Haiku Bìm bìm của Kaga Chiyo
Hà
Hữu Nga
Tác giả: 加賀の千代, Kaga no Chiyo [Phúc Điền Thiên Đại Ni], 1703-1775
朝顔
に つるべ
取られて もらい水
に つるべ
取られて もらい水
Asagao
Ni tsuru be
Tora rete morai mizu
1. Bản dịch tiếng Nga của Vera Markova (nhà thơ Nga 1907-1995, dịch giả tiếng Nhật Bản, tiếng Hán, tiếng
Anh, nhà ngữ văn học, học giả chuyên về văn học cổ điển Nhật Bản):
За ночь вьюнок обвился
Вокруг бадьи моего колодца
У соседа воды возьму!
[HHNGA dịch ý: Qua đêm dây bìm bìm cuốn quýt - Ôm chiếc gầu bên giếng - Thôi, xin nước bên hàng xóm vậy!]
được Thái Bá Tân dịch ra tiếng Việt như sau:
За ночь вьюнок обвился
Вокруг бадьи моего колодца
У соседа воды возьму!
[HHNGA dịch ý: Qua đêm dây bìm bìm cuốn quýt - Ôm chiếc gầu bên giếng - Thôi, xin nước bên hàng xóm vậy!]
được Thái Bá Tân dịch ra tiếng Việt như sau:
"Từ rạng sáng,
Tôi cầm chiếc
xô như cầm con tin,
Xin nước"
2. Nhật Chiêu [một học giả tài danh] dịch từ tiếng Nhật:
Hoa triêu
nhan
dây gầu vương
hoa bên giếng
đành xin nước
nhà bên
3. Còn tôi dịch liều như dưới đây:
Cuốn lấy gầu
rồi
Xin nước hàng xóm vậy.
GHI CHÚ I: Vì Chiyo là ni Phật giáo, tôn trọng tính như thị, bất tranh nên một buổi sáng kia ra giếng lấy nước, thấy bụi dây bìm cuốn lấy chiếc gầu múc nước thì bà tôn trọng Phật tính Như thị đó, không gỡ bỏ dây hoa để tranh lấy chiếc gầu. Đối với bà, chiếc gầu không còn là phương tiện, là vật sở hữu của bà, mà nó có cuộc đời, nó gắn với vạn vật, và bà tôn trọng quyền ấy của nó và của lũ bìm bìm. Hai Ku này rất đời thường, bình dị, không có gì phải quá mong manh, tinh tế ghê gớm cả, vì sự vật vốn như vậy: तथता Tathatā, 真如 Chân như.
GHI CHÚ I: Vì Chiyo là ni Phật giáo, tôn trọng tính như thị, bất tranh nên một buổi sáng kia ra giếng lấy nước, thấy bụi dây bìm cuốn lấy chiếc gầu múc nước thì bà tôn trọng Phật tính Như thị đó, không gỡ bỏ dây hoa để tranh lấy chiếc gầu. Đối với bà, chiếc gầu không còn là phương tiện, là vật sở hữu của bà, mà nó có cuộc đời, nó gắn với vạn vật, và bà tôn trọng quyền ấy của nó và của lũ bìm bìm. Hai Ku này rất đời thường, bình dị, không có gì phải quá mong manh, tinh tế ghê gớm cả, vì sự vật vốn như vậy: तथता Tathatā, 真如 Chân như.
GHI CHÚ 2: 朝顔 Triêu Nhan [bìm bìm, rau muống], tên khoa học do người Hy Lạp xác định: Ιπομοία - Ipomoea είναι πόα και αναρριχώμενο φυτό, ετήσιο και πολυετές. Ευδοκιμεί σε θέσεις με άπλετο ηλιακό φως και μέτριο έδαφος. Ο πολλαπλασιασμός γίνεται με σπόρους, ριζώματα και καταβολάδες και το μέγιστο ύψος του φτάνει τα 5μ. [Bìm bìm Ιπομοία – Ipomoea là loài thân thảo hoặc dây leo tuổi đời hàng năm hoặc lâu năm, phát triển ở những địa hình ôn hòa, nhiều ánh mặt trời. Nhân giống bằng hạt, thân rễ và thân bò lan, dài tới 5m].
Tên thông dụng trong tiếng Anh là Morning Glories [sáng nở trưa tàn], tiếng Hán gọi là 牽牛花 Khiên ngưu hoa [dây chạc, chão dùng để dắt trâu/bò], còn Danh pháp học Calonyction có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là καλός [kalos] = tốt đẹp và νύκτα [nycta] = đêm [chỉ đẹp về đêm] và được gọi là moonflowers - nguyệt hoa, tên chung ipomoea - từ tiếng Hy Lạp là ιπς, hoặc ιπος có nghĩa là run, và όμοιος homoios = giống, tương tự, có đặc tính dây leo cuốn, tương tự như loài run bò ngoằn nghèo, loằng ngoằng. Ở Việt Nam bìm bìm có nhiều loại như bìm bìm dại, rau muống, rau khoai lang, và nhiều loại hoa dại khác.
Năm 1972, ở
chiến trường Quảng Trị, chúng tôi đã cùng đồng đội suốt ngày lê lết dưới bom đạn lôi dây bìm bìm về
ngụy trang hầm kèo và sài món canh bìm bìm dại này, nấu với mắm tôm cô đặc, hoặc
chỉ có tý muối trắng, nếu không có nó chắc cũng đã nghẻo rồi. Còn ơn rau muống
rau lang thì khỏi nói rồi, chỉ sau ơn đảng bác thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét