Nhân y học
A. McElroy
Người dịch: Hà Hữu Nga
Nhân y học [Medical
Anthropology ] là nghiên cứu
về sức khoẻ con người và dịch bệnh, hệ thống chăm sóc sức khỏe, và thích ứng sinh-văn
hóa. Môn học này dựa trên bốn lĩnh vực của
nhân học để phân tích và so sánh sức khỏe
của các cư dân theo
vùng, theo các tộc người và các nền văn
hóa riêng biệt, cả trong
tiền sử lẫn đương đại. Sự cộng tác giữa các nhà
cổ bệnh học, sinh học người, dân tộc học,
và ngôn ngữ học đã tạo ra một lĩnh vực độc lập với bất cứ môn học nào, có tiềm năng lớn để hội nhập vào ngành nhân học thể chất và nhân học văn hóa. Lĩnh vực này mang
tính đa ngành cao, bằng cách liên kết nhân học với xã hội học, kinh tế học, địa lý, cũng như y học, điều dưỡng,
y tế công cộng, và các
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khác.
Từ giữa những
năm 1960, nhân y học đã phát
triển ba định hướng chủ
yếu. Sinh thái y học [Medical Ecology] coi các nhóm cư dân như những đơn vị sinh học cũng
như các đơn vị văn hóa và nghiên cứu mối
tương tác giữa các hệ thống sinh thái, sức khỏe, và sự tiến hóa của con
người. Phép phân
tích Y học tộc người [Ethnomedical]
tập trung vào các hệ thống văn hóa điều
trị bệnh tật và các thông
số nhận thức về tình trạng
bệnh tật. Nhân y học ứng dụng [Applied Medical Anthropology] giải quyết vấn đề can thiệp, dự
phòng, cũng như các vấn đề
chính sách, và phân tích
các lực lượng kinh tế xã hội và những khác biệt về
quyền lực ảnh hưởng
đến quyền tiếp cận chăm
sóc y tế. Trong bộ ba này, nhân học văn hóa gắn
bó chặt chẽ nhất với y học tộc
người. Trong quá
trình hình thành môn học, một số nhà nhân học
thiên về việc xác định các lĩnh vực như “Y học tộc người”, còn những người
khác lại quan tâm
nhiều hơn đến “Nhân y học”. Tuy nhiên thuật ngữ “Nhân y học” thịnh hành, đã bắt đầu đại diện cho vô số khuynh hướng khác nhau.
Lịch sử
George M. Foster và Barbara Gallatin Anderson (1978) theo dõi quá trình phát triển của nhân y học theo bốn nguồn khác nhau: i) mối quan tâm của các nhà nhân học thể chất sớm về quá trình tiến hóa và thích nghi của con người; ii) mối quan tâm về y học tộc người thời nguyên thủy; iii) các công trình nghiên cứu về các hiện tượng tâm thần thuộc trường phái văn hóa và nhân cách; và iv) các công trình nhân học quan tâm đến y tế quốc tế. Bác sỹ William H. R. Rivers (1924) được coi là nhà dân tộc học đầu tiên về các thực hành y tế không thuộc phương Tây. Công trình lý thuyết sớm của Forrest E. Clements (1932) và Erwin H. Ackerknecht (1942, 1946) cũng đã cố gắng hệ thống hóa các niềm tin và thực hành y tế sơ khai. Song hành với sự phát triển lý thuyết là các ứng dụng đầu tiên về các nguyên tắc nhân học vào các vấn đề y tế. Kể từ những năm 1940, các nhà nhân học đã giúp hệ thống y tế nhận thức rõ về những khác biệt văn hóa trong các hành vi chăm sóc sức khỏe. Điều đó thể hiện rõ nhất trong tuyển tập của Benjamin D. Paufs về “Y tế, Văn hóa và cộng đồng: Nghiên cứu Trường hợp về các các phản ứng của công chúng đối với các chương trình Y tế” [Health, Culture and Community: Case Studies of Public Reactions to Health Programs, 1955]. Đây là một trong những công trình nhân học y tế đầu tiên.
William Caudill (1953) là người
đầu tiên xác định rõ lĩnh vực
này, tiếp theo là các bài viết của Steven Polgar (1962) và
Norman Scotch (1963).
Trong thập kỷ 60, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học ứng dụng, và các bác sĩ lâm sàng đã
miệt mài cống hiến để tổ chức ngành khoa học xã hội y khoa đang nổi lên thành
trào lưu tại các hội nghị quốc
gia của Hiệp hội Nhân học Mỹ (AAA) và Hiệp hội Nhân học ứng
dụng (SfAA), trong đó Caudill, Polgar, và Scotch là một trong số các
nhà hoạt động hàng đầu, bên
cạnh đó còn có Hazel Weidman, Arthur Rubel, Dorothea Leighton,
Clifford Barnett, Marvin Opler, Marion
Pearsall, Donald Kennedy,
Benjamin Paul, và
Charles Leslie.
Nhân y học
Tập hợp Nhân y học (GMA - The Group for Medical Anthropology), được thành lập vào năm 1967 do Weidman làm chủ tịch, liên kết với
SFAA [Hiệp hội Nhân học ứng dụng] vào năm 1969. Với
tư cách là Hội Nhân y
học [SMA Society for Medical Anthropology], tổ chức này đã trở thành một bộ phận chính thức của Hiệp hội Nhân học Mỹ [AAA] vào năm 1972, do Dorothea Leighton, một bác sĩ tâm thần, nhà nhân học, làm chủ tịch đầu tiên. Số
thành viên phát triển từ 657 người
vào năm 1972 đến 1.523 vào năm 1993, gồm cả vài
trăm người Canada và các thành viên quốc
tế khác, chủ yếu là người châu Âu. Sau Bắc Mỹ, Vương
quốc Anh có số lượng các nhà nhân học y khoa lớn nhất. Hầu hết trong số họ đều quan tâm đến kinh tế chính trị và các vấn đề lâm
sàng nhiều hơn so với cách tiếp cận sinh-văn hóa [bio-cultural]. Càng ngày số nhà nhân học y khoa làm việc tại Úc, Mỹ Latin, Philippines, và Ấn Độ càng tăng
lên.
Sinh thái y học
Sử dụng cách tiếp cận sinh thái học để tìm hiểu các mô thức bệnh tật, các nhà nhân học coi các quần thể cư dân vừa là các thực thể sinh học, vừa là các thực thể văn hóa. Khi sử dụng cách tiếp cận các hệ thống trong nghiên cứu, văn hóa được coi là một nguồn lực để ứng phó với các vấn đề môi trường, nhưng các quá trình di truyền và sinh lý học lại chuyển tải một trọng lượng ngang bằng nhau. Sự tiến hóa, nhân khẩu học, và dịch tễ học người đều tùy thuộc vào các lực lượng sinh thái học, cũng hệt như các loài khác vậy.
Một khái niệm chủ chốt về sinh thái y học là “thích nghi”, những thay
đổi, biến đổi, và các biến thể làm
tăng cơ hội sống sót, sinh sản thành công và thịnh vượng chung trong một môi trường nhất định. Alexander
Alland, Jr. (1970), là một trong những người đầu tiên áp dụng khái niệm thích nghi vào nhân y học. Con
người thích nghi thông qua biến đổi di
truyền, các phản ứng sinh
lý (ngắn hạn hoặc mang tính phát triển), thông qua vốn tri thức và thực
hành văn hóa, và các cơ chế ứng phó cá nhân. Một
tiền đề cơ bản là sức khỏe là một phương
thức thích ứng môi trường, còn bệnh tật lại chỉ ra tình trạng mất cân bằng.
Tiền đề thứ
hai là quá trình tiến hóa của bệnh tật luôn song hành với tiến hóa
sinh học và tiến hóa văn hóa của
con người. Các rủi ro mà các tộc người
hái lượm gặp phải luôn khác với các rủi
ro mà các nhóm làm nông và các xã hội công
nghiệp gặp phải;
còn các hồ sơ dịch tễ của từng loại sinh kế lại là một chức năng
của các mối quan hệ của con người với môi trường và với các loài khác trong hệ
sinh thái, đặc biệt là các nguồn thực
phẩm, các động vật
thuần hóa, và các mầm bệnh.
Sinh thái y học, không
giống như những định hướng khác, giả định rằng các loại bệnh tật y sinh là có tính phổ quát. Các tỉ lệ bệnh tật
có thể được đo lường, so sánh qua thời gian và qua không gian địa lý, và tương
quan với những biến đổi trong các mô thức định cư và
sinh kế. Các tần số xuất hiện của các loại máu có thể được
đo và vẽ bản đồ địa lý liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt
rét. Các ảnh hưởng của bệnh tiếp xúc, chẳng hạn như bệnh sốt rét, bệnh đậu mùa,
bệnh lao phổi, đối với các
nhóm cư dân bản xứ của Tân Thế giới có thể
được nghiên cứu về phương
diện lịch sử.
Trong lĩnh vực này, các
nhà sinh thái học y học nghiên
cứu các mô thức sinh kế và
dinh dưỡng; sự tăng
trưởng tăng trưởng và phát triển
của trẻ em; tình hình mang thai và tỷ lệ sinh; quy mô
dân số, mật độ dân số, và tính di
động; các bệnh mãn tính và
bệnh truyền nhiễm; các hiểm họa và mô thức thương tích;
và tình trạng
biến đổi nhân khẩu học theo thời gian. Các
công trình nghiên cứu các cư dân thời tiền sử bằng việc phân tích các di tích xương cốt còn sót lại,
các di chỉ cư trú, các mô thức định cư và
sinh thái học. Sinh thái y học thường
nghiên cứu các nhóm cư
dân biệt lập sống trong các môi trường
khắc nghiệt, chẳng hạn như các
vùng ở độ cao lớn so với mặt
biển, các vùng cực, các
khu rừng nhiệt đới, chẳng hạn như các tác phẩm kinh điển của Napoleon Chagnon
A. (1992) và James V. Neel (1977) về
nhóm người Yanomami [35.000 dân,
cư trú trong khoảng 250 làng tại vùng rừng mưa Amazon trên biên giới giữa
Venezuela và Brazil], công trình của A.T. Steegmann,
Jr. (1983), về sự thích ứng với
giá lạnh, và các
nghiên cứu dài hạn ở các vùng có
độ cao lớn ở Nam Mỹ của Paul T. Baker
và Michael A. Little (1976);
công trình của R. Brooke Thomas (1973) cùng các đồng
nghiệp và sinh viên của họ.
Càng
ngày các nhà sinh học người và các nhà sinh thái y học càng chú ý nhiều hơn đến tính chất mùa vụ và sức
khỏe trong các nhóm cư dân nông nghiệp; chú ý đến các định chế môi trường và
văn hóa về khả năng sinh
sản, hoạt động di cư và biến đổi trạng thái sức khỏe; chú ý đến năng suất lao động trong các nhóm dân cư suy dinh
dưỡng và nhiễm bệnh kinh niên. Sinh thái y học đô thị cũng là một trọng
tâm nghiên cứu mới, và càng ngày các cuộc đối thoại với
các lý thuyết gia
kinh tế chính trị liên quan đến việc phát triển một “sinh thái chính
trị y học” càng
gia tăng.
Y học tộc người
Cách tiếp cận y
học tộc người tập trung vào các
niềm tin và thực hành, các giá trị văn hóa và các vai trò xã hội trong chăm sóc
sức khỏe. Vốn giới hạn vài việc nghiên cứu y học nguyên thủy hoặc y
học dân gian, y học tộc người
bắt đầu trở nên có ý nghĩa đối với các hệ thống duy trì sức khỏe của một xã hội nhất
định. Các mô tả của y học tộc người về sức khỏe bao gồm các niềm tin, tri thức, và các giá trị của
các lang y cũng như dân thường; các vai trò của thầy lang, của bệnh nhân hoặc khách hàng, và các thành viên
gia đình; các dụng
cụ, các thủ thuật, và các
dược thư của giới thầy lang; các khía cạnh pháp lý và
kinh tế của hoạt động chăm
sóc sức khỏe tộc người; cũng
như các thành phần biểu tượng và
liên cá nhân trong các
kinh nghiệm về bệnh tật.
Các xã hội phức hợp thường bao gồm một số hệ thống y
học tộc người. Trong số đó có y học phổ
quát, một hệ
thống thống trị ở Bắc Mỹ, ở các trung tâm đô thị cũng như những nơi khác, trong đó nhấn mạnh nghiên cứu thực nghiệm, các
giải thích tự nhiên
chủ nghĩa, các thủ thuật và phẫu thuật, sử dụng các can
thiệp bất thường để bảo vệ
cuộc sống, và các
vai trò của
hệ thống thứ bậc. Y học thể dịch, có nguồn gốc từ y
học Hy Lạp cổ đại, nhấn mạnh rằng sức khỏe
phản ánh sự cân bằng giữa các
loại thể dịch [humours - các loại chất lỏng trong cơ thể gồm máu, mỡ, chất gan,
mật, tụy, v.v] cơ thể và các phẩm chất nội tại của con
người. Tình
trạng mất cân bằng xuất phát từ
ăn phải thức ăn không
phù hợp và các chất khác, từ sự
thay đổi của khí hậu, và tiếp xúc với các yếu
tố tự nhiên như không khí và nước.
Phép điều trị bao gồm việc khôi
phục lại trạng thái cân bằng thông
qua việc đắp
thuốc hoặc [ăn] uống các loại thuốc để chống lại tình trạng bệnh tật của cơ thể. Y
học dịch thể cùng tồn tại với các
hệ thống khác ở châu Mỹ Latin,
Trung Đông, Malaysia, Indonesia, và Philippines. Y
học cổ truyền Ấn Độ và y học cổ truyền Trung Quốc
kết hợp các yếu tố dịch thể với các yếu tố của các hệ thống khác.
Một khái niệm quan trọng
trong y học tộc người là “mô hình giải
thích”, được Arthur
Kleinman (1980) tạo ra. Các mô hình giải thích (EM - Explanatory models) là các quan niệm về: i) nguyên nhân
gây bệnh, ii) các tiêu
chí chẩn đoán, và iii) việc lựa
chọn cách thức điều trị.
Trong tình trạng lâm sàng, các
mô hình giải
thích được các thầy lang,
người bệnh và gia đình đưa ra, thường rất khác nhau. Việc giao tiếp và đàm phán tiếp theo để đưa ra các quyết định điều trị bệnh tật dẫn đến “cấu trúc” văn hóa của tình trạng bệnh tật.
Trong một chừng mực
nhất định, sự khác biệt giữa các mô hình giải thích tiếp tục xảy ra, vì các khác biệt về giai tầng, văn hóa, hoặc tộc người nên việc giao tiếp và đàm
phán vẫn còn có vấn đề.
Việc phân biệt tình trạng ốm đau bệnh tật là rất quan
trọng về mặt khái niệm trong nghiên cứu về y học tộc người. Bệnh, được
xác định về phương
diện lâm sàng là độ lệch so với chuẩn mực y tế, được coi là một thể loại y sinh học
phương Tây và không mang tính phổ quát. Các thuật ngữ y sinh như “tăng huyết áp” hay “tiểu đường” có thể không
tương thích với các loại chẩn
đoán của một hệ thống y học tộc
người nhất định. Ngược lại,
tình trạng ốm đau, lại là những kinh
nghiệm về tình trạng suy nhược hoặc đau đớn, theo cách xác định và được cấu
trúc về phương diện văn hóa. Nguyên nhân của tình trạng ốm đau cũng có thể được xác định thuộc lĩnh vực xã hội và
tinh thần, vì vậy việc xác định
nguyên nhân có thể bao gồm cả phương
thuật y học tộc người, tình trạng mất hồn, và tình trạng ma nhập.
Ngoài ra việc đàm phán về
ý nghĩa của tình trạng bệnh tật, việc điều trị bệnh tật và
khuyết tật cũng xuất hiện trong một ma
trận xã hội và nhận thức. Việc
chữa bệnh thường được thực
hiện qua các biểu tượng và thực hành
gây ra các phản ứng hệ thống miễn dịch và hệ thống thần
kinh bệnh học thần
kinh có điều kiện. Tác dụng trấn an của các hành vi và
biểu tượng của lang y giúp kích thích chữa lành hoặc để giảm
stress là mối quan tâm chủ yếu trong các nghiên cứu y học tộc người. Tâm thần
học văn hóa gắn bó mật
thiết với y học tộc người. Nhiều chứng bệnh dân gian
hoặc “hội chứng ràng buộc-văn hóa” (chẳng hạn như chứng susto - hoảng sợ hoặc đau khổ mãn tính
do trấn thương tình cảm; bệnh cuồng loạn Bắc cực, hoặc chứng điên) có vẻ là loại bệnh có nguồn gốc
tâm lý, mặc dù các yếu tố gây
stress thuộc về môi trường
đóng vai trò khởi phát. Các chứng bệnh dân gian
này không dễ phù hợp với các triệu chứng chẩn đoán của
phương Tây.
Các
phương pháp dân tộc học chủ
yếu theo định hướng này, và các nhà nghiên cứu thường thực hiện quan sát tham
dự, đôi khi bằng cách trở thành
người học việc của các thầy lang và các bà đỡ dân gian. Một số người suy luận các dữ liệu ngữ nghĩa tộc người dựa vào các loại bệnh tật, các nguyên nhân,
và các mô hình quyết định để nghiên
cứu các nhận thức cơ bản. Các cuộc phỏng vấn và các câu truyện cuộc đời giúp ta phân tích
chuyên sâu về cuộc sống của các
thầy lang và bệnh nhân, và việc phân tích diễn ngôn y tế là kỹ thuật ngôn ngữ
chuyên môn hóa, nghiên cứu
về việc thương thảo về ý nghĩa
và quyền lực. Một số chuyên gia thu thập và phân tích các hạng mục dược lý; những người khác lại nghiên cứu về lịch sử thực hành y học. Mặc dù các nhà
nghiên cứu truyền thống đã làm việc
trong các xã hội dân gian, nhưng
càng ngày số lượng người nghiên
cứu các xã hội đa nguyên càng tăng
lên, chẳng hạn như Margaret
Lock (1980). Từ giữa những
năm 1980, người ta đã quan tâm đến việc tích hợp y học tộc người với sinh thái
học tộc người, như trong các nghiên cứu tri
thức bản địa về các loại cây thuốc chẳng hạn. Ngoài ra
còn có sự quan tâm mạnh mẽ đến các ứng dụng lâm sàng trong các phương pháp
điều trị bằng y học
tộc người.
Nhân y học Ứng dụng
Các lý thuyết về việc xây dựng mô thức văn hóa hành vi y tế có thể được áp dụng vào bất kỳ nơi nào. Theo các ví dụ đầu tiên do Margaret Clark, George Foster, và Perttl Pelto đưa ra, các nhà nhân học nghiên cứu tại các cơ sở chữa bệnh, bằng cách phục vụ các nhóm cư dân đa văn hóa; trong các chương trình sức khỏe bà mẹ và trẻ em; trong các cuộc khảo sát về các phản ứng của cộng đồng đối với các hiểm họa môi trường; trong chương trình xây dựng kế hoạch và đánh giá ở các bệnh viện tâm thần; trong các dự án phòng chống AIDS; và quá trình tái hoà nhập của người vốn bị chấn thương sọ trở về với cuộc sống cộng đồng. Các nhóm cư dân được phục vụ thường là những người bên lề xã hội, người tị nạn, các cư dân bản địa, người già nông thôn, người nghiện ma túy, người khuyết tật, các nhóm dân tộc thiểu số. Sự khác biệt giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng là ở chỗ các nhà nhân học y học ứng dụng cố tình trở thành những người ủng hộ cho cộng đồng và nỗ lực hết sức làm cho công việc nghiên cứu trở thành hữu ích và mang tính đạo đức.
Trong khi một nghiên cứu
ứng dụng nào đó là nghiên cứu lý thuyết, thì những nghiên cứu khác lại dứt khoát khai thác các khung lý thuyết.
Một khung lý
thuyết đáng chú ý là khung kinh tế chính
trị về y tế, còn được
gọi là nhân y học phê phán. Chịu ảnh
hưởng của học thuyết Marxist và lý thuyết phụ thuộc, cách tiếp cận này phân
tích các tác động của các hệ thống kinh
tế toàn cầu, đặc biệt là chủ nghĩa tư bản đến
y tế địa phương và quốc gia. Các
nhà kinh tế chính trị như Soheir Morsy, Hans Baer, Lynn Morgan, và Merrill
Singer cho rằng không nên cố
thay đổi các chương trình trừ khi người ta cũng
nghiên cứu sự sản xuất xã hội của bệnh tật và nghèo đói bằng những động thái tương tác giai tầng, chủ nghĩa
thực dân, hoặc các hệ thống kinh tế thế giới
một cách rộng lớn hơn.
Nhân y học phê phán là một khía cạnh bổ sung của kinh tế chính
trị. Cách tiếp cận
này phân tích việc thực hành y
sinh học và những khác
biệt quyền lực và tri thức độc
quyền của thầy
thuốc và bệnh nhân. Nhân học lâm sàng chịu ảnh hưởng các tác phẩm của Michel
Foucault về quá trình sản xuất lịch
sử kiến thức y học và quan điểm cho rằng cơ thể có thể trở thành một đấu trường trong đó các
vấn đề kiểm soát xã hội đang diễn ra. Thông thường
tập trung vào truyền thông y tế, cách
tiếp cận này đã được đặc biệt sử dụng
liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ và đã phát triển một khối tư liệu gây tranh
cãi về quá trình
ngữ vựng hóa cơ thể phụ nữ thông qua các
công trình nghiên
cứu của Brigitte Jordan, Emily Martin, Rayna Rapp, và những người khác.
Các
phương pháp nhân học ứng dụng mang
tính chiết trung, bao gồm từ nghiên cứu định tính đến nghiên cứu thiên nhiều về định lượng. Các nhà dân tộc học đã
phát triển các kỹ thuật đánh giá nhanh để xây
dựng các khối tư liệu về nhu cầu y tế cộng đồng
trong các chuyến thực địa ngắn. Những người khác được đào tạo về y tế công cộng, dịch tễ học,
điều dưỡng, hoặc y học có thể thực hiện các quy trình thực
nghiệm hoặc lâm sàng, cũng như các công trình
thống kê quan trọng. Trong các
nghiên cứu định lượng, người ta đặc
biệt quan tâm đến các vấn
đề lấy mẫu và các phân tích
thống kê phức tạp; các thủ tục đồng thuận tự nguyện cũng được tuân thủ
chặt chẽ. Như Carole E. Hill (1991) chỉ ra, nhiều nhà nhân y học hiện nay không làm việc tại các viện nghiên cứu và họ kết hợp các
kỹ năng nhân học chuẩn với các
kỹ năng lập kế hoạch
và đánh giá.
Việc
làm và Đào tạo
Trong
lĩnh vực nhân y học rất sẵn việc làm. Đặc biệt từ năm 1967 đến năm những năm 1980, các sở y tế dự phòng,
tâm thần học xã hội, khoa nhi, điều dưỡng, các trường y tế công cộng, và Bộ
Dịch vụ Y tế Công cộng Mỹ đã sử dụng các nhà khoa học xã hội, và nhiều chương trình đào tạo cũng
được thành lập. Đại
học California tại San Francisco, Đại học
North Carolina tại Chapel Hill, Đại học
Case Western
Reserve, Đại học South Florida, và
Đại học bang Michigan là những
tổ chức lâu đời nhất ở
Bắc Mỹ có các chương trình đào tạo nhân
y học. Vào giữa những
năm 1990, sinh viên thường theo đuổi các
loại bằng cấp chung, chẳng hạn
như một bằng tiến sĩ nhân học cùng với một bằng thạc sĩ y tế công cộng, để chuẩn bị kiếm được việc làm
trong một phổ
rộng rãi
ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức nghiên cứu, lâm sàng, thuộc chính phủ, hoặc phi chính phủ.
__________________________________
Nguồn:
A. McElroy
1996. Medical Anthropology, Aus: D.Levinson, M. Ember (Hrsg.)
Encyclopedia of Cultural Anthropology. Henry Holt, New York 1996; (Permission
given by Prof. McElroy Jan. 1th 2002)
Tài liệu tham
khảo
ACKERKNECHT,
ERWIN H. "Primitive Medicine and Culture Pattern," Bulletin of the History
of Medicine 12 (1942):545-574.
-
"Natural Diseases and Rational Treatment in Primitive Medicine." Bulletin
of the History of Medicine 19 (1946):467-497.
ALLAND,
ALEXANDER, JR. Adaptation in Cultural Evolution: An Approach to Medical
Anthropology. New York: Columbia University Press, 1970.
BAKER,
PAUL T., and MICHAEL A. LITTLE, Eds. Man in the Andes: A Multidisciplinary
Study of High Altitude Quechua. Stroudsburg, PA: Dowden, Hutchinson and Ross,
1976.
CAUDILL,
WILLIAM. "Applied Anthropology in Medicine." Anthropology Today: An Encyclopedic
Inventor , edited by A. L. Kroeber. Chicago: University of Chicago Press, 1953.
CHAGNON,
NAPOLEON A. Yanomamo: the Fierce People. 4th College Ed. Harcourt Brace
Jovanovich College of Disease. University of California Publications in Archaeology
and Ethnology 32(2) (1992): 185-252.
CLEMENTS,
FOREST E. "Primitive Concepts of Disease." University of California Publications
in Archaeology and Ethnology 32(2): 185-252, 1932.
FOSTER,
GEORGE M., and BARBARA GALLATIN ANDERSON. Medical Anthropology. New York: John
Wiley and Sons, 1978.
HILL,
CAROLE E., ed. Training Manual in Applied Medical Anthropology. Washington,
D.C.: American Anthropological Association, 1991.
JOHNSON,
THOMAS M., and CAROLYN F. SARGENT, eds. Medical Anthropology: Contemporary
Theory and Method. New York: Praeger, 1990.
KLEINMAN,
ARTHUR. Patients and Healers in the Context of Culture. Berkeley: University of
California Press, 1980.
LANDY,
DAVID, ed. Culture, Disease, and Healing: Studies in Medical Anthropology. N.Y.:
Macmillan, 1977.
LOCK,
MARGARET. East Asian Medicine in Urban Japan. Berkeley: University of California
Press, 1980.
LOGAN,
MICHAEL H., and EDWARD E. HUNT, JR., eds. Health and the Human Condition:
Perspectives on Medical Anthropology. North Scituate, Mass.: Duxbury Press,
1978.
McELROY,
ANN, and PATRICIA K. TOWNSEND. Medical Antbropology in Ecological Perspective,
2nd ed. Boulder, Colo.: Westview Press, 1989.
MOORE,
LORNA G., et al., The Blocultural Basis of Health: Expanding Views of Medical
Anthropology. St. Louis- Mosby, 1980.
NEEL,
JAMES V. "Health and Disease in Unacculturated Amerindian Populations. In Health
and Disease in Tribal Societzes. Ciba Foundation Symposium 49 (New Series). pp.
155-178. Amsterdam: Elsevier, 1977.
PAUL,
BENJAMIN D., ed. Health, Culture and Community: Case Studies of Public Reactions
to Health Programs. New York: Russell Sage Foundation, 1955.
POLGAR,
STEVEN. "Health and Human Behavior: Areas of Interest Common to the Social
and Medical Sciences." Current Anthropology 3 (1962): 159-205.
RIVERS,
WILLIAM H. R. Medicine, Magic, and Religion. New York: Harcourt Brace, 1924.
ROMANUCCI-ROSS,
LOLA, DANIEL E. MOERMAN, and LAWRENCE R. TANCREDI, eds. The Anthropology of
Medicine. S. Hadley: MA: Berginand Garvey, 1983.
SCOTCH,
NORMAN. "Medical Anthropology." In: Biennial Review of Anthropology. B.J..
Siegel, ed. Stanford, CA: Stanford University Press, 1963.
STEEGMANN,
A.T., JR., ed. Boreal Forest Adaptations: The Northern Algonkians. N.Y.: Plenum
Press, 1983.
THOMAS,
R. BROOKE. "Human Adaptation to a High Andean Energy Flow System." Occasional
Papers in Antbropology 7. University Park, Pennsylvania State University, 1973.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét