đó hay không. Do đó, vẫn còn tồn tại một sự khác biệt cơ bản, mang tính quyết định giữa cả hai loại siêu hình học ở chỗ siêu hình học hiện diện không đòi hỏi phải giải thích rõ ràng vấn đề viễn kiến, trong khi siêu hình về trì hoãn hay hoãn lại về thực chất lại đòi hỏi. Nói cách khác, siêu hình học không-hiện diện đánh thức vấn đề về viễn kiến. Do đó, nó bao gồm bản thân chủ thể nhận biết (ổn định-mất ổn định) vào quá trình động học. Mà quá trình động học lại có hậu quả về phương pháp luận cũng như đạo đức.
Siêu hình học hiện diện biệt lập ngay từ đầu khỏi tình trạng mất ổn định tiềm tàng liên quan đến bất kỳ quá trình tương tác nào, trong đó quá trình tri thức là một phần. Theo cách này, quan niệm về bằng chứng của Husserl rõ ràng nhằm mục đích loại trừ viễn kiến của người quan sát hoặc người biết ở trung tâm cấu trúc. Bằng chứng vận hành ở trung tâm của cấu trúc nhận thức và tri thức, vừa là nguồn gốc vừa là điểm hấp dẫn mục đích luận. Bằng chứng là chính bản thân sự vật bắt đầu được hiểu rõ.
Mặt khác, siêu hình học không-hiện diện lại mở ra vấn đề về viễn kiến diễn giải. Trong chừng mực một cấu trúc chỉ khả thể nếu có một điểm bên ngoài cấu trúc diễn giải cái cấu trúc đang được đề cập, thì một không gian chức năng luận được mở ra trong đó các điểm diễn giải cần phải được đặc biệt biện luận. Ở đây, sở thích, mục đích và các xao xuyến của chủ thể con người, cùng với sở thích, mục đích và các xao xuyến của những hiện hữu sống nói chung, được bộc lộ như những yếu tố có khả năng gây mất ổn định hoặc ổn định. Theo cách đó, phép siêu hình của sự trì hoãn hay hoãn lại tạo ra một không gian phong phú hơn trong đó các hiệu ứng ổn định và không ổn định của các hệ thống sống, ở các cấp độ tổ chức khác nhau, phải được tính đến.
_________________________________________
Nguồn: De Preester, Helena and Gertrudis van de Vijver (2005). Evidence and Structure Perspectives on the Metaphysics of Presence and Non-Presence, In T.Tymieniecka (ed.), Analecta Husserliana LXXXVIII, 277–292.© 2005 Springer. Printed in the Netherlands.
Tác giả
1. Helena De Preester học tại Đại học Ghent và Đại học Libre de Bruxelles trước khi hoàn thành luận án Tiến sĩ Triết học tại Đại học Ghent. Nghiên cứu trước đây của cô tập trung vào tính chủ định & hiện thân, siêu việt luận & tự nhiên luận từ quan điểm của hiện tượng luận và khoa học nhận thức. Hiện tại cô tập trung vào cách tiếp cận liên ngành về cơ thể chuyên sâu và nguồn gốc của quan điểm chủ quan, và các lý thuyết vận động của trí tưởng tượng. Cô hiện là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Khoa Mỹ thuật, Đại học College Ghent và là giáo sư nghiên cứu thỉnh giảng tại Khoa Triết học và Khoa học Đạo đức, Đại học Ghent.
2. Gertrudis Van de Vijver được đào tạo cả đại học và sau đại học tại Đại học Ghent, ngoại trừ một thời gian ngắn học tập tại Paris. Sau khi nhận bằng Tiến sĩ Triết học vào năm 1988, cô nghiên cứu sau tiến sĩ và giám đốc nghiên cứu tại Đại học Ghent cho đến khi trở thành giáo sư tại Đại học này vào năm 2000. Từ năm 2005 đến năm 2010, cô đã lãnh đạo một dự án nghiên cứu liên ngành có sự tham gia của các nhà triết học, nhà sinh học, kỹ sư sinh học và nhà khoa học truyền thông, và hiện đang điều hành cùng với Emiliano Acosta, nghiên cứu về tái tư duy Châu Âu, về triết học các vấn đề chính trị và pháp luật bao quanh Châu Âu và Liên minh Châu Âu. Nghiên cứu của cô chủ yếu liên quan đến các vấn đề tính phức tạp, tự tổ chức và mục đích luận trong khoa học đời sống, tâm lý học và nghiên cứu về nhận thức, nhờ đó cô đã phát triển một nhận thức luận siêu việt, tập trung vào ý tưởng về đồng-hình thành. Gần đây cô đã tham gia vào các cuộc tranh luận về các vấn đề pháp lý và chính trị liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Ghi chú
1. “Wie kann die Evidenz (die clara et distincta perceptio) mehr beanspruchen, als ein Bewußtseinscharakter in mir zu sein? Es ist (unter Beiseitelegung der vielleicht nicht so gleichgultigen Ausschaltung der Seinsgeltung der Welt) das Cartesianische Problem, das durch die gottliche veracitas gelost werden sollte’’ (Husserl, 1931: 116).
2. “Or cette de´couverte a le sens d’un dépassement du cartésianisme, car Husserl a eu alors la révélation que le cogitatum, et non seulement la cogitatio, fait partie de la sphère de l’évidence absolue. Cela signifie que l’objet n’est pas totalement étranger au sujet, qu’il ne lui est pas absolument extérieur et qu’il ne requiert donc pas, comme c’est le cas chez Descartes, la garantie de la véracité divine” (F. Dastur, 1995: 42–43).
3. Independently from whether or not the transcendental reduction is explicitly operational.
4. The German original speaks in the first version of some ‘mark’ for the truth of the presumed state of affairs, and in the second version of the existence of the presumed state of affairs. “So fassen wir uberhaupt den Begriff des Wissens in einem weiteren, aber doch nicht ganz laxen Sinne; wir scheiden ihn ab von dem grundlosen Meinen und beziehen uns hierbei auf irgendwelche ‘Kennzeichen’ fur das Bestehen des angenommenen Sachverhalts, bzw. fur die Richtigkeit des gefallten Urteils. Das vollkommenste Kennzeichen der Richtigkeit ist die Evidenz, es gilt uns als unmittelbares Innewerden derWahrheit selbst” (Husserl, 1975: 29).
5. “Evidenz ist vielmehr nicht anderes als das ‘Erlebnis’ derWahrheit” (Husserl, 1975: 193).
6. “Das evidente Urteil (...) ist ein Bewußtsein originarer Gegebenheit. Zu ihm verhalt sich das nicht-evidente Urteil analog, wie sich die beliebige vorstellende Setzung eines Gegestandes zu seiner adaquaten Wahrnehmung verhalt. Das adaquat Wahrgenommene ist nicht bloß ein irgendwie Gemeintes, sondern, als was es gemeint ist, auch im Akte orginar gegeben, d.i. als selbst gegenwartig und restlos erfaßt” (Husserl, 1975: 193). The German quotes are again from Husserl’s revised edition.
7. We may also say that evidence is the experience of the agreement between intention and fulfilment, and thus the experience of truth. Husserl’s account involves an intimate connection
between truth and the experience of truth. The intimate connection between truth (as universal) and the experience of truth (as particular) is, however, problematic, as the instantiation of a universal is not necessarily also the experience of that instantiation. (Cf. G. Patzig, 1977)
8. Unless explicitly mentioned, all references to Derrida’s 1967 are to ‘La structure, le signe et le jeu dans le discours des sciences humaines’, pp. 409–428 in L’écriture et la différence. Derrida’s interpretation is neither a correct account nor a refutation of Husserl’s point of view, it is an inspiring reading of Husserl. The reason why we do not consider it to be a correct representation, has to do with the fact that Derrida pushes retention to the side of representation, in order to arrive at a purified source-point in the now-moment.
9. Recognizable, for instance, as eidos, arche, telos, energeia, ousia, aletheia, ...
10. “Le concept de structure centre´e est en effet le concept d’un jeu fondé, constitué depuis
une immobilité fondatrice et une certitude rassurante, elle-meme soustraite au jeu” (Derrida, 1967: 410).
11. “Il faut donc renoncer ici au discours scientifique ou philosophique, à l’épistéme qui a pour exigence absolue, qui est l’exigence absolue de remonter à la source, au centre, au fondement, au principe, etc.” (Derrida, 1967: 420).
12. “On ne peut déterminer le centre et épuiser la totalisation parce que le signe qui remplace le centre, qui le supplée, qui en tient lieu en son absence, ce signe s’ajoute, vient en sus, en supple’ment. Le mouvement de la signification ajoute quelque chose, ce qui fait qu’il y a toujours plus, mais cette addition est flottante parce qu’elle vient vicarier, suppléer un manque du côté du signifié” (Derrida, 1967: 423).
13. We are grateful to E. Evink for this suggestion. Cf. his Transcendentie en inscriptie – Jacques Derrida en de hubris van de metafysica (2002).
14. This is in fact the move Kant had already made in his third Critique, and indeed, it could be argued that T he Structure of Behavior is in many ways comparable to the second part of Kant’s third Critique. For a more detailed description of Kant’s solution, cf. G. Van de Vijver, 2004, G. Van de Vijver et al., 2003, G. Van de Vijver, 1999.
15. “Il n’est pas question, nous l’avons assez dit, de revenir à une forme quelconque de vitalisme ou d’animisme, mais simplement de reconnaıtre que l’objet de la biologie est impensable sans les unités de signification qu’une conscience y trouve et voit s’y déployer” (Merleau-Ponty, 1942: 174–175).
16. “La structure du comportement telle qu’elle s’offre a l’expérience perceptive, n’est ni chose ni conscience et c’est ce qui la rend opaque pour l’intelligence. (...) le comportement n’est pas une chose, mais il n’est pas davantage une ide´e, il n’est pas l’enveloppe d’une pure conscience et, comme te´moin d’un comportement, je ne suis pas une pure conscience. C’est justement ce que nous voulions dire en disant qu’il est une forme’’ (Merleau-Ponty, 1942: 138).
17. “Les actes vitaux ont un sens, ils ne se définissent pas, dans la science même, comme une somme de processus exterieurs les uns aux autres, mais comme le de´ploiement temporel et spatial de certaines unités idéales. (...) c’est dire seulement qu’il est un ensemble significatif pour une conscience qui le connait, non une chose qui repose en soi’’ (Merleau-Ponty, 1942: 172).
18. “On ne peut connaıtre la physiologie vivant du systeme nerveux qu’en partant des données phenomenales” (Merleau-Ponty, 1942: 97).
19. “Ce qu’il y a de profond dans la ‘Gestalt’ d’où nous sommes partis, ce n’est pas l’idée de signification, mais celle de structure, la jonction d’une ide´e et d’une existence indiscernables, l’arrangement contingent par lequel les mate´riaux se mettent devant nous a` avoir un sens, l’intelligibilité à l’état naissant” (Merleau-Ponty, 1942: 223).
Tài liệu dẫn
Dastur, F. Husserl, Des mathématiques à l’histoire. Paris: Presses Universitaires de France, 1995.
Depraz, N. L ucidite’ du corps (Phaenomenologica 160). Dordrecht/Boston/London: Kluwer Academic Publishers, 2001.
Derrida, J. L a voix et le phe’nome`ne. Paris: Presses Universitaires de France, 1967.
——. “‘Genèse et Structure’ et la phénoménologie.” In L’écriture et la différence. Paris: Seuil, 1967.
——. “La structure, le signe et le jeu dans le discours des sciences humaines.” In L’écriture et la différence. Paris: Seuil, 1967.
Evink E. Transcendentie en inscriptie – Jacques Derrida en de hubris van de metafysica. Delft: Eburon, 2000.
Husserl, E. Cartesianische Meditationen und Pariser Vortrage. The Hague: Martinus Nijhoff, 1973 (1931).
——. Cartesian Meditations – An Introduction to Phenomenology, D. Cairns (trans.). The Hague: Martinus Nijhoff, 1960.
——. Ideen zu einer reinen Phaenomenologie und phaenomenologischen Philosophie, Erstes Buch, Allgemeine Einfurung in die reine Phanomenologie. The Hague: Martinus Nijhoff, 1950 (1913).
——. Ideen zu einer reinen Phaenomenologie und phaenomenologischen Philosophie, Zweites
Buch: Phaenomenologische Untersuchungen zur Konstitution. The Hague: Martinus Nijhoff, 1952.
——. Logische Untersuchungen, Erster Band Prolegomena zur reinen Logik, herausgegeben von Elisabeth Stroker, Text nach Husserliana XVIII. Hamburg: Felix Meiner Verlag, 1975 (1900).
——. Logische Untersuchungen, Zweiter Band: Untersuchungen zur Phaenomenologie und Theorie der Erkenntnis, I. Teil (Untersuchung I-V), herausgegeben von Elisabeth Stroker, Text nach Husserliana XIX/1. Hamburg: Felix Meiner Verlag, 1975 (1900).
——. Logische Untersuchungen, Zweiter Band: Untersuchungen zur Phaenomenologie und Theorie der Erkenntnis, II. Teil (Untersuchung VI), herausgegeben von Elisabeth Stroker, Text nach Husserliana XIX/2. Hamburg: Felix Meiner Verlag, 1984 (1901).
——. Logical Investigations, Vol. 1, J. N. Findlay (trans.). London and New York: Routledge, 2001.
——. Logical Investigations, Vol. 2, J. N. Findlay (trans.). London and New York: Routledge, 2001.
Merleau-Ponty, M. La Structure du Comportement. Paris: Presses Universitaires de France, 2002 (1942).
——. The Structure of Behavior, A. L. Fisher (trans.). Pittsburgh: Duquesne University Press, 1998.
Patzig, G. “Husserl on Truth and Evidence.” In Readings on Edmund Husserl’s Logical Investigations, J. N. Mohanty (ed.). The Hague: Nijhoff, 1977, pp. 179–196.
Van de Vijver, G. “Kant et les intuitions de l’auto-organisation.” In Auto-organisation et émergence dans les sciences de la vie, B. Feltz, M. Crommelinck and Ph. Goujon (eds.). Brussels: Ousia, 1999.
Van de Vijver, G., L. Van Speybroeck, and W. Vandevyvere. Reflecting on Complexity of Biological Systems. Kant and Beyond? Acta Biotheoretica, 51(2) (2003): 101–140.
Van de Vijver, G. Auto-organisation, autonomie, identité: figures kantiennes. Auto-organisation, Autonomie, Identité, Numéro spécial de Revue Internationale de Philosophie, 228(2) (2004): 95–117.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét